Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.63 KB, 28 trang )

Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 1

I. MÔ TẢ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
I.1. Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
I.1.1. Tổng quan về quá trình bùn hoạt tính
I.1.1.1 Bùn hoạt tính
Bùn hoạt tính là khối quần thể vi sinh hoạt tính có khả năng ổn định chất
hữu cơ hiếu khí gồm: nấm, vi khuẩn, protozoa, rotifer, trong đó hàm
lượng vi khuẩn chiếm 95% sinh khối của bùn hoạt tính. Q trình bùn
hoạt tính là sự hình thành bơng, có kích thước khoảng từ 50 đến 500 µ
m mà có thể loại bỏ bằng lắng trọng lực.
Nhìn chung, vi sinh vật trong bùn hoạt tính được chia thành 2 nhóm
chính:


Nhóm phân hủy: chịu trách nhiệm phân hủy các chất ơ nhiễm
trong nước thải. Đại diện cho nhóm này có vi khuẩn, nấm,
cynaphyta khơng màu. Một số động vật nguyên sinh (Osmotrophis
protozoa) cũng có khả năng phân hủy chất hữu cơ nhưng các chất
này phải ở nồng độ cao. Ngược lại chúng sẽ không làm tốt công
việc này như vi khuẩn.



Nhóm tiêu thụ: có nhiệm vụ tiêu thụ các tế bào vi khuẩn, các
chất nền. Nhóm này chủ yếu là microfauma gồm protozoa và
metozoa.

I.1.1.2. Sự tăng trưởng sinh khối
Vi sinh vật có thể sinh trưởng thêm nhờ sinh sản phân đơi, sinh sản giới


tính nhưng chủ yếu chúng phát triển bằng cách phân đôi. Thời gian cần
để phân đôi tế bào thường gọi là thời gian sinh sản, có thể dao động từ
dưới 20 phút đến hàng ngày.
Các giai đoạn sinh trưởng của vi khuẩn:


Giai đoạn tiềm tàng (giai đoạn sinh trưởng chậm): là giai
đoạn vi khuẩn cần thời gian để thích nghi với mơi trường dinh
dưỡng. Ở giai đoạn này, nồng độ BOD trong nước thải cao, nồng độ
DO (oxy hịa tan) thấp. Vì vậy, hiệu quả xử lý BOD trong suốt giai
đoạn này là không cao, nước thải bị đục.



Giai đoạn tăng sinh khối theo số mũ (Log phase): Ở pha log
vi khuẩn sản xuất ra nhiều enzym cần thiết cho q trình sinh
trưởng. Có thể chia pha log thành hai giai đoạn nhỏ:





Trong nửa giai đoạn đầu, tế bào vi khuẩn hấp thụ BOD và
hàm lượng bay hơi của MLSS tăng. Lúc này vi khuẩn sinh
trưởng nhiều.



Trong nửa giai đoạn cịn lại, q trình tổng hợp tế bào và
sinh trưởng xảy ra. Vi khuẩn sử dụng BOD đã hấp thụ được

để sản sinh ra tế bào mới, số lượng vi khuẩn lúc này tăng
nhanh theo cấp số mũ. Hiệu quả xử lý BOD lúc này rất cao.
Nồng độ ô nhiễm trong nước thải giảm mạnh và nồng độ
oxy tăng.

Giai đoạn tăng trưởng chậm dần (Declining log phase):
Trong giai đoạn này, có hai điều kiện quan trọng để hình thành
bơng bùn:



Đầu tiên: phải có một lượng lớn vi khuẩn.



Thứ hai: các vi khuẩn này phải sản xuất ra một lượng lớn
mảnh vụn tế bào cùng các polysaccarit, các hạt
polyhydrobutyrate (PHB). Mảnh vụn tế bào, polysaccarit,

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 2

PHB chính là các yếu tố hình thành bơng bùn. Mảnh vụn tế
bào có kích thước nhỏ (2-5mm), gồm nhiều gốc hóa học
như cacbonxyl (-COOH), hydroxyl (-OH), sulfhydryl (-SOOH)
và photphoryl (-POOH). Những gốc hóa học này sẽ bị ion
hóa trong khoảng pH tối ưu của bùn hoạt tính (6.5 – 8.5).

