Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án thủy điện xekaman 4 tỉnh sêkong lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.87 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


..

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN XEKAMAN 4,
TỈNH SÊKONG, LÀO

Chuyên ngành:

KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG

Mã số:

60.52.03.20

Khóa:

2016-2018

Lớp:

K34.CMT.ĐN

Họ và tên học viên:


LITHAVONG BOUNMISAVATH

Thời gian thực hiện:

Từ tháng 04/2018 đến 09/2018

Đà Nẵng, tháng 05/2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN XEKAMAN 4,
TỈNH SÊKONG, LÀO

Chuyên ngành:

KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG

Mã số:

60.52.03.20

Khóa:


2016-2018

Lớp:

K34.CMT.ĐN

Họ và tên học viên:

LITHAVONG BOUNMISAVATH

Thời gian thực hiện:

Từ tháng 04/2018 đến 09/2018

Đà Nẵng, tháng 05/2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các nội dung, số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và tin cậy.
Tác giả luận văn

Lithavong Bounmisavath


TĨM TẮT LUẬN VĂN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MƠI TRƯỜNG NƯỚC CỦA DỰ ÁN
THỦY ĐIỆN XEKAMAN 4, TỈNH SÊKONG, LÀO
Học viên: Lithavong Bounmisavath
Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường

Mã số: 60.52.03.20 Khóa K34
Trường Đại học Bách Khoa – ĐHĐN
Tóm tắt – Dự án thủy điện Xekaman 4 là một trong nhiều dự án cung cấp
năng lượng cho Lào và Việt Nam dự kiến xây dựng trên thượng nguồn sông
Xekaman. Dựa theo Nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng cơng trình thủy điện
Xekaman 4, đề tài “Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy
điện Xekaman 4, tỉnh Sekong, Lào” đã tổng hợp đầy đủ thông tin, xử lý dữ liệu,
làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng môi trường nước tại khu vực, đồng thời
đưa ra những dự báo tác động và đề xuất các biện pháp kỹ thuật phòng ngừa,
giảm thiểu tác động tiêu cực và phịng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố của dự án. Đề
tài đã góp phần bổ sung thêm cơ sở khoa học, cách thức tiếp cận để đánh giá tác
động đến môi trường nước đối với dự án thủy điện Xekaman 4 nhằm hỗ trợ cho
cơ quan chức năng có cơ sở xem xét, lựa chọn quyết định phương án xây dựng
cơng trình phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững môi trường, bảo vệ môi
trường nước tại khu vực.
Từ khóa – Xekaman 4, dự án thủy điện, môi trường nước, đánh giá tác
động, giải pháp.
IMPACT ASSESSMENT ON WATER ENVIRONMENT OF THE
XEKAMAN 4 HYDROPOWER PROJECT, SEKONG PROVINCE, LAOS
Abstract - Xekaman 4 Hydropower Project will be built on the upper
reaches of the Xekaman River is one of several power supply projects of Lao
and Vietnam. Based on the Feasibility Study for the construction of the
Xekaman 4 Hydropower Project, the topic "Impact Assessment on water
environment of the Xekaman 4 Hydropower Project, Sekong Province, Laos"
assessed the current state of the water environment and provided forecasts of
impacts and recommendations on technical measures to prevent, minimize
negative impacts and prevent, coping with risks and incidents of the project. The
topic contributed to scientific basis and approach to assess the impacts on the
water environment of the Xekaman 4 Hydropower Project. After all, the topic
support the competent authorities to consider plans for works in compatibility

with the objective of sustainable development of the environment and protection
of the water environment in the region.
Key word - Xekaman 4, hydropower project, water environment, impact
assessment, solution.


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................. vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2

3.2.

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2

4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3
4.1.

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ................................................................... 3

4.2.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan ................................................. 3


4.3.

Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu ................................................................... 3

4.4.

Phương pháp kế thừa ................................................................................................ 3

4.5.

Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia và cộng đồng ....................................... 3

4.6.

Phương pháp đánh giá nhanh ................................................................................... 3

4.7.

Phương pháp so sánh ................................................................................................ 3

5. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 4
5.1.

Thu thập tài liệu, số liệu liên quan ........................................................................... 4

5.2. Phân tích các tài liệu đã được thu thập, xác định các dữ liệu, thơng tin có liên quan
để tiến hành khảo sát bổ sung thêm nếu cần thiết .............................................................. 4
5.3.


Đánh giá điều kiện môi trường tự nhiên tại khu vực thực hiện dự án...................... 4

5.4.

Đánh giá các tác động tiềm tàng đến môi trường nước............................................ 4

5.5. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố mơi
trường ................................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 5
1.1.

Khái quát về đánh giá tác động môi trường ................................................................. 5

1.1.1.

Định nghĩa về đánh giá tác động môi trường ....................................................... 5

1.1.2.

Mục tiêu của đánh giá tác động mơi trường ......................................................... 6

1.2.

Mơ tả tóm tắt dự án ...................................................................................................... 7

1.2.1.

Tên dự án .............................................................................................................. 7

1.2.2.


Chủ dự án.............................................................................................................. 7

1.2.3.

Vị trí địa lý của dự án ........................................................................................... 7

i


1.2.4.

Nội dung chủ yếu của dự án ............................................................................... 10

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN
DỰ ÁN ..................................................................................................................................... 32
2.1.

Điều kiện về địa lý, địa chất ...................................................................................... 32

2.1.1.

