Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đánh giá kết quả điều trị triệt lông bằng ánh sáng xung cường độ cao tại bệnh viện da liễu thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 123 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH BẠCH CÚC

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRIỆT LÔNG BẰNG
ÁNH SÁNG XUNG CƯỜNG ĐỘ CAO TẠI BỆNH VIỆN
DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH BẠCH CÚC


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRIỆT LÔNG BẰNG
ÁNH SÁNG XUNG CƯỜNG ĐỘ CAO TẠI BỆNH VIỆN
DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: NỘI KHOA (DA LIỄU)
MÃ SỐ: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. VĂN THẾ TRUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Tơi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Tác giả

Huỳnh Bạch Cúc

.



.

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................4
1.1. SƠ LƯỢC VỀ LÔNG MỌC KHƠNG MONG MUỐN ..................................4
1.1.1. Giải phẫu nang lơng ...................................................................................4
1.1.2. Sinh lý nang lông .......................................................................................5
1.1.3. Lông mọc không mong muốn ....................................................................8
1.2. PHƯƠNG PHÁP TRIỆT LÔNG ...................................................................12
1.2.1. Các phương pháp tạm thời .......................................................................13
1.2.2. Các phương pháp lâu dài .........................................................................15
1.2.3. Nguyên lý hoạt động của IPL ..................................................................18
1.2.4. Ứng dụng điều trị triệt lơng của IPL........................................................21
1.2.5. Tác dụng phụ của q trình triệt lông ......................................................24
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ TRIỆT LÔNG CỦA ÁNH SÁNG
XUNG CƯỜNG ĐỘ CAO ....................................................................................27
1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài .....................................................................27
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam...................................................................28
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................29
2.1.1. Dân số mục tiêu ........................................................................................29
2.1.2. Dân số chọn mẫu ......................................................................................29
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ...............................................................................29

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................29

.


.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................29
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ...........................................................................29
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................30
2.2.4. Biến số nghiên cứu ..................................................................................35
2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu ...............................................................39
2.2.6. Xử lý số liệu .............................................................................................40
2.3. Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ..................................................................41
2.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................41
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................42
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................................42
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ ......................................................................................42
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng liên quan tình trạng rậm lơng....................................43
3.2. Hiệu quả điều trị và thông số điều trị .............................................................46
3.2.1. Số bệnh nhân qua mỗi lần điều trị ..........................................................46
3.2.2. Thời gian giữa hai lần điều trị .................................................................47
3.2.3. Tỉ lệ giảm lông qua các lần điều trị .........................................................48
3.2.4. Tỉ lệ giảm lông qua ba lần điều trị của 12 đối tượng điều trị đủ .............49
3.2.5. Tỉ lệ bệnh nhân đạt được các mức độ giảm lông qua các lần điều trị .....50
3.2.6. Mật độ lông qua các lần điều trị ..............................................................50
3.2.7. Mật độ lông qua ba lần điều trị trên 12 đối tượng điều trị đủ .................51
3.2.8. Màu sắc, độ dày lông qua các lần điều trị ...............................................52
3.2.9. Đánh giá của người được điều trị ............................................................53
3.2.10.


Mật độ năng lượng qua các lần điều trị .............................................56

3.3. Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị ................................................57
3.4. Tác dụng phụ ..................................................................................................64
Chương 4 BIỆN LUẬN KẾT QUẢ .......................................................................67
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................................67
4.2. Hiệu quả và thông số điều trị .........................................................................71
4.3. Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị ................................................78

.


.

4.4. Tác dụng phụ ..................................................................................................85
Chương 5 KẾT LUẬN ...........................................................................................89
Chương 6 KIẾN NGHỊ...........................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng nước ngoài


Tiếng việt

B

Bulge

Chỗ phình

DP

Dermal papilla

Nhú nang lơng

FS

Fibrous sheath

Lớp vỏ xơ

HS

Hair shaft

Sợi lơng

IPL

Intense pulsed light


Ánh sáng xung cường độ
cao

IRS

Inner root sheath

Lớp vỏ trong

Laser

Light Amplification by Stimulated

Khuếch đại ánh sáng

Emission of Radiation

bằng bức xạ cưỡng bức

M

Arrector pili muscle

Cơ dựng lơng

MD

Medulla


Tủy

ORS

Outer root sheath

Lớp vỏ ngồi

PCOS

Hội chứng buồng trứng
Polycystic Ovary Syndrome

đa nang

SG

Sebaceous gland

Tuyến bã

TDT

Thermal damage time

Thời gian phá hủy nhiệt

TRT

Thermal relaxation time


Thời gian thải nhiệt

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Chu trình phát triển của nang lơng theo vị trí cơ thể [46] ..........................7
Bảng 1.2. Dạng lâm sàng rậm lông thể tạng .............................................................11
Bảng 1.3: Thông số triệt lông gợi ý ..........................................................................22
Bảng 1.4: Phân loại da theo Fitzpatrick ....................................................................25
Bảng 2.1: Thông số điều trị gợi ý của máy Ellipse ...................................................33
Bảng 2.2: Biến số nghiên cứu ...................................................................................35
Bảng 3.1: Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu .............................................42
Bảng 3.2: Loại da ......................................................................................................43
Bảng 3.3: Phân bố mật độ lơng theo vị trí điều trị ....................................................44
Bảng 3.4: Triệu chứng lâm sàng cường androgen ....................................................46
Bảng 3.5: Thời gian giữa hai lần điều trị ..................................................................47
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa tỉ lệ giảm lông sau 3 lần điều trị và tuổi....................57
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa tỉ lệ giảm lông sau 1 lần điều trị và mật độ năng lượng
lần 1 ...........................................................................................................................59
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa tỉ lệ giảm lông sau 3 lần điều trị và mật độ năng lượng
trung bình ..................................................................................................................59
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị và hiện tượng đỏ, phù quanh nang lông
sau điều trị .................................................................................................................60
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa đỏ da lan tỏa và sự cháy sợi lông với hiệu quả điều trị
...................................................................................................................................61

Bảng 3.11: Mối liên quan giữa mức độ đau trung bình qua 3 lần điều trị và tuổi, mật
độ năng lượng trung bình ..........................................................................................65

.


