Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh quảng trị (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.75 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


LÊ THỊ TỐ NGA

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ CƠNG

TĨM TẮT LUẬN VĂN

HÀ NỘI, NĂM 2013


2

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Lý do chọn đề tài
- Quảng Trị nằm ở miền Trung Việt Nam, là một tỉnh nhỏ, kinh tế còn kém phát
triển. Nguồn thu phát triển chủ yếu lấy từ 70% vốn cân đối ngân sách nhà nước. Các dự
án đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước là bộ phận cơ bản và chiếm tỷ lệ lớn trong
cơ cấu dự án đầu tư tại tỉnh. Những năm qua, mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ
lực trong cơng tác quản lý đầu tư nhằm nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư, tuy nhiên thực
tiễn cơng tác này vẫn cịn nhiều vướng mắc, chất lượng thẩm định dự án đầu tư còn chưa
cao, dự án đầu tư chưa thực sự đạt hiệu quả, làm hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội ở địa phương.
- Là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc ra quyết định hoặc phê duyệt
dự án đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị đóng vai trị quan trọng trong việc thẩm
định các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Bởi lẽ, đây là các dự án xây dựng kết


cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, nhằm thực hiện quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội. Việc thẩm định dự án đầu tư tốt sẽ giúp cho Sở Kế hoạch & đầu tư
Quảng Trị lựa chọn những dự án phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt công tác tham mưu
cho UBND tỉnh, thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với mục đích đó, đề tài “Hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng
ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị” được nghiên cứu
nhằm tổng hợp những điểm mấu chốt về lý luận cũng đưa ra những luận cứ cơ bản về
thực tiễn trong công tác thẩm định dự án đối với các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà
nước ở cấp địa phương, đóng góp vào thực tiễn quản lý đầu tư hiện tại ở tỉnh Quảng Trị
nói riêng và hiện trạng quản lý đầu tư của khu vực công đang trở thành vấn đề được quan
tâm rộng rãi ở Việt Nam hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết về công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách
nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Phân tích thực trạng tổ chức cơng tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách
nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị; xác định điểm mạnh, điểm yếu,


3
nguyên nhân của các điểm yếu của công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách
nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị.
Đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân
sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng về thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân
sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, tác giả đã thực hiện đề tài theo các bước trong
Quy trình nghiên cứu như sau:
* Bước 1: Nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu (sách, tạp chí và luận văn, luận

án) để xây dựng khung lý thuyết về công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách
nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
* Bước 2: Thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo, đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư để
phân tích tình hình thực hiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị từ năm 2009 – 2012. Các phương pháp sử dụng chủ
yếu là: thống kê, so sánh số liệu qua các năm và phân tích hệ thống.
* Bước 3: Đánh giá cơng tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước
tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị qua hệ thống các tiêu chí đã được xây dựng ở
chương 1; phân tích các điểm mạnh và điểm yếu theo nội dung công tác thẩm định dự án
đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2009 – 2012.
* Bước 4: Phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những điểm yếu trong
công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Quảng Trị dựa trên cơ sở các yếu tố tiền đề đã được xác định ở chương 1.
* Bước 5: Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư sử
dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 dựa
trên những điểm yếu, đồng thời để xuất một số điều kiện thực hiện giải pháp dựa trên
những nguyên nhân đã được phát hiện ở chương 2.


4

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ SỬ DỤNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
Trong nội dung chương I, luận văn tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về thẩm định dự
án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước ở Sở Kế hoạch và Đầu tư với 3 phần nội dung chính:.
Phần thứ nhất về các khái niệm có liên quan đề cập đến khái niệm dự án đầu tư theo
Luật đầu tư 2005 và khái niệm dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước.
Phần nội dung về thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch

và Đầu tư đưa ra mục tiêu và các tiêu chí đánh giá kết quả của hoạt động này. Đánh giá thẩm
định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước dựa trên 2 tiêu chí. Tiêu chí về số lượng dự án
thẩm định được đo lường thông qua chỉ số về tổng số dự án được thơng qua/tổng số dự án
trình thẩm định và tổng số dự án đưa vào thực hiện/tổng số dự án được thơng qua. Tiêu chí về
chất lượng thẩm định được xác định dựa trên việc xem xét tính hợp pháp, tính hợp lý, tính khả
thi, tính hiệu quả về mặt tài chính và kinh tế - xã hội của các dự án được thẩm định.
Trong nội dung phần 2 chương 1, sau khi đưa ra mục tiêu và tiêu chí đánh giá, luận văn
phân tích các nội dung của công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở
KH&ĐT về bộ máy thẩm định, nội dung thẩm định, kỹ thuật thẩm định và các thủ tục thẩm
định.
Bộ máy thẩm định gồm có nội dung về bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện thẩm định.
Để thực hiện thẩm định các dự án đầu tư, Sở KH&ĐT, trực tiếp là phịng thẩm định dự án chủ
trì tổ chức các nhiệm vụ thẩm định. Tùy theo quy mô và mức độ của các dự án mà có 3
phương thức thẩm định: Cán bộ phòng Thẩm định tự thẩm định, Thuê chuyên gia hoặc cơ
quan tư vấn thẩm định độc lập và Lập hội đồng thẩm định. Nội dung về đội ngũ cán bộ
thẩm định đề cập đến các yêu cầu về trình độ chun mơn cũng như phẩm chất đạo đức
để thực hiện tốt các nhiệm vụ của công tác thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là đối với các
dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước.


5
Về nội dung thẩm định, có 7 khía cạnh cần phải được xem xét đối với bất kỳ dự án
trình thẩm định nào, gồm có: Thẩm định về mục tiêu và điều kiện pháp lý của dự án,
Thẩm định về phương diện kỹ thuật, Thẩm định phương diện tài chính của dự án, Thẩm
định hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án, Thẩm định về môi trường, Thẩm định về kế
hoạch tổ chức triển khai dự án, Thẩm định về mặt rủi ro của dự án.
Phần nội dung về kỹ thuật thẩm định đề cập đến các phương pháp và cơng cụ thẩm
định. Có 3 phương pháp thẩm định phổ biến thường được sử dụng là phương pháp so
sánh các chỉ tiêu, phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp thẩm định dựa
trên phân tích rủi ro. Cơng cụ thẩm định gồm có Máy tính với các phần mềm phổ biến

như Microsoft Word, Microsoft Excel; các phần mềm chun ngành hỗ trợ tính tốn; các
bộ cơng cụ phân tích số liệu; internet…
Các thủ tục thẩm định nêu ra các quy định quy trình thẩm định dự án gồm có 6
bước (Chủ đầu tư nộp hồ sơ dự án tại Phòng thẩm định; Lãnh đạo Sở cho ý kiến chỉ đạo; Lấy
ý kiến tham gia về thiết kế cơ sở, thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa; Dự thảo Tờ trình và
Quyết định;Trình Lãnh đạo phịng sốt xét và trình lên Lãnh đạo Sở; Trình UBND Tỉnh phê
duyệt), quy định hồ sơ thẩm định về các loại giấy tờ cần có trong hồ sơ thẩm định, số
lượng hồ sơ nộp khi trình thẩm định và quy định về thời gian thẩm định cụ thể cho các dự
án nhóm B và các dự án nhóm C.
Phần nội dung thứ ba trong chương 1 phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở KH&ĐT gồm có 2 nhóm yếu
tố cơ bản: nhóm yếu tố thuộc về Sở KH&ĐT và nhóm các yếu tố bên ngồi bao gồm hệ
thống quy hoạch, môi trường pháp lý và chất lượng các dự án trình thẩm định.


6

CHƢƠNG 2.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ SỬ
DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƢ TỈNH QUẢNG TRỊ
Trong chương 2, luận văn đã tập trung tìm hiểu, phân tích thực trạng thẩm định dự
án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị dựa trên
cơ sở các nội dung lý luận của chương 1. Nội dung chương 2 gồm có 4 nội dung chính.
Phần 1 giới thiệu về Hoạt động đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị đưa ra cái nhìn khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội
của tỉnh Quảng Trị, phân tích thực trạng đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước ở tỉnh Quảng
Trị từ năm 2009 đến năm 2013.
Phần nội dung về bộ máy thẩm định phân tích những điểm cơ bản về tổ chức bộ
máy thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở

KH&ĐT tỉnh Quảng Trị, giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị, về
đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thẩm định tại Phòng thẩm định cũng như các cơ quan
và tổ chức có tham gia vào hoạt động thẩm định các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà
nước tại Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị.
Ở phần thực trạng thẩm định dự án đầu tư sử dụng NSNN tại Sở KH&ĐT tỉnh
Quảng Trị, luận văn đã tìm hiểu kết quả công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân
sách nhà nước tại tỉnh Quảng Trị. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, đã có 636
dự án được đưa vào thực hiện. Bên cạnh khá nhiều các dự án qua thẩm định đưa vào thực
hiện nhưng phải tạm ngừng hoặc không tiếp tục thực hiện được do nhiều lý do, hầu hết
các dự án sau thẩm định đưa vào thực hiện đã phát huy được hiệu quả sử dụng trong thực
tiễn. Số lượng các dự án đưa vào thực và số lượng các dự án được thẩm định tăng lên
hàng năm.
Cũng trong phần này, luận văn đã tiến hành phân tích thực trạng cơng tác thẩm
định trên các mặt về thẩm định nội dung các dự án, các kỹ thuật thẩm định được sử dụng