Vị trí địa lý.......................................................................................................... 32

2.1.2.

Đặc điểm địa hình ............................................................................................... 32

2.1.3.


Điều kiện địa chất tại các hạng mục cơng trình .................................................. 34

2.2.

Điều kiện về khí hậu, khí tượng ................................................................................. 41

2.2.1.

Nhiệt độ .............................................................................................................. 41

2.2.2.

Độ ẩm ................................................................................................................. 42

2.2.3.

Gió ...................................................................................................................... 42

2.2.4.

Mưa ..................................................................................................................... 43

2.2.5.

Bốc hơi ............................................................................................................... 43

2.3.

Điều kiện về thủy văn/hải văn ................................................................................... 44


2.3.1.

Hình thái lưu vực ................................................................................................ 44

2.3.2.

Phân phối dòng chảy trong năm ......................................................................... 45

2.3.3.

Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế .................................................................................. 45

2.3.6.

Đặc trưng bùn cát ............................................................................................... 47

2.3.7.

Quan hệ Q = f(H) ................................................................................................ 48

2.4.

Chất lượng các thành phần môi trường...................................................................... 50

2.4.1.

Hiện trạng môi trường khơng khí ....................................................................... 50

2.4.2.


Hiện trạng mơi trường nước ............................................................................... 50

2.4.3.

Hiện trạng môi trường đất .................................................................................. 52

2.5.

Tài nguyên sinh vật .................................................................................................... 52

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA
DỰ ÁN ..................................................................................................................................... 54
3.1. Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường nước trong giai đoạn chuẩn bị và thi
công xây dựng dự án ............................................................................................................ 54
3.1.1.

Nguồn gây tác động liên quan tới chất thải ........................................................ 57

3.1.2.

Nguồn tác động không liên quan đến chất thải .................................................. 64

3.2.

Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường nước trong giai đoạn vận hành dự án .
................................................................................................................................... 65

3.2.1.

Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải ....................................................... 66


3.2.2.

Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải............................................ 68

3.3.
án

Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường nước gây nên bởi rủi ro, sự cố của dự
................................................................................................................................... 70

ii


3.3.1.

Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng ....................... 70

3.3.2.

Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn vận hành ......................................................... 71

CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN ............................................ 73
4.1.
án

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nước của dự
................................................................................................................................... 73


4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nước
của dự án trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng ................................................ 73
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi
trường nước trong giai đoạn vận hành .............................................................................. 82
4.2.

Biện pháp quản lý, phịng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án .......................... 86

4.2.1. Biện pháp quản lý, phịng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai
đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng ................................................................................. 86
4.2.2. Biện pháp quản lý, phịng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai
đoạn vận hành ................................................................................................................... 87
4.3.

Chương trình quản lý và giám sát mơi trường nước .................................................. 89

4.3.1.

Chương trình quản lý mơi trường nước .............................................................. 89

4.3.2.

Chương trình giám sát môi trường nước ............................................................ 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 94
1. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 94
2. KIẾN NGHỊ................................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 95
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 96


iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Quy hoạch xây dựng các nhà máy thủy điện trong lưu vực sông Xekaman ............ 10
Bảng 1.2. Các thơng số chính của dự án thủy điện XKM4 ...................................................... 10
Bảng 1.3. Các thơng số chính của hạng mục đập dâng và đập tràn ......................................... 13
Bảng 1.4. Các thơng số chính của tuyến năng lượng và đường điện ....................................... 17
Bảng 1.5. Trình tự dẫn dịng thi cơng ....................................................................................... 20
Bảng 1.6. Các thơng số của sơ đồ dẫn dịng thi cơng cụm cơng trình đầu mối........................ 21
Bảng 1.7. Khối lượng cơng tác chính phương án kiến nghị 2B – Tràn bờ phải ....................... 22
Bảng 1.8. Lượng nước cần sử dụng cho sản xuất bê tông ........................................................ 26
Bảng 1.9. Lượng nhiên liệu dầu DO tiêu thụ trong một ca thi công ........................................ 27
Bảng 1.10. Tổng mức đầu tư dự án .......................................................................................... 28
Bảng 1.11. Thống kê tóm tắt các hoạt động chính có khả năng tác động đến mơi trường nước
của dự án Thủy điện XKM 4 .................................................................................................... 30
Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình max, min tháng ........................................................................ 41
Bảng 2.2. Độ ẩm max, min, trung bình tháng (%) ................................................................... 42
Bảng 2.3. Tốc độ gió trung bình theo tháng (m/s) .................................................................... 43
Bảng 2.4. Lượng mưa trung bình theo tháng (mm) .................................................................. 43
Bảng 2.5. Phân phối tổn thất bốc hơi tăng thêm trung bình tháng, năm khi có hồ .................. 44
Bảng 2.6. Các đặc trưng hình thái lưu vực tính đến tuyến cơng trình ...................................... 45
Bảng 2.7. Chuẩn dịng chảy năm tại các vị trí tuyến đập và tuyến nhà máy ............................ 45
Bảng 2.8. Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tuyến cơng trình XKM 4 ............................................... 46
Bảng 2.9. Tổng lượng lũ các thời đoạn theo quan hệ Đak Mốt................................................ 46
Bảng 2.10. Lưu lượng lớn nhất mùa kiệt các thời đoạn tại các tuyến ...................................... 47
Bảng 2.11. Tổng lượng phù sa hàng năm tại tuyến đập ........................................................... 47
Bảng 2.12. Thành phần hạt (%) theo đường kính cỡ hạt (mm) mẫu phù sa đáy ...................... 48
Bảng 2.13. Đường quan hệ Q = f(H) tại tuyến đập .................................................................. 48
Bảng 2.14. Đường quan hệ Q = f(H) tại tuyến nhà máy .......................................................... 49

