Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG PHƯƠNG PHÁP điện CHÂM kết hợp điện XUNG TRÊN BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT TRĨ tại BỆNH VIỆN y học cổ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 74 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN TH I TRANG

ĐáNH GIá TáC DụNG PHƯƠNG PHáP ĐIệN CHÂM
KếT HợP
ĐIệN XUNG TRÊN BệNH NHÂN SAU PHẫU THUậT
TRĩ
TạI BệNH VIệN Y HọC Cổ TRUYềN TRUNG ƯƠNG

LUN VN TT NGHIP BC S NI TR


HÀ NỘI - 2017


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN TH I TRANG

ĐáNH GIá TáC DụNG PHƯƠNG PHáP ĐIệN CHÂM
KếT HợP
ĐIệN XUNG TRÊN BệNH NHÂN SAU PHẫU THUậT


TRĩ
TạI BệNH VIệN Y HọC Cổ TRUYềN TRUNG ƯƠNG
Chuyờn ngnh: Y hc c truyn
Mó s: 60720201

LUN VN TT NGHIP BC S NI TR
Ngi hng dn khoa hc:
TS. Bựi Tin Hng


HÀ NỘI - 2017


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN
BĐCN
ĐC
ĐX
LĐCT
MDĐX
PT
THD

: Bệnh nhân
: Bí đái cơ năng
: Điện châm
: Điện xung
: Lao động chân tay
: Miếng dán điện xung

: Phẫu thuật
: Transanal Hemorrhoidal Dearterilization
(Phương pháp mổ khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của

siêu âm Doppler)
YHCT : Y học cổ truyền
YHHĐ : Y học hiện đại

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................4
1.1. Đặc điểm giải phẫu - sinh lý - tổ chức học vùng hậu môn trực tràng......4
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng hậu môn trực tràng......................................4
1.1.2. Đặc điểm sinh lý vùng hậu môn trực tràng..........................................6
1.1.3. Tổ chức học của hậu môn trực tràng...................................................7
1.2. Quan điểm của Y học hiện đại về bệnh trĩ...............................................8
1.2.1. Tình hình mắc bệnh trĩ trên Thế giới và Việt Nam..............................8
1.2.2. Bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh trĩ theo y học hiện đại....................9
1.2.3. Chẩn đoán và phân loại bệnh trĩ........................................................10
1.2.4. Điều trị bệnh trĩ................................................................................11
1.3. Quan niệm của Y học cổ truyền về bệnh trĩ...........................................12
1.3.1. Bệnh danh theo Y học cổ truyền của bệnh trĩ....................................12
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh.....................................................................12
1.3.3. Phân loại trĩ theo thể bệnh của Y học cổ truyền.................................13
1.4. Sinh lý đau..............................................................................................14
1.4.1. Ý nghĩa của cảm giác đau.................................................................14
1.4.2. Phân loại cảm giảm đau....................................................................14
1.4.3. Ngưỡng đau......................................................................................14

1.4.4. Bộ phận nhận cảm giác đau..............................................................14
1.5. Đau sau phẫu thuật trĩ.............................................................................16
1.5.1. Tình hình đau sau phẫu thuật trĩ........................................................16
1.5.2. Một số yếu tố gây đau sau phẫu thuật trĩ...........................................17
1.5.3. Phương pháp giảm đau bằng Y học hiện đại.....................................17
1.5.4. Phương pháp giảm đau bằng Y học cổ truyền...................................18
1.6. Đường tiết niệu dưới..............................................................................18
1.6.1. Giải phẫu bàng quang và niệu đạo....................................................18
1.6.2. Thần kinh kiểm soát đường tiết niệu dưới.........................................20
1.7. Bí đái sau mổ trĩ và các yếu tố nguy cơ.................................................21


1.7.1. Các nguyên nhân gây bí đái cơ năng sau mổ trĩ................................21
1.7.2. Tình hình bí tiểu sau mổ trĩ...............................................................22
1.7.3. Phương pháp điều trị bí tiểu sau phẫu thuật trĩ bằng Y học hiện đại. .22
1.7.4. Quan điểm của Y học cổ truyền về bí tiểu sau phẫu thuật trĩ.............23
1.8. Châm cứu và cơ chế tác dụng của châm cứu.........................................25
1.8.1. Khái quát về châm cứu.....................................................................25
1.8.2. Cơ chế tác dụng của châm cứu.........................................................26
1.8.3. Phương pháp điện châm...................................................................28
1.9. Điện xung và cơ chế tác dụng của điện xung.........................................29
1.9.1. Khái niệm dòng điện xung................................................................29
1.9.2. Tác dụng giảm đau của dòng điện xung............................................29
1.9.3. Chỉ định và chống chỉ định...............................................................30
1.9.4. Kỹ thuật tiến hành điện xung............................................................31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............32
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................32
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân..............................................................32
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân...........................................................32

