Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn GMP của công ty cổ phần dược phẩm hà tây (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.99 KB, 10 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sự phát triển của hệ thống giáo dục giúp cho người dân ngày càng nhận thức cao
hơn về việc chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, khi có điều kiện để tiếp cận với thị trường thuốc
và dược phẩm thì nhu cầu ngày càng tăng của người dân càng tạo điều kiện thuận lợi cho
ngành dược phát triển. Với tỉ lệ đóng góp xấp xỉ 20%/năm cho GDP của cả nước, ngành
Dược là ngành công nghiệp chế biến đã góp phần khơng nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế
của nước nhà, tạo điều kiện nhiều việc làm, nhất là đối với lao động nữ.
Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh tồn cầu hiện nay, ngành Dược nói riêng và
các ngành sản xuất nói chung cần tìm ra cho doanh nghiệp mình lợi thế cạnh tranh để có
thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Trong các lợi thế cạnh tranh, nguồn
nhân lực trở thành yếu tố cạnh tranh cơ bản, thiết yếu của một quốc gia, của một ngành
kinh tế và của một doanh nghiệp. Nguồn nhân lực liên quan đến trình độ học vấn, nhận
thức của con người nên yếu tố này mạnh hay yếu phụ thuộc rất lớn vào hoạt động giáo
dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Ngày 13/1/2004, Bộ Y tế đã ban hành quyết định về triển khai áp dụng các quy tắc,
tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) của tổ chức Y tế thế giới GMP WHO.
GMP là một hệ thống để đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất liên tục và kiểm soát
theo tiêu chuẩn chất lượng. GMP được thiết kế để giảm thiểu các rủi ro trong q trình sản
xuất mà khơng thể được loại bỏ thông qua thử nghiệm các sản phẩm cuối cùng. Các rủi ro
chính là: Ơ nhiễm khơng mong muốn của sản phẩm, gây thiệt hại đến sức khỏe hoặc thậm
chí tử vong cho người sử dụng; nhãn ghi không không đúng với đăng ký với cơ quan quản
lý, trong đó có thể có nghĩa là người tiêu dùng có thể có những nhận định sai lầm về cơng
dụng; thành phần hoạt chất không đủ hoặc quá nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả của sản
phẩm hoặc để lại tác dụng phụ.
Mặt khác, với các nhà sản xuất thuốc hay thực phẩm chức năng, sản xuất ra các sản
phẩm kém chất lượng không phải là phương án tiết kiệm chi phí cho nhà sản xuất. Bởi về
lâu về dài, khi những sản phẩm kém chất lượng đó được phát hiện (bởi cơ quan quản lý
hay bởi người tiêu dùng) thì khi đó, chi phí bỏ ra cịn cao hơn nhiều so với những chi phí
bỏ ra để ngăn ngừa nguy cơ đó từ ban đầu. GMP được thiết kế để đảm bảo rằng những
sai lầm (sản phẩm kém chất lượng…) không xảy ra. Thực hiện Nguyên tắc GMP là một
khoản đầu tư hợp lý cho các sản phẩm có chất lượng tốt. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe


của bệnh nhân và cộng đồng, cũng như có lợi cho ngành y tế.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc thiết
lập một hệ thống quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn hóa, đặc biệt Cơng ty ln chú


trọng đến yếu tố cạnh tranh tiên quyết – nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực theo các
tiêu chuẩn này. Bên cạnh lợi thế của việc Dược Hà Tây là một trong hai nhà máy đầu tiên ở
miền Bắc tiến hành đạt GMP vào năm 2001 thì thành tựu này cũng đặt ra khơng ít thách
thức cho Cơng ty. Bởi cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cịn bộc lộ một số hạn chế: đào tạo
GMP còn mới với khơng chỉ Dược Hà Tây mà cịn các cơng ty sản xuất khác nên Công ty
cũng không tránh khỏi việc xác định phương pháp đào tạo rõ ràng; với một hệ thống sản
xuất vận hành liên tục thì việc bố trí thời gian cho người lao động đi học là một việc rất
khó; việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn GMP tại cơ quan là chưa có,…
Vì vậy, làm thế nào để nâng cao trình độ cho người lao động, tăng khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp để đáp ứng sự thay đổi của thị trường? Đây chính là lý do tác giả
chọn đề tài : “Hồn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn GMP của Công
ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây” làm đề tài nghiên cứu và viết luận văn cao học của
mình.
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trước đây đã đề cập đến rất nhiều hệ thống cơ sở
lý luận khoa học của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tìm hiểu, phân tích
thực trạng để từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm hồn thiện công tác đào tạo
và phát triển nhân lực. Tuy nhiên để xét đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong ngành
dược, sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng trong bối cảnh hiện tại là hầu hết các công
ty sản xuất đều phải đạt chuẩn GMP để đáp ứng nhu cầu hiện tại thì các cơng trình
nghiên cứu hiện rất ít, các đề tài mới chỉ chú trọng nghiên cứu công tác đào tạo và phát
triển nhân lực ở pham vi rộng, mang tính khái quát như nhân lực trong các doanh nghiệp
nói chung hay nghiên cứu về công tác bồi dưỡng và đào tạo nhân lực mà trong khi đó đối
tượng cơng nhân kỹ thuật – lực lượng chính trong các Cơng ty sản xuất, đối tượng cần
phải được đào tạo lớn để đáp ứng thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế
đất nước. Với lựa chọn phạm vi nghiên cứu là Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây hoạt