Bảng 3.1. Nguồn gây tác động đến môi trường nước trong giai đoạn chuẩn bị ......................... 55
Bảng 3.2. Nguồn gây tác động đến môi trường nước trong giai đoạn thi công xây dựng .......... 56
Bảng 3.3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn chuẩn bị ................ 58
Bảng 3.4. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn thi công xây dựng .......... 58
Bảng 3.5. Lưu lượng nước thải xây dựng ................................................................................. 60
Bảng 3.6. Khối lượng sinh khối từ thảm thực vật rừng phát sinh ............................................ 62
Bảng 3.7. Mức hao hụt theo % khối lượng gốc ........................................................................ 63

iv


Bảng 3.8. Danh sách các CTNH phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng ....... 64
Bảng 3.9. Nguồn gây tác động đến môi trường nước trong giai đoạn vận hành ...................... 66
Bảng 3.10. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành nhà máy
.................................................................................................................................................. 67
Bảng 4.1. Đường duy trì lưu lượng dòng chảy ngày tuyến đập Xekaman 4 ............................ 85

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí dự án thủy điện XKM 4 .................................................................................... 7
Hình 1.2. Vị trí của dự án và khu bảo tồn đa dạng sinh học Dong Ampham ............................. 8
Hình 1.3. Bản đồ quy hoạch bậc thang thủy điện trên sơng Xekaman ....................................... 9
Hình 1.4. Tổng mặt bằng thi công cụm đầu mối thủy điện XKM 4 ......................................... 12
Hình 1.5. Đập dâng và đập tràn cơng trình thủy điện XKM 4 ................................................. 13
Hình 1.6. Cửa lấy nước và tuyến năng lượng cơng trình thủy điện XKM 4 ............................ 14
Hình 1.7. Tháp điều áp và đường ống dẫn nước cơng trình thủy điện XKM 4 ........................ 15
Hình 1.8. Nhà máy thủy điện và trạm phân phối điện ngoài trời cơng trình thủy điện XKM 4
.................................................................................................................................................. 16

Hình 1.9. Tổng mặt bằng thi công cụm nhà máy thủy điện XKM 4 ........................................ 16
Hình 1.10. Biểu đồ điều phối hồ chứa của thủy điện XKM 4 .................................................. 23
Hình 1.11. Tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu từ Đà Nẵng, Việt Nam ........................ 26
Hình 1.12. Cơ cấu tổ chức quản lý dự án ................................................................................. 29
Hình 1.13. Cơ cấu tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn vận hành ........................................ 29
Hình 2.1. Địa hình khu vực nghiên cứu.................................................................................... 33
Hình 2.2. Vị trí lấy mẫu tại đập dâng khu vực dự án ............................................................... 51
Hình 2.3. Vị trí lấy mẫu trên sơng thuộc hạ lưu hồ khu vực dự án .......................................... 51
Hình 2.4. Tài nguyên sinh vật khu vực dự án ........................................................................... 53
Hình 3.1. Bản đồ phân chia lưu vực thủy điện XKM 4 ............................................................ 59
Hình 3.2. Bản đồ chi tiết diện tích đất canh tác bị ảnh hưởng do dự án ................................... 61
Hình 3.3. Vị trí dự án ................................................................................................................ 72
Hình 4.1. Bồn xử lý nước thải sinh hoạt K-HC-T (Johkasou) ................................................. 74
Hình 4.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải K-HC-T (Johkasou) ......................... 74
Hình 4.3. Vị trí đặt hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt ......................................... 76
Hình 4.4. Thiết kế ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh tại khu vực dự án............... 79
Hình 4.5. Các giai đoạn chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh ...................................... 80
Hình 4.6. Vị trí ơ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh ................................................ 80

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CTNH


Chất thải nguy hại

CTR, CTRSH

Chất thải rắn, Chất thải rắn sinh hoạt

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

GPMB

Giải phóng mặt bằng

KPH

Khơng phát hiện

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

NCKT

Nghiên cứu khả thi


UBND

Ủy ban nhân dân

XKM

Xekaman

WHO

World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới

vii


Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp đang ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế thế giới.
Cùng với sự phát triển của những thiết bị điện tử, công nghệ hiện đại, con người
ngày càng sử dụng năng lượng nhiều hơn trong việc sản xuất và nâng cao nhu
cầu sống của bản thân. Vì vậy cạn kiệt năng lượng đang là vấn đề nóng hổi và
cấp bách của tồn nhân loại. Liệu có nguồn năng lượng nào có thể cung cấp vô
tận cho con người mà không bao giờ cạn kiệt? Câu hỏi khó ấy đã nhận được rất
nhiều giải pháp nhưng chưa có một giải pháp nào thực sự tối ưu. Trong đó,