7
cũng như về việc thực hiện các thủ tục thẩm định đối với các dự án đầu tư sử dụng
NSNN tại Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị.
Trên cơ sở thực trạng, luận văn đã tiến hành đánh giá việc thẩm định các dự án
đầu tư sử dụng NSNN tại Sở KH&ĐT Quảng Trị theo các tiêu chí đánh giá đã đưa ra ở
chương I. Theo đó, có thể thấy, từ năm 2009 đến năm 2012, số lượng các dự án được
thẩm định đã tăng lên, chất lượng thẩm định được cải thiện, số các dự án đảm bảo tính
hợp pháp, hợp lý, tính khả thi và tính hiệu quả về mặt tài chính và kinh tế - xã hội chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng số dự án qua thẩm định. Bộ máy thẩm định, việc thực hiện các nội
dung thẩm định, sử dụng các kỹ thuật thẩm định và việc thực hiện các thủ tục thẩm định
ngày càng được quan tâm nên đã phát huy hiệu quả rõ rệt, có tác động tích cực đến kết
quả thẩm định dự án đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu có được, công tác
thẩm định dự án đầu tư sử dụng NSNN tại Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị vẫn còn tồn tại
những hạn chế về bộ máy thẩm định, việc thực hiện các nội dung và thủ tục thẩm định,

việc áp dụng các kỹ thuật thẩm định cần được cải thiện và khắc phục. Nguyên nhân của
những hạn chế này xuất phát từ bản thân các yếu tố của Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị, từ
thực trạng hệ thống quy hoạch còn dở dang, mơi trường pháp lý ít thuận lợi cũng như do
chất lượng của các dự án trình thẩm định cịn chưa cao. Những hạn chế này đã được tác
giả trình bày và phân tích một cách cụ thể, làm cơ sở để đưa ra những định hướng giải
pháp trong chương 3.

CHƢƠNG 3.


8

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI SỞ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƢ TỈNH QUẢNG TRỊ
Trên cơ sở các đánh giá ưu nhược điểm của công tác thẩm định dự án đầu tư sử
dụng ngân sách nhà nước tại Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị và chỉ ra những nguyên nhân
của nhược điểm ở chương 2, trong chương 3, luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến
nghị nhằm góp phần hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà
nước tại Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị dựa trên những định hướng cơ bản về hoạt động đầu
tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Trị cũng như các phương hướng hoàn
thiện thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Quảng Trị.
Các giải pháp được đưa ra gồm có 4 nhóm chính:
Nhóm về Hồn thiện bộ máy thực hiện thẩm định đưa ra các giải pháp hồn thiện
về quy trình thẩm định, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các đối tượng có
liên quan nhằm tăng cường tính trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào
hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Luận văn cũng đề xuất vấn đề về cơ chế phối hợp
công tác trong thẩm định dự án đầu; tăng cường năng lực cho các tổ chức tư vấn độc lập;
Chú trọng việc mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết với Sở chuyên ngành ở các tỉnh để trao đổi,

học tập kinh nghiệm về quản lý đầu tư cũng như thẩm định dự án đầu tư; Kiện toàn đội ngũ
cán bộ thẩm định hiện có theo hướng củng cố nâng cao chất lượng cán bộ hiện có, tuyển
chọn và chuyên mơn hóa đội ngũ cán bộ trong tương lai.
Nhóm giải pháp về hoàn thiện việc thực hiện các nội dung thẩm định đưa ra các
giải pháp cụ thể về việc thu thập thơng tin trong q trình thẩm định; về thẩm định yếu tố
hiệu quả tài chính và kinh tế, xã hội của các dự án; về thẩm định tính hợp pháp, hợp lý,
tính khả thi của các dự án. Ngồi ra, luận văn cịn đề xuất phương án xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá các dự án làm cơ sở cho việc thẩm định các nội dung của dự án đầu tư cũng như
việc xây dựng cơ chế giám sát hoạt động của các cán bộ thực hiện công tác thẩm định dự
án và cơ chế giám sát của cộng đồng đối với việc thực thi các dự án đầu tư, theo đó, việc


