Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thực trạng việc thực hiện các chính sách về đền bù thiệt hại trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.58 KB, 30 trang )

Thực trạng việc thực hiện các chính sách về đền bù thiệt hại trên
địa bàn thành phố hà nội
I. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của thủ đô hà nội
1. Về điều kiện tự nhiên- tài nguyên thiên nhiên.
Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị lớn
nhất của cả nước. Với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung tâm Đồng Bằng Bắc Bộ,
Hà Nội là trung tâm chính giữa đồng bằng đông dân, trù phú, quy tụ và toả rộng
của mạng lưới giao thông, giao lưu thông tin văn hoá, kinh tế chính trị- xã hội.
Hà Nội được giới hạn trên mặt phẳng toạ độ địa lý từ 20
0
53

đến 21
0
23

độ Vĩ
Bắc, 105
0
44 đến 106
0
02

độ Kinh Đông, tiếp giáp với 6 tỉnh : Phía Bắc giáp Thái
Nguyên, Bắc Giang, Phía Đông giáp Hưng Yên, Bắc Ninh; Phía Tây giáp Hà
Tây, Vĩnh Phúc; Phía Nam giáp Hà Tây.
Hà Nội có diện tích 927,39 km
2
khoảng cách dài nhất từ phía Bắc xuống
phía Nam Thành phố trên 50km, chỗ rộng nhất từ Tây sang Đông gần 30 km. Hà
Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá, khoa học, công nghệ, là hạt nhân


của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trung tâm lớn về giao dịch quốc tế của cả
nước.
Với địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều sông ngòi, hồ đầm, nhiều cảnh
quan thiên nhiên đẹp, Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển thành đô thị văn
minh hiện đại.
Tuy nhiên Hà Nội có những hạn chế cần phải khắc phục do địa hình thấp,
độ cao trung bình từ 5- 20m so với mực nước biển, khí hậu phân hoá sâu sắc
theo mùa (mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông thì lạnh và khô ), nhiệt độ
trung bình là 24
0
C, chế độ thuỷ văn không ổn định nên thường tạo ra lũ lụt hoặc
úng ngập cục bộ.
Về tài nguyên đất.
Tổng số diện tích đất tự nhiên : 92.097 ha.
+ Phân theo mục đích sử dụng :
- Đất nông nghiệp : 43.612 ha chiếm 47,36%
- Đất lâm nghiệp : 6.128 ha chiếm 6,65%
- Đất chuyên dùng : 20.533 ha chiếm 22,30%
- Đất ở : 11.689 ha chiếm 12,69%
- Đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá: 10.135 ha chiếm 11,00%
Có 6.128 ha đất lâm nghiệp chiếm 6,65% diện tích, trong đó chủ yếu là đất
rừng trồng, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn với các loại cây như bạch đàn,
thông, sơn, giò, quế.
Có 3.600 ha ao, hồ, đầm, 32,6 km
2
diện tích mặt nước.
+ Bình quân theo diện tích đất tự nhiên
- Theo nhân khẩu : 342,62 m
2
/ người.

- Theo hộ gia đình : 1.486,98 m
2
/ hộ
(Nguồn thông tin đất đai năm 2000 của ngành địa chính )
1. Về kinh tế- xã hội
Hà Nội có 7 quận nội thành, 5 huyện ngoại thành với 228 xã, phường, thị
trấn. Dân số toàn Thành phố là 2,9 triệu (năm2002) trong đó gần 80% dân số phi
nông nghiệp.
Trong những năm qua Hà Nội đã có bước phát triển toàn diện, liên tục và
đạt được những thành tựu quan trọng đáng khích lệ. Tình hình chính trị- xã hội
ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tạo điều kiện thúc đẩy quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho những năm tới. Đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân đã có bước cải thiện rõ rệt, mức sống tăng lên gấp nhiều lần so với
những năm 90. Nhiều chỉ tiêu văn hoá xã hội dẫn đầu cả nước.
+ Tổng GDP năm 1999 là 26.665 tỷ đồng
+ Bình quân GDP là 915 USD/ người.
+ Tốc độ tăng GDP 1996- 2000 là 10,38%.
Những năm gần đây, chỉ tiêu GDP của Hà Nội tiếp tục tăng trưởng khá :
Năm 1997 đạt 12,5%, năm 1998 đạt 12%, năm 1999 đạt 6,5%, năm 2000 đạt
9,14%, năm 2001 đạt 10,15%, năm 2002 đạt 9,48%. Nguyên nhân của Hà Nội
giảm dần và giảm mạnh vào những năm 1999 là do có sự giảm về việc thu hút
vốn đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế khu vực.
Hiện nay cơ cấu kinh tế chung của Hà Nội là thươeng mại- dịch vụ-công
nghiệp, xây dựng lâm nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế năm 2001:
+Công nghiệp : 38,03%
+ Dịch vụ : 60,07%
+ Nông nghiệp : 1%
Tỷ lệ tăng dân số xấp xỉ 3%, trong đó: tăng tự nhiên 1%.

