Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Vùng du lịch Bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.23 KB, 81 trang )

BỐ CỤC
1. Khái quát chung
2. Tiềm năng du lịch của vùng
2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên
2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn
3. Hiện trạng sản phẩm du lịch vùng
3.1. Cơ sở hạ tầng
3.2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng sản phẩm du lịch tại
vùng
4. Định hướng và xây dựng sản phẩm du lịch tại vùng
5. Định hướng thị trường cho sản phẩm du lịch tại vùng
6. Giải pháp và kiến nghị

NỘI DUNG
1. Khái quát chung

1


- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (DLBTB) nằm ở vị trí trung gian của đất nước, là
cầu nối giữa hai trung tâm lớn nhất cả nước (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh).
- Vùng du lịch này gồm 6 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hóa,
-

Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.
Tổng diện tích: 51.524,6 km2
Dân số: 10.092,9 nghìn người
Mật độ trung bình: 196 người/ km2
Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc của vùng giáp với Hịa Bình, Ninh Bình


+ Phía Nam giáp với TP. Đà Nẵng và Quảng Nam
+ Phía Tây giáp Trường Sơn và CHDCND Lào
+ Phía Đơng giáp biển Đông (vịnh Bắc Bộ)
Đây là mảnh đất đầy biến động trong suốt chiều dài lịch sử, có lẽ khơng một

vùng đất nào trên đất nước ta lại cón hiều nét tương phản sâu sắc và đạt nhiều cực
trị như vùng này, cả về kinh tế - xã hội lần lịch sử.
Sơng Gianh là giới tuyến trong suốt thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh. Sông
Bến Hải suốt 20 năm là ranh giới phân chia hai miền Nam – Bắc. Tiếng súng đầu
tiên ở Cửa Hnà mở đầu cho thời kì thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta. Cuộc
đọ sứ đầu tiên giữa quân giải phóng và bọn xâm lược Mỹ diễn ra ở Núi Thành đã
khẳng định chân lý vĩ đại: chúng ta có thể thắng được giặc Mỹ. Ngay từ thế kỉ
XVIII, Hội An đã là một thương cảng sầm uất trong mối quan hệ giao bang quốc
tế.
2. Tiềm năng tài nguyên du lịch
2.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1. Địa hình

2


Địa hình của vùng du lịch Bắc Trung Bộ tương đối đa dạng, bao gồm các
khu vực đồi núi, đồng bằng, biển và đảo, trong đó 4/5 diện tích tự nhiên là đồi núi
và các đồn cát, địa hình bị chia cắt mạnh trên nền địa chất phức tạp, độ dốc địa
hình khá lớn, hướng chung của địa hình là thấp dần từ Tây sang Đông.
Miền núi của vùng du lịch Bắc Trung Bộ tiếp nối miền núi Trường Sơn Bắc
của vùng du lịch Bắc Bộ. Đại bộ phận núi này là núi thấp, kéo dài từ Tây Nghệ An
tạo thành 1 dải hẹp chạy dọc biên giới Việt – Lào với các đỉnh cao trên 1000m như
Động Ngai (1.774m), núi Mạng (1.708m) và một số đỉnh cao trên 2000m. Nhìn
chung ở đây có địa hình tương đối dốc (thường trên 25 0), có hệ thống đèo dạng yên

ngựa và nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn với đèo Ngang
( Quảng Bình), dãy núi thầy với đèo Lý Hịa (Quảng Bình), dãy Bạch Mã với đèo
Hải Vân( Thừa Thiển – Huế).
Tóm lại, miền núi của vùng du lịch Bắc Trung Bộ cheo leo, hiểm trở và bị
chia cắt mạnh. Tuy nhiên các dạng địa hình miền núi ở đây có ý nghĩa lớn đối với
hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch thể thao leo núi, du lịch sinh thái, du lịch mạo
hiểm.
Hệ thống đồng bằng ven biển vùng du lịch Bắc Trung Bộ bao gồm đồng
bằng Bình - Trị - Thiên. Các đồng bằng này có đặc điểm chung là nhỏ hẹp, kéo
dài theo bờ biển với nét văn hóa đặc trưng khơng một nơi nào có được là hệ thống
giồng cát, đụn cát và tràng cát ven biển thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Các
đồng bằng của vùng ngoài giá trị cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân,
còn là nơi cung cấp điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cồn cát, du lịch đồng
quê.

3


Vùng du lịch Bắc Trung Bộ là vùng kết thúc sự xuất hiện của địa hình Karts
trên diện rộng ở Việt Nam. Khu vực karts có ý nghĩa lớn với du lịch của vùng là
Phong Nha Kẻ Bàng với độ cao trung bình là 900m. Vùng núi đá vơi này tuy thấp
nhưng cheo leo, hiểm trở, k có sơng suối, đường đi, chỉ ven rìa mới có vài thung
trịn và hang động. Tại nơi đây có 1 hệ thống hang động đẹp nhất Việt Nam. Các
nhà khoa học đã sơ bộ khảo sát và xác định được hang động trong vùng có tổng
chiều dài 73km/135km hang động trên tồn lãnh thổ Việt Nam.
Trong số các hang động của vùng thì động Phong Nha có giá trị nhất về du
lịch. Tại hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha tổ chức tại Quảng
Bình (7/1997) đã tổng kết có 7 cái nhất của động này so với các hang động khác ở
nước ta; hang nước dài nhất; cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát và đá rộng nhất; hồ
ngầm đẹp nhất; hệ thống thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; sông ngầm dài nhất

