Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hiệu quả giảm đau của điện châm hoa đà giáp tích s1, s2, s3, s4 trên bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp longo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 96 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

LƢU QUỐC HẢI

HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU
CỦA ĐIỆN CHÂM HOA ĐÀ GIÁP TÍCH S1, S2, S3, S4
TRÊN BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CẮT TRĨ
THEO PHƢƠNG PHÁP LONGO
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: CK 62 72 60 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ SƠN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN


Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

BSCKI. Lƣu Quốc Hải

.


i.

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 10
1.1. Tổng quan về bệnh trĩ .............................................................................. 10
1.2 Tổng quan về huyệt hoa đà giáp tích ....................................................... 21
1.3. Tổng quan về tiết đoạn thần kinh ............................................................. 26
1.4. Cảm giác đau ............................................................................................ 28
1.5. Tổng quan về điện châm .......................................................................... 30
1.6. Cơ chế thần kinh cơ bản giảm đau của châm cứu ................................... 34
1.7. Những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan .............................. 36
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 38
2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 38
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 38

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 40
2.4. Trang thiết bị ............................................................................................ 51
2.5. Xử lý số liệu ............................................................................................. 53
2.6. Y đức

.................................................................................................. 53

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 54
3.1. Các đặc điểm chung của bệnh nhân ......................................................... 54
3.2. Kết quả .................................................................................................. 58

.


.

i

CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 62
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ............................................................... 62
4.2. Tác dụng giảm đau sau mổ....................................................................... 66
4.3. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 73
4.4. Hạn chế nghiên cứu .................................................................................. 73
4.5. Giá trị và ứng dụng của đề tài .................................................................. 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
ĐỀ XUẤT ....................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.



v.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AC

Acupuncture

Bệnh viện

BV
IASP

International Association for the Hiệp hội nghiên cứu đau
Study of Pain

NSAID Non-Steroidal AntiInflammatory Drug

quốc tế
Thuốc

kháng viêm

không steroid
Y học cổ truyền

YHCT
VAS


Châm cứu

Visual Analogue Scale

Thang điểm đau nhìn
Nghiên cứu

NC

.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi và giới................................................................. 54
Bảng 3.2: Đặc điểm về nghề nghiêp ............................................................... 55
Bảng 3.3. Thời gian trung bình bị trĩ ở hai nhóm. .......................................... 55
Bảng 3.4. Thời gian trung bình một ca mổ. .................................................... 56
Bảng 3.5. Thời gian phục hồi cảm giác từ sau mổ gây tê tủy sống. ............... 56
Bảng 3.6. Tác dụng phụ của gây tê tủy sống .................................................. 57
Bảng 3.7: Đặc điểm về phân loại trĩ................................................................ 57
Bảng 3.8. So sánh hiệu quả giảm đau thao thang điểm VAS ở 2 nhóm ......... 58
Bảng 3.9. So sánh lƣợng thuốc Panalgene codein (acetaminophen 500mg
+ codein 30mg) sử dụng ở hai nhóm (tính theo viên) nhóm
chứng và nhóm can thiệp (n=42) theo từng thời điểm 0 giờ, 12
giờ, 24 giờ, 36 giờ sau khi ra khỏi phòng hậu phẫu ....................... 60

.



.

i

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Trĩ nội trĩ ngoại ............................................................................. 13
Hình 1.2: Biểu tƣợng cảm giác đau bằng khn mặt ...................................... 18
Hình 1.3: Phác đồ điều trị đau tại Bv Y học Cổ truyền .................................. 20
Hình 1.4: Sơ đồ vị trí huyệt Hoa Đà giáp tích C1 – S4 .................................. 22
Hình 1.5: Vị trí huyệt Hoa Đà giáp tích C1 – S4 trên bề mặt da ................... 23
Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống huyệt Hoa Đà giáp tích chủ trị bệnh các vùng cơ
thể .................................................................................................... 25
Hình 1.7. Sơ đồ cấu tạo tiết đoạn thần kinh .................................................... 26
Hình 1.8. Sơ đồ vùng cảm giác da mặt sau cơ thể chi phối bởi các rễ thần
kinh tủy sống ................................................................................... 27
Hình 1.9. Sự liên quan giữa tủy gai và các đốt sống....................................... 28
Hình 1.10. Đƣờng ức chế cảm giác đau và dẫn truyền hƣớng tâm ................. 29
Hình 1.11. Hình thể của các dịng xung [25] .................................................. 32
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình tiến hành nghiên cứu ............................................. 40
Hình 2.2. Vị trí châm cứu................................................................................ 45
Hình 2.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu ...................................................... 47
Hình 2.4. Máy châm cứu ................................................................................. 52
Hình 2.5. Thƣớc đo thang diểm đau VAS ...................................................... 52
Biều đồ 3.1. So sánh hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS ở 2 nhóm
chứng và nhóm can thiệp (n=42) theo từng thời điểm 0 giờ, 12
giờ, 24 giờ, 36 giờ sau khi ra khỏi phòng hậu phẫu ....................... 59
Biều đồ 2. So sánh lƣợng thuốc Panalgene codein (acetaminophen 500mg
+ codein 30mg) sử dụng ở hai nhóm (tính theo viên) ở 2 nhóm
chứng và nhóm can thiệp (n=42) theo từng thời điểm 0 giờ, 12