Tốc độ phát triển kinh tế- xã hội cao tạo ra những áp lực ngày càng lớn đối
với đất đai có thể quy lại ở những mặt sau đây:
- Sự gia tăng đân số nhanh,( dự kiến đến năm 2020 dân số vào khoảng
3,9 triệu người, trong đó dân số đô thị vào khoảng 2,7 triệu người) đã gây áp lực
lớn về nhu cầu sử dụng đất cho số dân phát sinh hàng năm hiện nay khoảng 1.350
ha để phát triển khu dân cư nông thôn và đô thị trong đó đất ở khoảng 210 ha.
Việc nâng cấp mở mang và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các
công trình văn hoá công cộng phát triển rất mạnh đòi hỏi phải dành diện tích đất
khoảng 1000 ha mỗi năm, đặc biệt là các công trình công cộng ở khu vực nội
thành đông dân là rất phức tạp và tốn kém.
II. Về công tác quản lý đất đai và đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư
trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
1. Trước khi có Luật đất đai 1993.
Về quản lý đất đai, tại thời điểm này, đất đai thuộc thành phố đưo0ực chia
ra cho nhiều cơ quan cùng thực hiện chức năng quản lý, đó là Sở quản lý ruộng
đất và Đo đạc, Sở Nhà đất, Uỷ ban xây dựng cơ bản. Tại huyện chưa có bộ phận
chuyên môn về quản lý đất đai, mà đều tập trung tại phòng nông nghiệp huyện;
tại các quận thì tập trung tại các phòng xây dựng quận.
Nhìn chung trong thời kỳ này, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa
bàn Thành phố còn phân tán, không có sự chỉ đạo thống nhất, kỷ cương pháp
luật không được coi trọng, tạo ra những hậu quả không tốt về chính trị, kinh tế,
xã hội.
Về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, taío định cư, thời điểm này các
dự án sử dụng đất không nhiều và ít có việc di dân, chủ yếu là lấy đất nông
nghiệp. Các chính sách về đền bù thiệt hại thời điểm này, các ngành của Thành
phố sử dụng Quyết định 1231/QĐ-UB và 374/QĐ-UB để xác định tiền đền bù
thiệt hại (các Quyết định này sẽ được nêu chi tiết ở phần sau ).
Đối với đèn bù thiệt hại theo Quyết định 1231/QĐ-UB, mức đền bù chỉ là 4
năm, nên UBND các quận huyện chủ động tính tiền đền bù và yêu cầu chủ đầu
tư thanh toán. Khiếu kiện của dân về chính sách đền bù thiệt hại trong giai đoạn

này là hầu như không có.
Đối với đền bù thiệt hại theo Quyết định 374/QĐ-UB bao gồm việc đền bù
thiệt hại về đất ( nộp ngân sách Nhà nước) và đền bù về hoa màu, tài sản trên đất
(trả trực tiếp cho người bị thu hồi đất ). Giai đoạn này các vụ khiếu kiện của
công dân về đền bù thiệt hại bắt đầu xuất hiện và dần gia tăng.
Việc tái đinh cư cũng rất đơn giản, chủ yếu là việc giao đất cho các hộ di
chuyển tự xây dựng nhà ở tại các địa điểm phù hợp quy hoạch.
2. Sau khi có luật đất đai 1993.
Về quản lý đất đai, cho đến thời điểm năm 1995, Thành phố vẫn còn 3 cơ
quan như nêu tại mục 1 trên đây đảm nhiệm. Việc thực hiện quản lý các chức
năng quản lý Nhà nước còn chồng chéo, còn nhiều sơ hở tiêu cực. Cả 3 cơ quan
này đều thụ lý các hồ sơ xin sử dụng đất với cách nhìn nhận vấn đề khác nhau.
Khi có cuộc kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao ( công bố kết luận ngày 15/5/1995)thì UBND Thành phố mới xem xét,
nhìn nhận một cách nghiêm túc việc cải tổ lại công tác quản lý Nhà nước về đất
đai trên địa bàn và quy về một đầu mối quản lý thống nhất, đó là Sở Địa chính-
Nhà đất như hiện nay.
Cũng từ thời gian này, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
Thành phố bắt đầu đi vào nề nếp, đúng pháp luật.
Về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, cùng với sự phát triển của đất
nước, các dự án đầu tư có sử dụng đất đai tại thời điểm này bắt đầu gia tăng.
Trong quá trình thực hiện, UBND Thành phố và các ngành chức năng vừa làm,
vừa nghiên cứu để hoàn thiện chính sách trênc ơ sở đẩm bảo quyền lợi chính
đáng của người bị thu hồi đất, tuân thủ các chính sách của Nhà nước và hướng
dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
Đối với các dự án trên địa bàn Thành phố , sau khi có quyết định của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất, UBND quận, huyện quyết định thành
lập Hội đồng GPMB để cùng chủ đầu tư tổ chức điều tra, lập phương án đền bù
thiệt hại.
Phương án bồi thường thiệt hại sẽ được UBND quận, huyện báo cáo Hội

