Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Hiệu quả chương trình tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng giao tiếp bằng lời của điều dưỡng đối với trẻ sơ sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 88 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
----------------

MAI THỊ HIỀN

HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO
KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI
CỦA ĐIỀU DƯỠNG ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành Điều dưỡng

Tp. Hồ Chí Minh, 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
----------------



MAI THỊ HIỀN

HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO
KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG LỜI
CỦA ĐIỀU DƯỠNG ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH

Ngành Điều dưỡng
Mã số: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN THỤY KHÁNH LINH.
GS.TS. LORA CLAYWELL.

Tp. Hồ Chí Minh, NĂM 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa được cơng bố ở bất
kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

MAI THỊ HIỀN


.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐD

:

Điều dưỡng

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu

GT

Giao tiếp

:

KAP :

Kiến thức, thái độ, kỹ năng

KNGT:


Kỹ năng giao tiếp

MCQ :

Multiple choice questionnaire

NB

Người bệnh

:

NICU :

Khoa hồi sức tích cực nhi

TSS :

Trẻ sơ sinh

.


.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4

1.1

Các khái niệm

4

1.2

Giao tiếp trong y tế

5

1.3

Đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh

6

1.4

Tác động của giao tiếp bằng lời với trẻ sơ sinh

6

1.5

Các nghiên cứu nói về hiệu quả tập huấn cho điều dưỡng

10


1.6

Mơ hình học thuyết

11

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 13
2.1

Thiết kế nghiên cứu

13

2.2

Địa điểm nghiên cứu

13

2.3

Thời gian nghiên cứu

13

2.4

Đối tượng nghiên cứu

13


2.5

Phương pháp chọn mẫu- Tiêu chuẩn chọn mẫu

13

2.6

Tiến trình nghiên cứu

14

2.7

Thu thập số liệu

14

2.8

Liệt kê và định nghĩa các biến

19

2.9

Xử lý và phân tích dữ liệu

24


2.10 Kiểm sốt sai lệch

25

2.11 Đạo đức trong nghiên cứu

26

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 27
3.1

Các đặc tính của mẫu nghiên cứu

27

3.2

Điểm trung bình kiến thức và kỹ năng

29

3.3

Kiến thức giao tiếp bằng lời của điều dưỡng trước và sau tập huấn 30

.


.


3.4 Hành vi giao tiếp bằng lời với trẻ sơ sinh của điều dưỡng sau khi tham
gia tập huấn
35
3.5

Kỹ năng giao tiếp bằng lời của điều dưỡng trước và sau tập huấn

37

3.6

Các mối liên quan với kiến thức, kỹ năng và hành vi

40

3.7

So sánh với kết quả của các nghiên cứu khác

47

Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 48
4.1

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

50

4.2 Kiến thức về giao tiếp bằng lời của điều dưỡng đối với trẻ sơ sinh sau

tập huấn
51
4.3 Kỹ năng giao tiếp bằng lời của điều dưỡng với trẻ sơ sinh trước và sau
chương trình tập huấn
54
4.5

Điểm mạnh của nghiên cứu

61

4.6

Khả năng ứng dụng của nghiên cứu

61

4.7

Điểm hạn chế của đề tài

62

KẾT LUÂN .................................................................................................... 63
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66

.



.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Hệ số tin cậy của bộ câu hỏi về hành vi giao tiếp bằng lời
của điều dưỡng đối với trẻ sơ sinh

19

Bảng 3.1. Các đặc tính của mẫu nghiên cứu (n=46)

27

Bảng 3.2. Tham gia các lớp tập huấn về giao tiếp hoặc chăm sóc
trẻ sơ sinh

28

Bảng 3.3. Tình trạng trẻ sơ sinh các điều dưỡng chăm sóc

29

Bảng 3.3.1 Điểm trung bình kiến thức và kỹ năng đạt được trước
và sau tập huấn

29

Bảng 3.3.2. Kiến thức giao tiếp bằng lời với trẻ sơ sinh điều dưỡng
cần phải làm


30

Bảng 3.3.3 Kiến thức về lợi ích khi giao tiếp bằng lời với trẻ sơ
sinh trước và sau tập huấn

32

Bảng 3.3.4 Kiến thức về chọn thời điểm và cơ hội giao tiếp bằng
lời với trẻ sơ sinh của điều dưỡng trước và sau tập huấn

34

Bảng 3.4. Hành vi giao tiếp bằng lời với trẻ sơ sinh của điều dưỡng
sau khi tham gia tập huấn

35

Bảng 3.5. Kỹ năng giao tiếp bằng lời của điều dưỡng đối với trẻ sơ
sinh trước và sau tập huấn

36

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa kiến thức giao tiếp cơ bản sau tập
huấn với các đặc tính của mẫu

40

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa kiến thức giao tiếp nâng cao sau tập
huấn với các đặc tính của mẫu


42

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa hành vi giao tiếp sau tập huấn với
các đặc tính của mẫu
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kỹ năng giao tiếp sau tập huấn với

.

