Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Tư tưởng quân sự trần quốc tuấn và ý nghĩa lịch sử của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

TƢ TƢỞNG QUÂN SỰ TRẦN QUỐC TUẤN
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

TƢ TƢỞNG QUÂN SỰ TRẦN QUỐC TUẤN
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. BÙI HUY DU


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Bùi Huy Du. Tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về kết quả nghiên cứu của cơng trình khoa học này.
Tác giả

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 01
Chƣơng 1: CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG
QUÂN SỰ TRẦN QUỐC TUẤN ............................................................. 08
1.1. CƠ SỞ XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG QUÂN SỰ
TRẦN QUỐC TUẤN ..................................................................................... 08

1.1.1. Đặc điểm điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam thế kỷ
XII – XIII với sự hình thành tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn ............... 08
1.1.2. Thực tiễn ba lần chống quân Mông – Nguyên xâm lược với việc hình
thành tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn .................................................... 25
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG QUÂN SỰ
TRẦN QUỐC TUẤN .................................................................................... 32

1.2.1. Thành tựu văn hóa và nghệ thuật quân sự truyền thống với sự hình
thành tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn .................................................... 32
1.2.2. Tư tưởng văn hóa phương Đơng với sự hình thành tư tưởng quân sự

Trần Quốc Tuấn .......................................................................................... 46
1.3. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP TRẦN QUỐC TUẤN .............................. 60

Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................... 67
Chƣơng 2: NỘI DUNG, GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƢ
TƢỞNG QUÂN SỰ TRẦN QUỐC TUẤN ............................................. 70
2.1. NHỮNG NỘI DUNG TƢ TƢỞNG QUÂN SỰ CƠ BẢN CỦA
TRẦN QUỐC TUẤN ................................................................................... 70

2.1.1. Ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược trong tư tưởng quân sự
Trần Quốc Tuấn .......................................................................................... 70
2.1.2. Tư tưởng xây dựng sức mạnh giữ nước trên cơ sở khối đoàn kết dân
tộc ................................................................................................................ 74


2.1.3. Tư tưởng “thân dân”, “khoan thư sức dân”, tạo nguồn sức mạnh giữ
nước trong dân............................................................................................. 79
2.1.4. Những tư tưởng độc đáo về xây dựng lực lượng quân sự đánh giặc giữ
nước ............................................................................................................. 84
2.1.5. Tư tưởng “dĩ đoản chế trường”, chỉ đạo cách ứng xử về chiến lược...98
2.2. GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƢ TƢỞNG QUÂN SỰ
TRẦN QUỐC TUẤN ................................................................................... 103

2.2.1. Những giá trị trong tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn .................. 103
2.2.2. Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn .................. 109
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................... 130
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG .................................................................. 132
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 134



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước.
Ngay từ thời phong kiến, dân tộc ta do tính đặc thù về điều kiện sinh tồn
khơng chỉ ln chống chọi tự nhiên mà cịn phải liên tiếp đứng lên chiến
đấu chống giặc ngoại xâm, nên đã tự hình thành cho mình một cách thức tư
duy quân sự độc đáo. Nhờ đó, lịch sử dân tộc Việt Nam tuy có lúc thăng
trầm, nhưng về cơ bản, chưa bao giờ lu mờ tinh thần tự lực và tự cường, bất
khuất và dũng cảm, dám đấu tranh và biết đấu tranh. Qua hàng ngàn năm
đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta để lại nhiều triết lý quân sự, tư
tưởng quân sự đặc sắc.
Tư duy quân sự Việt Nam được phát triển qua các thời kỳ lịch sử và
biểu hiện rất sinh động. Vào thời nhà Trần tư duy quân sự có những bước đột
phá quan trọng, các nhà lý luận quân sự thời Trần đặc biệt quan tâm phát
triển mạnh mẽ tư duy mới về quân sự - quốc phịng. Đó là, nhà Trần đã huy
động và tổ chức toàn dân đánh giặc, xây dựng lực lượng vũ trang nhiều thứ
quân, xây dựng căn cứ địa chiến lược và hậu phương chiến lược của cuộc
kháng chiến. Và để thực hiện những vấn đề đó, chữ dân ln được nhà Trần
đặt lên hàng đầu trong cả ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
Đây là bước đánh dấu sự định hình về tư duy quân sự chiến lược mang tính
hệ thống, chỉnh thể của chiến tranh nhân dân bảo vệ đất nước trong khuôn
khổ ý thức hệ phong kiến. Đặc biệt sự phát triển tư duy quân sự dưới nhà
Trần còn được biểu hiện ở nghệ thuật chỉ đạo rút lui chiến lược bảo toàn lực
lượng, xoay chuyển tình thế để phản kích. Đây có thể coi là một bước phát
triển trong tư duy quân sự Việt Nam vì với các nhà phong kiến đương thời,
mất kinh đơ gần như đồng nghĩa với mất nước; song với người Việt, kinh đô
tạm thời mất vào tay giặc nhưng cuộc kháng chiến mới chỉ bắt đầu.



2
Người có đóng góp nhiều nhất cho nghệ thuật quân sự nhà Trần đó chính
là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Trên cơ sở kế thừa, tổng kết tư tưởng
quân sự qua các thời đại cùng với tri thức và kinh nghiệm của bản thân ông đã
soạn ra hai tác phẩm quân sự nổi tiếng là Binh gia diệu lý yếu lược và Vạn
Kiếp tơng bí truyền thư. Sự ra đời của các trước tác này đã khai sinh ra nền
khoa học quân sự nước nhà và được coi là tập đại thành binh pháp truyền
thống. Cách dùng binh độc đáo, nghệ thuật quân sự kỳ tài, tấm gương đạo đức
của ông mãi mãi là tài sản vô giá không riêng của dân tộc Việt Nam.
Trong bối cảnh ngày nay, mặc dù chúng ta đã bước vào thời kỳ hịa
bình, phát triển đất nước nhưng chúng ta luôn luôn phải cảnh giác với các
thế lực thù địch bởi chúng có thể tấn công ta bất kỳ lúc nào. Hơn bao giờ
hết cần phải tăng cường quốc phòng an ninh, đẩy mạnh nghiên cứu nghệ
thuật quân sự để có thể vững vàng chống lại âm mưu của những nước có
mưu đồ xâm chiếm nước ta. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Cần phải phát triển cơng nghiệp
quốc phịng, an ninh; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho các
lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực
lượng hải quân, phịng khơng, khơng qn, lực lượng an ninh, tình báo,
cảnh sát cơ động. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật quân
sự, an ninh, đánh thắng chiến tranh bằng vũ khí cơng nghệ cao của các lực
lượng thù địch” [21, tr. 235]. Tại Đại hội XII, Đảng ta đã cụ thể hóa nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới đến năm 2030 là: “Củng cố quốc
phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội
là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống
chính trị và tồn dân, trong đó qn đội nhân dân và cơng an nhân dân là
nịng cốt” [22, tr. 148]. Như vậy, nghệ thuật qn sự có vai trị vơ cùng
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện



3
nay. Để đẩy mạnh, phát triển tư tưởng quân sự thì cần phải nghiên cứu
những thành tựu quân sự mà ông cha ta đã để lại trong quá trình dựng nước
và giữ nước. Và do đó việc tìm hiểu tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn là
thực sự cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong cơng cuộc nghiên cứu và
phát triển nghệ thuật quân sự.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn: “Tư tưởng quân sự
Trần Quốc Tuấn và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài luận văn của mình.
Tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn khơng chỉ có giá trị về mặt lý luận và
cịn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Trần Quốc Tuấn nói chung và tư
tưởng quân sự nói riêng từ trước đến nay đã được nhiều nhà khoa học quan
tâm, nghiên cứu ở nhiều mặt, qua các chủ đề phong phú và sâu sắc khác
nhau. Các cơng trình nghiên cứu đó tập trung ở ba chủ đề chính sau:
Thứ nhất, đó là các cơng trình nghiên cứu liên quan đến những đặc điểm
điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng quân sự của Trần Quốc Tuấn như: Đại Việt
sử ký toàn thư, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2009; Phan Huy Chú, Lịch triều
hiến chương loại chí, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006; Tiến trình lịch sử Việt
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003; Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên); Trương
Hữu Quýnh – Đinh Xuân Lâm - Lê Mậu Hãn, Đại cương lịch sử Việt Nam,
Toàn tập, Nxb Giáo dục, 2005; Dương Văn Quốc, Việt Nam với những sự kiện
lịch sử, Nxb Giáo dục, 1999; Hà Văn Tấn – Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến
chống xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ XIII, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
2003; Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1971; Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Hai mươi trận đánh
trong lịch sử dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Các cơng trình



4
nghiên cứu trên đã trình bày và phân tích khá khái quát và sâu sắc điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội nhà Trần như: hình thái kinh tế thời Trần, thể chế chính trị,
kết cấu đẳng cấp thời Trần,... Các cơng trình trên cũng nghiên cứu một phần về
cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn giúp người đọc có cái nhìn
tổng qt hơn về ơng.
Thứ hai, đó là các cơng trình nghiên cứu về cuộc đời và các bản văn
liên quan đến tư tưởng quân sự của Trần Quốc Tuấn như: Hồng Cơng
Khanh, Danh tướng Trần Hưng Đạo, Nxb Văn học, Hà Nội, 1995; Nguyễn
Thiện Khảo (chủ biên), Danh nhân lịch sử qua các triều đại Việt Nam, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2009; Văn Lang – Quỳnh Cư – Nguyễn Anh,
Danh nhân đất Việt, tập 1, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1989; Nhiều tác giả,
Thời Trần và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Nxb Mũi Cà Mau,
1998; Lê Minh Quốc, Danh nhân quân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí
Minh, 2009; Viện lịch sử Việt Nam, Danh nhân quân sự Việt Nam thời Lý –
Trần, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010; Viện lịch sử quân sự Việt
Nam, Anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn và quê hương
Nam Định, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000; Nguyễn Khắc Thuần,
Trần Hưng Đạo – Tiểu sử, sự nghiệp và tác phẩm, Nxb Trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh, 1987; Lê Bảo, Thơ văn Lý – Trần, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999;
Viện sử học, Binh thư yếu lược, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977; Viện
văn học, Thơ văn Lý – Trần, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977; Viện văn
học, Thơ văn Lý – Trần, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989. Các
cơng trình nghiên cứu trên đã tập trung giới thiệu các tác phẩm và thân thế,
sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn. Bên cạnh đó, qua các tác phẩm trong văn
chương, tác giả của các cơng trình trên đã có những nhận định và đánh giá
về vị trí, vai trị của Trần Quốc Tuấn đối với cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên – Mông xâm lược và những tư tưởng quân sự chủ yếu của ông. Đây



5

là những tài liệu rất quan trọng hỗ trợ trực tiếp cho quá trình nghiên cứu và
thực hiện luận văn của tác giả.
Thứ ba, đó là các cơng trình nghiên cứu về Trần Quốc Tuấn ở góc
độ tư tưởng trong đó có tư tưởng qn sự như: Huỳnh Cơng Bá, Lịch sử
tư tưởng Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2007; Nguyễn Anh Dũng –
Phan Huy Thiệp, Nghệ thuật quân sự Việt Nam cổ - trung đại, tập 1,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985; Nguyễn Hùng Hậu, Đại cương
triết học Phật Giáo Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2002; Nguyễn Duy Hinh, Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1999; Nguyễn Hùng Hậu – Dỗn Chính – Vũ Văn Gầu,
Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội, 2002; Trần Thuận, Tư tưởng Việt Nam thời kỳ nhà Trần,
Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014; Lê Văn Quản, Tư tưởng
chính trị - xã hội Việt Nam (từ Bắc thuộc đến thời Lý – Trần), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008; Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Kế
sách giữ nước thời Lý – Trần, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Lê
Đình Sỹ (chủ biên), Trần Hưng Đạo, nhà quân sự thiên tài, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Viện Triết học, Lịch sử tư tưởng Việt Nam
văn tuyển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Các cơng trình trên
chủ yếu đề cập đến nội dung tư tưởng của Trần Quốc Tuấn và nghệ thuật
chiến lược, chiến thuật của ông trong cuộc đấu tranh chống quân xâm
lược, xây dựng quân đội nhà Trần. Đây là những tài liệu quan trọng giúp
tác giả tổng hợp những tư tưởng quân sự chủ yếu của Trần Quốc Tuấn.
Như vậy, các cơng trình khoa học cơng bố trên đã trình bày một
cách tổng thể, đem lại một cái nhìn khái quát về cuộc đời và sự nghiệp
của Trần Quốc Tuấn. Các tác giả đã làm nổi bật tài năng của Trần Quốc
Tuấn và công lao của ông đối với lịch sử của dân tộc.



