Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Điều chỉnh tỷ giá của trung quốc và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.17 KB, 9 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn gồm 3 chương:
CHƢƠNG 1: VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH
TỶ GIÁ NHÂN DÂN TỆ TỚI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Tỷ giá hối đối và ảnh hưởng của nó tới hoạt động ngoại thương
1.1.1. Tỷ giá và vai trò của tý giá đối với hoạt động ngoại thương
Tỷ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị
tiền tệ nước khác. Về bản chất, tỷ giá hối đoái là một loại giá cả của đơn vị tiền tệ. Do đó,
cũng giống như các loại giá cả khác trong nền kinh tế, tỷ giá được xác định bởi quan hệ
cung cầu nội tệ và ngoại tệ trên thị trường mà ở đó ngoại hối được trao đổi, mua và bán,
qua đó tỷ giá hối đoái được xác định và được gọi là thị trường ngoại hối.
Tỷ giá hối đoái là biến số quan trọng của hoạt động ngoại thương. Vì vậy, tác động
trực tiếp nhất và cơ bản nhất của tỷ giá hối đối có tác động trước hết đến những cân đối
bên ngoài nền kinh tế. Những cân đối bên ngoài nền kinh tế được biểu hiện tập trung ở
cán cân thanh toán và những quan hệ trong cán cân thanh tốn; nên những thay đổi của tỷ
giá có tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán và những quan hệ trong cán cân thanh
toán.
1.1.2. Các kênh tác động của tỷ giá đối với hoạt động ngoại thương
Tác động đến sức cạnh tranh của hàng xuất nhập khẩu
Tác động đến cán cân thanh toán
Tác động đến thị trường tiền tệ
1.2. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và quá trình điều hành tỷ giá đồng nhân dân tệ
1.2.1. Vai trị của Nhân dân tệ trong thanh tốn quốc tế
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trong nhiều năm qua, với mục tiêu gia
tăng ảnh hưởng của NDT trong tật trự tiền tệ quốc tế, thƣơng mại và hệ thống thanh
toán quốc tế từ năm 2003 Trung Quốc đã bắt đầu kế hoạch quốc tế hóa nhân dân tệ với
nhiều biện pháp như thúc đẩy giao thương bằng NDT, tăng cường sử dụng NDT trong
thanh toán quốc tế, tăng cường ký các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ bằng nội tệ… Tiến trình
quốc tế hóa đồng NDT đã được đẩy mạnh đặc biệt từ năm 2009 trở lại đây và đã đạt được



nhiều kết quả đáng ghi nhận: thị trường đồng NDT bên ngồi Trung Quốc đã khơng
ngừng mở rộng và phát triển, sức ảnh hưởng của NDT đến thế giới ngày càng mạnh.
Ngày 30/11/2015, Qũy tiền tệ (IMF) đã quyết định đưa NDT vào giỏ tiền tệ trong
Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2016,
trong SDR đồng nhân dân tệ chiếm 10,92% tỷ trọng cao hơn tỷ trọng của đồng Yên
(8,33%) và đồng bảng Anh ( 8,09%) tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng của
đồng USD ( 41,73%) và Euro ( 30,93%).
Việc đồng NDT được IMF được đưa vào SDR, có ý nghĩa quan trọng đối với
Trung Quốc, đây là kết quả sau nhiều năm phấn đấu quốc tế hóa đồng NDT của Trung
Quốc. Khẳng định vị thế ngày càng quan trọng của Trung Quốc trên thế giới.
1.2.2. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc
Trong nhiều năm qua Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở
định giá NDT thấp so với các ngoại tệ khác (đặc biệt là với đồng Đô la Mỹ - USD) nhằm
tạo lợi thế thương mại ngắn từ đó đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thặng dư thương mại, duy trì
tỷ lệ thất nghiệp thấp, tạo sự ổn định và bền vững trong dự trữ ngoại hối.
Từ năm 1997, Trung Quốc hầu như giữ nguyên tỷ giá danh nghĩa khoảng 8,28
NDT/ 1USD. Chính sách tỷ giá đó có lợi cho xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Trung Quốc tuy nhiên điều này lại ảnh hưởng đến các nước công nghiệp phát triển,
làm dẫy lên cuộc tranh cãi về việc định giá NDT, đặc biệt từ phía Mỹ.
Ngày 21/7/2005, PBOC tuyên bố tăng giá đồng Nhân dân tệ lên 2,1% so với đồng
USD. Ngày 10/8/2005, Trung Quốc công bố thành phần của rổ tiền tệ được dùng để ấn
định giá trị đồng NDT, chủ yếu bao gồm đồng USD, Euro, đồng yên Nhật Bản và đồng
Won Hàn Quốc. Các đồng tiền của Singapo, Anh, Malysia, Nga, Australia, Canada và
Thái Lan cũng được xét tới khi ấn định tỷ giá hối đoái của NDT.
Ngày 4/1/2006 đồng NDT của Trung Quốc đã tăng giá đạt mức cao kỷ lục so với
đô la Mỹ (trên thị trường giao ngay, mức giá là CNY/USD = 8,0675). Ngày 2/3/2006,
PBOC chính thức nâng giá đồng NDT lên một mức mới. Theo đó, tỷ giá CNY/USD được
nâng lên mức 8,038, tăng gần 0,9% so với mức tỷ giá vào tháng 7 năm 2005. Vào cuối
năm 2006, đồng NDT đã tăng lên mức 7,82 CNY/USD, gần như ngang giá với đô la