Do đó, pH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ ion
hóa nên khi pH thay đổi sẽ ảnh hưởng q trình tạo bơng
bùn. Trong giai đoạn này, lượng sinh khối rất nhiều và đa
dạng, hiệu quả xử lý BOD cao.


Giai đoạn hô hấp nội bào (Endogenous phase): Trong giai
đoạn này xảy ra hiện tượng giảm dần sinh khối. Hầu hết lượng BOD
đã phân hủy được sử dụng cho hoạt động sống của tế bào vi khuẩn
hơn là quang hợp và sinh trưởng. Một điều thay đổi đáng kể trong
giai đoạn này là sự phát triển của các vi khuẩn dạng sợi. Bơng bùn
cần có một lượng vi khuẩn dạng sợi đủ để phát triển ở kích thước
trung bình (150 - 500 µ m) và kích thước lớn (>500 µ m). Trong
giai đoạn này, số lượng vi khuẩn nhiều, đa dạng. Do đó, đẩy nhanh
hiệu quả xử lý ô nhiễm, nước thải được xử lý gần triệt để, mức ơ
nhiễm giảm xuống.

I.1.1.3. Q trình xử lý nước bằng bùn hoạt tính
Q trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính gồm bốn giai đoạn
chính như sau:
1. Khuấy trộn tạo điều kiện tiếp xúc giữa nước thải với bùn hoạt
tính.
2. Cung cấp oxy để vi khuẩn và các VSV khác oxy hóa chất hữu
cơ.
3. Tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải.

4.

Tái sinh bùn hoạt tính tuần hoàn và đưa vào bể sinh học.


Trong bể sinh học (bể Aerotank), nước tiếp xúc với bùn hoạt tính bằng
cách khuấy trộn và cung cấp khí.
Trong điều kiện có oxy khơng khí, các vi khuẩn tiêu thụ các chất hữu cơ:


Một mặt do nhu cầu năng lượng để tồn tại, sinh trưởng (phân chia
tế bào, tổng hợp các chất sống) và hơ hấp nội bào (oxy hóa nội
bào).



Mặt khác tạo một lượng cơ thể sống và chất trơ dư thừa (bùn dư).

Các hất hữu cơ hòa tan, cả các chất keo, phân tán nhỏ sẽ được chuyển
hóa bằng cách hấp phụ và keo tụ trên bề mặt tế bào vi sinh vật. Tiếp đó,
trong q trình trao đổi chất, dưới tác động của men nội bào, các chất
hữu cơ sẽ bị phân hủy.
Quá trình phân hủy các chất bẩn hữu cơ là một phản ứng oxy hóa khử có
thể biểu diễn ở dạng tổng quát:
VSV
Các hợp chất hữu cơ + O2
CO2 + H2O + VSV
Chất dinh
dưỡng
Q trình chuyển hóa chất bẩn trong bể xử lý nước thải được thực hiện
theo từng bước xen kẽ và nối tiếp. Một vài loại vi khuẩn tấn công vào các
hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp để chuyển hóa thành các chất hữu
cơ đơn giản, là nguồn chất nền cho vi khuẩn tiếp theo. Quá trình tiếp
diễn cho đến khi chất thải cuối cùng không thể là thức ăn của vi sinh


Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 3

được nữa. Nếu trong nước thải đậm đặc chất hữu cơ hay có nhiều chất
hữu cơ khó phân hủy, cần thời gian để chuyển hóa thì phần bùn hoạt tính
tuần hồn cần phải tách riêng và sục khí cho chúng tiêu hóa thức ăn đã
hấp thụ (q trình tái sinh bùn).
Một phần bùn được loại bỏ hàng ngày hoặc theo định kỳ.
I.1.2. Lưu lượng nước thải
Lưu lượng nước thải của nhà máy: 300 m3/ngày.đêm
I.1.3. Tính chất nước thải và tiêu chuẩn nước thải sau xử lý
Các thông số ơ nhiễm chính của nước thải nhà máy và tiêu chuẩn nước thải
sau xử lý đạt cột B theo QCVN 11:2008/BTNMT được thể hiện qua bảng dưới
đây:
Bảng 1: Thông số đầu ra nhà máy chế biến thủy sản theo QCVN 11:2008/BTNMT cột B
STT
01
02
03
04
05
06
07
08