2.2. Chất liệu nghiên cứu..............................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................33
2.3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................33
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................33
2.3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu..........................................................................33
2.3.4. Quy trình nghiên cứu........................................................................33
2.3.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................36
2.4. Khống chế sai số....................................................................................37
2.5. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................37
2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài..................................................................38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................41


3.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.......................................41
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.............................................................41
3.1.2. Phân bố bệnh theo giới.....................................................................41
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp................................................42
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh.....................................42
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo độ trĩ...........................................................43
3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo số búi trĩ.....................................................43
3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo vị trí búi trĩ.................................................44
3.1.8. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ.......................44
3.1.9. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh Y học cổ truyền............................45
3.2. Kết quả điều trị.......................................................................................45
3.2.1. Sự thay đổi triệu chứng đau theo thang điểm VAS............................45
3.2.2. So sánh kết quả điều trị giảm đau theo đặc điểm lâm sàng................46
3.2.3. So sánh hiệu quả điều trị theo thời gian mắc bệnh của hai nhóm.......47
3.2.4. So sánh kết quả điều trị theo độ trĩ của hai nhóm..............................48
3.2.5. So sánh kết quả điều trị theo số búi trĩ của hai nhóm.........................49
3.2.6. So sánh kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT của hai nhóm..............49

3.2.7. Số liều thuốc giảm đau phải sử dụng tại thời điểm giữa hai nhóm....50
3.2.8. Tình trạng tiểu tiện của hai nhóm sau phẫu thuật 8 giờ......................51
3.2.9. So sánh tỷ lệ bệnh nhân tiểu được theo thời gian..............................52
3.2.10. Tác dụng không mong muốn..........................................................52
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN............................................................53
DỰ KIẾN KẾT LUẬN...................................................................................53
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ..................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi..............................................................41
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới..............................................................41
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.................................................42
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh.......................................42
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo độ trĩ............................................................43
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo số búi trĩ......................................................43
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo vị trí búi trĩ...................................................44
Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ.........................44
Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh Y học cổ truyền..............................45
Bảng 3.10. Sự thay đổi triệu chứng đau theo thang điểm VAS............................45
Bảng 3.11. So sánh kết quả điều trị theo giới của hai nhóm................................46
Bảng 3.12. So sánh hiệu quả điều trị theo thời gian mắc bệnh của hai nhóm.......47
Bảng 3.13. So sánh kết quả điều trị theo độ trĩ của hai nhóm.............................48
Bảng 3.14. So sánh kết quả điều trị theo số búi trĩ của hai nhóm.........................49
Bảng 3.15. So sánh kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT của hai nhóm..............49
Bảng 3.16. Số liều thuốc giảm đau dùng tại các thời điểm giữa hai nhóm...........51
Bảng 3.17. Tình trạng tiểu tiện ở bệnh nhân phẫu thuật 8 giờ.............................51

Bảng 3.18. So sánh tỷ lệ bệnh nhân tiểu được theo thời gian..............................52
Bảng 3.19. Tác dụng không mong muốn của điện châm....................................52
Bảng 3.20. Tác dụng không mong muốn của điện xung.....................................52


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu bàng quang........................................................................19
Hình 1.2: Giản đồ về sự liên quan giữa vùng da và nội tạng theo.......................27
Hình 1.3: Máy điện châm.................................................................................33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trĩ là một tình trạng bệnh lý được mô tả rất sớm trong các y
văn, đây là một bệnh rất thường gặp và có tỷ lệ người mắc bệnh khá cao
trong cộng đồng. Đây là một bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng
nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh
thường gây cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn trực tràng và gây ra một số
biến chứng như: tắc mạch, trĩ sa, loét hoại tử chảy máu… làm bệnh nhân
(BN) đau đớn và có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu [1], [2].
Ở Mỹ theo Goligher (1984): tỷ lệ mắc trĩ ở những người trên 50 tuổi
là 50%, trong đó 20% số người mắc trĩ có những hậu quả khác nhau [3].
Ở Việt Nam, tại Bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, chỉ
trong vòng hơn 4 năm (từ 7/1997 đến 12/2001) đã điều trị phẫu thuật cho
1967 bệnh nhân trĩ [5]. Theo tác giả Nguyễn Mạnh Nhâm: tỷ lệ mắc bệnh
trĩ của người Việt Nam dao động từ 35 - 50% [4].
Hiện nay bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp điều trị như điều trị nội
khoa, thủ thuật hoặc phẫu thuật (PT). Trong đó phẫu thuật là phương pháp
thường được chỉ định trong trường hợp trĩ độ III, độ IV, trĩ có biến chứng

hoặc điều trị bằng các phương pháp khác không có hiệu quả. Trong đó,
theo nghiên cứu của Trần Phương Anh (2017), số ca PT trĩ tại Bệnh viện Y
học cổ truyền Trung ương là 801 ca và phương pháp Milligan – Morgan
được sử sụng nhiều nhất 81,1% [5]. Các phương pháp PT có tác dụng điều
trị triệt căn cao, tuy nhiên bệnh nhân sau mổ thường có thể gây ra một số
biến chứng sau mổ, trong đó gây đau và bí tiểu sau mổ là biến chứng
thường gặp. Theo Nguyễn Trung Học (2009), tỷ lệ bệnh nhân bí tiểu sau
mổ trĩ bằng phương pháp Longo và Milligan – Morgan là 28,9% và 25,6%
[6]. Một nghiên cứu khác trên 117 BN sau phẫu thuật trĩ bằng phương pháp