43


.

các đặc tính tính của mẫu

44

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiến thức giao tiếp cơ bản sau tập
huấn với kỹ năng sau tập huấn

45

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa kỹ năng giao tiếp sau tập huấn
với kiến thức nâng cao sau tập huấn

46

Bảng 3.13 Mô tả các nghiên cứu trong biểu đồ so sánh kết quả

48


.


.

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ q trình truyền tải thơng tin

5

Sơ đồ 1.2: Ứng dụng lý thuyết Ajen

12

Biểu đồ 3.7.1: Biểu đồ so sánh điểm số kiến thức trước và sau tập huấn

47

Biểu đồ 3.7.2: Biểu đồ so sánh điểm số kỹ năng trước và sau tập huấn

48

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Maslow, giao tiếp là nhu cầu cơ bản thuộc nhu cầu mức độ 3 là

nhu cầu mức độ cao trong 14 nhu cầu cơ bản của con người [7]. Con người
sống không thể thiếu giao tiếp, giao tiếp sẽ đồng hành cùng mỗi con người từ
ngay khi được sinh ra cho đến hết cuộc đời. Trẻ sơ sinh đã biết giao tiếp
thơng qua tiếng khóc, đây là hình thức giao tiếp đầu tiên của trẻ để thơng báo
cho người chăm sóc biết rằng trẻ đang khơng được thoải mái [12].
Ali Fakhr-Movahedi và cộng sự cho rằng trong bệnh viện, giao tiếp
giữa điều dưỡng và người bệnh là một phần khơng thể thiếu trong cơng tác
chăm sóc để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh [8].
Giao tiếp được thể hiện bằng lời nói hoặc khơng bằng lời để hướng
dẫn, thông báo, hỗ trợ, giúp thoải mái và đáp ứng nhu cầu sức khỏe cơ bản
của người bệnh. Giao tiếp được truyền đi thông qua lời nói, chữ viết, âm
thanh và giao tiếp phi ngơn ngữ được biểu hiện qua cơ thể, nét mặt và cảm
xúc. Dữ liệu từ một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 7% suy nghĩ của mọi người
được truyền qua lời nói, 38% theo giọng nói của họ và 55% bằng ngơn ngữ
cơ thể [11].
Thơng qua giao tiếp, trẻ sơ sinh có thể học hỏi và phát triển ngôn ngữ
[9], trẻ sơ sinh có thể hấp thụ một lượng thơng tin khổng lồ về các từ ngữ từ
việc được giao tiếp và nghe nói chuyện từ khi sinh ra [12], [13]. Trong một số
trường hợp đặc biệt, trẻ sinh ra phải nằm viện trong một thời gian dài, thông
qua giao tiếp bằng lời của điều dưỡng, trẻ sơ sinh được nghe những câu nói
mang tính tích cực, lời động viên, an ủi của điều dưỡng trong khoảng cách
vừa đủ nghe cũng sẽ làm dịu những kích thích, khó chịu, đau đớn của trẻ do
những can thiệp y tế gây ra [6], [10].

1
.


.


Trong các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng các điều dưỡng hiểu
được tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời với người bệnh trong cơng tác
chăm sóc, nhưng tỷ lệ giao tiếp bằng lời của điều dưỡng với bệnh nhi chưa
cao, các nghiên cứu cũng nêu lên điểm hạn chế trong giao tiếp với người bệnh
đó là: cịn rất ít những nghiên cứu về giao tiếp với bệnh nhi sơ sinh [26], [7].
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ cũng đã rất chú trọng đến giao tiếp
với bệnh nhi sơ sinh, nhưng cũng mới chỉ thực hiện được một phần trong giao
tiếp đó là giao tiếp khơng lời sờ, chạm, massage hoặc cho thân nhân vào thăm
và bồng ẵm trong những trường hợp sức khỏe trẻ sơ sinh ổn định và khơng có
nhiễm trùng. Giao tiếp bằng lời của điều dưỡng, nữ hộ sinh với trẻ sơ sinh vẫn
cịn rất hạn chế. Trong khi đó, có những trường hợp trẻ sơ sinh bị một bất
thường gì đó về sức khỏe, được chuyển đến khoa Sơ sinh và lưu lại đó
khoảng thời gian dài, có khi là 1, 2 tháng hoặc hơn và trải qua rất nhiều các
thủ thuật chăm sóc. Nếu những trường hợp như vậy, nhân viên điều dưỡng là
người có cơ hội tiếp xúc với trẻ nhiều nhất mà cũng không giao tiếp với trẻ,
vậy trẻ sẽ sống trong một thời gian rất dài mà rất ít được giao tiếp hay an ủi.
Chính vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành cung cấp cho các ĐD
chương trình tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng giao tiếp bằng lời của
điều đưỡng đối với trẻ sơ sinh và đánh giá hiệu quả của chương trình tập
huấn, từ đó có thể rút ra những kết luận, kiến nghị và đề nghị nhằm nâng cao
kiến thức và kỹ năng giao tiếp bằng lời của ĐD với bệnh nhi sơ sinh, đáp ứng
nhu cầu chăm sóc bệnh nhi tại khoa Sơ Sinh.

