Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em mồ côi cơ nhỡ tại các trung tâm công tác xã hội huyện tân thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

ĐOÀN VŨ THỊ HƢỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM MỒ CÔI CƠ NHỠ TẠI CÁC
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI HUYỆN TÂN THÀNH

GVHD: Trần Thị Tuyết Mai

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ đƣợc hoàn thành tại trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc đến quý thầy cô trong Ban giám hiệu trƣờng, phòng đào tạo sau đại học, khoa
Giáo dục, đặc biệt là TS. Trần Thị Tuyết Mai đã trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt,
giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển
khai, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt,
khai sáng tri thức và giúp chúng tơi có thêm nhiều kiến thức bổ ích để hồn tất


chƣơng trình cũng nhƣ hỗ trợ trong nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Phòng Lao động Thƣơng binh Xã hội huyện Tân
Thành, Giám đốc, tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các trung tâm
nhân đạo: Hộ Pháp, Từ Ân, Bồng Lai, Hồng Quang đã đóng góp ý kiến, cung cấp
thơng tin, thực hiện khảo sát và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập
số liệu để phục vụ cho luận văn đƣợc hồn thành.
Thành kính tỏ lịng biết ơn sâu đậm đến những đóng góp q báu và nhiệt
tình của Sƣ trƣởng tôn sƣ, chƣ vị giáo thọ, chƣ huynh đệ, thiện hữu tri thức, cha
mẹ, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình làm luận văn. Đặc biệt là sự chia sẻ, động viên, khuyến khích và
hỗ trợ của quý vị là sự khích lệ đáng trân trọng và ghi nhận mà tác giả không thể
nào quên.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi
những sai sót. Rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý của q thầy cơ trong Hội
đồng bảo vệ cùng quý thiện hữu tri thức để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
TP.HCM, tháng 07 năm 2017
Ngƣời viết

Đoàn Vũ Thị Hƣờng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên: Đồn Vũ Thị Hƣờng.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn cũng nhƣ những số liệu
đều rất chính xác và trung thực với những gì đã khảo sát, nghiên cứu và có
trích dẫn rõ ràng theo đúng quy định của nhà trƣờng.
Những nội dung trình bày trong luận văn chƣa từng đƣợc ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017
Ngƣời thực hiện Luận văn

Đoàn Vũ Thị Hƣờng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 2
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................. 2
5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 4
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận .................................................................. 4
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: .............................................................. 4
7.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin ................................................................................... 5
8. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................................... 5
8.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài ........................................................................................ 5
8.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................................... 5
9. Bố cục luận văn ...................................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................................ 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ................................................ 7
KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TẠI CÁC TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI ............ 7
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 7
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở nƣớc ngoài ........................................................ 7
1.1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục Kĩ năng sống .............................................. 7
1.1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống .................................. 9

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở trong nƣớc ....................................................... 10
1.1.2.2. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục Kĩ năng sống ............................................ 10
1.1.2.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục Kĩ năng sống ............................... 12
1.2. Một số khái niệm của đề tài ............................................................................................... 13
1.2.1. Trẻ em mồ côi, cơ nhỡ ........................................................................................ 13
1.2.1.1. Trẻ em .............................................................................................................. 13
1.2.1.2. Trẻ em mồ côi .................................................................................................. 14
1.2.1.3. Trẻ em cơ nhỡ .................................................................................................. 14
1.2.2. Kĩ năng sống ....................................................................................................... 15
1.2.3. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em mồ côi, cơ nhỡ ............................................. 18
1.2.4. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em mồ côi cơ nhỡ ............................. 19
1.2.5. Quản lý & quản lý giáo dục ................................................................................ 20
1.2.5.1. Quản lý ............................................................................................................ 20


1.2.5.2. Quản lý giáo dục .............................................................................................. 21
1.2.6. Quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ em mồ côi cơ nhỡ ...................................... 22
1.2.7. Trung tâm công tác xã hội .................................................................................. 22
1.3. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại các trung tâm CTXH ................................... 24
1.4. Vai trị của cơng tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại các trung tâm
CTXH ....................................................................................................................................... 26
1.5. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em MCCN tại các trung tâm
công tác xã hội .......................................................................................................................... 27
1.5.1. Xây dựng kế hoạch HĐGDKNS cho trẻ em MCCN .......................................... 27
1.5.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐGDKNS.............................................. 28
1.5.3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐGDKNS ................................... 31
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại
các trung tâm công tác xã hội ................................................................................................... 32
1.6.1. Các yếu tố liên quan đến nhận thức của các lực lƣợng giáo dục kĩ năng sống .. 32
1.6.2. Các yếu tố liên quan đến hoạt động của nhà quản lý ......................................... 33

1.6.3. Các yếu tố liên quan đến điều kiện của hoạt động quản lý ................................ 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 35
CHƢƠNG 2 ............................................................................................................................. 37
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ
NĂNG SỐNG CHO TRẺ TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI HUYỆN TÂN
THÀNH, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ............................................................................... 37
2.1. Sơ nét về tình hình kinh tế - xã hội huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ............... 37
2.2. Giới thiệu tình hình chung về các trung tâm công tác xã hội tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu ........................................................................................................................ 38
2.2.1. Tình hình chung về mảng công tác xã hội trên địa bàn huyện Tân Thành ......... 38
2.2.2. Sự hình thành, quy mơ, cơ cấu về các trung tâm nhân đạo nuôi trẻ MCCN tại
huyện Tân Thành .......................................................................................................... 39
2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên................................................. 41
2.2.4. Chất lƣợng nuôi dƣỡng - chăm sóc và giáo dục ................................................. 42
2.2.5. Cơ sở vật chất và các điều kiện khác .................................................................. 43
2.3. Khảo sát thực trạng GDKNS và HĐGDKNS cho trẻ tại các trung tâm CTXH huyện Tân
Thành ........................................................................................................................................ 43
2.3.1. Tổ chức khảo sát ................................................................................................. 43
2.3.1.1. Mẫu nghiên cứu thực trạng .............................................................................. 43
2.3.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu ............................................................................... 44
2.3.1.3. Quy ƣớc xử lý thông tin................................................................................... 46
2.3.2. Thực trạng KNS của trẻ tại các trung tâm CTXH huyện Tân Thành ................. 46


2.3.2.1. Đánh giá chung về KNS của trẻ ...................................................................... 46
2.3.2.2. Đánh giá trình độ từng kĩ năng của trẻ ............................................................ 48
2.3.3. Thực trạng HĐGDKNS cho trẻ tại các trung tâm CTXH huyện Tân Thành ..... 49
2.3.3.1. Đánh giá về việc thực hiện nội dung GDKNS cho trẻ .................................... 49
2.3.3.2. Đánh giá việc thực hiện các hình thức GDKNS cho trẻ .................................. 51
2.3.3.3. Đánh giá về phƣơng pháp GDKNS cho trẻ ..................................................... 52