Chỉ tiêu
pH

COD
BOD5
Tổng chất rắn lơ lửng
Tổng photpho
Tổng Nitơ
Dầu mỡ ĐV
Coliforms

Đơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100 ml

QCVN 11:2008/BTNMT (CỘT
B)
5.5 - 9
80
50
100
6
30
20
5000

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH



Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 4

I.1.4. Các công đoạn xử lý
Căn cứ vào tính chất nước thải đầu vào và yêu cầu tiêu chuẩn nước tại đầu ra.
Nên phương án được lựa chọn cho xử lý bao gồm các bước theo sơ đồ như sau:
Sơ đồ khối công nghệ:
Song chắn rác

Nước thải

Bể gom (T01)

Bể điều hịa
(T02)

Bể chứa mỡ
(T10)

Hồn lưu
bùn
Bể chứa bùn (T09)

Mục đích: ổn định lưu
lượng, điều tiết nước cho
q trình xử lý

Bể lắng 1(T03)


Mục đích: loại bỏ các
chất rắn và cặn lơ
lửng

Bể UAFB (T04)

Mục đích: xử lý các hợp
chất khó phân hủy sinh
học

Bể Aeroten (T05)

Bể lắng 2 (T06)

chlorin
e

Mục đích: thu gom
nước và tách tạp chất
thơ

Bể Anoxic
(T07)

Mục đích: xử lý sinh học
hiếu khí sử dụng bùn
hoạt tính lơ lửng

Mục đích: thu nước từ
cụm bể Aerotank và

lắng bùn
Mục đích: khử các
chất dinh dưỡng cịn
lại sau lắng

Mục đích: tiêu diệt các
Bể khử trùng
vi trùng gây bệnh
Hình 1: Sơ đồ dây
chuyền cơng nghệ xử lý nước thải
(T08)

Nước sau xử lý
QCVN 11:2008 cột B

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 5

I.1.5. Thuyết minh quy trình cơng nghệ
I.1.5.1. Bể gom - Song chắn rác
Nước thải từ các công đoạn sản xuất theo mương dẫn chảy qua song
chắn rác vào bể gom. Song chắn rác sẽ giữ lại rác có kích thước lớn lẫn
trong dịng nước thải. Rác có khả năng tái sử dụng được đưa đi chế biến
làm thức ăn gia súc, phần khơng có khả năng tái sử dụng được tập trung
lại rồi chuyển rác đến bãi vệ sinh thích hợp. Tại đây, nước thải được bơm
lên bể điều hòa.
I.1.5.2. Bể điều hòa

Nước thải sau khi tách cặn, rác và mỡ được tập trung về bể điều hịa.
Trong bể điều hịa có bố trí các đĩa thổi khí, cung cấp khí cho bể nhằm giảm
mùi, làm bay hơi clo.
Bể có chức năng chính như sau:


Ổn định lưu lượng, dịng chảy, nồng độ chất bẩn, pH;



Giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các cơng
đoạn xử lý phía sau, tránh hiện tượng q tải, đảm bảo cho hệ
thống luôn hoạt động ổn định.