6
Nhìn chung cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài
viết về người anh hùng dân tộc, thiên tài qn sự Trần Quốc Tuấn.
Song, chưa cị một cơng trình nào đề cập một cách hệ thống nội dung tư
tưởng qn sự của Trần Quốc Tuấn. Chính vì vậy trong luận văn này,
tác giả cố gắng trình bày một cách tồn diện hơn về sự hình thành và
những nội dung tư tưởng quân sự cơ bản của Trần Quốc Tuấn, từ đó rút
ra những giá trị, ý nghĩa của nó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn:
Mục đích của luận văn là phân tích, làm rõ những nội dung tư tưởng
quân sự chủ yếu của Trần Quốc Tuấn, trên cơ sở đó rút ra những giá trị và
ý nghĩa của nó đối với cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện một số nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Phân tích và làm rõ những tiền đề hình thành tư tưởng quân sự Trần
Quốc Tuấn.
- Phân tích và trình bày những nội dung tư tưởng quân sự chủ yếu
của Trần Quốc Tuấn. Từ đó rút ra giá trị, ý nghĩa quan trọng trong tư
tưởng Trần Quốc Tuấn đối với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
4. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
Luận văn khơng nghiên cứu tồn bộ tư tưởng của Trần Quốc Tuấn
mà chỉ tập trung tìm hiểu, làm rõ những tư tưởng quân sự của ông.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn.
Để thực hiện mục đích và hồn thành nhiệm vụ nêu trên, luận văn
được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời tác giả



7
còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: lơgic và
lịch sử, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, đối chiếu và so
sánh…để nghiên cứu và trình bày luận văn.
6. Cái mới của luận văn
- Một là, luận văn đã trình bày, phân tích một cách hệ thống những tư
tưởng quân sự cơ bản của Trần Quốc Tuấn, góp phần làm sâu sắc nội
dung tư tưởng của ông.
- Hai là, luận văn đã trình bày, phân tích, lý giải làm rõ những giá
trị trong tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn. Từ đó luận văn đã rút ra ý
nghĩa lịch sử của tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn về mặt lý luận và về
mặt thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.
Về ý nghĩa khoa học: Luận văn trình bày một cách hệ thống những tư
tưởng quân sự cơ bản của Trần Quốc Tuấn, góp phần làm phong phú, sâu
sắc thêm lý luận của Trần Quốc Tuấn đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam trong
các trường Cao đẳng và Đại học ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó luận văn
cũng có làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu nghệ thuật quân sự
Việt Nam.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu gồm có 2 chương, 5 tiết, 11 tiểu tiết.


8
Chƣơng 1
CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH

TƢ TƢỞNG QUÂN SỰ TRẦN QUỐC TUẤN
1.1. CƠ SỞ XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG QUÂN SỰ TRẦN QUỐC TUẤN

1.1.1. Đặc điểm điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam
thế kỷ XII – XIII với sự hình thành tƣ tƣởng quân sự Trần Quốc Tuấn
Là hình thái ý thức xã hội, tư tưởng quân sự của Trần Quốc Tuấn là sự
phản ánh những điều kiện và yêu cầu của lịch sử - xã hội Đại Việt thế kỷ XII –
XIII, trên các lĩnh vực lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội.
Sau thời kỳ hưng thịnh, từ khoảng giữa thế kỷ XII trở đi, triều đình nhà
Lý bước vào giai đoạn suy tàn. Đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã
hội trầm trọng. Thiên tai, mất mùa, đói kém, dịch bệnh hồnh hành khắp nơi
làm cho nền kinh tế ngày càng sa sút. Bên cạnh đó, do bộ máy chính quyền nhà
Lý từ trung ương đến địa phương tỏ ra quan liêu, lỏng lẻo trong việc quản lý xã
hội dẫn đến tình trạng ở nhiều địa phương các thế lực địa chủ phong kiến đã
tập hợp lực lượng nổi dậy chống phá triều đình, gây nên tình trạng cát cứ phân
quyền. Nổi bật trong số các thế lực cát cứ thời bấy giờ là tập đoàn quân sự của
anh em họ Trần ở vùng Hải Ấp (Thái Bình). Do có cơng giúp nhà Lý dẹp loạn,
lập lại trật tự, gia tộc họ Trần được triều đình trọng dụng và đã thao túng quyền
bính và dần thâu tóm mọi quyền lực trong tay. Tập đồn q tộc họ Trần rất
khơn khéo, dần dần từng bước vững chắc và cuối cùng chuyển chính quyền từ
dòng họ Lý sang dòng họ Trần một cách êm thấm trong hồng cung và triều
đình mà hầu như khơng có tác động gì làm xáo trộn xã hội.
Năm 1225, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng
(mới lên 7 tuổi). Khi thế lực nhà Lý suy yếu hẳn, Trần Thủ Độ bố trí cho cháu
mình là Trần Cảnh (8 tuổi) vào cung vui chơi cùng Lý Chiêu Hoàng. Đầu năm


