Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

QLNN đối với các trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.71 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THANH TÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRUNG
TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THANH TÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRUNG
TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TRÊN


ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công.
Mã số: 8 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG THỊ MINH

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc
rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu
trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng
được công bố trong nghiên cứu nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc và cảm ơn chân thành nhất đến TS Đặng Thị Minh – người đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện Luận
văn với đề tài “Quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người cao
tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Tôi xin gửi lời cảm ơn quý thầy cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia
nói chung và q thầy cơ Khoa Sau đại học nói riêng đã tận tình trang bị cho

tơi những kiến thức, kinh nghiệm quan trọng trong quá trình theo học chương
trình Thạc sĩ Quản lý công tại Học viện.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người
thân đã cổ vũ, động viên, tiếp thêm nghị lực để tơi hồn thành tốt cơng trình
khoa học này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASXH

An sinh xã hội

NCT

Người cao tuổi

QLNN

Quản lý nhà nước

TTCS

Trung tâm chăm sóc

TTCSNCT

Trung tâm chăm sóc người cao tuổi


UBND

Uỷ ban nhân dân

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng NCT sử dụng dịch vụ qua các năm từ năm 2000 – 2017
tại cơ sở Bách Niên Thiên Đức ....................................................................... 56
Biểu đồ 3.1: Xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam 2009-2049 ..................... 88


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
CÁC TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI .......................... 11
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu ............. 11
1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của người cao tuổi ...................... 11
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc người
cao tuổi .................................................................................................... 18
1.2. Vai trò và sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm
chăm sóc ngƣời cao tuổi ............................................................................ 21
1.2.1. Vai trò của quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc
người cao tuổi .......................................................................................... 21
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc
người cao tuổi .......................................................................................... 23
1.3. Nội dung của quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm sóc

ngƣời cao tuổi ............................................................................................ 25
1.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật để quản lý các
trung tâm chăm sóc người cao tuổi ......................................................... 25
1.3.2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các trung tâm
chăm sóc người cao tuổi.......................................................................... 26
1.3.3. Đầu tư và huy động các nguồn lực xã hội để phát triển các trung
tâm chăm sóc người cao tuổi .................................................................. 27
1.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm sóc
người cao tuổi .......................................................................................... 28
1.3.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các trung tâm chăm
sóc người cao tuổi ................................................................................... 28
1.4. Yếu tố tác động tới hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các trung
tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi .................................................................... 29


1.4.1. Quan điểm chính trị....................................................................... 29
1.4.2. Chính sách, pháp luật .................................................................... 30
1.4.3. Nguồn lực tài chính ....................................................................... 31
1.4.4. Năng lực, trình độ của dội ngũ cán bộ cơng chức ........................ 32
1.4.5. Nhận thức của xã hội..................................................................... 33
1.5. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về quản lý nhà nƣớc
đối với các trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi ...................................... 34
1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế ..................................................................... 34
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................. 39
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC
TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 42
2.1. Khái quát chung về các đặc điểm kinh tế, văn hóa và dân cƣ của
thành phố Hà Nội ...................................................................................... 42

2.1.1. Đặc điểm kinh tế ........................................................................... 42
2.1.2. Đặc điểm văn hoá .......................................................................... 44
2.1.3. Đặc điểm dân cư............................................................................ 45
2.1.4. Tác động của các đặc điểm kinh tế xã hội tới sự phát triển của các
trung tâm chăm sóc người cao tuổi ......................................................... 47
2.2. Q trình hình thành và phát triển của các trung tâm chăm sóc
ngƣời cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................... 48
2.2.1. Một số mơ hình trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn
thành phố Hà Nội .................................................................................... 48
2.2.2. Thực trạng hoạt động của các trung tâm chăm sóc người cao tuổi
trên địa bàn Thành Phố Hà Nội............................................................... 54
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm
sóc ngƣời cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................ 57
2.3.1. Tổ chức thực hiện các chính sách và các văn bản quy phạm pháp
luật ........................................................................................................... 57
2.3.2. Hoạt động quản lý, cấp giấy phép hoạt động cho các trung tâm
chăm sóc người cao tuổi.......................................................................... 63
2.3.3. Thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển trung tâm chăm sóc
người cao tuổi .......................................................................................... 69


2.3.4. Huy động các nguồn lực xã hội .................................................... 73
2.3.5. Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ..................................... 75
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước đối với các trung
tâm chăm sóc người cao tuổi .................................................................. 77
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các trung tâm chăm
sóc ngƣời cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................ 79
2.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 79
2.4.2. Hạn chế.......................................................................................... 80
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 83

