Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh hà nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.17 KB, 10 trang )

i

Formatted: Position: Horizontal: Center,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Tuy vậy, thu hút FDI còn khoảng cách khá xa giữa
các địa phương trong cả nước đặc biệt là ở một số địa phương có vị trí và tiềm
năng khá tương đồng. Một trong những nhân tố quan trọng thu hút nhà đầu tư
nước ngồi tìm đến địa phương là hoạt động xúc tiến đầu tư. Xuất phát từ những
đặc điểm trên, đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Nam” nhằm đi sâu nghiên cứu, đánh giá hoạt động xúc
tiến đầu tư tại tỉnh Hà Nam trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động xúc tiến đó. Đặc biệt trong điều kiện các khu công nghiệp của
Hà Nam ngày càng mở rộng, nhu cầu thu hút FDI ngày càng tăng.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI – Foreign Direct Investment) là hình thức
đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết
lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. FDI có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế địa phương, để thu hút mạnh mẽ FDI cần có hoạt động XTĐT, đó là hoạt
động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội đầu tư.
XTĐT bao gồm các nội dung chính: xây dựng chiến lược XTĐT, xây dựng
hình ảnh, vận động và tạo ra cơ hội đầu tư, hoạt động hỗ trợ đầu tư, xây dựng quan
hệ công chúng, xây dựng các mối quan hệ đối tác
Để xây dựng chiến lược XTĐT cần tiến hành các bước:
Bước 1: Đánh giá nhu cầu và tiềm năng đầu tư: Xác định các mục tiêu phát
triển của địa phương, khảo sát các xu hướng đầu tư nước ngồi và các ảnh
hưởng từ bên ngồi, thu thập thơng tin về dự án tại địa phương bạn và các địa
điểm cạnh tranh, phân tích ngành và nhóm nhà đầu tư, so sánh thị phần FDI vào
mỗi địa phương, tiến hành phân tích SWOT (điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội –


thách thức). Sau khi phân tích được xu hướng FDI, cần phải đánh giá đặc điểm
đầu tư của địa phương. Phương pháp tốt nhất để đánh giá là xem xét một cách

vii

Formatted: Position: Horizontal: Right,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around


ii

Formatted: Position: Horizontal: Center,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around

hệ thống các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa phương, sau
đó phân tích các đối thủ cạnh tranh.
Bước 2: Hướng tới các ngành và khu vực có nguồn đầu tư: Xây dựng
danh sách dài các ngành có tiềm năng; Phân tích đặc điểm của từng ngành;
Đánh giá về khả năng thích ứng của mỗi ngành đối với địa phương và mục tiêu
phát triển của địa phương; Lập danh sách ngắn các ngành; Hướng vào các khu
vực địa lý có nguồn vốn đầu tư
Bước 3: Xây dựng chiến lược XTĐT
Để xây dựng hình ảnh cần tiến hành các bước:Xác định nhận thức của nhà đầu
tư và mục tiêu của việc xây dựng hình ảnh. Xây dựng các chủ đề marketing.
Lựa chọn và xây dựng các công cụ xúc tiến
Vận động và tạo ra cơ hội đầu tư bao gồm các hoạt động: Tiến hành chiến dịch gửi
thư hoặc điện thoại trực tiếp: hai dạng này nên sử dụng kết hợp và chỉ sử dụng đối với
các nhà đầu tư khi dựa vào kết quả vận động trước đây cho thấy nhà đầu tư có quan tâm

tới địa phương. Gửi thư trực tiếp: thư phải chứa đựng những thông tin đủ thu hút sự