giờ, 24 giờ, 36 giờ sau khi ra khỏi phòng hậu phẫu ....................... 61

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trĩ là bệnh mạn tính thƣờng gặp và đứng hàng đầu chiếm 87%
trong các bệnh lý của vùng trực tràng hậu môn, bất kể độ tuổi nào cũng có thể
phát bệnh, thƣờng gặp ở lứa tuổi 20-40, nữ gặp nhiều hơn nam. Trên thế giới,
tần suất mắc bệnh trĩ khoảng 5-25% dân số và trên 50 tuổi tỷ lệ mắc là 50%.
Bệnh trĩ có thể là một tổn thƣơng nhỏ nhƣng đa số trƣờng hợp bệnh
nhân thƣờng đến khám muộn khi bệnh đã gây ra những biến chứng, đặc biệt
là những tổn thƣơng viêm tắc, tụ máu búi trĩ gây khó chịu ảnh hƣởng đến sức
khỏe, tinh thần, khả năng lao động, chất lƣợng sống của bệnh nhân;
Một nghiên cứu năm 2009 ở Việt Nam bệnh trĩ chiếm 45,39% ở những
ngƣời sau 50 tuổi và khoảng 50% bệnh nhân trĩ trong nhóm này khơng đáp
ứng điều trị nội khoa phải mổ. Bệnh chiếm khá cao, đứng hàng thứ 3 trong
các bệnh thuộc hệ thống tiêu hoá và đứng đầu trong các bệnh ở hậu môn trực
tràng [1],[2].
Hiện nay có nhiều phƣơng pháp điều trị từ nội khoa đến ngoại khoa,
nhƣ phƣơng pháp tiêm búi trĩ hoặc mổ là phƣơng pháp điều trị triệt để. Tuy
nhiên sau mổ trĩ, vấn đề đau sau mổ, sự chậm lành vết thƣơng, chảy máu sau
mổ, táo bón, bí tiểu sau mổ vẫn là những vấn đề quan tâm hiện nay của cả
ngƣời bệnh và nhân viên y tế, dẫn đến việc phải chăm sóc vết mổ kéo dài, gây
bất tiện, khó chịu và tốn kém cho ngƣời bệnh; cho đến nay nó vẫn cịn là nỗi
ám ảnh đối với ngƣời bệnh sau khi mổ trĩ. Mổ bằng phƣơng pháp mới nhất
tuy đã có nhiều cải tiến so trƣớc và đã đƣợc điều trị giảm đau trƣớc khi hết
thuốc tê nhƣng đau ít 68%, đau vừa 27,7%, đau nhiều 4,3% và không có

trƣờng hợp nào khơng đau sau mổ. Nghiên cứu có 32% đau sau mổ từ mức độ
vừa đến nhiều và thƣờng có các thƣơng tổn kèm theo [3],[4].
Đã có nhiều nghiên cứu giảm đau sau mổ và nhiều sáng kiến đƣợc đề
xuất để giảm đau sau mổ nhất là với nhiều tác giả có xu hƣớng muốn mổ trĩ

.


.

dƣới dạng ngoại trú thì vấn đề giảm đau trở nên đặc biệt quan trọng [26].
Hiện nay có nhiều phƣơng pháp giảm đau sau mổ nói chung, sau mổ trĩ nói
riêng, từ dùng thuốc đến khơng dùng thuốc, gây tê tủy sống phong bế thần
kinh tại chỗ đến sử dụng các phƣơng pháp xoa bóp, mát xa, vật lý trị liệu.
Việc giảm đau đa mô thức kết hợp giữa phƣơng pháp sử dụng và không sử
dụng thuốc đang là nhu cầu cấp thiết và là xu hƣớng của thế giới vì đạt đƣợc
hiệu quả giảm đau đồng thời giảm liều, giảm tác dụng phụ của thuốc giảm
đau và tăng sự hài lòng của bệnh nhân. Hơn 80% bệnh nhân dù chỉ sử dụng
opioid; lần đầu nhƣng hầu hết thƣờng bị táo bón (40%), buồn nơn (30%),
buồn ngủ (29%). Bệnh nhân sử dụng NSAIDs có triệu chứng biểu hiện đƣờng
tiêu hóa chiếm 62,5% ca nhập viện hàng năm, NSAIDs cũng là một trong
những yếu tố nguy cơ tim mạch nguy hiểm. Sau mổ trĩ tuy đƣợc điều trị giảm
đau nhƣng hầu hết bệnh nhân vẫn cịn cảm giác đau, chít hẹp hậu mơn sau
mổ, bí tiểu, tiêu són sau mổ và thời gian nằm viện sau mổ kéo dài vẫn và ảnh
hƣởng nhiều đến chất lƣợng cuộc sống là mối quan ngại cho bệnh nhân và
phẫu thuật viên. Vì vậy, tìm ra một liệu pháp hỗ trợ giảm đau tối ƣu nhất cho
bệnh nhân luôn là mối quan tâm [27],[28].
Điện châm là một phƣơng pháp điều trị không dùng thuốc an tồn và đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu trƣớc đây thực hiện đánh giá hiệu quả của
điện châm trong giảm đau sau mổ. Việc ứng dụng phƣơng pháp kết hợp giữa