( 13.469m); hang khô rộng và đẹp nhất. Đây cũng là một trong những hang động
nước đẹp nhất thế giới và được mệnh danh là “ phong nha đẹp nhất động”. Năm
2013, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên
thế giới.
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ là vùng có tất cả các vùng đều giáp biển.
Đường bờ biển của vùng dài hơn 300km, được phủ bởi cát vàng hoặc cát trắng và
những mỏm núi nhô ra biển chắn ngang các dải cồn cát. Đường bờ biển tương đối
bằng phẳng, có độ dốc trung bình 2-3o. Bên cạnh đó, vùng ven biển ở đây cịn có
nhiều đầm phá, tập trung ở ThừaThiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, thuận lợi cho
việc tổ chức các hoạt động sinh thái, nghỉ mát, tham quan.
Các bãi biển trong vùng nhìn chung đều là các bãi tắm đẹp, thoải, cát trắng
mịn, nước biển trong xanh. Phần lớn các bãi biển nằm gần đường quốc lộ, gần các
đô thị, điểm dân cư, nhiều danh thắng, cơng trình văn hóa nổi tiếng phục vụ cho
4


việc khai thác phục vụ du lịch. Có thể kể đến các bãi biển nổi tiếng ở đây như
Cảnh Dương, Thuận An, Lăng Cơ, Nhật Lệ, Sầm Sơn, Cửa Lị…
Ở ven biển vùng du lịch Bắc Trung Bộ còn hàng loạt các đảo nhiều đảo có
giá trị hoạt động du lịch biển như Cù Lao Chàm…
Tóm lại, Bắc Trung Bộ nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ
xuống Vịnh Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn. Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia
cắt phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ
An), dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)... sơng Mã (Thanh Hố), sơng Cả (Nghệ An), sơng
Nhật Lệ (Quảng Bình)... Cấu trúc địa hình gồm các cồn cát, dải cát ven biển, tiếp
theo là các dải đồng bằng nhỏ hẹp, cuối cùng phía Tây là trung du, miền núi thuộc
dải Trường Sơn Bắc. Nhìn chung địa hình Bắc Trung Bộ phức tạp, đại bộ phận
lãnh thổ là núi, đồi, hướng ra biển, có độ dốc, nước chảy xiết, thường hay gây lũ
lụt bất ngờ gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
2.1.2. Khí hậu

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có khí hậu khá độc đáo. Về mùa đơng, vùng cịn
chịu ảnh hưởng ở 1 mức độ nhất định của gió mùa Đơng Bắc.
Nhiệt độ trung bình của vùng du lịch Bắc Trung Bộ từ 24-25 oC ở đồng bằng,
lên vùng núi cao thấp hơn khoảng 22-23oC. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ
trung bình dđạt từ 20C ở đồng bằng. Tháng 6, 7 là tháng nóng nhất, nhiệt độ trung
bình khoảng 29,5 oC. Tổng nhiệt độ hoạt động từ 8.500 – 9000C / năm.
Lượng mưa ở đây rất lớn đạt 2000 - 2500mm. Số ngày mưa trong năm
nhiều, từ 140 - 150 ngày bắt đầu từ khoảng tháng 8 và kết thúc vào khoảng tháng

5


1. Mưa chủ yếu vào mùa đông cũng là lúc du lịch tắm biển khơng cịn thích hợp.
Độ ẩm trong vùng rất cao từ 85 - 88 %.
Mùa đông thịnh hành là hướng gió Đơng Bắc (tần suất là 40-50%), mùa hạ
thịnh hành là hướng gió Tây Nam và Nam ( tần suất gần 50%).
Thơng qua phân tích trong tương quan giữa chế độ nhiệt và ẩm, có thể thấy
vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Hàng năm có khoảng 3 tháng rất thích hợp với sức
khỏe con người là vào các tháng XII, I, II. Bốn tháng khác ( III, IV, X, XI) là
những tháng có điều kiện tương đối thích hợp cho sức khỏe con người, khả năng
thuận lợi cho hoạt động du lịch, còn vào các tháng ( V- IX) thì thời tiết rất oi bức.
Tuy nhiên, các tháng này lại thuận lợi cho du lịch biển, làm giảm bớt cái nóng tại
các biển như : Cảnh Dương, Thuận An, Lăng Cơ, Sầm Sơn, Cửa Lị…
Tuy nhiên so với các vùng du lịch khác thì vùng du lịch Bắc Trung Bộ có khí
hậu khắc nghiệt nhất. Thiên tai thường xun xảy ra như gió Tây khơ nóng (gió
Lào) , mưa bão kèm theo lũ lụt, hạn hán gây ảnh hướng lớn tới các hoạt động kinh
tế - xã hội của vùng nói chung và hoạt dộng du lịch nói riêng.
Tóm lại, khí hậu vùng du lịch Bắc Trung Bộ mang tính chất chuyển tiếp,
mùa đơng cịn tương đối lạnh và ẩm ướt ở tiểu vùng phía Bắc, mùa hạ nóng và
khơ. Thời kỳ thuận lợi cho hoạt động du lịch từ khoảng tháng 12 - 2, lúc này nhiệt

độ khơng khí ở mức vừa phải, khơng chịu ảnh hưởng của dông bão. Vào mùa hạ từ
tháng 4 – 9 nhiệt độ khơng khí tương đối cao, song ảnh hưởng của biển làm giảm
bớt mức độ nóng, thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Tuy nhiên, tháng 9 và tháng
10 là thời gian ít thuận lợi cho du lịch do chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa bão.
2.1.3. Thổ nhưỡng

6


Diện tích đất cát, sỏi, đất bạc màu chiếm tỷ lệ lớn. Có 3 loại đất chính là đất
đỏ vàng phân bố ở vùng trung du miền núi, thích hợp cho trồng cây công nghiệp
dài ngày và khai thác lâm nghiệp, trồng cây ăn quả; đất phù sa ven sông thích hợp
cây lương thực, hoa màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày; đất cát hoặc cát pha ven
biển chất lượng thấp chỉ trồng một số loại cây hoa màu, trồng rừng phi lao, bạch
đàn chống gió, cát.
Tài nguyên rừng của vùng chỉ đứng sau Tây Ngun và chính nó đã cung
cấp một phần quan trọng về gỗ và lâm sản hàng hố cho đồng bằng sơng Hồng,
đáp ứng một phần xuất khẩu của nước ta.
2.1.4. Thủy văn
Tài nguyên nước phục vụ phục vụ hoạt động du lịch ở vùng tương đối phong
phú. Bên cạnh nguồn nước mặt nhu sơng hồ thì hệ thống nước ngầm và nguồn
nước khoáng cũng rất đa dạng.
Mạng lưới thủy văn của vùng du lịch Bắc Trung Bộ khá phát triển với mật
độ 0,5 - 1,0km/km2, gồm các sông bắt nguồn từ Trường Sơn Đông đỏ ra biển.
Chúng có đặc tính chung là ngắn, dốc, lưu lượng nhỏ, ít phù sa và có lũ muộn về
mùa đơng phù hợp với mùa mưa đặc biệt ở đây. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của
từng lưu vực của vùng cửa sông và của chế độ mưa mà mỗi con sơng có nét riêng.
Các sơng chính của vùng du lịch Bắc Trung Bộ bao gồm sông Gianh, sông Nhật
Lệ, sông Hương, sơng Cả… Bên cạn mạng lưới sơng, cịn có một số hồ lớn trong
vùng như: hồ Bàu Tró… Nhìn chung hệ thống sông hồ đa làm phong phú thêm tài

nguyên du lịch trong vùng đặc biệt là sông Hương.Cùng với cảnh đẹp hai bên bờ,
dòng nước trong xanh, hiền hịa tạo điều kiện hình thành tuyến du lịch trên sông
nước, du lịch thể thao, đua thuyền, bơi lặn…
2.1.4.1. Sông
7