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 85
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO
TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................... 86
3.1. Quan điểm, định hƣớng của Đảng và nhà nƣớc đối với bảo vệ,
chăm sóc ngƣời cao tuổi và phát triển các trung tâm chăm sóc ngƣời
cao tuổi ....................................................................................................... 86
3.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 86
3.1.2. Định hướng ................................................................................... 87
3.2. Định hƣớng, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các
trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội .... 89
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các trung
tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội .............. 92
3.3.1. Giải pháp hồn thiện chính sách, pháp luật .................................. 92
3.3.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, trách nhiệm Thủ
trưởng các cơ quan .................................................................................. 94
3.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội ...... 96
3.3.4. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ............................. 97
3.3.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra ..................................................... 98
3.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế phát triển lĩnh vực chăm sóc người
cao tuổi .................................................................................................... 99
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 101
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nhân khẩu học mạnh mẽ. Từ
năm 2007, Việt Nam đã bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, tức là, cứ

một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi) thì có từ 2
người trở lên trong độ tuổi lao động (từ 15 - 60 tuổi). Với cơ cấu dân số này,
là cơ hội “vàng” để nước ta có được lực lượng lao động trẻ dồi dào trong giai
đoạn tăng trưởng kinh tế 2010 - 2020. Tuy nhiên, sau giai đoạn dân số “vàng”
sẽ bước sang giai đoạn dân số “già”. Điều đáng nói là, Việt Nam nằm trong số
10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới, sẽ chỉ mất không tới 20
năm, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14%.
Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, tính đến hết năm 2017, cả
nước có 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số, trong đó có
khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên. Dự báo, Việt Nam sẽ bước vào
thời kỳ dân số già vào năm 2035, khi tỉ lệ này tăng lên tới 20% với khoảng 21
triệu người cao tuổi, đến năm 2038 nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến
20% tổng dân số. Đến năm 2049, tỉ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25%
dân số, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi.
Trước thách thức của già hóa dân số, việc tái phân bổ nguồn lực tài
chính giữa các thế hệ, giữa các nhóm dân cư, đảm bảo thu nhập, phúc lợi và
ASXH cho dân số già là vấn đề cần được đặt ra và điều này trước hết cần
được quy định bằng pháp luật, chính sách. Nhiều vấn đề chưa được chuẩn bị
và chưa sẵn sàng cho xu hướng biến đổi dân số này, đặc biệt từ góc độ trợ
giúp xã hội. Như nhiều nghiên cứu đã cho thấy, q trình già hóa dân số ở
Việt Nam diễn ra nhanh hơn các quốc gia khác trong khu vực như Nhật bản,
Hàn Quốc, Trung Quốc. Tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng cùng với tuổi thị được
cải thiện đáng kể khiến cho q trình già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra với
tốc độ nhanh hơn nhiều so với các quốc gia khác. Thách thức già hóa dân số ở

1


Việt Nam, diễn ra ở các lứa tuổi già và đặc biệt tăng tốc kể từ những thập niên
của thế kỷ 21.

Số NCT tăng nhanh sẽ cần một nhóm người đáng kể hỗ trợ cho NCT
đảm bảo sinh hoạt bình thường. Đạo lý “Kính già” cho đến nay vẫn cịn
ngun giá trị, được coi là một trong những giá trị văn hoá truyển thống và
quan trọng của dân tộc Việt Nam. Song trên thực tế do số lao động kiếm sống
đã và đang chiếm phần lớn số thành viên của các gia đình nên việc thực hiện
đạo lý ấy đang bị sao nhãng và ít được quan tâm như trước. Chính vì thế, gần
đây, ở nước ta cũng có nhiều loại hình dịch vụ chăm sóc NCT được hình
thành và hoạt động; đặc biệt là các mơ hình do tư nhân đứng ra thành lập
bước đầu đã đạt được những thành cơng nhất định góp phần thực hiện các
chính sách ASXH của nhà nước. Tuy nhiên do yếu tố tâm lý xã hội,truyền
thống văn hóa dân tộc nên vẫn cịn nhiều ý kiến trái ngược nhau xung quanh
vấn đề này.
Thủ đơ Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính của cả nước, phát
triển mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội nên đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân thành phố Hà Nội ngày càng nâng cao, điều kiện chăm sóc sức khỏe
ngày càng tốt hơn nên tuổi thọ ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi, nhà nước ngày càng quan tâm và đã đầu tư xây dựng
các mơ hình tuy nhiên vẫn không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người cao
tuổi. Do đó, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện để các thành phần kinh tế
ngoài nhà nước tham gia xây dựng các trung tâm chăm sóc người cao tuổi
trên địa bàn. Đến nay đã xuất hiện một số mơ hình TTCSNCT do tư nhân
quản lý đã được hình thành tuy nhiên chưa có sự quan tâm và điều tiết của
nhà nước và thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng. Vì vậy bên cạnh
một số mơ hình hoạt động tốt, có hiệu quả thì vẫn tồn tại mơ hình hoạt động
khơng ngồi mục đích thu lợi nhuận.