điện châm và giảm liều thuốc giảm đau đặc biệt là thuốc giảm đau thuộc
nhóm opioid nhằm mang lại hiệu quả giảm đau, giảm tác dụng phụ và các vấn
đề sau mổ nhƣ táo bón, bí tiểu, chảy máu sau mổ cho bệnh nhân là vấn đề
quan tâm trong phẫu thuật đặc biệt là sau mổ trĩ. Do vậy, nghiên cứu “Hiệu
quả giảm đau của điện châm huyệt Hoa Đà giáp tích S1, S2, S3, S4 trên bệnh
nhân sau phẫu thuật cắt trĩ theo phƣơng pháp Longo” đƣợc thực hiện tại khoa
Ngoại phụ - Bệnh viện Y học Cổ Truyền TPHCM.

.


.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Điện châm Hoa Đà giáp tích S1, S2, S3, S4 có tác dụng giảm đau trên
bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ theo phƣơng pháp longo?
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiệu quả giảm đau của điện châm Hoa Đà giáp tích S1, S2,
S3, S4 trên bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ theo phƣơng pháp Longo tại khoa
Ngoại phụ - Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp.HCM.
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS của điện châm
Hoa Đà giáp tích S1, S2, S3, S4 trên bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ theo
phƣơng pháp Longo.
2. Xác định lƣợng thuốc giảm đau sử dụng của phƣơng pháp điện châm
Hoa Đà giáp tích S1, S2, S3, S4 trên bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ theo
phƣơng pháp Longo.
3. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phƣơng pháp điện châm
Hoa Đà giáp tích S1, S2, S3, S4 trên bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ theo
phƣơng pháp Longo.


.


0.

CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH TRĨ

Đại cƣơng về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch hậu mơn trực
tràng. Vì phải chịu áp lực quá nhiều nên làm máu không lƣu thơng đƣợc. Tình
trạng này kéo dài và khơng đƣợc thay đổi thói quen sẽ hình thành nên các búi
trĩ, búi trĩ [6]. Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng, song nó
gây ra nhiều hậu quả xấu nhƣ đại tiện ra máu, viêm nhiễm từng đợt, đặc biệt
búi trĩ sa ra ngoài khi gắng sức gây đau nhức, ẩm ƣớt, khó chịu, hoặc khi chảy
máu nhiều dẫn đến thiếu máu, có thể gây ra rỉ dịch, ngứa, nhiễm trùng và nếu
tắc mạch trĩ gây đau đớn rất nhiều cho ngƣời bệnh. Bệnh trĩ khi ở tình trạng
chảy máu mạn tính có thể dẫn đến thiếu máu, và chảy máu lƣợng nhiều sẽ gây
thiếu máu cấp,chúng đều ảnh hƣởng tới sức khoẻ, tâm lý, sinh hoạt và lao
động của ngƣời bệnh đáng kể [7].
1.1.1. Chẩn đoán bệnh trĩ:
a. Cơ năng [8]:

Phân: Đi ngoài ra máu là triệu chứng thƣờng gặp nhất và là lý do khiến
bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh. Đó là loại máu đỏ tƣơi dƣới

dạng: máu dính theo phân, máu nhỏ giọt, máu thành tia.
Đau, vƣớng tức: Có cảm giác nặng tức ở hậu mơn, mót rặn. Đau hậu
mơn: thƣờng là biểu hiện của cơn trĩ cấp hoặc tắc mạch trĩ. Có ba trƣờng hợp:
 Trĩ ngoại tắc mạch: khối máu tụ do nghẽn tắc mạch nằm dƣới da
hậu môn, đa số tự tiêu để lại miếng da thừa ở rìa hậu mơn.

.


1.

 Trĩ nội tắc mạch: (hiếm gặp) Biểu hiện cơn đau dữ dội trong ống
hậu môn.
 Sa trĩ tắc mạch: Đau dữ dội vùng hậu mơn, khó đẩy búi trĩ vào
lịng hậu mơn, thƣờng phù nề, tiến triển thành hoại tử.
Búi trĩ: Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, lúc đầu tự co lên, về
sau đẩy mới lên và cuối cùng thƣờng xuyên sa ra ngoài. Đây là cơ sở để phân
độ trĩ.
b. Thực thể: [8],[9]:

Thăm trực tràng: Là động tác bắt buộc để khơng bỏ sót các bệnh khác
ở hậu môn mà trĩ chỉ là một triệu chứng, đặc biệt là ung thƣ trực tràng.
+ Búi trĩ mềm, vị trí thƣờng ở các điểm 3, 7, 11 giờ (tƣ thế sản khoa).
+ Búi trĩ cứng do huyết khối, có trƣờng hợp huyết khối cả đám tĩnh
mạch trĩ.
Soi hậu môn – trực tràng: Thấy búi trĩ màu tím, chân búi trĩ nằm trên
hay dƣới đƣờng lƣợc - cơ sở để phân định trĩ nội hay trĩ ngoại – và cần phải
phát hiện các bệnh lý khác liên quan tới vùng hậu mơn – trực tràng.
Khám tồn thân: Nhằm phát hiện các bệnh kết hợp khác (nếu có).
1.1.2. Biến chứng:

Chảy máu nhiều lần, kéo dài gây thiếu máu.
Rối loạn chức năng cơ thắt: Do yếu cơ thắt, không giữ đƣợc phân và
hơi, ngƣợc lại là trƣờng hợp ghi nhận do co thắt quá mức.
Gây các bệnh thứ phát kèm theo: Nứt hậu môn, viêm hậu môn, trực
tràng, viêm hốc tuyến gây áp xe quanh hậu môn – trực tràng, trĩ bội nhiễm.
Biến chứng xa: Có thể gây huyết khối di chuyển lên mạc treo gây
nghẽn mạch. [8],[10],[11],[29]

.


2.

1.1.3. Phân loại:
a. Phân loại theo lâm sàng:

Cách phân loại của Nguyễn Mạnh Nhâm và cộng trong nghiên cứu năm
2003 “Điều tra bệnh trĩ ở miền Bắc Việt nam”:[12],[30]
Trĩ nội: Gốc búi trĩ nằm trên đƣờng lƣợc. Trĩ đƣợc phân độ:
Độ 1: Búi trĩ sa xuống dƣới đƣờng lƣợc, căng ra nhƣng rút lại khi thƣ
giãn. Bệnh nhân thƣờng đƣợc điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, bao gồm
ăn nhiều chất xơ. Nếu bệnh khơng giảm, có thể chích xơ búi trĩ hay thắt dây
thun.
Độ 2: Búi trĩ sa ra mép hậu môn nhƣng tự rút vào. Bệnh nhân dƣợc
điều trị bằng chích xơ hay thắt dây thun.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngồi hậu mơn và phải dùng tay đẩy vào. Tùy vào
kích thƣớc búi trĩ và các triệu chứng kèm theo, bệnh nhân có thể đƣợc chích
xơ, thắt dây thun hay phẫu thuật.
Độ 4: Búi trĩ sa ra ngồi thƣờng trực và khơng rút vào đƣợc. Điều trị
phẫu thuật cắt trĩ đƣợc chỉ định

Trĩ ngoại: Gốc búi trĩ nằm dƣới đƣờng lƣợc.
Trĩ nội – trĩ ngoại: Hai búi trĩ này trên một bệnh nhân nhƣng hoàn toàn
độc lập.
Trĩ hỗn hợp: Gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại, hai búi trĩ thơng nhau.
Trĩ vịng: Búi trĩ sa xuống hình vành khăn, chiếm hết cả vịng hậu mơn.
Trĩ tổng hợp: Tổ chức trĩ bị chuyển đổi sang trạng thái bệnh lý do yếu
tố cơ học (bộ phận cơ học cố định- nâng đ : xơ, cơ, dây chằng lỏng lẻo) và
yếu tố mạch máu (lƣu lƣợng máu vƣợt sức chứa: về quá nhiều, đƣờng tải bị
tắc nghẽn) làm biến dạng cấu trúc của hậu môn trực tràng.

.


3.

Hình 1.1: Trĩ nội trĩ ngoại.
(Nguồn: Bệnh học ngoại khoa Đại học Y dƣợc TPHCM)
b. Phân loại theo chỉ định phẫu thuật:

Trĩ ngoại: Trĩ ngoại khơng có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật
trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục
máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là
rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau
ngay.
Trĩ nội: Các phƣơng pháp áp dụng cho trĩ nội:
+ Độ 1: Chích xơ hoặc làm đơng bằng nhiệt.
+ Độ 2: Làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.
+ Độ 3: Thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.
+ Độ 4: Cắt trĩ.
Trĩ sa nghẹt (trĩ nội tắc mạch sa ngồi hậu mơn, thƣờng nhóm này gặp

cả trĩ vòng sa nghẹt và trĩ nội ngoại sa nghẹt): Dùng thuốc điều trị nội khoa và

.


4.

