Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thanh toán quốc tế phòng vệ rủi ro tỷ giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.02 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
*************************

TIỂU LUẬN
Học phần: Thanh toán quốc tế

ĐỀ TÀI:
Tỷ giá hối đối và các biện pháp phịng vệ rủi ro biến động
tỷ giá cho doanh nghiệp bằng các sản phẩm ngoại hối phái
sinh của ngân hàng

Sinh viên thực hiện

:

Nhóm 12


Lớp

:

TCH412(1-1819).1_LT

Giảng viên hướng dẫn

:

Nguyễn Thị Thanh Phương


Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2018

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT

HỌ VÀ TÊN

1

Vũ Minh Hồng

2

Cao Tuấn Hùng

MSSV

CƠNG VIỆC

Tìm hiểu hợp đồng
giao dịch kỳ hạn

Tìm hiểu hợp đồng
giao dịch quyền chọn

Tìm hiểu các yếu tố
3

Tạ Thùy Linh


ảnh hưởng đến tỷ giá
hối đối
Tìm hiểu các phương

4

Trương Hữu Phúc

pháp và dự đoán tỷ giá
hối đoái trong tương
lai

ĐÁNH GIÁ


Tìm hiểu hợp đồng
5

Vũ Thị Trang

giao dịch hốn đổi
ngoại tệ


MỤC LỤC
Trang


CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TỶ GIÁ HỐI ĐỐI

1.1.

Tỷ giá hối đối

Khái niệm: Tỷ giá hối đối (cịn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá
Forex, tỷ giá FX) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được
trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một
quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.
1.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

1.2.1. Chênh lệch lạm phát của hai nước làm ảnh hưởng tới tỷ giá hối
đoái
Theo lý thuyết cân bằng sức mua, tỷ giá hối đoái phản ánh so sánh sức mua
của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ hay mức giá trong nước và mức giá của
nước ngồi. Vì vậy, khi chênh lệch lạm phát giữa hai nước thay đổi, tức là mức
giá cả ở hai nước này thay đổi, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước
đó sẽ biến động theo.
Nếu mức lạm phát trong nước cao hơn mức lạm phát của nước ngoài, sức
mua của đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ thì tỷ giá hối đối có xu hướng tăng
lên. Ngược lại, nếu mức lạm phát trong nước thấp hơn mức lạm phát ở nước
ngoài, sức mua của đồng nội tệ tăng tương đối so với đồng ngoại tệ và tỷ giá
giảm xuống.
1.2.2. Chênh lệch lãi suất giữa các nước
Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn thì luồng vốn ngắn hạn có xu hướng
chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cung ngoại
hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi và tỷ giá hối đối có xu hướng giảm.

5



Để xác định mức lãi suất của một nước là cao hay thấp, thông thường
người ta so sánh mức lãi suất của nước đó với các lãi suất quốc tế như lãi suất đi
vay trên thị trường liên ngân hàng London LIBID, lãi suất quốc tế trên thị
trường liên ngân hàng Singapore SIBID...
Cần lưu ý rằng, chênh lệch lãi suất có tác động tới sự biến động của tỷ giá
nhưng đó chỉ là sự tác động gián tiếp chứ khơng phải trực tiếp bởi lãi suất trong
nhiều trường hợp không phải là nhân tố quyết định tới sự di chuyển của các
dòng vốn. Chênh lệch lãi suất phải trong điều kiện ổn định kinh tế chính trị thì
mới thu hút được nhiều vốn ngắn hạn từ bên ngoài đổ vào.
1.2.3. Tình hình thiếu thừa trong cán cân thanh tốn quốc tế
Nhân tố này tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, thơng qua đó
tác động tới tỷ giá. Khi cán cân thanh toán bội thu, theo tác động của quy luật
cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá, tỷ giá
hối đoái giảm. Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm cho
đồng ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá, tỷ giá hối đối tăng.
1.2.4. Tình hình tăng trưởng hay suy thối kinh tế
Nếu các yếu tố khác không đổi mà thu nhập quốc dân của một nước tăng
lên so với nước khác thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác cũng tăng
dẫn tới cầu ngoại hối tăng. Kết quả là tỷ giá hối đối sẽ có xu hướng tăng lên.
1.2.5. Yếu tố tâm lý và các hoạt động đầu cơ
Yếu tố tâm lý được thể hiện bằng sự phán đoán của thị trường về các sự
kiện kinh tế, chính trị... từ những sự kiện này, người ta dự đoán chiều hướng
phát triển của thị trường và thực hiện những hành động đầu tư về ngoại hối, làm
cho tỷ giá có thể đột biến tăng, giảm trên thị trường.