2


Việc tiếp nhận NCT vào sống trong TTCSNCT tư nhân hiện nay q

thơng thống, nhiều khi chỉ cần có sự thỏa thuận giữa gia đình và trung tâm,
bỏ qua cả sự đồng ý của chính bản thân NCT. Điều này vơ hình chung đã làm
sai với luật NCT và có thể là điều kiện cho những người con hư dễ dàng chối
bỏ bố mẹ, khơng làm trịn trách nhiệm và bổn phận làm con của mình.
Chất lượng dịch vụ của các trung tâm hiện nay đa phần chưa đáp ứng
được nhu cầu và mong muốn của các cụ về mô hình dưỡng lão lý tưởng. Do
khơng được nhà nước quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện ưu tiên bất cứ điều gì cho
nên các trung tâm hiện nay hoạt động cịn rất khó khăn. Nguồn kinh phí chủ yếu
có được là do đóng góp của các gia đình, hoạt động theo phương thức lấy thu bù
chi nên họ không đầu tư vốn và mặt bằng. Vì vậy, trung tâm thường hẹp, ít có
chỗ vui chơi ngồi trời cho các cụ và cơ sở hạ tầng cịn thiếu thốn nhiều.
Từ lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các
trung tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội” để triển
khai luận văn thạc sĩ quản lý cơng để có thể đề xuất những biện pháp hữu hiệu
về quản lý nhà nước (QLNN), thúc đẩy sự phát triển đối với các loại hình dịch
vụ này, tăng cường chất lượng dịch vụ, xã hội hóa và huy động sự tham gia của
tồn thể cộng đồng, xã hội đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trị NCT.
2. Tình hình nghiên cứu
* Các nước trên thế giới:
Ở châu Âu, những nghiên cứu về NCT được tiến hành từ những năm
1800 với những đề tài như: “Quà tặng các cụ già, bàn về biện pháp để kéo dài
cuộc sống”, M.J.Tenon, 1815; Bàn về tuổi thọ loài người và về lượng sống
trên thế giới”, P.Fluorons, 1860; “Tuổi già xanh tươi”, Alexanho, 1919.
Những nghiên cứu này cũng tiến hành điều tra về thực trạng cuộc sống của
NCT và tình trạng sức khỏe của họ, từ đó đưa ra những biện pháp chăm sóc
sức khỏe cho NCT để kéo dài tuổi thọ cũng như giúp NCT có được cuộc sống
thoải mái hơn.

3



Để hỗ trợ cho gia đình chăm sóc NCT, Chính phủ nhiều nước đã có
chính sách đầu tư và khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ chăm sóc
NCT ngồi gia đình.
Ở Trung Quốc, nhà nước có nhiều loại hình chăm sóc NCT ngồi gia
đình với các hình thức đầu tư khác nhau:
Loại hình viện dưỡng lão 100% vốn nhà nước đầu tư được dành riêng
cho cán bộ về hưu.
Loại hình viện dưỡng lão liên kết giữa nhà nước và nhân dân tham gia:
lấy thu bù chi, phần còn thiếu nhà nước bù, dành cho các đối tượng tuổi từ 50
trở lên.
Loại hình 100% vốn tư nhân thì kết hợp như một khu phố giành cho
NCT, có bán hoặc cho th phịng ở, có bệnh viện, nhà hàng, chỗ chơi và chỗ
học. Những người sức khoẻ yếu có thể thuê hộ lý riêng giúp việc trong phòng.
Ở Singapore, theo The Straits Times, từ những năm 1980, Chính phủ
Singapore đã quan tâm đến vấn đề già hoá dân số với những chính sách mở rộng
chương trình giáo dục cộng đồng về NCT, giao đất cho các tổ chức phi chính
phủ để xây dựng nhà ở cho NCT, nghiên cứu tính khả thi của việc cung cấp các
dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ tại gia đình cho NCT ốm yếu, giảm thuế thu
nhập cho nhân viên chăm sóc NCT. Chính phủ cho rằng hình thành các TTCS
theo ngày là giải pháp tốt hơn cho sự bảo đảm ASXH cho NCT.
Ở Malaisia, để đối phó với tình trạng suy giảm gia đình mở rộng, nhà
nước thực hiện giải pháp chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng để có thể đáp
ứng nhu cầu chăm sóc của một số lượng lớn NCT khơng có khả năng sử dụng
dịch vụ có trả tiền để th chăm sóc hoặc khơng có điều kiện được chăm sóc
ở các nhà dưỡng lão của nhà nước.
Ở Hàn Quốc, mặc dù nhà nước có chủ trương xây nhà dưỡng lão cho
NCT từ năm 1981. Tuy nhiên, cho đến năm 1985, Hàn Quốc vẫn chưa có nhà
dưỡng lão chính thức nào. Năm 1989 và năm 1993, Luật phúc lợi của NCT