.

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Giải phẫu nang lơng ....................................................................................4
Hình 1.2. Chu trình phát triển nang lơng ....................................................................7
Hình 1.3. Cấu tạo của thiết bị IPL .............................................................................17
Hình 1.4: Độ xuyên sâu của bước sóng khác nhau tới vị trí khác nhau của da. .......18
Hình 1.5: Sự hấp thụ bước sóng khác nhau của các chất bắt màu ............................19
Hình 2.1: Máy IPL Ellipse tại khoa thẩm mỹ Bệnh viện da liễu TPHCM ...............30
Hình 2.2: Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................31
Hình 2.3: Cách xác định vị trí đếm lơng vùng nách .................................................32
Hình 2.4: Phân loại hói đầu kiểu nữ của Ludwig......................................................33
Hình 2.5: Màn hình điều trị máy IPL ........................................................................34
Hình 2.6. Thang điểm đánh giá mức độ đau Numeric Pain Rating Scale ................35

.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tiền sử triệt lông ..................................................................................44
Biểu đồ 3.2: Màu sắc, độ dày lông trước điều trị ......................................................45

Biểu đồ 3.3: Mối liên quan giữa biểu hiện cường androgen và tiền sử gia đình rậm
lơng ............................................................................................................................45
Biểu đồ 3.4: Số bệnh nhân qua mỗi lần điều trị ........................................................46
Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ lông giảm qua ba lần điều trị của 12 đối tượng ...........................49
Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ bệnh nhân đạt được các mức độ giảm lông qua các lần điều trị ..50
Biểu đồ 3.8: Mật độ lông qua các lần điều trị ...........................................................50
Biểu đồ 3.9: Mật độ lông qua ba lần điều trị trên 12 đối tượng điều trị đủ ..............51
Biểu đồ 3.10: Màu sắc, độ dày lông qua các lần điều trị ..........................................52
Biểu đồ 3.11: Sự thay đổi số lượng lông sau 3 lần điều trị .......................................53
Biểu đồ 3.12: Sự thay đổi màu sắc, độ dày lông qua 3 lần điều trị ..........................54
Biểu đồ 3.13: Sự hài lịng qua q trình điều trị .......................................................55
Biểu đồ 3.14: Mật độ năng lượng qua ba lần điều trị ...............................................56
Biểu đồ 3.15: Tương quan giữa tỉ lệ giảm lông sau 1 lần điều trị và tuổi ................57
Biểu đồ 3.16: Mối liên quan giữa hiệu quả sau 1 lần điều trị và màu sắc, độ dày lông
trước điều trị ..............................................................................................................58
Biểu đồ 3.17: Mối liên quan giữa tỉ lệ giảm lông sau 3 lần điều trị và biểu hiện cường
androgen ....................................................................................................................62
Biểu đồ 3.18: Mối liên quan giữa tỉ lệ giảm lông sau 1 lần điều trị và vị trí điều trị 63
Biểu đồ 3.19: Mối liên quan giữa vị trí và tỉ lệ giảm lông sau 3 lần điều trị ............63
Biểu đồ 3.20: Tác dụng phụ muộn ............................................................................64
Biểu đồ 3.21: Mức độ đau qua các lần điều trị .........................................................65
Biểu đồ 3.22: Mối liên quan giữa mức độ đau trung bình qua 3 lần điều trị và vị trí
điều trị .......................................................................................................................66

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Những vùng rậm lông không mong muốn là vấn đề da thẩm mỹ rất thường
gặp, gây nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý xã hội cũng như tác động tiêu cực đến chất
lượng cuộc sống của những người mắc phải [11]. Nghiên cứu của Blume-Peytavi
năm 2011 ở Đức cho thấy có hơn 40% phụ nữ trong dân số chung gặp phải tình trạng
lơng mọc ở vùng mặt khơng như mong muốn [11], còn theo thống kê của Hoa Kỳ
vào năm 2015, tỉ lệ phụ nữ Bắc Mỹ có nhu cầu loại bỏ lông vùng mặt là 22%. Thống
kê này cũng ghi nhận sự gia tăng nhu cầu loại bỏ lông ở nam giới, là đối tượng từ
trước đến nay vốn không quá quan tâm đến vấn đề rậm lông trên cơ thể khi đây là
một biểu hiện của sự nam tính [46].
Tình trạng rậm lơng có thể là rậm lông thật sự do những bệnh lý như tăng lơng,
hội chứng rậm lơng, hoặc khơng có rậm lơng thật sự nhưng vì yếu tố thẩm mỹ, xã hội
mà người mắc phải có nhu cầu loại bỏ. Bên cạnh lí do thẩm mỹ, chỉ định triệt lơng
cịn để điều trị những bệnh lý như giả viêm nang lông, xoang lông, viêm tuyến mồ
hôi mưng mủ.., hay chuẩn bị trước phẫu thuật [17], [70], [73], [76]. Những phương
pháp triệt lông được sử dụng phổ biến từ trước đến nay như cạo, nhổ, dùng sáp hoặc
hóa chất tuy đơn giản, rẻ tiền nhưng chỉ có tác dụng tạm thời trong thời gian ngắn,
cần thực hiện nhiều lần và thường xuyên, vì vậy chưa đáp ứng được mong muốn của
người có nhu cầu. Một phương pháp khác được FDA cơng nhận có hiệu quả triệt lông
kéo dài là kỹ thuật dùng điện cao tầng với điện cực nhỏ (electrolysis), nhưng kỹ thuật
này tương đối xâm lấn, thực hiện tốn nhiều thời gian, chỉ thích hợp cho những dùng
da có diện tích nhỏ và phụ thuộc nhiều vào người thực hiện thủ thuật [21], [29],[38].
Từ năm 1996, ánh sáng xung cường độ cao (Intense pulsed light – IPL) và
laser được sử dụng như những phương pháp tối ưu để triệt lông với hiệu quả cao và
lâu dài [76]. Theo Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kì, trong năm 2017 có 1,1 triệu
lượt bệnh nhân triệt lông bằng ánh sáng, đứng thứ tư trong năm thủ thuật thẩm mỹ
không xâm lấn phổ biến nhất tại Hoa Kì. Cơng nghệ laser và IPL hoạt động dựa trên
nguyên lý phân hủy quang nhiệt chọn lọc (Selective Photothermolysis) [51], với ưu