9
thực hiện các dự án đầu tư có sự giám sát của người dân, các tổ chức đoàn thể xã hội
nhằm phát hiện những sai sót trong q trình triển khai dự án, hỗ trợ tích cực cho cơng
tác QLNN về đầu tư.
Nhóm giải pháp về Tăng cường sử dụng các kỹ thuật thẩm định hiện đại đề xuất
các giải pháp để công tác thẩm định dự án đầu tư đạt hiệu quả cao, như sử dụng các phần
mềm hiện đại trong thẩm định dự án đầu tư; Tổ chức hệ thống thu thập, lưu trữ và quản lý
thông tin nhằm trao đổi và cung cấp kịp thời, phục vụ công tác thẩm định và chuẩn bị những
thông tin sẽ cần đến; Xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng cho hoạt động thẩm định;
Xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ đảm bảo thơng tin được thơng
suốt trong tồn bộ hệ thống các cơ quan có liên quan và có thể truy cập nhanh khi cần
thiết…
Nhóm giải pháp về Hồn thiện việc thực hiện thủ tục thẩm định đề xuất các định
hướng công việc cần thực hiện như sau: Công khai các quy định cụ thể về hồ sơ thủ tục
thẩm định; Thực hiện cơng khai hóa mối quan hệ giữa chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư
vấn và cơ quan thẩm định trong việc thực hiện từng khâu công việc nhằm hạn chế sự
thơng đồng trong q trình thẩm định cũng như quản lý dự án đầu tư; hoàn thiện Hệ
thống tiêu chí đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư phát triển bảo đảm khai thác thuận lợi,

lâu dài và bền vững, không lạc hậu trong thời gian dài, góp phần cải thiện mơi trường cảnh
quan, tránh đầu tư chắp vá, giảm chi phí sữa chữa thường xuyên và tránh phải thường
xuyên đầu tư nâng cấp; đồng thời xây dựng cơ chế có sự tham gia đóng góp của cộng đồng
để tăng cường trách nhiệm của người hưởng lợi.
Bên cạnh đề xuất các giải pháp thực hiện, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến
nghị với Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị và Bộ KH&ĐT về thẩm
định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở KH&ĐT Quảng Trị.

* Kiến nghị đối với Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị:
- Hoàn thiện các quy hoạch đầu tư, xác định lĩnh vực đầu tư, nhu cầu đầu tư; Hoàn
thiện hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư trên địa bàn


10
tỉnh; Hồn thiện cải cách thủ tục hành chính, cải tiến mơi trường làm việc; Hồn thiện phân
cấp quyền hạn thẩm định dự án đầu tư theo hướng phân cấp thẩm quyền về thẩm định,
phê duyệt, cấp phép đầu tư, điều chỉnh dự án và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp
nhằm xử lý tại chỗ một cách nhanh chóng và chính xác hơn các vấn đề thẩm định, cấp
phép.
* Kiến nghị đối với UBND tỉnh Quảng Trị
Hoàn thiện hệ thống quy hoạch toàn diện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có
gắn với Quy hoạch phát triển quốc gia, quy hoạch phát triển chung của vùng Bắc Trung
Bộ; Hoàn thiện quy hoạch phát triển các ngành có gắn với quy hoạch về bảo vệ mơi
trường sinh thái tại tỉnh, tạo ra cơ chế tác động qua lại giữa các quy hoạch. Khi có dự án
mới được triển khai, song song với việc thẩm định các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính, hiệu
quả kinh tế - xã hội cũng cần xem xét xem dự án có phù hợp với quy hoạch mơi trường
hay khơng. Tránh tình trạng các dự án sau khi đưa vào thực hiện mới nhận thấy những tác
động về môi trường, gây ra sự lãng phí các nguồn lực của Nhà nước; Kiện tồn hệ thống
chính sách, quy định của UBND tỉnh về QLNN đối với hoạt động đầu tư nói riêng và các
hoạt động khác, tạo sự thơng thống, thuận lợi cho công tác thẩm định khi dẫn chiếu các quy

định pháp luật trong công tác thẩm định dự án đầu tư.
* Đối với Bộ KH&ĐT:
- Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trong thời gian tới, kiến
nghị Bộ KH&ĐT cần nhanh chóng hồn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu Luật và các văn bản
dưới Luật để tiện cho các cán bộ trong quá trình thẩm định, tránh được những khúc mắc
trong quá trình thực hiện do hệ thống văn bản.
- Kiến nghị Bộ thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng, tập huấn các phương pháp cũng như cập
nhật các thông tin mới cho các cán bộ thẩm định.
- Kiến nghị Bộ đầu tư soạn thảo các tài liệu hướng dẫn về công tác thẩm định đối với
các dự án đầu tư nói chung và đối với dự án đầu tư sử dụng NSNN nói riêng.

