Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phòng ngừa tội phạm từ quan điểm của tâm lý học hoạt động. Liên hệ thực tiễn phòng ngừa tội phạm ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.88 KB, 14 trang )

MỤC LỤC:
A - MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
B - NỘI DUNG.............................................................................................................1
I. Phòng ngừa tội phạm:................................................................................................1
1. Khái niệm về phòng ngừa tội phạm:.........................................................................1
2. Khái niệm phịng ngừa tội phạm dưới góc độ tâm lí học:........................................1
II. Phòng ngừa tội phạm từ quan điểm của tâm lý học hoạt động:...............................2
1. Nội dung của tâm lý học hoạt động:.........................................................................2
2. Phòng ngừa tội phạm từ quan niệm của Tâm lý học hoạt động:..............................4
III - Liên hệ với thực tiễn ở nước ta:............................................................................6
1. Những mặt tích cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm:...................................6
2. Hạn chế trong đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay:.......................................7
3. Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm ở nước ta:. .8
C - KẾT LUẬN............................................................................................................8
PHỤ LỤC...................................................................................................................10
Danh mục tài liệu tham khảo:.....................................................................................13

A - MỞ ĐẦU


Trong những năm qua, cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường thì hoạt
động phạm tội diễn ra ở nước ta có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp tinh vi.
Tình hình các loại tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con
người có sự chuyển biến, nhất là tội phạm giết người, gây khó khăn cho cơng tác đáu
tranh phịng chống tội phạm của nhà nước và xã hội. Vì vậy cơng tác đấu tranh
phòng ngừa tội phạm hiện nay cần phải được nghiên cứu đổi mới ngay từ nền tảng,
lý luận. Tâm lý học hoạt động là sự bổ sung cần thiết cho việc giải quyết những khó
khăn này thơng qua những gía trị mà nó mang lại. Để làm rõ hơn về sự ảnh hưởng
của tâm lý học trong đấu tranh và phịng ngừa tội phạm, em xin phân tích đề tài:
Đề tài 08: Phòng ngừa tội phạm từ quan điểm của tâm lý học hoạt động. Liên hệ
thực tiễn phòng ngừa tội phạm ở nước ta.



B - NỘI DUNG
I. Phòng ngừa tội phạm:
1. Khái niệm về phòng ngừa tội phạm:
Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các quy định, các biện pháp, các hành động của
cá nhân, tổ chức nhằm hạn chế, ngăn chặn tội phạm xảy ra, phát hiện kịp thời, xử lý
nghiêm minh các tội phạm xảy ra và giáo dục người phạm tội trở thành người có ích
cho xã hội.
2. Khái niệm phịng ngừa tội phạm dưới góc độ tâm lí học:
Phịng ngừa tội phạm dưới góc độ tâm lý học là hệ thống các biện pháp, các quy
định, các hành vi của cá nhân, tổ chức mà:
- Thứ nhất, hình thành ở con người những phẩm chất tâm lí tích cực, những thói
quen hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội;
- Thứ hai, ngăn chặn sự hình thành, loại bỏ, hạn chế những phẩm tâm lí tiêu cực,
những thói quen hành vi khơng phù hợp với chuẩ mực xã hội, giải tỏa khuynh hướng
gây hấn, xâm kích;


- Thứ ba, đảm bảo hạn chế tối đa cho cá nhân khơng phạm tội trong bất kỳ hồn cảnh
nào.
II. Phòng ngừa tội phạm từ quan điểm của tâm lý học hoạt động:
1. Nội dung của tâm lý học hoạt động:
+) Trường phái tâm lý học hành vi chính thức trở thành một trường phái lý thuyết
độc lập trong tâm lý học từ đầu thế kỷ XX, đánh dấu bằng sự ra đời của học thuyết
điều kiện hoá kinh điển của Ivan Pavlov; điều kiện hoá thao tác của E.Thorndike và
việc phát triển hai học thuyết này thành thuyết hành vi cổ điển (John B. Watson) và
thuyết hành vi mới (B.F. Skinner, A.Bardura).
Ivan Pavlov (1849 - 1936) qua thực nghiệm với con chó đói đã chứng minh học
thuyết điều kiện hoá kinh điển. Điều kiện hoá kinh điển là một hình thức của học tập,
trong đó một kích thích trung gian (kích thích khơng tạo ra phản ứng) đi cặp đơi với