quan tâm nhưng đảm bảo ngắn gọn, xúc tích, trong thư nên đưa ra những yêu cầu
để được giới thiệu thêm về những gì địa phương dành cho nhà đầu tư. Sau lá thư
này, cán bộ IPA phải gọi điện hoặc gặp gỡ nhà đầu tư. Điện thoại trực tiếp: khi gọi
điện nên thuyết phục nhà đầu tư cho phép cán bộ IPA tới thăm doanh nghiệp và
thuyết trình với những người có liên quan của doanh nghiệp. Cuộc điện thoại
khơng nên kéo dài và giới thiệu quá nhiều, chỉ nên cung cấp thông tin vừa đủ
nhằm tạo ra sự quan tâm hơn từ phía nhà đầu tư và tạo cơ hội gặp gỡ trực tiếp nhà
đầu tư. Tổ chức các đoàn vận động đầu tư thuộc các ngành, lĩnh vực cụ thể: trong
trường hợp IPA khơng có văn phịng đại diện tại thị trường đang muốn vận động
đầu tư thì tổ chức một đoàn vận động đầu tư là cần thiết, có thể kết hợp nhân dịp
một nhân vật quan trọng của doanh nghiệp hoặc tổ chức chính trị tới thăm thị
trường mục tiêu. Để chuyến đi đạt hiệu quả cần có sự chuẩn bị chu đáo bằng việc
xây dựng chương trình vận động trước nhiều tháng về một lĩnh vực đầu tư cụ thể.
vii

Formatted: Position: Horizontal: Right,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around


iii

Formatted: Position: Horizontal: Center,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around

Tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu thông tin thuộc ngành, lĩnh vực trọng tâm tại
thị trường trọng điểm: yêu cầu tổ chức cuộc hội thảo như đối với tổ chức hội thảo

ở bước xây dựng hình ảnh nhưng đi sâu về các ngành, lĩnh vực cụ thể có ưu thế tại
địa phương.
Hoạt động hỗ trợ đầu tư bao gồm các nội dung: Hướng dẫn đầu tư, Giải quyết hồ
sơ và cấp phép đầu tư, Hỗ trợ sau khi cấp phép đầu tư
Xây dựng các mối quan hệ đối tác: các loại quan hệ đối tác phù hợp với 3 chức
năng chính của IPA: Quan hệ đối tác phát triển sản phẩm, Quan hệ đối tác cho
hoạt động marketing, Quan hệ đối tác trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khách hàng
Để triển khai các nội dung XTĐT trên cần có các cơng cụ XTĐT là: Tổ
chức hội thảo XTĐT, Quảng cáo, tham gia hội trợ triển lãm, Tổ chức vận động
XTĐT, Xây dựng các công cụ thơng tin đầu tư,…
Với vai trị đó, trên thế giới hoạt động XTĐT diễn ra khá mạnh mẽ ở rất

Formatted: Font: Times New Roman

nhiều quốc gia với mạng lưới các tổ chức XTĐT rộng khắp: Hiệp hội XTĐT
thế giới (WAIPA – World Assosiation of Investment Promotion Agencies),
trong đó 158 quốc gia với 242 tổ chức XTĐT là thành viên. Bên cạnh đó, một
số tổ chức quốc tế hoạt động trên lĩnh vực XTĐT như: FIAS, MIGA (World
Bank),…. Tại Việt Nam, các cơ quan XTĐT được thành lập ở Trung ương (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư trong đó Cục Đầu tư nước ngoài quản lý 3 Trung tâm
XTĐT ở 3 miền trong cả nước) và ở một số tỉnh thành. Công tác xúc tiến đầu tư
trước khi có phân cấp quản lý FDI do Uỷ ban Nhà nước và Hợp tác đầu tư và
hiện nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhiệm. Công tác xúc tiến đầu tư trong
thời kỳ này tập trung vào một số hoạt động chính:
1Tổ chức các diễn đàn hội thảo về đầu tư: hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư và các Bộ, ngành liên quan đã tổ chức các hội nghị đầu tư hoặc đối thoại