động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc thành phẩm và thực phẩm chức năng
đang hướng tới chuẩn GMP trong lĩnh vực sản xuất thì sự cập nhật về máy móc, thiết bị
và đặc biệt là con người là thiết yếu. Do đó, đề tài luận văn thạc sĩ của tơi sẽ tập trung đi
sâu và nghiên cứu “Hồn thiện cơng tác đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn GMP của
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây”.
Mục đích nghiên cứu mà luận văn này hướng tới là dựa trên một số vấn đề cơ bản về
nhân lực, đào tạo nhân lực, chuẩn GMP trong sản xuất để từ đó phân tích thực trạng cơng tác
đào tạo nhân lực đạt chuẩn GMP của CTCP Dược phẩm Hà Tây. Từ những phân tích đó, tác


giả đưa ra những quan điểm đánh giá và các giải pháp nhằm hồn thiện hơn nữa cơng tác đào
tạo nguồn nhân lực tại CTCP Dược phẩm Hà Tây.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục bảng
biểu, hình, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn được trình bày gồm 03
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác đào ta ̣o nguồ n nhân lực đạt chuẩn GMP trong
doanh nghiê ̣p
Chương 2: Phân tić h th ực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn GMP
của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác đào tạo nguồn nhân lực đạt
chuẩn GMP của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây.
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn. Tác giả luận văn
nêu ra những luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, bài báo cáo về đề tài đào tạo và phát triển nhân lực, về
nghiên cứu chuẩn GMP có liên quan đến cơng trình nghiên cứu như:
- Luận văn thạc sĩ Quản trị nhân lực của tác giả Trần Thị Thu Huyền bảo vệ năm
2013 với đề tài "Sự cần thiết về hồn thiện cơng tác đào tạo nguồn nhân lực Công ty Cổ
phần Sông Đà"
- Báo cáo thường niên về Doanh nghiệp Việt Nam của Phịng Thương mại và
Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) “Doanh nghiệp Việt Nam 2007, Lao động và phát triển
nguồn nhân lực” do tác giả TS. Phạm Thị Thu Hằng chủ biên, ban hành năm 2008.

- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Công “Quản trị nhân lực trong hội nhập
kinh tế quốc tế” bảo vệ năm 2006.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bích Thu năm 2008 với đề tài “Đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam”.
- Nghiên cứu rất sớm bàn về GMP của tác giả Hồ Thị Hồng Nhung vào năm
1996 với đề tài “Khảo sát và xây dựng một số quy định về vi sinh trong „Thực hành sản
xuất đúng đắn‟ (GMP) tại Viện Vắcxin”.
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung 2009 với đề tài “Xây dựng chương trình
GMP và chương trình SSOP cho sản phẩm thạch”
Về lý thuyết, các cơng trình công bố trước đã nghiên cứu khá kỹ, nên trong luận
văn này sẽ chọn lọc và kế thừa các nội dung chính làm nền tảng lý thuyết cho luận văn
này, được thể hiện trong chương 1 “Cơ sở lý luận của công tácđào tạo nguồ n nhân lựcđạt
chuẩn GMP trong doanh nghiê”̣p.