6



Ngồi ra, tỷ giá hối đối cịn phụ thuộc vào chính sách có liên quan tới
quản lý ngoại hối, các sự kiện kinh tế - xã hội, các rủi ro bất khả kháng như
chiến tranh, thiên tai...

7


1.3.

Dự đoán tỷ giá trong tương lai

1.3.1. Dựa vào thống kê tỷ giá trong khoảng thời gian 5 năm trước đó
Hình 1: Biến động tỷ giá USD/VND từ 9/2013 đến 9/2018

Nguồn: investing.com/
Dự báo ở thời điểm 3 tháng tới, tỷ giá USD/VND
-

Thay đổi trên một năm = = 2,06%

-

Thay đổi trên 1 quý: 0,516%

-

Dự đoán tỷ giá hiện hành sau 3 tháng: 23.278 * (1 + 0,00516) = 23.398
1.3.2. Dựa vào tỷ lệ lạm phát của các nước.
- Lạm phát của Mỹ trung bình 0,4%


8


Hình 2: Biến động lạm phát đồng USD từ 17/8/2018 đến 18/8/2018

Nguồn: bls.gov/
- Theo trang VN economy, lạm phát của việt nam hiện tại rơi vào khoảng
3,1%, dự báo trung bình năm 2018 lạm phát sẽ là 3,4% – 3,5%
Nguồn: Như vậy, sức mua của đồng VND
giảm với tốc độ nhanh hơn sức mua của đồng USD, do đó có thể dự đốn trong
tương lai, tỉ giá USD/VND sẽ tăng

FX /Y
Cơng thức:

FVY
PVY × eiY ×∆t
=
=
= S X /Y × e (iY −iX )×∆t
iX ×∆t
FVX PVX × e

trong đó i là lãi suất thực tế sau khi đã trừ đi lạm phát
Áp dụng: F x/y=23278*e(6,6%-3,1%-2,3%+0,4%)*1/4 = 23.370,6
Kết luận: ở thời điểm 3 tháng sau tức ngày 18/12/2018, tỷ giá USD/VND
dự báo tăng từ 92 – 120 VNĐ. Doanh nghiệp đối mặt với rủi ro biến động tỷ giá
=> cần các biện pháp phòng vệ.

9



CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ RỦI RO TỶ GIÁ CHO
DOANH NGHIỆP BẰNG CÁC SẢN PHẨM NGOẠI HỐI PHÁI SINH
CỦA NGÂN HÀNG
2.1.

Các sản phẩm ngoại hối phái sinh của ngân hàng

2.1.1. Hợp đồng giao dịch kỳ hạn
- Khái niệm: Giao dịch hối đối kì hạn là giao dịch mà doanh nghiệp và
ngân hàng thỏa thuận việc mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định, trong
đó tỉ giá được ấn định ngay tại thời điểm thỏa thuận, ngày giao/nhận là một ngày
xác định trong tương lai (thường tối thiểu 3 ngày tối đa 365 ngày).
- Lợi ích cho doanh nghiệp:
+ Không bị đọng vốn: Khi ký hợp đồng Ngoại hối kỳ hạn, doanh nghiệp
chỉ cần bỏ ra một số tiền ký quỹ nhỏ để đảm bảo sẽ thực hiện hợp đồng, đến
ngày đáo hạn hợp đồng thì mới cần thanh toán hết. Như vậy trước khi đáo hạn
doanh nghiệp vẫn có thể dùng vốn của mình để thực hiện các hoạt động khác;
+ Cố định ngay tỉ giá, tránh được rủi ro biến động trong tương lai: Vì
doanh nghiệp đã thỏa thuận tỷ giá trước, nên khi hợp đồng đáo hạn thì dù tỷ giá
có biến động bất lợi hay có lợi cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn sẽ
chỉ/phải trả theo mức tỷ giá đã ký kết trên hợp đồng;
+ Tính tốn ngay được chi phí phát sinh: chi phí phát sinh chính bằng
(TGHĐkỳ

hạn

-


TGHĐhiện

tại

)*[Số

ngoại

tệ

mua

vào]