.



.

điểm khơng xâm lấn, có thể triệt lơng trên diện rộng, quy trình điều trị đơn giản và
cho hiệu quả kéo dài trong nhiều tháng đến vài năm. Mặc dù hiệu quả điều trị tương
đương nhưng chi phí điều trị của IPL thấp hơn so với laser nên IPL được ứng dụng
rất rộng rãi [62]. Công nghệ IPL sử dụng nguồn ánh sáng với phổ bước sóng rộng
(500-1200nm), được lọc qua kính lọc để chọn được bước sóng phù hợp với mơ đích
và hạn chế tối đa tác động gây hại cho mơ xung quanh [51].
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu hiệu quả của IPL trong điều
trị triệt lông với các phương pháp đánh giá khác nhau như so sánh hình ảnh lâm sàng
và đếm số lượng lông bằng dermatoscope [57] hay những kỹ thuật phức tạp hơn như
mơ học, hóa mơ miễn dịch, sinh học phân tử.. để ghi nhận sự thay đổi của nang lông
trước và sau điều trị [25],[49]. Tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu thực hiện
trên bệnh nhân với loại da I-III theo Fitzpatrick, ít nghiên cứu trên loại da IV-VI
[8],[13],[14],[36],[41],[66].
Tại Việt Nam, công nghệ IPL đã được ứng dụng nhiều năm nay để triệt lơng,
tuy nhiên có rất ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị được thực hiện [4]. Tại Khoa
thẩm mỹ Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh, cùng với việc đầu tư nhiều thiết
bị hiện đại thì số lượt bệnh nhân đến điều trị thẩm mỹ ngày càng tăng, trong đó nhu
cầu triệt lông được ghi nhận năm 2016 là 607 lượt, đứng thứ năm trong các lí do đưa
bệnh nhân đến điều trị tại khoa. Vì vậy, chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh
giá kết quả điều trị triệt lông bằng ánh sáng xung cường độ cao tại Khoa thẩm
mỹ Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh”, nhằm ghi nhận số liệu cụ thể về
hiệu quả của IPL trong điều trị triệt lông.

.


.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả điều trị triệt lông bằng ánh sáng xung cường độ cao tại khoa
thẩm mỹ Bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2017-2018.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác định hiệu quả và thông số điều trị triệt lông bằng ánh sáng xung cường độ
cao.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị triệt lông bằng ánh sáng
xung cường độ cao.
3. Xác định các tác dụng phụ do quá trình điều trị.

.


.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

SƠ LƯỢC VỀ LÔNG MỌC KHÔNG MONG MUỐN

1.1.1. Giải phẫu nang lông
Cố định
Cố định
Chu kỳ

Chu kỳ


Hình 1.1. Giải phẫu nang lông
(Nguồn: Hair Growth and Disorder 2008 [5])
Cùng với tuyến bã (SG) và cơ dựng lông (M), nang lông là một phần của cấu
trúc nang lông tuyến bã. Nang lông gồm lớp bao xơ (FS), lớp vỏ ngoài (ORS) và lớp
vỏ trong (IRS) tạo thành nhiều lớp bao lấy sợi lông (HS).
Lông mọc là kết quả hoạt động tăng sinh của các tế bào chất nền ở củ nang
lông, nằm ở vùng nhú nang lông (DP). Nang lông được phân chia làm hai phần dựa
vào các cấu trúc giải phẫu là phình nang lơng (B) và nơi bám của cơ dựng lông (M):
phần trên là phần cố định (permanent) nằm ở bề mặt và phần dưới là phần thay đổi
trong chu trình phát triển của lơng (cycling). Các tế bào mầm ở phình nang lơng và
nhú nang lông là hai yếu tố quan trọng trong sự phát triển của sợi lơng [24]. Vì vậy,
phần nhú nang lơng chính là đích tác động trong điều trị triệt lơng; trong khi các tế
bào gốc ở phình nang lơng cần được bảo tồn để không ảnh hưởng đến sự tái sinh của
thượng bì [49].

.


.

Tùy vị trí và chức năng, lơng được chia làm hai loại với hình dáng khác nhau,
bao gồm lơng tơ (hình bên trái) nhỏ hơn sáu lần lơng tận (hình bên phải) trong cùng
chu trình phát triển, và lơng tơ khơng có phần tủy (MD) [5].
1.1.2. Sinh lý nang lơng
1.1.2.1.