(1) Sông Gianh
Sông Gianh là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn
từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận
các huyện Minh Hóa, Tun Hố, Quảng Trạch, Bố Trạch để đổ ra biển
Đơng ở Cửa Gianh.
Dịng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là tây namđông bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu
chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó
tiếp nhận thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía tây. Phía
dưới thị trấn Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía
hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.
Sông Gianh dài khoảng 160 km, cắt qua quốc lộ 1 ở tây bắc Cửa Gianh
5 km. Diện tích lưu vực 4.680 km², độ cao trung bình 360 m, độ dốc trung bình
19,2%, lượng nước năm 7,95 km³ ứng với lưu lượng nước trung bình năm 252
m³/s, mơđun dịng chảy năm 53,8 l/s.km². Mùa lũ từtháng 9 đến tháng 11, chiếm
khoảng 60-75% lượng dòng chảy hàng năm. Dòng cát bùn khoảng
1,93x105 tấn/năm, ứng với độ đục trung bình năm 192 g/m³ và hệ số xâm thực 168
tấn/km² năm. Tàu thuyền có thể qua lại đoạn sơng ở hạ lưu, từ Cửa Gianh đến Ba
Đồn 6 km, đến thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa là 47 km.
Đoạn thượng lưu từ Khe Nét trở về nguồn dài khoảng 70 – 80 km, lịng sơng
nhiều thác ghềnh. Khoảng 20 km đầu nguồn đá đổ ngổn ngang trong lịng sơng.
Tới Đồng Tâm, lịng sơng rộng khoảng 80 – 90 m, lớn nhất 110–115 m. Đoạn từ
các xã Phù Hóa, Quảng Tiên tới thị trấn Ba Đồn (17°45′25″B, 106°25′10″Đ), lịng
sơng có 5 cồn, đảo nhỏ trên sơng, trong đó đảo dài nhất khoảng 3,8 km rộng nhất

khoảng 0,8 km. Ngay dưới Ba Đồn lịng sơng rộng tới 1 km.
8


(2) Sông Hương
Sông Hương hay Hương Giang là con sông chảy qua thành phố Huế và các
huyện, thị xã: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang đều thuộc tỉnh Thừa ThiênHuế, miền Trung Việt Nam.
Sơng Hương có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn.
Dịng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông,
ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác
nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đơng rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại
ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu
Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt
qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông
Hương.
Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sơng Hương dài 33km và chảy rất
chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy
quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa điểm
Điện Hịn Chén. Tại đây có một vực rất sâu.
Sơng Hương được cho là rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó
chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới.
Con sông chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông
Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Nó từng là nguồn cảm xúc của du
khách khi họ đi thuyền dọc theo dịng sơng để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe
những điệu ca Huế truyền thống.
Các cơng trình kiến trúc hai bên bờ sơng gồm thành quách, thị tứ, vườn
tược, chùa chiền, tháp và đền đài... ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến
con sơng thậm chí cịn mang thêm nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người ln
9



gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật lặng lẽ của Huế với dịng Sơng
Hương.
(3) Sơng Nhật Lệ
Sơng Nhật Lệ chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U
Bò, Co Roi (Trường Sơn) chảy ra Biển Đơng tại cửa Nhật Lệ.
Sơng có chiều dài 85 km với hai nhánh chính: sơng Long Đại (hay Đại
Giang) chảy qua huyện Quảng Ninh và sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy,
gặp nhau ở Trung Quán.
2.1.4.2. Hồ
*> Hồ Bàu Tró
Bàu Tró là tên của một hồ nước ngọt nằm giữa các đồi cát ven biển, ở phía
Đơng Bắc thành phố Đồng Hới. Nơi đây từ ngàn xưa, người nguyên thủy đã cư trú
quanh hồ. Dấu vết của người xưa đã chìm dần trong cát.
Di chỉ khảo cổ học Bàu Tró ở vào 106 độ 37’13" kinh độ Đơng, 17 độ
29’30" vĩ độ Bắc. Cuối mùa hè năm đó, nhà địa chất kiêm khảo cổ học Páttơ
(Etinen Patte) đã tổ chức khai quật Di chỉ Bàu Tró và cơng bố kết quả nghiên cứu
trong một báo cáo trên tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ (Viện Khảo cổ học ngày
nay) với nhan đề: "Về một di chỉ thời tiền sử đá mới, đống vỏ sị Ở Bàu Tró, Tam
Tịa gần Đồng Hới". Hiện vật thu được còn tàng trữ tại Viện bảo tàng lịch sử việt
Nam, gồm: 46 rìu đá, 140 mảnh tước, 2 hòn đá bằng thạch anh (Páttơ gọi là hòn
ghè: Perueteur), 1 dụng cụ đá dùng để tu chỉnh ép (Reto-uchoir), 14 bàn nghiền
hạt, 1 chì lưới, 1 số thổ hoàng (đá son), 1 đốt xương sống cá, vỏ sò, mảnh gốm vỡ,
v v...
Ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ cịn có hệ sinh thái đầm phá với giá trị về
điều hịa mơi trường sinh thái, về tiềm năng sinh vật, nuôi trồng và đánh bắt thủy
10