2

Milligan - Morgan cũng kết luận có 22,2% BN phải sử dụng thuốc giảm
đau bậc III trong vòng 3 ngày sau phẫu thuật [7]. Vì vậy, giảm đau và giải
quyết vấn đề bí tiểu sau mổ trĩ là một vấn đề cần thiết.
Đau sau phẫu thuật là mối quan tâm chính của cả phẫu thuật viên và
bệnh nhân, cần được giải quyết ngay sau khi phẫu thuật. Y học hiện đại
(YHHĐ) sử dụng các phương pháp giảm đau theo 3 bậc của WHO: bậc I sử
dụng paracetamol, các thuốc chống viêm không steroids (NSAIDs)…; bậc
II sử dụng các dẫn xuất opioid yếu như codein, tramadol; bậc III sử dụng
các opioid mạnh như morphin, methadone, hyromorphone. Ưu điểm của
việc sử dụng các loại thuốc trên là giảm đau tốt, thuận tiện nhưng có nhược
điểm là gây đau do tiêm hoặc gây ra nhiều tác dụng phụ như xuất huyết tiêu
hóa, viêm loét dạ dày, … [8]. Y học cổ truyển (YHCT) sử dụng các phương
pháp không dùng thuốc để giảm đau như điện châm, xoa bóp bấm huyệt.
Hiện nay, YHHĐ điều trị bí tiểu sau mổ bằng các phương pháp:
chườm ấm, đặt sonde tiểu… Trong đó phương pháp chườm ấm có hiệu quả
điều trị thấp, phương pháp đặt sonde tiểu giải quyết nhanh chóng và triệt để
vấn đề nhưng lại có thể gây ra nhiều biến chứng như tổn thương niệu đạo,

bàng quang, nhiễm khuẩn ngược dòng… [9], [10].
Bí tiểu sau mổ trĩ trong YHCT thuộc phạm vi chứng Long bế,
nguyên nhân chính là do khí trệ huyết ứ làm rối loạn chức năng đóng - mở
ở cổ bàng quang gây tắc trở đường niệu mà không thông lợi. YHCT điều trị
chứng Long bế bằng các phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt, cứu,
… [11], [12]. Đây cũng là các phương pháp đơn giản, thuận lợi, ít có tai
biến, giá thành rẻ, có thể áp dụng ở mọi cơ sở y tế, nhất là các tuyến cơ sở.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân sau mổ trĩ tại Khoa Ngoại của
Bệnh viện YHCT Trung ương chúng tôi nhận thấy tác dụng điều trị tương
đối tốt của phương pháp điện châm (ĐC). Theo một số nghiên cứu, cũng đã


3

chỉ ra tác dụng của phương pháp điện xung (ĐX) trong điều trị giảm đau
như nghiên cứu của Nguyễn Duy Hương và Bùi Công Toàn (2012), nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thảo và cộng sự (2015) [13], [14]. Hiện nay vẫn chưa
có nghiên cứu nào về việc đánh giá tác dụng điều trị khi kết hợp điện châm
và điện xung. Cho nên, đây vẫn là vấn đề cần được nghiên cứu thêm để tìm
ra phác đồ điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân. Từ những vấn đề thực tiễn
trên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tác dụng của điện
châm kết điện xung trên bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ tại Bệnh viện Y
học cổ truyền Trung ương” nhằm mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ bằng
phương pháp Milligan – Morgan tại Bệnh viện Y học cổ truyền
Trung ương.

2.


Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp điện xung trên bệnh
nhân sau phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Milligan – Morgan tại
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


4

1.1. Đặc điểm giải phẫu - sinh lý - tổ chức học vùng hậu môn trực tràng
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng hậu môn trực tràng
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều hiểu biết tiến bộ về giải
phẫu và tổ chức học của vùng hậu môn – trực tràng. Các hiểu biết này góp
phần quan trọng trong điều trị bệnh trĩ [4], [15].
1.1.1.1. Đặc điểm cấu tạo vùng hậu môn trực tràng
Trực tràng hay ruột thẳng là một phần cuối của đại tràng, đi từ đốt sống
cùng thứ III tới lỗ hậu môn, dài từ 12 – 15cm, trực tràng gồm hai phần:
 Phần trên hình bóng (Bóng trực tràng) nằm trong chậu hông bé, bóng
trực tràng còn gọi là phần chậu của trực tràng, dài 10 – 12cm.
 Phần dưới hẹp: gọi là ống hậu môn, ống hậu môn còn gọi là trực
tràng tầng sinh môn, dài 2 – 3 cm. Trực tràng có một hệ thống khép kín
gồm các cơ thắt và một hệ thống treo, tháo phân (cơ nâng hậu môn và
hoành chậu hông)
 Hệ thống cơ tròn: ống hậu môn được bao quanh bởi hai loại sợi
cơ là thớ sợi vòng (cơ tròn trong, cơ tròn ngoài) và thớ sợi dọc (phức hợp
dọc).
 Cơ hạ niêm mạc hậu môn: được tạo nên từ lớp cơ niêm mạc trực
tràng và các sợi cơ tròn trong, từ phức hợp dọc trong vùng lược, cơ này dày

