Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Hoạt động dạy tiếng anh cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non khảo sát tại quận 10 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

CAO THỊ HỒNG NHUNG

HOẠT ĐỘNG DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ 5 TUỔI
TRONG TRƯỜNG MẦM NON – KHẢO SÁT TẠI QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

CAO THỊ HỒNG NHUNG

HOẠT ĐỘNG DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ 5 TUỔI
TRONG TRƯỜNG MẦM NON – KHẢO SÁT TẠI QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

Chuyên ngành Xã hội học
Mã ngành: 60.31.30

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THỊ VÂN HẠNH


Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
----**---Tôi xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép
các cơng trình nghiên cứu của người khác, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là
PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu và hội thoại phỏng vấn sâu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tơi thu thập từ thực địa nghiên cứu.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của một số tác giả, cơ quan
tổ chức khác, được trích dẫn rõ ràng và thể hiện trong phần tài liệu tham khảo theo
đúng quy định.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2016
Tác giả

Cao Thị Hồng Nhung


LỜI CẢM ƠN
----**---Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q Thầy/Cơ, gia đình và bạn bè.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy/Cô Khoa Xã
hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh với tri thức
và tâm huyết của mình đã truyền đạt những kiến thức q báu cho tơi trong suốt khóa
học cũng như những góp ý q báu để tơi thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô và cán bộ của các
Trường Mầm non tại quận 10 đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thu thập thơng

tin liên quan đến đề tài nghiên cứu cũng như các anh chị đồng nghiệp tại trường Cao
đẳng Sư phạm Trung ương Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh - Người
thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và
hồn thành luận văn.
Sau cùng, xin bày tỏ lịng cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè
đã động viên và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này. Tơi xin kính chúc các anh chị
em, bạn bè dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, thành công và đặc biệt, kính chúc q
Thầy/Cơ ở Khoa Xã hội học và PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh thật dồi dào sức khỏe,
niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho
thế hệ mai sau!
Thành phố Hồ Chí Minh, 03 tháng 10 năm 2016
Học viên

Cao Thị Hồng Nhung


MỤC LỤC
-------------Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn......................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục bảng, biểu ...................................................................................... vii
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ...................................... 3
4. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 4
6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn .................................................. 7

7. Kết cấu đề tài ....................................................................................... 7
8. Hạn chế của đề tài ................................................................................ 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 9
1.1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................. 9
1.1.2 Một số vấn đề lý luận về việc dạy và học tiếng Anh ......................... 19
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN .................................................................. 24
1.2.1 Các khái niệm về trẻ mầm non .......................................................... 24
1.2.2 Khái niệm trường mầm non ............................................................... 27
1.2.3 Khái niệm ngôn ngữ ........................................................................... 29
1.2.4 Khái niệm hoạt động dạy học ............................................................ 30
1.3 CÁC LÝ THUYẾT TIẾP CẬN CỦA NGHIÊN CỨU .......................... 33
1.3.1 Lý thuyết lựa chọn hợp lý .................................................................. 33
1.3.2 Lý thuyết xã hội hóa .......................................................................... 38


1.3.3 Lý thuyết gắn kết ............................................................................... 41
1.4 TIỂU KẾT CHƯƠNG I....................................................................... 143
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ 5
TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON – KHẢO SÁT TẠI QUẬN 10, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................. 45
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu.......................................................................................... 45
2.1.2 Mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 45
2.1.3 Cơ cấu mẫu khảo sát ........................................................................................ 50
2.2 LÝ DO PHỤ HUYNH CHO TRẺ HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG MẦM NON
.................................................................................................................................. 52
2.2.1 Nhận thức của phụ huynh về sự cần thiết cho trẻ mầm non học tiếng Anh .... 52
2.2.2 Lý do phụ huynh cho trẻ học tiếng Anh ở trường mầm non ........................... 56
2.3 MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU CHO TRẺ HỌC TIẾNG

ANH TRONG TRƯỜNG MẦM NON .................................................................... 60
2.3.1 Yếu tố thúc đẩy và tác động đến nhu cầu học tiếng Anh từ gia đình của trẻ .. 60
2.3.2 Những yếu tố xã hội tác động đến nhu cầu cho con học tiếng Anh ............... 63
2.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ 5 TUỔI TẠI
TRƯỜNG MẦM NON – KHẢO SÁT TẠI QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
.................................................................................................................................. 68
2.4.1 Điều kiện cơ sở vật chất của trường mầm non phục vụ cho việc dạy và học tiếng
Anh .......................................................................................................................... 68
2.4.2 Đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non ......................................... 72
2.4.3 Chương trình và phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho trẻ mầm non .. 77
2.5 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 83
Chương 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỌC TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG MẦM
NON CỦA TRẺ VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY TIẾNG
ANH TRONG TRƯỜNG MẦM NON


3.1 HIỆU QUẢ HỌC TIẾNG ANH MẦM NON TẠI 3 TRƯỜNG MẦM NON
KHẢO SÁT ..................................................................................................... 84
3.1.1 Đánh giá của phụ huynh về kết quả học tiếng Anh ở trường của trẻ ............ 85
3.1.2 Đánh giá của giáo viên về tình hình học tiếng Anh của trẻ ......................... 89
3.2 NHỮNG KHĨ KHĂN TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI
TRƯỜNG MẦM NON ......................................................................................... 91
3.2.1 Đánh giá của phụ huynh ............................................................................... 91
3.2.2 Đánh giá của giáo viên ................................................................................. 95
3.3 NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH
TẠI TRƯỜNG MẦM NON .................................................................................. 98
3.3.1 Những mong muốn để nâng cao chất lượng hoạt động dạy tiếng Anh cho trẻ
mầm non 5 tuổi....................................................................................................... 98
3.3.2 Những hướng đề xuất của tác giả nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy
tiếng Anh cho trẻ mầm non 5 tuổi........................................................................ 100