sản, làm muối, giao thông vận tải và đặc biệt là du lịch. Mơt số đàm phá có khả

năng phát triển du lịch ven bờ, điển hình là phá Tam Giang, đầm Cầu Hai. Cảnh
quan thơ mộng, nước trong xanh, yên tĩnh, có nhiều loại thủy sản chất lượng cao
( cua, ghẹ, cá dìa, mực ), dọc đầm phá có nhiều thắng cảnh, làng nghề , lễ hội
truyền thống , bãi biển tạo ra một loại du lịch độc đáo- du lịch đầm phá.
2.1.4.3. Nước khoáng
Các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ đều có tiêm năng nước khống , nước
nóng đa dạng và phong phú. Sự đa dạng và phong phú thể hiện ở thành phần hoá
học, các nguyên tố vi lượng, thành phần khí và khả năng sử dụng.
Các nguồn nước khống chủ yếu có thể khai thác phục vụ mục đích du lịch
ở đây bao gồm:
− Nước khống Bang (thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cách tp.Đồng
Hới 60km về phía Tây ). Nguồn nước khống duy nhất của Việt Nam có nhiệt độ
nước chảy trên mặt đất 105oC. Thành phần chính Si (H2SO3) 88mg/l. Cơng dụng:
chống viêm nhiễm, bảo vệ da, chữa bệnh ngoài da, viêm thàn kinh tọa, viêm xương
thấp khớp.
− Nước khoáng Trooc (huyện Bố Trạch, Quảng Bình ), nhiệt độ 43oC, thành
phần H2SiO3.Cơng dụng như nước khống Bang.
− Nước khống Nơ Bồ ( xã Ngư Hịa, Quảng Thạch, Quảng Bình ), nhiệt độ là
66oC.Thành phần bicacbonat, natri. Công dụng : chữa viêm nhiễm, dưỡng da, bệnh
phụ khoa, thấp khớp mãn tính.
− Nước khống Tân Lâm (Đông Hà - Quảng Trị), nhiệt độ là 48 oC, chứa
H2SiO3.Cơng dụng chứa một só bệnh về khớp.
− Nước khống Hướng Hóa (Hướng Hóa - Quảng Trị), nhiệt độ là 65 oC, chứa
bicaconat, sunfat, natri. Công dụng giống nước khống Tân Lâm, chống béo phì.
− Nước khống Thanh Tân ( Phong Sơn - Phong Điền - Thừa Thiên Huế cách
tp.Huế 32km về phía Tây Bắc ), nhiệt độ là 68oC, chứa bicaconat, canxi natri.
11


Cơng dụng: lợi tiểu, chống viêm, điêu hịa chức năng tiêu hóa và các bệnh về tiêu

hóa
− Nước khống Mỹ An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế, cách TP. Huế về phía
Đơng), nhiệt độ là 52oC, có mùi trương thối. Cơng dụng: chống viêm nhiễm, phụ
khoa, viêm xương.
− Nước khống Hương Bình (Hương Trà, Thừa Thiên Huế), nhiệt độ là 69 oC,
được sử dụng từ thời nhà Nguyễn. Công dụng lợi tiểu, bệnh gan - mật.
− Ngồi ra cịn có nước khống Động Nghèn ( Quảng Bình).
2.1.5. Tài ngun sinh vật
Sự phân hố về địa hình, khí hậu cũng như các hoạt động kiến tạo địa chất
đã tạo ra ở vùng du lịch Bắc Trung Bộ một hệ sinh vật phong phú và độc đáo.
Bắc Trung Bộ là cái nôi của hệ thực vật nhiệt đới ẩm ở Việt Nam, một trong
những trung tâm đa dạng sinh học cao không chỉ của Việt Nam mà cả toàn thế giới.
Bên cạnh sự đa dạng của các hệ sinh thái tren cạn, hệ sinh thái biển của vùng
du lịch Bắc Trung Bộ cũng hết sức đa dạng và phong phú. Có nhiều loại hải sản có
giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ, cá chuồn, cá nhám, tôm hùm, tom võ, vẹm
xanh, ốc tai voi, ngọc trai, rong mơ, rong câu,…. Đây là các đặc sản biển có sức
hấp dẫn cao với du khách.
Sự đa dạng sinh học của vùng du lịch Bắc Trung Bộ tập trung tại các vườn
quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên,… Tính đến năm 2009,
vùng này có 1 khu dự trữ sinh quyển ở Tây Nghệ An và 4 vườn quốc gia (Bến Én,
Pù Mát, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã) …Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn
quốc gia, khu dự trữ sinh quyển có giá trị cao đối với du lịch và nằm trên tuyến du
lịch của vùng nên khá thu hút khách du lịch, trong đó có nhiều khu trở nên nổi
tiếng cả trong và ngoài nước như Bạch Mã, Phong Nha - Kẻ Bàng .... Đây là nơi
lưu giữ tốt nhất nguồn gen động, thực vật quý hiếm, bảo tồn sinh thái và đa dạng
12


sinh học. Vì thế , chúng có ý nghĩa rất lớn về khoa học, kinh tế, giáo dục và du
lịch.

2.1.5.1. Khu dự trữ sinh quyển
*> Khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An
Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được chính thức cơng nhận là khu
dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007 với trung tâm là Vườn quốc gia Pù
Mát. Đây là Khu dự trữ sinh quyển thứ 6 của Việt Nam được UNESCO công nhận.
Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển có diện
tích lớn nhất khu vực Đơng Nam Á với tổng diện tích 1.303.285ha; là hành lang
xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo nên sự liên tục về habitas và các
sinh cảnh duy trì hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc giảm bớt khó
khăn về chia cắt nơi sống do các hoạt động kinh tế của con người tạo ra.
Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An có diện tích 1.303.285ha, thuộc
địa bàn 9 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương, Quỳ
Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Anh Sơn; trong đó Vườn quốc gia Pù
Mát làm trung tâm đang lưu giữ nhiều nguồngen quý về động, thực vật với đầy đủ
đại diện của 4/5 lớp quần hệ (rừng thưa, rừng kín, cây bụi và cây thảo).
Trong số gần 2.500 lồi thực vật bậc cao có mặt tại khu vực này, thì có gần
2.000 lồi thuộc nhóm chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ 74%, là yếu tố chủ đạo cấu
thành nên hệ sinh thái rừng nhiệt đớivà á nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Khu hệ
động vật hiện có 130 lồi thú lớn, nhỏ, 295 lồi chim, 54 lồi lưỡng cư và bị sát,
84 lồi cá, 39 loài dơi, 305 loài bướm ngày, 14 loài rùa, hàng ngàn lồi cơn
trùng khác.