2.3.3.4. Đánh giá sự phối hợp các LLGD trong HĐGDKNS cho trẻ ........................... 53
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý HĐGDKNS cho trẻ tại các trung tâm CTXH .......... 54
2.4.1. Đánh giá chung về quản lý HĐGDKNS cho trẻ tại các trung tâm CTXH ......... 54
2.4.2. Nhận định về việc thực hiện từng chức năng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ tại các trung tâm công xã hội ................................................................... 55
2.4.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch HĐGDKNS cho TEMCCN ........................... 55
2.4.2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch HĐGDKNS.................. 57
2.4.2.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐGDKNS .............. 58
2.4.2.4. Thực trạng quản lý các điều kiện thực hiện kế hoạch HĐGDKNS ................. 59
2.4.3. Nhận định chung về công tác quản lý HĐGDKNS cho trẻ tại các trung tâm
CTXH ........................................................................................................................... 60
2.4.3.1. Ƣu điểm ........................................................................................................... 60
2.5. Phân tích nguyên nhân của thực trạng quản lý HĐGDKNS cho trẻ tại các trung tâm
CTXH. ...................................................................................................................................... 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG II ...................................................................................................... 64
CHƢƠNG III
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TẠI
CÁC TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI HUYỆN TÂN THÀNH ................................. 66
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em mồ
côi, cơ nhỡ ................................................................................................................................ 66
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu ....................................................................................... 66
3.1.2. Đảm bảo tính khách quan ................................................................................... 66
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống ....................................................................................... 66
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả ........................................................................................ 67
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi .......................................................................................... 67
3.2. Nội dung các biện pháp nâng cao chất lƣợng công tác quản lý HĐGDKNS cho trẻ tại các
trung tâm CTXH ....................................................................................................................... 68
3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV và trẻ về HĐGDKNS ....................... 68
3.2.1.1. Mục tiêu ........................................................................................................... 68
3.2.1.1. Nội dung và cách thức thực hiện ..................................................................... 68

3.2.2. Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình HĐGDKNS cho trẻ ...................................... 70


3.2.2.1. Mục tiêu ........................................................................................................... 70
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện ..................................................................... 70
3.2.3. Tăng cƣờng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chƣơng trình HĐGDKNS cho
trẻ .................................................................................................................................. 73
3.2.3.1. Mục tiêu ........................................................................................................... 73
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện ..................................................................... 73
3.2.4. Thực hiện tốt công tác Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chƣơng trình
HĐGDKNS ................................................................................................................... 76
3.2.4.1. Mục tiêu ........................................................................................................... 76
3.2.5. Huy động các điều kiện thực hiện kế hoạch HĐGDKNS cho trẻ ...................... 77
3.2.5.1. Mục tiêu ........................................................................................................... 77
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện ..................................................................... 77
3.2.6. Tăng cƣờng Huy động các nguồn vốn của các cơ quan, ban ngành, tổ chức xã
hội ................................................................................................................................. 79
3.2.6.1. Mục tiêu ........................................................................................................... 79
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện ..................................................................... 79
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................... 80
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ..................................... 82
3.3.1. Mục đích, nội dung, đối tƣợng và phƣơng pháp khảo nghiệm ........................... 82
3.3.2. Kết quả khảo sát ................................................................................................. 83
3.3.2.1. Biện pháp Nâng nhận thức của các LLGD và trẻ về HĐGDKNS .................. 83
3.3.2.2. Biện pháp Xây dựng & phổ biến kế hoạch, chƣơng trình HĐGDKNS........... 84
3.3.2.3. Biện pháp Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐGDKNS ......................... 85
3.3.2.4. Biện pháp Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS cho trẻ ...................... 86
3.3.2.5. Biện pháp Huy động các điều kiện phục vụ cho HĐGDKNS ......................... 87
3.3.2.6. Biện pháp Huy động các nguồn vốn của các cơ quan, ban ngành, tổ chức xã hội ........ 88
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................................... 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 92
1. Kết luận ................................................................................................................................ 92
2. Kiến nghị .............................................................................................................................. 94
2.1. Đối với cơ quan chức năng (Bộ - Sở - Phòng LĐTBXH) ..................................... 94
2.2. Đối với các trung tâm CTXH ................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU MẪU
STT
TÊN BẢNG
1
Bảng 2.1: Những nội dung trẻ học tại trung tâm CTXH huyện Tân
thành
2
Bảng 2.2: Trình độ KNS của trẻ tại các trung tâm CTXX

TRANG
47
47

3

Bảng 2.3: Đánh giá trình độ từng KN của trẻ tại các trung tâm
CTXH

48


4

Bảng 2.4: Mức độ thƣờng xuyên và hiệu quả về việc thực hiện nội
dung GDKNS cho trẻ

49

5

Bảng 2.5: Bảng đánh giá mức độ thực hiện các hình thức GDKNS

51

6

Bảng 2.6: Đánh giá mức độ thực hiện phƣơng pháp GDKNS

53

7

Bảng 2.7: Đánh giá mức độ phối hợp và hiệu quả đạt đƣợc về sự
phối hợp các LLGD trong HĐGDKNS cho trẻ

54

8

Bảng 2.8: Mức độ thƣờng xuyên và hiệu quả của công tác quản lý
HĐGDKNS


55

9

Bảng 2.9: Mức độ thƣờng xuyên và hiệu quả của công tác xây dựng
kế hoạch HĐGDKNS cho trẻ

56

10

Bảng 2.10: Mức độ thƣờng xuyên và hiệu quả của công tác tổ chức,
chỉ đạo HĐGDKNS

57

11

Bảng 2.11: Mức độ thƣờng xuyên và hiệu quả của kiểm tra, đánh giá
HĐGDKNS cho trẻ

59

12

Bảng 2.12: Mức độ thƣờng xuyên và hiệu quả của việc quản lý các
điều kiện thực hiện kế hoạch HĐGDKNS

60


13

Bảng 2.13: Nguyên nhân hạn chế thực trạng quản lý HĐGDKNS cho
trẻ tại trung tâm CTXH

61

14

Bảng 3.1: Sự cần thiết và khả thi của biện pháp 1

83

15

Bảng 3.2: Sự cần thiết và khả thi của biện pháp 2

84

16

Bảng 3.3: Sự cần thiết và khả thi của biện pháp 3

85

17

Bảng 3.4: Sự cần thiết và khả thi của biện pháp 4


86

18

Bảng 3.5: Sự cần thiết và khả thi của biện pháp 5

87

19

Bảng 3.6: Sự cần thiết và khả thi của biện pháp 6

89


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển, nền văn minh nhân loại
mỗi ngày một tiến bộ, thông tin liên lạc mỗi lúc một hiện đại hóa, tồn cầu hóa. Điều
đó đã đem đến nhiều tiện nghi vật chất, góp phần không nhỏ cho nhu cầu đời sống vật
chất của con ngƣời và đời sống ngày một cải thiện, sung túc hơn. Tuy nhiên, ngồi kia
cịn biết bao nhiêu trẻ em mồ cơi cơ nhỡ, trẻ em có hồn cảnh khó khăn đang thiếu
cơm ăn, áo mặc với sự đói rét, bệnh tật. Do hậu quả của chiến tranh, ảnh hƣởng thiên
tai, dịch bệnh, đói nghèo; do lối sống bng thả, vơ cảm của một số giới trẻ hiện nay;
đó là những nguyên nhân dẫn đến việc có rất nhiều trẻ mồ cơi, những em nhỏ có hồn
cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm.
Đáp ứng nguyện vọng đó, cùng với tấm lịng thƣơng u, vì cộng đồng, vì thế
hệ trẻ tƣơng lai, các mái ấm tình thƣơng, trung tâm cơng tác xã hội đã hình thành và
chung tay góp sức đem lại đời sống tốt cho tất cả các em. Song, tâm nguyện cũng nhƣ
việc chăm lo cho các em có đủ cơm ăn áo mặc là điều kiện cần nhƣng chƣa đủ vì nó