4


được sửa đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NCT vốn ngày càng trở nên đa
dạng. Theo đó, các dịch vụ như dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà và tại cộng
đồng bắt đầu thu hút được sự quan tâm của xã hội. Các dịch vụ chăm sóc tại
cộng đồng bao gồm: chăm sóc tại nhà theo ngày, trợ giúp các cơng việc tại
nhà, chăm sóc tại nhà trong một thời gian ngắn theo yêu cầu.
Nhật Bản là quốc gia có hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ NCT tại
cộng đồng rất phát triển, bao gồm dịch vụ tại cơ sở và dịch vụ tại nhà. Trong
dịch vụ tại cơ sở có “ nhà dưỡng lão đặc biệt” sử dụng cho NCT có mức độ
lão hố cao, bị khuyết tật, sa sút về trí tuệ. Dịch vụ tại nhà được nhà nước đặc
biệt quan tâm vì nó đáp ứng nhu cầu được sống tại nhà của NCT và khơng tốn
chi phí để thiết lập cơ sở vận hành. Dịch vụ tại nhà bao gồm các hình thức: hỗ
trợ tư vấn và dịch vụ chăm sóc trực tiếp. Trong dịch vụ chăm sóc trực tiếp có
hai loại: dịch vụ đi đến cơ sở để được chăm sóc và dịch vụ chăm sóc tại nhà.
* Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam :
Ở Việt Nam, những nghiên cứu xã hội học về NCT mới chỉ được bắt
đầu vào những năm 1990 khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan
liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường và khi tỷ lệ NCT trong dân số có xu
hướng tăng nhanh. Các cuộc điều tra nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những
nội dung như: quy mô dân số NCT; cơ cấu dân số NCT; về tình trạng sức
khoẻ, bệnh tật, việc làm, thu nhập, điều kiện sinh hoạt, mức sống của NCT;
chăm sóc sức khoẻ NCT; phát huy vai trị của NCT. Nhìn chung, các cơng
trình nghiên cứu đã góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn cho
việc xây dựng chính sách xã hội đối với NCT. Đáng chú ý là các công trình
sau đây:
Nghiên cứu điều tra thực trạng thu nhập và mức sống NCT Việt Nam.
Nghiên cứu đưa ra thực trạng thu nhập và mức sống của NCT cả nước.
Nghiên cứu này cho thấy mức sống và thu nhập của NCT còn thấp, nghiên

cứu đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao mức sống cho NCT

5


Nghiên cứu “Thực trạng đời sống của NCT từ 80 trở lên” của tác giả
Nguyễn Thế Huệ. Nghiên cứu là kết quả dự án nghiên cứu viện nghiên cứu
NCT Việt Nam phối hợp với hội NCT Việt Nam tiến hành . Nội dung chính
đề cập đến thực trạng dời sống NCT từ 80 trở lên như mức thu nhập, mức độ
tham gia bảo hiểm, chế độ của NCT, trợ giúp khi ốm đau [21].
Năm 2004 TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành điều tra ở 7
tỉnh thành trên các vùng miền của cả nước với 557 phụ nữ từ 50 tuổi trở lên
được phỏng vấn về các thông tin liên quan đến nhu cầu của phụ nữ cao tuổi
và nhận thức của các cấp Hội phụ nữ về các vấn đề liên quan đến NCT trong
cộng đồng. Cuộc nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình tiến hành tại 3
tỉnh Quảng Trị, Phú Yên và Đắk Lắk của Viện nghiên cứu NCT do Tiến sĩ
Nguyễn Thế Hệ chủ biên. Điều tra năm 2007 của Ủy ban Quốc gia Khảo sát
đời sống NCT tại 72 xã thuộc 8 tỉnh, thành phố với 2.878 NCT, các thông tin
thu thập về tình hình sức khỏe, đời sống vật chất, việc làm, phát huy vai trò
NCT tại địa phương.
Trong cuốn "NCT và các mơ hình chăm sóc NCT ở Việt Nam" một
cơng trình nghiên cứu phối hợp giữa Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em với
Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển năm 2008 – 2009. Đây là tập hợp
nghiên cứu được thực hiện trên 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố
Hồ Chí Minh, với các nhóm đối tượng như: nhóm người cung cấp dịch vụ
chăm sóc NCT, người sử dụng dịch vụ chăm sóc NCT, cán bộ địa phương và
cộng đồng. Bên cạnh đó Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển cịn tiếp
tục triển khai nghiên cứu sâu hơn thông qua quá trình khảo sát các mơ hình
chăm sóc NCT tại Huế và Hà Nội, trong đó đặc biệt đã tổ chức nhiều cuộc
gặp gỡ, trao đổi và tọa đàm với đại diện các nhóm xã hội khác nhau, nhằm

hồn thành tốt nhất cho cuộc nghiên cứu. Theo các tác giả của cơng trình
nghiên cứu, NCT khơng cịn là một vấn đề mới, tuy nhiên trong bối cảnh tồn
cầu hóa và mở rộng giao lưu văn hóa thì quan tâm và nghiên cứu NCT là một

