Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Doi moi trong day va hoc Van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.23 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Đổi mới trong dạy và học Văn: Để học sinh nghĩ


thật, nói thật



<b>Nhằm tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm, </b>
<b>đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng </b>
<b>dạy môn văn trong trường THPT, Hội Nghiên cứu và </b>
<b>giảng dạy văn học TP.HCM đã tổ chức dạy thử nghiệm </b>
<b>môn học này theo phương pháp mới tại hai trường đầu </b>
<b>tiên: THPT Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Thượng </b>
<b>Hiền.</b>


Thoát khỏi khn mẫu!


Bài “Quyết định khó khăn nhất” (trích


hồi ký của đại tướng Võ Nguyên Giáp),


một nội dung trong chương trình lớp 12


phân ban thí điểm, được chọn để dạy
theo phương pháp mới đang được áp


dụng tại Trường THPT Nguyễn Thị


Minh Khai (TP.HCM).


Mở đầu bài học, giáo viên nêu một loạt


câu hỏi để HS tìm hiểu về thể loại của
bài văn. Trong khi đó phần đọc hiểu văn



bản được bắt đầu bằng các đoạn video


clip trình chiếu hình ảnh chuẩn bị của


quân và dân ta cho chiến dịch Điện


Biên Phủ (nội dung tương ứng với các
đoạn văn trong sách giáo khoa).


Một vài câu hỏi được đưa ra để HS


thảo luận và cảm nhận về khơng khí


làm việc tích cực, hồ hởi, sự gian khó,


quyết tâm của quân và dân ta trong


chiến dịch này. Các nhóm bắt đầu thảo


luận rơm rả, rồi đại diện từng nhóm


trình bày ý kiến của nhóm mình trước


Cô Đặng Kim


Thanh - giảng viên


Trường cao đẳng
Sư phạm TP.HCM



- cho rằng lâu nay


vẫn chưa làm nổi


bật được vai trò


của học sinh trong


tiết học. Rèn luyện


kỹ năng nói trước


đám đông cũng rất


cần thiết. Theo cô


Thanh, chỉ cần học


sinh dám đứng lên


nói “thưa cơ, em


khơng biết...” là
thành cơng rồi vì


học sinh đã dám


nghĩ thật và nói
thật. Khi đó, các



giờ thảo luận, vai


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

lớp.


Ngoài ra, một vài đoạn video clip khác cũng được trình chiếu


để gợi mở các bạn HS bàn thảo và đưa ra lời bình xoay


quanh nội dung những suy tính, đắn đo của vị tướng để đi


đến quyết định cuối cùng. Sau cùng, giáo viên tóm lược lại


những ý chính cần nắm, đồng thời nêu một số câu hỏi dạng


trắc nghiệm giúp các bạn HS củng cố những kiến thức của


bài học. 45 phút của môn văn trôi qua khá nhẹ nhàng và


mang đến một khơng khí học tập thoải mái cho cả lớp...


Góp ý cho phương pháp giảng dạy nói trên, ơng Lê Xn
Giang - chun viên bộ mơn văn Sở GD-ĐT TP.HCM - nói:
“Tơi nghĩ với môn văn, điều quan trọng là hướng học sinh


suy nghĩ thật, được viết và được nói thật; trao đổi và thảo


luận thực chất chứ khơng nói theo những điều đã có trong


sách giáo khoa”. Trong khi đó, PGS Trần Hữu Tá - phó chủ



tịch Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM - lưu ý


“với các môn khác, việc ứng dụng công nghệ thơng tin có


thể sẽ rất tốt. Nhưng riêng mơn văn nên có bước đi cẩn


trọng, bởi nếu quá lạm dụng có thể sẽ triệt tiêu khả năng


tưởng tượng, những suy nghĩ hình tượng của HS, trong khi


văn học rất cần những điều này”.


Tuy nhiên, ông Tá tâm đắc với phần tổ chức thảo luận


nhóm, đã giúp HS lẫn giáo viên có được những suy nghĩ đa


chiều, thậm chí khi về nhà HS vẫn còn suy nghĩ về những


điều đã diễn ra trên lớp. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Đắc Diệu


Hương - thành viên Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học


TP.HCM - góp thêm: các đoạn phim tư liệu rất phù hợp và


khơi gợi cho học sinh nhớ đến cả một thời kỳ lịch sử, trong


khi các câu hỏi trắc nghiệm giúp tạo khơng khí thoải mái hơn


trong học tập. Bà đề xuất nên để học sinh tự đặt mình vào
vai trị tác giả của tác phẩm để các em chủ động suy nghĩ,



thảo luận sôi nổi và sáng tạo... hơn là dẫn dắt các em theo


chủ ý của giáo viên.


Nói về tiết dạy văn theo phương pháp mới nói trên, cô Vũ


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

“đây là lần đầu tiên dạy tác phẩm “Quyết định khó khăn


nhất” thuộc thể loại hồi ký, hơn nữa thời gian chỉ gói gọn


trong 45 phút... nên tôi khá lo lắng”. Nhưng cô Nga đặt yêu


cầu “làm thế nào để học sinh có thể tự khám phá, tự phát


hiện được giá trị của tác phẩm?”. Cô Nga đã chọn cách sử


dụng những câu hỏi dạng trắc nghiệm, hình ảnh, những


đoạn video clip để minh họa và chuyển tải nội dung của tác


phẩm. Ngoài ra, việc thảo luận nhóm giúp HS có thể bộc


bạch những suy nghĩ thật của mình.


Đề văn: quên mất những đề tài từ cuộc sống!


GS Nguyễn Văn Hạnh - nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT - đề


nghị nên để giáo viên lựa chọn nội dung dạy, không nên



theo khuôn mẫu. Với học sinh cũng vậy, nên để các em cảm


nhận và trình bày những suy nghĩ của mình một cách thoải


mái, chân thật..., khơng nên gị ép theo một dàn ý có sẵn.


Tương tự, cách ra đề cũng như những hướng dẫn chấm bài


môn văn theo đáp án, thậm chí chi li đến 0,25 điểm là khơng


cần thiết. Theo GS Hạnh, chính vì phải làm bài, chấm bài


theo ý của người khác (người làm đáp án - PV) nên những


cảm thụ, sáng tạo của cả thầy và trị bị triệt tiêu.


Ở góc độ khác, ơng Lê Xn Giang nhấn mạnh thêm khía


cạnh ra đề thi hay đề kiểm tra môn văn. Theo ông, lâu nay


các đề môn văn thường quá chú trọng vào kiến thức văn


chương trong sách giáo khoa mà quên mất những vấn đề


của cuộc sống. Cũng theo ông Giang, những đề tài nghị


luận xã hội sẽ giúp các em có cái nhìn tồn diện hơn và


cũng tạo điều kiện để học sinh có thể suy nghĩ thật và nói



thật những điều mình nghĩ chứ khơng chỉ nói theo những


điều đã có trong sách giáo khoa. TS Nguyễn Thị Hồng Hà -


giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - đồng tình: “đề thi


hay kiểm tra mơn văn nên mang tính mở nhằm phát huy khả


năng sáng tạo, sự cảm nhận và trình bày trung thực ý kiến


của học sinh”.


MINH GIẢNG


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×