chỉ giải quyết những vấn đề trƣớc mắt mà khơng chuẩn bị cho trẻ một nghề nghiệp,
một tƣơng lai về sau. Chính vì vậy, việc trang bị cho trẻ những kĩ năng sống, những
thói quen tốt, điều chỉnh hành vi đạo đức… là điều quan trọng hơn bao giờ hết.
Giáo dục kĩ năng sống là một nội dung giáo dục rất quan trọng nhằm giáo dục
con ngƣời có hành động thích ứng và làm chủ các tình huống trong cuộc sống. Đó là
một q trình giáo dục liên tục đƣợc bắt đầu vào những năm đầu đời và kéo dài suốt
cuộc đời của con ngƣời. Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em mồ côi cơ nhỡ
là điều rất cần thiết và quan trọng. Mục tiêu của hoạt động giáo dục này là trang bị cho
trẻ những kĩ năng cần thiết, phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ tự tin hơn với bản thân mình,
biết sống và ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống (HĐGDKNS) cho trẻ em mồ côi cơ
nhỡ là quản lý nguyên tắc, cấu trúc HĐGDKNS (mục đích, nội dung, hình thức,
phƣơng pháp, cách thức tổ chức…). Về nội dung quản lý HĐGDKNS cho trẻ em mồ
côi cơ nhỡ bao gồm những nội dung: quản lý mục tiêu HĐGDKNS; quản lý kế hoạch,
nội dung chƣơng trình HĐGDKNS; quản lý hình thức, phƣơng pháp tổ chức; quản lý
sự phối hợp các lực lƣợng giáo dục (LLGD) trong HĐGDKNS; quản lý hoạt động của
trẻ tại trung tâm; quản lý các điều kiện thực hiện HĐGDKNS.
1


Mặc khác, trẻ em mồ côi cơ nhỡ (MCCN) vốn dĩ đã thiếu tình thƣơng và sự
giáo dục từ cha mẹ, gia đình. Vì vậy, để trẻ trở thành ngƣời có sức khỏe tốt, có trình
độ, có tƣ duy độc lập, có trách nhiệm, biết đóng góp cho xã hội, có kĩ năng sống tốt và
nhất là kĩ năng hịa nhập cộng đồng, đòi hỏi những ngƣời quản lý và giáo viên, đội ngũ
nhân viên làm tốt công tác của mình và đảm bảo chất lƣợng trong q trình ni
dƣỡng, giáo dục. Vì vậy, cơng tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại
các trung tâm là điều rất quan trọng và cần đƣợc quan tâm hàng đầu.
Thực tiễn quản lý HĐGDKNS cho trẻ tại các trung tâm cơng tác xã hội (CTXH)
đã có những kết quả ban đầu đáng kể. Phần lớn cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên
(GV), nhân viên (NV) đều nhận thấy đƣợc vai trò và ý nghĩa của HĐGDKNS cho trẻ.

Tuy nhiên, xét kĩ công tác quản lý HĐGDKNS tại các trung tâm vẫn cịn sơ sài, hạn
chế thậm chí có những trung tâm công tác này rất mờ nhạt. Việc xây dựng kế hoạch,
chƣơng trình giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) chƣa đƣợc rõ nét. Các công tác khác
nhƣ tổ chức - chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chƣa đƣợc thực hiện tốt. Các điều kiện phục
vụ, cơ sở vật chất cịn hạn chế, nguồn kinh phí thiếu hụt… chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu
của việc GDKNS cho trẻ.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em mồ côi cơ nhỡ
tại trung tâm công tác xã hội huyện Tân Thành.”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu, phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo
dục kĩ năng sống cho trẻ em mồ côi cơ nhỡ tại các trung tâm công tác xã hội của huyện
Tân Thành. Từ đó đề xuất những biện pháp thiết thực, cụ thể giúp việc quản lý hoạt
động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đạt kết quả tốt hơn.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ em mồ côi
cơ nhỡ tại các trung tâm công tác xã hội
- Đối tƣợng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ em mồ côi cơ nhỡ tại các trung tâm công tác xã hội trên địa bàn
huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

2


Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu nhƣ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
em mồ côi cơ nhỡ tại các trung tâm công tác xã hội.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng

sống cho trẻ em mồ côi cơ nhỡ tại các trung tâm công tác xã hội huyện Tân Thành,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý hoạt động giáo dục
kĩ năng sống cho trẻ em mồ côi cơ nhỡ tại các trung tâm công tác xã hội huyện Tân
Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Luân văn sẽ giải đáp một số câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em mồ côi cơ nhỡ tại các
trung tâm công tác xã hội huyện Tân Thành nhƣ thế nào?
- Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ tại trung tâm
CTXH huyện Tân Thành nhƣ thế nào? Có những ƣu và nhƣợc điểm nào?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến cơng tác quản lý HĐGDKNS cho trẻ cịn
nhiều hạn chế?
- Xây dựng hệ thống những biện pháp nào nhằm nâng cao công tác quản lý
HĐGDKNS cho trẻ em MCCN tại các trung tâm CTXH huyện Tân Thành?
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ tại các trung tâm công tác xã hội huyện Tân Thành. Đặc biệt chú
trọng vào việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho
trẻ tại các trung tâm công tác xã hội nhƣ: Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình
HĐGDKNS; Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐGDKNS; Kiểm tra, đánh giá
HĐGDKNS cho trẻ tại các trung tâm công tác xã hội huyện Tân Thành
- Về đối tƣợng khảo sát: Tập trung khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và trẻ tại các trung tâm công tác xã hội đã đƣợc cấp phép hoạt động trên địa
bàn huyện Tân Thành.

3


- Về thời gian: Đề tài khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt

động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại các trung tâm công tác xã hội huyện Tân Thành
trong thời gian từ năm 2015 đến nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể nhƣ sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa một số nội dung chủ yếu trong các tài liệu
liên quan đến đề tài nhƣ: sách, báo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo, luận văn, luận án,
tài liệu, kỷ yếu hội thảo, các văn bản pháp lý, v.v… Những thông tin quan trọng liên
quan đến đề tài sẽ đƣợc trích dẫn phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Nhóm phƣơng pháp này bao gồm: phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi,
phƣơng pháp trao đổi - phỏng vấn, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp nghiên cứu hồ
sơ.
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu: thu thập thông tin thực tiễn qua việc gởi
phiếu hỏi cho CBQL, GV, NV và các trẻ tại các trung tâm CTXH trên địa bàn huyện
Tân Thành. Có ba loại bảng hỏi (bảng hỏi dành cho trẻ; bảng hỏi dành cho CBQL,
GV, NV và bảng hỏi khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản
lý HĐGDKNS dành cho CBQL, GV). Các bảng hỏi xoay quanh những nội dung liên
quan đến HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS cho trẻ (phiếu hỏi dành cho mỗi loại đối
tƣợng có thể có vài sự khác biệt). Từ đó, thu thập những số liệu cụ thể, chính xác và
đƣa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của mỗi trung tâm.
- Phƣơng pháp trao đổi - phỏng vấn: chúng tơi đã có cuộc phỏng vấn với các
CBQL, GV, NV, những vị có kinh nghiệm trong việc quản lý tại các trung tâm cơng
tác xã hội, một số vị có thâm niên trong công tác giáo dục, giảng dạy KNS, quản lý
HĐGDKNS. Kết quả thu thập đƣợc đã giúp ngƣời viết thấy rõ đƣợc thực trạng
HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS tại các trung tâm CTXH trên địa bàn huyện Tân
Thành. Từ nền tảng đó, hệ thống các biện pháp về quản lý HĐGDKNS đƣợc xây dựng
nhằm giúp cho công tác quản lý HĐGDKNS tại các trung tâm này đạt chất lƣợng và
hiệu quả hơn.
- Phƣơng pháp quan sát: Phƣơng pháp này sử dụng để thu thập thêm những

thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ: hoạt động GDKNS và quản lý
4