hoặc

bằng

(TGHĐhiện tại – TGHĐkỳ hạn)*[Số ngoại tệ bán ra];
+ Tránh được rủi ro khan hiếm ngoại tệ trên thị trường.
- Doanh nghiệp cũng cần những công cụ và phương pháp để đo lường rủi
ro biến động TGHĐ của mình một cách chính xác tương đối để có thể chủ động
trong việc đàm phán ký kết hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng. Ví dụ khi
mua ngoại tệ kỳ hạn nếu TGHĐ dự đốn < TGHĐkỳ hạn do ngân hàng đề xuất thì có
thể đàm phán xuống gần mức TGHĐdự đốn; hoặc mua sản phẩm này ở ngân hàng
khác có mức TGHĐkỳ hạn thấp hơn; hoặc có thể khơng mua sản phẩm này nữa; và
nếu bán ngoại tệ kỳ hạn thì ngược lại.
10



2.1.2. Hợp đồng quyền chọn
- Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có
quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán:
+ Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở;
+ Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai;
+ Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Tại
thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện hoặc
không thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở. Nếu người mua thực hiện
quyền mua (hay bán), thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua) tài sản cơ
sở. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn; thời gian từ khi ký
hợp đồng quyền chọn đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức
giá xác định áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện (exercise price hay
strike price).
- Lợi ích cho doanh nghiệp
+ Chủ động thực hiện quyền chọn: thực hiện hợp đồng hay không thực hiên
hợp đồng nếu tỷ giá trên thị trường diễn biến bất lợi cho mình (nhìn dưới quan
điểm đầu cơ);
+ Sử dụng quyền chọn mua để phòng chống rủi ro khi ngọai tệ có xu hướng
tăng. Nếu tỷ giá giao ngay có xu hướng tăng, ở thời điểm thực hiện hợp đồng tỷ
giá giao ngay lớn hơn tỷ giá thực hiện cộng chi phí thanh tốn thì người mua
quyền chọn mua sẽ có lợi và ngược lại (nhìn dưới quan điểm phịng vệ rủi ro);
+ Chủ động thực hiện hợp đồng trước ngày đáo hạn nếu áp dụng quyền
chọn theo kiểu Mỹ.

11


2.1.3. Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ
- Khái niệm: Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là nghiệp vụ thực hiện đồng thời 2 giao
dịch mua và bán một số lượng ngoại tệ nhất định với hai kỳ hạn khác nhau.

- Phân loại:
+ Giao dịch hoán đổi ngoại tệ giao ngay với có kỳ hạn - Spot againt
forward (điển hình nhất);
+ Giao dịch hốn đổi ngoại tệ có kỳ hạn với có kỳ hạn - Forward – Forward
swap (phức tạp).
Vì F-F phức tạp nên chỉ tập trung nghiên cứu S-F
- Đặc điểm:
+ Thực hiện 2 giao dịch đồng thời: mua vào và bán ra đồng thời một đồng
tiền, cùng một lượng ngoại tệ tại thời điểm ký kết hợp đồng;
+ Kỳ hạn thanh toán của 2 giao dịch là khác nhau;
+ Sự khác biệt giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn đã được biết thông
qua niêm yết tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn được ấn định vào thời điểm ký
kết hợp đồng hoán đổi ngoại tệ của ngân hàng. (đối với hợp đồng hoán đổi ngoại
tệ giao ngay).
- Lợi ích
+ Giao dịch hốn đổi được sử dụng như một cơng cụ phịng ngừa rủi ro hối
đối;
+ Giúp doanh nghiệp quản lí dịng tiền hiệu quả hơn, tận dụng được nguồn
ngoại tệ sẵn có, khơng bị đọng vốn;
+ Cho phép các doanh nghiệp tham gia thị trường ngoại hối tránh được
thiệt hại do hai khoản thiệt hại là chênh lệch giá mua, và chênh lệch giá bán và
khi cần lại loại ngoại tệ ban đầu lại phải tiếp tục bán mua trên thị trường;
+ Khi có nhu cầu sử dụng một loại tiền tệ nhưng không muốn thực hiện
giao dịch mua bán ngoại tệ, doanh nghiệp có thể dùng một loại tiền khác sẵn có
để trao đổi với ngân hàng;
+ Hưởng chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.
2.2.

