Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giong dieu tho Pham Tien Duat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.76 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU</b>


“Trường Sơn Đông nắng Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình”.


Có một thời, Trường Sơn là như thế để lớp lớp thanh niên Việt Nam được
khẳng định mình; được sống và chiến đấu sao cho có ý nghĩa hơn với tiếng gọi con
người Việt Nam. Suốt những năm tháng chiến tranh, với nhiều người, tuổi trẻ, tình
yêu, sự nghiệp…đã nhường chỗ cho những cuộc hành quân lên đường giết giặc. Họ
không sờn lịng, khơng sợ gian khổ, thậm chí khơng sợ đến cái chết trong gang tấc.
Họ đồng hành cùng sức mạnh của lớp người đi trước: “Lớp cha trước lớp con sau /
<i>Đã thành đồng chí thành câu quân hành”. Họ muốn xả thân, muốn cống hiến tuổi </i>
trẻ, lịng nhiệt huyết của mình cho tổ quốc thân u.


Phải thế mà các văn nghệ sĩ, song song với việc cầm súng giết giặc vẫn có
trái tim nhạy bén của một người cầm bút trước hiện thực xót xa của cuộc chiến.
Phải nói rằng, trong chiến tranh, các nhà thơ, nhà văn đã làm việc hết mình để có
những trang thơ nóng hổi, tươi nguyên và thật nhất. Với nhà thơ Phạm Tiến Duật,
một người từng tham gia cuộc chiến cũng vậy. Là một cây bút tỏ ra sắc sảo và nhạy
bén với súng đạn, khói lửa chiến trường, Phạm Tiến Duật đã kịp ghi lại hiện thực
khốc liệt của cuộc chiến tranh. Thơ ông như khúc hành quân của những người ra
trận. Cùng với lứa thanh niên hăng hái:


Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>NỘI DUNG</b>


Theo Nguyễn Đăng Điệp, giọng điệu thơ là “một thước đo không thể thiếu
để xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ”. Mỗi thời đại thi ca,
mỗi vùng thi ca có giọng điệu riêng của nó, và mỗi nhà thơ tài năng đã định hình


được phong cách thì khơng thể khơng có một giọng điệu của riêng mình trong
giọng điệu chung của thời đại.


<b>1. Giọng điệu thơ Phạm Tiến Duật.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

phong cùng với tâm trạng nghĩ suy của họ đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật thoải mái,
tự nhiên với những nét sinh động:


“Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà”


(Gửi cô em thanh niên xung phong)
Phải chăng giữa sống chết ác liệt của chiến tranh, con người, cụ thể là anh bộ
đội, là cơ thanh niên xung phong cần có một cách nghĩ nhẹ nhõm, đôi khi bất chấp
để vượt qua những trở ngại trùng điệp trong cuộc sống đánh giặc. Chất thơ chân
thực, do vậy mà sâu xa, nó kết tinh từ sự từng trải của tác giả, chứ không phải từ
thứ chế tạo trên trang giấy để biểu dương tuyên truyền. Giọng thơ Phạm Tiến Duật
rất gần với câu nói thường ngày. Câu nói khác câu thơ là khơng du dương trau
chuốt, nó thơ mộc, giản dị, chân chất:


“Khơng có kính khơng phải vì xe khơng có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi


Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”


Lời thơ như câu văn xuôi, ngôn ngữ mộc mạc, nhịp điệu khoan thai mà gợi
tả rõ nét. Khơng chỉ có thế, bom đạn chiến tranh cịn làm cho những chiếc xe ấy


biến dạng thêm, trần trụi hơn nữa: “Khơng có kính rồi xe khơng có đèn/ Khơng có
<i>mui xe thùng xe có xước”. Phải là con người có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang</i>
tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó
thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhạc điệu, sự sáng tạo bất ngờ của hình ảnh, chi tiết…đã tạo nên chất giọng riêng,
khó lẫn.


Vật liệu xây dựng nên thơ Phạm Tiến Duật là việc thật của đời sống chiến
tranh, còn nguyên lấm láp cát bụi chiến hào. Nhiều câu thơ mấp mé giữa cái ranh
giới của thơ và văn xi: “Ngón chân đau buộc băng trắng tốt”, “Cái miệng em
<i>ngoa cho bạn cười giịn”- những câu nôm na, tự nhiên ấy đặt trong cả đoạn, chúng </i>
nâng đỡ, hòa hợp nhau trong một tiết tấu nhạc điệu để tạo nên nét độc đáo riêng của
thơ Phạm Tiến Duật.


“Một vết thương xoàng mà đi viện
Hàng cịn chờ đó tiếng xe reo


Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo”
(Nhớ)


Rõ ràng, chất bề bộn, tất bật, căng thẳng của cuộc sống được nhà thơ ý thức
đưa vào thơ một cách nghệ thuật. Ngôn ngữ của cuộc sống đời thường đi vào thơ tự
nhiên, súc tích, diễn tả được chân thật hiện thực và tình cảm.