đồng thẩm định Thành phố (do Giám đốc Sở Tài chính- Vật giá làm chủ tịch ) để
thẩm định, báo cáo UBND Thành phố quyết đinh phê duyệt.
Căn cứ quyết định của UBND Thành phố phê duyệt phương án đền bù thiệt
hại, UBND quận, huyện cùng chủ đầu tư tổ chức thanh toán tiền bồi thường thiệt
hại.
Vì số lượng các dự án sử dụng đất trên địa bàn là quá lớn, hơn nữa để gắn
liền trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận, huyện trong việc đền bù, GPMB,
UBND Thành phố đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND Thành phố
được uỷ quyền quyết định phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại cho Chủ
tịch UBND các quận, huyện.
Chư bao giờ công tác đền bù, GPMB trên địa bàn lại sục sôi, nóng bỏng
như giai đoạn này, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND Thành phố đã có
nhiều cuộc họp để chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc, xây dựng quy
chế, cơ chế đền bù, GPMB.....
Dường như tất cả đã bị cuốn theo “ cơn lốc” của công tác đền bù, GPMB.
Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khoá XII đã có Nghị quyết số 20/NQ-TU
ngày 13/7/2000 và Hội đồng nhân dân Thành phố khoá XII đã có Nghị quyết số
09./2000/NQ-HĐND ngày 21/7/2000 về công tác GPMB trên địa bàn Thành
phố. Năm 2002 và năm 2003 là năm đồng khởi GPMB.
Tại công văn số 771/CP-ĐP1 ngày 24/8/2001, Thủ tướng Chính phủ đã có
ý kiến chỉ đạo đồng ý cho UBND Thành phố Hà Nội tổ chức làm thí điểm một
số vấn đề, trong đó có việc uỷ quyền cho Chủ tịch UBND quận, huyện quyết
địnhu phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, tại Quyết định số
72/2001/QĐ-UB ngày 17/9/2001 (về ban hành trình tự, thủ tục, tổ chức thực
hiện công tác bồi thường thiệt hại, GPMB.), UBND Thành phố Hà Nội đã uỷ
quyền cho Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định phê duyệt phương án bồi
thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất.
Về tái định cư, đối với các dự án thuộc Thành phố, UBND Thành phố giao
cho UBND quận, huyện tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng các

khu nhà ở tái định cư theo quy định. Các Ban quản lý dự án sử dụng ngùn vốn
ngân sách Trung ương cấp phải tự tổ chức xây dựng khu tái định cư.
Về thành lập tổ chuyên trách, để thực hiện công tác đền bù thiệt hại,
GPMB, đáp ứng những phức tạp trong thời gian tới, UBND Thành phố Quyết
định thanàh lập Ban chỉ đạo GPMB Thành phố. Các quận, huyện cũng thành lập
các Ban chỉ đạo chuyên trách của mình để kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo
của công dân.
III. các chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư mà UBND
Thành phố hà nội đã ban hành để thực hiện công tác đền bù, GPMB, tái định cư
trên địa bàn.
Việc ban hành các chính sách về đền bù, GPMB được phân chia ra theo các
giai đoạn của Luật đất đai. Dựa trên cơ sở đó, mà có thể phân chia các chính
sách theo hai giai đoạn sau :
1. Giai đoạn trước khi có Luật đất đai năm 1993.
1.1. Quyết định 1231/QĐ-UB ngày 26/3/1986 của UBND Thành phố Hà
Nội quy định tạm thời về đền bù thiệt hại ruộng đất, hoa màu, công trình trong
GPMB xây dựng ở Thành phố Hà Nội.
Dựa trên cơ sở Quyết định 151/TTg ngày 14/4/1959 của Thủ tướng Chính
phủ, Quyết định 1231/QĐ-UB là văn bản pháp quy đầu tiên của UBND Thành
phố Hà Nội trong việc đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Về yêu cầu của công tác đền bù thiệt hại, tại điều 3 của Quyết định có nêu:
“ Công tác đền bù thiệt hại phải đạt được yêu cầu sau”.
+ Đầu tưu thâm canh tăng năng suất phần diện tích sản xuất còn lại, hoặc
khai thác những vùng đất mới để bù đắp phần thiếu hụt diện tích, sane lượng.
+ Giải quyết lao động dôi thừa trong nông nghiệp do trưng dụng ruộng đất;
+ Tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho dân khi phải di chuyển đến nơi ở
mới.
+ Đảm bảo tiến độ thi công của công trình xây dựng;
Về mức đền bù thiệt hại, đối với đền bù thiệt hại về đất, Điều 6 củat Quyết
định có nêu :