một kích thích có điều kiện (kích thích có tạo ra phản ứng) liên tục. Theo Pavlov, các
mối liên kết tạm thời được hình thành bởi các phản xạ có điều kiện chính là các liên
tưởng – cơ sở của hoạt động tâm lý .
Người ứng dụng thành công những nghiên cứu của Pavlov trong tâm lý học là
J.B.Watson (1878-1958), cha đẻ của Tâm lý học hành vi cổ điển. Watson đã phát
triển học thuyết phản xạ có điều kiện vào nghiên cứu hành vi và sáng lập ra trường
phái hành vi trong tâm lý học (1913). Ông nhấn mạnh đến những hành vi được
nghiên cứu một cách khách quan (những kích thích, đáp ứng, củng cố được quan sát
một cách trực tiếp), bác bỏ, coi thường sự hiện hữu và vai trò của các sự kiện tinh
thần như ý thức, suy nghĩ, tưởng tưởng … Tuy nhiên, quan điểm cực đoan này của
Watson bị nhiều nhà tâm lý học phản đối. Họ phát triển quan điểm coi nội dung cơ
bản của tâm lý học là hành vi bên ngồi nhưng khơng phủ nhận tầm quan trọng của
các sự kiện tinh thần trong phân tích hành vi, tạo nên trường phái hành vi mới.
Edward L. Thorndike (1874 – 1949) là nhà tâm lý học Mỹ - độc lập nghiên cứu và
cùng đưa ra những phát minh tương tự với phản xạ có điều kiện của Pavlov – nguyên
tắc luyện tập nổi tiếng “làm thử và sửa sai”. Thorndike cho rằng nền tảng của việc


học tập là sự hình thành mối liên hệ giữa đầu vào cảm giác và sự thúc đẩy hành
động. Theo ông, hành vi được kiểm soát bởi hậu quả của nó.
B. F. Skinner (1904-1990), đã hệ thống hố học thuyết của Thorndike thành
thuyết điều kiện hoá thao tác. Điều kiện hoá thao tác liên quan đến sự tăng giảm
hành vi nào đó bằng cách thay đổi một cách có hệ thống hiệu quả của hành vi đó.
A. Bandura đã phát triển lý thuyết học tập xã hội hiện đại bao hàm cả nguyên tắc
điều kiện hoá kinh điển, điều kiện hoá thao tác và nguyên tắc học qua quan sát, nhấn
mạnh vai trò của nhận thức (tư duy, tưởng tượng, niềm tin, mong muốn,…) trong
điều chỉnh hành vi. Lý thuyết của Bandura đã mang lại cho trường phái hành vi một
diện mạo mới, khắc phục những khiếm khuyết của chủ nghĩa hành vi cổ điển của
Watson – chỉ xem xét những hành vi biểu hiện ra bên ngoài, bỏ qua những gì diễn ra
ở bên trong.

+) Cơng thức cơ bản của trường phái hành vi là kích thích – phản ứng (S – R). Do
đó, đối tượng của tâm lý học xã hội theo trường phái này là hành vi của con người.
Theo mơ hình hành vi, mỗi người được xác định bởi một tập hợp những hành vi của
người đó. Các nhà Tâm lý học hành vi quan niệm rằng “bất kỳ cái gì một người làm
là hành vi, cịn cái gì một người có là nét tính cách”.
Hành vi có hai phạm trù: hành vi biểu hiện ra bên ngoài và hành vi diễn ra bên
trong. Hành vi bộc lộ ra bên ngồi là những gì chúng ta làm người khác có thể quan
sát trực tiếp được (Ví dụ: ăn, chơi, nói, cười, viết,...). Hành vi diễn ra bên trong đầu
là những gì chúng ta làm mà người khác khơng thể quan sát trực tiếp được (Ví dụ:
suy nghĩ tưởng tượng, nghi nhớ, suy đốn, tình cảm,...) nhưng có thể nhận biết thơng
qua suy luận.
Các nhà hành vi học đã sử dụng mơ hình ABC (viết tắt các từ Anticedents - tác
nhân kích thích; Behaviors - hành vi; Consequesces - Hậu quả, kết quả) để mơ tả q
trình liên tiếp, hiện thời của những tác nhân kích thích thúc đẩy hành vi xã hội và
hiệu quả sau khi hành vi được trình diễn:
+) Mơ hình ABC về hành vi người phạm tội:


(A). Tác nhân kích thích ban đầu là những sự kiện xảy ra hoặc có mặt trước khi hành
vi phạm tội B diễn ra, chúng tạo ra những điều kiện cần và đủ cho hành vi phạm tội
xảy ra.
(C). Hậu quả là những sự kiện xảy ra sau và như là kết quả của một việc thực hiện
hành vi.phạm tội. Hậu quả có thể xảy ra ngay hoặc một thời gian sau mới xảy ra và
ảnh hưởng đến khả năng suất hiện lại của hành vi này trong tương lai. Mặc dù có rất
nhiều sự kiện xảy ra trước và theo sau mọi hành vi nhưng chỉ có một số rất ít có ảnh
hưởng đáng kể trực tiếp như là những nhân tố đang duy trì sự có mặt của hành vi.
Hơn nữa tác nhân kích thích khởi đầu và hậu quả duy trì sự có mặt của hành vi theo
những cách khác nhau. Hậu quả thực tế của một hành vi có thể ảnh hưởng trực tiếp
đến tương lai, liệu hành vi đó có xảy ra nữa hay khơng? Hậu quả mong muốn cũng
có thể là kích thích khởi động ảnh hưởng đến việc liệu một người sẽ “cam kết” thực

hiện hành vi vào lúc đó. Dự đốn về hậu quả có thể có cũng là một nhân tố xác định
liệu những điều kiện “cần và đủ” này có đúng cho việc thực hiện hành vi hay không.
Theo quan điểm của tâm lý học hành vi thì bản chất và hành vi phạm tội của con
người do môi trường, đặc biệt là môi trường xã hội quyết định. Hầu hết các hành vi
của con người là do tập nhiễm.
2. Phòng ngừa tội phạm từ quan niệm của Tâm lý học hoạt động:
Như đã phân tích ở trên, theo quan điểm của Tâm lý học hành vi thì việc con
người phạm tội là do tác động của môi trường bên ngồi chứ khơng phải do ý thức
bên trong. Qua những phân tích trên, ta thấy một số ý nghĩa của Tâm lý học hành vi
đối với nghiên cứu và phòng ngừa tội phạm, trường phái hành vi đã đem lại cho tâm
lý học nói chung và tâm lý học xã hội nói riêng một hướng đi mới, tập trung vào
nghiên cứu các hành vi xã hội, chứng minh rằng chúng có thể nhận biết và điều
khiển được. Tuy nhiên, những nguyên tắc của trường phái hành vi gây trở ngại lớn
cho việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội khi hoàn toàn bỏ qua các nghiên
cứu về các q trình hoạt động và phát triển của nhóm. Chính khái niệm nhóm trong
trường phái hành vi chỉ được xem như một nhóm nhỏ gồm hai nhân vật. Điều này


khiến trường phái hành vi trở thành trường phái lý thuyết mang ít tính xã hội nhất
trong các lý thuyết của tâm lý học xã hội.
Do đó, để phịng ngừa tội phạm thì cần chú ý những điều sau:
Thứ nhất, cần phải đặc biệt chú trọng đến môi trường xã hội. Theo Tâm lý học
hành vi, bản chất và hành vi phạm tội của con người do môi trường, đặc biệt là môi
trường xã hội quyết định. Một đứa trẻ sinh ra về bản chất đa phần là không thiện
không ác, chỉ trong q trình tiếp xúc với mơi trường xã hội mới bắt đầu hình thành
phẩm chất bản thân. Hoàn cảnh tốt giúp con người tiếp thu những cái tốt đẹp, tích
cực và ngược lại, hồn cảnh xấu sẽ mang lại những điều tiêu cực trong quá trình hình
thành và phát triển con người, cụ thể là nhân cách và hành vi. Hành vi phạm tội ra
đời dựa trên vấn đề nhân cách xấu và phẩm chất tâm lý tiêu cực đã hình thành xong
và tích tụ trong bản chất con người.