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 109
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 113
Phụ lục 1: Bảng hỏi ............................................................................................. 113
Phụ lục 2: Bảng phỏng vấn sâu ........................................................................... 119


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
STT
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Bảng 2.5

Tên bảng
Mơ tả mẫu nghiên cứu thực tế (nhóm khách thể: phụ huynh)
Mức độ cần thiết cho trẻ học tiếng Anh theo đánh giá của phụ
huynh
Đánh giá của phụ huynh (theo nhóm giới tính) về mức độ cần
thiết cho trẻ học tiếng Anh mầm non
Đánh giá của phụ huynh (theo nhóm nghề nghiệp) về mức độ
cần thiết cho trẻ học tiếng Anh mầm non
Những lý do phụ huynh cho trẻ học tiếng Anh ở trường mầm
non


Trang
51
52

54

55

56

Những yếu tố từ gia đình thúc đẩy phụ huynh cho con học tiếng
Bảng 2.6

Anh

61

Bảng 2.7

Những yếu tố bên ngoài tác động đến việc trẻ học tiếng Anh

64

Bảng 2.8

Ý kiến của phụ huynh về cơ sở vật chất

68

Bảng 2.9


Ý kiến của phụ huynh về đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh

72

Bảng 2.10

Ý kiến của phụ huynh về chương trình học tiếng Anh

77

Bảng 3.1

Thống kê số lượng phụ huynh đánh giá về nhà trẻ có nói tiếng
Anh

85

Đánh giá của phụ huynh về mức độ hiệu quả của việc học tiếng
Bảng 3.2

Anh của trẻ tại trường mầm non

86

Đánh giá của phụ huynh về những khó khăn trong việc dạy và
Bảng 3.3

Bảng 3.4


học tiếng Anh tại trường mầm non
Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động dạy tiếng
Anh

91

94


Bảng 3.5

Nhóm giải pháp từ phía phụ huynh và giáo viên
Tên biểu đồ

STT
Biểu đồ 2.1

Mức độ cần thiết cho trẻ học tiếng Anh theo đánh giá của phụ
huynh

98
Trang
53

Biểu đồ 2.2 Ý kiến của phụ huynh về cơ sở vật chất

69

Biểu đồ 2.3 Ý kiến của phụ huynh về đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh


72

Biểu đồ 2.4 Ý kiến của phụ huynh về chương trình học tiếng Anh

78

Thứ hạng đánh giá về các khó khăn trong việc dạy và học tiếng
Biểu đồ 3.1

Anh tại trường mầm non của phụ huynh

92


1

DẪN LUẬN
1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng và Chính phủ,
trong những năm gần đây, bậc mầm non đang triển khai thí điểm đổi mới hình thức
tổ chức giáo dục trong các trường lớp mẫu giáo; trung tâm nghiên cứu giáo dục
mầm non cũng đang bắt đầu chu trình nghiên cứu mới nhằm đề xuất chương trình
giáo dục trẻ mẫu giáo, đáp ứng giai đoạn phát triển của đất nước.
Theo những định hướng đó, ngồi những chương trình giáo dục chính quy
cho trẻ mầm non, nhiều trung tâm giáo dục trẻ em cịn đưa chương trình dạy tiếng
Anh vào chương trình dạy học cho trẻ, nhằm khơi dậy khả năng ngoại ngữ cho trẻ
từ lứa tuổi mầm non.
Học tiếng Anh đã và đang trở thành nhu cầu cấp bách và thiết yếu cho chúng
ta ở mọi lứa tuổi và mọi trình độ. Sự phát triển các mối quan hệ quốc tế, việc trẻ em
chúng ta có điều kiện đi học nước ngoài hoặc tham gia các hội nghị, cuộc họp mặt

quốc tế, đặc biệt, yêu cầu đối với người lao động mới là phải biết ngoại ngữ và tin
học đã làm cho việc dạy và học tiếng Anh đang nở rộ khắp nơi. Tại các trường mầm
non, Anh ngữ cũng đang được cho trẻ học dưới nhiều hình thức để đáp ứng mong
mỏi của phụ huynh và yêu cầu của xã hội. Khơng có mơi trường nói tiếng Anh và
giao tiếp hạn hẹp với người nói tiếng Anh là cản trở chủ yếu của việc dạy và học
tiếng Anh của trẻ mầm non hiện nay.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học ngoại ngữ sớm sẽ đem lại cơ hội tốt để
học tiếng mẹ đẻ. Nghiên cứu của Cummins (1996) và Swans (1986) (Dự án VIE, 21999, Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi đi học) đã chỉ ra rằng sử dụng những năm
đầu đời để phát triển ngôn ngữ khơng chỉ là điều nên làm mà cịn là cần thiết.
Suwan và Mackay đã tìm thấy trong nghiên cứu của họ rằng “ngôn ngữ được lĩnh
hội cực kỳ sớm, lúc trẻ mới có 3 tuổi và đứa trẻ có khả năng biểu diễn và kết hợp từ
ngữ phù hợp với cơ chế cấu tạo ngôn ngữ chặt chẽ” [42]. Việc dạy trẻ ngôn ngữ
không phải là dạy một hệ thống ngôn ngữ mà dạy trẻ một phương tiện giao tiếp và
hiểu biết một nền văn hóa. Ở nhiều nước trên thế giới, hầu hết mọi người đều học