<b>2. Giọng điệu chung của kiểu nhà thơ chiến sĩ.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

sướng. Cố nhiên đã quen chữ nghĩa thì thơ nó sẽ ra một cách hồn nhiên”. Cảm
hứng và âm điệu chủ yếu của thơ giai đoạn này là cái hùng, có bi thì cũng là


cái bi trong hùng. Thơ chiến tranh có ở cả hai miền trong thời chia cắt đất
nước. Hai mươi năm chiến tranh bom đạn máu lửa xương thịt, các nhà thơ ở
hai miền đều đã dấn thân, nhập cuộc và thơ của họ đều xoáy vào số phận đất


nước và cá nhân (cố nhiên, mỗi bên theo cách của mình). Giọng điệu chung của


các nhà thơ giai đoạn này là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân
ta, ca ngợi sức chịu đựng và tinh thần tiến công giặc Mỹ của quân và dân ta ở mọi
lúc mọi nơi, ở mọi tình huống gay go ác liệt. Giọng điệu này có ở cả các nhà thơ đã
trưởng thành từ trước cách mạng, như Xuân Diệu, Chế Lan Viên…và đặc biệt là ở
đội ngũ các nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, tiêu biểu như
Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ,
Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ…


“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng


Ôi Tổ quốc nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”


(Chế Lan Viên)
“Dù đạn bom man rợ thét gào


Dù thân thể thiên nhiên mang đầy thương tích
Dù cách xa nhau hai ngả đường chiến dịch


Ta vẫn thường hái hoa tặng nhau”


(Dương Hương Ly)



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

“<i>xa nhau không hề rơi nước mắt</i>” (Nam Hà), và nếu có khóc thì đó là “<i>những</i>
<i>giọt long lanh nóng bỏng sáng ngời, chảy trên bình minh đang hé giữa làn </i>


<i>mơi, và rạng đông đã hừng trên nét mặt, một rạng đông với màu hồng ngọc</i>”


(Nguyễn Mỹ). Hai người yêu chia tay nhau “<i>anh ôm em, và ôm cả khẩu súng </i>


<i>trường bên vai em</i>” (Nguyễn Đình Thi). Khơng thể khác được, vì tình riêng


nằm trong tình chung, ngay từ thời chống Pháp đã vậy, “<i>anh yêu em như anh </i>


<i>yêu đất nước</i>” (Nguyễn Đình Thi), đến cả nỗi đau mất người yêu thương cũng


chỉ là “<i>một tấm lòng trong vạn tấm lòng</i>” khi “<i>nhớ nhau anh gọi em đồng </i>


<i>chí</i>” (Vũ Cao). Nghĩa lớn tình chung buổi vận nước mất còn đã ràng buộc mọi


số phận cá nhân và tình cảm riêng tư vào cộng đồng.


Để khẳng định chủ nghĩa anh hùng cách mạng một cách sâu sắc hơn, các tác
giả không chỉ dừng lại ở sự mô tả chiến thắng, ca ngợi các chiến cơng, mà cịn ca
ngợi sự mất mát, hy sinh. Biết bao bài thơ đã nói về những tổn thất to lớn, những
khổ đau tột bậc mà con người Việt Nam đã phải chịu đựng. Nhưng viết về hy sinh
nhiều hơn viết về cái chết nói chung. Nghĩa là các nhà thơ tập trung ca ngợi cái
chết oanh liệt, cái chết lạc quan, cái chết đẹp đẽ gây mầm cho sự sống.


“Cái chết bay ra từ nòng súng quân thù
Nhận cái chết cho đồng đội sống
Ngực chặn lỗ châu mai Hùng đứng thẳng



Đồng đội xơng lên nhìn rõ Hùng cười”


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

“Em nằm dưới đất sâu


Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh
Có phải thịt da em mềm mại trắng trong


Đã hóa thành những làn mây trắng ?”


(Lâm Thị Mỹ Dạ)


Các nhà thơ không đi sâu vào cái mất mà lấy cái mất để khẳng định giá trị
của cái được.


“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tỳ súng trên xác trực thăng


Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>KẾT LUẬN</b>


Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã mở ra một thời đại mới trong thi ca, lôi cuốn
một đội ngũ sáng tác đông đảo, tài hoa. Trong dàn đồng ca không hề đơn điệu ấy,
Phạm Tiến Duật được xem là “con phượng hoàng” thơ. Tiếng thơ của ơng bắt đầu
cất lên từ khói lửa chiến tranh. Trước khi cầm bút viết nên những vần thơ, ông đã
biết cầm chắc khẩu súng đi dọc chiến trường. Từ đó, trong dịng chảy thơ ca hiện
đại Việt Nam đã ghi thêm tên của một nhà thơ có khí chất mạnh mẽ, ngang tàng và


có bản lĩnh nghệ thuật vững vàng.


Dù viết về đề tài gì, thơ Phạm Tiến Duật vẫn mang những nét hóm hỉnh rất
riêng, rất lính, khó ai có thể bắt chước được cái giọng đùa đùa tếu tếu ấy.


Từ chất giọng rất riêng của Phạm Tiến Duật ta có thể nhận ra giọng điệu
chung của một thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì chống Mỹ. Đó là giọng
điệu hào hùng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ngợi ca cuộc chiến đấu oanh
liệt của quân và dân ta trên khắp các chiến trường. Âm điệu hùng tráng, cảm hứng
lãng mạn sử thi chi phối toàn bộ tư duy nghệ thuật của người cầm bút. Nếu thơ nói
đến cái bi thì cái bi ấy phải được lồng ghép trong cái hùng, nói mất mát đau thương
cũng chỉ nhằm nêu bật khí chất anh hùng của người chiến sĩ cách mạng. Vào thời
điểm mỗi nhà thơ là chiến sĩ, mỗi bài thơ là một vũ khí cách mạng. Trong cảnh
bom đạn, trong tiếng gầm rú của máy bay địch, những thi phẩm được đảm bảo
bằng máu đã ra đời. Đó là tiếng thơ của một thế hệ đầy gian khổ nhưng rất đỗi tự
hào.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×