Thứ hai, cần hình thành thói quen tn thủ pháp luật. Việc hình thành các thói
quen tn theo pháp luật có tác động kiềm chế và làm mất đi phản xạ có điều kiện.
Các nhà tâm lý học hành vi đã chứng minh rằng khi một người mẫu ngang hàng tiến
hành hành vi gây hấn mà khơng có hậu quả tiêu cực thì nó sẽ làm tăng khả năng
người quan sát cũng sẽ tiến hành những hành vi gây hấn bị cấm đoán tương tự khi bị
đặt trong cùng một trường hành vi. Như vậy, khi một người quan sát chứng kiến một
người khác phải chịu đựng hình phạt vì đã tiến hành những hoạt động bị cấm, vi
phạm pháp luật thì khuynh hướng thực hiện những hành động sai lầm tương tự đó bị
giảm đi.
Thứ ba, cần làm tốt công tác giáo dục. Tâm lý học hành vi tin rằng, nếu người
bình thường nói chung và người phạm tội nói riêng được đặt vào một mơi trường
quản lý giáo dục tốt và tích cực, chuân mực đạo đức xã hội thì họ sẽ bị tác động bởi
mơi trường này mà khắc phục và điều chỉnh lại nhận thức, tâm lý của mình và có
những hành vi đúng đắn.
Thứ tư, tránh xa những tình huống tiêu cực. Các tình huống dễ gây cảm xúc đóng
vai trị như một tác nhân gây kích thích tác động đến hành vi của người phạm tội.
Những tình huống dễ gây cảm xúc từ mơi trường xã hội có thể tạo ra nhũng hành vi


tích cực hoặc tiêu cực. Do đó, cần tránh xa những tình huống tiêu cực để tránh tạo ra
những hành vi phạm tội.
III - Liên hệ với thực tiễn ở nước ta:
1. Những mặt tích cực trong đấu tranh phịng chống tội phạm:
Theo Bộ công an, trong 9 tháng đầu năm 2019, số vụ phạm pháp hình sự đã giảm
6%. Bộ Cơng an cũng đã điều chỉnh, bố trí lại, đưa lực lượng Cơng an chính quy
điều động về cơ sở để làm giảm tình hình tội phạm. Tổ chức tấn cơng trấn áp quyết
liệt các loại tội phạm, góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh. Đối với các
vụ án giết người xảy ra, đã tập trung lực lượng điều tra làm rõ (đạt tỷ lệ trên 95%),
về cơ bản các vụ án nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm đều được nhanh chóng điều tra
khám phá, phối hợp với các ngành xử lý nghiêm minh đối tượng phạm tội trước pháp

luật.
Xét trên góc độ tổ chức các biện phạm phòng ngừa tội phạm theo quan điểm của
tâm lý học hành vi, là tạo ra môi trường lành mạnh cho mỗi cá nhân được sinh hoạt
và làm việc, chúng ta đã làm được những điều sau:
Thứ nhất, ngày càng nhiều những hội, nhóm được phát triển, tập hợp những
người có cùng sở thích, đam mê lành mạnh như: hội nhà thơ, hội những người yêu
cây cảnh,… từ đó tạo ra mơi trường lành mạnh giúp gắn kết cộng đồng, giúp mọi
người tránh xa khỏi những tệ nạn xã hội.
Thứ hai, những năm gần đây, công tác giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người,
đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên đang ngày càng được chú trọng. Các trường
THCS, THPT hiện nay cũng đưa rất nhiều chương trình giáo dục pháp luật cho các
em học sinh nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, giúp các em có ý thức tuân thủ pháp
luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Thơng qua việc thực hiện đa dạng các
mơ hình phổ biến, giáo dục pháp luật, thanh, thiếu niên đã được cung cấp các kiến
thức pháp luật đồng bộ, hiệu quả trên các phương diện. Việc đưa các kiến thức pháp
luật đến với thanh, thiếu niên đã được mềm hóa, dễ nhớ và dễ hiểu. Xóa đi cái cảm
giác pháp luật là những sợi dây vơ hình trói buộc mà chuyển hóa thành tư duy “pháp
luật là công cụ hữu hiệu để bảo vệ và tạo cơ hội cho mình phát triển”. Từ đó, thúc