a/- Nếu ruộng đất trưng dụng là đất đang sản xuất do Hợp tác xã quản lý thì
phải đền bù thiệt hại ruộng đất 4 năm.
Trường hợp đặc biệt do yêu cầu tiến độ thi công của các công trình trọng
điểm, cần phải phá bỏ hoa màu thì phải được UBND Thành phố đồng ý và chủ
đầu tư xây dựng phải đền bù thêm phần hoa màu bị phá bỏ.
b/- Nếu đất trưng dụng là đất khu dân cư hoặc đất có công trình khác thì
chủ đầu tư đền bù thiệt hại giá trị còn lại của công trình, nhà cửa, hoa màu cần
phá bỏ.
c/- Nếu là ruộng đất 5% chia cho xã viên để làm kinh tế phụ gia đình, hoặc
dùng làm cúng lễ của các tổ chức tôn giáo, thì Hợp tác xã bố trí diện tích khác
thay thế, theo mức bình quân trung của địa phương.
Đối với đền bù thiệt hại về tài sản trên đất thì :
“ Đền bù thiệt hại hoa lợi, ruộng đất tính theo sản lượng tính thếu nông
nghiệp quy ra thóc trong 4 năm với giá chỉ đạo cho Hợp tác xã nông nghiệp
thông qua Hợp đồng kinh tế tại thời điểm đền bù.
Trường hợp là ruộng đất 5%, đất dùng làm cúng lễ cho các tổ chức tôn giáo,
đất cá thể đã được cấp bù diện tích tương đương thì chủ đầu tư xây dựng không
trực tiếp đền bù phần thiệt hại ruộng đất cho cá nhân và tổ chức tôn giáo, mà chỉ
đền bù một lần cho Hopự tác xã nông nghiệp. Nếu diện tích chênh lệch thì mới
đền bù cho tổ chức, cá nhân nói trên”.
Đối với một vài trường hợp đặc biệt :( chẳng hạn như việc do yêu cầu thi
công mà phải phá ha màu non).
“ Đối với loại hoa màu trồng được già nửa thời vụ hoặc đã ra hoa, kết quả
thì đền bù từ 50% đến 100% năng suất đã thu hoạch cao nhất trong 3 năm trước
đó. Mức % đền bù cụ thể do Chủ tịch Hội đồng đền bù xét. Việc đền bù theo giá
thoả thuận tại thời điểm đền bù....
Về đền bù thiệt hại về tài sản, Điều 9 quy định theo giá trị còn lại của công
trình, nhà cửa, theo đơn giá của UBND Thành phố quy định..
Đối với trường hợp được cấp đất để di chuyển thì ngoài tiền đền bù hư hao
vật tư, trong quá trình phá dỡ di chuyển, chủ tài sản còn được chủ đầu tư xây