2
.


.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Kiến thức và kỹ năng giao tiếp bằng lời của điều dưỡng với trẻ sơ sinh
thay đổi như thế nào trước và sau chương trình tập huấn nâng cao kiến thức
và kỹ năng giao tiếp bằng lời của điều dưỡng với trẻ sơ sinh?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn cho điều dưỡng về kiến thức
và kỹ năng giao tiếp bằng lời của điều dưỡng với trẻ sơ sinh.
Mục tiêu cụ thể
1. Đánh giá kiến thức giao tiếp bằng lời với trẻ sơ sinh của nhân viên ĐD
tại khoa Sơ Sinh trước và sau tập huấn.
2. So sánh tỷ lệ giao tiếp bằng lời của điều dưỡng với trẻ sơ sinh trước và
sau chương trình tập huấn.

3
.


.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Các khái niệm
1.1.1. Giao tiếp là gì? Sự trao đổi ý tưởng, thơng điệp hoặc u cầu qua ngơn
ngữ, lời nói, sự diễn cảm ở nét mặt, điệu bộ hoặc ký hiệu giữa người gửi và
người nhận.
Truyền đạt một thông điệp từ một người đến một người khác, bao gồm
sự lên xuống của giọng, sự diễn cảm ở mặt, thái độ và điệu bộ. giao tiếp là
một thông tin được trao đổi giữa các cơ thể sống.
Giao tiếp có thể bằng ngơn ngữ lời nói hoặc khơng lời hoặc bằng văn

bản [3].
1.1.2. Lời nói là gì
Những âm thanh – sự phát âm, sự tạo ra âm là tiến trình phát âm và kết
hợp âm thanh có âm vị thành những từ để giao tiếp, bao gồm chất lượng, ngữ
điệu và tốc độ của giọng nói [3], [11].
1.1.3. Thơng tin trong giao tiếp bằng lời
Dữ liệu từ nghiên cứu của Santos cho chúng ta thấy, thông tin giao tiếp
được truyền tải theo sơ đồ 1.1 [11].
Cần phân biệt giữa ngơn ngữ với lời nói và từ, ngơn ngữ và lời nói tuy
thống nhất nhưng khơng đồng nhất. Từ là đơn vị sẵn có trong ngơn ngữ. Từ là
đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu
thành nên câu. Trong ngôn ngữ học, từ là đối tượng nghiên cứu của nhiều cấp
độ khác nhau như cấu tạo, hình thái, ngữ âm, phong cách, cú pháp…

4
.


.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ q trình truyền tải thơng tin
1.2

Giao tiếp trong y tế

1.2.1 Vai trò giao tiếp của điều dưỡng
Trong quá trình giao tiếp giữa điều dưỡng viên và người bệnh, nếu như
điều dưỡng viên ân cần, cởi mở sẽ giúp người bệnh có tâm lý thoải mái, cảm
giác được tơn trọng, chăm sóc như chính người nhà của mình. Khi tinh thần
họ được thoải mái, việc điều trị sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều so với việc người

bệnh ủ rũ âu sầu hay sợ sệt. Điều dưỡng viên sẽ là những người động viên,
chia sẻ để họ an tâm chữa bệnh. Đặc biệt, với những điều dưỡng viên có một
chút khiếu hài hước, có tài nói chuyện thì sẽ làm cho những ngày tháng sống
trong bệnh viện của người bệnh được vui tươi, và yêu đời hơn [3].
1.2.2 Kỹ năng giao tiếp cho điều dưỡng viên
Điều dưỡng viên phải ln niềm nở, ân cần, nhiệt tình, chu đáo khi trò chuyện
hay hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân thực hiện thăm khám và
điều trị. Hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ cho người bệnh, giải thích cặn kẽ trước mỗi
hành động như tiêm thuốc, đưa người bệnh đi xét nghiệm, kiểm tra cấp phát
thuốc để họ thực hiện đúng. Vốn kiến thức chuyên ngành y dược cơ bản để
giải thích cho người bệnh hiểu vấn đề, chủ động chia sẻ, luôn lắng nghe và
đồng cảm với người bệnh, ánh mắt, giọng nói, nụ cười ln tạo sự thân thiện,
ln thực hiện đúng các quy trình điều dưỡng [3].