9
1226, Trần Thủ Độ tổ chức một cuộc đảo chính cung đình, tun bố Lý Chiêu
Hồng lấy Trần Cảnh và nhường ngơi cho chồng. Từ đây, nhà Lý hồn tồn

sụp đổ, nhà Trần được thành lập (nhà Trần tồn tại đến năm 1400).
Để phát triển một Đại Việt hùng mạnh, các vua nhà Trần ra sức xây
dựng, phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực:
Về kinh tế, cũng như thời Lý các vua Trần chú ý thúc đẩy mạnh sự
phát triển kinh tế, đặc biệt là chế độ sở hữu ruộng đất. Về hình thức sở hữu,
ruộng đất được chia thành: ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất
tư nhân. Sự thống trị của triều đình nhà Trần trong phạm vi rộng lớn cả
nước và uy quyền chuyên chế của nhà vua đã tạo thành quan niệm: "Ðất của
vua, chùa của Bụt", một quan niệm đã xác nhận sự tồn tại tự nhiên: chế độ
sở hữu nhà nước về ruộng đất rất phổ biến.
Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước gồm có hai bộ phận cấu thành: ruộng
đất do nhà nước trực tiếp quản lý và ruộng đất công của thôn làng. Bộ phận
ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý có sơn lăng, tịch điền và quốc khố.
Ở thời Trần, các vua được chôn cất ở nhiều nơi nên ruộng sơn lăng cũng rải
rác từ Thái Bình, Nam Ðịnh, Quảng Ninh... đều có ruộng sơn lăng. Tuy
nhiên, tổng diện tích của ruộng sơn lăng rất nhỏ, khơng có tác dụng gì đáng
kể trong chế độ sở hữu ruộng đất nói chung. Ruộng tịch điền là loại ruộng
riêng của cung đình. Phần lớn huê lợi thu được trên ruộng tịch điền đều vào
kho riêng của nhà vua. Về việc đối tượng nào cày cấy trên ruộng tịch điền
không được sử cũ ghi chép rõ ràng. Tổng diện tích ruộng tịch điền thời Trần
cũng rất nhỏ hẹp, chỉ mang tính chất nghi lễ chứ khơng có ảnh hưởng gì quan
trọng đến sự phát triển của sản xuất kinh tế nông nghiệp. Ruộng quốc khố là
loại ruộng do nhà nước trực tiếp quản lý, khác với sơn lăng và tịch điền.
Ruộng đất do nhà nước quản lý tuy không chiếm một số lượng lớn nhưng
cũng là nguồn thu nhập đáng kể của triều đình. Ở đây nhà vua là chủ sở hữu


10
thực sự. Ngồi ra, cịn có ruộng đất cơng làng xã là đơn vị hành chính cấp cơ
sở của chính quyền nhà Trần. Do yêu cầu thu tô thuế, điều động nhân lực

phục dịch và tuyển lính nên triều đình thường tổ chức điều tra dân số. Việc
điều tra dân số còn làm cơ sở để phân chia ruộng đất cơng các làng. Ruộng
đất làng nào do làng đó sở hữu và sử dụng. Triều đình có quyền thu tơ, bắt
sưu dịch nhưng khơng có quyền chuyển đổi phân phối lại ruộng công.
Ruộng đất tư nhân bao gồm: thái ấp - đất phong của quý tộc nhà Trần,
điền trang, ruộng đất tư hữu của địa chủ và ruộng đất tư hữu của tiểu nơng.
Trong đó, điền trang và thái ấp là hai bộ phận quan trọng có ý nghĩa quyết
định tính chất loại hình sở hữu ruộng đất q tộc thời bấy giờ. Nếu như thời
Lý "các quan trong, quan ngồi đều khơng cấp bổng", thì đến thời Trần có
định lệ cấp bổng cho các quan văn võ trong ngoài. Có thể thấy thêm chính
sách ban cấp ruộng đất và bổng lộc của nhà Trần dưới một hình thức tiêu
biểu nhất là thái ấp. Ban thái ấp là chính sách kinh tế quan trọng nhằm tạo ra
cơ sở xã hội cho chính quyền thời Trần. Cịn điền trang là điểm dân cơng
tiêu biểu cho hình thái kinh tế - xã hội thời Trần. Cịn hình thức sở hữu tư
nhân về ruộng đất của các tầng lớp địa chủ, tiểu nông được hình thành là do
kinh tế hàng hóa - tiền tệ phát triển.
Thái ấp là vùng đất riêng của quý tộc nhà Trần. Ở đây, vương hầu được
làm chủ, thu tơ thuế, bắt dân đi lao dịch cho mình và thành lập quân đội
riêng. Việc ban cấp thái ấp chính là chính sách kinh tế quan trọng nhằm tạo
ra cơ sở xã hội cho chính quyền nhà Trần. Về vấn đề này, Đại việt sử ký
tồn thư có viết: “Chế độ nhà Trần, các vương hầu đều ở phủ đệ ở hương
của mình, khi chầu hầu thì mới đến kinh sư, xong việc lại về. Như Quốc
Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh, đều thế
cả” [15, tr. 128].


11
Điền trang được hình thành do nhu cầu mở rộng diện tích đất canh tác
để phát triển sản xuất, triều Trần đã ban hành những chính sách nhằm khẳng
định quyền tư hữu ruộng đất, cho phép lập nên những điền trang phì nhiêu