dựng đền bù tiền nhân công xây dựng lại, tiền đắp nền xây dựng chỗ đất được
cấp.
Trường hợp chủ tài sản được thuê nhà ở mới của Nhà nước thì công trình cũ
có thể bị áp dụng hình thức Nhà nước thu mua phần giá trị còn lại của công
trình, hoặc đền bù phần nhân công tháo dỡ di chuyển đi nơi khác.
Việc di chuyển mồ mả để GPMB, chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo cho
chủ hộ biết thời hạn di chuyển đến nơi quy định. Trường hợp chủ mồ mả tự di
chuyển thì được đền bù công di chuyển, tiền hư hỏng vật liệu xây mộ và hương
hoa cho chủ mộ.
Ngoài việc đền bù thiệt hại trong phạm vi đất trưng dụng , chủ đầu tư còn
phải đền bù thiệt hại, nếu làm hỏng các công trình giao thông điah phương,
đường đi lại của nhân dân, các mương máng đường điện...
Việc bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng cho các công trình được xây dựng có
giấy phép hợp lệ. Đối với các công trình, nhà cửa phải di chuyển không có giấy
phép hợp lệ không được đền bù theo quy định này. Nếu cần thiết xét trợ cấp do
Chủ tịch Hội đồng đền bù duyệt.
Như vậy, Quyết định 1231/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội , đã áp
dụng chính sách tưương đối “mềm” đối với các trường hợp phải di chuyển nhà ở
trong khu đô thị và “cứng” đối với bồi thường thiệt hại vè tài sản là công trình
xây dựng trên đất, trong khi đó thực trạng công tác quản lý đất đai, xây dựng của
Thành phố còn lỏng lẻo. Thời ký này việc thu hồi đất nông nghiệp là chủ yếu,
cho nên những va vấp, khiếu kiện của công dân đối với chính sách bồi thường
thiệt hại về tài sản là không nhiều.
Quyết định 1231/QĐ-UB còn quy định chế độ tuyển dụng lao động, phân
bổ tiền đền bù, mà theo đó, tiêu chuẩn xem xét việc tuyển dụng lao động là diện
tích đất nông nghiệp bị thu hồi và cơ quan chịu trách nhiệm chính trong vấn đè
này là Sở Lao động Thương binh xã hội.
Như vậy, có thể thấy Quyết định 1231/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà
Nội là văn bản đầu tiên quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện công tác đền bù,
Giải phóng mặt bằng khi Nhà nước lấy đất để thực hiện xây dựng các công trình.

Một thời gian dài sau đó, khi có Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 1988 thì
UBND Thành phố Hà Nội mới có quyết định mới bổ sung.
1.2. Quyết định 374/QĐ-UB ngày 27/02/1992 của UBND Thành phố Hà
Nội về đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất có rừng khi chuyển
sang sử dụng vào mục đích khác.
Theo nội dung Quyết định này, tiền đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất
chưa sử dụng, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác được tính theo số kg
thóc/m
2
đất, cụ thể:
Với đất nông nghiệp ( có vùng đồng bằng và vùng đô thị, trung du, miền
núi ), ở mỗi vùng, tiền sử dụng đất được xác định theo hạng đất tính thuế sử
dụng đất nông nghiệp và các vị trí cụ thể của khu đất đó.
Với đất chưa sử dụng (có vùng đồng bằng và vùng đô thị) ở mỗi vùng, tiền
sử dụng đất được xác định theo đất liền thổ hay là đất có mặt nước.
Với đất có rừng (có vùng trung du và miền núi), ở mỗi vùng, tiền sử dụng
đất được xác định theo loại đất rừng (giàu, trung bùnh, nghèo).
Ngoài mức tiền đền bù thiệt hại về đất cho Nhà nước, các tổ chức và cá
nhân sử dụng đất còn phải bồi thường thiệt hại tài sản trên mặt đất và trong lòng
đất cho người đang quản lý.
Về phân bổ tiền đền bù thiệt hại về đất đai, tại điều 10 của Quyết định
374/QĐ-UB có quy định:
+ Nộp ngân sách Trung ương 30%;
+ Nộp ngân sách địa phương 70%, trong đó chia ra: Thành phố 30%, quận,
huyện 20%, phường, xã, thị trấn 20%.
Nhìn chung, trong giai đoạn trước năm 1993, mặc dù chính sách đền
bù,Giải phóng mặt bằng chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện nhưng với số lượng dự án
không nhiều và điều quan trọng là thị trường đất đai không sôi động, không có
sự chênh lệch lớn về giá trị quyền sử dụng đất, nên về cơ bản, khiếu nại, tố cáo
của công dân đối với phương án đền bù,Giải phóng mặt bằng là rất ít.

2. Giai đoạn sau khi có luật đất đai năm 1993 ra đời.
2.1. Quyết định số 2951/QĐ-UB ngày 08/11/1994 của UBND Thành phố
Hà Nội ban hành khung giá các loại đất trên địa bàn Thành phố (thực hiện Nghị
định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ).
Về đất nông nghiệp, lâm nghiệp, giá đất được xác định trên cơ sở hạng
đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và theo 4 khu vực: ven nội thành, đồng
bằng, trung du, miền núi. Mức giá cao nhất được xác định là 15.400đ/m
2
(đất
nông nghiệp ven đô thị hạng 1) và thấp nhất là 600đ/m
2
(đất lâm nghiệp hạng 5
tại xã miền núi )
Về đất ở, đất đã xây dựng công trình, giá đất được xác định trên cơ sở
phân loại xã tại các khu vực đồng bằng, trung du, miền núi. Mức giá cao nhất

×