6


nhu cầu không thể thiếu. Đặc biệt trong những năm gần đây nhiều loại hình
Dịch vụ chăm sóc NCT được hình thành và hoạt động, đặc biệt là các mơ hình
tư nhân, liên kết...đang phát triển khá mạnh tuy nhiên cịn chưa có đầu tư hoặc
chưa có sự quan tâm của các cấp.
Nghiên cứu “Gia đình với NCT” do nhóm tác giả thuộc vụ gia đình Bộ văn hóa, thể thao và du lịch xây dựng tài liệu giáo dục đời sống gia đình
phần 5 (NXB văn hóa thơng tin, 2010). Trong nghiên cứu có phần nhắn mạnh
đến vai trị của NCT trong gia đình, trách nhiệm của NCT đối với con cháu. “
NCT có những ưu, nhược điểm mà người trẻ khơng thể có đó là kinh nghiệm,
trách nhiệm, tình thương vơ bờ, ln dành cho con cháu phần tốt nhất, vì với
họ con hay thì được nhờ con. Con dở thì đành phải chịu. Mặc dù, tuổi cao sức
yếu nhưng nhiều cụ vẫn tham công tiếc việc, muốn đỡ đần con cháu những
việc thường ngày. Nhiều cặp vợ chồng trẻ vẫn phải nhờ vào sức lực, thậm chí
kinh tế của cha mẹ trong gia đình. Thêm vào đó NCT có vai trị quan trọng
trong điều hịa cuộc sống [37].
Các cuộc điều tra, nghiên cứu nói trên tập trung chủ yếu vào những nội
dung như: quy mô dân số cao tuổi; cơ cấu dân số cao tuổi; về tình trạng sức
khoẻ, bệnh tật, việc làm, thu nhập, điều kiện sinh hoạt, mức sống của NCT;
chăm sóc sức khoẻ NCT; phát huy vai trị của NCT ; các mơ hình chăm sóc
NCT. Các cơng trình nghiên cứu, điều tra đã góp phần cung cấp những cơ sở
khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách xã hội đối với NCT.Tuy
nhiên cái mới mà đề tài hướng đến là trách nhiệm QLNN đối với hoạt chăm
sóc và ni dưỡng NCT. Nhằm đưa ra các giải pháp hướng tới hoàn QLNN
đối với các trung tâm này.

Nhìn chung, ở nước ta hiện nay, đã xuất hiện một số loại mơ hình chăm
sóc NCT, đó là: Mơ hình chăm sóc NCT tại gia đình, tại cộng đồng; Mơ hình
chăm sóc NCT của tư nhân; Mơ hình chăm sóc NCT của các tổ chức tôn giáo
và Trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước, trong đó, Trung tâm bảo trợ xã hội

7


của Nhà nước có ở 61/63 tỉnh, thành phố; Có tỉnh có đến 3 hoặc 4 Trung tâm,
được Nhà nước cấp kinh phí. Hai loại mơ hình cịn lại hiện chưa nhận được sự
quan tâm của Nhà nước. Việc nghiên cứu các loại mơ hình này đến nay cịn
q ít dẫn đến ảnh hưởng tới công tác QLNN đối với các TTCSNCT cả nước
nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng chưa thực sự hiệu quả.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận về QLNN đối với các TTCSNCT từ
đó đánh giá thực trạng QLNN đối với các trung tâm này trên địa bàn thành
phố Hà Nội để đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm hoàn
thiện QLNN đối với các trung tâm này trên địa bàn thành phố.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên đây, đề tài có nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận như: khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội
dung của QLNN đối với các TTCSNCT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với các TTCSNCT trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
- Đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn
thiện QLNN đối với các TTCSNCT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là hoạt động QLNN đối với các

TTCSNCT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các nội dung QLNN đối với các
TTCSNCT ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội

8


- Về phạm vi thời gian:Thời gian nghiên cứu trong đề tài được xác
định từ năm 2009 đến nay. Đề tài chọn từ năm 2009 làm mốc nghiên cứu vì
gắn với sự ra đời của Luật NCT năm 2009.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Phân tích lý thuyết về các yếu tố
liên quan đến hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT ngồi cơng lập.
Từ đó, làm nền tảng cho việc phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả,
hiệu lực của hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT ngồi cơng lập.
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Phương pháp này nhằm phân tích được
hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT ngồi cơng lập vào các hoàn cảnh,
thời điểm cụ thể để nghiên cứu một cách khách quan, chính xác.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Tác giả thực hiện luận
văn dựa trên các nghiên cứu đi trước có liên quan tới đề tài, tìm kiếm
nguồn tài liệu từ Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội, Viện nghiên
cứu gia đình và giới để nghiên cứu về hoạt động QLNN .
- Phương pháp chuyên gia: Tiến hành trao đổi, tham vấn các lãnh
đạo các TTCSNCT ngồi cơng lập và các chun gia xã hội học về các
vấn đề nghiên cứu. Mục đích của phương pháp nhằm thu thập thêm những
thông tin cần thiết khác mà các phương pháp khác chưa thu thập được.