lên gắn liền lớp niêm mạc vào cơ tròn trong, đó là dây chằng Park.
 Các khoang tế bào: gồm khoang quanh hậu môn dưới da: chứa bó
dưới da (cơ tròn ngoài) và đám rối trĩ ngoài và khoang quanh hậu môn dưới
niêm mạc: chứa đám rỗi trĩ trong [4], [16], [17], [18].
1.1.1.2. Phân bố mạch máu của vùng hậu môn trực tràng
 Động mạch cấp máu của vùng hậu môn trực tràng:


5

 Động mạch trực tràng trên
 Động mạch trực tràng giữa
 Động mạch trực tràng dưới
 Hệ thống tĩnh mạch của vùng hậu môn trực tràng
 Đám rối trĩ trong
 Đám rối trĩ ngoài
 Tĩnh mạch trực tràng trên
 Tĩnh mạch trực tràng giữa
 Tĩnh mạch trực tràng dưới
Như vậy, máu tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn đổ vào hai hệ
thống:
hệ thống tĩnh mạch cửa bởi tĩnh mạch trực tràng trên và hệ thống tĩnh mạch
chủ bởi tĩnh mạch trực tràng giữa và tĩnh mạch trực tràng dưới [17], [18],
[19].

Hình 1.1. Hình vẽ vùng hậu môn trực tràng [20].
1.1.1.3. Hệ thống thần kinh của hậu môn trực tràng
Vùng hậu môn trực tràng là một vùng rất nhạy cảm. Khi các thủ



6

thuật tác động vào vùng này, tùy thuộc và mức độ tổn thương tổ chức mà
gây ra đau ở các mức độ khác nhau. Hậu môn trực tràng được chi phối bởi
các dây thần kinh tủy sống và hệ thống thần kinh thực vật.
 Thần kinh tủy sống: có dây thần kinh hậu môn tách ra từ dây cùng III
và cùng IV qua khuyết hông lớn, ra mông chui qua khuyết hông nhỏ vào hố
ngồi trực tràng chi phối vận động cho cơ thắt vân hậu môn và cảm giác da
xung quanh hậu môn.
 Thần kinh tự chủ: Có các sợi tách ra từ đám rối hạ vị và các nhánh
tách ra ở đám rối giao cảm, quây xung quanh động mạch chậu trong và
động mạch hạ vị.
 Các sợi giao cảm ở đám rối hạ vị tách phần lớn ở hạch giao cảm thắt
lưng đi theo động mạch.
 Các sợi phó giao cảm bắt nguồn từ hai nơi:
 Các sợi tận cùng của dây X đi qua mạc treo tràng dưới qua dây
cùng trước và dây hạ vị đi xuống. Các nhánh này chi phối và vận động và
chỉ huy việc tiết dịch ở trực tràng.
 Các dây cương tách ở đoạn cùng của tủy sống và mượn đường đi
của rễ trước dây thần kinh sống cùng III, IV và cùng V tới đám rối hạ vị chi
phối cho các tạng tiết niệu và sinh dục, thần kinh của trực tràng và các tạng
sinh dục, tiết niệu cùng tách từ đám rối hạ vị có liên quan đến nhau. Do đó
một số phẫu thuật ở hậu môn trực tràng sẽ gây nên các rối loạn về tiểu bởi
ảnh hưởng chi phối của đám rối thần kinh tự chủ [21], [22], [23].
1.1.2. Đặc điểm sinh lý vùng hậu môn trực tràng
Chức năng sinh lý của ống hậu môn là đào thải phân bằng động tác
đại tiện. Bình thường, chức năng sinh lý của hậu môn là hoạt động tự chủ.
Chức năng tự chủ phụ thuộc vào nhu động đẩy phân của đại tràng, sự co
giãn của bóng trực tràng, vai trò của hoành hậu môn, cơ nâng hậu môn.