ngâm nƣớc ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ
cắt trĩ.[7],[31].
1.1.4. Phƣơng pháp mổ trĩ hiện na
Longo gọi là tạo hình hậu mơn trực tràng có thể sửa chữa đƣợc sa niêm
mạc đồng thời cắt đứt cuống mạch cung cấp máu cho trĩ nội và đã điều trị có
kết quả cho trên 400 bệnh nhân, chủ yếu là trĩ nội độ 2, 3.[31], [32],[33]
Có nhiều phƣơng pháp phẫu thuật để điều trị trĩ. Các phƣơng pháp cắt
trĩ kinh điển thƣờng gây đau nhiều, trong giai đoạn hậu phẫu hay xảy ra các
biến chứng nhƣ chảy máu, sƣng nề, hẹp hậu môn.Những hiểu biết mới về sinh
lý bệnh: các búi trĩ đƣợc cho là một phần cơ thể học bình thƣờng góp phần
quan trọng trong việc đóng kín lỗ hậu mơn, khó kiểm sốt sự tự chủ trong đại
tiện. Vì lý do này, nhiều kỹ thuật phẫu thuật mới đƣợc áp dụng để thay thế
cho phẫu thuật cắt trĩ - phẫu thuật trên đƣờng lƣợc: Năm 1998 Longo đề nghị
phƣơng pháp cắt niêm mạc trên đƣờng lƣợc bằng máy khâu trong điều trị trĩ
sa. Hussein AM năm 2001 khâu cố định niêm mạc trên đƣờng lƣợc 1,5 cm
vào cơ thắt trong, cột niêm mạc phía trên vào trong chỗ khâu để kéo các búi
trĩ vào ống hậu môn. Tại Việt nam, một số tác giả nhƣ Nguyễn Mạnh Nhâm,
Nguyễn Trung Vinh, Lê Quang Nhân đã báo cáo “phẫu thuật Longo cải biên”
bằng cách khâu gấp 1 vòng niêm mạc và dƣới niêm mạc phía trên đƣờng
lƣợc.
Năm 2008 Nguyễn Trung Tín trình bày phƣơng pháp khâu triệt mạch
treo trĩ trong điều trị trĩ vòng. Khâu triệt mạch treo trĩ là kỹ thuật kết hợp có
cải biên giữa phƣơng pháp khâu treo của Hussein và phẫu thuật cắt khoanh

niêm mạc của Longo mục đích là nhằm cố định trĩ vào cơ vòng trong, kéo mô
trĩ vào trong ống hậu môn, làm giảm lƣợng máu đến mô trĩ và làm xẹp búi.
Dụng cụ stapler vừa cắt bỏ vừa khâu nối ngay một khoanh niêm mạc trực

.


5.

tràng trên đƣờng lƣợc nên kỹ thuật may về chiều cao và độ sâu của khoanh
niêm mạc phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ, tránh làm tổn thƣơng cấu trúc thành
trực tràng, âm đạo. [34]
Gây tê tủy sống bằng Bupvicanain 5mg và Fenilhaml lnj 25mcg/2ml.
Chỉ định :[7],[8]
1. Trĩ nội độ 2-3 và độ 4, kể cả trĩ vòng.
2. Sa niêm mạc.
3. Trong trƣờng hợp trĩ nội độ 4 to, có kết hợp trĩ ngoại (trĩ hỗn hợp) :
sử dụng kỹ thuật Milligan Morgan lấy bỏ 3 búi trĩ chính (thƣờng ở 3H, 8H,
11H) các búi trĩ còn lại sẽ sử dụng kỹ thuật cải tiến.
Chăm sóc và điều trị sau mổ :[13],[26]
– Kháng sinh dự phòng
– Giảm đau
– Nhuận tràng.
1.1.5. Đau sau mổ trĩ
a.

Cơ chế gâ đau
Đau là một cảm giác khó chịu và là trải nghiệm cảm xúc xuất hiện cùng

lúc với sự tổn thƣơng thực thể hay tiềm tàng của các mô tế bào, hoặc đƣợc mô

tả giống nhƣ các tổn thƣơng này (IASP).[35]
Đau sau mổ trĩ là cơn đau liên quan đến thụ thể cảm nhận đau nhƣ đau
bản thể xảy ra ở da, cơ, gân và đau cơ quan nội tạng xảy ra ở hậu môn.Thông
tin về nhận cảm đau do tổn thƣơng bắt đầu từ các thụ cảm thể nhận cảm đau
chuyên biệt, đó là các tận cùng thần kinh tự do, phân bố ở khắp các tổ chức cơ
thể, chủ yếu ở mô da, mô cơ, khớp và thành các tạng. Các thụ cảm thể này
trong điều kiện bình thƣờng thì khơng hoạt động, chỉ bị kích thích khi mơ bị

.


6.

tổn thƣơng. Bao gồm các loại thụ cảm thể nhận cảm đau sau:[14],[15],
[16],[27] cơ học, hóa học, nhiệt, áp lực.Thụ thể nhận cảm đau khơng có tính
thích nghi, khi kích thích đau tác động liên tục thì các thụ cảm thể nhận cảm
đau ngày càng bị hoạt hóa. Do đó ngƣ ng đau ngày càng giảm và làm tăng
cảm giác đau. Tính khơng thích nghi của các thụ cảm thể nhận cảm đau có ý
nghĩa quan trọng ở chỗ nó kiên trì thơng báo cho trung tâm biết những tổn
thƣơng gây đau đang tồn tại.
Đau sau mổ trĩ còn do vết mổ trĩ nằm ngay ở vùng lƣợc, da cạnh hậu
môn là những vùng rất nhạy cảm vết thƣơng thƣờng đƣợc để hở khâu kín một
phần hoặc khâu kín tồn bộ nhƣng tỷ lệ bung chỗ khâu cũng không phải là ít.
Thêm vào đó là vai trị kích thích nhiễm khuẩn do phân, dịch ruột thƣờng
xuyên đi qua cũng nhƣ yếu tố co thắt của cơ tròn. [36],[21]
Khi mổ trĩ gây tổn thƣơng tế bào, mơ làm giải phóng ra các chất trung
gian hóa học nhƣ: histamin, prostaglandin, bradykinin