Formatted: Font: Italic
Formatted: Indent: First line: 0.63 cm
Formatted: Bullets and Numbering


trực tiếp theo từng lĩnh vực, chuyên đề cụ thê với các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi. Thơng qua các hội nghị này, các nhà đầu tư đã phản ánh những

vii

Formatted: Position: Horizontal: Right,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around


iv

Formatted: Position: Horizontal: Center,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around

khó khăn vướng mắc trong q trình triển khai thực hiện dự án, giúp cho các cơ
quan Việt Nam nắm bắt và giải quyết, cải thiện môi trường đầu tư.
2Xây dựng hệ thống thông tin: Cục Đầu tư nước ngồi có hệ thống Website

Formatted: Font: Italic

chính thức về XTĐT tại Trên Website này cung cấp
thông tin về mơi trường đầu tư, chính sách và thủ tục đầu tư, … đặc biệt là
thông tin về XTĐT: hội nghị XTĐT, các đối tác đầu tư, danh mục các dự án
cần thu hút đầu tư.
3Tổ chức các đoàn vận động đầu tư, đón tiếp các đồn đến tìm hiểu cơ hội

Formatted: Font: Italic


đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức, tham gia nhiều đoàn tuyên truyền vận
động xúc tiến đầu tư tại nhiều địa bàn như Nhật Bản, một số nước châu Âu, Hoa
Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, vv..Một số đoàn sử dụng ngân sách nhà nước, một số
đồn do các cơng ty, tổ chức nước ngồi tổ chức và tài trợ. Nhìn chung, các đồn
chỉ tập trung ở việc tun truyền mơi trường đầu tư nói chung và tài liệu sự dụng
tại hội thảo chủ yếu gồm sách hướng dẫn về đầu tư nước ngoài, Danh mục dự án
gọi vốn đầu tư, đĩa CD giới thiệu về mơi trường đầu tư. Ngồi việc tổ chức các
đồn xúc tiến đầu tư nêu trên, Bộ Kế hoạch Đầu tư cịn tham gia các đồn của lãnh
đạo Đảng, Chính phủ đi thăm và làm việc tại một số nước, tham dự các hội thảo
xúc tiến đầu tư hoặc tiếp xúc doanh nghiệp bên cạnh các cuộc tiếp xúc chính thức.
4Thiết lập các mối quan hệ đối tác: Hợp tác song phương và hợp tác đa

Formatted: Font: Italic

phương về XTĐBộ Kế hoạch và Đầu tư đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ
chức phụ trách về đầu tư của một số nước trong việc hỗ trợ xúc tiến đầu tư,nhiều
thoả thuận về hợp tác xúc tiến đầu tư đã được ký kết với các cơ quan phụ trách đầu
tư và xúc tiến đầu tư khác như với Uỷ ban Đầu tư Thái Lan (BOI), Ngân hàng hợp
tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan
xúc tiến đầu tư Italy (SIMEST), Cơ quan xúc tiến đầu tư Thuỵ Sĩ (SOFI), vv.. Các
tổ chức này đã hỗ trợ trong việc trao đỏi thông tin, kinh nghiệm về đầu tư và tổ
chức các hội thảo về xúc tiến đầu tư tại các nước tại các nước trên. Phát triển quan
hệ hợp tác với các tổ chức tài chính, xúc tiến quốc tế như MIGA, FIAS., IFC,

vii

Formatted: Position: Horizontal: Right,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around



v

Formatted: Position: Horizontal: Center,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around

ESCAP nhằm phối hợp nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về thu hút đầu tư và hỗ
trợ đào tạo các lớp ngắn hạn về đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Xây dựng các chương trình XTĐT quốc gia: Cơng tác xây dựng quy hoạch phát