13


Đặc biệt, khu DTSQ có đặc trưng văn hóa-nhân văn nổi bật của cộng đồng
người Thái, với những giá trị bản địa sâu sắc và không thể bỏ qua giá trị cội nguồn
của tộc người Ơ Đu có dân số ít nhất trong cộng đồng dân cư Việt Nam.
Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao đại

diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa
dạng bao gồm: núi, đất ngập nước,suối và sinh cảnh khác. Đây là khu vực duy nhất
của miền Bắc cịn lại một diện tích lớn rừng ngun sinh đang được bảo vệ tốt, đặc
biệt là khu vực dọc biên giới Việt Lào. Trong khu vực có 1.297 lồi thực vật đã
được điều tra và ghi nhận. Một báo cáo gần đầy nhất thì khu vực này có khoảng
2.500 lồi, trong đó có khoảng 2.000 lồi thực vật bậc cao (74%); có 130 lồi động
vật lớn nhỏ đã được ghi nhận, trong đó có một số lồi đặc biệt q hiếm như: sao
la, hổ, thỏ vằn trường sơn...; 295 loài chim; 54 lồi lưỡng cư và bị sát; 83 lồi cá
và 39 lồi dơi. Đây cũng là nơi có tính đa dạng về văn hóa dân tộc lớn nhất trong
số các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam với 9 dân tộc. Đặc biệt có 2 dân tộc chỉ có
duy nhất ở Nghệ An và đang trong tình trạng bị suy thối, mai một nghiêm trọng
về bản sắc văn hóa đó là dân tộc Đan Lai (cịn khoảng 3.000 nhân khẩu ở
huyện Con Cng) và dân tộc Ơ Đu (cịn khoảng 570 nhân khẩu ở huyện Tương
Dương). Đây là khu vực nghiên cứu lý tưởng về sự biến đổi khí hậu toàn cầu và tác
động của con người với các đỉnh núi cao như Pù Xai Lai Leng, Pù Đen Đin Pù
Mát....
2.1.5.2. Vườn quốc gia
(1) Vườn quốc gia Bạch Mã.
Vườn quốc gia Bạch Mã là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế,
cách thành phố Huế 40 km. Được thành lập theo quyết định số 214 - CT ngày 15
tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam.
14


Với diện tích 22.030 ha, chủ yếu nằm trên 2 huyện Phú Lộc và Nam
Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đỉnh Bạch Mã với độ cao 1.450 m so với mực
nước biển là đỉnh núi cao nhất của vườn.
Quyết định số 01/QĐ - TTg gày 02 tháng 1 năm 2008, của Thủ tướng Chính
phủ nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định mở rộng diện tích vườn
quốc gia Bạch Mã lên thành 37.487 ha. Diện tích vườn quốc gia Bạch Mã sau khi

mở rộng nằm trên 3 huyện: huyện Phú Lộc và huyên Nam Đông thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế và huyện Đơng Giang thuộc tỉnh Quảng Nam.
Vườn có tính đa dạng sinh học cao. Thực vật ở đây gồm 2147 lồi, trong đó
có một số lồi hiếm và có giá trị như hồng đàn giả, trầm hương. Động vật đã ghi
nhận được 1.493 lồi, đặc biệt có một số loài thú mới được phát hiện ở Việt
Nam như sao la.
Về côn trùng, vườn quốc gia Bạch Mã đã xác định được 894 loài của 580 chi
và nằm trong 125 họ và 17 bộ, gồm bộ Cánh vảyvới 310 loài, 190 chi, 22 họ; bộ
Cánh cứng với 200 loài, 145 giống, 17 họ. Bộ Cánh nửa có 60 lồi, 47 chi và 12
họ. Chiếm số lượng thấp nhất là bộ Cánh da với 3 loài, 3 chi và 3 họ.
(2) Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Trước khi trở thành một vườn quốc gia, khu vực này đã là một khu bảo tồn
tự nhiên. Khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích 5000 ha đã đượcChính
phủ Việt Nam chính thức cơng bố ngày 9 tháng 8 năm 1986 và đã được mở rộng
thành 41.132 ha vào năm 1991. Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính
phủ đã có quyết định số 189/2001/QĐ - TTg chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên
Phong Nha-Kẻ Bàng thành vườn quốc gia với tên gọi như hiện nay.

15


Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có tọa độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ
bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh đông, nằm trong địa bàn các xã Tân
Trạch,Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình. Cửa động Phong Nha - Kẻ Bàng có tọa độ 17°34'54.15"B và
106°16'58.83"T.
Phong Nha - Kẻ Bàng cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây
Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía bắc. Phía tây vườn quốc gia này
giáp khu vực bảo tồn Hin Namno, một khu vực carxtơ nằm ở tỉnh Khăm
Muộn, Lào.

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tổng diện tích là 85.754 ha, bao
gồm:
 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 64.894 ha
 Phân khu phục hồi sinh thái: 17.449 ha
 Phân khu dịch vụ hành chính: 3.411 ha.
Trong khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có dân của
12 xã với tổng diện tích thuộc vùng đệm là 1479,45 km² thuộc huyện Minh
Hóa (các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hoa, Thượng Hóa); Bố Trạch (các xã Tân
Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch)
và huyện Quảng Ninh, Quảng Bình (xã Trường Sơn). Các khu vực dân cư này chủ
yếu sống ven các sông lớn như sông Chày, sông Son và các các thung
lũng có suối phía đơng và đơng bắc của vườn quốc gia này. Các khu vực này thuộc
khu vực vùng sâu vùng xa của Quảng Bình, có điều kiện hạ tầng cơ sở như
đường giao thông, điện, giáo dục, y tế kém phát triển. Dân cư ở đây chủ yếu sống
bằng nghề nông, khai thác lâm sản.
16


Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong hai khu vực đá vôi lớn
nhất thế giới. So với 41 di sản thế giới khác có carxtơ, Phong Nha - Kẻ Bàng có
các điều kiện địa hình, địa mạo và sinh vật khác biệt. Carxtơ tại đây có niên đại từ
thời kỳ Đại Cổ Sinh, 400 triệu năm trước, do đó Phong Nha - Kẻ Bàng là vùng
carxtơ lớn cổ nhất châu Á. Nếu như khu vực Hin Namno, một khu vực bảo tồn tự
nhiên của tỉnh Khăm Muộn, Lào, giáp Phong Nha - Kẻ Bàng về phía tây được kết
hợp thành một khu bảo tồn liên tục, thì khu vực bảo tồn này sẽ là khu rừng carxtơ
cịn tồn tại lớn nhất ở Đơng Nam Á với diện tích 317.754 ha.
Tại Phong Nha - Kẻ Bàng có một hệ thống gồm khoảng 300 hang động lớn
nhỏ. hệ thống động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hồng gia Anh
(BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các
sơng ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, những bờ cát rộng và đẹp nhất,

những thạch nhũ đẹp nhất.
So với 3 vườn quốc gia khác đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới
khác ở Đông Nam Á (Vườn quốc gia Gunnung Mulu ở Malaysia ở Palawan của
Philippines và Vườn quốc gia LorentZ ở Tây Irian của Indonesi) và một số khu vực
carxto khác ở Thái Lan, Trung Quốc, Papua New Guinea thì caxto ở Vườn quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng có tuổi già hơn, cấu tạo địa chất phức tạp hơn và có hệ
thống sông ngầm đa dạng và phức tạp hơn.
- Hệ thống động Phong Nha:
Cho đến nay, các nhà khoa học đã khảo sát 44,5 km hang động nhưng du
khách bình thường chỉ có thể vào được 1500 m. Hệ thống động Phong Nha có các
hang động đáng chú ý sau:
 Hang Tối: nằm trên thượng lưu sông Son. Hang này có chiều dài 5.258 m và
cao 83 m,dài 736 m.
17


 Hang Chà An: dài 667 m và cao 15 m.
 Hang Thung: có sơng ngầm dài 3351 m.
 Hang Én: dài 1645 m và cao 78,6 m, có bãi cát bên trong, là nơi sinh sống
của én.
 Hang Khe Tiên: tọa lạc phía nam Phong Nha, dài 520 m.
 Hang Khe Ry: tọa lạc ở phía nam Phong Nha.
 Hang Khe Thi.
- Hệ thống động vòm:


Hang Vòm: dài 15,05 km và cao 145 m có nhiều thạch nhũ và măng đá đẹp.




Hang Đai Cao: dài 1645 m và cao 28 m.



Hang Duột: dài 3,927 m và cao 45 m, có bãi cát mịn.



Hang Cá: dài 1.500 m cao 62 m.



Hang Hổ: dài 1.616 m và cao 46 m



Hang Over: dài 3.244 m và cao 103 vời chiều rộng trong khoảng 30–50 m.



Hang Pygmy: dài 845 m.



Hang Rục Caroòng: nơi sinh sống của người thiểu số Arem. Họ sống trong

hang động và săn bắn hái lượm tự nhiên.
- Hệ thực vật:
Vườn quốc gia này là một bộ phận của vùng sinh thái Trường Sơn. Cho đến
nay, chủng loại thực vật lớn nhất ở đây là rừng thường xanh ẩm, rậm nhiệt đới trên

đá vôi cao 800 m so với mực nước biển. 96,2% diện tích khu vườn quốc gia này
được rừng bao phủ; 92,2% là rừng nguyên sinh; 74,7% (110.476 ha) khu vườn
18


quốc gia này là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vơi có độ cao dưới 800 m;
8,5% (12.600 ha) là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vơi có độ cao trên 800
m; 8,3% (12.220 ha) là rừng ẩm nhiệt đới trên đất núi đất có cao độ dưới 800 m,
1,3% (1.925 ha) là bụi cây và cỏ và cây rải rác trên đá vôi; 2% (2.950 ha) là cỏ, bụi
cây và cây rải rác trên núi đất; 180 ha là rừng tre nứa và mây song; thảm cây nông
nghiệp 521 ha.
Theo số liệu thống kê mới nhất, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là
rừng ngun sinh trên núi đá vơi điển hình với các loại thực vật đặc trưng
như:nghiến (Burretiodendron

hsienmu), chò

đãi (Annamocarya spp), chò

nước (Plantanus kerii) và sao (Hopea spp). Thực vật có mạch 152 họ, 511 kiểu gen,
876 lồi thực vật có mạch, trong dó có 38 lồi nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 25
loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 13 lồi đặc hữu Việt Nam, trong đó có sao và
cây họ Dầu (Dipterocarpaceae).
Ở vườn quốc gia này có một khu vực rừng bách xanh được phân bổ trên
đỉnh núi đá vơi có diện tích khoảng trên 5000 ha, có khoảng 2500 cây với mật độ
600 cây/ha. Các cây bách xanh ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có tuổi 500
- 600 năm. Bởi hiện trên thế giới chỉ có 3 lồi bách xanh đã được nhận diện. Đây là
quần thể bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) lớn nhất Việt Nam. Lồi bách
xanh này nằm trong nhóm 2A theo quy định tại công văn số 3399/VPCP-NN (ngày
21 tháng 6 năm 2002) đính chính cho nghị định 48 của Chính phủ, thuộc nhóm quý

hiếm, hạn chế khai thác.
Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, phối hợp
với Trung tâm nghiên cứu khoa học và Cứu hộ của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng phát hiện thêm tại vườn quốc gia này 1.320 loài thực vật mới, trong đó có
một số quần thể thực vật lớn được đánh giá là đặc biệt quý hiếm.

19


Các nhà khoa học cũng phát hiện 3 loài lan hài quý hiếm, và rừng bách xanh
núi đá duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Lan Hài ở đây có ở vườn quốc gia
Phong Nha-Kẻ Bàng có 3 lồi: lan hài xanh (Paphiopedilum malipoense), lan hài
xoắn (Paphiopedilum dianthum), lan hài đốm (Paphiopedilum concolor). IUCN
(Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới) trong năm 1996 đã xếp lan hài là loài đang
đứng trước nguy cơ diệt vong rất cao (tuyệt chủng trong tương lai gần).
- Hệ động vật:
Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10
bộ, nổi bật nhất là hổ và bị tót, lồi bị rừng lớn nhất thế giới, 302 lồi chim, trong
đó có ít nhất 43 lồi nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế
giới; 81 lồi bị sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế
giới); 259 loài Bộ Cánh vẩy; 72 loài cá, trong đó có 4 lồi đặc hữu Việt Nam.
Năm 1996, ở đây có lồi cá mới phát hiện ở Việt Nam.Linh trưởng có 10 lồi linh
trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong
Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang (thú). Phong Nha-Kẻ
Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia
và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới.
Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc nhất
Đơng Nam Á. Năm 2002, nhà khoa học Đức Thomas Zegler đã phát hiện ra một
lồi thằn lằn tai mới có tên là Tripidophrus Nogei tại vùng núi Karst thuộc khu
vực Chà Nịi. Lồi thằn lằn này đã được đăng trên số báo 114 (2) phát hành tháng 7

năm 2007 của tạp chí Revue Suise De Zoologie. Các nhà khoa học đã đặt tên loài
này là Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng (danh pháp khoa học: Cyrtodactylus
phongnhakebangensis). Các nhà khoa học Đức đã xây dựng một khu giới thiệu
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tại Vườn thú Köln để giới thiệu sự đa dạng
sinh học của vườn quốc gia này, ở đây cũng phát hiện ra loại rắn mai gầm mới.
20