- Phương pháp quan sát: Phương pháp này dựa trên sự quan sát
tình hình thực tế tại một số TTCSNCT ngồi cơng lập trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
- Phương pháp thống kê và thống kê phân tích: Phương pháp này được
sử dụng để phân tích số liệu, tài liệu cụ thể thơng qua các số liệu cụ thể từ
Cục thống kê Hà Nội và Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nội.

9


- Phương pháp xử lý số liệu: Các phương pháp thống kê, phân tích
tổng hợp, so sánh, dự báo… để tiến hành xử lý, đánh giá các dữ liệu, các
thông tin thu thập được. Qua đó đưa ra các nhận định, đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN đối với các TTCSNCT ngồi
cơng lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung
những vấn đề lý luận về QLNN đối với các TTCSNCT ngoài công lập, cung
cấp các luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn
thiện QLNN đối với các TTCSNCT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Về thực tiễn: Luận văn phân tích làm rõ thực trạng hoạt động
QLNN đối với các TTCSNCT ngồi cơng lập trên địa bàn thành phố Hà
Nội, từ đó chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động QLNN
đối với các TTCSNCT, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động QLNN đối với các trung tâm này. Các kết quả
nghiên cứu của luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
học tập và nghiên cứu, cho các cơ quan QLNN, cho các tổ chức và cá nhân
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành 3
chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với các trung tâm
chăm sóc người cao tuổi.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các trung tâm chăm
sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trung
tâm chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

10


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC
TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của người cao tuổi
1.1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Việc xác định thế nào là “NCT” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc xác định họ có phải là chủ thể được hưởng các quyền của NCT hay
không cũng như xác định thời điểm một người được hưởng các chế độ, chính
sách của quốc gia đó dành cho NCT.
Trong Bình luận chung số 6 (Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa) do Ủy
ban kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hợp Quốc đưa ra tại phiên họp thứ 13
(1995) đã ghi nhận rằng:
Thuật ngữ dùng để mô tả người cao tuổi khá đa dạng, kể cả trong các
tài liệu quốc tế, chúng bao gồm: “người cao tuổi”,“người già”, “người già cả”,
“thế hệ thứ ba”; “người có tuổi”, và để biểu thị những người từ 80 tuổi trở lên,
thuật ngữ được dùng là “thế hê thứ tư”. Ủy ban đã chọn thuật ngữ “người cao
tuổi” (older person, trong tiếng Pháp là: personnes agee, tiếng Tây Ban Nha
là: personas mayores), từ này được sử dụng trong các Nghị quyết 47/5 và
48/98 của Đại hội đồng. Theo kinh nghiệm của cơ quan thống kê Liên hợp

quốc, những thuật ngữ này bao hàm cả những người từ 60 tuổi trở lên.
(Eurostat - Cơ quan thống kê của liên minh Châu Âu coi “người cao tuổi” là
những người từ 65 tuổi trở lên, vì tuổi về hưu thông thường nhất là 65 tuổi và
xu hướng nghỉ hưu ngày càng muộn hơn) [34].
Khi nghiên cứu “mốc” tuổi, phần lớn các nước Châu Á cũng như ở
Châu Âu, mốc 60 tuổi là tuổi mà con người có nhiều biến đổi “về chất” làm
bước ngoặt của người tuổi trung niên thành NCT. Đối với người phương

11


Đông, 60 tuổi bằng 5 giáp là một mốc trọng đại. Hiện nay, do tuổi thọ tăng
nhanh, điều kiện kinh tế phát triển, mức sống cao nên người ở độ tuổi này vẫn
còn sức khoẻ tốt, hơn thế nữa do thiếu hụt lực lượng lao động nên một số
nước phát triển nâng tuổi già lên tuổi 65.
Ở nước ta, thời kỳ phong kiến, sau đến thời kỳ Pháp thuộc, người dân
sống trong đói khổ, bệnh tật, điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém, tuổi thọ thấp
(45 - 50 tuổi), NCT có số tuổi là 50 - 60 là rất hiếm. Từ 40 - 50 tuổi đã là
“lão” và được tổ chức mừng thọ ở tuổi 40, “tứ tuần đại khánh”. Tuổi già của
đàn ông, đàn bà cũng khác nhau: “Trai 30 tuổi đang xoan, gái 30 tuổi đã toan
về già” là câu nói cửa miệng của mọi người. Xác định mốc tuổi, ranh giới của
NCT có thể thấy rõ ý nghĩa trong đó và phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh
của lịch sử, điều kiện của từng nước. Cụ thể như:
- Năm 1242, Vua Trần Thái Tông trong khi tiến hành cải cách cấp hành
chính địa phương cho làm hộ khẩu, đã ra quyết định kê khai “lão” là người 60
tuổi và “long lão” là người trên 60 tuổi.
- Luật Bảo vệ quyền lợi NCT của Cộng hoà nhân dân Trung hoa (1996)
quy định người NCT là công dân từ 60 tuổi trở lên.
- Singapore, NCT được coi là người từ trên 60 tuổi.
- Tổ chức Y tế thế giới lấy mốc 65 tuổi là tuổi NCT - NCT được coi là

người từ trên 65.
- Theo Liên Hợp Quốc thì NCT được coi là người từ trên 60 tuổi.
Ở nước ta, một số văn bản pháp quy lấy mốc NCT như sau:
- Pháp lệnh NCT quy định NCT là người trên 60 tuổi.
- Điều 123 Bộ Luật lao động quy định: “Người lao động cao tuổi là lao
động nam trên 60, nữ trên 55”.
- Điều 2 Luật NCT năm 2009 quy định NCT là người “từ đủ 60 tuổi trở
lên” [27].