Formatted: Font: Italic

triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm do các Bộ, ngành thực hiện căn cứ vào chiến lược
phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước. Trên cơ sở các quy hoạch đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, ngành đã xây dựng các dự án trọng điểm để
thu hút các nguồn vốn đầu tư và một phần của các dự án đã được đưa vào các
Danh mục gọi vốn đầu tư quốc gia trong các thời kỳ. ''Cơ quan chủ trì chương
trình xúc tiến đầu tư'' là các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao chủ trì
thực hiện các đề án - chương trình xúc tiến đầu tư thuộc Chương trình xúc tiến đầu
tư quốc gia hàng năm đã được phê duyệt.
''Hội đồng thẩm tra Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia'' là cơ quan giúp Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc tổng hợp các đề án - chương trình xúc
tiến đầu tư của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thẩm tra, điều
chỉnh và tổng hợp các đề án - chương trình thành Chương trình xúc tiến đầu tư
quốc gia.
Hiện nay, FDI thu hút được nhiều như vậy nhưng môi trường đầu tư tại Việt
Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập, điển hình là tám nút thắt cần tháo gỡ trong đó
XTĐT là một trong những nút thắt: cơng tác XTĐT cịn nhiều bất cập, thiếu tính

chun nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, cịn
chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Ngun nhân chính là Việt Nam
chưa có một chiến lược tổng thể về XTĐT, làm cho công tác XTĐT thiếu một tầm
nhìn dài hạn, có tính hệ thống. Trình độ cán bộ làm cơng tác XTĐT cịn hạn chế,
thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động. Công tác quản lý nhà nước và cơ chế
phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác XTĐT chưa thực sự hiệu
quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ rang do còn thiếu một văn bản pháp
luật quy định cụ thể về vấn đề này.
Formatted: Position: Horizontal: Right,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around

vii


vi

Formatted: Position: Horizontal: Center,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around

Tỉnh Hà Nam là một tỉnh mới được tái lập từ năm 1997, với điều kiện địa lý
khá thuận lợi nằm dọc trục giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A, là cửa ngõ phía
Nam của Thủ đơ Hà Nội, với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khá cao so với cả
nước nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp và thu ngân sách địa phương
vẫn chưa đảm bảo được chi ngân sách trên địa bàn. Thu ngân sách hàng năm của
tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2004 cao nhất chỉ đạt 41% chi ngân sách, mặc dù
chưa có số liệu đầy đủ về chi ngân sách trong các năm từ 2005-2008 nhưng số liệu
chi ngân sách năm 2002 (880 tỷ đồng) và số liệu thu ngân sách năm 2008 (660 tỷ
đồng) cho thấy thu ngân sách vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chi ngân sách và

Trung ương phải bổ sung thêm. Như vậy, Hà Nam cần phải tăng cường các nguồn
thu để bù chi nhất là nguồn thu từ các doanh nghiệp. Năm 2002, thu ngân sách từ
các doanh nghiệp FDI chỉ đạt 1 tỷ đồng, trong khi đó khu vực FDI trong cả nước
đóng góp rất lớn vào ngân sách (giai đoạn 2001-2005 đóng góp 3,6 tỷ USD).Bên
cạnh đó tỉnh Hà Nam đã hình thành và đang phát triển một số KCN, đây là địa bàn
thuận lợi để thu hút FDI. Thu hút FDI là một trong những nhân tố quan trọng để
phát triển mạnh kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam. Hà Nam có nhiều điều kiện thuận lợi
và những cơ hội để đón làn sóng FDI trong thời gian tới. Trong điều kiện hiện nay,
tất cả các tỉnh trong cả nước đều hướng tới mục tiêu thu hút ngày càng nhiều FDI
thì cạnh tranh và thách thức đối với tỉnh Hà Nam là rất lớn.
Tuy chưa có cơ quan XTĐT riêng nhưng tỉnh đã tiến hành một số hoạt động