Các khái niệm cơ bản được tác giả trích dẫn từ Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân – ThS. Nguyễn Vân Điềm; NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân, 2014.
“Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, nằm ngay trong bản thân con người,
nguồn nhân lực là một trong những bộ phận quan trọng có khả khả năng sáng tạo ra cuả
cải vật chất và tinh thần cho xã hội.”
“Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên
bản chất bên trong của nguồn nhân lực, nó được thể hiện thơng qua các tiêu thức như sức
khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên mơn lành nghề,…”
“Đào tạo (hay cịn gọi là đào tạo kỹ năng): được hiểu là các hoạt động học tập
nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của
mình”
Quy trình đào tạo nguồn nhân lực: Xác định nhu cầu đào tạo; Xác định mục tiêu
đào tạo; Lựa chọn đối tượng đào tạo; Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương
pháp đào tạo; Dự tính chi phí đào tạo; Thiết lập quy trình đánh giá.

Ngồi ra, tại chương này, tác giả cũng nêu ra những lý luận cơ sở của chuẩn GMP và đào
tạo nguồn nhân lực theo chuẩn GMP.
- Khái niệm GMP: GMP là viết tắt của “Good Manufacturing Practice” – “Thực
hành sản xuất tốt áp dụng để quản lý sản xuất trong các ngành: dược phẩm, mỹ phẩm,
thiết bị y tế, thực phẩm…
- Lịch sử ra đời của GMP
- “Lý do cần áp dụng GMP trong sản xuất: Là công cụ để đảm bảo sản xuất Thực phẩm
chức năng an toàn; Đáp ứng xu thế quản lý ATTP trên thế giới; Đáp ứng u cầu của
tiến trình hịa nhập và đòi hỏi của thị trường; Từ thực trạng sản xuất TPCN trong
nước; Là công cụ để sàng lọc, loại bỏ các cơ sở sản xuất TPCN không đủ điều kiện,
giảm thiểu hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, xây dựng ngành TPCN ở Việt
Nam thành một ngành kinh tế - y tế, phát triển bền vững, lành mạnh vì sức khỏe người
tiêu dùng; Đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng, ngành công nghiệp
thực phẩm và cả chính phủ; Kiểm sốt tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng
ATTP.”
Nguyên tắc và nguyên lý áp dụng: 8 nguyên tắc vàng và 10 nguyên lý cơ bản
Các yêu cầu nội dung của chuẩn GMP:
- Nhân sự: “Xây dựng chuẩn mực các vị trí làm việc để tuyển dụng một cách phù


hợp về trình độ, năng lực, xây dựng quy định về kiểm tra sức khỏe (thể lưc, trí lực và
bệnh tật) của tất cả mọi người, đặc biệt với những công nhân sản xuất trực tiếp; Đào tạo
về kỹ thuật và nhiệm vụ quản lý vệ sinh cho cán bộ quản lý. Có cán bộ chuyên trách kiểm
tra, giám sát việc thực hiện quy chế vệ sinh ở mọi công đoạn trong quá trình xử lý.”
- Thiết kế, xây dựng, lắp đặt nhà xưởng và thiết bị chế biến
- Kiểm sốt vệ sinh nhà xưởng, mơi trường
- Kiểm sốt q trình bảo quản và phân phối sản phẩm
Các yêu cầu khi áp dụng
Các bước áp dụng GMP:
Bước 1: Tập hợp các tài liệu cần thiết

Bước 2: Xác định phạm vi áp dụng GMP
Bước 3: Lập kế hoạch tiến độ và phân công cá nhân phụ trách
Bước 4: Thiết lập các thủ tục, quy định, tiêu chuẩn cho từng công đoạn
Bước 5: Huấn luyện công nhân
Bước 6: Áp dụng thử, thẩm tra
Bước 7: Chỉnh sửa thiết bị, nhà xưởng, huấn luyện cơng nhân nếu có sự chưa phù
hợp
Bước 8: Áp dụng phê duyệt chính thức
Bước 9: Giám sát việc thực hiện: Đánh giá hiệu quả, cải tiến
Các quy trình trong áp dụng GMP
Khó khăn khi áp dụng GMP:
- Trong nội bộ doanh nghiệp: Cơ sở hạ tầng thiết bị, điều kiện vệ sinh cơ bản,
nhân lực, giáo dục và đào tạo, trợ giúp kỹ thuật, nguồn nhân lực, yếu tố tâm lý.
- Mơi trường trợ giúp: tài chính, u cầu pháp lý, ý thức kinh doanh và thái độ
của các tổ chức công nghiệp và thương mại, nhận thức của khách hàng.
Ý nghĩa của việc áp dụng GMP: Với nhà sản xuất, với người tiêu dùng và với cơ
quan quản lý.
Đào tạo nhân lực đạt chuẩn GMP
Thực tiễn về áp dụng GMP tại các doanh nghiệp Việt Nam
Về “Phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn GMP của
CTCP Dược phẩm Hà Tây”. Tác giả vận dụng các lý thuyết đã chọn lọc, kế thừa để tiến
hành khảo sát các số liệu, tình hình trong các năm 2011-2015, tiến hành phân tích để luận
giải cho các đánh giá, nhận xét về thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn


GMP của CTCP Dược phẩm Hà Tây trong giai đoạn này. Qua phân tích, đánh giá sẽ
khẳng định các kết quả đạt đượ, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân gây ra chúng.
Trước hết tác giả giới thiệu sơ lược q trình hình thành và phát triển của Cơng ty
“Cơng ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây được hình thành từ những năm 1956 –
1959, có chức năng phân phối, lưu thơng thuốc chữa bệnh. Xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây

được hình thành từ năm 1965 làm nhiệm vụ sản xuất thuốc chữa bệnh. Trụ sở chính đặt
tại số 10A Quang Trung, Hà Đơng, Hà Nội với diện tích 780m2 . Đến ngày 21/12/2000 Ủy
ban Nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) có quyết định số 1911/QĐ-UB chuyển doanh nghiệp Nhà
nước Công ty Dược phẩm Hà Tây thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây”. “Chức
năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: Sản xuất, Kinh doanh, Xuất nhập khẩu thuốc chữa
bệnh, hoá chất nguyên liệu làm thuốc, dược liệu và trang thiết bị dụng cụ y tế. Với kinh
nghiệm 40 năm trưởng thành, HATAPHAR luôn là đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh và các chỉ tiêu nộp ngân sách đề ra, có tốc độ tăng trưởng cao liên tục
trong 10 năm lại đây.

Những kết quả mà Công ty đạt được trong sản xuất kinh doanh trong những năm
qua là khá cao. Tuy nhiên, với tư cách là một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường,
Công ty cần phải năng động hơn nữa trong sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó,
cơng tác đào tạo phải luôn bám sát mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, đào tạo sâu về
kiến thức quản lý, chuẩn GMP nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo vận dụng của
người lao động trong doanh nghiệp.
Tình hình sản xuất kinh doanh thuận lợi đã tạo điều kiện cho công tác đào tạo
nguồn nhân lực theo chuẩn GMP của Cơng ty. Nguồn kinh phí đào tạo tăng lên do nhu
cầu đào tạo của doanh nghiệp và do u cầu của GMP về nhân sự, do đó trình độ tay
nghề của người lao động cũng cao hơn, năng suất vì thế mà tăng lên.
Về cơ bản, cơ cấu tổ chức của Công ty đã tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo tốt cho
hoạt động của Cơng ty.
Ngồi ra, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã đặt Công ty trước một
thử thách mới là nếu khơng đầu tư, đổi mới cơng nghệ sản xuất thì sẽ không đảm bảo yêu
cầu cảu GMP về thiết bị, nhà xưởng,...Công ty sẽ bị tụt hậu do năng suất lao động thấp,
chất lượng sản phẩm khơng đảm bảo. Chính vì vậy trong những năm qua, CTCP Dược
phẩm Hà Tây đã tiến hành đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại để phục vụ
sản xuất: dàn máy sản xuất viên nang mềm, máy đóng Capsule tự động, máy bao đường
và bao phim, máy điều chế khí nito, máy ép vỉ Uhman tự động,... Đồng thời Công ty