5
.


.

Giao tiếp tốt cũng cải thiện chất lượng chăm sóc được cung cấp cho người
bệnh, giao tiếp thích hợp sẽ giúp điều dưỡng đáp ứng đầy đủ và nhân đạo với
sự mong đợi của người bệnh [37].
1.3

Đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh

1.3.1 Định nghĩa sơ sinh: thời kỳ sơ sinh là từ ngay sau sinh cho đến khi trẻ
tròn 28 ngày tuổi [4], [2]
1.3.2 Định nghĩa sơ sinh đủ tháng là trẻ được sinh ra trong khoảng tuổi thai

từ 37 - 42 tuần tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối [4], [2]
1.3.3 Định nghĩa sơ sinh non tháng là trẻ sinh ra có tuổi thai < 37 tuần [4]
1.3.4 Sinh lý sơ sinh
Theo Phạm Ngọc Thùy Dương - ĐH Y Dược TP HCM mối quan hệ thể
xác là tâm lý tốt của trẻ giúp trẻ sống và phát triển vì vậy nên hạn chế tách rời
mẹ con sau sinh, khả năng nhận thức - phát triển của trẻ tùy vào sự chăm sóc
vỗ về âu yếm của mẹ. Sau sinh, trẻ bắt đầu giao tiếp với mẹ thông qua việc
địi bú, khóc và bú [2], [5]
Thính giác của trẻ sơ sinh được khuyến cáo phù hợp với âm thanh được
đề xuất ở mức độ cho phép 50dB, tương đương với mức nói chuyện bình
thường [38], [17].
1.4

Tác động của giao tiếp bằng lời với trẻ sơ sinh
Theo tiến sĩ Brian Monson, Đại học Illinois ngay từ trong bụng mẹ, bào

thai có thể đáp ứng lại các âm thanh mà chúng nghe được từ bên ngồi, trẻ rất
thích nghe âm thanh như là lời nói, âm nhạc qua việc nhấp nháy mắt hoặc di
chuyển đã được nhìn thấy qua siêu âm, trẻ cũng thích nghe giọng nói quen
thuộc hơn giọng nói người lạ [29], [15].

6
.


.

Trẻ em sinh non trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ sẽ có nguy cơ
chậm trễ trong việc phát triển vỏ não thính giác, vùng não quy định nghe và
hiểu lời nói. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng giao tiếp bằng

lời nói của trẻ khi lớn lên. Phát hiện này được công bố trên tạp chí eNeuro
thuộc Hiệp hội Khoa học Thần kinh Quốc gia và cũng được Katie nêu trong
nghiên cứu của mình [15], [35].
Sự phát triển ngơn ngữ khơng điển hình thường thấy ở trẻ sinh non là
hậu quả của sự thiếu hụt ngôn ngữ trong thời gian lưu trú NICU kéo dài. Bên
cạnh đó, những can thiệp y tế như tiếng ồn của các loại máy cũng giảm khả
năng trẻ sơ sinh nghe được giọng nói của con người hoặc trẻ sơ sinh có đặt
nội khí quản cũng làm giảm cơ hội phát âm hoặc ảnh hưởng đến phát âm sau
này của trẻ, trẻ em trải qua các biến chứng trong thời kỳ chu sinh hoặc sinh
non, sinh nhẹ cân cũng làm tăng nguy cơ rối loạn ngôn ngữ [26], [24], [39].
Trẻ sinh non, tập trung giao tiếp nhiều với trẻ trong những tháng tuổi
đầu sau sinh để giảm thiểu tình trạng chậm ngơn ngữ và thúc đẩy khả năng
tiếp thu kiến thức về sau. Đây được xem như một cách khắc phục hiệu quả và
duy nhất mà các bậc cha mẹ và người chăm sóc có thể áp dụng cho những
đứa trẻ đẻ non của họ. Tiếp xúc với giọng nói của mẹ giúp thúc đẩy cải thiện
những khó khăn trước mắt ở trẻ non tháng như thời gian không dung nạp thức
ăn ngắn, thời gian nhận được đầy đủ thức ăn sớm, giảm thời gian hỗ trợ hô
hấp [8].
Tương tác xã hội đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển ngơn
ngữ và lời nói của trẻ sơ sinh, trẻ em lớn lên trong môi trường cô lập và thiếu
hụt các tác động của ngôn ngữ sẽ bị tác động tiêu cực đến sự phát triển các kỹ
năng ngơn ngữ và lời nói bình thường [13]. Bằng chứng nghiên cứu nghi nhận
giai đoạn đòi hỏi phải học trong bối cảnh xã hội và thiếu tiếp xúc xã hội sớm
7
.