7

Hệ thống cơ thắt đáp ứng với kích thích muốn đại tiện qua đường
dẫn truyền cảm giác nhờ các thụ thể nhận cảm của các vùng khác nhau:
 Từ niêm mạc ra ống hậu môn đặc biệt ở các vùng lược rất giàu các
mạt đoạn thần kinh, các tiểu thể thụ cảm Meisner, Golgi, Paccini, Krauss.
 Từ vùng nối tiếp giữa đại tràng xích ma mà với trực tràng có cảm thụ
nhận biết về thể tích, áp lực khi trực tràng bị căng giãn.
Khi các yếu tố trên bị tổn hại cộng thêm với sự mất bù trừ của cơ thể
dẫn đến mất tự chủ hậu môn [15], [24], [25].
1.1.3. Tổ chức học của hậu môn trực tràng
 Lớp niêm mạc của ống hậu môn trực tràng, chia làm hai phần:
 Phần trên van hậu môn (Van Morgan): niêm mạc màu đỏ sẫm, tế
bào ở đây mang tính chất giống tế bào niêm mạc ruột (tế bào biểu mô
tuyến).
 Phần dưới van hậu môn gồm hai đoạn:
 Đoạn trên: Đoạn này dài độ vài centimet, còn gọi là vùng lược.
Niêm mạc ở đoạn này có đặc điểm là niêm mạc màu xanh xám, nhẵn
mỏng, rất ít di động do được cố định bởi dây chằng Park.
 Đoạn dưới: Là da vùng xung quanh ống hậu môn, ở phần trên
da nhẵn bóng không có tuyến và lông. Niêm mạc của phần dưới van hậu
môn được chi phối bởi dây thần kinh tủy sống, và rất giàu các đầu mút thần
kinh nhận cảm xúc giác với các tác nhân đau, nóng, lạnh… Trái lại niêm
mạc ở phía trên van hậu môn rất nghèo nàn về thần kinh cảm giác, điều này
rất có ý nghĩa trong phẫu thuật. Để tránh đau đớn cho bệnh nhân sau điều
trị thì các can thiệp bằng thủ thuật, phẫu thuật phải được tiến hành ở trên
cao của ống hậu môn, nghia là ở phía trên đường lược [4], [26].
 Lớp dưới niêm mạc của ống hậu môn: có nhiều tĩnh mạch, đặc biệt
có tĩnh mạch giãn thành hình túi mà hiện nay người ta mới biết đó là một



8

tình trạng bình thường chứ không phải bệnh lý [4].
Bằng các kỹ thuật đặc biệt Durett đã chứng minh là có sự nối thông
giữa động mạch và tĩnh mạch ở lớp dưới niêm mạc ống hậu môn.
Một số tác giả nêu ra rằng ở lớp dưới niêm mạc của ống hậu môn có
một tổ chức chứa nhiều các động mạch, tĩnh mạch tạo thành xoang dự trữ
máu, mà ở đó khó phân biệt được động mạch và tĩnh mạch [17]. Thompson
W.H (1984) đã phát hiện ra các xoang máu hình thành ra những cái đệm có
thể cương lên ở những mức độ khác nhau. Các đệm này sắp xếp không cân
đối ở ống hậu môn, chúng thường ở vị trí 3h, 8h, 11h (Bệnh nhân ở tư thế
sản khoa). Theo ông sự sắp xếp này là một điều lý tưởng để chức năng của
lớp niêm mạc thích ứng được với trạng thái thay đổi kích thước của ống
hậu môn. Vì một lý do nào đó mà tuần hoàn ở các xoang máu trên bị rối
loạn sẽ phát sinh ra các triệu chứng của bệnh trĩ [27].
1.2. Quan điểm của Y học hiện đại về bệnh trĩ
1.2.1. Tình hình mắc bệnh trĩ trên Thế giới và Việt Nam
Bệnh trĩ là một tập hợp các biểu hiện bệnh lý có liên quan đến
những thay đổi của thành mạch và các mô tiếp xúc nâng đỡ mạng mạch
ở vùng hậu môn trực tràng. Bệnh khá phổ biến với tỷ lệ mắc tương đối
cao trong cộng đồng [11].
Trên thế giới, theo Kim HS, Baik SJ và cộng sự (2013) nghiên cứu tỷ
lệ nguy cơ đối với các bệnh đường tiêu hóa ở người Mỹ gốc Hàn và người
Hàn, tỷ lệ bệnh trĩ ở hai nhóm nghiên cứu này lần lượt là 29,4% và 21,3%
[28]. Trong một nghiên cứu tiến hành trên 976 tình nguyện viên tham gia
nội soi hậu môn trực tràng tại Áo, Stefan Riss và cộng sự nhận thấy tỷ lệ
mắc bệnh trĩ là 38,93% và 44,74% số người phàn nàn về các triệu chứng có
liên quan [29].