nguồn năng lượng nước mà tiêu biểu là việc xây dựng các nhà máy thủy điện để
mang nguồn điện đến cho người dân đang là vấn đề được nhiều nước quan tâm.
Năm 1998, Chính phủ Việt Nam và chính phủ Lào đã kí Thỏa thuận hợp
tác về phát triển năng lượng điện nhằm khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn
năng lượng điện giữa hai nước. Để thực hiện Thỏa thuận, Công ty cổ phần điện
Việt Lào được thành lập để nghiên cứu và đầu tư các dự án thủy điện như
Xekaman (XKM) 1, XKM 3, XKM 4 và một số dự án khác tại Lào với mục tiêu
đến năm 2020 nhập khẩu khoảng 5.000 MW điện từ Lào hòa chung với lưới
điện quốc gia của Việt Nam.
Dự án thuỷ điện XKM 4 là cơng trình thủy điện thứ ba trên sông Xekaman
được đầu tư tại Lào. Theo quy hoạch, dự án có nhiệm vụ chủ yếu là phát điện
với công suất thiết kế 2 tổ máy là 70 MW. Phần lớn lượng điện sẽ xuất khẩu
sang Việt Nam, phần còn lại cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Việc
thực hiện dự án phù hợp với chiến lược phát triển ngành điện lực của Nhà nước
Lào, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường sinh thái
cho vùng dự án.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nhà máy thủy điện mang lại thì nó cũng
để lại những hậu quả đối với đời sống của con người và sinh vật. Đầu tiên là hủy
diệt hệ sinh thái, càng nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng, càng có nhiều
khu rừng nguyên sinh bị tàn phá để làm hồ chứa nước. Các thảm thực vật cũng
như các loài động vật khơng cịn nơi cư trú, ngay cả con người cũng khơng có
chốn dung thân. Nhưng hậu quả khơng chỉ dừng lại ở đó, những đợt xả lũ của
nhà máy thủy điện luôn là nỗi ám ảnh của người dân. Mất rừng, đất khơng cịn
cây để giữ, để bám và bị cuốn trôi theo từng đợt lũ về. Lũ lớn từ nhà máy thủy
điện làm hư hại nhà dân, cây trồng và nguy hiểm hơn chúng cịn cướp đi cả tính
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT

Trang 1



Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

mạng con người. Ngồi ra, tình trạng thiếu nước, sự tuyệt chủng của các động
vật quý hiếm, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cuộc sống của hàng trăm triệu
người trên lưu vực những con sông do những con đập thủy điện gây ra cũng là
những vấn đề đáng lo ngại.
Xuất phát từ các vấn đề trên và nhận thấy tầm quan trọng của công tác đánh
giá tác động môi trường, học viên thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động đến môi
trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4, tỉnh Sêkong, Lào” nhằm dự
báo, cảnh báo trước những tác động tiêu cực, những tác động bất lợi mà dự án
có thể mang lại đối với môi trường nước và đề xuất các biện pháp giảm thiểu
các tác động tiêu cực.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
- Mơ tả, phân tích hiện trạng mơi trường nước tại khu vực thực hiện dự án.

- Phân tích, dự báo và đánh giá các tác động của dự án đến môi trường nước
trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng và giai đoạn vận hành dự án.
- Đánh giá tổng hợp các tác động của dự án đối với mơi trường nước trên
cơ sở đó đề ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực.
- Thiết lập chương trình quan trắc và giám sát môi trường nước.
3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dự án thuỷ điện XKM 4 có tọa độ trong khoảng 15o18’  15o35’ vĩ độ Bắc
và 107o25’  107o40’ kinh độ Đơng. Vị trí xây dựng của dự án nằm tại huyện

Dakchung, tỉnh Sekong, Nam Lào, cách trung tâm huyện khoảng 35 km, cách
biên giới Việt – Lào khoảng 6 km và giáp với huyện Nam Giang, tỉnh Quảng
Nam, Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá các tác động có thể ảnh hưởng đến mơi trường nước do các hoạt
động chuẩn bị và thi công xây dựng, vận hành cơng trình thủy điện bao gồm
việc xây các hạng mục chính của dự án như sau: xây dựng nhà máy, đập, tuyến
năng lượng, khu lán trại và phụ trợ, đường thi công, đường vận hành…, riêng
hạng mục xây dựng đường dây tải điện 115 KV khơng đánh giá vì chưa có
phương án tuyến và thiết kế chi tiết.
Tác động đến mơi trường của dự án được phân tích, đánh giá tập trung vào
khía cạnh chính là mơi trường nước.

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT

Trang 2


Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

4.

Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
- Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án: điều kiện khí hậu,
khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất, chất lượng nguồn nước mặt và nước
ngầm, các thành phần sinh thái…;
- Xác định vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu các thông số mơi trường;

- Đo đạc, lấy mẫu khơng khí, nước mặt, nước ngầm, đất;
- Quan sát hiện trường và ghi ghép các nhận xét trực quan về các khu vực
thực hiện xây dựng dự án;
4.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
Thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan về hiện trạng mơi trường tự nhiên
tại khu vực dự án thủy điện XKM 4.
4.3. Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu
Sử dụng các phần mềm word, excel,…để tổng hợp, phân tích thống kê các
số liệu đã thu thập được.
4.4. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả đã nghiên cứu về đánh giá tác động đến môi trường
nước của các dự án thủy điện khác trên sông Xekaman.
4.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia và cộng đồng
Tham khảo ý kiến của các chun gia có trình độ chun mơn phù hợp và
kinh nghiệm để thực hiện đánh giá tác động đến mơi trường nước và phỏng vấn
người dân có thể bị ảnh hưởng bởi dự án, tham vấn ý kiến của đại diện chính
quyền địa phương và cộng đồng dân cư xung quanh khu vực dự án.
4.6. Phương pháp đánh giá nhanh
Là phương pháp dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ơ
nhiễm trong khí thải, nước thải…phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải
lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) thiết lập.
4.7. Phương pháp so sánh
So sánh các kết quả đo đạc, phân tích, tính tốn dự báo nồng độ các chất ô
nhiễm do hoạt động của dự án với các tiêu chuẩn của Lào và của Việt Nam.