tạo cơ sở kinh tế vững chắc cho xã hội thời Trần. Để củng cố thế lực của
quý tộc nhà Trần, nhà nước chủ trương và khuyến khích khai phá đất hoang,
lập điền trang ở nơi đất hoang nhiều, dân cư thưa thớt. Năm 1266, do nhu
cầu khẩn trương mở rộng diện tích canh tác và thực hiện chủ trương xây
dựng củng cố thế lực của quý tộc nhà Trần, triều đình cho các vương
hầu, cơng chúa, phị mã, cung tần chiêu tập những người xiêu tán không có
tài sản làm nơ tì để khẩn hoang. Điền trang chính thức phát triển phổ biến từ
đó. Các sử gia căn cứ vào tư liệu cũ xác định những vùng điền trang thời
Trần như An Lạc (Bình Lục, Hà Nam), Vũ Lâm (Ninh Bình), Cổ Nhuế (Hà
Nội), Tơ Xun (Quỳnh Phụ, Thái Bình), Phất Lộc (Thái Thụy, Thái Bình).
Điền trang được thành lập là điểm dân cư tiêu biểu cho hình thái kinh tế - xã
hội thời Trần. Trong những điểm dân cư trên, ruộng đất được chia ra thành
nhiều phần nhỏ lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất. Tuy thuộc vào loại hình
sở hữu lớn nhưng thật ra diện tích điền trang cũng khơng nhiều lắm.
Ruộng đất tư hữu của địa chủ: Năm 1254, triều đình ra lệnh “bán ruộng
công, mỗi diện là năm quan tiền cho nhân dân làm của tư”. Việc mua bán
ruộng đất công khai, hợp pháp được nhà nước ủng hộ làm cho sở hữu địa
chủ phát triển mạnh thêm. Nhưng chính sự mua bán ruộng đất cũng làm cho
tính chất sở hữu trong thành phần kinh tế này luôn luôn dao động, không tập
trung, không ổn định như thái ấp, điền trang. Sở hữu của địa chủ tuy lớn
nhưng lại phân tán. Đồng thời, giữa chủ sở hữu địa chủ và sở hữu tiểu nơng
khơng có hàng rào cách biệt, tiền tệ và các điều kiện khác như gặp khó khăn,
sa sút có thể tạo ra sự chuyển hố hai hình thái sở hữu và hai thành phần xã
hội này. Kinh tế hàng hoá - tiền tệ cũng là một trong những nguyên nhân tạo


12
ra sở hữu ruộng đất tiểu nông. Lệnh bán ruộng đất công của nhà Trần cũng
tạo điều kiện cho gia đình tiểu nơng mua thêm ruộng đất, quyền lực tiền tệ
đã làm chuyển đổi quyền sở hữu ruộng đất. Nhưng ruộng đất của họ không

ổn định, gặp năm mất mùa đói kém họ lại phải bán ruộng lại cho địa chủ,
khơng ít người rơi vào cảnh làm nơ tỳ.
Tóm lại, ở thời Trần chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất giữ một vị trí
hết sức quan trọng. Đó là cơ sở kinh tế của nhà nước. Nhà nước khơng chỉ
coi nó là nguồn thu nhập gần như duy nhất về lương thực và tiền mà cịn lấy
nó làm cơ sở để có được sức lao động lao dịch gần như duy nhất và lực
lượng quân sự cần thiết.
Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp đã phát triển về chiều sâu. Lưỡi
cày sắt đã phổ biến và trở thành công cụ quen thuộc. Các loại nông cụ khác
như bừa, cuốc, xẻng, mai, liềm,… cũng được sử dụng phổ biến. Sức lao
động và sức kéo trong nông nghiệp được nhà nước bảo vệ. Nơng dân có
ruộng, xóm làng n vui. Quân lính được thay phiên về tham gia sản xuất
theo chính sách “ngụ binh ư nơng” – gửi binh ở nơng là chính sách gắn liền
giữa nơng và binh, giữa chiến đấu và sản xuất, giữa kinh tế và quân sự. Đây
là chính sách lớn, một quốc sách về xây dựng qn đội phịng giữ đất nước.
Về cơng cuộc trị thủy nhà Trần đã cho xây dựng hệ thống đê đỉnh nhĩ
và các dòng kênh tiêu úng. Ở thời Lý, công việc trị thủy vẫn do các địa
phương tự lo liệu, tự góp tiền của, nhà nước đóng vai trị chỉ đạo và quản lý
một số đê, chủ yếu là xung quanh Thăng Long. Mấy chục năm đầu thế kỷ
XIII thì hầu như việc trị thủy bị bỏ bê, khơng được lưu tâm thích đáng.
Nhà Trần vừa nắm chính quyền đã có biện pháp nhanh chóng phục hồi
sản xuất nơng nghiệp, mở rộng thêm diện tích canh tác. Triều đình đã áp
dụng nhiều biện pháp khuyến khích nơng nghiệp, trong đó có tổ chức làm
thủy lợi trong phạm vi cả nước. Năm 1248, Trần Thái Tông đặt cơ quan hà


13
đê, có chánh sứ, phó sứ phụ trách việc đê điều ở các lộ phủ. Đây là công
việc quan trọng, một bước ngoặt to lớn trong lịch sử thủy lợi nước ta.
Thủ công nghiệp, triều đại nhà Trần vẫn tiếp tục xây dựng quan

xưởng, thủ công nghiệp nhà nước. Thủ cơng nghiệp nhà nước gồm có nhiều
ngành nghề sau: nghề sản xuất đồ gốm là bộ phận quan trọng trong xưởng;
nghề dệt cũng được nhà nước chú ý, đặt ngay trong cung đình; và đặc biệt
trong thủ cơng nghiệp nhà nước là xưởng chế tạo vũ khí. Thủ cơng nghiệp
nhân dân cũng là bộ phận quan trọng và phổ biến của tiểu thủ công, của tiểu
nông chợ, phố, lị, sở, phủ lộ và kinh thành Thăng Long là địa điểm trao đổi
sản phẩm. Các nghề thiết yếu của thủ công nghiệp thời Trần là nghề gốm,
nghề rèn, nghề đúc đồng, nghề làm giấy và khắc bản in, nghề mộc, nghề xây
dựng và nghề khai khoáng.
Thương nghiệp, việc mua bán và trao đổi hàng hóa trong nước với
nước ngồi rất phát đạt. Các loại hàng hóa trao đổi như: lụa, vải thanh bố,
lược ngà, giấy, đồng, sắt,… Nhà Trần đã nhiều lần ban hành tiền tệ, đúc tiền
đồng để tiện trong việc trao đổi. Tiền đồng đóng vai trị làm vật ngang giá
trong thương nghiệp, là phương tiện lưu thông hàng hóa. Quan hệ tiền tệ
thâm nhập vào đời sống chính trị, tín ngưỡng. Mạng lưới giao thơng phát
triển đã thúc đẩy việc buôn bán trong nước phát đạt, thị trường rộng mở.
Nhiều địa phương có chợ, bn bán tấp nập, làm xuất hiện một số thương
nhân thường tập trung ở các đô thị, thương cảng. Thăng Long là trung tâm
kinh tế sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ cơng, chợ lớn. Việc bn
bán với thương nhân nước ngồi được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.
Như vậy, việc duy trì sự tồn tại song song hình thức cơng hữu (công
điền) và tư hữu (tư điền) đã giúp nhà Trần tập trung được toàn bộ của cải và
nhân lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thực hiện di dân, lập làng, làm chức
năng trị thủy, thủy lợi, phát triển công, thương nghiệp mở rộng giao lưu buôn