Qua một thời gian khảo sát, các nhà khoa học Đức, Nga và Việt Nam đã phát hiện
thêm 10 loài mới trong vườn quốc gia này, trong đó bao gồm 5 loài rắn, 5 loài tắc
kè, thằn lằn, nhiều loài trong số mới phát hiện này là động vật đặc hữu ở đây.
Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Nga thuộc Viện Động vật
hoang dã Sankt-Peterburg, các nhà khoa học Đức của Vườn thú Köln đã phát hiện
thêm tại vườn quốc gia này hơn 100 loài mới trong khu hệ cá. Mười loại cá chưa
từng thấy ở Việt Nam đã được phát hiện ở vườn quốc gia này.
Trong 3 loài cá ở Phong Nha-Kẻ Bàng được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam thì
đã có 2 lồi cá chình. Đó là cá Chình hoa (Anguilla marmorota) và cá Chình
mun (Anguilla bicolo).
Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Thế giới (FFI) đã tiến hành khảo sát và
đã có báo cáo cho rằng Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 4 lồi được xếp
vào diện nguy cấp trên phạm vi tồn cầu, đó là voọc Hà Tĩnh, voọc đen
tuyền, voọc ngũ sắc và vượn đen má trắng.
Ngày 27 tháng 2 năm 2005, một đàn bị tót với số lượng lớn xuất hiện tại
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Năm 2010, một lồi bọ cạp mới có tên khoa học là Vietbocap canhi, tên
tiếng Việt là bọ cạp Cảnh đã được phát hiện tại động Tiên Sơn. Năm 2012, một
loài bọ cạp mới có tên khoa học làVietbocap thienduongensis. Tên tiếng Việt là bọ
cạp Thiên Đường đã được phát hiện tại hang Thiên Đường.
(3) Vườn quốc gia Bến Én
Nằm cách thành phố Thanh Hố 46 km về phía Tây nam, vườn quốc gia Bến

En là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với bất kỳ ai yêu thích vẻ nguyên

21


sơ của tạo hoá. So với các Vườn quốc gia ở phía Bắc như: Ba Bể, Ba Vì, Tam Đảo,
Cúc Phương .. vườn Bến En có tầm cỡ thực sự về tiềm năng du lịch sinh thái.
Vườn Bến En trải rộng trên 2 huyện Như Xuân và Như Thanh với tổng diện
tích 16.634ha, chia làm 3 khu vực chính, trong đó khu bảo tồn nguồn gien là nơi
'cấm địa' của vườn (chỉ những nhà khoa học mới được phép tìm hiểu, nghiên cứu),
ở đây hệ thực vật rất phong phú với hàng trăm lồi, bộ, họ (Có họ có tới 10 loài)
như các loại cây lim xanh rất đặc trưng (có cây lên tới cả ngàn tuổi) cây trị trĩ và
các lồi thuốc nam q … Tính đặc trưng của vườn có những nét đẹp và phong
phú rất khác các vườn quốc gia khác. Hệ động vật cũng vậy, các loài quý hiếm ở
đây là voi, hổ, gấu, chim …tồn tại trong 37 bộ, 96 họ, 216 giống và 309 loài, các
loài Voi, Vượn má trắng, hổ ...thuộc loại quý hiếm đang được bảo vệ. Tuy nhiên, ở
phân khu du lịch sinh thái dường như gần gũi với du khách hơn cả. Khu này gồm
lịng hồ được hình thành bởi 4 con suối và con sơng Mực có diện tích rộng khoảng
3.500 ha, nước bốn mùa xanh biếc, tĩnh lặng trong quần thể khơng gian trời, mây,
non, nước hữu tình. Du khách sẽ thoả lòng khi đến thăm 21 hòn đảo với những sắc
thái rất khác nhau bằng các chuyến ca nơ, xuồng máy ....Đặc biệt, tại đây có 8
tuyến đi du lịch trên hồ thăm các ốc đảo. Trong 8 tuyến đi (cơ bản tuỳ theo sự lựa
chọn của khách) tuyến ngắn nhất là 1,5km và tuyến dài nhất 8,5km.
Du khách có thể đến thăm đảo động vật, đảo thực vật, chiêm ngưỡng hang
Dơi, ngắm cảnh hang động với nhiều hình thù kỳ lạ được sắp đặt bởi bàn tay của
tạo hố. Hơn thế nữa, du khách có thể đi vào các bản làng của người H'Mông,
người Thổ uống rượu cần … hoàn toàn phù hợp với tour du lịch cộng đồng. Ở các
đảo động vật, các loài thú được bảo vệ, ni nấng theo hình thức bán hoang dã nên
mọi hoạt động sinh hoạt của nó đều tự nhiên đến lý thú. Trong đảo thực vật bao
gồm tất cả các lồi cây có tên ở Việt Nam, được trồng phân theo từng loại, từng bộ,

họ … đã phục vụ rất tốt cho các nhà khoa học, ngành lâm nghiệp, môi trường sinh
thái và khách du lịch …
22