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT

Trang 3



Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

5.

Nội dung nghiên cứu

Vì phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối rộng và khối lượng lớn, do đó
phần đánh giá điều kiện môi trường tự nhiên, mà cụ thể là hiện trạng chất lượng
mơi trường khơng khí, nước mặt, nước ngầm, đất, các số liệu phân tích mẫu
được tác giả tham khảo theo kết quả lấy mẫu và phân tích mẫu của Viện Khoa
học vật liệu và Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam. Bên cạnh đó, các thơng tin về dự án được tác giả tham khảo theo đúng quy
định thực hiện báo cáo Đánh giá tác động mơi trường nói chung trong Tập 1 –
Thuyết minh chung – Báo cáo nghiên cứu khả thi Cơng trình thủy điện
Xekaman 4 để tiến hành việc đánh giá tác động lên môi trường nước (thuộc
phạm vi nghiên cứu của đề tài) và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động xấu,
phịng ngừa và ứng phó sự cố môi trường nước của dự án.
Nội dung nghiên cứu do đó bao gồm các phần chính như sau:
5.1. Thu thập tài liệu, số liệu liên quan
- Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên tại khu vực
dự án: điều kiện khí hậu, khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất, chất lượng
nguồn nước mặt và nước ngầm, các thành phần sinh thái,...
- Thu thập các tài liệu, dữ liệu liên quan đến dự án thủy điện XKM 4, Lào
và các thủy điện khác trên sơng Xekaman.
5.2. Phân tích các tài liệu đã được thu thập, xác định các dữ liệu, thơng tin
có liên quan để tiến hành khảo sát bổ sung thêm nếu cần thiết
5.3. Đánh giá điều kiện môi trường tự nhiên tại khu vực thực hiện dự án
5.4. Đánh giá các tác động tiềm tàng đến môi trường nước

5.5. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó
sự cố mơi trường

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT

Trang 4


Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về đánh giá tác động môi trường
1.1.1. Định nghĩa về đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bao gồm nhiều nội dung và khơng có
định nghĩa thống nhất. Một số định nghĩa về ĐTM được nêu dưới đây [5]:
- Luật Bảo vệ Môi trường số 29/NA của Quốc hội nước Cộng Hịa Dân Chủ
Nhân Dân Lào thơng qua ngày 18/12/2012 định nghĩa “Đánh giá tác động môi
trường có nghĩa là q trình nghiên cứu, khảo sát, phân tích số liệu và dự báo cả
tác động tích cực và tiêu cực lên môi trường xã hội và môi trường tự nhiên gây ra
bởi các dự án khác nhau cả trong ngắn hạn và dài hạn, song song với việc thực
hiện các phương pháp và biện pháp phù hợp để bảo vệ, phòng ngừa và hạn chế
những tác động mơi trường đó” [1].
- Luật Bảo Vệ Mơi trường số 55/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng Hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 định nghĩa “Đánh giá tác
động mơi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án
đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó” [5].
- Chương trình Mơi trường của Liên Hợp quốc (UNEP, 1991): “ĐTM là
quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt môi trường của một dự án
phát triển”.

- Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP, 1990):
“ĐTM là quá trình xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một
chính sách đến mơi trường”.
- Ngân hàng Thế giới (WB, 2011):
“EIA là công cụ để nhận dạng và đánh giá các tác động tiềm năng đến môi
trường của 1 dự án được đề xuất, đánh giá các phương án thay thế và thiết kế
các biện pháp giảm thiểu, quản lý và giám sát phù hợp” (an instrument to
identify and assess the potential environmental impacts of a proposed project,
evaluate alternatives, and design appropriate mitigation, management, and
monitoring measures). “ĐTM là nghiên cứu được thực hiện trong quá trình
chuẩn bị dự án (thường là 1 phần của nghiên cứu khả thi) để làm rõ liệu dự án sẽ
gây tác động như thế nào đến môi trường và đưa ra các biện pháp nhằm tránh,
ngăn ngừa, hoặc giảm nhẹ các tác động tiêu cực đến mức có thể chấp nhận và
phát huy các tác động tích cực (EA is a study carried out during project
preparation (often as part of feasibility studies) to examine whether the project
will cause impacts on the environment and to recommend measures to avoid,
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT

Trang 5


Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

prevent or reduce any negative impacts to acceptable levels and enhance any
positive benefits).
- Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, 2009):
“Đánh giá môi trường là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình phân tích mơi
trường và lập kế hoạch xem xét các tác động và rủi ro về môi trường liên quan
với dự án...” “Environmental assessment is a generic term used to describe a