cũng đầu tư xây dựng nhà xưởng theo chuẩn GMP, nhà xưởng GMP Đông dược đảm bảo
sản phẩm đầu ra đạt chất lượng.
Tính đến cuối năm 2015, CTCP Dược phẩm Hà Tây có tổng số lao động là 1100
người. Trong đó, lực lượng lao động chính (dưới 34 tuổi) 714 người, chiếm 64,9%, số lao
động nữ là 717 người, chiếm 65,2%, số lao động có trình độ đại học và trên Đại học là
167 người, cao đẳng là 914 người, lao động PTTH là 19 người.
“Hàng năm dựa theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm đó, kế hoạch hóa
nguồn nhân lực, tình hình lực lượng lao động thực tế… để xác định nhu cầu đào tạo thực
tế. Nhu cầu đào tạo có thể được xác định trên các cơ sở: Phân tích tổ chức, phân tích cơng
việc và phân tích cá nhân.”
Từ nhu cầu đào tạo, Cơng ty xác định mục tiêu đào tạo. Với mỗi loại nhu cầu đào
tạo khác nhau, Cơng ty có những mục tiêu đào tạo tương ứng khác nhau.
“Ở mỗi chương trình đào tạo, Công ty đều đặt ra những yêu cầu, mục tiêu cụ thể
tương ứng với mỗi nội dung đào tạo. Việc đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng đối tượng và áp
dụng cho từng loại hình đào tạo đã khiến cho việc tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả
tốt hơn.”
Đối tượng được đào tạo của Công ty được chia ra làm 2 loại: Công nhân kỹ thuật
và cán bộ quản lý. Với cán bộ quản lý thì việc đào tạo được thực hiện hàng năm cịn với
cơng nhân kỹ thuật với số lượng được đào tạo lớn hơn sẽ thực hiện cách 2 năm/ 1 lần.
Hình thức đào tạo chính mà Cơng ty lựa chọn để phù hợp nhất với người lao động đó là:
cử đi học tại các lớp đào tạo theo chuẩn GMP và học tại nội bộ doanh nghiệp.
Về kinh phí đào tạo nguồn nhân lực ở Công ty được lấy từ 3 nguồn: 10% lợi
nhuận Cơng ty, kinh phí hỗ trợ từ CTCP Dược phẩm Hà Tây và người lao động tự túc khi
có nhu cầu học tập mà chưa được Cơng ty cử đi học.
“Từ những thực trạng trên tác giả thấy được các ưu điểm của công tác đào tạo là:
giá trị sản xuất kinh doanh được tăng qua các năm, thu nhập của người lao động cũng
tăng đáp ứng nhu cầu cuộc sống của cơng nhân viên. Ngồi ra Cơng ty cịn có một đội
ngũ lao động kỹ thuật đơng đảo, tay nghề vững và có ý thức học hỏi nâng cao tay nghề;
đã xây dựng một quy trình đào tạo thống nhất trong tồn cơng ty và qua các năm; thực

hiện tốt các chính sách quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ cơng
nhân viên; phát huy tối đa vai trị của tổ chức Cơng đồn; thực hiện nghiêm các chế độ,
chính sách về lao động theo quy định Nhà nước hiện hành; khích lệ và tạo động lực cho
cán bộ cơng nhân viên trong công ty tham gia vào công tác đào tạo của DN.”


Tuy nhiên cũng còn tồn đọng một số hạn chế như: chưa có bộ phận chun trách
về cơng tác đào tạo nguồn nhân lực trong Công ty; xác định nhu cầu đào tạo chưa thực sự
hiệu quả do chưa tiến hành một cách chính xác phân tích tổ chức, phân tích con người và
phân tích nhiệm vụ; xác định mục tiêu đào tạo chưa cụ thể đối với từng đối tượng, từng
khố đào tạo, khơng cụ thể theo từng thời kì, từng giai đoạn khác nhau; Phương pháp
đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn GMP chưa phong phú và thu hút đối với đối tượng
đào tạo; chưa có sự đánh giá một cách tồn diện hiệu quả cơng tác đào tạo; chưa xây
dựng được đội ngũ cán bộ quản lý am hiểu về cơng việc và có kỹ năng trong đánh giá
việc thực hiện, áp dụng những kiến thức được học tập, đào tạo.
Trên cơ sở các luận cứ lý thuyết và các kết quả phân tích đánh giá, luận văn sẽ
trình bày và luận giải các biện pháp chủ yếu nhằm hồn thiện hơn cơng tác này tại Cơng
ty đến năm 2018.
“Hoàn thiện xác định nhu cầu: Để xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đạt
chuẩn GMP một cách chính xác thì cơng tác phân tích cơng việc và đánh giá khả năng
thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty phải được thực hiện thường
xuyên, liên tục và hiệu quả bằng các phương pháp tiên tiến, khoa học.”
“Ngồi
ra
Cơng ty cịn cần áp dụng kết hợp một số phương pháp để sử dụng trong đánh giá nhu cầu
như phỏng vấn trực tiếp nhân viên, quan sát thực tế, gặp gỡ trao đổi với nhân viên, trắc
nghiệm kỹ thuật, thảo luận tập thể, phân tích các tài liệu sẵn có, đánh giá hiệu quả thành
tích…”
“Cơng tác lập kế hoạch đào tạo: xây dựng một bộ phận chuyên thực hiện mảng
công việc đào tạo nguồn nhân lực cho Cơng ty để có thể nghiên cứu sâu hơn và lập kế