Lập các phương án phòng vệ rủi ro TGHĐ cho doanh nghiệp


trên một ví dụ cụ thể

12


Đề bài: Doanh nghiệp nhập khẩu 1 lô hàng trị giá 500.000USD, thanh toán bằng
đồng USD sau 3 tháng, hiện tại Doanh nghiệp đang có 500.000USD trong tài
khoản ngoại hối ngân hàng Eximbank. TGHĐhiện tại là 23.278. TGHĐ mà doanh
nghiệp dự kiến (TGHĐdự kiến) trong 3 tháng tới là 23.398. Xây dựng các phương
án phòng vệ rủi ro cho doanh nghiệp trong thanh toán?
Phương án 1: Giữ nguyên 500.000USD rồi thanh toán. Phương pháp này sẽ bị
đọng vốn. Nếu doanh nghiệp đổi ra nội tệ rồi đem đi đầu tư thì trong 3 tháng có
thể sinh lời, ước tính chi phí cơ hội khoảng 55.000.000 VNĐ.
Phương án 2: Ký hợp đồng bán ngoại tệ giao ngay rồi sau 3 tháng ký hợp đồng
mua ngoại tệ giao ngay: dùng phương pháp này sẽ tránh được việc bị đọng vốn
nhưng vì chênh lệch tỷ giá nên 3 tháng sau cần nhiều nội tệ hơn để mua ngoại tệ.
Số tiền chênh lệch, gọi là chi phí mua ngoại tệ sau 3 tháng = (TGHĐ dự kiến –
TGHĐhiện tại)*[Số ngoại tệ mua vào] = (23.398 – 23.278) * 500.000 = 60.000.000
VNĐ
Phương án 3: Ký hợp đồng bán ngoại tệ giao ngay rồi ký hợp đồng mua ngoại
tệ kỳ hạn 3 tháng: Ngân hàng đưa ra mức tỷ giá hối đoái kỳ hạn là TGHĐ kỳ hạn =
23.340: Nếu ký hợp đồng kỳ hạn với TGHĐ kỳ hạn là 23.340 thì chi phí bỏ ra =
(TGHĐkỳ

hạn

– TGHĐhiện tại)*[Số ngoại tệ mua vào] và = (23.360 – 23.278) *

500.000 = 41.000.000 VNĐ
-> Ký hợp đồng mua ngoại hối kỳ hạn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được

19.000.000 VNĐ.
Phương án 4: Ký hợp đồng hoán đổi ngoại tệ: về bản chất là doanh nghiệp thực
hiện 2 giao dịch với ngân hàng, một là giao dịch bán ngoại tệ giao ngay, hai là
mua lại đúng lượng ngoại tệ đó sau 3 tháng với tỷ giá kỳ hạn ngân hàng offer là
23.360 (giống phương án 3), nhưng chỉ cần ký một hợp đồng. Phương án này
13


cũng đêm lại lợi ích tương tự về mặt kinh tế như phương án 3 nhưng tiết kiệm
cho doanh nghiệp công sức điền hợp đồng.
Phương án 5: Ký hợp đồng bán ngoại tệ giao ngay rồi ký hợp đồng quyền chọn
mua ngoại tệ trong 3 tháng. Trong hợp đồng này ngân hàng offer mức TGHĐ kỳ
hạn

là 23.330 và chi phí mua quyền mua là 50 VNĐ/USD. Nhận thấy TGHĐ kỳ hạn

của hợp đồng này nhỏ hơn TGHĐkỳ hạn của các phương án trước, chi phí để được
mua ngoại tệ với TGHĐkỳ hạn ở mức 23.315 là (23.330 – 23.278) * 500.000 =
26.000.000 VNĐ nhỏ hơn chi phí ở các phương án trước. Tuy nhiên hợp đồng
này khác các hợp đồng trước là doanh nghiệp mất phí để mua quyền mua, chi
phí này = 60 * 500.000 = 30.000.000 VNĐ. Vậy tổng chi phí = 56.000.000
VNĐ, vẫn lớn hơn chi phí ở phương án 3 và 4 là 15.000.000 VNĐ.
KẾT LUẬN: Dùng phương án 4, ký hợp đồng hoán đổi bán ngay 500.000
USD và mua 500.000USD trong 3 tháng tới với tỷ giá kỳ hạn thỏa thuận là
23.360 sẽ có lợi nhất cho doanh nghiệp

14


PHỤ LỤC


15


Hợp đồng kỳ hạn mua

16


17


18


Hợp đồng quyền chọn

19


20


Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ

21


22



23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> />x
/>%A2P_%C4%90%E1%BB%92NG_QUY%E1%BB%80N_CH%E1%BB%8CN
/> />
24



×