2

hai hay nhiều ngoại ngữ hơn nữa (Taylor, 1997). Trong nghiên cứu của Tambert và
Tucker, người ta đã nhận thấy việc sớm đưa một ngoại ngữ vào làm quen trẻ mẫu
giáo “khơng hề có dấu hiệu tổn thương đến tiếng mẹ đẻ” và triển khai chương trình
ngoại ngữ ở trường mẫu giáo phải dựa trên các truyển thống địa phương, các điều
kiện xã hội của nước sử dụng ngôn ngữ đó [45].
Nhiều tư liệu được Unesco cơng bố đã nhấn mạnh vai trị quan trọng của thời
kỳ phát cảm ngơn ngữ của con người (diễn ra trước 8 tuổi) trong việc học ngơn ngữ
thứ hai. Tiếng nói ở lứa tuổi này là hình thức ngơn ngữ đầu tiên, bởi trẻ học nói
trước học viết (Harding và Riley) [43]. Một loạt các nghiên cứu cân nhắc việc giới
thiệu ngoại ngữ cho trẻ từ lứa tuổi mẫu giáo là việc nên làm (Arnberg, 1987).
Ở Việt Nam, cách đây hơn mười năm, đã có một số cơ quan nghiên cứu và
một vài tác giả đã nghiên cứu vấn đề làm quen trẻ với tiếng Anh. Năm 1994, trường

thực nghiệm Hoa Hồng - Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu phương pháp dạy trẻ mẫu
giáo lớn học tiếng Anh. Năm 1996, Vụ Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp
cùng Thạc sỹ Nguyễn Quốc Hùng nghiên cứu chương trình làm quen trẻ với tiếng
Anh, đã phổ biến trên truyền hình các giờ học Anh văn sinh động thơng qua các
hoạt động trị chơi vận động, dân gian, các bài hát, câu nói vần… Tuy nhiên chưa có
số liệu nào thống kê được chứng tỏ hiệu quả của trẻ học tiếng Anh theo chương
trình đó. Năm 1997, Viện Nghiên cứu Giáo dục mầm non kết hợp với chuyên gia
giáo dục Úc thực nghiệm chương trình dạy trẻ tiếng Anh (Dự án VIE, 2 -1996), với
điều kiện tự nhiên và xã hội của miền Bắc. Các nghiên cứu trên chứng tỏ vấn đề dạy
học tiếng Anh trong trường mầm non là vấn đề được các chuyên gia đánh giá là cần
thiết trong nền giáo dục hệ mầm non và họ chú trọng nghiên cứu các phương pháp
để trẻ làm quen tiếng Anh một cách hiệu quả.
Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều trường mẫu giáo đã thực
hiện chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ, việc áp dụng chương trình này vào giáo
dục đã có tác động lớn đến trẻ em và cả phụ huynh của trẻ. Nhiều trường mầm non
đưa tiếng Anh vào việc giảng dạy như một trào lưu, nhu cầu của phụ huynh mà đôi
khi không quan tâm nhiều đến khả năng tiếp thu của trẻ.


3

Về phần mình, tác giả mong muốn tìm hiểu hiện trạng việc dạy tiếng Anh
cho trẻ mầm non hiện nay trong các trường mầm non. Những cơng trình nghiên cứu
trước đó cùng chủ đề cũng chưa đề cập đến những yếu tố nào tác động đến việc cho
trẻ học tiếng Anh mầm non. Đó là lí do tác giả đã chọn để nghiên cứu đề tài “Hoạt
động dạy tiếng Anh cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non, khảo sát tại Quận 10 –
Thành phố Hồ Chí Minh” để tìm hiểu rõ hơn hoạt động này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu hoạt động dạy tiếng Anh cho trẻ 5 tuổi trong các trường mầm non tại

Quận 10 - thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung đánh giá nhu cầu, những yếu tố
tác động, thực trạng dạy và học tiếng Anh mầm non nhằm đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động học tiếng Anh của trẻ trong các trường mầm non hiện nay.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mô tả thực trạng dạy và học tiếng Anh của trẻ mầm non tại địa bàn nghiên
cứu trên cơ sở phân tích một số yếu tố, bao gồm: điều kiện cơ sở vật chất; số lượng
và trình độ của đội ngũ giáo viên; chương trình học và phương pháp giảng dạy.
- Tìm hiểu nhu cầu của phụ huynh trong việc cho con em học tiếng Anh
trong trường Mầm non thơng qua việc tìm hiểu lý do và phân tích một số yếu tố tác
động.
- Đánh giá hiệu quả học tập tiếng Anh tại trường mầm non của trẻ từ góc
nhìn của phụ huynh và giáo viên.
- Phân tích những khó khăn của hoạt động dạy và học tiếng Anh cho trẻ
trong trường mầm non
- Đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy
và học tiếng Anh trong trường mầm non.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động dạy tiếng Anh trong các trường mầm non.
3.2 Khách thể nghiên cứu:


4

- Phụ huynh của trẻ.
- Giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non.
- Cán bộ quản lý tại trường mầm non.
- Các trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non điển cứu tại phường 2,
phường 3 và phường 12 thuộc quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
3.3 Phạm vi về không gian và thời gian nghiên cứu

- Giới hạn không gian nghiên cứu: Khảo sát tại 03 trường mầm non trên địa
bàn Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Trường Mầm non Thực hành – Số 182 Nguyễn Chí Thanh, Phường
3, Quận 10.
+ Trường Mầm non Sài Gòn – Số 449 Lê Hồng Phong, Phường 2,
Quận 10.
+ Trường Mầm non 19/5 – Số 287 Cách Mạng Tháng Tám, phường
12, Quận 10.
- Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2015 tới tháng 9/2016.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Phụ huynh có nhiều lý do để quyết định cho trẻ học tiếng Anh tại trường
mầm non, trong đó đáng kể nhất là việc nhận thức được tầm quan trọng của tiếng
Anh đối với tương lai của trẻ.
- Hoạt động dạy tiếng Anh cho trẻ ở trường mầm non cịn tồn tại nhiều khó
khăn do cơ sở vật chất hạn chế và đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, yếu về chất
lượng.
- Phụ huynh và giáo viên đều đánh giá cao về hiệu quả học tập tiếng Anh tại
trường mầm non của trẻ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu
định tính để nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp tác giả thu thập số
liệu thực nghiệm. mơ hình hóa và phân tích các dữ liệu. Nghiên cứu định tính nhằm