HĐGDKNS cho trẻ tại các trung tâm CTXH. Khi tìm hiểu và xác định đƣợc lịch tổ
chức các hoạt động GDKNS của các trung tâm, ngƣời viết đã tham dự để quan sát, xác
định các kết quả, đề xuất các điểm cần thực hiện để đạt mục đích GDKNS. Thời gian
quan sát: từ tháng 4 năm 2016 đến nay.
- Phƣơng pháp nghiên cứu hồ sơ: Thu thập một số hồ sơ về nhiệm vụ, chức
năng của các trung tâm công tác xã hội; một số văn bản pháp lý cấp phép thành lập các
trung tâm; hồ sơ về cơ cấu tổ chức, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, v.v…
7.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích, xử lý số liệu trong những phiếu điều tra
có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu.
8. Ý nghĩa của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơng tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ em mồ côi cơ nhỡ tại các trung tâm công tác xã hội. Vì vậy, kết quả của nghiên
cứu này sẽ cho chúng ta thấy rõ về cơ sở lý luận về vấn đề này, những nội dung liên
quan và có thể làm tƣ liệu cho những nghiên cứu về sau.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Phân tích thực trạng của hoạt động giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt
động giáo dục KNS cho trẻ em mồ côi cơ nhỡ tại các trung tâm CTXH trong phạm vi
huyện Tân Thành.
- Trên cơ sở hệ thống nguyên tắc cơ bản và kết quả khảo sát, luận văn xây dựng
hệ thống các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho trẻ em mồ côi cơ nhỡ tại các trung
tâm CTXH huyện Tân Thành. Những biện pháp quản lý HĐGDKNS cho trẻ tại trung
tâm đã nói trên có thể áp dụng tại các trung tâm CTXH khác và cũng có thể áp dụng
trong những môi trƣờng giáo dục khác nhƣng phải linh động cho phù hợp với điều
kiện thực tế.

- Một khi thực hiện việc giáo dục KNS và quản lý HĐGDKNS cho trẻ em
MCCN đạt kết quả tốt và đảm bảo chất lƣợng, điều đó có nghĩa là chúng ta đã chuẩn
bị hành trang cho trẻ thích ứng với những thách thức trong cuộc sống một cách tích
cực. Đây là việc làm đầy ý nghĩa, thúc đẩy sự hoàn thiện và phát triển của cá nhân và
xã hội.

5


9. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐGDKNS cho trẻ em MCCN tại các
trung tâm CTXH
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý HĐGDKNS cho trẻ tại các
trung tâm CTXH huyện Tân Thành
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý HĐGDKNS cho trẻ tại các trung tâm CTXH
huyện Tân Thành
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TẠI CÁC TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở nƣớc ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục Kĩ năng sống
Kĩ năng sống (KNS) và giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) là những thuật ngữ

đƣợc biết đến khá sớm ở nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc phƣơng Tây.
Tuy nhiên, việc giáo dục KNS chỉ đƣợc xem là những hoạt động nhằm đào tạo ngƣời
lao động các kĩ năng nghề nghiệp và đƣợc thực hiện bởi các chuyên gia. Sau đó, đến
những năm 1960, khái niệm KNS và GDKNS đƣợc nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều
lãnh vực nhƣ giáo dục, tâm lý, quản lý đã tìm hiểu, nghiên cứu với nhiều hƣớng khác
nhau. Một nhóm các nhà nghiên cứu nhƣ: P.Ia.Galperin, V.A.Crutexki, P.V.Petropxki,
v.v… đã nghiên cứu những kĩ năng ở mức khái quát và chủ yếu đi sâu vào vấn đề hình
thành tri thức, trí tuệ và phần lớn chỉ đề cập ở những khái niệm, lý thuyết một cách
trừu tƣợng. Một hƣớng khác, đó là nghiên cứu kĩ năng ở mức độ cụ thể dựa trên các
lĩnh vực hoạt động khác nhau. Đại diện cho nhóm này phải kể đến nhà tâm lý - giáo
dục V.V.Tseburseva, (bàn về kĩ năng lao động); X.I.Kixegops (kĩ năng hoạt động sƣ
phạm), v.v… Đặc biệt, vào thời điểm này, tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục thế
giới (UNESCO) đã chỉ ra ba yếu tố căn bản của việc giáo dục một con ngƣời trở thành
ngƣời có nhân cách, đó là: kiến thức, kĩ năng và thái độ, trong đó nhấn mạnh đến yếu
tố kĩ năng và thái độ.
Vào những năm cuối thế kỷ 20, khái niệm KNS và GDKNS đƣợc biết đến một
cách rộng rãi và nó đƣợc xuất hiện trong một số các chƣơng trình hành động của các tổ
chức lớn trên thế giới, đặc biệt là trong lãnh vực giáo dục. Phần lớn, các nghiên cứu
đều muốn tìm một quan niệm chung để đi đến thống nhất về khái niệm của KNS và
GDKNS. Trong đó, tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) xem việc
GDKNS cho trẻ em là tạo ra sự thay đổi hành vi, là khả năng chuyển đổi kiến thức
thành thái độ và hành động cho trẻ. Tổ chức này chia những KNS thành 3 nhóm: nhóm
kĩ năng tự nhận thức và sống với chính mình; nhóm kĩ năng nhận thức và sống với
ngƣời khác; nhóm kĩ năng ra quyết định, học tập và làm việc hiệu quả [2]. Còn
7