14
bán, trao đổi làm cho nền kinh tế Đại Việt thực sự hưng vượng và phát triển.
Tóm lại, bên cạnh việc phát triển kinh tế quan liêu, sử dụng lao động
chủ yếu là nơng nơ và nơ tì thì kinh tế làng xã cũng giữ một vai trò quan

trọng dưới thời Trần. Đó là nền kinh tế của những người nông dân kiêm thợ
thủ công và thương nhân, là những đơn vị sản xuất nhỏ kết hợp với buôn
bán nhỏ trong làng xã. Nơng nghiệp phát triển là địn bẩy để tăng của cải
trong xã hội, tạo nền tảng cho các ngành nghề thủ công và mỹ nghệ phát
triển mạnh, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa làng xã và các ngành
nghề thủ công nghiệp truyền thống ở kinh thành Thăng Long phát triển.
Những chính sách tiến bộ cùng với những thành quả xây dựng kinh tế của
Đại Việt đã tạo ra một cơ sở vật chất vững vàng cho sự tồn tại của quốc gia
độc lập, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và tăng cường sức mạnh
phịng thủ đất nước.
Về chính trị - xã hội, dưới thời Trần, kinh tế nông nghiệp phát triển,
việc mở rộng giao lưu bn bán trao đổi hàng hóa đã đem đến sự phồn thịnh
trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa. Nhưng song hành với q trình ấy, xã hội
thời Trần cũng đã diễn ra sự phân hóa mạnh mẽ, sự biến động sâu sắc về
mặt kết cấu giai cấp xã hội. Một xã hội mới với những đẳng cấp mới đã dần
được hình thành. Có thể thấy, trong gần hai thế kỷ tồn tại, xã hội Đại Việt
thời Trần đã hình thành và tồn tại ba đẳng cấp chính đó là: đẳng cấp q tộc,
tơn thất, quan lại trong chính quyền qn chủ; đẳng cấp những người bình
dân và đẳng cấp nô tỳ.
Trước hết, là đẳng cấp quý tộc, tôn thất, quan lại trong nhà Trần. Trong
kết cấu đẳng cấp, nhà vua giữ vai trò đặc biệt, là người đứng ở vị trí trung tâm
cộng đồng, có quyền sở hữu tối cao về danh nghĩa đối với toàn bộ ruộng đất,
tài sản của đất nước; lãnh đạo và điều hành mọi công việc của nhà nước, từ
kinh tế, chính trị đến văn hóa, qn sự… Về qn sự, nhà vua đồng thời là tổng


15
tư lệnh quân đội, trực tiếp chỉ đạo trong việc chọn tướng tài, luyện tập quân sĩ,
đóng thuyền chiến, chế tạo khí giới. Về chính trị, các vua Trần tập trung trong
tay các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp với một sự chỉ đạo thống nhất,

trong đó quyền lực hành pháp lớn nhất là quyền bổ nhiệm phong cấp, bãi miễn
quý tộc và quan lại trong hệ thống quan chức triều đình. Ngồi ra nhà vua cịn
có quyền tối hậu trên các phương diện giáo dục – văn nghĩa. Nhà vua là người
đề xướng ra đầu bài thi, cũng như tuyển duyệt người trúng đỗ trong các kỳ thi
Đình. Đứng dưới vua, trong giai cấp thống trị là đẳng cấp thượng lưu cầm
quyền. Đó là khối vương hầu q tộc tơn thất quan liêu gần gũi, giúp việc cho
vua. Đây là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu
trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương.
Những chính sách của nhà nước như mở rộng khoa cử, tuyển chọn
quan lại, người tài bổ sung cho bộ máy nhà nước, khuyến khích khai hoang
lập điền trang đã tạo cho nhiều người thuộc tầng lớp bình dân có điều kiện
tham gia quan trường, tham gia đội ngũ cầm quyền. Họ được ưu đãi những
đặc quyền, đặc lợi, được pháp luật nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Chính
tầng lớp này đã góp phần pha lỗng tính chất q tộc của nhà nước Trần, tạo
nên những biến động trong đẳng cấp cầm quyền vào cuối thời Trần.
Tiếp theo là đẳng cấp những người bình dân. Đẳng cấp này bao gồm:
Nơng dân cày ruộng công của nhà nước ở các làng xã, một số cày ruộng
thuê của địa chủ nộp rồi tô cho chủ, là tầng lớp bị trị, bị bóc lột, chiếm số
lượng đông nhất trong xã hội; Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân chiếm
một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng ngày càng đông hơn do thủ công nghiệp
và thương nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Về cơ bản, người nông dân làng xã thời Trần sống một cuộc đời tự trị,
bình n, ít bị can thiệp. Từ thế kỷ XIV trở đi, do sự phân hóa giàu nghèo
tăng lên, nền tài chính nhà nước kiệt quệ nên các thuế má và phí dịch ngày


16
một tăng. Năm 1378, đầu tiên nhà nước đánh thuế thân mỗi suất đinh 3 quan
tiền, trong khi dân làng trước kia chỉ đóng thuế ruộng, đã dẫn tới đời sống
của người nông dân ngày một cực khổ. Trong làng xã, việc kiện tụng tranh