Phân loại sợi lơng

Lơng và nang lơng bao phủ tồn bộ cơ thể người, trừ lòng bàn tay, lòng bàn
chân, bao qui đầu và vùng mơi. Dựa vào cấu trúc, hình dáng, đường kính và thời gian

tồn tại của sợi lơng trên cơ thể mà sợi lông được phân thành ba loại, bao gồm lông tơ
nguyên phát, lông tơ thứ phát và lông tận. Lông tơ nguyên phát (lanugo hair) là sợi
lơng mềm, mỏng, dài, nhạt màu và khơng có tủy, xuất hiện trong giai đoạn bào thai
và có thể tồn tại ở người trưởng thành trong những hình thái bệnh lý của tăng lông.
Lông tơ thứ phát (vellus hair) là sợi lơng mỏng, ngắn, khơng có tủy và rất ít sắc tố,
tiếp tục phát triển sau khi sinh. Lông tận (terminal hair) là sợi lơng có tủy, dày, đậm
màu và chiều dài thay đổi tùy vị trí phân bố [12]. Về mô học, nang lông của lông tơ
nằm ở lớp lưới trung bì và chưa tới lớp mỡ dưới da. Trong khi đó nang lơng của lơng
tận thâm nhập đến lớp sâu trung bì và phần rễ lơng nằm tại lớp mỡ dưới da [5].
1.1.2.2.

Chu trình phát triển sợi lông

Mặc cho sự khác nhau về độ dài và loại sợi lơng (lơng tơ hay lơng tận), chu
trình phát triển của sợi lông luôn gồm ba giai đoạn: giai đoạn phát triển (anagen pha
I-VI), giai đoạn chuyển tiếp (catagen) và giai đoạn nghỉ (telogen).
Trong giai đoạn phát triển, sợi lông tăng trưởng nhờ sự phân chia các tế bào ở
nhú nang lông (DP) nằm ở phần dưới củ nang lông. Những tế bào này sản xuất và tiết
ra các yếu tố tăng trưởng và truyền tín hiệu đến các tế bào hắc tố chuyển melanin
thành cấu trúc gọi là chất nền (hair matrix) làm các tế bào chất nền tăng sinh, phân
chia nhanh mỗi 24 tới 72 giờ, di chuyển dần lên trên và biệt hóa thành các lớp chất
sừng của sợi lơng, lớp vỏ trong, vỏ ngồi và phần giúp neo giữ sợi lông vào nang
lông [49],[63]. Thời gian giai đoạn phát triển khác nhau tùy tuổi, giới, vị trí cơ thể,
hormon, yếu tố di truyền và theo mùa. Dao động từ 2 đến 6 năm với nang lông tận ở
da đầu, 4 đến 6 tháng với nang lông ở cẳng chân và 1 đến 3 tháng với nang lông cẳng

.


.


tay [56]. Trong suốt giai đoạn phát triển, sợi lông tăng trưởng khoảng 0,3mm/ngày
(vùng nách), 0,2mm/ngày (đùi) [37], [56]. Giai đoạn cuối anagen cũng là thời điểm
thích hợp nhất để thực hiện triệt lơng bằng ánh sáng vì ở giai đoạn này hoạt động tạo
melanin của các tế bào hắc tố cũng bắt đầu dừng lại [49].
Theo sau giai đoạn phát triển là giai đoạn chuyển tiếp gồm 8 pha kéo dài
khoảng 2 tuần, khởi đầu là việc giảm khoảng 50% thể tích nhú nang lơng do sự chết
tế bào theo chu trình, giảm phân chia và biệt hóa chất nền dẫn đến sự teo nhỏ phần
dưới nang lông. Quá trình melanin hóa kết thúc ngay trước khi ngừng q trình tăng
trưởng, phần củ nang lơng di chuyển dần lên lớp bì nơng. Lớp vỏ ngồi của nang lơng
thối hóa, co lại ở phần dưới của sợi lơng hình thành sợi lơng góc tù (club hair). Phần
dưới của nang lơng co rút lại từ lớp mô liên kết ở nhú nang lơng và di chuyển dần lên
đến vị trí bám của cơ dựng lông, nhú nang lông cũng cô đặc và di chuyển lên nằm
ngay dưới phình nang lơng. Sự thối hóa nhanh của nang lơng trong giai đoạn này
đánh dấu sự kết thúc giai đoạn phát triển.
Khi sợi lông góc tù hình thành là bắt đầu giai đoạn nghỉ, tất cả hoạt động phân
chia ngừng lại. Lớp vỏ trong dần biến mất và lớp vỏ ngồi ngừng biệt hóa ở phễu
nang lông, làm mỏng dần phần gắn kết của sợi lông telogen vào nang lông. Sau một
thời gian nghỉ tùy vị trí giải phẫu (1 đến 3 tháng ở cẳng tay, 3 đến 6 tháng ở cẳng
chân), sợi lông telogen tự rụng báo hiệu cho một chu kỳ tăng trưởng mới [5], [56].
Khoảng 50% sợi lơng vùng thân mình ở giai đoạn phát triển, 50% ở giai đoạn nghỉ
và dưới 1% ở giai đoạn chuyển tiếp [37]. Bên cạnh nhú nang lơng thì các tế bào mầm
(stem cells) ở phình nang lơng cũng đóng vai trị quan trọng trong sự tái sinh của sợi
lông mới vào đầu mỗi chu kỳ, sự thay mới của lớp thượng bì và sự lành vết thương
[49].

.


.


Tuyến bã

Sợi lơng

Cơ dựng
lơng

Nhú bì

Sợi lơng cũ rơi ra

Lơng mới
hình thành

Hình 1.2. Chu trình phát triển nang lông
(Nguồn: Rook’s texbook of dermatology [21])
Bảng 1.1: Chu trình phát triển của nang lơng theo vị trí cơ thể [46]
Vị trí

Anagen

Telogen

Thời gian

Thời gian

Độ dày sợi


(%)

(%)

anagen

telogen

lông (mm)

(tháng)

(tháng)

Da đầu

85

15

24–72

3–4

3–5

Mép

65


35

3-4

1-2

1–2

Nách

30

70

3–4

2–3

3–4

Cánh tay

20

80

2–4

2–4


2–3

Cẳng chân

20

80

5-7

3-6

3-4

Vùng

30

70

1-3

2-3

3–4

bikini
1.1.2.3.