I.1.5.3. Bể lắng I
Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bồn trộn sau đó chảy tràn xuống
bể lắng I, đồng thời hóa chất keo tụ cũng được châm vào, mục đích gia
tăng hiệu quả của q trình lắng.
Tại đây, các chất rắn và cặn lơ lửng tạo bông lắng xuống đáy bể. Lượng
bùn và mỡ sinh ra ở bể lắng được đưa về bể chứa mỡ. Nước từ máng thu
chảy tràn qua bể UAFB.
I.1.5.4. Bể UAFB
Trong bể có bố trí giá thể làm giá bám cho vi sinh vật kỵ khí phát triển.
Bể UAFB có ưu điểm là xử lý được nước thải có hàm lượng ơ nhiễm cao,
đảm bảo các thông số đầu vào cho cụm bể xử lý sinh học hiếu khí phía
sau làm việc hiệu quả và chất lượng nước đầu ra đạt yêu cầu.
Trong bể UAFB có sử dụng các dịng vi sinh vật phân hủy yếm khí và
chúng có khả năng xử lý được nước có nồng độ ơ nhiễm cao, thời gian
lưu nước ngắn, ít tốn năng lượng. Sau khi qua bể UAFB nước chảy tràn
qua bể Aerotank tiếp tục quá trình xử lý sinh học.


I.1.5.5. Bể Aerotank
Bể sinh học hiếu khí sử dụng bùn hoạt tính lơ lửng với chủng vi sinh vật
đặc hiệu cho q trình phân hủy hiếu khí.
Khơng khí đưa vào được tăng cường bằng máy thổi khí có cơng suất lớn
qua các hệ thống đĩa khuếch tán khí ở đáy bể, đảm bảo cung ứng đủ
lượng oxi cho vi sinh vật sống và tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải.
Tại đây các chất hữu cơ sẽ được vi sinh vật hiếu khí sử dụng làm nguồn
thức ăn của chúng, sản phẩm của quá trình này chủ yếu là CO 2 và các
sinh khối vi sinh vật. Sau khi qua bể Aerotank nước đi vào pilắng của bể
lắng.
I.1.5.6. Bể lắng 2

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 6

Bể lắng được thiết kế nhằm mục đích lắng các chất rắn ở dạng huyền
phù và lơ lửng sau quá trình xử lý sinh học. Lượng bùn từ bể lắng được
hoàn lưu về bể Aeroten, nếu lượng bùn sinh ra nhiều thi lượng bùn này
được bơm về bể chứa bùn. Nước sau bể lắng 2 chảy tràn qua bể Anoxic.
I.1.5.7. Bể Anoxic
Đây là công đoạn xử lý hồn thiện. Bể được chia làm 2 ngăn có
bố trí giá thể, một ngăn yếm khí và một ngăn tùy nghi (có chích
ít khí). Tại đây, xảy ra q trình khử Nitơ và Photpho có trong
nước thải. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với các hê thống xử lý
trước đây. Thời gian vệ sinh bể: 1 lần/tuần, nếu vệ sinh không kĩ
sẽ gây ra hiện tượng bùn nổi. Sau khi qua bể Anoxic nước chảy

tràn qua bể khử trùng.
I.1.5.8. Bể khử trùng
Cuối cùng là giai đoạn khử trùng ở bể tiếp xúc với Chlorine nhằm tiêu
diệt hoàn toàn Coliforms và các vi trùng gây bệnh khác. Bể khử trùng
được thiết kế có nhiều vách ngăn thơng đáy và tràn bề mặt xen kẻ nhau,
tạo đường đi dài và đủ thời gian tiếp xúc Chlorine với nước thải. Hiệu quả
khử trùng đạt 95% với Coliforms và 100% với các vi trùng gây bệnh
khác.
Bản chất tác dụng khử trùng của Chlorine là sự oxi hóa, phá huỷ màng tế
bào của vi sinh vật do đó chúng bị tiêu diệt.
Cuối bể khử trùng, nước đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN 11:2008 cột B
theo ống dẫn ra nguồn tiếp nhận.
I.1.5.9. Bể chứa bùn
Lượng bùn sinh ra ở bể lắng được đưa về bể chứa bùn. Tại đây, bùn được
nén chặt nhằm làm giảm thể tích và tách nước. Sau đó, chúng được
mang đi và chôn lắp.