Formatted: Indent: First line: 0.63 cm

XTĐT. Tại tỉnh Hà Nam, hoạt động XTĐT được tiến hành bởi các cơ quan: “Tổ tư
vấn” trực thuộc UBND tỉnh: XTĐT một số dự án lớn, mang tính đặc thù (Dự án
Xây dựng khu thương mại Dịch vụ bờ Sông Đáy Tp. Phủ Lý,…); Sở Kế hoạch và
Đầu tư (Phòng hợp tác đầu tư): XTĐT chung vào tỉnh Hà Nam; Ban Quản lý các
KCN tỉnh Hà Nam: XTĐT các dự án vào KCN; Các Sở ban ngành có liên quan:
XTĐT vào các dự án theo ngành. (Sở Thương mại và Du lịch XTĐT một số dự án
thuộc lĩnh vực Du lịch,…).
Formatted: Position: Horizontal: Right,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around

vii


vii


Formatted: Position: Horizontal: Center,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around

Các hoạt động XTĐT tỉnh Hà Nam đã tiến hành trong thời gian qua: xây
dựng hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư, xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư
giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2007-2010, tổ chức hội thảo XTĐT, tổ chức các
đoàn vận động đầu tư, xây dựng các công cụ thông tin (Website, brochure,…), xây
dựng các mối quan hệ đối tác,.. Các hoạt động này đã đạt được một số kết qủa
nhất định đối với thu hút FDI. Từ sau khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2002 mới
có dự án FDI đầu tư và tính đến hết năm 2008, Hà Nam thu hút được 36 dự án FDI
với tổng vốn đầu tư là 280,3 triệu USD đến từ 8 quốc gia (Xem Bảng 2.13). Riêng
năm 2007, năm 2008 đã thu hút được số dự án và vốn FDI lớn hơn rất nhiều so với
cả giai đoạn 1997-2006, điều đó cho thấy hiệu quả của các nhân tố thu hút FDI tại
Hà Nam đã được cải thiện đáng kể. Các nhân tố đó bao gồm: mơi trường đầu tư tại
địa phương, lao động, kết cấu hạ tầng, … và đặc biệt là hoạt động đưa các hình
ảnh đó đến với nhà đầu tư đó là XTĐT. Từ năm 2006, tỉnh Hà Nam bắt đầu chú
trọng và tiến hành hàng loạt các hoạt động XTĐT (như đã nêu ở phần 2.3) đã phần
nào phát huy được tác dụng. Để đánh giá hiệu quả của từng hoạt động rất khó
nhưng tác động tổng thể của các hoạt động đó đã mang lại được đánh giá trên các
phương diện:
Thứ nhất, hHình ảnh về địa phương đã được quảng bá rộng rãi hơn, nhiều
nhà đầu tư biết đến, đặc biệt một thước đo cho thấy sự cải thiện đáng kể môi
trường đầu tư tại địa phương đó là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam tiến hành hàng năm, điều tra môi
trường kinh doanh cấp địa phương, đây là chỉ số đánh giá chất lượng điều hành
kinh tế các tỉnh, thành phố nhằm thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân và
thu hút đầu tư. Sự khác nhau về mức độ thành công trong phát triển doanh nghiệp
tư nhân và thu hút đầu tư giữa các địa phương ở Việt Nam hiện nay phần nào có
thể lý giải được bằng sự khác biệt về chất lượng điều hành kinh tế. Cùng một điều

kiện tự nhiên và kết cấu hạ tầng tương tự nhau song đã có một số tỉnh thực hiện tốt
các chính sách, tạo mơi trường thơng thống hơn cho hoạt động của các doanh

vii

Formatted: Position: Horizontal: Right,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around


viii

Formatted: Position: Horizontal: Center,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around

nghiệp, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.Năm 2006, PCI được mở rộng ra 64
tỉnh thành trong cả nước, tỉnh Hà Nam bắt đầu xuất hiện trong bảng xếp hạng. Kết
quả điều tra từ năm 2006-2008 cho thấy, tỉnh Hà Nam đã có sự cải thiện đáng kể
chỉ số PCI, nếu như năm 2006 Hà Nam xếp ở vị trí thứ 49/64 thì năm 2007 đã lên
được 3 bậc ở vị trí 46/64 và năm 2008 đã có bước nhảy vọt lên vị trí 26/64, thuộc
nhóm các tỉnh khá (cùng với các tỉnh cùng khu vực như Hưng Yên, Hải Dương,
Ninh Bình, Thái Bình).
Thứ hai, tThu hút FDI vào tỉnh Hà Nam tăng lên đáng kể. Trong 36 dự án,