Hồng Kông ( 7,8 HKD/USD). Từ ngày 22/6/2010, Nhân hàng Trung ương Trung Quốc
(PBOC) bắt đầu thực hiện những bước đi đầu tiên trong cam kết linh hoạt giá đồng NDT.
Theo đó, tỷ giá hối đối của NDT so với USD tiếp tục tăng. PBOC xác lập tỷ giá hối đoái
mới ở mức 1 USD = 6,7980 NDT tăng 0,43% so với mức 6,8275 NDT của ngày
21/6/2010.
Bắt đầu từ ngày 11/8/2015, đồng NDT đã được thả nổi có điều chỉnh, PBOC sẽ
quy định tỷ giá tham chiếu dựa trên giao dịch ngày hôm trước, cung cầu trên thị trường
tiền tệ và diễn biến của các đồng tiền chủ chốt. tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do vẫn
sẽ xoay quanh mốc tỷ giá tham chiếu với tỷ lệ 2%.
Ngày 15/02/2016 Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã niêm yết tỷ giá tham
chiếu tăng 0.3% ở mức 6.5118 NDT đổi 1 USD, mức cao nhất trong hơn 1 tháng qua.
Trong khi đó đồng USD đã giảm 0.8% trong tuần qua, đồng Yên của Nhật Bản tăng 3%
và đồng USD tăng 0.9%. Sáng ngày 29/04/2016, Ngân hàng trung ương Trung Quốc
thông báo điều chỉnh tỷ giá với mức tăng mạnh nhất kể từ thnasg 7/2005.
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh tỷ giá
1.2.3.1. Yếu tố trong nước
Một là, hỗ trợ khu vực xuất khẩu (động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc từ
xưa đến nay) đang có dấu hiệu suy yếu.
Hai là, biện pháp ổn định lại nền kinh tế trước những biến động lớn.
Ba là, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đang giảm
Bốn là, thị trường chứng khốn Trung Quốc đang có sự sụt giảm mạnh.
1.2.3.2. Yếu tố ngoài nước
Một là, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang chịu áp lực từ việc phải giảm
dần các can thiệp vào tỷ giá của đồng Nhân Dân Tệ, trao thêm sự tự do hóa cho thị
trường để quyết định tỷ giá NDT nếu nước này muốn được IMF chấp nhận đưa Nhân
Dân Tệ vào rỏ tiền tệ - quyền rút vốn đặc biết SDR.
Hai là, do áp lực cạnh tranh với đồng tiền của các đối thủ mạnh trên thị trường,
đồng tiền rẻ hơn sẽ tạo ra lợi thế về xuất khẩu cho Trung Quốc.
1.3. Tác động của điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc



1.3.1. Tác động của điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc tới hoạt động xuất nhập khẩu
Trung Quốc
1.3.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong những năm qua
Theo công bố của Tổ ng cu ̣c Hải quan Trung Quố c số liê ̣u xuấ t nhâ ̣p khẩ u năm
2015 của Trung Quốc . Số liê ̣u cho thấ y , tổ ng kim nga ̣ch xuấ t nhâ ̣p khẩ u hàng hoá của
Trung Quố c trong năm 2015 đa ̣t 24.590 tỷ Nhân dân tệ, giảm 7% so với năm 2014. Trong
7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Liên minh châu Âu (EU) giảm
2,5% so với cùng thời gian năm ngoái, trong khi xuất sang Nhật Bản giảm 10,5%. Điểm
sáng duy nhất là xuất khẩu sang Mỹ tăng 9,3% so với năm 2014. Bên cạnh xuất khẩu,
nhập khẩu của Trung Quốc cũng giảm mạnh trong tháng 7, chủ yếu bởi xu hướng tụt dốc
của giá cả các loại hàng hóa. Trong tháng 7, nhập khẩu hàng hóa cũng giảm 8,1%, so với
mức giảm 6,6% trong tháng 6; đưa thặng dư thương mại về mức 43 tỷ USD.
1.3.1.2. Tác động của chính sách tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu Trung Quốc
Việc hạ thấp giá trị của đồng Nhân dân tệ trong một thời gian dài đã góp phần thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc rất nhiều.
Trong giai đoạn trước năm 1978, đồng Nhân dân tệ bị định giá cao, khoảng
1,5CNY/USD, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc chỉ đạt 20,7 tỷ USD, trong đó
xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD và nhập khẩu đạt 10,9 tỷ USD (năm 1978). Sau giai đoạn này,
đồng Nhân dân tệ đã được hạ giá nhẹ quá nhiều lần cũng đã cải thiện được hoạt động
xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn này. Đến năm 1990, kim ngạch xuất khẩu đã
tăng lên 62,1 tỷ USD, tăng gần 7 lần so với năm 1978. Mặc dù, hoạt động xuất nhập khẩu
trong giai đoạn này phát triển cịn do nhiều chính sách cải cách của Chính phủ Trung
Quốc. Nhưng chính sách tỷ giá cũng đóng vai trị tương đối quan trọng.
Đến năm 1994, khi Chính phủ Trung Quốc chính thức tuyên bố phá giá đồng
Nhân dân tệ, hoạt động xuất khẩu Trung Quốc đã đạt bước nhảy vọt. Đồng Nhân dân tệ
từ tỷ giá 5,8 CNY/ USD đã bị hạ giá xuống còn 8,6 CNY/ USD. Việc phá giá này đã đem
lại cho hoạt động xuất khẩu Trung Quốc những con số khả quan. Kim ngạch xuất nhập
khẩu trong năm 1994 đạt mức 236,4 tỷ USD trong đó kim ngạch xuất khẩu là 120,8 tỷ

USD (tăng 3,42 lần) và nhập khẩu là 42,5 tỷ USD (tăng 1,72 lần).