chấp ruộng đất và nạn kiêm tính ruộng đất ngày một nhiều. Sử cũ chép rằng
trong những năm đói kém, nhiều dân nghèo gia nơ nổi dậy, nạn trộm cướp
hồnh hành, bắt đầu xuất hiện tình trạng nông dân lưu tán. Cái cộng đồng
làng xã tạo dựng nên nền móng cho bộ máy nhà nước trung ương khơng cịn
thật vững vàng nữa.
Tóm lại, xét về cơ chế đẳng cấp xã hội thời Trần, người nông dân làng xã
là một đẳng cấp bên dưới bị đẳng cấp quý tộc quan liêu thống trị, và xét về mặt
quan hệ giai cấp họ là một giai cấp bị bóc lột bởi một nhà nước phong kiến tập
quyền với chế độ tô thuế khá chặt chẽ.
Bên cạnh những người lao động nông dân làng xã chiếm đa số cư dân
trong xã hội, ở thời Trần số thợ thủ công và thương nhân cũng là một thành
phần đáng kể. Những người thợ thủ công sống chủ yếu tập trung ở các
phường chợ của Thăng Long và rải rác ở các làng xã. Họ làm nghề thủ cơng
là chính nhưng vẫn gắn bó với đồng ruộng nơng thơn. Tầng lớp thương nhân
mới hình thành nhưng đã nhanh chóng phát triển, tuy nhiên rất ít người sống
chun bn bán, họ vẫn gắn bó với nghề nông và các nghề thủ công khác.
Một số trong họ nhờ bn bán với thương nhân nước ngồi đã trở nên giàu
có, nhưng thân phận địa vị của họ khơng có gì thay đổi.
Đẳng cấp cuối cùng bị coi là thấp hèn nhất trong xã hội là nô tỳ. Nô
tỳ xuất thân từ nhiều nguồn gốc: dân nghèo bán mình làm nơ lệ, tội nhân
bị sung làm nơ và tù binh. Nơ tỳ có nhiều loại: nơ tỳ làm việc trong nhà
quý tộc quan lại gọi là "gia nơ", hoặc cịn gọi là "tư nơ" và nơ tỳ của nhà
nước làm đồn điền, làm ruộng và các công việc khác có tính chất cơng
cộng của nhà nước phong kiến.


17
Xét về kinh tế, chính trị, xã hội, địa vị của nô tỳ rất thấp hèn. Nô tỳ
không được phép có tư liệu sản xuất trong tay, khơng có quyền sử dụng chính
bản thân sức lao động của họ mà hồn tồn phụ thuộc vào chủ. Nơ tỳ bị thích

chữ vào mặt mang hàm hiệu của chủ, không được kết hơn với con cái nhà
bách tính. Nơ tỳ khơng thuộc dạng tuyển quân của triều đình, nhưng họ là gia
binh của chủ vương hầu, họ tham gia chiến đấu dũng cảm và lập nhiều thành
tích, tiêu biểu là Yết Kiêu, Dã Tượng là gia nô của Trần Hưng Đạo. Khi lập
công họ không được dự ban thưởng chức tước nhưng được ban thưởng ruộng
đất như trường hợp Phạm Ngãi gia đồng của Hưng Hiếu Vương.
Cùng với việc phân hóa trong kết cấu giai cấp thống trị và sự hình
thành tầng lớp nơng dân, nơ tì là sự xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản trong
xã hội. Thứ nhất, là mâu thuẫn giữa những tầng lớp quý tộc tôn thất nhà
Trần với tầng lớp địa chủ quan liêu. Thứ hai, là mâu thuẫn giai cấp địa chủ
quý tộc và giai cấp nơng dân, nơ tì. Mâu thuẫn giữa tầng lớp q tộc tôn thất
nhà Trần và tầng lớp địa chủ quan liêu - nho sĩ thể hiện ở khuynh hướng bảo
thủ và khuynh hướng cải cách. Mâu thuẫn giữa giai cấp nơng dân, nơ tì và
giai cấp địa chủ phong kiến là mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội
phong kiến. Như vậy, xã hội thời Trần đã hình thành và tồn tại ba đẳng cấp
chính, đó là: đẳng cấp q tộc, tơn thất, quan lại trong chính quyền quân
chủ; đẳng cấp những người bình dân; và đẳng cấp nơ tì.
Tổ chức hành chính, về các đơn vị hành chính, năm 1242, nhà Trần đã
đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ. Đó là các lộ Thiên Trường (Nam Định), Long
Hưng (Thái Bình), Quốc Oai (Hà Tây), Bắc Giang (Bắc Ninh, Bắc Giang),
Hải Đông (Quảng Ninh), Trường Yên (Ninh Bình), Kiến Xương (Thái
Bình), Hồng (Hải Dương), Khối (Hưng n), Thanh Hóa (Thanh Hố),
Hồng Giang (Hà Nam), Lạng Giang (Lạng Sơn). Sau đó, cịn có các phủ
như phủ Thiên Trường (do hương Tức Mặc chuyển thành năm 1262), Tân


18
Bình, Nghệ An. Dưới lộ, phủ có châu, huyện, xã, miền núi cịn có sách,
động. Năm 1307, nhà Trần đổi 2 châu Ô, Lý thu nạp của Champa thành
châu Thuận và châu Hố.

Về quan chế, ở triều đình trung ương có các chức Tam thái, Tam thiếu
(sư, phó, bảo), Tam tư (đồ, mã, không), Tướng quốc phần nhiều là hư hàm,
mơ phỏng nhà Tống. Các chức quan có trách nhiệm cụ thể trong triều là
hành khiển, giúp việc sau có các thượng thư, thị lang. Về ngạch võ, có các
chức Phiêu kỵ thượng tướng quân (dành riêng cho hoàng tử), Tiết chế tướng
quân. Các chức vụ quan trọng trong triều lúc đầu phần lớn là do các quý tộc
tông thất nắm giữ, sau do nhu cầu chuyển dần sang giới quan liêu.
Bên cạnh các chức quan quản lý, đời Trần ngày càng phát triển các
chức quan chun mơn như Bí thư sảnh (phụ trách văn thư, thực lực), Quốc
Tử Giám (giáo dục), các chức quan kinh tế như Chuyển vận sứ, Hà đê sứ,
Đồn điền sứ, các chức quan văn hóa như Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Thái
y viện, Thái chúc ty (phụ trách việc cầu đảo, lễ nhạc).
Ở cấp địa phương, có các chức an phủ chánh phó sứ, tri huyện, chuyển
vận sứ, tuần sát, lệnh úy, chủ bạ, trơng coi các việc hộ và hình ở địa phương.
Chức quan cai trị kinh thành Thăng Long được tuyển chọn kỹ lưỡng với tiêu
chuẩn cao, chức danh lấn lượt được gọi là Bình bạc ty, Đại an phủ sứ rồi
Kinh sư đại doãn. Nguyễn Trung Ngạn là Kinh sư đại dỗn nổi tiếng thời
Trần Anh Tơng.
Ở Cấp cơ sở, nhà Trần đặt các chức đại, tiểu tư xã... hoặc có người
kiêm 2, 3, 4 xã cùng xã chính. xã sử, xã giám, tất cả gọi là xã quan. Có khả
năng đây là một hệ thống chính quyền cơ sở do nhân dân tự đề cử lên, được
chính quyền nhà nước duyệt. Tầng lớp bô lão trong các làng xã giữ một vai
trò quan trọng, thể hiện trong tinh thần hội nghị Diên Hồng.