12


Có thể thấy quan điểm của quốc tế và Việt Nam trong việc xác định độ
tuổi được coi là NCT chưa thực sự đồng nhất. Khoảng cách giữa một người
“từ 60 tuổi trở lên” với một người “từ đủ 60 tuổi trở lên” là một khoảng trống
mà ở đó một số người “lẽ ra” đã được xác định là NCT theo quan điểm của
luật nhân quyền quốc tế nhưng lại chưa được xác định là NCT theo pháp luật
Việt Nam, dẫn đến việc họ chưa được coi là chủ thể của quyền của NCT.
Như vậy, khái niệm NCT theo quan điểm chung của quốc tế là khái
niệm rộng hơn so với khái niệm “NCT” theo pháp luật Việt Nam. Lý giải về
điều này, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật NCT của Việt Nam, một số
đại biểu cho rằng việc quy định độ tuổi như vậy là để “đảm bảo tính kế thừa
Pháp lệnh NCT và Luật Quốc tịch”. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vấn đề một
cách tổng quát có thể thấy rằng, xét trên điều kiện kinh tế, xã hội tại Việt Nam
ở thời điểm hiện tại, việc quy định NCT là người “từ đủ 60 tuổi trở lên” là
tương đối phù hợp với thực tiễn khách quan tại Việt Nam, thêm vào đó việc
quy định như thế này sẽ tạm thời giảm bớt áp lực cho nhà nước trong việc giải
quyết vấn đề ASXH của quốc gia.
Tóm lại, NCT trong đề tài này được tiếp cận theo luật NCT năm 2009
được Quốc hội ban hành, “NCT là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”.

1.1.1.2. Vị trí, vai trị của người cao tuổi
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, NCT giữ một vị trí vơ cùng quan
trọng. Đây là lớp người có cơng lớn với đất nước, từng trải qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ đầy gian khổ và giai đoạn xây dựng
lại đất nước trong đống tro tàn của chiến tranh để làm nên lịch sử vẻ vang dân
tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đối với NCT, tuy sức khỏe khơng bằng
lúc cịn trẻ nhưng có những mặt mạnh cơ bản, đó là: Có lịng u nước nồng
nàn, sâu sắc; tuổi càng cao chí càng cao; tích lũy được vốn tri thức, kinh
nghiệm, kỹ năng phong phú; có sự tín nhiệm cao”. Họ sống cùng những giá
trị lịch sử quan trọng và tơn trọng những giá trị đó. Đối với NCT, lịch sử là

13


một điều thiêng liêng cần được bảo tồn và chính họ là người tạo ra, bảo vệ,
lưu truyền giá trị lịch sử của dân tộc.
- Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hố truyền thống
Khơng thể khơng kể đến vai trò lưu giữ và phát huy truyền thống tốt
đẹp của NCT. Mỗi người đều từng trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau,
cũng từng có một thời tuổi trẻ. Đi qua mỗi giai đoạn ấy, người ta lại đúc kết
thêm những giá trị truyền thống của dân tộc. Và khi về già, với vốn hiểu biết
sâu sắc, truyền thống tốt đẹp mà họ có được trong suốt cuộc đời lại được
truyền lại cho con cháu qua những bài học, qua những câu chuyện kể. Nếu
khơng có các ông, các bà, thì chắc chắn thế hệ ngày nay sẽ khơng hiểu sâu về
các giá trị văn hố truyền thống của dân tộc ta, hay truyền thống làng nghề,
văn hóa, nghệ thuật,…mà ơng cha ta ln cố gắng gìn giữ và truyền thụ từ thế
hệ này qua thế hệ khác.
- Giáo dục thế hệ sau
Không ai là không lớn lên trong sự yêu thương và giáo dục của gia
đình. Mỗi con người được sinh ra và hình thành đặc điểm nhân cách thơng

qua văn hóa trong gia đình từ đời này qua đời khác. NCT là người đóng vai
trị trụ cột, họ trải qua bao nhiêu tháng năm với biết bao kinh nghiệm đúc kết,
từ những kinh nghiệm đó họ tạo nên giá trị gia đình, và giáo dục con cháu
thơng qua những giá trị đó. Thế hệ trẻ là lực lượng chính tạo nên sự phát triển
của một xã hội, và lực lượng ấy có mạnh hay khơng, có gây dựng được mục
tiêu tốt đẹp mà xã hội đề ra hay khơng, chính những đấng sinh thành là người
quyết định điều đó. Một đứa trẻ được sống trong một gia đình có truyền thống
giáo dục tốt đẹp sẽ tạo nên những giá trị tốt đẹp cho bản thân và những người
xung quanh.
- Góp cơng xây dựng đất nước
Những hoạt động của xã, phường, thị trấn ít khi vắng mặt hội NCT. Họ
khi khơng cịn sức khỏe để tham gia lao động thì trở thành những người tuyên