Từ năm 1995 đến năm 2005, tỷ giá Nhân dân tệ được duy trì ở mức 8,3- 8,2
CNY/USD. Đây là mức tỷ giá được đánh giá là thấp hơn so với giá trị thực của đồng
Nhân dân tệ. Chính vì vậy, xuất khẩu trong giai đoạn này tiếp tục tăng. Đến năm 2005,
khối lượng xuất nhập khẩu Trung Quốc đã đạt 1422,1 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 762
tỷ USD và nhập khẩu đạt 660 tỷ USD.
Đến năm 2005, mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ nâng giá Nhân dân
tệ lên 2,1%, nhưng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn tăng trong thời gian này. Lý do là vì
mặc dù đồng Nhân dân tệ có lên giá nhưng nó vẫn thấp hơn so với giá trị thực của nó và
việc duy trì giá trị đồng Nhân dân tệ thấp trong giai đoạn trước đó vẫn có tác động tích
cực đến xuất khẩu trong giai đoạn này.
1.3.2. Tác động của điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc đến quan hệ thương mại một số
nước và khu vực
Thương mại Trung Quốc – Mỹ
Thương mại Trung Quốc – Liên minh châu Âu
Thương mại Trung Quốc – Nhật Bản
Thương mại Trung Quốc – ASEAN
1.3.3. Ảnh hưởng của điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Trung Quốc
Từ trước đến nay Trung Quốc đang là địa chỉ hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài với rất nhiều lợi thế như giá lao động rẻ, nguyên nhiên vật liệu sẵn có... Điều đó đã
tạo điều kiện để các nhà sản xuất tại Trung Quốc có thể cung cấp sản phẩm với chi phí
thấp từ đó tạo ra sức cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới.
Lợi thế cạnh tranh này còn được nhân lên gấp nhiều lần khi Chính phủ Trung
Quốc thực hiện phá giá mạnh đồng NDT trong giai đoạn 1993-1994, sau đó giữ cho đồng
Nhân dân tệ yếu trong suốt một thời gian dài. Giá hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc từ đó
trở nên rẻ hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác, tạo nên một sự đột phá lớn.
Chính vì vậy, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi lập tức tăng mạnh. Năm 1993, lượng

FDI thực hiện tăng 250% so với năm 1992, năm 1994 tăng 23% so với năm 1993. Đến
năm 1998, mức tăng so với năm 1993 là 200%. Bước sang thế kỷ 21, Trung Quốc trở thành


một trong những nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất thế giới, với lượng FDI đổ vào mỗi
năm đạt mức từ 50 đến 80 tỷ USD mỗi năm.
CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ CỦA NHÂN DÂN TỆ ĐẾN
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.1 Thực trạng trao đổi hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2005-2016
2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và
Trung Quốc giai đoạn 2005-2016
Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Theo thống kê Tổng cục thống kê, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm
2005 đạt 2,553 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20,5%/năm trong giai đoạn
2001-2005 nhưng lại giảm nhẹ trong năm 2006, xuống còn 2,486 tỷ USD. Kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm khoảng 10% tổng kim ngạc xuất khẩu
của Việt Nam nhưng mới chiếm khoảng 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung
Quốc.
2.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
Trong những năm qua, cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng đa
dạng hơn, các mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử, phương
tiện vận tải và phụ tùng, máy móc, thiết bị , dụng cụ phụ tùng có xu hướng tăng. Trong
khi đó các mặt hàng nơng sản, sản phẩm thô chưa qua chế biến giảm, đây là tín hiệu tốt
cho thấy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Từ xuất khẩu các sản phẩm có giá trị
thấp đến sản phẩm có giá trị cao. Đây cũng là xu hướng phát triển trong tương lai của
Việt Nam. Tuy nhiên xét về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc thì mặt hàng
nơng – lâm – thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng
này chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
2.1.3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

Xét về cơ cấu nhập khẩu, theo phân loại ngành kinh tế lớn, có thể thấy phần lớn
hàng hóa Việt Nam nhập từ Trung Quốc là hàng phụ trợ công nghiệp và tư liệu sản xuất –