I.2. Thông số kỹ thuật
I.2.1. Phần xây dựng cơ bản
Bảng 2: Thông số xây dựng cơ bản

STT

01

02

Tên bể

Kích thước

Thể tích hữu dụng

7.7 m3

Chiều cao thực tế

2.7m

Chiều cao hữu dụng

2.2 m

Diện tích bề mặt

3.5 m2

Thể tích hữu dụng

125.44 m3

Chiều cao thực tế

4.5 m

Chiều cao hữu dụng

4.0 m

Bể gom


Bể điều
hòa

SL

Thiết bị kèm theo

02
ngăn

- Bơm nước thải: 02 cái

01
ngăn

- Bơm nước thải: 02 cái

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 7

03

Diện tích bề mặt

31.36 m2

Thể tích hữu dụng


36 m3

Chiều cao thực tế

4.5 m

Chiều cao hữu dụng

4.0m

Diện tích bề mặt

9.0 m2

Thể tích hữu dụng

184 m3

Bể lắng

Chiều cao thực tế
4.5 m
Bể
05
UAFB
Chiều
dụng
Bảng 2 : Thơng
số cao

xây hữu
dựng
cơ bản4.0 m
(tt)
Diện tích bề mặt
46.1 m2
STT

06

07

08

09

10

Tên bể

Bể
Aerotank

Bể lắng 2

Bể Anoxic

Bể khử
trùng


Bể chứa
bùn

Kích thước
Thể tích hữu dụng

364.8 m3

Chiều cao thực tế

4.5 m

Chiều cao hữu
dụng

4.0 m

Diện tích bề mặt

91.2 m2

Thể tích hữu dụng

27.44 m3

Chiều cao thực tế

4.5 m

Chiều cao hữu

dụng

3.5 m

Diện tích bề mặt

7.84 m2

Thể tích hữu dụng

43.12 m3

Chiều cao thực tế

4.0 m

Chiều cao hữu
dụng

3.5 m

Diện tích bề mặt

12.32 m2

Thể tích hữu dụng

12.6 m3

Chiều cao thực tế


4.0 m

Chiều cao hữu
dụng

3.5 m

Diện tích bề mặt

3.6 m2

Thể tích hữu dụng

32.76 m3

Chiều cao thực tế

4.0 m

Chiều cao hữu
dụng

3.5 m

Diện tích bề mặt

9.36 m2

01

ngăn

03
ngăn

SL

01
ngăn

- Bồn trộn
- Bơm định lượng: 01 cái

- Giá thể vi sinh vật

Thiết bị kèm theo
- Máy thổi khí: 11kW
(01 cái chạy 01 cái dự
phịng)

01
ngăn

- Bơm bùn: 01 cái

02
ngăn

- Giá thể vi sinh vật


02
ngăn

- Định lượng Clorine: 01
bộ

01
ngăn

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 8

Bể chứa
mỡ

Nhà điều
hành

11

Thể tích hữu dụng

8.4 m3

Chiều cao thực tế

2.7 m


Chiều cao hữu
dụng

2.4 m

Diện tích bề mặt

3.5 m2

Dài

4.0 m

Rộng

3.5 m

02
ngăn

01
cái

I.2.2. Phần thiết bị công nghệ

I.2.2. Phần thiết bị
Bảng 3: Phần thiết bị công nghệ
STT
01


Tên máy và thiết bị

Đặc tính kỹ thuật

Đơn
vị

SL

Song chắn rác

- Vật liệu Inox

Cái

02

Bơm nước thải
(bơm nước thải từ hố gom
lên bể điều hịa)

- Cơng suất: 0.75 KW
- Kiểu bơm: bơm chìm
- Lưu lượng: 24 m3/giờ
- Cột áp: 5 m
- Điện áp: 380 V

Cái


02

Bơm nước thải
(bơm nước thải từ hố gom
lên bể điều hịa)

- Cơng suất: 0.75 KW
- Kiểu bơm: bơm chìm
- Lưu lượng: 15 m3/giờ
- Cột áp: 7 m
- Điện áp: 380 V

Cái

02

-

Công suất: 0.4 KW
Kiểu bơm: bơm chìm
Lưu lượng: 6 m3/giờ
Cột áp: 8 m
Điện áp: 380V