Tại Việt Nam, theo Nguyễn Đình Hối (2002), tỷ lệ mắc trĩ khoảng


9

trên 50% [30]. Theo Nguyễn Mạnh Nhâm nghiên cứu bệnh trĩ tại 5 tỉnh
miền Bắc Việt Nam từ tháng 3/2003 đến tháng 5/2003, trong 2651 trường
hợp tham gia nghiên cứu có 1446 trường hợp mắc bệnh (chiếm 54,5%)
[31].
Chẩn đoán bệnh trĩ trên lâm sàng thường đơn giản, dựa vào 3 triệu
chứng chính là đại tiện ra máu, có khối trĩ sa, đau hoặc ngứa hậu môn.
Chẩn đoán xác định qua thăm và soi hậu môn trực tràng thấy búi trĩ [1].
1.2.2. Bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh trĩ theo y học hiện đại
1.2.2.1. Bệnh nguyên
Nguyên nhân của bệnh trĩ có nhiều điều chưa thật chắc chắn, khi nói
về nguyên nhân bệnh những yếu tố sau đây thường được nhắc đến:
 Yếu tố gia đình
 Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần
 Hay gặp ở những người béo phì, tiểu tháo đường
 Yếu tố nghề nghiệp phải ngồi tĩnh tại lâu
Những yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ: trên thực tế thường gặp
những hoàn cảnh được coi là yếu tố thúc đẩy xuất hiện bệnh trĩ mặc dù
không phải khi nào cũng giải thích được cơ chế tác dụng.
 Rối loạn lưu thông ruột: hiện tượng táo bón hay ỉa lỏng làm tăng áp
lực do đó niêm mạc hậu môn dễ trượt xuống.
 Một số hiện tượng sinh lý: thai nghén
 Một số yếu tố thể thao: phải dùng những động tác gắng sức, có thể
gây mất cân bằng tuần hoàn đột ngột.
 Chế độ ăn quá mức: ăn nhiều ớt, uống nhiều rượu và cà phê quá
nhiều.

 Thuốc đặt tại ống hậu môn: kháng sinh, giảm đau… [28], [30], [32].
1.2.2.2. Cơ chế bệnh sinh
Nhiều thuyết được nêu ra để giải thích cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ


10

song hiện tại có hai thuyết được nhiều người công nhận [15], [25], [33],
[34]:
 Thuyết động học: cho rằng trong lớp dưới niêm mạc của phần thấp
trực tràng và của ống hậu môn có rất nhiều khoang mạch vách, các khoang
này có chỗ dầy, chỗ mỏng, ở đây có sự nối thông giữa các động mạch và
tĩnh mạch.
 Thuyết cơ học: cho rằng các đám rối tĩnh mạch nằm ở mặt phẳng sâu
của lớp dưới niêm mạc được giữ tại chỗ bởi các dải sợi cơ có tính đàn hồi.
Khi có hiện tượng thoái hóa keo thì các sợi dải sợi cơ này chùng giãn dần.
Hiện tượng thoái hóa bắt đầu từ độ tuổi 20.
1.2.3. Chẩn đoán và phân loại bệnh trĩ
1.2.3.1. Chẩn đoán
 Lâm sàng:
 Đại tiện máu: đây là dấu hiệu quan trọng nhất. Khi đi ngoài đôi khi
xuất hiện một vài giọt máu, hoặc thành tia, hoặc thành vết bọc quanh phân.
Máu tự ngừng chảy khi đại tiện xong.
 Sa lồi búi trĩ: lúc đầu búi trĩ chỉ xuất hiện khi đi ngoài, rồi tự co lên
được, nhưng hiện tượng sa lồi tái diễn, dần dần, búi trĩ tụt xuống không tự co
lên.
 Đau hậu môn.
 Ngứa hậu môn.
 Cận lâm sàng: thăm và soi hậu môn trực tràng nhìn thấy búi trĩ [26],
[27], [32], [35], [36], [37].

1.2.3.2. Phân loại bệnh trĩ
Căn cứ vào tổn thương về lâm sàng và giải phẫu của bệnh trĩ, bệnh
viện ST. Mark - Luân Đôn đã đưa ra tiêu chuẩn phân loại độ trĩ:
 Trĩ ngoại: xuất phát từ đám rối trĩ ngoại phồng lên ngay sát rìa hậu


11

môn làm cho da ở những chỗ này mất nếp, trở nên căng bóng. Trĩ loại này
được da bao phủ lên.
 Trĩ nội: nằm ở khoang dưới niêm mạc phía trên đường lược, phủ lên
trĩ nội không phải da mà là niêm mạc (có màu hồng hơi tím).
Trĩ nội chia làm 4 độ và việc phân độ trĩ có ý nghĩa trong việc đánh
giá tổn thương và nghiên cứu chỉ định điều trị.
 Trĩ nội độ 1: có thể đại tiện ra máu, đôi khi có hiện tượng ngứa và
sưng do cọ xát nhiều, ăn nhiều chất cay nóng, uống nhiều rượu, trĩ chưa sa.
 Trĩ nội độ 2: đại tiện ra máu, xuất hiện bất chợt sau khi đi ngoài,
thường xuất hiện 2-3 đợt trong một năm, khi rặn búi trĩ sa ra ngoài lỗ hậu
môn, sau đó tự co lên được.
 Trĩ nội độ 3: khi rặn xuất hiện sa lồi các búi trĩ nội nhưng búi trĩ
không tự co lên được, người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ lên.
 Trĩ nội độ 4: búi trĩ sa không tự co lên được mà chủ yếu là nằm
ngoài hậu môn, người bệnh phải dùng tay đẩy lên. Chỉ một gắng sức nhẹ
cũng làm cho búi trĩ sa lồi ra, nhiều lần như thế sẽ gây loét và tổn thương dị
sản niêm mạc.
 Trĩ hổn hợp: trĩ nội sa giãn vượt qua ranh giới đường lược xuống
dưới [21], [38], [39].
1.2.4. Điều trị bệnh trĩ
Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị bệnh trĩ:
- Điều trị nội khoa, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống.