Sắc tố của lông


Sợi lông có màu do sự phối hợp chặt chẽ của hai quá trình tổng hợp hắc tố
melanin và di chuyển hắc tố từ các tế bào hắc tố ở phần củ chất nền lên các tế bào
sừng đã biệt hóa ở thân tóc. Q trình này gắn liền với giai đoạn phát triển và giảm
trong giai đoạn chuyển tiếp và giai đoạn nghỉ. Tế bào hắc tố ở nang lông thay đổi

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

8

hình dạng trong suốt chu trình phát triển của sợi lông. Ở người, tế bào hắc tố không
tăng sinh trong giai đoạn nghỉ. Trong thời kỳ sớm của giai đoạn phát triển, những tế
bào hắc tố tăng sinh, biệt hóa và di chuyển trong nang lơng đồng bộ với sự đổi mới
của củ nang lông (hair bulb). Trong giai đoạn chuyển tiếp, quá trình tổng hợp hắc tố
giảm đột ngột do các tế bào hắc tố trải qua sự chết tế bào theo chu trình và một phần
tế bào hắc tố thông qua nhú nang lông di chuyển xuống lớp bì sâu [5].
1.1.3. Lơng mọc khơng mong muốn
Bên cạnh chỉ định triệt lông trong y học để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như
giả viêm nang lông, xoang lông, viêm tuyến mồ hôi mưng mủ... , phần lớn các trường
hợp có nhu cầu triệt lông là do nguyên nhân thẩm mỹ. Nhu cầu này có thể xuất phát
từ những cá thể khỏe mạnh, khơng có bất thường trong cơ thể, với lơng mỏng nhạt
màu nhưng vì sở thích, mong muốn riêng mà muốn loại bỏ lơng; nhưng cũng có thể
đến từ những đối tượng có bệnh lý dẫn đến rối loạn nội tiết, khiến lông mọc nhiều và
sậm màu. Định kiến xã hội từ lâu cho rằng việc có nhiều lơng sậm màu, nhìn thấy rõ
ở mặt và cơ thể làm giảm sự nữ tính và sự quyến rũ ở phái nữ. Định kiến này có thể
thay đổi theo từng nền văn hóa, tơn giáo khác nhau, tuy nhiên với sự lan truyền rộng
rãi của văn hóa phương tây, đây được xem như một vấn đề phổ biến của phái nữ ngày

nay. Theo một nghiên cứu ở Đức của tác giả Ulrike Blume-Peytavi năm 2011, số liệu
thống kê ghi nhận có hơn 40% phụ nữ trong dân số chung gặp phải tình trạng lơng
mọc khơng mong muốn ở vùng mặt [11]. Việc có q nhiều lông trên cơ thể sẽ dẫn
đến những ảnh hưởng nặng nề về mặt tâm lý như thường xuyên tự ti, lo lắng về ngoại
hình, lâu ngày dẫn đến trầm cảm và làm giảm chất lượng cuộc sống [74].
Tình trạng lông mọc không như mong muốn do những rối loạn trong cơ thể
hay cịn gọi là tăng trưởng lơng q mức thường gặp hơn, khi theo số liệu từ nghiên
cứu của Blume thì 70-80% phụ nữ có lơng mọc nhiều vùng mặt cho thấy những bất
thường trong kết quả xét nghiệm androgen [11]. Biểu hiện tăng trưởng lông quá mức
liên quan đến hai dạng bệnh lý là tăng lông và hội chứng rậm lông [40], [76].
1.1.3.1.

Tăng lông (hypertrichosis)

Định nghĩa

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

9

Tăng lơng là tình trạng lơng tăng trưởng quá mức trên mọi vùng cơ thể không
phụ thuộc androgen. Tăng lông được phân loại dựa trên sự phân bố của lông (khu trú
hoặc lan tỏa), tuổi khởi phát (bẩm sinh, sơ sinh hoặc mắc phải), hay loại lông (lông
tơ hoặc lông tận) [12], [16].
Nguyên nhân
Tăng lông mắc phải lan tỏa là dạng thứ phát do nhiều nguyên nhân như sử
dụng thuốc, rối loạn nội tiết và rối loạn chuyển hóa (suy giáp), viêm bì cơ, bệnh lý

nhiễm trùng, suy dinh dưỡng và chán ăn tâm thần, tân sinh buồng trứng hay thượng
thận. Tăng lông mắc phải khu trú có thể thứ phát do áp lực tại chỗ, tổn thương viêm
nhiễm, sử dụng mỹ phẩm khơng thích hợp, và do kích thích hormon của da.
Tiền sử dùng thuốc là ngun nhân thường gặp của tăng lơng tồn thân mắc
phải và cần phân biệt với dạng nguyên phát của tăng lông lan tỏa. Nhiều loại thuốc
gây ra tăng lông, thường gặp nhất hiện nay là phenytoin, cyclosporine, and minoxidil.
Phenytoin có thể gây tăng lơng sau ba tháng, liên hệ với mụn trứng cá và tăng sản lợi,
chủ yếu gặp ở mặt duỗi chi, ít gặp ở mặt và thân.
Tăng lông gặp ở 60% bệnh nhân được điều trị với cyclosporine A trong 6 tháng
đầu điều trị. Dày sừng nang lơng có thể xuất hiện trước biểu hiện lơng dày, sậm màu
trên mặt, thân và chi. Ngoài ra, tăng sản lợi là một biểu hiện thường gặp.
Uống và dùng minoxidil tại chỗ gây tăng lông chủ yếu ở mặt và chi. Tăng lông
biểu hiện rõ ràng sau một vài tuần điều trị. Tuy nhiên, tăng lông do thuốc sẽ hết sau
khi ngưng thuốc trong vòng vài tháng đến một năm, phụ thuộc đặc tính chu kỳ lơng
tóc của vùng bị ảnh hưởng (3 tháng đối với mặt và 1 năm đối với cánh tay) [17].
Chẩn đoán
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Tăng lông tơ thể lan tỏa biểu hiện bằng
hình ảnh tăng lơng sáng màu, mịn, với chiều dài có thể lên đến 10cm bao phủ tồn
bộ cơ thể, chỉ trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, đốt xa ngón tay và qui đầu. Tăng lơng
tận lan tỏa gồm ba thể, thể bẩm sinh hiếm gặp, chủ yếu là tăng lông tận trẻ nhỏ và
mắc phải.