Formatted: Indent: First line: 1.27 cm

có 31 dự án nằm trong khu công nghiệp, 5 dự án nằm ngồi khu cơng nghiệp.
100% các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, chủ
yếu là cơng nghiệp nhẹ và cơng nghiệp cơ khí. Các dự án này có quy mơ khá cao

so với mặt bằng chung cả nước, trung bình 7,78 triệu USD/dự án. Vấn đề đặt ra
trong tình hình hiện nay là lượng FDI thu hút được trong cả nước tăng rất mạnh
(riêng năm 2008 tăng gấp 3 lần so với năm 2007), Hà Nam càng cần thu hút thêm
FDI để phát triển kinh tế địa phương theo kịp sự phát triển của cả nước. Mặt khác,
khả năng hấp thụ vốn đầu tư ở Hà Nam yếu ở những nhân tố nào: cơ sở hạ tầng,
lao động, chính sách hay hoạt động XTĐT, …?
Tuy nhiên, các hoạt động XTĐT tại tỉnh Hà Nam vẫn chưa đạt hiệu quả cao
và phát huy tác dụng cho thu hút FDI do tỉnh Hà Nam chưa xây dựng được chiến
lược XTĐT, các danh mục XTĐT vẫn còn dàn trải, chưa tập trung vào một số
ngành và một số đối tác cụ thể. Hoạt động nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư
vẫn là khâu yếu nhất trong công tác XTĐT không chỉ ở Hà Nam mà ở hầu hết các
tỉnh thành. Hoạt động XTĐT mới chỉ quan tâm đến xây dựng, quảng bá hình ảnh
về môi trường và cơ hội đầu tư của tỉnh nhưng lại thiếu những nghiên cứu có tính
hệ thống và những thơng tin cập nhật thường xun và tình hình, xu hướng đầu tư
thế giới, pháp luật-chính sách thu hút đầu tư nước ngồi vào VN…Chính sách ưu
đãi đầu tư: nhiều loại hình ưu đãi nhưng khơng mang tính cạnh tranh so với các
tỉnh khác. Và điểm mấu chốt là tỉnh Hà Nam chưa khẳng định rõ được đâu là đặc

vii

Formatted: Position: Horizontal: Right,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around


ix

Formatted: Position: Horizontal: Center,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around