chính các hóa chất


trung gian này lại đóng vai trị nhƣ những tác nhân gây viêm mới, gây ra
những tổn thƣơng tổ chức, rối loạn tuần hồn và chuyển hóa tiếp theo. Cáchóa
chất trung gian gây viêm tích lũy hoạt hóa các đầu tận cùng thần kinh dẫn
truyền cảm giác đau về trung khu thần kinh. Đồng thời các hóa chất gây viêm
này gây thốt mạch phù nềvà cũng chính phù nềgây chèn ép vào các tận cùng
thần kinh. [37]
Đau do tổn thƣơng thực thể cũng có sự tham gia các các yếu tố giao
cảm, gây nên các hiện tƣợng rối loạn điều hịa vận mạch, ra mồ hơi, thay đổi
nhiệt độ da, rối loạn dinh dƣ ng da, giảm vận động làm cho đau càng trầm
trọng hơn. Các neurone giao cảm giải phóng adrenalin có thể ảnh hƣởng tới
các sợi thần kinh dẫn truyền đau do tác động của noradrenalin đến ngọn thần
kinh, dọc theo sợi trục hoặc rễ sau. Một trong những đáp ứng thần kinh với
chấn thƣơng là sự tăng cƣờng hoạt động của các thụ thể giải phóng adrenalin

.


7.

alpha (tức thụ thể alpha) tại các neurone dẫn truyền đau. [38]
Mức độ đau sau mổ luôn phụ thuộc vào tính chất và mức độ phẫu thuật,
phƣơng pháp gây tê đã thực hiện, ngồi ra cịn liên quan đến tâm sinh lý mà
trong đó các yếu tố văn hóa và xã hội cũng có vai trị của nó. Để giảm đau sau
mổ tốt cần tính đến những yếu tố này.
b. Phƣơng pháp đánh giá đau
Phƣơng pháp khách quan
Đo sự thay đổi các chỉ số sinh hóa máu: nồng độ hormone
(catecholamine, cortisol). Đây là phƣơng pháp tốn kém, kết quả không chính
xác vì có nhiều yếu tố ảnh hƣởng kết quả.
Tính lƣợng morphine hoặc lƣợng thuốc giảm đau mà bệnh nhân sử

dụng sau mổ. Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong
các nghiên cứu về hiệu quả giảm đau của một thuốc hoặc một phƣơng pháp
giảm đau.
Phƣơng pháp giảm đau chủ quan
Đau là cảm giác chủ quan của bệnh nhân nên khó đánh giá chính xác và
phụ thuộc vào ngƣ ng chịu đau của từng ngƣời.
Đánh giá mức độ đau theo Goligher [25].
- Độ A: Không đau. Không cần dùng thuốc giảm đau.
- Độ B: Đau ít. Chỉ cần dùng thuốc giảm đau Paracetamol uống.
- Độ C: Đau vừa. Dùng thuốc giảm đau chích Paracetamol 3 ngày đầu
sau mổ, sau đó dùng thuốc giảm đau Paracetamol uống.
- Độ D: Đau nhiều. Cần dùng thuốc giảm đau chích (Paracetamol,
Diclofenac) nhiều hơn 3 ngày sau mổ.
- Độ E: Đau dữ dội. Cần dùng thuốc giảm đau nhóm á phiện.

.


8.

Nhiều tác giả thƣờng sử dụng thang điểm VAS để đánh giá đau sau mổ
trĩ.
Đánh giá đau theo thang điểm đau bằng nhận hình đồng dạng (Visual
Analog Scale – VAS).
Thƣớc đo độ đau VAS là một thƣớc đo có độ dài 10 cm. Một đầu đƣợc
đánh số 0, đầu kia đánh số 10. Bệnh nhân đƣợc yêu cầu định vị trên thƣớc
tƣơng ứng với mức độ đau của mình. Khoảng cách từ chỗ bệnh nhân chỉ đến
điểm từ điểm 0 chính là điểm VAS. Trong đó điểm 0 tƣơng ứng với mức hồn
tồn khơng đau và điểm 10 tƣơng ứng với mức độ đau nhất mà bệnh nhân có
thể tƣởng tƣợng.

Hiện nay thang điểm VAS đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu
về đau để đánh giá mức độ đau bởi tính đơn giản, dễ sử dụng, dễ theo dõi,
phản ánh đƣợc mức độ đau của bệnh nhân trong các loại đau bao gồm đau sau
mổ.

Hình 1.2: Biểu tƣợng cảm giác đau bằng khuôn mặt
1.1.6. Giảm đau sau mổ trĩ
Giảm đau sau mổ là một biện pháp điều trị không những đem lại cảm
giác dễ chịu về thể xác cũng nhƣ tinh thần, giúp bệnh nhân lấy lại cân bằng

.