5

mục đích thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lí do ảnh hưởng
đến hành vi này. Các phương pháp định tính điều tra lý do tại sao và làm thế
nào trong việc ra quyết định.
5.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng

- Định lượng: Phân tích dữ liệu sơ cấp, sử dụng bảng hỏi để thu thập thông
tin.
Tác giả dùng kỹ thuật thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi tự ghi dành cho đối tượng phụ huynh.
Bảng hỏi được thiết kế gồm 2 phần: (1) Nhận thức, quan điểm, đánh giá của phụ
huynh về việc học tiếng Anh của trẻ tại trường mầm non; (2) Các đặc trưng nhân
khẩu xã hội của người được hỏi.
Số liệu thu được từ 140 bảng hỏi được xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS.
Số liệu này là căn cứ để kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê: Các dữ liệu thu thập về
đánh giá thực trạng cũng như giải pháp sẽ được thống kê và xử lý theo chương trình
SPSS phiên bản 16.0 dùng trong Nghiên cứu khoa học.
5.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp:
Trước khi tiến hành khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, tác giả sử dụng phương
pháp khảo cứu lại các cuộc nghiên cứu trước đây liên quan đến vấn đề dạy học hệ
mầm non nói chung và dạy tiếng Anh mầm non nói riêng thơng qua các đề tài
nghiên cứu trong các luận văn, luận án, trên các tạp chí và các báo cáo… Phân tích,
tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý thuyết, thơng tư, quy chế của Bộ Giáo dục và
Đào tạo; văn bản quy định về Giáo dục mầm non nhằm tìm ra cơ sở lý luận để khảo
sát và đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Phương pháp này giúp tác giả tổng quan được vấn đề nghiên cứu và phát
hiện cũng như tìm kiếm những khía cạnh nghiên cứu trước chưa được đề cập. Mặt
khác, dựa vào phân tích các tài liệu sẵn có, tác giả áp dụng các phương pháp, kỹ
thuật thu thập và xử lý thơng tin thích hợp cho cuộc nghiên cứu.


6

- Phương pháp phân tích tài liệu sơ cấp: phỏng vấn sâu

Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm giải thích, mở rộng cũng
như làm rõ hơn các số liệu thu thập được từ nghiên cứu định lượng.
Trong đề tài này, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn theo bảng hướng dẫn các nội dung phỏng vấn, trình tự nội dung phỏng
vấn có thể thay đổi, người phỏng vấn có thể thay đổi nội dung câu hỏi. Phỏng vấn
bán cấu trúc nhằm với mục đích tìm hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu, có thể phát triển
các câu hỏi mới, và phỏng vấn khơng nhất thiết phải theo trình tự để người hỏi có
thể linh hoạt triển khai thu thập thêm thông tin khi cần thiết.
Để triển khai và thực hiện phương pháp này, tác giả đã xây dựng bảng kiểm
phỏng vấn sâu dành riêng cho 3 nhóm đối tượng là phụ huynh, giáo viên mầm non
và cán bộ quản lý trường mầm non.
Phụ huynh: phỏng vấn sâu 02 phụ huynh/ trường.
Giáo viên: phỏng vấn sâu 02 giáo viên/ trường.
Cán bộ quản lý: phỏng vấn sâu 01 cán bộ/ trường.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các giờ học tiếng Anh của trẻ, ghi nhận
lại kết quả quan sát theo mẫu đã được chuẩn bị sẵn về sự tiếp thu của trẻ.
5.3 Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu phi xác suất: chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện
- Lý do chọn: dựa trên sự thuận lợi và tính dễ tiếp cận của đối tượng. Tác giả
sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề
nghiên cứu và ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà tiết kiệm được nhiều
thời gian và chi phí.
- Cách thức chọn cụ thể: Thơng qua các đầu mối quen biết, tác giả tiếp cận
với các giáo viên dạy tiếng Anh tại 3 trường trong địa bàn khảo sát và nhờ các giáo
viên này phát bảng hỏi tới các phụ huynh của các bé có học tiếng Anh trong trường.

Địa bàn
điều tra

Trường
Mầm non

19/5

Trường
Mầm non
Sài Gòn

Trường
Mầm non
Thực hành

Tổng cộng


7

Quy mô mẫu
dự kiến
Quy mô mẫu
thực tế (thu
lại sau khi
phát bảng
hỏi)

50

50

50

150


50

45

45

140

6. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn
6.1 Đóng góp về mặt lý luận
Nghiên cứu đề tài “Hoạt động dạy tiếng Anh trong trường mầm non, khảo sát
tại quận 10 – thành phố Hồ Chí Minh” sẽ góp phần kiểm chứng một số lý thuyết áp
dụng trong lĩnh vực xã hội học giáo dục, làm rõ thêm hệ thống cơ sở lý luận, khái
niệm công cụ làm nền tảng cho việc nghiên cứu hoạt động dạy tiếng Anh trong
trường mầm non cũng như có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên
cứu có quan tâm tới cùng chủ đề.
6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Đề tài “Hoạt động dạy tiếng Anh trong trường mầm non, khảo sát tại quận 10
– thành phố Hồ Chí Minh”, thơng qua những tìm hiểu về nhu cầu, thực trạng, phác
thảo một bức tranh khái quát về hoạt động dạy và học tiếng Anh cho trẻ trong
trường mầm non, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, phương hướng giúp các nhà
quản lý có cơ sở để đánh giá và điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động dạy tiếng Anh cho trẻ 5 tuổi tại các trường mầm non hiện nay.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần dẫn luận, kết luận và khuyến nghị, luận văn được chia thành ba
chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương này trình bày những vấn đề lý luận làm nền tảng cho việc nghiên
cứu hoạt động dạy và học tiếng Anh cho trẻ tại trường mầm non, bao gồm các lý

thuyết tiếp cận và các khái niệm công cụ.