Cái

01

-


Công suất : 7.5 KW
Lưu lượng : 7m3/phút
Cột áp : 4m
Điện áp : 380V

Bộ

02

Đĩa phân phối khí và bộ kết
nối đường ống

- Đường kính : 270 mm
- Cao : 120 mm
- Vật liệu: PVC - cao su

Bộ

93

07

Thiết bị khuấy trộn hóa chất

Motor khuấy: 0.37 kW
- Tốc độ khuấy : 75 vịng/phút
- Vật liệu : trục và cánh thép
khơng rỉ
- Điện áp : 380 V


Bộ

02

08

Thiết bị khuấy trộn nước thải

Bộ

01

02

03

04

05

06

Bơm bùn chìm

Máy thổi khí Air Blower
(cấp khí cho bể điều hòa Aerotank)

Motor khuấy: 0.75 kW
- Tốc độ khuấy : 75 vòng/phút
- Vật liệu : trục và cánh thép


Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 9

không rỉ
- Điện áp : 380 V

09

Bơm định lượng

- Công suất: 45W
- Kiểu bơm: bơm màng
- Lưu lượng: 50 lít/giờ
- Cột áp: 10psi
- Điện áp: 220 V

10

Thùng pha hóa chất

- Dung tích : 500 lít

Cái

02


11

Thùng pha hóa chất

- Dung tích : 2000 lít

Cái

01

12

Bồn xử lý mùi

- Kích thước: 350x1000mm

13

Giá thể vi sinh vật

14

Tủ điện điều khiển trung tâm

- Kích thước: 800x1000
- Linh kiện: VN - Korea

Bộ

01


Quạt hút khí thải từ bể UAFB

-

cái

01

15

Bộ

03

Cái

01

Tồn bộ

Cơng suất : 0.24KW
Lưu lượng : 1.4 m3/phút
P = 11.8kPa
Điện áp : 380V

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm

Trang 10

II.

KHỞI ĐỘNG HỆ THỐNG

II.1. Khởi động kỹ thuật
Trước khi khởi động sinh học, hệ thống phải được kiểm tra kỹ thuật toàn bộ (vận
hành các Val, bơm, sục khí, gạt bùn, chương trình cài đặt điện…). Trước khi nạp
nước vào bể, tất cả các chất bẩn như rác, mảnh gỗ, đá, nhựa,... phải được lấy ra
khỏi bể để tránh làm tắc đường ống và phá huỷ các bơm và máy khuấy.
Nếu có thể nên thử thực hiện bằng nước sạch. Hệ thống chỉ có thể khởi động sinh
học khi tất cả các vấn đề kỹ thuật đã được giải quyết.
II.2. Khởi động sinh học
II.2.1. Cấy bùn
Bùn hoạt tính có thể phát triển tự nhiên bằng cách nạp nước thải liên tục vào
bể sinh học hiếu khí Aerotank nhưng thời gian cho khởi động sẽ rất lâu. Do đó,
để tiết kiệm thời gian nên nạp bùn vào bể Aerotank bằng việc lấy bùn từ hệ
thống đang hoạt động tương tự.
II.2.1.1. Các loại chủng bùn
Nên sử dụng bùn lấy từ hệ thống đang hoạt động tương tự. Nếu như
không có loại bùn đó, có thể sử dụng nguồn sinh khối khác (bùn non đáy
ao, hầm, sơng rạch có phù sa bồi đắp không lẫn cát) sau khi được chấp
thuận. Để giảm giá thành vận chuyển nên dùng bùn có hàm lượng chất
rắn lơ lửng cao. Có thể sử dụng bùn sạch sau nén bùn (khơng có hố
chất).
II.2.1.2. Lượng sinh khối
Hàm lượng sinh khối khi cấy ban đầu ít nhất phải đạt tối thiểu 3 - 5 g/l
trong hệ thống sinh học bùn hoạt tính, đối với hệ thống hiện nay cần
phải có tối thiểu 4.800 kg sinh khối (chất khô). Hàm lượng sinh khối