.

và tiếp xúc với ngôn ngữ người lớn trong đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh

(NICU) có thể ảnh hưởng đến vùng phát triển ngôn ngữ của não trẻ [11], [24].
Trong bài tổng quan của Manuela Filippa và cộng sự, ơng cho rằng can
thiệp bằng giọng nói hỗ trợ cải thiện lâm sàng và sự phát triển của trẻ sinh
non và kiểm tra 15 nghiên cứu bao gồm 512 trẻ từ tháng 1 năm 2000 đến
tháng 7 năm 2015 ông đã chỉ ra rằng giọng nói trực tiếp của người mẹ hoặc
ghi âm lại và bật cho trẻ nghe có liên quan đến sinh lý học và ổn định hành vi
của trẻ sinh non, với ít hơn các sự kiện tim mạch [21], [20].
Nhịp tim của trẻ ổn định và chậm hơn trong suốt thời gian nghe giọng
nói của mẹ so với thời điểm khơng nghe giọng nói của mẹ qua băng ghi âm,
ngồi ra trẻ cịn được kích thích sự phát triển não bộ và tối ưu hóa cho sự học
hỏi ngôn ngữ sau này của trẻ [38], [22].
Tác dụng của việc cha mẹ nói chuyện nhiều với trẻ trong giai đoạn sơ
sinh thông qua những giao tiếp qua lại với trẻ một cách ấm áp và nhẹ nhàng
về tất cả những gì đang diễn ra, cha mẹ đang tạo và chia sẻ kinh nghiệm với
trẻ, giúp tăng cường mối quan hệ và giúp trẻ học nhiều hơn về thế giới cùng
một lúc, trẻ sơ sinh cho đến 3 tuổi học được nhiều từ vựng sẽ có kết quả học
tập ở năm lớp 3 cao hơn và ít có nguy cơ bỏ học hơn những trẻ học được ít
từ vựng trong cùng dộ tuổi [15], [40].
"Bạn cần phải bắt đầu nói chuyện với trẻ ngay từ ngày đầu tiên,"
Fernald nói tại Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của cuộc họp khoa học thường niên
ở Chicago
Trong một thử nghiệm khác, Fernald đã kết luận khi cha mẹ trò chuyện
nhiều hơn với trẻ sơ sinh, việc xử lý ngôn ngữ của con cái họ được cải thiện
và chúng học được những từ mới nhanh hơn
8
.


.


Một tổng quan của Charlene Krueger cũng chỉ ra ảnh hưởng của tiếp
xúc với giọng nói người mẹ trên trẻ non tháng trực tiếp hoặc phát lại qua máy
thu âm là dấu hiệu tích cực đến độ bão hịa oxy trong máu, kết quả trong giảm
đau đớn, biểu hiện trên gương mặt và trạng thái ngủ trong sự phát triển của trẻ
non tháng (p<0,01) điều này cũng xảy ra tương tự với một giọng nói của
người khơng quen thuộc với trẻ [7], [10].
Trong nghiên cứu của Kourkouta nói giao tiếp hiệu quả cũng cải thiện
chất lượng chăm sóc được cung cấp cho bệnh nhân giao tiếp thích hợp sẽ cho
phép họ đáp ứng đầy đủ và nhân đạo với sự mong đợi của bệnh nhân [13].
Erika Hoff, một nhà tâm lý học phát triển tại Đại học Florida Atlantic,
cho biết trẻ em khơng thể học được những gì chúng khơng nghe [23].
Khi xem xét mối quan hệ giữa các tín hiệu và sự tương tác giữa cha và
con, Robson gợi ý rằng "chú ý đến các dấu hiệu của bé là rất quan trọng đối
với sự gắn bó." Nó góp phần vào một môi trường mà trẻ cảm thấy an tồn, trẻ
cảm thấy mình đang được chăm sóc và được hiểu. Tác giả cũng cho rằng nếu
khơng có sự gắn bó thì sẽ rất khó để có thể hiểu được các giao tiếp của trẻ sơ
sinh.
Khả năng của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi để giao tiếp phát triển khi
chúng tương tác và giao tiếp với người khác. Trong thực tế, âm thanh, tông
màu và các mẫu giọng nói, hình mẫu lời nói mà trẻ sơ sinh nghe sớm sẽ đặt
giai đoạn cho việc học một ngôn ngữ cụ thể. Trẻ bắt đầu hiểu các từ, thể hiện
bản thân bằng cách sử dụng các từ và tìm hiểu các quy tắc của cuộc trị
chuyện bằng ngơn ngữ của trẻ [5] [23].
Bằng chứng nghiên cứu cho thấy giao tiếp bằng lời với một giọng nói
nhẹ nhàng, nói thầm, Chơi nhạc nhẹ nhàng và thoải mái cho trẻ sơ sinh khi

9
.