14


truyền của địa phương. NCT rất có ý thức trong việc tham gia phòng chống
các tệ nạn và phát huy các hoạt động có ích cho người dân. Họ cũng rất quan
tâm đến chính trị, bầu cử. Với tư cách là những người có vốn hiểu biết rộng, ý
kiến của NCT trong việc xây dựng thể chế, bộ máy nhà nước rất đáng được
coi trọng và lắng nghe.
Vị trí, vai trò của NCT trong xã hội là rất quan trọng, bởi vậy xã hội nói
chung và Nhà nước nói riêng cần có sự quan tâm, trợ giúp đối với họ để NCT
phát huy được vai trị của mình một cách hiệu quả nhất.
1.1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
a. Đặc điểm sinh lý
- Q trình lão hóa:
Lão hóa là q trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến sớm
hay muộn tùy thuộc vào cơ thể từng người. Khi tuổi già các đáp ứng kém
nhanh nhạy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên

sức khỏe về thể chất và tinh thần giảm sút. Về thể xác trong giai đoạn này cơ
thể bắt đầu có những thay đổi theo chiều hướng đi xuống.
Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở
nên khơ và thơ hơn. Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn. Ở
tuổi già có những nếp nhăn là do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do da
khơng cịn tính chất đàn hồi. Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chất
xanh đen nhỏ dưới da
Bộ răng yếu làm cho NCT ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai dù thức
ăn này giàu vitamin, đạm và chất khoáng. NCT thường chọn các thức ăn mềm
Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng
với tuổi tác ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.
Các cơ quan nội tạng:
Tim là một cơ bắp có trình độ chun mơn hố cao cùng với tuổi tác
cũng phải chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của cơ thể. Tim

15


phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hồn, mà có thể là ngun nhân
phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến lão hoá.
Phổi của NCT thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng ơxy
giảm. Khả năng dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cùng với cũng
giảm sút. Người NCT thích nghi với các điều kiện rét chậm hơn. Người NCT
dễ dàng bị cảm lạnh, nhiệt độ có thể hạ thấp sẽ rủi ro nghiêm trọng cho sức
khoẻ của họ. Họ cũng phải chịu đựng những khó khăn tương tự khi trong
trường hợp cần thiết phải tiếp cận với nhiệt độ cao.
Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình
dục ở NCT cũng giảm rõ rệt. Ở NCT xương và khớp khơng cịn linh hoạt,
mềm dẻo, các cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp, vụng về.
NCT hay bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn.

- Các bệnh thường gặp ở NCT:
Các bệnh tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy
tim, loạn nhịp tim…
Các bệnh về xương khớp: Thối hóa khớp, lỗng xương, bệnh gút…
Các bệnh về hơ hấp: Cảm sốt, viêm họng - mũi, cúm, viêm phế quản,
viêm phổi, ung thư phổi…
Các bệnh răng miệng: Khô miệng, sâu răng, bệnh nha chu…
Các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng…
Ngồi ra NCT cịn hay mắc các bệnh về ung bướu, bệnh thần kinh và
các bệnh về sức khỏe tâm thần…
b. Đặc điểm tâm lý
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của NCT không chỉ phụ thuộc vào nội
lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi
trường văn hóa - tình cảm và quan trọng nhất là mơi trường gia đình. Khi
bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác,
nhưng tựu trung những thay đổi thường gặp là:

16


- Hướng về quá khứ:
Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại,
NCTthường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội
cựu chiến binh...Họ thích ơn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm
sống cũng như hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật.
- Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”:
Khi về già NCT phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và
nghề nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn
bè) sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang
trạng thái tiêu cực xả hơi. Do vậy NCT sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc

sống mới. Người ta dễ gặp phải “hội chứng về hưu”.
- Những biểu hiện tâm lý của NCT:
Những biểu hiện tâm lý của NCT có thể được liệt kê như sau:
+ Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn: Con cháu
thường bận rộn với cuộc sống. Điều này làm cho NCT cảm thấy mình bị lãng
quên, bị bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn
được người khác coi mình không là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều
người quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại. Họ sợ sự cơ đơn, sợ phải ở
nhà một mình.
+ Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số NCT nếu cịn sức khỏe vẫn
cịn có thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình,
hoặc có thể tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có
một số NCT do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ
thuộc vào con cháu. Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền, hay
tự dằn vặt mình. NCT mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại
chậm chạp, khơng cịn khả năng lao động, quan niệm sống khác với thế hệ
sau... nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho.

17


×