9.

tâm sinh lý, mà cịn có ý nghĩa nâng cao chất lƣợng điều trị (chóng lành vết
thƣơng, giảm nguy cơ bội nhiễm vết thƣơng sau mổ, vận động sớm, giảm
nguy cơ tắc mạch, rút ngắn thời gian nằm viện). [27],[35]
Giảm đau tốt bệnh nhân phục hồi lại sức khoẻ sớm, có thể tự chăm sóc.
Quả thực, tuy đã có rất nhiều cố gắng, nhiều tiến bộ, nhƣng trong thực hành
lâm sàng ngƣời bệnh vẫn đau nhất là ở những lần đi đại tiện đầu tiên.
1.1.7. Các cơng trình nghiên cứu về giảm đau sau mổ trĩ:
Một nghiên cứu sau mổ trĩ giảm đau trên 47 bệnh nhân, 25 đƣợc giảm
đau bằng metronidazole, 22 chỉ sử dụng giả đƣợc, sau nghiên cứu nhóm
nghiên cứu thu nhận thời gian triệu chứng đau giảm so với nhóm chứng sử
dụng giả dƣợc.[28]
Một nghiên cứu đánh giá giảm đau sau mổ trĩ, một nhóm cho điều trị
kháng độc tố Botulinum toxin và một nhóm điều trị giả dƣợc, hai nhóm cùng
đƣợc điều trị giảm đau nhƣ nhau: 20ml Bupivacaine, cocomadol
(acetaminophen 500 mg+ 30 mg codein), sau 20 giờ bệnh nhân ở hai nhóm

đều có nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau morphine kể từ sau mổ cả hai nhóm.
[40]
Một nghiên cứu trên 120 bệnh nhân giảm đau sau mổ trĩ chia 2 nhóm:
nhóm 1 60 bệnh nhân điều trị điện châm huyệt Thừa Sơn 30 phút sau mổ và
nhóm 2 60 bệnh nhân giảm đau bằng thuốc Naproxen. VAS thay đổi ở các
thời điểm 5 giờ, 48 giờ và 72 giờ sau phẫu thuật. Nhóm châm cứu VAS lúc 5
giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ (6,78 ±2,12, 5,56 ± 1,87, 4,34 ± 2,23 và 3,15 ±
2,11) thấp hơn nhóm thuốc (7,56 ± 2,01, 6,23 ± 1,15, 5,57 ± 2,21 và 4,34 ±
2,12) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (tất cả P <0,05)
Nghiên cứu “Hiệu quả giảm đau của nhĩ châm trên bệnh nhân sau mổ
trĩ” của ThS Nguyễn Thị Kiều Oanh tại Khoa Ngoại phụ - BV Y học Cổ

.


0.

truyền Tp.HCM năm 2017 cho thấy nhĩ châm cũng có hiệu quả giảm đau rõ
rệt cho bệnh nhân sau mổ trĩ.
1.1.8. Phác đồ điều trị sau mổ trĩ tại tại bệnh viện YHCT TPHCM
Voltarel
Voltarel
75mg
75mg
tiêm
tiêm bắp
bắp
Chuẩn
Chuẩn
bị

bị MỔ
MỔ

MỔ
MỔ

Sau
Sau
mổ
mổ
1h
1h

Xuất viện

Phòng
Phòng
bệnh
bệnh
(8h
(8h sáng
sáng
sau
sau mổ
mổ 11
ngày)
ngày)

Para
Para ++ codein

codein sau
sau mỗi
mỗi
4h
4h

Para
Para ++ codein
codein sau
sau mỗi
mỗi
8h
8h

00
hh

88
hh

11
66

22
44

33
22

44

00

Hình 1.3: Phác đồ điều trị đau tại Bv Y học Cổ truyền
Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp.HCM đƣợc
chẩn đốn bị Trĩ có chỉ định phải phẫu thuật --> đƣợc nhập viện, kiểm tra sinh
hiệu, làm các xét nghiệm về sinh hóa hóa máu, thời gian đơng máu, nội soi
Bệnh nhân đƣợc tiến hành gây tê tủy sống, sau đó phẫu thuật tại phịng
mổ của Khoa Ngoại Phụ - Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp.HCM
Sau mổ: Bệnh nhân đƣợc sử dụng thuốc giảm đau Voltaren
(Diclofenac75mg) tiêm bắp 1 ống khi ra phòng hậu phẫu.
Sau mổ 4 giờ đến 16 giờ: bệnh nhân đƣợc sử dụng Panalgene codein
(acetaminophen 500mg + codein 30mg) 1 viên * uống 4 lần, mỗi lần một viên
cách nhau 4 giờ. Trong thời gian sử dụng thuốc giảm đau, nếu bệnh nhân đau
quá khơng chịu đƣợc cơn đau có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau Panalgene
codein (acetaminophen 500mg + codein 30mg) nếu cần thiết do bác sĩ chỉ
định.
Từ 20 giờ đến 48 giờ Panalgene codein (acetaminophen 500mg +
codein 30mg) 1 viên *uống 3 lần, mỗi lần một viên cách nhau 8 giờ.

.


1.