.

chúng bị đau đớn, bằng lời nói thơng báo trước tất cả mọi thứ bạn làm và nói
chuyện với trẻ trước khi chạm vào trẻ sơ sinh để gây ra những đau đớn cho
chúng, thì một phần nào đó giúp trẻ bớt cảm giác đau đớn và cảm thấy hạnh
phúc hơn thơng qua đánh giá tiếng khóc, nét mặt [41], [6]
Trẻ sơ sinh rất quan tâm đến giọng nói và khn mặt của người chăm
sóc [16]. Ngay cả khi trẻ đang ngủ, trẻ cũng có thể nghe, xử lý và học hỏi
ngơn ngữ [13], [9].
1.5

Các nghiên cứu nói về hiệu quả tập huấn cho điều dưỡng
Trong nghiên cứu của mình Jaklein cũng nêu trong kết luận việc cung

cấp kiến thức và kỹ năng giao tiếp cho điều dưỡng tại khoa nhi là việc làm
cần thiết và đem lại hiệu quả cao [37].
Louis, tác giả sách can thiệp giao tiếp cho trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi cũng
nêu lên tầm quan trọng của nhân viên khoa sơ sinh và chuyên gia ngôn ngữ
lâm sàng sơ sinh trong việc học tập và can thiệp sớm bằng ngơn ngữ cho
những trẻ có nguy cơ cao về rối loạn ngôn ngữ trong thời gian lưu trú tại khoa
sơ sinh là việc làm cần thiết [40].
Tác giả Stacy cho rằng hầu hết các kết quả đào tạo đều cho thấy hiệu
quả tăng cường về kiến thức sau đào tạo, các lớp học cập nhật kiến thức cho
nhân viên y tế trong các khoa hồi sức nhi là cần thiết vì kiến thức và kỹ năng
học được từ các lớp tập huấn có thể bị suy yếu ngay sau khi học viên rời khỏi
lớp học và sau 6 tháng thì khơng cịn tồn tại [28]. Bry cũng cho rằng rất cần
thiết các khóa học về giao tiếp cho điều dưỡng và có thể hữu ích cho cả bác sĩ
[7].
Laila Rahimi cho rằng đào tạo tại trường chỉ cung cấp những điều cơ
bản và nền tảng cho điều dưỡng, chính đào tạo liên tục mới cung cấp những

10
.


.

điều mà điều dưỡng sơ sinh thực hành và cần thiết cho q trình chăm sóc
hiệu quả, thành thạo và an tồn, nâng cao chất lượng chăm sóc tại NICU [27].
1.6

Mơ hình học thuyết

1.6.1 Mơ hình học thuyết Ajen (2006) được sử dụng làm khung nghiên cứu
cho nghiên cứu này.
Mô hình học thuyết Ajen hay cịn được gọi là thuyết hành vi hoạch
định. Những khái niệm mà Ajen nêu trong học thuyết có thể lý giải cho một
hành động có chủ đích hay hành động tự ý chịu tác động từ môi trường xung
quanh như cá thể tác đông, sự tự tin bản thân, ý định thực hiện hành vi và thái
độ của chủ thể đối với các hành vi đó. Thơng qua khái niệm này giúp con
người có thể định hướng hay nhận thức được những thuận lợi cho việc thực
hiện hành vi hoặc có thể dự đốn trước những trở ngại hoặc rào cản để thực
hiện hành vi đó. Ngồi ra, con người cịn có thể dự đốn được những nguồn
lực nào có thể thúc đẩy hành vi được thực hiện, kết cục thực hiện hành vi có
thể phụ thuộc vào ý định thực hiện ban đầu. Giao tiếp bằng lời với trẻ sơ sinh
là một hành vi có chủ đích của điều dưỡng.
Mơ hình học thuyết Ajen dựa trên các mệnh đề lý thuyết hành vi và đặc
điểm ảnh hưởng đến hành vi, ảnh hưởng và ban hành hành vi thúc đẩy thực
hiện. Họ cam kết và có ý định thực hiện hành vi mà từ đó họ lường trước
được kết cục có giá trị. Các rào cản có thể hạn chế hoặc cản trở các hành vi
hoặc ý định thực hiện ban đầu. Thẩm quyền thực hiện hành vi giao tiếp bằng

lời với trẻ sơ sinh làm tăng khả năng thực hiện và hiệu suất thực tế đạt đến
hành vi đó. Sự tự tin bản thân và ý định thực hiện lớn có thể dẫn đến ít rào
cản hơn để thực hiện hành vi. Tác động tích cực đối với hành vi dẫn đến khả
năng thực hiện hành vi cao hơn của các điều dưỡng. Gia đình, đồng nghiệp và
những người quan trọng với họ là những nguồn quan trọng ảnh hưởng giữa
11
.