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

10

Tăng lơng khu trú là sự chuyển từ lông tơ thành lông tận, liên quan đến các

bớt sắc tố, chấn thương hoặc bệnh hệ thống. Bớt Becker thường gặp, biểu hiện tăng
sắc tố và tăng lông đen to khu trú ở một bên, xảy ra chủ yếu ở nam trẻ tuổi và thường
ở vai, ngực trước. Tăng lông dạng bớt biểu hiện tăng lông đối xứng đặc trưng bởi một
hay nhiều khoảng lông tận xuất hiện trên da bình thường, gồm các dạng lâm sàng như
tăng lông vùng khuỷa, tăng lông vùng trước sau cổ và tăng lơng vùng xương cùng,
có thể liên quan bất thường cột sống. Tăng lông chấn thương do ma sát tại chỗ lặp đi
lặp lại hay viêm nhiễm kéo dài. Mặc dù hiếm được báo cáo nhưng tình trạng này
thường gặp. Nguyên nhân gây tăng lông thường rõ ràng, như do chấn thương nghề
nghiệp, khoảng khu trú tăng lông trên vai của người mang vác bao tải [16].
Điều trị
Điều trị tăng lông hiện nay bao gồm các phương pháp triệt lông như tẩy lơng
bằng hóa chất, điện phân, ánh sáng xung cường độ cao, laser, kết hợp tầm soát các
bệnh hệ thống kèm theo.
1.1.3.2.

Rậm lông (Hirsutism)

Định nghĩa
Rậm lông là sự xuất hiện quá mức của lông tận ở phụ nữ, phân bố ở những
vùng phụ thuộc androgen kiểu nam như mặt (ria mép, râu), ngực, vai, cánh tay, đùi
trong, mông, bụng dưới và trên xương mu. Nguyên nhân rậm lông do sự tăng nồng
độ androgen máu (bắt nguồn từ buồng trứng hoặc tuyến thượng thận) hay do sự tăng
đáp ứng của cấu trúc nang lông với androgen. Một số phụ nữ phát triển rậm lông
nhưng không kèm tăng nồng độ androgen [12], [22].
Dịch tễ
Tần suất hiện mắc rậm lông trong phụ nữ độ tuổi sinh sản dao động từ 5% đến
10% tùy nghiên cứu. Trong một thống kê ở phụ nữ Bắc Mỹ, 35% phụ nữ có lơng tận
ở đường trắng giữa, 17% rậm lông quanh quầng vú, 16% ở vùng thắt lưng cùng và
10% ở vùng trên xương mu [10], [22].
Phân loại


.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

11

Bảng dưới đây tóm tắt dạng “Rậm lơng thể tạng kiểu da” cho những bệnh nhân
có biểu hiện da đơn thuần mà ít hoặc khơng kèm rối loạn nội tiết khác. Các dạng rậm
lơng có liên quan bất thường tuyến thượng thận (tăng sản tuyến thượng thận, khối u),
tuyến yên (bệnh Cushing), buồng trứng (PCOS, khối u), do sản xuất hocmon lạc chỗ
hay do thuốc (steroids) không được đề cập [51].
Bảng 1.2. Dạng lâm sàng rậm lông thể tạng
(Nguồn: Hair and its Disorders. Biology, Pathology and Management [18])
NỒNG ĐỘ
LÂM SÀNG
HORMONE
RẬM LÔNG THỂ TẠNG (BIỂU HIỆN DA) – NỒNG ĐỘ
TESTOSTERONE BÌNH THƯỜNG HOẶC TĂNG NHẸ
Gia đình
Bình thường
Tăng lông vùng trước tai, mặt dưới bên và cổ
SAHA thượng
Phụ nữ trẻ gầy, phần lớn rậm lông trung tâm
thận
Tăng nhẹ
(cổ trước đến vùng mu trên); tăng tiết bã,
HC tăng năng
DHEAS

mụn dạng nốt nang; FAGA I-II (kiểu hình
thượng thận kéo
nam); kinh thưa.
dài
SAHA buồng
Tăng nhẹ
trứng
testoterone tự
Phụ nữ trẻ, béo phì, rậm lơng ít vùng bên của
HC tăng tiết
do
mặt và vú; tăng tiết bã; sẩn mụn mủ, FAGA
androgen buồng (DHEAS bình I; kinh nguyệt bình thường hoặc đa kinh
thường)
trứng
Rậm lơng trung tâm hoặc vùng bên; đôi khi
Tăng prolactin
Tăng nhẹ
tăng tiết bã, mụn, FAGA I; thiếu kinh, đôi
máu
prolactin máu
khi tiết sữa bất thường
Lâm sàng
LOẠI

Hội chứng SAHA (Seborrhea, Acne, Hirsutism, Alopecia): hay còn gọi là hội
chứng cường androgen do sự tăng đáp ứng của androgen ở mơ đích, bao gồm các
biểu hiện tăng tiết bã, mụn trứng cá, rậm lơng và rụng tóc androgen. Mặc dù biểu hiện
tương tự cũng có thể xuất hiện trong hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hay các
rối loạn cường androgen khác, tuy nhiên trong hội chứng SAHA đơn độc khơng có

các đặc điểm như bất thường hocmon thật sự, chu kỳ kinh không rụng trứng và siêu
âm cho hình ảnh buồng trứng đa nang.

