Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trao đổi thêm về chất lượng dạy và học Văn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.64 KB, 3 trang )

Trao đổi thêm về chất lượng dạy và
học Văn
Hiện nay, chương trình- sách giáo khoa ở bậc học phổ thông đã
thay đổi và có những tiến bộ đáng kể, được đội ngũ các nhà giáo
và dư luận xã hội hoan nghênh. Thế nhưng, chương trình, giáo
trình, bài giảng ở bậc đại học lại vẫn chưa đáp ứng được với sự
thay đổi đó. Ông Phạm Mạnh Hùng, cục trưởng Cục Nhà giáo
và CBQL giáo dục Bộ GD-ĐT đã phát biểu: “Hệ thống các
trường sư phạm vẫn còn bất cập giữa các điều kiện về đội
ngũ giảng viên, CSVC, với qui mô đào tạo, yêu cầu nâng cao
chất lượng. Việc trang bị kiến thức, kĩ năng, PP dạy học của các
trường sư phạm cho giáo sinh còn chưa đạt yêu cầu đổi mới PP
dạy học ở phổ thông. Vì vậy, đội ngũ GV hiện tại không đồng
đều về chất lượng, chưa đủ tiềm lực đáp ứng yêu cầu khi phải
dạy chương trình- SGK mới”. Rõ ràng, khâu đào tạo GV, hơn
bao giờ hết, đang được từ các trường SP đến các trường phổ
thông và các bậc phụ huynh quan tâm.
Để có thể đào tạo được đội ngũ GV đáp ứng được yêu cầu dạy
chương trình- SGK cho các trường phổ thông, thiết nghĩ các
trường Sư phạm cần phải đổi mới cả chương trình, nội dung dạy
học chứ không thể chỉ đổi mới PP dạy học.
Sự đổi mới của nội dung chương trình, SGK Ngữ văn THPT
khiến chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về nội dung chương trình, cấu
tạo môn học, … của các Khoa Ngữ văn ở các trường Sư phạm.
Xin đơn cử một ví dụ cụ thể: Môn Ngữ văn ở THPT được cấu
tạo trên cơ sở tích hợp của ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và
Làm văn. Làm văn cùng với Văn học và Tiếng Việt tạo thành
“cái kiềng” Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn ở bậc học phổ
thông. Sự cấu tạo này thể hiện rất rõ, từ chương trình, SGK cho
đến các tiết học cụ thể, các bài kiểm tra, các bài thi. PP dạy học
Ngữ văn ở THPT dựa trên hai trục Đọc văn và Làm văn cũng


thể hiện rất rõ tính chất tích hợp, nhưng trên tinh thần của cả ba
môn học đó. Công việc dạy học Ngữ văn ở THPT là giải mã văn
bản và tạo lập văn bản, giải mã văn bản của người khác và tạo
lập văn bản của mình. Làm văn là môn học cung cấp kiến thức
về các kiểu loại văn bản và hướng dẫn, rèn luyện người học kĩ
năng tạo lập các kiểu loại văn bản trong nhà trường cũng như
trong cuộc sống. Có thể nói, Làm văn ở THPT đã có nhiều thay
đổi. Và, mặc dầu là tích hợp nhưng Làm văn vẫn là một trong ba
phân môn của bộ môn Ngữ văn, vẫn tồn tại với những đặc trưng
riêng của nó. Trong khi đó, ở các khoa Ngữ văn của các trường
Đại học Sư phạm còn có nhiều quan niệm khác nhau về môn
học Làm văn.
Thứ nhất, hiện nay, rất ít khoa Ngữ văn của các trường ĐHSP
đưa môn học Làm văn vào trong chương trình đào tạo.
Với trường có dạy môn Làm văn cho SV khoa Ngữ văn thì họ
quan niệm: học sinh THPT học Làm văn thì SV Sư phạm không
thể không học môn Làm văn, giáo viên THPT dạy Làm văn thì
không thể không đào tạo họ về môn học này ở đại học. Còn một
số trường, vì một lí do nào đó, đã bỏ môn học này, mặc dầu
chính các chuyên gia của các trường này tham gia xây dựng
chương trình, viết SGK Ngữ văn THPT, trong đó có phân môn
Làm văn
Thứ hai, có người cho rằng, môn Làm văn không cần dạy ở
trường đại học. Cũng có người cho rằng, Làm văn là sửa lỗi
chính tả, đó là công việc của GV phổ thông, cứ để cho GV phổ
thông làm. Có người lại còn cho rằng, SV Sư phạm Ngữ văn
không cần phải học môn Làm văn ở dạng lí thuyết, còn rèn
luyện kĩ năng làm văn thì đã có các môn Văn học, Tiếng Việt,
Văn hóa, rèn luyện hàng ngày. Đây là những quan niệm không
đúng, thể hiện cách hiểu sai lệch về môn học Làm văn, cách suy

nghĩ chủ quan, cảm tính về môn học này. Hệ quả của lối suy
nghĩ đó là, nhiều SV khoa Ngữ văn không nhận diện được hoặc
không lí giải được các kiểu văn bản mà họ sẽ phải dạy cho HS
khi ra trường, không viết được một văn bản thông dụng theo
phương thức biểu đạt; nhiều HS bây giờ cứ viết những bài văn
“nhàn nhạt”, không theo một kiểu văn bản nào, và, các giảng
viên đại học thì sẽ còn chấm dài dài “những bài văn gây sốc”,
như báo chí đã từng trích đăng qua nhiều kì thi tuyển sinh đại
học, cao đẳng.

×