hoạch đào tạo một cách chính xác, kịp thời, tiết kiệm và đạt hiệu quả tốt nhất; đối với
từng đối tượng cụ thể Công ty cần đề ra những mục tiêu mà họ phải đạt được sau mỗi
khoá đào tạo đạt chuẩn GMP…”
“Lựa chọn đối tượng đào tạo và giáo viên: Căn cứ vào bảng phân tích chức danh
cơng việc, đánh giá thực hiện cơng việc, năng lực, tinh thần, nguyện vọng của bản thân
người lao động và nhu cầu đào tạo của Công ty đối với từng vị trí cơng việc. Khi tiến
hành lựa chọn đội ngũ giảng viên từ nguồn nội bộ quan tâm đánh giá nhiều mặt cụ thể
như: trình độ chun mơn, uy tín, kiến thức quản lý, phương pháp giảng dạy… Đối với
giáo viên thuê ngoài hay theo học ở các trung tâm, Công ty cần tham khảo từ nhiều
nguồn khác nhau để có được thơng tin đầy đủ, chính xác và khách quan.””
Tổ chức thực hiện đào tạo: cần tổ chức các khóa đào tạo đạt chuẩn GMP cho cơng


nhân kỹ thuật thường xuyên và liên tục mỗi năm để phát huy hết tác dụng của công tác
đào tạo.
Thực hiện đánh giá tồn diện các khóa học
Nâng cao hiệu quả tuyển dụng
Tạo động lực cho người được đào tạo: Cơng ty cịn cần tạo điều kiện để người lao
động áp dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng sau khi được đào tạo vào công việc. Các kiến
thức và kỹ năng người lao động thu nhận được sau khóa học phải được áp dụng trong
môi trường làm việc thực tế để họ thấy rõ được tác dụng của việc đào tạo. “Công ty cần
loại trừ các trở ngại cho việc thực hiện công việc của người lao động, cung cấp các điều
kiện, trang thiết bị cần thiết cho công việc và bố trí người phù hợp để thực hiện cơng
việc; khuyến khích về tài chính, khen thưởng và tạo các cơ hội trong công việc cho người
lao động.”
“Kết hợp bồi dưỡng với phát triển nghề nghiệp của công nhân viên: hiệu quả đào
tạo cần phải kết hợp với nhu cầu công tác, năng lực và mục tiêu phát triển của cá nhân để cả
hai mục tiêu công ty và cá nhân đều đạt được trọn vẹn.”
Tăng cường liên kết đào tạo với các đơn vị đào tạo
Nền kinh tế nước ta đang trải qua những thay đổi to lớn, các công ty Dược để đảm

bảo sản phẩm tới tay người tiêu dùng được đảm bảo cho họ cả sức khỏe lẫn tính mạng thì
buộc các Cơng ty ấy phải đạt một trong các tiêu chuẩn trong đó có chuẩn GMP, ngồi ra
những tiến bộ về cơng nghệ đang làm biến đổi về cơ cấu kinh tế. Đây là cơ hội cũng như là
thách thức đối với các doanh nghiệp Dược trong nước. Các doanh nghiệp cần phải tập trung
đẩy mạnh và đầu tư mọi mặt nhiều hơn nữa để bắt kịp những thay đổi này. Trong các nguồn
lực để phát triển doanh nghiệp nhanh chóng và bền vững thì nguồn lực con người là yếu tố
cơ bản, nó là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của tổ chức. Đội ngũ lao động nào có
trình độ cao thì càng có khả năng giành thắng lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nó
trở thành mục tiêu cạnh tranh của các tổ chức.
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, tác giả có sử dụng các số liệu thống kê về
kết quả sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức của CTCP Dược phẩm Hà Tây. Đây là những
số liệu phản ảnh thực tế về các hoạt động của Công ty trong thời gian vừa qua. Sau một thời
gian thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và
hoạt động đào tạo nói riêng ở Cơng ty. Tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng hoạt động
đào tạo nguồn nhân lực tại Cơng ty với mong muốn hồn thiện hơn nữa công tác đào tạo
nguồn nhân lực tại Cơng ty, mặt khác có thể đóng góp vào sự phát triển hoạt động sản xuất


kinh doanh của công ty, tạo khả năng cạnh tranh cho Công ty trên thương trường.



×