UNESCO chia các kĩ năng thành 2 nhóm [2]: nhóm kĩ năng chung (KN nhận thức, KN
tƣơng tác xã hội…) và nhóm kĩ năng theo từng vấn đề cụ thể (vấn đề về giới, phòng
chống bạo lực…). Đối với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), họ quan niệm KNS là năng

lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức của cuộc sống
hàng ngày, hay nói cách khác, KNS là khả năng ứng phó, giải quyết một cách hiệu quả
với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống [4]. Tổ chức này chia hệ thống các kĩ
năng thành ba nhóm: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng
đƣơng đầu với cảm xúc.
Bƣớc sang thế kỷ 21, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng chƣơng trình
giáo dục riêng, phần lớn đều chú trọng đến giáo dục KN và thái độ cho tất cả học sinh
ở các cấp học. Theo tài liệu nghiên cứu của UNICEF, vào thời điểm này đã có hơn 155
quốc gia trên thế giới đƣa GDKNS vào trong nhà trƣờng.
Từ đó đến nay, trải qua hơn nửa thế kỷ, khái niệm kĩ năng sống và GDKNS
đƣợc bàn đến rất nhiều và dƣờng nhƣ nó là vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, nhất là
ở lãnh vực giáo dục. Hàng loạt những tác phẩm nghiên cứu về vấn đề này ra đời nhƣ:
Tác phẩm Life Skill Education and Curriculum (Chương trình giáo dục KNS) của
Gracious Thomas (2006) đã chú trọng đến vai trò của giáo viên và huấn luyện viên
trong việc trang bị các KNS cho trẻ em. Quyển The Indispensable – Book of Practical
Life Skills (Quyển sách về những kĩ năng thực hành thiết yếu) của Nic Compton (2009)
giới thiệu phƣơng thức giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, những xung đột, lo
lắng; xử lý những tình huống từ đơn giản đến phức tạp.
Pat Broadhead (2004) với tác phẩm Early Years Play and Learning:
Developing social skill and Cooperation (Phát triển kĩ năng xã hội và hợp tác thông
qua học tập và vui chơi trong những năm đầu đời của trẻ) đã đƣa ra những cách thức
để giáo viên dạy trẻ các kĩ năng căn bản của cuộc sống, hƣớng dẫn các trò chơi phát
triển kĩ năng và cách nhận xét, đánh giá qua các hoạt động vui chơi đó.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, mọi ngƣời đã quan tâm đến việc giáo dục kĩ
năng sống cho con em của họ ngay từ lúc còn rất nhỏ. Ở Mỹ và các nƣớc Tây – Âu
chú trọng giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển năng lực của chính mình.
Đặc biệt chú trọng rèn luyện con ngƣời có đƣợc sự mạnh mẽ, bản lĩnh, tƣ duy độc lập,
sáng tạo và tinh thần tự do dân chủ. Các kĩ năng đƣợc giáo dục nhƣ: kĩ năng giải quyết
vấn đề, kĩ năng tƣ duy độc lập, tƣ duy phê phán, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng nhận
8



thức bản thân, v.v…
Ở Bangladesh: Giáo dục KNS đƣợc khai thác dƣới góc độ các kĩ năng hoạt
động xã hội, kĩ năng phát triển, kĩ năng chuẩn bị cho tƣơng lai. Còn ở Ấn Độ: Giáo
dục KNS cho học sinh đƣợc xem xét dƣới góc độ giúp cho con ngƣời sống một cách
lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm phát triển năng lực con ngƣời. Các KNS
đƣợc khai thác giáo dục là các kĩ năng: Giải quyết vấn đề, tƣ duy phê phán, kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng quan hệ liên nhân cách, v.v… Giáo dục KNS
ở Campuchia đƣợc xem xét dƣới góc độ năng lực sống của con ngƣời, kĩ năng làm
việc vì vậy giáo dục KNS đƣợc triển khai theo hƣớng là giáo dục các kĩ năng cơ bản
cho con ngƣời trong cuộc sống hàng ngày và kĩ năng nghề nghiệp. Giáo dục KNS ở
Malaysia đƣợc xem xét và nghiên cứu dƣới ba góc độ: các kĩ năng thao tác bằng tay,
kĩ năng thƣơng mại và đấu thầu, kĩ năng sống trong đời sống gia đình.
1.1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống
Từ những năm 1990, hoạt động giáo dục kĩ năng sống đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm và các tổ chức cũng bắt đầu triển khai và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, phần lớn ở
các nƣớc, việc quản lý hoạt động này đều do chính phủ quản lý, hoặc cũng do các Bộ
có liên quan với chính phủ quản lý. Mỗi nƣớc đều xây dựng chƣơng trình giáo dục
riêng tùy theo điều kiện, đặc điểm của mỗi quốc gia.
Tại các nƣớc nhƣ Mỹ, Úc, Canada và một số nƣớc khác xem việc quản lý
HĐGDKNS là việc huấn luyện những kĩ năng cần thiết cho ngƣời lao động trong
nhiều lãnh vực khác nhau. Một số nhà nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu mơ
hình quản lý nhà trƣờng về việc GDKNS cho học sinh nhƣ: Comer (1998), Richard P.
Barth (1993), Kort C. Prince, Adward A. Ho Bach Harrison (2010), Cata-Lano (1998),
Pedersen, Vitaro, v.v…[4,17-18]. Bên cạnh đó, vài vấn đề khác liên quan đến việc
quản lý cũng đƣợc tìm hiểu nhƣ: vấn đề phối hợp giáo dục KNS cho học sinh (sự phối
hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng xã hội) gồm các nhà nghiên cứu nhƣ:
Catalano, Howard (1986); Kube, Ratigan (1991); Morrison, Lena, Domingeuz (1993),
v.v… [4,19]

Một vấn đề cũng rất quan trọng, đó là nghiên cứu việc quản lý nội dung,
phƣơng pháp, các điều kiện của HĐGDKNS cho trẻ cũng đƣợc quan tâm. Trong đó có
Duke Gifted Letter (2006), Ahmed (2009), v.v…

9


1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở trong nước
1.1.2.2. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục Kĩ năng sống
Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống là những thuật ngữ đƣợc biết đến khá
sớm ở nhiều nƣớc trên thế giới, còn ở nƣớc ta mãi đến những năm cuối thế kỷ 20, đầu
thế kỷ 21, khi xu thế phát triển chung của thế giới đang hƣớng đến thì khái niệm về
thuật ngữ KNS và GDKNS mới đƣợc hiểu rõ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc giáo
dục kĩ năng sống có mầm móng từ rất lâu qua việc ông cha chúng ta dạy cho con cháu
cách đối phó với thiên nhiên, cách đối nhân xử thế, hoặc việc học ăn, học nói, học gói,
học mở, v.v… Đó là những kĩ năng đơn giản mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp với
đời sống con ngƣời ở những thời điểm khác nhau.
Có thể nói, tại nƣớc ta, thuật ngữ kĩ năng sống đƣợc biết đến từ chƣơng trình
UNICEF vào năm 1996 (Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khoẻ và phịng chống
HIV cho thiếu niên trong và ngồi nhà trƣờng) đã giáo dục cho thanh thiếu niên một số
các kĩ năng để tự bảo vệ sức khỏe và phòng chống đƣợc bệnh tật, đặc biệt là bệnh
HIV. Nhƣng mãi cho đến những năm đầu thế kỷ 21 (từ năm 2000), nội hàm về kĩ năng
sống mới đƣợc hiểu rõ và sử dụng rộng rãi. Bên cạnh việc chính phủ, bộ, ngành liên
quan ban hành các chính sách văn bản đề cập đến việc trang bị cho học sinh những kĩ
năng căn bản nhất. Tại hội thảo với chủ đề “chất lƣợng giáo dục và kĩ năng sống”
đƣợc tổ chức tại Hà Nội do UNICEF và Viện Chiến lƣợc tổ chức đã giới thiệu một số
mơ hình tiêu biểu về GDKNS và bàn luận một số vấn đề và phƣơng pháp để GDKNS
cho học sinh. Sau đó, một số chƣơng trình và dự án nhƣ chƣơng trình thực nghiệm
“giáo dục sống khoẻ mạnh và kĩ năng sống cho trẻ vị thành niên” đã đƣợc triển khai và
rất nhiều thí điểm tại rất nhiều trƣờng ở các tỉnh, chƣơng trình này do UNICEF tài trợ.