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

12

Ngun tắc chung trong chẩn đốn rậm lơng là khi tình trạng rậm lơng mới
xuất hiện và bùng phát nhanh, mức độ trung bình hoặc nặng, cần nghĩ đến đầu tiên
có phải do khối u của buồng trứng, tuyến thượng thận hoặc tuyến yên. Khi rậm lông
khu trú ở quầng vú và vùng bên của mặt và cổ, cường androgen thường bắt nguồn từ
buồng trứng, trong khi rậm lông tập trung ở trung tâm từ vùng trên xương mu đến
giữa bụng, và từ vùng trước xương ức đến cổ và cằm, nguyên nhân thường bắt nguồn
từ tuyến thượng thận. Khi rậm lông chỉ khu trú ở vùng bên của mặt và vùng lưng,
nguyên nhân thường do thuốc [22], [23].
Chẩn đốn
Chẩn đốn bằng lâm sàng khó khăn do bệnh nhân rậm lông thường đã trải qua
các phương pháp điều trị triệt lơng. Vì vậy, việc để bệnh nhân tự đánh giá tình trạng
rậm lơng của mình qua thang điểm Ferriman-Gallwey bằng hình ảnh có nhiều tiện
ích. Thang điểm này bao gồm việc đánh giá mật độ lông mọc ở các vùng ria mép,
cằm và cổ, ngực, bụng, vùng kín, bụng dưới, cánh tay, cẳng chân, lưng và mông. Rậm
lông mức độ nhẹ khi bệnh nhân được 8-15 điểm, trung bình khi từ 16-25 điểm và
nặng khi trên 25 điểm [12].
Điều trị
Mục tiêu điều trị chính là giải quyết lông tận hiện thời và ngăn sự chuyển dạng
từ lông tơ thành lông tận. Triệt lông là phương pháp cần được cân nhắc cho mọi
trường hợp phụ nữ rậm lông, riêng đối với trường hợp rậm lông vừa, nặng và có liên

quan nội tiết tố androgen cần kết hợp thêm điều trị nội khoa. Eflonithine bơi làm
chậm chu trình phát triển của lơng và có thể phối hợp với các phương pháp triệt lông
đã biết. Thuốc tránh thai đường uống và thuốc kháng androgen thường dùng đối với
trường hợp điều trị nội [12], [61], [71], [71].
1.2.

PHƯƠNG PHÁP TRIỆT LÔNG
Những phương pháp triệt lơng tạm được chia thành hai nhóm, với kết quả hết

lông tạm thời hoặc lâu dài (vĩnh viễn). Các phương pháp giúp loại bỏ lông tạm thời
bao gồm cạo, nhổ, tẩy lơng bằng hóa chất, dùng sáp (wax). Các phương pháp cho
hiệu quả lâu dài là laser, ánh sáng và điện phân. Các phương pháp này chỉ có hiệu

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

13

quả khi tác động vào sợi lông đang ở giai đoạn phát triển (anagen), với những kiểu
tác động khác nhau phụ thuộc vào thời gian và cường độ tác động. Dựa vào mơ học,
có ba kiểu tác động lên nang lơng được tìm thấy là sự kết thúc sớm giai đoạn anagen
và đi vào giai đoạn telogen, đây là kiểu thường gặp của những tác động nhỏ chậm; sự
chuyển dạng từ anagen bình thường sang anagen loạn dưỡng; và thối hóa chất nền
cấp tính.
Ngồi ra, cịn một cách phân chia khác là phân chia thành các phương pháp
gây tác động lên sợi lông trên bề mặt da (depilation) và tác động lên củ nang lông
(epilation). Các phương pháp tác động lên sợi lông đơn thuần cho hiệu quả mất lông
kéo dài khoảng 2 tuần, bao gồm cạo và tẩy lơng bằng hóa chất. Trong khi đó các

phương pháp tác động lên củ nang lông cho hiệu quả kéo dài 6 đến 8 tuần, bao gồm
nhổ, dùng sáp, laser/ánh sáng và điện phân [29].
1.2.1. Các phương pháp tạm thời
1.2.1.1. Cạo
Cạo lông là phương pháp loại bỏ lông phổ biến nhất, thường dùng để loại bỏ
râu ở nam và lông nách, lông cẳng chân ở nữ. Nghiên cứu trên người chứng minh cạo
lông không làm thay đổi độ dài giai đoạn anagen cũng như độ dày của sợi lông. Việc
cạo lông chỉ làm tù phần ngọn sợi lông, gây ảo giác là sợi lông mọc dày hơn. Mặc dù
là phương pháp đơn giản, ít tốn kém nhưng nhược điểm của cạo lơng là có thể gây
kích ứng, giả viêm nang lơng, và phải thực hiện thường xun vì nó khơng làm ảnh
hưởng đến chu kỳ anagen [56].
1.2.1.2. Nhổ/dùng sáp
Ở chuột, nhổ lơng có thể gây tăng sản thượng bì và đưa sợi lơng đi vào giai
đoạn telogen. Hành động này không làm thay đổi tốc độ hoặc thời gian tăng trưởng
của sợi lông, trừ khi sợi lông bị tác động trong giai đoạn anagen, có thể làm giai đoạn
anagen ngắn lại. Việc nhổ lặp đi lặp lại có thể gây tổn thương vĩnh viễn phần chất
nền, vì vậy làm sợi lông mọc lại mỏng hơn. Ở người, việc nhổ lông làm sợi lông
anagen xuất hiện chậm lại và thời gian telogen thay đổi tùy vị trí: 129 ngày với vùng
da đầu, 123 ngày với vùng nách, 121 ngày cho vùng đùi, 92 ngày đối với cằm và 64