Trên tuyến bộ bắt đầu từ trung tâm vườn đi lên khu phía Bắc, chúng ta sẽ bắt
gặp những cảnh quan không kém phần hấp dẫn so với nội khu. Đó là cụm núi đá
Hải Vân tồn tại song song với 21 hịn đảo trong lịng hồ, cụm di tích hang Lò Cao
kháng chiến - nơi Giáo sư Trần Đại Nghĩa từng chế tạo vũ khí từ năm 1945 phục
vụ kháng chiến chống Pháp. Đi xa hơn nữa, khách du lịch có thể đến Phủ Sung,
Phủ Na - nơi nhân dân vẫn thường tổ chức phường hội cúng tế trời đất … Tiếp đó
là quần thể thắng cảnh hang Ngọc, cây lim trăm tuổi như biểu tượng của vườn.
Trong hang Ngọc, một suối nước trong vắt, theo quan niệm nếu tắm được ở đây có
nghĩa là đã cởi bỏ được những tục trần nặng nhọc nhất của cuộc sống đời thường.
Có lẽ chính vì thế mà hang Ngọc tuy có xa hơn một chút so với các đảo trên lòng
hồ Bến En, song vẫn là điểm được khách đến đông hơn cả.
Đến Bến En, dù là du lịch sinh thái, song nếu đặt trước vẫn có thể được
hưởng những món ăn đặc sản như: món cá quả, cá mè.. rất to được bắt từ sơng
Mực có thể nướng hoặc luộc, hấp … Mùa hè có thể ăn thêm món trai dắt vách đá
(một loại nhuyễn thể gần giống với ốc) đặc biệt mang hương vị của rừng.
Bến En hôm nay đang được quan tâm chú ý đúng mức, đến khả năng du lịch
sinh thái và nhiệm vụ bảo tồn. Với những thế mạnh vốn có, có thể khẳng định
Vườn Quốc gia Bến En với đảo, rừng, sông, suối, hồ nước, hang động và sự trân
trọng của con người, Bến En sẽ là điểm du lịch sinh thái lý tưởng
2.2. Tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều di tích văn hóa – lịch sử có sức hấp dẫn
cao đối với khách du lịch. Cả vùng có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, với mật độ
trung bình 2 di tích/km2. Tuy nhiên, mật độ và chất lượng di tích có sự khác nhau
giữa các tỉnh thành. Thừa Thiên Huế là tỉnh có số lượng và mật độ di tích lớn nhất

và chất lượng cao nhất. Huế thật sự là hạt nhân của vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
Các tỉnh, thành phố khác như Thanh Hóa, Nghệ An nổi tiếng với thành nhà Hồ,
23


khu di tích Kim Liên – nơi sinh thành chủ tịch Hồ Chí Minh và một số di tích có
giá trị, cịn lại số di tích tuy nhiều nhưng giá trị không thật cao về mặt du lịch.
Đặc sắc của vùng là những di sản văn hóa thế giới. Đến năm 2010, nước ta
có 8 di sản văn hóa thế giới (tính cả vật thể, phi vật thế) thì vùng du lịch Bắc Trung
Bộ đã chiếm 4, trong đó có 3 di sản văn hóa thế giới là quần thể kiến trúc cố đơ
Huế, nhã nhạc cung đình Huế, thành nhà Hồ và 1 di sản thiên nhiên thế giới Phong
Nha – Kẻ Bàng. Do những giá trị đặc sắc, đa dạng của điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và lịch sử phát triển lâu dài, với nhiều biến động thăng trầm đã
tạo cho vùng du lịch Bắc Trung Bộ có tiềm năng du lịch, phong phú đặc sắc. Bao
gồm:
- Di sản văn hóa thời Nguyễn tập trung ở Huế và các vùng lân cận: Hoàng
thành, khu lăng tẩm, các chùa, các di tích dọc sơng Hương…
- Di tích lịch sử: sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, thành cổ Quảng Trị, đường
mịn Hồ Chí Minh, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, khu chứng tích tội ác
Sơn Mỹ, nghĩa trang Trường Sơn… Ngồi ra cịn có nhiều di tích liên quan đến
cuộc đời và sự nghiệp của hàng loạt các nhà cách mạng kiệt xuất như Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Phan Bội Châu, Võ Nguyên Giáp, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Điều…
- Di tích gắn với tơn giáo, tín ngưỡng: chùa Thiên Mụ, chùa Hà Trung, chùa
Quốc Ân, chùa Tư Đàm, chùa Từ Hiếu, nhà thờ La Vang...
- Di tích văn hóa các dân tộc ít người ở các huyện vùng cao như A Sở, A
Lưới, Hiên, Giằng, Hướng Hóa.
- Hệ sinh thái vườn quốc gia, đầm phá: VQG Bến Én, VQG Bạch Mã, VQG
Pù Mát, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng…
- Biển đảo miền Trung: Cửa Lò, Sầm Sơn, Nhật Lệ, Thiên Cầm, Lăng Cô,
Thuận An…

Cụ thể:
2.2.1.1. Di sản văn hóa thời Nguyễn
24


(1) Kinh thành Huế
Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng
son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, trầm tư u tịch,
những địa danh thắng cảnh thiên nhiên thợ trời khéo tạc.
Trong gần bốn trăm năm, Phú Xuân- Huế là trung tâm chính trị của nửa vùng đất
nước rồi trở thành kinh đô của đất nước thống nhất. Quần thể di tích của Cố đơ đã
được sánh ngang hàng với các kỳ quan hằng ngàn năm tuổi của nhân loại trong
danh mục Di sản Văn hóa thế giới của UNESCO. Nằm giữa lịng Huế, bên bờ Bắc
của con sơng Hương “dùng dằng” chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống
kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang
sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hồng thành
Huế, Tử cấm thành Huế, ba tịa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một
trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một
mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông - Tây,
được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn
có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành
Huế - đó là núi Ngự Bình, dịng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
Nhìn từ phía ngược lại, những cơng trình kiến trúc ở đây như hòa lẫn vào thiên
nhiên tạo nên những tiết tấu diệu kỳ khiến người ta quên mất bàn tay con người đã
tác động lên nó.
Năm 1802 vua Gia Long cho xây dựng kinh thành, các cung điện, đền miếu
trong và ngoài kinh thành. Tương truyền rằng: trước khi tìm đất để xây dựng kinh
đơ, vua Gia Long đã đến chùa Thiên Mụ ( ngôi chùa thiêng nằm bên sơng Hương)
cầu xin Bà Trời chỉ cho mình mảnh đất tốt làm đất định sông về hướng Đông, đến
đâu nén hương tắt thì đó chính là đất định đơ. Nhà vua vâng lời dọc theo sông

Hương và nén hương đã tắt ở một đoạn sơng Hương uốn hình vịng cung là vị trí
bây giờ, kinh thành quay về hướng Nam, diện tích mặt bằng 520 ha, có 10 cửa
chính gồm :
25


×