hàng hóa trung gian phục vụ sản xuất. Với cơ cấu hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng khoảng
20%, hàng tư liệu sản xuất chiếm khoảng 35%, hàng công nghiệp phụ trợ và máy móc
phụ tùng vận tải 35%, có thể thấy khoảng 70% hàng hóa Trung Quốc được nhập vào Việt
Nam để phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt
Nam.
2.1.4. Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
Năm 2001 tỷ lệ nhập từ Trung Quốc là 14,8% trong khi tỷ lệ nhập siêu cả nước là
7,9%. Từ năm 2006 con số nâng lên mức báo động với khoảng cách giữa các cặp số ngày
càng xa, năm 2006 là ( 143,9% và 12,7%); năm 2007 là: (272,5% và 25,6%); năm 2008
là (277,5% và 28,8%); năm 2009 là: (234% và 21,6%) ¬(1). Mặt khác tỷ lệ nhập siêu từ
trung quốc tăng trưởng đều đặn qua các năm 2010 (12,7 tỷ USD); 2011(13,47 tỷ USD);
2012(16,345 tỷ USD); năm 2013(23,76 tỷ USD) trong khi 2 năm gần đây cán cân thương
mại Việt Nam đang có xu hướng thặng dư: năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD, năm 2013
xuất siêu 863 triệu USD.
2.2. Tác động của điều chỉnh tỷ giá Nhân dân tệ đến trao đổi thương mại Việt Nam –
Trung Quốc
2.2.1. Tác động của điều chỉnh tỷ giá Nhân dân tệ đến xuất nhập khẩu Việt Nam
2.2.1.1. Tác động tích cực
Khi đồng nhân dân tệ giảm giá tức là giảm chi phí sản xuất của một số mặt hàng
xuất khẩu: Khi NDT giảm giá, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam sẽ rẻ hơn.
Tức là Việt Nam sẽ phải trả ít hơn khi nhập khẩu. Điều này dẫn đến giảm chi phí sản xuất
đối với những ngành sản xuất để xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc, như
nguyên vật liệu, linh kiện, máy móc thiết bị….
2.2.1.2. Tác động tiêu cực
- Giảm cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu: Khi tỷ giá được điều chỉnh theo hướng giảm
giá trị NDT

- Giảm cơ hội thu hút đầu tư vào những ngành xuất khẩu
- Hoạt động thương mại đối với các thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ gánh chịu áp
lực đáng kế


- Gia tăng căng thẳng trên thị trường tài chính thế giới
- Chính sách tài chính, tiền tệ của Việt Nam
2.2.3. Tác động của điều chỉnh tỷ giá Nhân dân tệ đến đến cán cân thương mại Việt Nam
– Trung Quốc
Với cán cân thanh thương mại như hiện nay thì việc Trung Quốc phá giá mạnh
đồng nhân dân tệ sẽ tác động đến các ngành sản xuất của Việt Nam. Các ngành hàng mà
Việt Nam chưa sản xuất được, hoặc còn yếu sẽ được hưởng lợi nhờ giá nhập khẩu có thể
giảm như: máy móc, thiết bị phụ tùng…

2.3. Vấn đề đặt ra đối với thương mại Việt Nam với Trung Quốc khi đồng nhân dân tệ
giảm giá
Khi đồng nhân dân tệ giảm giá,thương mại Việt Nam – Trung Quốc sẽ đối mặt nhiều
vấn đề như: Nạn buôn lậu và gian lận thương mại, ình trạng phụ thuộc nguyên liệu
nhập khẩu từ Trung Quốc, và Giảm sức cạnh hàng Việt Nam trên thị trường Trung
Quốc


CHƢƠNG 3: DỰ BÁO XU HƢỚNG ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ NHÂN DÂN TỆ VÀ
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ NHÂN DÂN TỆ
ĐẾN TRAO ĐỔI THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc trong những năm
tới
- Kinh tế chậm lại
- Xuất khẩu suy giảm
- Nợ công và nợ ngân hàng

3.2. Những khả năng điều chỉnh tỷ giá Nhân dân tệ của Trung Quốc
Khả năng thứ nhất: Đồng NDT tiếp tục giảm giá nhưng ở biên độ thấp.
Khả năng thứ hai: Đồng NDT tăng nhưng biên độ nhỏ
3.3. Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của điều chỉnh tỷ giá nhân dân tệ đến kinh tế Việt Nam
3.1.1. Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của điều chỉnh tỷ giá nhân dân tệ đến trao đổi thương
mại Việt Nam – Trung Quốc
- Chính sách tỷ giá hối đối
- Cải thiện môi trường thu hút đầu tư
- Cơ cấu lại nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc
- Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam trên thế giới
- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
3.1.2. Giải pháp cải thiện cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc
- Đẩy mạnh thương mại biện giới
- Cải thiện phương thức thanh toán



×