process of environmental analysis and planning to address the environmental
impacts and risks associated with the project”...
- Hiệp hội quốc tế về đánh giá tác động (IAIA):
“Đánh giá tác động mơi trường là q trình xác định, đánh giá và giảm
thiểu các tác động lý sinh, xã hội và các tác động liên quan của các đề xuất phát
triển trước khi ra quyết định và đưa ra các cam kết (EIA is “the process of
identifying, evaluating and mitigating the biophysical, social and other relevant
effects of development proposals prior to major decisions being taken and
commitments made).
Qua các định nghĩa trên có thể thấy nếu mơi trường được hiểu là “mơi bao
gồm các thành phần môi trường vật lý (physical environment), sinh học
(biological environment) và nhân văn (human environment)” thì nội hàm của
ĐTM không chỉ là dự báo, đánh giá, đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động
xấu do triển khai dự án đến các thành phần môi trường tự nhiên mà còn đến các
yếu tố xã hội. Do vậy, trong các quy định gần đây của các tổ chức quốc tế (WB,
ADB, JICA…) các tác động xã hội cần được xem xét trong báo cáo ĐTM. Vì
thế hiện nay thuật ngữ “đánh giá tác động môi trường và xã hội” (environmental
and social impact asessment –ESIA) được sử dụng rộng rãi trong các chính sách
an tồn (safeguard policies) của nhiều tổ chức quốc tế (WB, ADB, JICA….).
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, việc đánh giá tác động môi trường
của dự án thủy điện Xekaman 4 được giới hạn trong việc đánh giá tác động đến
môi trường nước của dự án. Các tác động đến môi trường khác (tác động đến
mơi trường khơng khí, mơi trường đất, tài ngun sinh vật) khơng được tập
trung phân tích, đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu trong đề tài này.
1.1.2. Mục tiêu của đánh giá tác động môi trường
* Mục tiêu cụ thể:
- Đảm bảo rằng việc xem xét về môi trường và xã hội là rõ ràng và gắn kết
với quá trình ra quyết định đầu tư.
- Xác định và mô tả rõ ràng về tài nguyên và các giá trị mơi trường ở vùng
có thể bị tác động do dự án.

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT

Trang 6


Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

- Xác định và dự báo rõ cường độ và quy mô của các tác động có thể có của
dự án đến môi trường tự nhiên và xã hội ở vùng bị ảnh hưởng.
- Đề xuất và phân tích rõ các phương án thay thế (alternatives) để giảm
thiểu tác động xấu nếu dự án cần phải thực hiện.
- Đảm bảo rằng các biện pháp quản lý và cơng nghệ có tính hiệu quả và khả
thi để giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án nhằm bảo vệ các hệ sinh thái
và hạn chế ảnh hưởng xấu về xã hội.
- Đảm bảo rằng Chương trình quản lý mơi trường là đúng đắn để giảm thiểu
các tác động xấu và quản lý tốt về môi trường trong các giai đoạn của dự án.
* Mục tiêu lâu dài:
Tăng cường phát triển bền vững bằng cách đảm bảo rằng các đề xuất phát
triển (dự án) không đe dọa các nguồn tài nguyên, các thành phần của các hệ sinh
thái, sức khỏe con người trong khi vẫn mang lại lợi ích cho xã hội.
1.2. Mơ tả tóm tắt dự án
1.2.1. Tên dự án
Dự án “Cơng trình thủy điện Xekaman 4”.
1.2.2. Chủ dự án
Chủ dự án: Công ty cổ phần điện Việt – Lào thuộc Tổng cơng ty Sơng Đà –
Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
1.2.3. Vị trí địa lý của dự án

Hình 1.1. Vị trí dự án thủy điện XKM 4

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT

Trang 7


Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

Dự án Cơng trình thủy điện XKM 4 được xây dựng trên nhánh thượng
nguồn sông Xekaman. Sông Xekaman là sông nhánh cấp 1 của sông Sekong,
chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, đến gần tuyến cơng trình XKM 4 chảy
theo hướng Đông – Tây rồi nhập vào sông Sekong ở thị trấn Attapeu. Vị trí địa
lý của lưu vực sơng Xekaman tính đến tuyến cơng trình XKM 4 được xác định ở
tọa độ trong 15018’ ÷ 15035’ vĩ độ Bắc và 107025’ ÷ 107040’ kinh độ Đơng.
Phần lớn lưu vực nằm trong tỉnh Sekong thuộc vùng Nam Lào, một phần nhỏ
thuộc thượng nguồn lưu vực nằm trong tỉnh Quảng Nam, Kon Tum – Việt Nam.
Vị trí tuyến cơng trình và khu vực lòng hồ nằm trên địa bàn huyện Dak Chung –
phía Tây Nam tỉnh Sekong, cách biên giới Việt Lào khoảng 25 km theo đường
chim bay, giáp huyện Khâm Đức, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Trong khu vưc dự án chưa có cơ sở hạ tầng nào về thủy điện nên dự án xây
dựng nhà máy thủy điện XKM 4 sẽ được được đầu tư xây dựng mới.
Vị trí gần nhất của dự án cách khu bảo tồn đa dạng sinh học Quốc Gia
Dong Ampham về phía Tây Nam khoảng 7 km (Hình 1.2).