.

các cá nhân có thể làm tăng hoặc giảm cam kết thực hiện đối với hành vi giao
tiếp bằng lời với trẻ sơ sinh của các điều dưỡng và cuối cùng là thái độ tốt đối
với hành vi sẽ thúc đẩy hành vi đó dễ dàng được thực hiện. Học thuyết Ajen
được thể hiện trong sơ đồ 1.2.

Cá thể
tác động

Ý đinh giao
tiếp bằng
lời với trẻ
sơ sinh

Tự tin
bản thân
Thái độ

Sơ đồ 1.2: Ứng dụng lý thuyết Ajen (2006)


12
.


.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang đánh giá trước sau can thiệp
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Khoa Sơ sinh - bệnh viện Từ Dũ
2.3 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 /2018 - 8/2019
Thời gian lấy mẫu: Từ tháng 05 /2019 - 07/2019
2.4 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả điều dưỡng lâm sàng tại khoa Sơ sinh – Bệnh viên Từ Dũ
2.5

Phương pháp chọn mẫu- Tiêu chuẩn chọn mẫu

Cỡ mẫu: Chọn mẫu toàn bộ điều dưỡng lâm sàng đang làm việc tại khoa Sơ
sinh, bệnh viện Từ Dũ.
Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu toàn bộ các điều dưỡng lâm sàng tại khoa sơ
sinh, bệnh viện Từ Dũ.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Tiêu chuẩn chọn vào: toàn bộ Điều Dưỡng lâm sàng đang làm việc tại
khoa Sơ sinh, bệnh viện Từ Dũ từ 6 tháng trở lên đồng ý tham gia
nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại ra
+ Các điều dưỡng khơng có mặt tại khoa trong thời điểm lấy mẫu khảo

sát: đi công tác, nghỉ hậu sản, nghỉ ốm dài ngày.
13
.


.

+ Các điều dưỡng không hoạt động lâm sàng sau khóa học.
+ Các điều dưỡng khơng tham gia đầy đủ khóa học.
2.6 Tiến trình nghiên cứu
Bước 1: Xin phép hội đồng y đức – Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Bước 2: Trình kế hoạch nghiên cứu với lãnh đạo bệnh viện Từ Dũ để xin
phép được tiến hành nghiên cứu tại Khoa Sơ sinh.
Bước 3: Liên hệ khoa Sơ sinh, trình kế hoạch và xin được phép thực hiện
nghiên cứu tại khoa.
Bước 4: Thực hiện các bước trong tiến trình thu thập số liệu.
Bước 5: Tổng hợp và phân tích các số liệu thu được.
2.7 Thu thập số liệu
2.7.1 Phương pháp thu thập số liệu
Được sự chấp thuận của ban lãnh đạo bệnh viện Từ Dũ và lãnh đạo
khoa Sơ sinh, chúng tôi đến làm việc với ĐTNC vào khung giờ theo 4 kíp
trực, sau đó giải thích và mời các điều dưỡng tham gia nghiên cứu. Những
điều dưỡng đồng ý tham gia nghiên cứu ký tên vào phiếu đồng thuận tham gia
nghiên cứu.
- Sau khi chúng tôi đã nhận được phiếu đồng thuận đã ký tên đồng ý
tham gia nghiên cứu, chúng tôi phát phiếu thông tin cá nhân cho điều dưỡng
tự điền (phụ lục 2 A).
- Tiến hành tập huấn cho người hỗ trợ nghiên cứu: người hỗ trợ nghiên
cứu là một đồng nghiệp của tác giả, đang công tác tại Bộ môn Hộ Sinh – Đại
Học Y Dược TP HCM và đang làm công tác hướng dẫn lâm sàng tại khoa Sơ

sinh. Tiến hành tập huấn riêng cho người hỗ trợ nghiên cứu về kiến thức và
kỹ năng giao tiếp bằng lời của điều dưỡng với trẻ sơ sinh. Sau đó, giải thích
14
.