NHỮNG ĐĨNG GĨP VÀ HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN
1. Kết quả của luận văn


11

- Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết về công tác thẩm định dự án đầu tư
sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, cũng như tổng hợp được những
vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế
hoạch và Đầu tư về mục tiêu, tiêu chí đánh giá, các nội dung cơ bản và các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch
và Đầu tư nói chung.
- Trên cơ sở các lý luận đã xây dựng ở chương 1 và thực tiễn kết quả thực hiện
công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị, luận văn đã
phân tích được những điểm mấu chốt trong thực trạng thực hiện thẩm định các dự án đầu
tư sử dụng ngân sách nhà nước tại đây, đồng thời đưa ra được bức tranh hoàn chỉnh về
thực trạng thẩm định các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở KH&ĐT tỉnh
Quảng Trị về các yếu tố: bộ máy thẩm định, việc thực hiện thẩm định nội dung các dự án,

các kỹ thuật thẩm định được sử dụng cũng như việc thực hiện các thủ tục thẩm định.
Thông qua đó, luận văn đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình thực hiện cơng
tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Quảng Trị trên cơ sở mục tiêu và các tiêu chí đánh giá đã đưa ra ở phần cơ sở lý luận của
chương 1. Luận văn cũng chỉ ra những điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục
và nguyên nhân của những điểm yếu của công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân
sách nhà nước tại Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, ưu nhược điểm của công tác thẩm định dự án
đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị đã triển
khai ở chương 2, trong chương 3 luận văn đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Quảng Trị. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Sở KH&ĐT
tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị và Bộ KH&ĐT về thẩm định dự án đầu tư sử
dụng ngân sách nhà nước tại Sở KH&ĐT hiện nay.

2. Những đóng góp của luận văn
Thẩm định dự án đầu tư là một đề tài không hề mới và đã được nhiều tác giả khai
thác từ nhiều khía cạnh, trong đó, đa số các cơng trình nghiên cứu viết về hoạt động thẩm


12
định dự án của các chủ đầu tư hoặc của các ngân hàng thương mại, khai thác sâu về
những kỹ thuật cụ thể để thẩm định các dự án đầu tư. Do đó, khi chọn vấn đề thẩm định
dự án đầu tư để nghiên cứu, tác giả đã chọn cách khai thác từ góc nhìn của hoạt động
quản lý nhà nước. Đây là một điểm mới trong nghiên cứu về vấn để thẩm định dự án đầu
tư, trong đó thẩm định dự án đầu tư được coi là đối tượng của hoạt động quản lý nhà
nước để xem xét toàn bộ các yếu tố tham gia trong công tác thẩm định dự án đầu tư sử
dụng ngân sách nhà nước bao gồm: bộ máy thực hiện thẩm định, các nội dung thẩm định,
kỹ thuật thẩm định được sử dụng cũng như việc thực hiện các thủ tục thẩm định của Sở
Kế hoạch và Đầu tư chứ không đi sâu phân tích các kỹ thuật và cơng việc thẩm định cụ

thể như nhiều đề tài trước đây đã thực hiện.
Từ đó, thẩm định dự án đầu tư được xem như một quy trình hồn chỉnh, trong đó
các yếu tố đầu vào là các bộ phận cấu thành, đầu ra là các dự án sử dụng ngân sách nhà
nước sau thẩm định. Đề tài đã phân tích thực trạng của các yếu tố đầu vào, đánh giá chất
lượng của yếu tố đầu ra để kết luận về ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của nhược
điểm và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư sử
dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị nói riêng, góp phần
hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước tại các Sở Kế
hoạch và Đầu tư nói chung.
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện lý luận về thẩm định dự án đầu tư sử dụng
nguồn vốn ngân sách.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra các giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư
sử dụng ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.


13
3. Hạn chế của luận văn
Do thời gian có hạn, tuy nhiên tác giả lại có tham vọng muốn đưa ra một cái nhìn
tổng thể về hoạt động thẩm định dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước của Sở Kế
hoạch và Đầu tư, luận văn đề cập đến nhiều vấn đề, do đó, cịn nhiều chỗ chưa sâu, cần
được tìm hiểu và bổ sung thểm để hồn thiện hơn. Hơn nữa, như đã nói ở trên, do khai
thác vấn đề ở một khía cạnh mới, mặc dù đã rất cố gắng tìm tịi và khảo cứu, nhưng do
lượng tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu còn hạn chế nên các dẫn chứng trong luận
văn chưa được phong phú như mong đợi. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của
các Thầy cơ, các bạn để có thể hồn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình.



×