Phác đồ có thể thay đổi tùy theo mức độ đau của bệnh nhân mà có bổ
sung thêm thuốc.
1.2

TỔNG QUAN VỀ HUYỆT HOA ĐÀ GIÁP TÍCH


1.2.1 Lịch sử:
- Huyệt Hoa Đà giáp tích xuất xứ từ “Trửu hậu bị cấp phƣơng” do Cát
Hồng viết, Hoa Đà giáp tích là những ngoại kỳ huyệt, ngày nay đƣợc xếp vào
những huyệt ngoại kinh. “Giáp” có nghĩa là ở bên hay bên cạnh. “Tích” có
nghĩa là cột sống.
Những huyệt này nằm dọc hai bên cột sống, cịn đƣợc gọi là Hoa Đà
giáp tích (Huatuojiaji) bởi ngƣời ta cho rằng Hoa Đà là vị thầy thuốc đã phát
hiện ra và là ngƣời đầu tiên dùng tới nó, huyệt này có tên Hán Việt khác: Đà
tích, Giáp tích.
1.2.2. Vị trí các hu ệt Hoa Đà giáp tích:
Vị trí xƣa: hai bên cột sống lƣng chính giữa 1 huyệt xƣơng lớn, đo ra
mỗi bên 1 thốn (Trửu hậu bị cấp phƣơng).
Trong các tài liệu xƣa, những huyệt Hoa Đà giáp tích gồm tổng cộng
34 huyệt. Mỗi bên có 17 huyệt. Các huyệt có vị trí từ dƣới gai sau đốt sống
ngực thứ 1 (T1) đến dƣới gai sau đốt sống thắt lƣng 5 (L5); từ đƣờng giữa cột
sống đo ra 0,5 thốn.
Vị trí nay: từ dƣới gai sau đốt sống cổ thứ 1 (C1) đến dƣới gai sau đốt
sống cùng 4 (S4), đƣờng giữa cột sống đo ngang ra 0,5 thốn, mỗi bên có 28
huyệt, hai bên cộng 56 huyệt.
Các nhà châm cứu ngày nay có sắp xếp và phân chia nhƣ sau: từ xƣơng
cổ thứ nhất (C1) đến xƣơng thắt lƣng thứ 5 (L5), từ dƣới mỗi gai đốt sống đo
ra mỗi bên 0.5 – 1 thốn, có 1 cặp Hoa Đà giáp tích. Cộng cả hai bên phải trái
là 48 huyệt. Những huyệt từ xƣơng cùng 2 – 4 cũng đo nhƣ trên (có sách lấy
huyệt Bát liêu để thay thế) [17], [18], [19].

.


2.


Hình 1.4: Sơ đồ vị trí huyệt Hoa Đà giáp tích C1 – S4

.


.

Hình 1.5: Vị trí huyệt Hoa Đà giáp tích C1 – S4 trên bề mặt da

.


4.

1.2.3. Tƣơng quan giữa vị trí các tác dụng trị liệu của hu ệt Hoa Đà giáp
tích:
Huyệt Hoa Đà giáp tích ở đốt sống cổ 1 – cổ 4: trị bệnh ở đầu.
Huyệt Hoa Đà giáp tích ở đốt sống cổ 1 – cổ 7: trị bệnh cổ gáy.
Huyệt Hoa Đà giáp tích ở đốt sống cổ 4 – ngực 1: trị bệnh ở chi trên.
Huyệt Hoa Đà giáp tích ở đốt sống cổ 3 – ngực 9: trị bệnh ở nội tạng,
xoang ngực, thành ngực.
Huyệt Hoa Đà giáp tích ở đốt sống ngực 5 – thắt lƣng 5: trị bệnh nội
tạng của xoang bụng.
Huyệt Hoa Đà giáp tích ở đốt sống ngực 11 – đốt sống cùng 2: trị bệnh
ở thắt lƣng, lƣng cùng.
Huyệt Hoa Đà giáp tích ở đốt sống thắt lƣng 2 – đốt sống cùng 2: trị
bệnh chi dƣới.
Huyệt Hoa Đà giáp tích ở đốt sống thắt lƣng 1 – đốt sống cùng 4: trị
bệnh nội tạng của hố chậu.
Huyệt Hoa Đà giáp tích có tác dụng trị bệnh: ho, suyễn, lao phổi, viêm

khí quản, suy nhƣợc thần kinh, các loại bệnh mạn tính, bệnh trƣờng vị, các
loại bệnh thuộc gan mật, tiết niệu, sinh dục, đau vai lƣng, thắt lƣng, liệt bại.
1.2.4. Phƣơng pháp châm hu ệt Hoa Đà giáp tích:
Châm thẳng: dùng khi châm vào rễ thần kinh thì hơi hƣớng mũi kim
vào bên trong một chút, sâu 1,5 thốn (ở đốt sống cổ, lƣng) và 2,5 thốn (ở đốt
thắt lƣng) khi kích thích tại chỗ có cảm giác nhƣ điện giật tới tứ chi hoặc lan
ra 2 bên sƣờn.
Châm xiên: trong trƣờng hợp khi bị viêm khớp đốt sống thì nên châm
mũi kim lên trên đốt sống, dƣới da sâu 1 - 1,5 thốn, hoặc châm huyệt này
xuyên qua huyệt kia 2 - 3 thốn khi kích thích có cảm giác căng tức tại chỗ
[20].

.


×