Hình 1.2. Vị trí của dự án và khu bảo tồn đa dạng sinh học Dong Ampham
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT

Trang 8



Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

Hiện nay, trên lưu vực sơng Xekaman tính từ thượng nguồn sơng Nam
Pagnou tới vị trí thủy điện XKM-Xanxai theo quy hoạch sẽ có các nhà máy thủy
điện thể hiện tại Hình 1.3 và Bảng 1.1. Như vậy, dự án thủy điện XKM 4 nằm ở
thương lưu sông Xekaman, hạ lưu dự án là hệ thống bậc thang thủy điện theo
quy hoạch gồm XKM2, XKM2A, XKM1 và XKM Xanxay:

Hình 1.3. Bản đồ quy hoạch bậc thang thủy điện trên sông Xekaman

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT

Trang 9


Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

Bảng 1.1. Quy hoạch xây dựng các nhà máy thủy điện trong lưu vực sông Xekaman
STT

Tên nhà máy,
dự án

Công suất
thiết kế (MW)

1


Nhà máy XKM3

250

Đã hoàn thành và phát điện năm 2011

2

Nhà máy XKM1

290

Đã hoàn thành và phát điện năm 2015

3

Dự án XKMXanxai

32

Đang xây dựng, sẽ hoàn thành và phát điện 2018

4

Dự án XKM4

70

Đang nghiên cứu khả thi


5

Dự án thủy điện
XKM2

Đang nghiên cứu khả thi

6

Dự án thủy điện
XKM2A

Đang nghiên cứu khả thi

Hiện trạng

(Nguồn: Chủ dự án - Công ty cổ phần điện Việt – Lào thuộc Tổng công ty Sông Đà –
CHXHCN Việt Nam)

1.2.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.2.4.1.

Mục tiêu của dự án

Mục tiêu của dự án Cơng trình thủy điện XKM 4 là sử dụng khoảng 20%
sản lượng điện để đáp ứng nhu cầu điện của Lào và khoảng 80% sản lượng còn
lại để xuất khẩu sang Việt Nam.
1.2.4.2.

Khối lượng và quy mơ các hạng mục cơng trình của dự án


Cơng trình thủy điện XKM 4 được bố trí với các thơng số chính như sau:
- MNDBT: 898 m;
- MNC: 874 m;
- Công suất lắp máy Nlm: 70MW;
- Số tổ máy: 2 tổ;
- Toàn bộ tuyến áp lực dài: 539,8 m.
Bảng 1.2. Các thơng số chính của dự án thủy điện XKM4
Các thơng số của cơng trình

TT

Đơn vị

Cấp cơng trình

Giá trị
II

I

Đặc trưng lưu vực

1

Diện tích lưu vực đến tuyến chọn Flv

km2

216


2

Dịng chảy trung bình nhiều năm Q0

m3/s

9,7

3

Tổng lượng dịng chảy năm W0

106 m3

305,9

II

Hồ chứa

1

Mực nước dâng bình thường MNDBT

m

898

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT


Trang 10


Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

Các thông số của cơng trình

TT
2

Mực nước chết MNC

3

Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT

4

Đơn vị

Giá trị

m

874
2

km


1

Dung tích tồn bộ (Vtb)

106 m3

18,9

5

Dung tích hữu ích (Vhi)

106 m3

14,1

6

Dung tích chết (Vc)

106 m3

4,8

III

Lưu lượng

1


Lưu lượng đảm bảo Q 90%

m3/s

6,23

2

Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy

m3/s

19,6

- P = 0,1% (Kiểm tra)

m3/s

1953

- P = 0,5% (Thiết kế)

m3/s

1274

Lưu lượng đỉnh lũ ứng với tần suất
3
IV


Cột nước

1

Cột nước lớn nhất: Hmax

m

443,8

2

Cột nước bình quân: Hbq

m

431,4

3

Cột nước nhỏ nhất: Hmin

m

394,4

V

Các chỉ tiêu năng lượng


1

Công suất lắp máy (Nlm)

MW

70

2

Công suất đảm bảo (Nđb)

MW

12,8

3

Điện lượng bình quân nhiều năm (Eo)

106 kWh

287,4

4

Số giờ sử dụng công suất lắp máy

giờ


4110

(Nguồn: Tập 1 - Thuyết minh chung – Báo cáo nghiên cứu khả thi Cơng trình thủy điện
Xekaman 4)

A. Các hạng mục cơng trình chính
a. Đập dâng-CFRD
Đập đá đổ bản mặt bê tơng, mặt cắt đặc trưng cho đập với chiều rộng đỉnh
là 10 m, độ dốc mái thượng lưu là 1:1,4, mái hạ lưu là 1:1,5. Chiều cao lớn nhất
là 70,5 m với đỉnh ở cao độ 903 m, cao độ đỉnh tường chắn song là 904,2 m, đáy
tấm bản chân ở cao độ 832,5 m. Chiều dài theo đỉnh là 422,0 m.
b. Đập tràn
Cơng trình xả lũ bố trí bên bờ phải gồm: Kênh dẫn vào, đầu tràn, dốc nước,
hố tiêu năng và kênh dẫn ra.
Cơng trình xả được tính tốn với tần suất lũ P = 0,5% với Qmax = Qxả =
1274 m3/s, mực nước tương ứng là 901,98 m và kiểm tra với lũ P = 0,1% với
Qmax = Qxả = 1953 m3/s, mực nước tương ứng là 903,18 m.
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT

Trang 11


Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

- Kênh dẫn vào
Kênh dẫn vào có chiều dài 227,6 m, chiều rộng thu hẹp dần theo chiều
dòng chảy với bề rộng nhỏ nhất là 88,5 m tại vị trí tiếp giáp với đầu tràn. Kênh
có độ dốc i = 0,0, cao độ đáy kênh là 896,0 m.