Và cũng chính từ năm 2003 ở nƣớc ta đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông (Tiểu
học và Trung học cơ sở) trong cả nƣớc. Ví dụ ở bậc Tiểu học đã thực hiện giáo dục kĩ
năng sống thông qua việc lồng ghép một số mơn học có tiềm năng nhƣ: mơn Khoa
học (ở lớp 4, lớp 5); Giáo dục đạo đức, Tự nhiên - Xã hội (ở lớp 1, lớp 3).
Gần đây, ngành giáo dục cũng nhƣ mọi ngƣời đã quan tâm nhiều đến việc giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên. Nhất là từ năm học 2007-2008, Bộ GD-ĐT
đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”.
Điều này có nghĩa là việc tạo dựng môi trƣờng học tập ở trƣờng thân thiện là điều kiện
để học sinh đƣợc học tập, vui chơi, rèn luyện mình trở thành ngƣời tích cực, sáng tạo,
10


hay nói cách khác hơn là chú trọng nhiều đến kĩ năng và thái độ của học sinh.
Một số các tác phẩm nghiên cứu, các tài liệu tập huấn cũng nhƣ giáo trình về kĩ
năng sống nhƣ:
Bộ sách của Bộ GD-ĐT (2011), Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở
Tiểu học đã đƣa ra những vấn đề chung về KNS và GDKNS nhƣ: các quan niệm về
KNS cũng nhƣ cách phân loại, tầm quan trọng của KNS; phƣơng pháp, hình thức
GDKNS; hƣớng dẫn giáo viên lồng ghép GDKNS vào các môn học, bài học, v.v…
Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phƣơng Nga & Bùi Thanh Xuân (2010) với tác phẩm Giáo
dục kĩ năng sống dành cho học sinh Trung học là tài liệu dành cho giáo viên, nêu cách
thức, phƣơng pháp để hƣớng dẫn giáo viên dạy và lồng ghép nội dung GDKNS cho
học sinh ở bậc Trung học.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc & Đinh Thị Kim Thoa. (2010). Giáo dục Giá trị sống &
Kĩ năng sống dành cho học sinh Trung học. Đây là tài liệu tập huấn/bồi dƣỡng cho
Giáo viên ở bậc Trung học. Quyển sách cung cấp cho giáo viên về tâm sinh lý của học
sinh trung học, hình thức, phƣơng pháp và nội dung GDKNS. Sách cịn đƣa ra một số
ví dụ cụ thể nhằm giúp cho giáo viên áp dụng thực hiện việc giảng dạy GDKNS trong
nhà trƣờng.
Đề tài “Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh Phổ thông trung học” là một

đề tài cấp bộ do TS. Nguyễn Thanh Bình làm chủ nhiệm đã nghiên cứu về thực trạng
kĩ năng sống cho học sinh và đề xuất một số giải pháp về giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh. Sách đã cho thấy nhu cầu về kĩ năng sống của học sinh trung học Phổ thông
là rất cao, nhƣng thực tế, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Phổ thông trung học
vẫn còn rất sơ xài và chƣa đƣợc áp dụng một cách đúng mực.
Ngồi ra, cịn rất nhiều tài liệu khác đã nghiên cứu về nội dung này, thậm chí có
nhiều giáo trình về GDKNS nhƣ: Nguyễn Cơng Khanh với tác phẩm Phương pháp
giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống [17], Huỳnh Văn Sơn với tác phẩm Phát triển kĩ
năng mềm cho sinh viên sư phạm [33], v.v…
Nhƣ vậy, từ những năm 1990, với sự phát động những phong trào của Bộ Giáo
dục - Đào tạo và những chƣơng trình hành động của các tổ chức lớn trên thế giới, việc
nghiên cứu về KNS và GDKNS tại nƣớc ta bắt đầu khởi sắc và ngày một phát triển
mạnh mẽ. Cho đến nay, trải qua hơn 20 năm học tập và nghiên cứu, một số lƣợng lớn
về những công trình nghiên cứu về KNS và GDKNS đã có nhiều đóng góp giá trị làm
11


nền tảng cho việc GDKNS, cũng nhƣ những nghiên cứu khác có liên quan.
1.1.2.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục Kĩ năng sống
Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ban đầu rất hiếm hoi,
chỉ thuộc phần quản lý ở cơ quan giáo dục cấp cao, thậm chí phần lớn các nơi đều
chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch tổ chức HĐGDKNS cho học sinh một cách cụ thể. Về
sau, từ năm học 2007-2008, bộ Giáo dục-Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng
trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” đã thúc đầy nhiều nhà quản lý, nhà giáo dục,
nhà nghiên cứu tìm hiểu, nghiên cứu về HĐGDKNS và quản lý HĐGDKNS. Rất
nhiều những tác phẩm ra đời trong những năm gần đây nhƣ:
Trần Thị Mỹ Hạnh. (2010). Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh từ các lực lượng giáo dục của hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở tại Quận
11 – TP. Hồ Chí Minh. Trƣờng ĐHSP TP.HCM.
Lƣơng Thị Hằng. (1012). Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và

kĩ năng sống cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Nam Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội.
Huỳnh Lâm Văn Chƣơng. (2015). Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh Tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh. Luận án Tiến Sĩ.
Lƣu Thu Thủy & Tgk. (2006). Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em có hồn cảnh
khó khăn. Viện chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục. Hà Nội: NXB Chính Trị Quốc
gia.
Các nghiên cứu này nhìn chung đã nghiên cứu đƣợc ba vấn đề chính trong quản
lý HĐGDKNS: hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý HĐGDKNS, nghiên cứu thực
trạng của việc quản lý HĐGDKNS và những biện pháp quản lý HĐGDKNS.
Nhƣ vậy, quản lý HĐGDKNS là một mảng nghiên cứu mới của giáo dục nƣớc
ta. Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng cơ sở
lý luận về HĐGDKNS và mô tả thực trạng của công tác quản lý trên. Điều đáng chú ý
là những tác giả này đã đề xuất một số biện pháp cần thiết giúp nhà quản lý vận dụng
cho công tác quản lý này tại mỗi đơn vị. Thế nhƣng, trên thực tế, kế hoạch này đƣợc
triển khai và việc đồng bộ thực hiện của tất cả các trƣờng thì cịn gặp nhiều hạn chế,
một số thực hiện chỉ để kiểm tra và mang tính hình thức. Thật sự cho đến nay, việc
GDKNS cho trẻ và quản lý HĐGDKNS còn nhiều bất cập, quản lý còn rời rạc, thiếu
sự thống nhất, tổ chức; vẫn còn nhiều nơi triển khai nội dung giáo dục này chỉ mang
12


tính đối phó, hình thức.
Hiện nay, chƣa tìm thấy một nghiên cứu nào về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
em mồ côi cơ nhỡ tại các trung tâm công tác xã hội. Vì vậy, đề tài “Thực trạng cơng
tác quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại các trung tâm công tác xã hội”
là một nghiên cứu mới cần đƣợc tìm hiểu và đƣa vào áp dụng thực tế tại các trung tâm
công tác xã hội trên địa bàn huyện Tân Thành nói riêng và các trung tâm cơng tác xã
hội khác nói chung.
1.2. Một số khái niệm của đề tài