8

Chương 2: Thực trạng hoạt động dạy tiếng Anh cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm
non – Khảo sát tại Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
Chương này phân tích lý do và một số yếu tố tác động tới quyết định cho con
em học tiếng Anh tại trường mầm non của phụ huynh và mô tả thực trạng hoạt động
dạy và học tiếng Anh cho trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu.
Chương 3: Hiệu quả học tiếng Anh tại trường mầm non của trẻ và những khó khăn
đối với hoạt động dạy học
Chương này đánh giá hiệu quả học tiếng Anh của trẻ tại trường mầm non và
phân tích những khó khăn đối với hoạt động dạy và học này, đồng thời đưa ra một
số khuyến nghị trên cơ sở những mong muốn của phụ huynh và giáo viên.
8. Hạn chế của đề tài
Hạn chế lớn của đề tài là ở khâu chọn mẫu và dung lượng mẫu. Do điều kiện
thời gian, kinh phí cũng như các mối quan hệ, tác giả sử dụng phương pháp chọn
mẫu phi xác suất thuận tiện với cỡ mẫu chỉ 150. Phương pháp này có ưu điểm là dễ
tiến hành, tuy nhiên nhược điểm lớn lại là không xác định được sai số, tính đại diện
khơng cao và khơng thể suy rộng cho tổng thể. Chính vì vậy, những kết luận của đề
tài mới chỉ dừng lại ở tính chất khám phá, phát hiện.
Bên cạnh hạn chế về phương pháp kể trên, đề tài cịn có một giới hạn về mặt
nội dung. Cũng do điều kiện có hạn, khi nghiên cứu về chủ đề hoạt động dạy và học
tiếng Anh cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khai
thác thông tin từ các bậc phụ huynh có cho con học tại trường mà chưa có điều kiện
mở rộng thêm khách thể khảo sát để tìm hiểu quan điểm, đánh giá của nhóm phụ
huynh khơng cho con theo học tại trường. Tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo sẽ đi sâu phân tích quan điểm của nhóm phụ huynh khơng cho con học tiếng
Anh tại trường để có cái nhìn tồn diện mang tính so sánh và hiểu rõ hơn nhu cầu

của các nhóm phụ huynh cũng như sự đáp ứng nhu cầu từ phía nhà trường.


9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ở Việt Nam, trong những năm 1990, đã có nhiều tác giả và một số cơ quan
nghiên cứu đã nghiên cứu vấn đề làm quen trẻ với tiếng Anh. Năm 1994, Trường
thực nghiệm Hoa Hồng Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu phương pháp dạy trẻ mẫu
giáo lớn học tiếng Anh. Năm 1996, Vụ Mầm non, Bộ Giáo dục và đào tạo kết hợp
với Thạc sỹ Nguyễn Quốc Hùng đã nghiên cứu chương trình làm quen trẻ với tiếng
Anh thơng qua các trị chơi vận động, các bài hát dân gian. Chương trình này cũng
đã đưa ra các nguyên tắc xây dựng chương trình cho trẻ làm quen với tiếng Anh dựa
trên các hoạt động của trẻ như sự tập trung chú ý không lâu, trẻ ưa thích hoạt động
và học thường thơng qua hoạt động, trẻ ghi nhớ những gì đem lại cho trẻ ấn tượng
sâu sắc… Tuy nhiên chưa có số liệu nào chứng tỏ hiệu quả trẻ học tiếng Anh theo
chương trình đó [38]. Năm 1997, Viện nghiên cứu giáo dục mầm non kết hợp với
chuyên gia giáo dục mầm non của Úc thực nghiệm chương trình dạy trẻ tiếng Anh,
với điều kiện tự nhiên và xã hội của miền Bắc. Khi dạy, giáo viên sử dụng nhiều
động tác minh họa khác nhau thông qua các bài thơ, bài hát, câu nói vần nên giờ
học sinh động và trẻ hào hứng. Chắc rằng phương pháp này đem lại hiệu quả cao
hơn do gần gũi với đặc điểm nhận thức của trẻ hơn.
1.1.1.1 Các đề tài Nghiên cứu khoa học liên quan đến dạy tiếng Anh cho trẻ mầm
non 5 tuổi
Việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh là một vấn đề đã xuất hiện và tồn tại
khá lâu tại nhiều trường Mầm non Việt Nam, song cho đến nay các công trình khoa
học nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều. Cách đây hơn 10 năm, có các nghiên cứu

tiêu biểu về phương pháp dạy học cho trẻ mầm non và cho trẻ làm quen với tiếng
Anh. Điển hình như các cơng trình dưới đây:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Mã số B98 – 47 – 07): "Thực trạng tổ
chức trị chơi học tập nhằm phát triển trí nhớ có chủ định của trẻ 5 - 6 tuổi" (năm