19
Quan lại đời Trần được tuyển dụng qua các phương thức: nhiệm tử (tập
ấm), tuyển cử (giới thiệu và bảo lãnh), khoa cử (qua các kỳ thi). Nhà Trần
cũng đã định ra lệ khảo duyệt (khảo khóa) các quan theo định kỳ. Vai trò
của tầng lớp nho sĩ quan liêu trong bộ máy chính trị thời Trần lúc đầu là

khiêm tốn, càng ngày càng gia tăng trong những thời kỳ sau. Tuy nhiên, nhà
Trần chưa câu nệ về tiêu chuẩn khoa bảng, mà căn cứ chủ yếu vào thực tài,
tinh thần đó đã được người đời sau khen ngợi.
Tầng lớp nắm địa vị cao nhất trong bộ máy nhà nước là quý tộc Trần,
vua Trần có quyền uy tối cao và bên dưới là cả một bộ máy quan liêu phức
tạp từ trung ương đến địa phương. Vua Trần tự mình đề cao vị trí bản thân,
đồng nhất ngơi vua với đất nước. “Năm 1250 Thái Tông xuống chiếu cho
thiên hạ gọi vua là quốc gia (quan gia) nâng cao hơn tính chun chế và tập
trung của triều đình [39, tr. 173].
Nhà vua nắm quyền lực tối cao quyết định tất cả, nhưng để tránh tình
trạng vua cịn nhỏ tuổi, nhà Trần đặt ra chế độ Thái Thượng hoàng. Các vua
thường truyền ngôi sớm cho con nhưng vẫn trông coi chính sự. Chế độ quan
lại nhà Trần nói chung cũng giống như của nhà Lý nhưng có quy củ và đầy
đủ hơn. Các chức quan trọng yếu trong triều đều giao cho vương hầu quý
tộc nắm giữ, nhằm tập trung mọi quyền lực về dịng họ mình. Ở địa phương,
buổi đầu nhà Trần cũng phong cho một số vương hầu quý tộc đi trấn thị các
vùng quan trọng (ví như Trần Quốc Khang coi Diễn Châu, Trần Nhuật Duật
coi Thanh Hóa, Trần Khánh Dư coi Vân Đồn…).
Để tạo điều kiện cho vương hầu, tôn thất làm việc, nhà nước cấp cho
mỗi người một vùng đất lớn nhỏ tùy theo thứ bậc gọi là thái ấp. Nhà nước
cũng cho phép các quan lại tôn thất cao cấp được xây dựng dinh thự, phủ đệ
riêng, khi có việc mới phải vào chầu và làm việc ở kinh sư. Năm 1266, do yêu
cầu mới về kinh tế và chính trị, vua Trần lại ra lệnh cho các vương hầu, công


20
chúa, phò mã chiêu mộ dân lưu vong đi khai hoang lập trang trại riêng, tạo
thành một mạng lưới tôn thất nhà Trần trấn trị khắp nơi trong nước. Trong
buổi đầu, chủ trương này có lợi cho việc củng cố chính quyền trung ương của
nhà Trần, nhưng về sau lại dẫn đến xu hướng cát cứ. Kinh nghiệm của nhà Lý

buộc nhà Trần đặt ra lệnh riêng: người trong họ không được lấy vợ khác họ.
Tuy nhiên, nhà Trần vẫn không thể phá vỡ được quy luật phát triển của
nhà nước quân chủ tập quyền. Ngay khi tập trung những quyền lực trong triều
vào tay các vương hầu, quý tộc họ Trần, các vua Trần phải sử dụng một số
quan chức không phải họ Trần, giữ chức vụ quan trọng trong triều Trần như
trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán
Siêu, Lê Quát sau này…
Tiếp tục những chính sách của thời Lý, nhà Trần mở khoa thi để chọn
quan lại. Ngồi ra, những người khơng đỗ đạt nhưng có tài vẫn sử dụng. Phan
Huy Chú (sử gia thế kỷ XIX) có nhận xét: “Triều Trần dùng người thật là công
bằng, tuy đã đặt khoa mục mà trong việc kén dùng chỉ cốt tài là được, cho nên
những nho sĩ có chí hướng thường được trổ tài của mình, khơng đến nỗi bó
buộc hạn chế về tư cách…, chỉ cần người dùng được chứ không câu nệ ở
đường xuất thân. Nhân tài văn học được thịnh cũng nhờ thế chăng?” [6, tr. 22].
Có lẽ trong buổi đầu, quan lại không được cấp ruộng đất, sau kháng chiến
chống giặc Nguyên mới phát triển chế độ này. Quan lại được phép nuôi người
hầu với mức nuôi nhiều nhất là 1000 người. Vương hầu được phép nuôi gia nô,
gia đồng, khi cần được tổ chức quân đội riêng. Thời chiến, vương hầu được
lệnh thống suất quân lính ở thái ấp của mình. Năm 1283, chuẩn bị chống ngoại
xâm, nhà vua giao cho Trần Quốc Tuấn đốc suất vương hầu chiêu mộ binh
lính, sắm sửa vũ khí tham gia kháng chiến. Nói chung bộ máy quan lại thời
Trần được tổ chức quy mơ hơn thời Lý, bộ máy nhà nước đó đã góp phần củng
cố sức mạnh của nhà nước phong kiến tập quyền.


×