- Điều trị bằng thủ thuật: tiêm xơ chai búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su.
- Phẫu thuật: Longo, Milligan - Morgan, THD…
Chỉ định điều trị của bệnh trĩ tùy thuộc vào triệu chứng, giai đoạn
phát triển của bệnh, hoàn cảnh và nguyện vọng của BN, kinh nghiệm của
thầy thuốc, cũng như trang thiết bị của cơ sở y tế. Trong đó, đối với các


12

trường hợp trĩ chảy máu nhiều, có biến chứng, trĩ độ III, IV, trĩ điều trị bằng
phương pháp nội khoa, thủ thuật thất bại, thì phẫu thuật là phương pháp
đem lại hiệu quả cao. Theo nghiên cứu của Trần Phương Anh (2017), số ca
phẫu thuật trĩ tại Bệnh viện YHCT Trung ương là 801 ca, trong đó phương
pháp được sử dụng nhiều nhất là phương pháp mổ Milligan – Morgan
chiếm 81,1% [5]. Phương pháp phẫu thuật có tỷ lệ tái phát thấp, tuy nhiên
cũng tồn tại nhiều biến chứng, trong đó bí tiểu sau mổ là biến chứng
thường gặp [11], [40].
1.3. Quan niệm của Y học cổ truyền về bệnh trĩ
1.3.1. Bệnh danh theo Y học cổ truyền của bệnh trĩ: Hạ trĩ [41], [42],
[43].
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh
Theo tài liệu cổ của y học phương Đông, bệnh trĩ được phát hiện trên
2000 năm, qua các thời đại, có nhiều nhà y học nghiên cứu, viết thành sách
hoặc lưu truyền trong dân gian. Nhưng mãi đến năm 1400, Trần Trực Công
là tác giả cuốn “Ngoại khoa chính tông” mới nêu lên phương pháp điều trị
toàn diện của YHCT phương Đông [44].
Trong Hoàng Đế Nội kinh đã ghi chép nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ
là do cân mạch bị giãn rộng nên phát sinh ra bệnh trĩ, không đơn giản cục
bộ mà còn do cơ thể âm dương khí huyết không điều hòa. Bên ngoài do lục
dâm, bên trong do nội thương thất tình mà ra [42], [44], [45], [46].

 Ngoại nhân:
 Ngoại tà: thấp nhiệt sinh kiết lỵ, lỵ lâu ngày rặn nhiều sinh trĩ.
 Do đại tràng thấp nhiệt (viêm đại tràng, ỉa chảy). Thấp nhiệt uất
kết ở đại tràng làm khí trệ, huyết ứ. Thấp nhiệt ứ đọng gây ra trong ngoài
hậu môn lở loét, chảy nước, thành tạng độc hoặc trĩ lậu. Nếu phần huyết bị
nhiệt, làm hại đến huyết lạc thì đại tiện ra huyết, đại tràng hư thì hậu môn


13

lòi ra, khó thu lại.
 Đại tràng tích nhiệt, đại tiện táo bón lâu ngày sinh trĩ.
 Tà nhiệt lâu ngày sinh trĩ.
 Nội nhân:


Sau mắc bệnh can, tâm, tỳ, thận (can khắc tỳ, can, tâm, thận âm

hư, tâm tỳ hư) gây khí hư, huyết ứ làm cho trung khí hư sinh ra trĩ.


Tỳ vị mất điều hòa, thấp nhiệt dồn xuống, khí huyết hư hao, đại

tiện mót rặn nhiều thành trĩ.
 Bất nội ngoại nhân:


Ăn uống không điều hòa, khi no quá, khi đói quá, uống rượu

nhiều, thức ăn cay, nóng quá nhiều gây táo bón.



Lao động nặng nhọc, ngồi xổm, phụ nữ có thai, hay nín nhịn đại

tiện lâu ngày sinh trĩ.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn bệnh lý thường gặp, phần lớn bệnh
nhân bị bệnh lâu ngày gây khí huyết đều hư, tỳ vị không nhiết được huyết,
huyết vọng hành do đó trĩ chảy máu, tỳ khí hư sinh hạ hãm, trĩ sa ra ngoài.
1.3.3. Phân loại trĩ theo thể bệnh của Y học cổ truyền
YHCT cho rằng trĩ là chứng trong, ngoài hậu môn bị ứ huyết và mọc
mụn. Mọc kín ở trong hậu môn là trĩ nội, lồi ra ngoài hậu môn là trĩ ngoại
[46], [47].
Cho đến nay ở Trung Quốc và Việt Nam chia trĩ làm 3 loại chính:
Nội trĩ, Ngoại Trĩ, Nội ngoại trĩ (trĩ hỗn hợp). Trong đó phân chia loại trĩ
theo nguyên nhân bệnh để dùng thuốc điều trị [48].
 Trĩ thể huyết ứ: tương ứng với trĩ nội độ I, độ II. Khi đại tiện có
máu tươi kèm theo phân, máu có thể không nhiều, hoặc nhiều như cắt tiết
gà.
 Trĩ thể thấp nhiệt: tương ứng với biến chứng của trĩ. Vùng hậu