10

2001) của Thạc sỹ Lê Thị Minh Hà. Đề tài đã tìm hiểu thực trạng tổ chức trị chơi
học tập cho trẻ 5 - 6 tuổi, làm cơ sở thực tiễn cho việc hệ thống hóa những điều kiện
tâm lý của việc tổ chức trò chơi học tập nhằm phát triển trí nhớ có chủ định của trẻ.
Lý do tác giả chọn nghiên cứu đề tài trên thông qua thực tiễn giáo dục tại các
trường mầm non: việc tổ chức trò chơi học tập bị xem như phương tiện củng cố
“giờ học”, nên làm mất đi tính hấp dẫn, thu hút của trò chơi đối với các bé 5 - 6
tuổi, làm giảm tính tích cực cũng như giảm tác dụng giáo dục của trò chơi học tập,
giảm đi sự ghi nhớ bài học của bé sau khi học. Kết luận đề tài, tác giả đã đưa ra
nhận định: Để tạo sự hứng thú và chú ý cho trẻ em trong độ tuổi từ 5 – 6 tuổi ghi
nhớ được bài học thơng qua trị chơi vận động, thì giáo viên mầm non phải quán
triệt nhiệm vụ giáo dục trí tuệ đằng sau nhiệm vụ chơi và hướng dẫn trẻ các thao tác
tư duy thông qua hành động chơi. Nội dung của đề tài tác giả nghiên cứu về trí nhớ
có chủ định của trẻ 5 – 6 tuổi, nghiên cứu các trị chơi trí tuệ giúp trẻ ghi nhớ bài
học trong trường mầm non, thực trạng tại một số trường mầm non và đề xuất các
giải pháp.
Đề tài đã nêu được việc học tập của trẻ phụ thuộc vào người dạy gây cho trẻ
sự hứng thú và động viên trẻ cố gắng, hướng dẫn trẻ một số thao tác với đối tượng
của hoạt động chơi để từ đó ghi nhớ bài học trên lớp. Hạn chế của đề tài là chỉ nêu
lên thực trạng tổ chức trò chơi học tập cho trẻ từ đó đưa ra các biện pháp để trẻ phát
triển trí nhớ mà chưa nêu được các hình thức hoạt động khác giúp trẻ ghi nhớ bài
học.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Mã số: B94 – 47- 06) “Một số biện

pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo lớn học tiếng Anh" của Thạc sỹ Nguyễn
Thị Thanh Bình thực hiện năm 1998 đã đi vào tìm hiểu sâu về việc dạy ngữ pháp
tiếng Anh hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Đề tài cho thấy nhu cầu và sự cần thiết của mọi người trong việc học tiếng
Anh trong cuộc sống thường nhật cũng như quan hệ quốc tế, và lợi ích của việc cho
trẻ làm quen với tiếng Anh từ lứa tuổi mẫu giáo. Theo tác giả: “Khơng có mơi
trường tiếng Anh và giao tiếp hạn hẹp với người nói tiếng Anh là cản trở chủ yếu


11

trên bước đường học ngoại ngữ của trẻ mẫu giáo” [23. Tr.1]. Nội dung chính của đề
tài nghiên cứu các tài liệu về việc trẻ mẫu giáo lĩnh hội tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ
hai, khảo sát thực trạng dạy tiếng Anh ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ
Chí Minh, đề xuất giải pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo thơng qua đồ chơi, trị
chơi và giao tiếp hàng ngày, cuối cùng rút ra các kết luận sư phạm cần thiết để nâng
cao chất lượng dạy tiếng Anh ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Trong đề tài, tác giả nghiên cứu sâu về các cơng trình nghiên cứu về sự lĩnh
hội tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai của trẻ mẫu giáo, tiến trình chuyển biến của trẻ
trong quá trình lĩnh hội từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ thứ hai, tác giả cũng đề cập đến
vai trò của giáo viên trong việc khuyến khích phát triển ngơn ngữ thứ hai cho trẻ.
Đề tài đã nghiên cứu thực trạng dạy tiếng Anh cho trẻ, tìm hiểu nhận thức
của giáo viên, phụ huynh trẻ mẫu giáo về việc dạy Anh văn cho trẻ, tìm hiểu các
cơng trình nghiên cứu về sự lĩnh hội tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai của trẻ mẫu
giáo, từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ thứ hai, vai trị của giáo viên trong việc khuyến
khích phát triển ngơn ngữ thứ hai, và lợi ích của việc cho trẻ làm quen với tiếng
Anh từ lứa tuổi mẫu giáo. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thực
nghiệm.
Đóng góp của đề tài đó là nêu lên phương pháp làm quen trẻ với tiếng Anh
thông qua đồ chơi dạy ngữ pháp. Đề tài chỉ ra rằng “cha mẹ và giáo viên có thể

nhận biết được khi nào trẻ sẵn sàng học cái mới bằng cách tiếp xúc thường xuyên
với trẻ ngay cả khi chúng không thể đáp lại bằng ngôn ngứ thứ hai, có thể đánh giá
được khi nào thì trẻ có thể sẵn sàng tiếp thu thêm cái mới, và dựa trên cách cư xử
của từng em mà xác định bước kế tiếp cần làm gì. Điều này bao gồm việc nhận biết
khi nào trẻ đang cố gắng sử dụng những thành tố của ngôn ngữ thứ hai lần đầu tiên
và những câu trả lời của chúng sẽ giúp khuyến khích những nỗ lực lớn hơn. Những
nỗ lực này là dấu hiệu cho thấy trẻ đang được điều chỉnh thích hợp với mơi trường
mới và dần dần trở nên quen thuộc với ngôn ngữ thứ hai. Đây là một tiến trình địi
hỏi giáo viên phải hết sức nhạy cảm và điều quan trọng là những cố gắng giao tiếp