1.2.1. Trẻ em mồ côi, cơ nhỡ
1.2.1.1. Trẻ em
Trẻ em là một khái niệm bao qt dành cho một bộ phận cơng dân cịn hạn chế
nhất định trong năng lực ứng xử và năng lực pháp lý của bản thân. Khái niệm “trẻ em”
đƣợc quốc tế sử dụng thống nhất và đề cập trong nhiều văn bản. Các tổ chức của Liên
hiệp quốc và quốc tế nhƣ UNICEF, UNFPA, ILO, UNESSCO đều xác định trẻ em là
ngƣời dƣới 18 tuổi. Tại Việt Nam, đến năm 1991, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em đƣợc ban hành và tiếp tục hoàn thiện đã khẳng định: “Trẻ em quy định trong
Luật này là công dân Việt Nam dƣới mƣời sáu tuổi” [26].
Nhìn chung, mỗi nƣớc có quy định khác nhau về độ tuổi để đƣợc coi là trẻ em.
Việc quy định độ tuổi ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển về thể chất, tâm sinh
lý của trẻ em ở mỗi quốc gia. Do đó, có những quốc gia quy định độ tuổi thanh niên
sớm hơn hoặc trễ hơn 18 tuổi nhƣ đƣợc xác định trong Công ƣớc về quyền trẻ em. Tuy
độ tuổi của trẻ em ở mỗi quốc gia khác nhau nhƣng tất cả các quốc gia đều có các đặc
điểm chung về trẻ em nhƣ sau: thể chất và trí tuệ chƣa trƣởng thành; cần có sự chăm
sóc, giáo dục của gia đình, nhà trƣờng, xã hội về mọi mặt. Nhƣ vậy, chúng ta có thể
khái niệm: Trẻ em là một bộ phận cơng dân dưới 18 tuổi cịn hạn chế về thể chất, năng
lực, trí tuệ và cần được chăm sóc về mọi mặt. Do đó, dƣới gốc nhìn của các nhà xã hội
học, trẻ em là giai đoạn xã hội hố mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trị quyết định
của việc hình thành nhân cách của mỗi con ngƣời. Vì vậy, trong giai đoạn này, trẻ cần
đƣợc chăm sóc, giáo dục một cách hợp lý mà tất cả xã hội phải quan tâm. Tuy nhiên,
trên thực tế cịn biết bao trẻ khơng hƣởng đƣợc quyền lợi đó, thậm chí bị bỏ rơi, khơng
nơi nƣơng tựa và lang thang kiếm sống đó đây. Đó chính là những trẻ em mồ côi, cơ
nhỡ.
13


1.2.1.2. Trẻ em mồ côi
Trẻ em mồ côi cơ nhỡ đƣợc luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em định
nghĩa: “Trẻ em mồ cơi cơ nhỡ cịn gọi là trẻ em có hồn cảnh khơng bình thƣờng về

thể chất và tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hịa nhập với
gia đình và cộng đồng” [26]. Trƣớc đây, Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách
cứu trợ xã hội, trẻ mồ côi đƣợc định nghĩa: “Trẻ em mồ côi là trẻ em dƣới 16 tuổi, mồ
côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn ni dƣỡng và khơng cịn ngƣời thân
thích để nƣơng tựa; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, nhƣng ngƣời cịn lại là mẹ hoặc cha
mất tích theo quy định tại Điều 88 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả
năng để nuôi dƣỡng theo quy định của pháp luật” [40].
Trong đó, trẻ em mồ cơi là những trẻ khơng có bố mẹ hoặc vì lý do nào đó
khơng đƣợc sống cùng với bố mẹ: “Trẻ em tạm thời hoặc hồn tồn khơng đƣợc sống
trong mơi trƣờng gia đình hoặc vì lý do ảnh hƣởng đến lợi ích của một cá nhân khơng
đƣợc quyền tiếp tục sống trong mơi trƣờng gia đình sẽ có quyền đƣợc nhận sự trợ giúp
và bảo vệ đặc biệt của Nhà nƣớc” [38]. Ngun nhân chính khiến trẻ em mồ cơi,
khơng nơi nƣơng tựa, bị bỏ rơi là do cha mẹ chết trong tai nạn, bệnh tật, chết trong
thiên tai, lũ lụt, hay cha mẹ vì lý do nào đó khơng nuôi dƣỡng chúng, vứt bỏ chúng,
hoặc bị thất lạc…. Nhƣ vậy, trẻ em mồ côi là trẻ dưới 18 tuổi, mồ cơi cả cha lẫn mẹ,
khơng cịn nơi nương tựa và hồn tồn bị mất các quyền ni dưỡng.
Theo một số thống kê vào năm 2014, Việt Nam có khoảng trên 150.000 trẻ em
mồ cơi nhƣng chỉ có gần 12.000 em đƣợc nuôi dƣỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội
(chiếm tỷ lệ chƣa đến 10%). Còn nhiều địa phƣơng có số lƣợng trẻ mồ cơi rất đơng và
Nhà nƣớc hầu nhƣ không đủ sức thực hiện công tác chăm sóc trẻ em mồ cơi, nên họ
cần phải kêu gọi sự hảo tâm của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc hỗ
trợ trong lĩnh vực này.
1.2.1.3. Trẻ em cơ nhỡ
Theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm 2004: Trẻ em cơ
nhỡ còn gọi là trẻ em lang thang, là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm
sống và nơi cƣ trú không ổn định, trẻ em cùng với gia đình đi lang thang [26]. Có thể
nói, trẻ em cơ nhỡ là những trẻ mà sự nuôi dƣỡng của chúng trong gia đình là suy yếu,
hoặc là chúng đã bỏ hẳn gia đình để đi lang thang tự kiếm sống nhƣ đi xin ăn, bán vé
số, lƣợm ve chai; hoặc chúng phải chia sẻ trách nhiệm với gia đình bằng cách làm
14



nhiều cơng việc khác nhau để phụ giúp gia đình. Số trẻ này thƣờng tập trung nhiều ở
các khu vực phố thị nên còn đƣợc gọi là trẻ em đƣờng phố. Nhƣ vậy, trẻ em cơ nhỡ là
những trẻ em lang thang, rời bỏ tổ ấm gia đình, tự kiếm sống và nơi cư trú không ổn
định.
Theo thống kê, hiện nay số lƣợng trẻ lang thang, cơ nhỡ trên toàn quốc là
khoảng 1.5 triệu trẻ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% trẻ trong số này đƣợc nuôi dƣỡng
tại các trung tâm do nhà nƣớc quản lý còn lại tập trung tại các cơ sở nuôi dƣỡng tƣ
nhân, các cơ sở thiện nguyện [41]. Thật đau lịng, khi ngồi xã hội còn biết bao nhiêu
trẻ thơ ở lứa tuổi cần đƣợc chăm sóc, ni dƣỡng, bảo bọc của ngƣời lớn vậy mà
chúng phải sống cảnh lang thang không nơi nƣơng tựa, bị bỏ rơi, bị đối xử tàn nhẫn, bị
bạo hành, bị áp bức lao động, v.v…Vì vậy, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm để bảo vệ
chúng.
Trong nghiên cứu này, triển khai hai đối tƣợng là trẻ em bị mồ côi cha mẹ và
trẻ em lang thang, cơ nhỡ. Cả hai đối tƣợng này gọi chung là trẻ em mồ côi cơ nhỡ.
1.2.2. Kĩ năng sống
Để hiểu rõ về kĩ năng sống, trƣớc tiên chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm của
kĩ năng. Kĩ năng là một vấn đề phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan
điểm của K. K. Platônôp, kĩ năng là khả năng của con ngƣời thực hiện một hoạt động
bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiệm cũ. Với quan điểm này
thì ngƣời có kĩ năng là ngƣời phải hiểu rõ, nắm đƣợc và vận dụng đúng đắn các cách
thức hành động nhằm thực hiện những hành động có kết quả tốt nhất có thể. Hay nói
một cách ngắn gọn hơn, ngƣời có kĩ năng là ngƣời không chỉ nắm lý thuyết về hành
động mà phải vận dụng vào thực tế cuộc sống. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kĩ
năng luôn luôn đƣợc kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kĩ năng
nào đều nhằm vào một mục đích nhất định. Vì vậy, từ những khái niệm trên cho thấy
rằng:
+ Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kĩ năng. Tri thức ở đây bao
gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tƣợng hành động.