đẩy việc nâng cao ý thức và hiểu biết pháp luật của thanh, thiếu niên. Tạo ý thức từ
đối phó sang tự nguyên chấp hành pháp luật. Góp phần hạn chế và ngăn chặn các
hành vi vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên.
2. Hạn chế trong đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay:
Theo đại diện Bộ Công an, từ đầu năm đến nay, tình hình tội phạm giết người vẫn
diễn biến phức tạp. Riêng 5 tháng đầu năm 2019 đã xảy ra 447 vụ giết người (tăng
3,47%); 15 vụ giết người cướp tài sản, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng
lưu ý, đã xảy ra nhiều vụ giết người với hành vi gây án dã man, tàn bạo (giết nhiều
người, giết người vứt xác, chặt xác, đốt xác, giết phụ nữ và trẻ em...). Điển hình các
vụ như: Vụ giết, hiếp nữ sinh giao gà do các đối tượng nghiện ma túy gây ra ngày

4/2/2019 tại Điện Biên( Xem thêm phần phụ lục); vụ Nguyễn Võ Ngọc Bảo “ngáo
đá” giết, cướp tài sản của mẹ đẻ và em trai ruột xảy ra ngày 5/1/2019 tại Ninh Thuận;
vụ Trịnh Viết Ba (hành nghề thầy cúng) dùng dao giết 2 người, bị thương 2 người là
hàng xóm xảy ra ngày 4/3/2019 tại Nam Định…
Nền kinh tế thị trường đã đưa đất nước ta tiến một bước dài trong quá trình hội
nhập với quốc tế, cải thiện đời sống của mỗi người. Tuy nhiên, mặt trái của nó là làm
cho xã hội dần dần trở nên xa rời những giá trị truyền thống mà trở nên thực dụng
hơn. Đồng thời, tình hình tội phạm cũng diễn biến phức tạp hơn khi ngày càng xuất
hiện nhiều những loại tội phạm mà trước đây khơng có như tội mua bán mơ và bộ
phận cơ thể người,… Bên cạnh đó, các tội phạm trước đã có thì nay cũng ngày càng
trở nên nguy hiểm hơn khi được thực hiện xuyên quốc gia.
Bên cạnh đó, sự phát triển của internet cũng đang là một thách thức đối với q
trình đấu tranh phịng ngừa tội phạm. Internet giúp đưa mọi người đến gần nhau hơn,
xóa nhịa mọi khoảng cách, giúp chúng ta tiếp cận thông tin dễ dàng. Tuy nhiên, hiện
nay xuất hiện rất nhiều trang mạng không lành mạnh, tác động rất lớn đến tâm lý của
mọi người, đặc biệt là đối với thanh, thiếu niên – đối tượng rất dễ bị lôi kéo vào con
đường tội lỗi do không nhận thức đầy đủ.
Ngồi ra, bên cạnh những hội, nhóm tích cực thì cũng có rất nhiều những nhóm
tiêu cực nổi lên, hoạt động của các băng nhóm tội phạm có tổ chức manh động liều


lĩnh có sự gắn kết, đan xen giữa tội phạm hình sự với kinh tế, ma túy và núp bóng
doanh nghiệp đe dọa lực lượng thực thi pháp luật, thi hành cơng vụ. Những nhóm tội
phạm này là thách thức rất lớn cho cơng tác đấu tranh phịng ngừa tội phạm.
3. Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động phịng ngừa tội phạm ở nước
ta:
Thứ nhất, cần hồn thiện hệ thống pháp luật và hệ thống cơ quan bảo vệ pháp
luật. Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng cần đảm bảo tính
nghiêm minh nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo sự khoan hồng, có như vậy thì
việc áp dụng hình phạt với người phạm tội mới có tác dụng giáo dục, cảm hóa họ và