12

của trẻ phải được cơ khích lệ bằng sự hài lòng thật sự bên cạnh niềm vui do hoạt
động mang lại” [23. Tr.12].
Cuối đề tài, tác giả kết luận:
+ Việc dạy tiếng Anh cho trẻ em từ lứa tuổi mẫu giáo là khả thi và cần thiết;
+ Việc dạy tiếng Anh sẽ có hiệu quả hơn nếu giáo viên mầm non – người nắm
tồn bộ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ các lứa tuổi – đảm nhận để có thể dạy
Anh văn kết hợp với các mơn học khác, mọi lúc mọi nơi;
+ Việc dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo lớn sẽ có hiệu quả nếu: Tổ chức học
tập thành nhóm nhỏ, dưới 20 trẻ một nhóm; Lựa chọn chương trình phù hợp trong
sách Let’s go là bộ giáo trình được biên soạn hợp lý, kỹ càng, phù hợp với trẻ mẫu
giáo; Sử dụng đồ chơi vật thật, sống động và đồ chơi dạy ngữ pháp cho trẻ, hạn chế
sử dụng tranh; Giáo viên phải kết hợp củng cố kiến thức trẻ có được trên giờ học vào
mọi lúc có thể được trong ngày; Bản thân giáo viên ln phải chú trọng phát âm
đúng, nói đúng ngữ điệu, làm mẫu cho trẻ nói tiếng Anh ngay từ nhỏ.
+ Các cơ quan quản lý ngành mầm non cần tổ chức cho giáo viên mẫu giáo
thường xuyên học Anh văn, luyện phát âm đúng, dạy thông qua vui chơi, sử dụng
chương trình phù hợp… để có thể dạy cháu đúng. Hoặc các trung tâm Anh ngữ trẻ

em cần bồi dưỡng kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cho giáo viên của
mình để có thể tổ chức lớp học được tốt hơn. [23. Tr.38]. Tuy nhiên, đề tài chưa nói
nên nhu cầu của phụ huynh trong việc cho trẻ mẫu giáo học tiếng Anh cũng như
chưa đề cập đến các yếu tố tác động đến hoạt động dạy và học tiếng Anh trong
trường mầm non.
Tại Hà Nội, những năm gần đây đã có các cơng trình nghiên cứu về vấn đề
dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non, tiêu biểu:
Các đề tài do trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương chủ trì bao gồm:
- Năm 2007, đề tài “Làm quen trẻ với tiếng Anh theo chương trình Eduplay
của Edusoft (Ixraen) cho trẻ 5 tuổi trong trường Mầm non Hoa Hồng”;
- Năm 2008, đề tài “Làm quen trẻ với tiếng Anh theo chương trình Eduplay
của Edusoft (Ixraen) cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non Hoa Hồng”;


13

- Năm 2012, đề tài “Nghiên cứu kỹ năng nghe nói tiếng Anh của trẻ 5 tuổi
thơng qua việc làm quen trẻ với chương trình Eduplay của Edusoft (Ixraen)”;
Kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học trên đã ứng dụng hiệu quả tại
trường Mầm non thực hành Hoa Hồng, Mầm non thực hành Hoa Sen và trên 20
trường mầm non tại Hà Nội. Các cơng trình trên bước đầu đã tổng kết được một số
bài học kinh nghiệm về việc trẻ mầm non làm quen với tiếng ngoại ngữ ở một số
nước trong khu vực và trên thế giới, làm rõ được các khái niệm cơ bản như: Đặc
điểm phát triển tâm - sinh lý của trẻ mầm non liên quan đến việc làm quen với ngoại
ngữ; Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai của trẻ mầm non; Vai trò của việc làm
quen với ngoại ngữ đối với sự phát triển của trẻ; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm
quen với ngoại ngữ của trẻ mầm non; Một số quan điểm của việc cho trẻ mầm non
làm quen với ngoại ngữ; Và các biện pháp cho trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ hai.
- Năm 2014, đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá kết quả của trẻ liên quan
với tiếng Anh theo chương trình và phần mềm”, do chủ nhiệm đề tài Tiến sỹ

Nguyễn Thị Nga thực hiện, với những kết luận đáng giá như sau: Trẻ hào hứng, tích
cực tham gia các hoạt động với tiếng Anh và muốn được làm quen tiếng Anh, trẻ có
khả năng làm quen tiếng Anh, và triển khai chương trình Eduplay của Edusoft bao
gồm 75 trị chơi đã đạt được hiệu quả “3 trong 1”: Phát triển những kỹ năng tiền tư
duy cho trẻ, làm quen trẻ với tiếng Anh, làm quen trẻ với tin học [36].
Bên cạnh đó cịn có đề tài khoa học cơng nghệ cấp Viện: “Nghiên cứu cơ sở
khoa học và giải pháp cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ” (năm 2013), mã
số V2012-01NV do Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Lộc làm chủ nhiệm cũng nghiên cứu
về phương pháp dạy trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh. Một số đề tài do các
chuyên viên tại các sở Giáo dục và đào tạo các tỉnh thành nghiên cứu như: “cơng
trình tổng kết cơ sở lý luận của việc cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh theo
kinh nghiệm của Hàn Quốc” - một đất nước có nhiều điểm tương đồng với Việt
Nam về vấn đề ngôn ngữ, do Bà Lê Thị Liên Hoan, Ngun Phó phịng Giáo dục
Mầm non – Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và nhóm nghiên cứu
thực hiện.