14

môn đau tiết nhiều dịch, trĩ sa ra ngoài, đau không đẩy vào được, có thể có
các điểm hoại tử trên bề mặt trĩ, đại tiện táo.
 Trĩ thể khí huyết hư: tương ứng với trĩ ở người già, trĩ lâu ngày
gây thiếu máu. Đại tiện ra máu lâu ngày, hoa mắt ù tài, sắc mặt trắng bợt,
rêu lưỡi trắng mỏng, người mệt mỏi, đoản hơi, mạch trầm tế.
1.4. Sinh lý đau
1.4.1. Ý nghĩa của cảm giác đau

Đau là một cơ chế bảo vệ cơ thể, nó tạo nên một đáp ứng nhằm loại
trừ tác nhân gây đau.
Hiệp hội nghiên cứu về đau thế giới IASP (International Association
for the Study of Pain) quan niệm đau là cảm giác khó chịu do kinh nghiệm
có được phối hợp với một tổn thương mô thực sự hay tiềm tàng được diễn
tả dưới dạng một tổn thương [49].
Cherpentier (1972), Anokin (1976) [50], [51], [52] đưa ra công thức
về cảm giác đau như sau:
P = CHE + VEG + MOT + PSY
Trong đó: P (Pain): Đau
CHE: (Chemical): Hóa học.
VEG (Vegetative): Phản xạ thần kinh thực vật.
MOT (motion): Động lực cảm xúc.
PSY (psychology): Yếu tố tâm lý.
1.4.2. Phân loại cảm giảm đau
Đau được phân thành ba loại chủ yếu: đau nhói (pricking pain), đau
rát (burning), và đau nội tạng (aching pain – đau quằn quại)
1.4.3. Ngưỡng đau
Cường độ kích thích nhỏ nhất có thể gây ra được cảm giác đau được
gọi là ngưỡng đau.
1.4.4. Bộ phận nhận cảm giác đau


15

 Vị trí: có nhiều trên bề mặt da và các mô như màng xương, thành
động mạch, bề mặt khớp, lều não, khung vòm sọ.
 Các loại bộ phận nhận cảm giác đau: một số bộ phận nhận cảm
chỉ chịu kích thích của các tác nhân cơ học (mechano sensitive pain
receptor). Một số khác lại chỉ nhậy cảm với những tác nhân kích thích như

nóng, lạnh (thermo sensitive pain receptor). Một số khác nữa lại chỉ nhạy
cảm với các tác nhân hóa học (chemo sensitive pain receptor). Hầu hết các
bộ phận nhận cảm này thường nhậy cảm với trên một loại tác nhân gây
kích thích.
 Bản chất không thích nghi của các bộ phận nhận cảm về cảm giác
đau: Khác với các bộ phận nhận cảm giác khác, các bộ phận nhận cảm giác
đau hầu như không có hiện tượng thích nghi với các kích thích.
1.4.1.5. Đường dẫn truyền cảm giác đau và hệ thống thần kinh trung ương
 Đường dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại biên về tủy sống:
Tín hiệu đau được truyền từ ngoại biên về tủy sống nhờ sợi thần kinh
giao cảm Aδ gây cảm giác đau chói (sợi cảm giác đau “nhanh”) và sợi thần
kinh cảm giác C gây cảm giác đau bỏng rát và đau sâu (sợi cảm giác đau
“chậm”). Vì sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau có hai loại như vậy nên
khi có một kích thích với cường độ mạnh sẽ cho ta cảm giác đau “đúp”.
 Đường dẫn truyền cảm giác đau Gai – Đồi thị trước bên:
Các sợi cảm giác đau Aδ và C vào sừng sau tủy sống và đến các
neuron của chất xám sừng sau tủy sống. Các tín hiệu thường được dẫn
truyền qua một hoặc nhiều neuron có sợi trục ngắn rồi sau đó bắt chéo qua
bên đối diện của tủy sống ở mép trước và đi lên não qua đường Gai – Đồi thị
trước bên. Khi đường dẫn truyền cảm giác đi vào não, chúng được tách
thành hai đường: đường cảm giác đau nhói và đường cảm giác đau rát.
Đường cảm giác đau nhói: tận cùng ở phức hợp bụng – nền và liên quan chặt
chẽ với nơi tận cùng của các sợi dẫn truyền cảm giác xúc giác. Sau đó tín


×