Hình 1.4. Tổng mặt bằng thi công cụm đầu mối thủy điện XKM 4

- Đập tràn
Tràn mặt có mặt cắt hình cong gồm 6 khoang có kích thước b x B = 6 x 13
m, cao độ ngưỡng tràn 898,0 m. Loại cung tràn xả khung có cửa van. Giữa có
khoang được phân cách bằng trụ pin dày 1,5 m. Tổng cộng chiều dài mặt tràn là
88,5 m (tính mép ngồi của trụ biên theo tim đập).
- Dốc nước và mũi phóng
Dốc nước nối tiếp với đầu tràn và mũi phóng được bố trí bên bờ phải với
một độ dốc phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất khu vực, cho phịng giảm
khối lượng đào cũng như khối tượng bờ tụng. Chiều rộng dốc nước thu hẹp dần
theo chiều dòng chảy, chiều rộng lớn nhất giáp đầu tràn là 85,5 m. Chiều rộng
nhỏ nhất giáp mũi phóng là 54,52 m. Nối tiếp tiêu năng hạ lưu bằng dũng phun
xa. Toàn bộ dốc nước và mũi phóng đặt trên nền lớp IB và IIA.
Tổng chiều dài dốc nước và mũi phóng là 132,81 m, dốc nước có độ dốc I =
44,44%, mũi phóng với bán kính cong 15 m, cao độ mũi phóng 843,0 m.
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT

Trang 12


Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

Bảng 1.3. Các thơng số chính của hạng mục đập dâng và đập tràn
Các thơng số của cơng trình

Đơn vị


Giá trị

Cao trình đỉnh đập

m

903

Tổng chiều dài theo đỉnh đập

m

422

Chiều rộng đỉnh đập

m

10

Chiều cao lớn nhất

m

70,5

Chiều rộng tràn nước

m


88,5

Cao trình ngưỡng tràn

m

898

Lưu lượng xả lớn nhất

m3/s

1953

TT

Đập dâng chính
1

Đập tràn
2

(Nguồn: Tập 1 - Thuyết minh chung – Báo cáo nghiên cứu khả thi Công trình thủy điện
Xekaman 4)

Hình 1.5. Đập dâng và đập tràn cơng trình thủy điện XKM 4

c. Tuyến năng lượng
* Cửa lấy nước
Cửa lấy nước bằng bê tông cốt thép được bố trí bên bờ trái hồ chứa. Cửa lấy

nước được thiết kế dạng kiểu tháp có kích thước B x L x h = 6,4 m x 13,05 m x
38,6 m, nền được đặt trên lớp đá IIA, kết cấu cửa lấy nước bằng bê tông cốt thép
M25. Cao độ ngưỡng cửa lấy nước được thiết kế là 866,5 m, cao độ đáy cửa lấy
nước là 865,0 m để đảm bảo lấy được lưu lượng tính tốn lớn nhất của hai tổ máy
Q = 19,6 m3/s khi mực nước trong hồ ở MNC cao độ 874,0 m. Cửa lấy nước gồm
1 khoang lấy nước vào đường hầm dẫn nước. Cửa van sửa chữa kiểu phẳng trượt,
được vận hành trong trạng thái nước cân bằng và bằng cầu trục xe con.
Sau cửa van sửa chữa bố trí một (01) cửa van vận hành có chức năng nạp
nước và ngắt nước cấp cho đường ống áp lực.
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT

Trang 13


Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4,
tỉnh Sêkong, Lào

Cửa van vận hành được nâng hạ bằng xi lanh thuỷ lực sức nâng 70 tấn
thơng qua cần nối với cửa van.
Phía trước cửa bố trí lười chắn rác kích thước thơng thủy b x h = 4,0 x 5,95
m. Làm sạch bằng gầu vớt rác vận hành bằng cầu trục.
Vận tốc dòng chảy qua lưới chắn rác được giới hạn là v  1 m/s. Kích
thước cửa vào cửa lấy nước được bố trí dạng các đường cong thủy lực để giảm
tổn thất của vào, và cao trình ngưỡng được đặt đảm bảo lấy nước ổn định khơng
tạo phễu xốy trước cửa lấy nước. Cao trình đỉnh cửa lấy nước là 903,6 m. Cầu
công tác trên cửa lấy nước dài 42,25 m, rộng 6 m.

Hình 1.6. Cửa lấy nước và tuyến năng lượng cơng trình thủy điện XKM 4

* Đường hầm dẫn nước

Đường hầm dẫn nước vào nhà máy thủy điện có kết cấu là đường hầm áp lực
đào trong đá và bọc bê tông cốt thép đoạn tiếp giáp giữa cửa lấy nước kết cấu bê
tơng cốt thép có thép lót. Mặt cắt ngang đường hầm dẫn nước hình móng ngựa.
Chiều dài tồn tuyến 5087,1 m (tính đến tháp điều áp) được đào chủ yếu
trong lớp IIB. Cao độ đáy hầm thay đổi từ cửa lấy nước là 866,5 m và 820,81m
tại tháp điều áp.
Kết cấu hầm được thiết kế là hầm có áo bằng bê tơng cốt thép M30 dày
30cm. Kích thước mặt cắt b x h = 2,80 m x 3,45 m.
* Tháp điều áp
Tháp điều áp được thiết kế kiểu bể trên. Đường kính trong bể trên Dt = 12
m, chiều cao bể trên h = 67 m, cao độ đỉnh bể trên tại 917 m, cao độ đáy bể tại
850,0 m, mực nước lớn nhất trong bể tại cao độ 916,52 m. Kết cấu thành bể trên
bằng bê tông cốt thép M30 dày 0,8 m, đáy bể trên bằng bê tông cốt thép M30
dày 150 cm, bên ngồi thành bể được bố trí thang lên xuống kiểm tra.
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT

Trang 14


×