+ Kĩ năng là sự chuyển hoá tri thức thành năng lực hành động của cá nhân.
+ Kĩ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằm
đạt đƣợc mục đích đã đặt ra.

15


Nhƣ vậy, có thể nói, kĩ năng là năng lực của con người biết vận hành các thao
tác của một hành động theo đúng quy trình, là năng lực ứng dụng kiến thức vào trong
thực tế cuộc sống. Hay nói khác hơn, kĩ năng là biết cách thực hiện một hành động
hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa những cách thức tốt nhất nhằm đem lại kết
quả cao nhất có thể.
Khái niệm kĩ năng sống cũng khơng kếm phần phức tạp, bởi có nhiều định
nghĩa khác nhau và đứng trên những quan niệm khác nhau để bàn, vì vậy, đi tìm một
định nghĩa chung nhất về khái niệm này thật không phải dễ. Các tổ chức Quốc tế cũng
đã đƣa ra những định nghĩa khác nhau về khái niệm này. Theo UNESCO: Kĩ năng
sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống
hằng ngày. Kĩ năng sống đƣợc gắn liền với bốn trụ cột của giáo dục, đó là: học để biết,
học để làm, học để làm ngƣời và học để chung sống. Còn theo WHO: kĩ năng sống là
khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực để có thể ứng xử một cách hiệu quả trƣớc
các nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Kĩ năng sống ở đây đƣợc bàn đến là những
kĩ năng mang tính tâm lý xã hội và kĩ năng giao tiếp nhằm giải quyết có hiệu quả
những tình huống trong cuộc sống. UNICEF định nghĩa: kĩ năng sống là tập hợp các
khái niệm mơ tả sự hình thành thái độ, hành vi thích ứng với cuộc sống, là cách tiếp
cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới, mà nói một cách rộng ra có nghĩa là
“giáo dục cách sống” [37].
Một số quan niệm khác về kĩ năng sống nhƣ: “KNS là những kĩ năng tâm lí xã
hội liên quan đến tri thức, giá trị và thái độ, đƣợc thể hiện ra bằng hành vi làm cá nhân
có thể thích nghi và giải quyết hiệu quả các yêu cầu và thách thức cuộc sống”[25].
Cũng với ý này, Huỳnh Lâm Văn Chƣơng lại định nghĩa: “kĩ năng sống là năng lực

tâm lý xã hội giúp cá nhân có những hành vi ứng phó tích cực đối với các tình huống
của cuộc sống” [4]. Hoặc KNS là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình
phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp con ngƣời có thể quản lý, kiểm sốt có hiệu
quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày, v.v…
Kĩ năng sống là cụm từ đƣợc sử dụng rộng rãi cho mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh
vực hoạt động; là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó; là năng lực tâm
lí xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Kĩ
năng sống cũng chính là sự biểu hiện năng lực sống của con ngƣời, điều này đã đƣợc
một số nhà nghiên cứu đánh giá: “Kĩ năng sống nhƣ là hệ thống các kĩ năng nói lên
16


năng lực sống của con ngƣời, giúp con ngƣời thực hiện có kết quả cơng việc, thành
cơng trong cuộc sống” [18]. Nhƣ chúng ta biết, giữa nói và làm ln có một khoảng
cách rất xa. Ngƣời ta có thể nói đƣợc, nhƣng làm đƣợc hay không là phải chờ kết quả
của hành động mà ngƣời ấy thực hiện. Nếu chúng ta chỉ có kiến thức thơi, mà khơng
thực hành, cũng nhƣ chƣa có kĩ năng cuộc sống và chƣa biết sử dụng linh hoạt các kĩ
năng này thì khơng đảm bảo đƣợc là chúng ta có làm tốt mọi thứ hay khơng.
Nhƣ vậy, có nhiều quan niệm về KNS, bản chất của KNS là khả năng làm chủ
bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những ngƣời khác, với xã hội và khả năng ứng
phó tích cực trƣớc các tình huống của cuộc sống. Qua những khái niệm trên, chúng ta
đi đến kết luận chung nhất: Kĩ năng sống là tất cả những kĩ năng cần thiết cùng với
kiến thức, phẩm chất, hành vi giúp cá nhân học tập, làm việc có hiệu quả và sống tốt
hơn. Hay nói cách khác, kĩ năng sống là năng lực thực hiện một hành động hay một
hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành
động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra.
Thơng thƣờng khi nói đến kĩ năng, ngƣời ta thƣờng phân chúng thành hai loại:
kĩ năng cứng và kĩ năng mềm. Những kĩ năng “cứng” (hard skills) là chỉ trình độ, học
vấn của một ngƣời, nó thƣờng xuất hiện trên bằng cấp, bản lý lịch, khả năng học vấn,
kinh nghiệm về chuyên môn. Kĩ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ

những kĩ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con ngƣời nhƣ: sự tế nhị, kĩ năng ứng
xử, sự lạc quan, xác định mục tiêu, chân thành, kĩ năng làm việc theo nhóm… Những
kĩ năng này học đƣợc rất ít ở nhà trƣờng, nó khơng liên quan đến kiến thức chun
mơn, ngành học… nhƣng nó xác định đƣợc năng lực của mỗi ngƣời và là thƣớc đo
hiệu quả cao trong cơng việc. Ví dụ, một giáo viên có lí lịch trích ngang: trình độ học
vấn: cử nhân, chuyên ngành: Ngữ văn Anh, kinh nghiệm: 15 năm đứng lớp. Với trình
độ và kinh nghiệm trên khơng đủ để chúng ta đánh giá giáo viên đó là giáo viên giỏi,
có kĩ năng sống tốt hoặc thành cơng trong cuộc sống và cơng việc. Vì trong thực tế
cho thấy ngƣời thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chun mơn, 75% cịn lại
đƣợc quyết định bởi những kĩ năng mềm họ đƣợc trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành
công thực sự là chúng ta phải biết kết hợp cả hai kĩ năng này [25]. Vì vậy, có thể nói kĩ
năng sống là tổng hịa giữa kiến thức, thái độ và hành vi; kĩ năng sống đƣợc thể hiện ở
hành vi của mỗi ngƣời, những hành vi này phải mang tính tích cực, phù hợp với cuộc
sống.
17


×