14

Các cơng trình trên bước đầu đã tổng kết được một số bài học kinh nghiệm
về việc cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ ở một số nước trong khu vực và
trên thế giới, làm rõ được những khái niệm cơ bản như: Đặc điểm phát triển tâm –
sinh lý của trẻ mầm non liên quan đến việc làm quen với ngoại ngữ, khả năng tiếp
nhận ngôn ngữ thứ hai của trẻ mầm non, vai trò của việc làm quen với ngoại ngữ
đối với sự phát triển của trẻ, một số quan điểm của việc cho trẻ mầm non làm quen
với ngoại ngữ và đưa ra được một số phương pháp cho trẻ làm quen với ngôn ngữ
thứ hai.
Về phần mình, tơi mong muốn tìm hiểu thực trạng học tiếng Anh đối với trẻ
em ở miền Nam, vốn đã khác biệt nhiều về văn hóa so với miền Bắc, tìm hiểu
những yếu tố nào tác động đến việc dạy tiếng Anh cho trẻ, từ đó mong muốn đưa ra

một số khuyến nghị giúp người dạy và người học có hiệu quả hơn.
1.1.1.2 Các văn bản Nhà nước quy định về giáo dục tiếng Anh mầm non
Ngày 30/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” với mục tiêu
chung là “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ
đào tạo…; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[4].
Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2015 đã
nêu: “Phấn đấu đến năm 2015 có ít nhất 30% số trường mầm non được tiếp cận với
tin học và ngoại ngữ”. Như vậy, việc cho trẻ làm quen tiếng Anh là cần thiết trong
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo và hội nhập quốc tế. [38. Tr.13-14].
Hiện nay ở nước ta, không phải trường mầm non nào cũng có chương trình
dạy tiếng Anh ngoại khóa dành cho trẻ em. Để mở được một trung tâm ni dạy trẻ
có chương trình dạy học này, địi hỏi trung tâm đó phải đạt được các tiêu chuẩn của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo quy định của Thông tư số 03/2011 và Thông Tư
17/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm và học, một


15

trường mầm non được cấp phép dạy Anh văn khi thực hiện đầy đủ một trong hai
phương pháp sau: Trường mầm non hợp tác với một trung tâm Anh ngữ để đào tạo
Anh văn. Trường mầm non xin cấp giấy phép trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào
tạo để được dạy Anh văn cho trẻ em [4].
Thứ nhất, đối với trường hợp trường mầm non hợp tác với một trung tâm
Anh ngữ để đào tạo Anh văn, Sở giáo dục và đào tạo tiếp nhận hồ sơ xin thành lập
trung tâm ngoại ngữ thuộc sự quản lý của trường. Trung tâm ngoại ngữ thuộc sự
quản lý của trường được thành lập khi có đủ các điều kiện sau: Có nguồn tuyển sinh

thường xuyên, ổn định; Có đội ngũ cán bộ quản lý theo quy định tại Điều 14, Điều
16 của Quy chế ban hành kèm Quyết định số 31/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo;
Có đội ngũ giáo viên đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 26 của Quy chế nêu trên, đủ
khả năng giảng dạy, đảm bảo cho các lớp hoạt động liên tục, đúng lịch của khóa
học; Có đủ văn phịng, phịng học, bàn ghế, phịng học tiếng, phịng vi tính với các
trang thiết bị học tập đáp ứng yêu cầu về điều kiện thực hiện nội dung, chương trình
giảng dạy phần lý thuyết và thực hành của học viên; Có nguồn tài chính tối thiểu đủ
để chi cho các hoạt động thường xuyên của Trung tâm trong năm đầu tiên; Có đầy
đủ các điều kiện theo quy định về phịng cháy, nổ, vệ sinh mơi trường, y tế và an
ninh của trung tâm.
Thứ hai, đối với trường hợp trường mầm non xin phép trực tiếp tại Phòng
Giáo dục và Đào tạo để được dạy Anh văn cho trẻ em, trường phải nộp đủ các giấy
tờ sau: Tờ trình xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Danh
sách người đăng ký dạy thêm bảo đảm các u cầu như: có trình độ chuẩn được đào
tạo theo quy định của Luật Giáo dục; có sức khỏe; có phẩm chất đạo đức tốt…
(Điều 8 thông tư 17/2012/TT-BGDĐT); Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm,
học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm,
địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu và phương án chi tiền học thêm,
phương án tổ chức dạy thêm, học thêm. Sau đó, trường phải gửi hồ sơ cho cơ quan
có thẩm quyền (Phịng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Nhân dân cấp huyện). Có được
đầy đủ các yếu tố trên thì một trường mầm non mới được cấp phép dạy tiếng Anh


16

cho trẻ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều trường mầm non vẫn tự mở lớp dạy tiếng Anh
cho trẻ mặc dù khơng có giấy phép hoạt động như Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu,
điều này đã làm ảnh đến chất lượng học tập của các bé [4].
Việc dạy tiếng Anh cho trẻ ở lứa tuổi mầm non không hề đơn giản, bởi các
bé đang trong độ tuổi học và chơi, sự tiếp thu kiến thức mới phụ thuộc vào sự hứng

thú của mơn học, địi hỏi phương pháp dạy học phải phù hợp với tâm sinh lý và độ
tuổi phát triển của bé. Chương trình Giáo dục mầm non được ban hành theo thông
tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã nói đến phương pháp giáo dục mầm non như sau: "Phương pháp giáo
dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó
của người lớn đối với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo
dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an tồn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện
thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và
vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm - sinh lý; tạo
môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà
trẻ. Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ
được trải nghiệm, tìm tịi, khám phá mơi trường xung quanh dưới nhiều hình thức
đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm "chơi mà học, học
mà chơi". Chú trọng đổi mới tổ chức mơi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ
hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một
cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá
nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ
chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với
độ tuổi của nhóm - lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ
và với điều kiện thực tế"[35].
1.1.1.3 Các Hội thảo liên quan đến hoạt động dạy học tiếng Anh mầm non và ý
kiến của các chuyên gia
Hiện nay, việc đưa tiếng Anh vào giảng dạy trong các trường mầm non ngày
càng nở rộ, nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước, có rất nhiều các chương


×