đồng thời có tính răn đe với những người có ý định phạm tội.
Thứ hai, cần loại bỏ tình huống dẫn đến phạm tội, đặc biệt là với tội trộm cắp tài
sản, cướp tài sản, hiếp dâm… bởi những tội phạm này khi đối tượng thực hiện thì
ngồi động cơ, mục đích phạm tội thì cần có những điều kiện hoàn cảnh cụ thể,
thuận lợi cho họ thực hiện hành vi. Do đó, để phịng ngừa tội phạm thì mỗi người
trong chúng ta cần nâng cao ý thức cảnh giác, trước hết là tự bảo vệ mình, sau là để
ngăn ngừa tội phạm.
Thứ ba, cần rèn luyện kỹ năng hành động, kỹ năng tình huống. Ngồi những kiến
thức được học trong sách vở thì những kỹ năng để ứng phó với các tình huống thực
tế là điều vơ cũng quan trọng, nó giúp mỗi người có thể sinh tồn và vượt q được
những hồn cảnh nguy hiểm, khó khăn nhất định.
Thứ tư, cần làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyển ỳ thức pháp luật, ý thức cảnh
giác của mỗi người. Tất cả những điều trên chỉ có thể giúp ngăn ngừa tội phạm nếu
mỗi người trong chúng ta đều có hiểu biết và có trách nhiệm hành động, do đó, cơng
tác tun truyền, giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa
tội phạm.

C - KẾT LUẬN
Thuyết tâm lý học hoạt động tuy đã ra đời từ lâu và có những hạn chế nhất định
nhưng những đóng góp của nó đối với cơng tác phòng ngừa tội phạm hiện nay là


không thể phủ nhận. Việc thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa tội phạm sẽ
ngăn chặn tội phạm ngay từ khi nó chưa xảy ra, như vậy sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại
cho xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự. Để làm tốt được những điều trên thì
việc quan tâm nghiên cứu hơn nữa đến tâm lý học hoạt động là rất cần thiết để từ đấy
trang bị những kiến thức chung cho hoạt động phòng ngừa tội phạm.


PHỤ LỤC

Vụ nữ sinh giao gà bị sát hại:
Câu chuyện đau lòng bắt đầu từ chiều 4/2 (tức 30 Tết Kỷ Hợi), nữ sinh Cao Mỹ
Duyên nhận được cuộc gọi từ Vương Văn Hùng (SN 1984, ở Tuần Giáo, Điện Biên)
đặt mua 10 con gà rồi rời nhà đi giao hàng đến địa điểm đã hẹn. Tối cùng ngày, thấy
con gái đi quá lâu không về nhà, điện thoại không thể liên lạc nên gia đình đã trình
báo cơng an để phối hợp tìm kiếm. 3 ngày sau, sáng 7/2, thi thể cô gái được phát
hiện tại khu chăn nuôi của một gia đình vắng chủ ở huyện Điện Biên, trên người chỉ
mặc một chiếc áo thu đông, tài sản mất sạch. Kết quả khám nghiệm xác định nữ sinh
tử vong do bị siết cổ.
Ngày 10/2, Công an tỉnh bắt Vương Văn Hùng. Ban đầu, Hùng khai gây án một
mình, nhưng sau nhiều ngày đấu tranh, Hùng khai thêm đồng phạm Bùi Văn Công
(SN 1975, trú tại đội 11, xã Thanh Nưa).
Ngày 17/2, do phát sinh tình tiết mới, cơ quan điều tra khai quật tử thi nữ sinh để tái
khám nghiệm; ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự: Hiếp dâm,
Cướp tài sản, Tàng trữ trái phép chất ma túy và giữ người trái pháp luật đối với vụ án
hình sự giết người nêu trên. Đồng thời, cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam 4 đối
tượng tiếp theo gồm:
Bùi Văn Công tội: Giết người, Cướp tài sản, Hiếp dâm, Bắt giữ người trái pháp luật,
Tàng trữ trái phép chất ma túy.
Phạm Văn Nhiệm (SN 1976, trú đội 19, xã Thanh Nưa) tội: Giết người, Hiếp dâm.
Lường Văn Hùng (SN 1991, trú bản Na Hí, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên) và
Lường Văn Lả (SN 1991, trú tại bản Mển, xã Thanh Nưa) cùng tội Giết người.
4 ngày sau (ngày 21/3), cơ quan CSĐT khởi tố, bắt tiếp 2 đối tượng Phạm Văn
Dũng (47 tuổi, ở đội 19 xã Thanh Nưa) và Cầm Văn Chương (45 tuổi, ở đội 7, xã
Hua Thanh) về tội hiếp dâm. Đáng nói, đối tượng Bùi Thị Kim Thu (44 tuổi, vợ nghi
phạm Bùi Văn Công), được cho là người đầu tiên phát hiện thi thể nữ sinh Cao Kim
Duyên cũng bị bắt về tội che giấu tội phạm.