.

các bước trong bảng checklist, những điểm cần lưu ý. Cùng đánh giá song
song 3 người tham gia nghiên cứu đầu tiên, so sánh và rút ra kết luận. Sau đó
người hỗ trợ nghiên cứu sẽ đánh giá độc lập. Nhằm tránh sai lệch thông tin
bằng cách chúng tôi quan sát giao tiếp của ĐTNC với trẻ sơ sinh trong suốt
thời gian người hỗ trợ nghiên cứu hướng dẫn sinh viên thực hành tại phịng
bệnh mà có ĐTNC đang được quan sát.
- Quan sát giao tiếp bằng lời của điều dưỡng với trẻ sơ sinh trước tập
huấn: Chúng tôi thực hiện quan sát vào tất cả các buổi sáng bao gồm cả thứ
bảy và chủ nhật, trong khi ĐTNC thực hiện các kỹ thuật chăm sóc trên trẻ sơ
sinh và đánh vào bảng checklist (bảng 2 D), (trừ những trường hợp cấp cứu),
không cho ĐTNC biết nội dung và thời điểm quan sát. Đánh giá liên tục trong
12 ngày tương ứng với 3 tua trực, Quan sát với nội dung có hay khơng thực
hiện giao tiếp của điều dưỡng với trẻ sơ sinh với các nội dung theo bảng kiểm
(Phụ lục 2D) với cơ hội 3 lần, nếu có nhiều hơn hay bằng 1 thì được xem là
có giao tiếp, nếu quan sát thấy có giao tiếp ngay từ lần quan sát đầu tiên, sẽ
ngưng không quan sát lần 2 và lần 3
- Đánh giá kiến thức ĐTNC trước khóa học: Mời tất cả ĐTNC cùng
một tua trực vào phòng giao ban của khoa sau mỗi ca trực đêm, sắp xếp chỗ
ngồi, hướng dẫn kết nối wifi trên điện thoại di động, tải phần mềm Kahoot,
cho làm thử 3 câu hỏi không liên quan đến bài giảng để ĐTNC hiểu cách làm
trắc nghiệm trên phần mềm Kahoot. Sau đó mở phần trắc nghiệm trước khóa
học trên ứng dụng Kahoot cho ĐTNC làm bài kiểm tra trước khóa học.

- Cung cấp chương trình học trực tuyến “kiến thức và kỹ năng giao tiếp
bằng lời của điều dưỡng với trẻ sơ sinh” qua phần mềm hỗ trợ Zoom. Chương
trình tập huấn này bắt nguồn từ đại học Amory, cũng đã được tập huấn rộng
rãi từ 5 năm trở lại đây tại Atlanta – Mỹ và cũng đã được bộ y tế đưa vào
chương trình giảng dạy cho điều dưỡng tại các trường học điều dưỡng tại
15
.


.

Atlanta và cũng được chọn làm nội dung cập nhật kiến thức cho điều dưỡng
khi học tập cập nhật kiến thức hàng năm.
Chương trình tập huấn gồm 4 nội dung chính về tầm quan trọng của
giao tiếp bằng lời với trẻ sơ sinh, phương pháp giao tiếp bằng lời của điều
dưỡng với trẻ sơ sinh, điều dưỡng thực hiện giao tiếp bằng lời với trẻ sơ sinh
và nhiệm vụ làm gương và khuyến khích cho cha mẹ giao tiếp bằng lời với
con của họ.
Chương trình học giao tiếp bao gồm một bài giảng tương tác 90 phút.
Bài giảng bao gồm tổng quan về nhu cầu giao tiếp bằng lời của trẻ sơ sinh và
lợi ích thu được khi trẻ sơ sinh được giao tiếp bằng lời từ rất sớm ngay sau
sinh và khi nằm viện tại khoa Sơ sinh và thông tin cơ bản về kỹ năng giao tiếp
quan trọng trong các môi trường lâm sàng khác nhau, cũng như tầm quan
trọng của việc giao tiếp bằng lời với trẻ sơ sinh và nêu ra những cơ hội và
phương pháp để thực hiện hành vi giao tiếp bằng lời với trẻ. Nêu những ví dụ
về tình huống cụ thể, mời học viên đóng vai và thực hành mẫu. Tất cả những
nội dung này đều được thực hiện bởi giáo sư Amy Becklenberg là chuyên
viên “Talk With Me Baby” và PGS Quyen Phan là huấn luyện viên "Talk
With Me Baby" cho tổ chức Talk With Me Baby. Cả hai cô đều là giảng viên
Điều Dưỡng - Đại Học Emory, Atlanta, Georgia, Mỹ. Nội dung giảng dạy

cũng được kiểm duyệt của chuyên gia Việt Nam và bác sĩ trưởng khoa sơ
sinh.
- Đánh giá kiến thức ĐTNC sau khóa học (phụ lục 2B) qua ứng dụng
Kahoot tương tự như đánh giá trước khóa học.
- Phát bộ câu hỏi nhận thức của điều dưỡng sau khóa học (phụ lục 2C).
- Chúng tơi cũng lặp lại bảng quan sát kỹ năng giao tiếp bằng lời của
điều dưỡng với trẻ sơ sinh tương tự như lần 1 ngay sau khi khóa học kết thúc

16
.


×