điểm nổi bật của tỉnh trong thu hút FDI: cơ sở hạ tầng hay nguồn lao động hay vị
trí địa lý thuận lợi hay chính sách đầu tư nhiều ưu đãi? Mặc dù tỉnh Hà Nam đã tổ
chức riêng hội thảo XTĐT vào tỉnh năm 2006 tại Hà Nội, nội dung cuộc hội thảo
là giới thiệu về tiềm năng của tỉnh, các chính sách khuyến khích đầu tư, danh mục
các dự án đầu tư nhưng hội thảo này vẫn chưa nêu bật được đâu là điểm mạnh nhất
trong thu hút FDI của Hà Nam, nặng về tuyên truyền luật pháp, chính sách giống
như hầu hết các hội thảo XTĐT của các tỉnh khác, dễ gây nhàm chán cho nhà đầu
tư. Sau cuộc hội thảo, các phương tiện truyền thơng đại chúng đưa tin chưa được
rộng rãi
Bên cạnh đó, các cơng cụ thơng tin thiếu tính cập nhật, khó tra cứu, Tài liệu
giới thiệu đầu tư chất lượng còn thấp, trình bày thiếu khoa học, chưa đáp ứng
những nội dung cơ bản mà nhà đầu tư cần biết, nhiều thông tin lạc hậu. Các tài
liệu này đến tay các nhà đầu tư nước ngồi cịn hạn chế, chủ yếu phát tại các
hội nghị đầu tư trong nước.
Mặ khác, công tác giám sát và đánh giá hiệu quả XTĐT chưa được chú trọng,
Hà Nam có rất nhiều cơ quan quản lý và tiến hành hoạt động XTĐT đó là Tổ tư
vấn của tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp, bởi
vậy việc giám sát và đánh giá các hoạt động này rất khó khăn. Đánh giá kết quá
hoạt động xúc tiến đầu tư hàng năm ở Hà Nam còn sơ sài và từ một phía (cơ
quan quản lý nhà nước), kết quả đánh giá cơng tác XTĐT rất chung chung,
khơng mới mẻ nên khó đánh giá được những điểm mới của năm sau so với năm
trước. Hơn nữa, chưa có đánh giá cụ thể từ phía các nhà đầu tư mặc dù đây là
đánh giá khá thực tế và hữu ích.
Nguồn lực đầu tư cho XTĐT còn hạn chế, hoạt động hỗ trợ đầu tư chưa hiệu
quả…Tại tỉnh Hà Nam có 2 bộ phận quản lý đầu tư (ở trong và ngoài KCN),
các bộ phận này chịu sự quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư, như vậy cơ chế
“một cửa” chưa phát huy được tác dụng.
Formatted: Position: Horizontal: Right,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:

Paragraph, Wrap Around

vii


x

Formatted: Position: Horizontal: Center,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around

Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động XTĐT cịn hạn chế. Các cơ quan thực
hiện XTĐT đều khơng có phịng XTĐT riêng: tại Sở Kế hoạch và ĐẦu tư tỉnh
Hà Nam, XTĐT do phòng hợp tác Đầu tư tiến hành; tại Ban Quản lý các KCN
tỉnh Hà Nam, XTĐT do phòng Quản lý đầu tư tiến hành. Các phịng đó thực
hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư là chủ yếu, phụ trách hoạt động XTĐT chỉ có 2
cán bộ. Với số lượng nhân sự như vậy khó có thể đáp ứng yêu cầu XTĐT. Bên
cạnh đó, kỹ năng chun mơn của cán bộ làm cơng tác XTĐT cịn hạn chế cả
về ngoại ngữ, thuyết trình, tiếp thị. Cơ chế đãi ngộ cho cán bộ làm công tác
XTĐT không có.
Để khắc phục những hạn chế đó, đẩy mạnh hoạt động XTĐT, tỉnh Hà Nam
cần tiến hành hệ thống giải pháp đồng bộ bắt đầu từ việc xây dựng chiến lược
XTĐT dài hạn và các kế hoạch hành động ngắn hạn, nâng cao chất lượng các công
cụ thông tin XTĐT, xây dựng quan hệ công chúng và các đối tác hiệu quả, tích
cực tham gia các hội trợ triển lãm về đầu tư, đẩy mạnh giám sát và đánh giá hiệu
quả đầu tư, tăng cường các nguồn lực tài chính và nhân lực cho hoạt động
XTĐT,… bên cạnh đó tỉnh Hà Nam cần sự hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan
Trung ương trong việc xây dựng quy hoạch, các chương trình XTĐT, cơng tác dự
báo các xu hướng đầu tư,…
Với những thế mạnh vốn có và thực hiện có hiệu quả các hoạt động XTĐT,

FDI tỉnh Hà Nam sẽ tăng mạnh mẽ trong tương lai, góp phần tạo việc làm, nâng
cao thu nhập cho lao động và đóng góp vào ngân sách địa phương, phát triển kinh
tế tỉnh Hà Nam theo kịp với sự phát triển của các thành phố trong cả nước

Formatted: Position: Horizontal: Right,
Relative to: Margin, Vertical: 0 cm, Relative to:
Paragraph, Wrap Around

vii



×