Sự việc tiếp tục có những tình tiết phức tạp khi cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam

đối tượng thứ 9 vào chiều 29/3 là Vì Văn Tốn (SN 1981, trú tại thôn Nà Ngum, xã
Thanh Yên, huyện Điện Biên). Toán bị bắt để điều tra, làm rõ về hành vi 'Bắt giữ
người trái pháp luật" và được xác định là chủ mưu trong vụ án này. Theo cơ quan
cơng an, nhóm nghi phạm này quen biết nhau, từng sử dụng ma túy, đa phần đều có
tiền án về ma túy. Đặc biệt, giữa Vương Văn Hùng và Vì Văn Toán từng là bạn tù
của nhau, ra tù vẫn giữ liên hệ mật thiết. Khi bị bắt, các nghi phạm đều quanh co
chối tội, không thừa nhận hành vi hoặc khai không đúng sự thật nhằm đánh lạc
hướng cơ quan điều tra. Vương Văn Hùng bị bắt đầu tiên khai nhận thực hiện hành
vi giết người một mình, nhằm cướp tài sản. Theo lời khai, Hùng siết cổ nạn nhân
chiều tối 30 Tết khi Duyên mang gà đến.
Sau khi lấy tài sản và xe máy, nghi phạm chở người xấu số đến trước cổng cơng ty
Cơng trình giao thơng ở xã Thanh Nưa, cách trung tâm TP Điện Biên Phủ gần 10km.
Chi tiết này mâu thuẫn với kết quả khám nghiệm xác định nạn nhân tử vong 48 giờ
trước khi được tìm thấy vào 10h sáng 7/2 (mùng 3 Tết).
Khơng chỉ Hùng, trong số 9 nghi phạm, có đối tượng trình báo việc phát hiện thi thể
nữ sinh - là vợ chồng Bùi Văn Công. Vợ Bùi Văn Công là Bùi Thị Kim Thu khi phát
hiện thi thể đã gọi chồng đến chứng kiến và trình báo sự việc với cơ quan cơng an.
Đồng thời, chính Bùi Văn Cơng là người hơ hốn dân làng về việc phát hiện thi thể
Dun. Q trình bắt giữ Bùi Văn Cơng, cơng an cũng xác định Cơng là đối tượng
chủ mưu. Chính Công đã bàn bạc với Vương Văn Hùng cùng nhau đi cướp tài sản và
hiếp dâm nữ sinh Cao Mỹ Duyên.
Theo lời khai của các đối tượng, Công chủ động rủ Hùng cướp tài sản của Duyên.
Hai tên thỏa thuận, Công dẫn Hùng ra chợ Mường Thanh để nhận diện nữ sinh, sau
đó Hùng giao dịch và hẹn cơ gái giao gà đến nơi đã chọn để cướp. Tại nơi này, Hùng
đã dùng cơn nhị khúc có xích sắt siết cổ làm nạn nhân bất tỉnh. Sau đó, tên này đưa
cô gái vào ngôi nhà hoang ở Đội 11 và gọi điện rủ Công đến. Công rủ thêm Phạm
Văn Nhiệm đến ngơi nhà hoang. Theo lời khai, khuya hơm đó, 3 bị can thay nhau
hãm hiếp cơ gái. Sau đó, chúng đưa nạn nhân lên thùng xe tải của Công. Hùng khai