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

14

ngày với lơng mày. Phương pháp nhổ được thực hiện bằng nhíp hoặc bằng máy, mục
đích của nhổ bằng máy chỉ làm gia tăng số lượng sợi lông được nhổ tại một thời điểm
(giống như dùng sáp) chứ không gia tăng tác động lên nang lông. Dùng sáp (waxing)

là phương pháp dùng sáp nóng chảy (một số trường hợp dùng sáp lạnh) trộn với nhựa
có hoặc khơng thêm dầu khống và mùi hương, bơi lên bề mặt da có lơng, để nguội
và loại bỏ lơng bằng động tác kéo miếng sáp nhanh và ngược chiều lông mọc.
Tác dụng phụ của phương pháp nhổ, dùng sáp là gây tăng sắc tố sau viêm,
viêm nang lông, nhiễm khuẩn, giả viêm nang lông và gây sẹo; đồng thời mang đến
cảm giác khó chịu và đau đớn. Đặc biệt với những trường hợp dùng sáp để tẩy lơng
vùng kín cịn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục [64].
Yêu cầu để thực hiện được phương pháp này là sợi lông phải mọc khoảng 2-3mm
[56].
1.2.1.3. Thuốc làm rụng lông
Thuốc làm rụng lông dễ sử dụng, không gây đau đớn và hiệu quả có thể kéo
dài đến 2 tuần. Thành phần thường được sử dụng là thioglycolates 2-10%, pha với
NaOH hoặc CaOH 2-6%. Thioglycolates phá vỡ các liên kết disulfide liên quan các
cystine có chủ yếu trong thành phần keratin của sợi lơng, qua đó làm mất tính ngun
vẹn của sợi lơng. Chất kiềm được thêm vào để tăng pH qua đó tăng hiệu quả của
thioglycolate. Thuốc được thoa lên vùng lông không mong muốn trong 3 đến 15 phút,
sau đó sợi lơng tan ra thành một khối bở như thạch. Phần thuốc và lông tan ra được
lau sạch và vùng da được rửa lại bằng nước và xà phịng.
Dạng muối calci của thioglycolates là dạng ít kích ứng, khi nồng độ cao hơn
4% khơng làm tăng hiệu quả và có thể gây kích ứng. Dạng bột khơ khó sử dụng hơn
và dễ gây kích ứng hơn dạng hồ bột, dạng kem và dung dịch. Thuốc thường được bôi
thử ở vùng da cánh tay và đánh giá trong 24 đến 48 giờ sau đó để đảm bảo an toàn
cho vùng da bên dưới. Các tác dụng phụ bao gồm viêm da kích ứng (1-5%), có thể
giảm triệu chứng bằng hydrocortisone 1% hoặc chất làm mềm có tính acid; viêm da
tiếp xúc dị ứng ít gặp hơn, thường do các chất tạo mùi hoặc thioglycolate. Các thuốc

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.


15

tẩy lơng chứa strontium, calcium, hoặc barium sulfide có tác dụng tấy lơng nhanh và
hiệu quả hơn, tuy nhiên cũng gây kích ứng nhiều hơn [56].
Eflornithine dạng bôi là thuốc gây ức chế men ornithine decarboxylate, làm
giảm tốc độ mọc lông, đã được chỉ định để giải quyết tình trạng rậm lơng vùng mặt ở
ở phụ nữ [40].
1.2.2. Các phương pháp lâu dài
1.2.2.1. Điện phân
Điện phân (eletrolysis) là phương pháp duy nhất được chứng nhận có khả năng
triệt lông lâu dài. Thuật ngữ này dùng để chỉ kỹ thuật cho dịng điện tiếp xúc với nang
lơng thông qua một đầu kim dài, dùng năng lượng điện phá hủy nang lơng, vì vậy có
thể áp dụng cho lông tận và không phải lông tận, lông đậm màu hoặc nhạt màu [40].
Tuy nhiên điện phân không được sử dụng rộng rãi vì cho đến nay khơng có tiêu chuẩn
về người cũng như kỹ thuật chính xác để thực hiện thủ thuật, đồng thời khơng có
nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả điều trị. Các tác dụng phụ của
điện phân bao gồm cảm giác đau, đỏ da và phù (thường biến mất sau 1 giờ điều trị),
tạo sẹo, tăng giảm sắc tố, nguy cơ nhiễm trùng [56]. Trong một nghiên cứu năm 2014
giữa kỹ thuật điện phân và ánh sáng xung cường độ cao áp dụng triệt lông vùng mặt
cho thấy điều trị bằng ánh sáng xung cường độ cao có nhiều ưu điểm hơn, như hiệu
quả điều trị cao hơn, ít tốn thời gian, ít gây tác dụng phụ và nhận được sự hài lòng
của người điều trị cao hơn [38].
1.2.2.2. Laser và ánh sáng
Laser
Nhiều loại laser đã được FDA thông qua để sử dụng triệt lông dựa vào thuyết
phân hủy quang nhiệt chọn lọc, với đích tác động là melanin được tìm thấy ở phần củ
sợi lông anagen, thân sợi lông và một phần lớp vỏ ngồi. Vì melanin cũng có trong
lớp thượng bì nên độ rộng xung lí tưởng của thiết bị laser nên nằm trong khoảng giữa
thời gian phục hổi nhiệt (TRT) của thượng bì (3-10 ms) và TRT của nang lơng (40100 ms với nang lơng tận đường kính 200-300 m). Các loại laser thường dùng là


.


×