là người đã vứt quần của nạn nhân ở vệ đường. Sau khi cướp tài sản của cô gái, hắn
đã mang xe máy của nạn nhân và lồng gà đi phi tang.
Sáng 6/2 (mùng 2 Tết), Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả đến nhà Bùi Văn
Công chơi. Tại đây, 2 tên này tiếp tục thay nhau hiếp dâm nạn nhân ngay trên thùng
xe tải của chủ nhà. Chiều hôm đó, 5 bị can bàn bạc sát hại cơ gái để bịt đầu mối. Dư
luận tiếp tục bức xúc khi cơ quan công an bắt giữ Bùi Thị Kim Thu, người đàn bà
này đã ít nhất 2 lần chứng kiến nhóm đối tượng thay nhau hãm hiếp nữ sinh Cao Mỹ
Duyên mà không hề tố giác đến cơ quan công an. Thay vì can ngăn, Thu đã đồng lõa
với chồng và nhóm đối tượng khi vờ là người đầu tiên phát hiện xác nạn nhân, hơ
hốn cho mọi người biết và báo tin cho công an. Sau các buổi làm việc với cơ quan
công an, Thu đều kể cho mọi người những gì cảnh sát vừa hỏi nhằm "bắn tin", đánh
tiếng, nghe ngóng và tự tạo bằng chứng ngoại phạm. Vào thời điểm các trinh sát
đang tập trung điều tra, xác minh, rà soát hàng ngàn đối tượng nhưng với vẻ mặt thật
thà, chất phác cộng với thể trạng ốm yếu bệnh tật, ít nhiều Thu đã tạo được vỏ bọc
tương đối an tồn, tưởng như sẽ hồn tồn vơ can trước vụ án.
Tình tiết bất ngờ của vụ án đẩy lên cao trào khi kẻ thủ ác với vai trị chủ mưu lại
xuất hiện muộn nhất (tính đến thời điểm hiện tại) đó chính là Vì Văn Tốn. Tốn
được cơ quan cơng an xác định có vai trị cầm đầu trong vụ trọng án này.
Tốn có mối quan hệ thân với nhóm của Bùi Văn Cơng và đồng bọn, vì các đối
tượng này thường xuyên mua ma túy từ vợ chồng Tốn để sử dụng; và đã th nhóm
này bắt cóc nạn nhân Cao Mỹ Duyên để tống tiền. Trước khi Vì Văn Tốn bị bắt một
ngày, vợ của Tốn là Vì Thị Thu (SN 1982) đã bị cơng an bắt vì mua bán chất ma
túy. Trước khi bị bắt, Tốn sinh hoạt ở địa phương bình thường, khơng có biểu hiện
sợ hãi hay ý định bỏ trốn.
Theo lãnh đạo công an tỉnh Điện Biên, vụ án được tạo dựng hết sức tinh vi, các
đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, sau đó đã câu kết xóa dấu vết, dựng hiện
trường giả nhằm che giấu hành vi phạm tội khiến cơng tác điều tra gặp nhiều khó
khăn.



Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình tâm lý học tư pháp, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân
dân, Hà Nội 2018.
2. Tập bài giảng Tâm lý học tội phạm, Trường Đại học Luật Hà Nội.
3. Phòng

ngừa tội phạm từ quan điểm của tâm lý học hành vi, bài viết học thuật,

/>4. Phòng

ngừa tội phạm từ quan điểm của tâm lý học hành vi,

/>5. Đẩy

mạnh cônng tác đấu tranh phòng chống tội phạm,

/>6. Nữ

sinh bị giết ở Điện Biên 9 kẻ thủ ác tráo trở tàn nhẫn,

/>


×