(MLSS) ban đầu càng cao nước thải được xử lý càng nhanh và càng đạt
được điều kiện ổn định xử lý.
II.2.2. Tải hữu cơ
Vì hàm lượng bùn mồi và hoạt tính trong hệ thống sinh học bùn hoạt tính trong
thời kỳ khởi động cịn thấp và vì bùn mới chưa tương thích với nước thải mới,
tải hữu cơ trong pha khởi động phải để thấp.
II.2.3. Định lượng nước thải tối ưu
Khởi động hệ thống sinh học bùn hoạt tính với lưu lượng và tải nạp sinh khối
(F/M) không vượt quá giá trị thiết kế : 0,06kg BOD/kg MLSS/ngày. Trong chức
năng tăng trưởng sinh khối, lưu lượng nước thải có thể tăng lên trong q trình
khởi động (với tải lượng sinh khối khơng đổi).

Đơn vị thầu: CƠNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 11

III.3. Quy trình ni cấy vi sinh
Đối với bể mới xây hay vì sự cố mà vi sinh trong bể Aerotank bị hỏng (chết) thì
ta phải tiến hành ni cấy lại vi sinh. Q trình được tiến hành theo các bước
cụ thể như sau:
Bước 1: Bơm nước thải sau khi đã qua các bể UASB, UAF vào khoảng 1/2 thể
tích bể Aerotank;
Bước 2: Cho bùn hoạt tính đang hoạt động ở các bể xử lý sinh học tương tự
hoặc có thể dùng bùn non đáy ao, hầm, sơng rạch có phù sa bồi đắp khơng lẫn
cát bơm vào bể Aerotank, đồng thời tiến hành sục khí liên tục. Đo hàm lượng
MLSS đạt > 4000 mg/l thì ta cho vi sinh vào bể (theo bước 3);
Bước 3: Dùng chế phẩm vi sinh đặc chủng cho vào bể Aerotank và tiến hành
sục khí liên tục 2 ngày liền.

Bước 4: Sau 2 ngày sục khí liên tục, ta nâng dần lượng nước thải vào bể
Aerotank (khoảng 1/3 công suất thiết kế của hệ thống) cho đến khi lưu lượng
nước đạt 2/3 thể tích bể.
Bước 5: Tiến hành kiểm tra khả năng lắng của bùn, khả năng tạo bông bùn
màu bùn, màu nước trong bể, bọt. Nếu bùn lắng nhanh, tạo thành bơng lớn có
màu vàng nâu, ít bọt, nước sau lắng trong thì ta cho xử lý 2/3 lượng nước thải.
Và tiếp tục theo dõi, nếu ổn định thì ta cho hệ thống xử lý 100% lưu lượng thiết
kế.
Trong giai đoạn nuôi cấy vi sinh cần chú ý các điều sau:
-

Trong giai đoạn này không nên cho nước thải với lưu lượng lớn vào bể sinh
học cho đến khi vi sinh phát triển (thể tích bùn đạt 25 – 30%, bùn kết bông
lớn).

-

Thường xuyên kiểm tra pH trong bể nuôi vi sinh (pH tối ưu: 6.5 – 8.5).

-

Nên duy trì nồng độ oxy hòa tan (DO) ở khoảng 2 – 4 mg/l.

-

Trong suốt quá trình xử lý của hệ thống, bể Aerotank phải được cấp khí liên
tục

Quy trình ni cấy vi sinh có thể tóm tắt qua sơ đồ dưới đây:
Nước thải


Bùn các cơng trình đang
hoạt động hay bùn đáy
ao

BỂ AEROTANK

Chế phẩm vi sinh
III. VẬN HÀNH HỆ THỐNG
III.1. Tủ điều khiển
Hình 2: Quy trình ni cấy vi sinh
Cấp khí liên
Hệ thống được điều khiển bởi tủ điện điều khiển. Mỗi tủ gồm có các linh kiện
cơ bản
tục
như sau:


01 đồng hồ Vol kế



01 đồng hồ Ampe kế



01 công tắc khởi động




01 công tắc khẩn cấp



03 đèn báo 3 pha
Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 12



01 aphtomat (CB tổng)



01 hệ thống bảo vệ mất pha



Các công tắc điều khiển các máy bơm, máy thổi khí…

* Mỗi máy có 1 đèn báo: Đèn sáng  Đang hoạt động và ngược lại đèn
không sáng máy khơng hoạt động.
* Các máy có 2 chế động hoạt động Auto/Manual (Tự động/điều khiển tay)
sử dụng công tắc 3 vị trí: MAN – OFF – AUTO (Điều khiển tay /Dừng /Tự
động)
* Các máy khơng có chế độ tự động  Sử dụng cơng tắc 2 vị trí: ON/OFF
* Các máy chạy theo chế độ Auto: chạy theo chế độ cài đặt thời gian.

VI.2. Mặt ngoài tủ điện

PHA 1
ON

PHA
2

PHA
3

V
CT KHẨN BL
BL
01
02 2
P 02
P’ 02

OFF
P 01

A
P’ 01

P 06

K02

K03


K01

QTK

Hình 3 : Mơ hình tủ điện điều khiển hệ thống
ĐL01
ĐL02

Ghi chú :


BL 01, BL 02: máy thổi khí cung cấp cho bể Aerotank ;



P 01, P’ 01 : bơm nước thải từ bể gom lên bể điều hịa ;



P 02, P’ 02 : bơm nước thải từ bể điều hòa lên bồn trộn ;



P 06 : bơm bùn từ bể lắng II sang bể chứa bùn và hồn lưu bùn ;



K 01, K02, K03: khuấy trộn hóa chất ;




K04 : khuấy bồn trộn



ĐL01, ĐL02, ĐL03: định lượng hóa chất.



QTK : quạt thu khí

III.2. Nguyên tắc hoạt động
Bảng 4: Nguyên tắc hoạt động hệ thống
STT

Tên thiết bị

Ký hiệu

Điều khiển

Hoạt động

01

Bơm nước thải

P01, P’01


Chạy theo phao cạn
bể gom, phao đầy bể
điều hòa

Bơm nước thải từ bể
gom lên bể điều hòa

02

Bơm nước thải

P02, P’02

Chạy theo phao cạn
bể điều hòa

Bơm nước thải từ bể
điều hòa lên bồn trộn

03

Bơm bùn

P06

Chạy theo timer thời
gian

Bơm bùn từ bể lắng I
và bể lắng II về bể

chứa bùn

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 13

04

Máy thổi khí

BL01, BL02

Chạy theo timer thời
gian

Cung cấp khí cho bể
Aerotank, bể điều hịa

05

Khuấy

K01, K02,
K03

Chạy theo chế độ man

Khuấy hóa chất tan

đều trong nước

06

Bơm định lượng

ĐL01

Chạy theo bơm P02,
P’02

Cung cấp PAC cho bồn
trộn;

07

Bơm định lượng

ĐL02

Chạy theo bơm P02,
P’02

Cung cấp chlorine cho
bể khử trùng;

08

Quạt thu khí


QTK

Chạy theo timer cài
đặt

Hút khí thải từ bể kỵ
khí

III.3. Quy trình vận hành
III.3.1. Kiểm tra
Trước khi tiến hành cho hệ thống hoạt động cần kiểm tra toàn bộ hệ thống bao
gồm:
III.3.1.1. Kiểm tra các thiết bị điện
-

Kiểm tra công tắc của tất cả các thiết bị đã ở vị trí OFF hoặc ON hay
chưa;

-

Bật CB tổng trong tủ điện và kiểm tra 3 đèn báo xem có đủ 3 pha hay
khơng;

-

Nhìn đồng hồ Vol kế ngồi mặt tủ xem điện áp có đủ 380V hay không.

III.3.1.2. Kiểm tra các Val trên đường ống đã đúng vị trí đóng/mở phù
hợp với quy trình vận hành hay chưa.
LƯU Ý:



Đối với những người không được giao nhiệm vụ, tuyệt đối khơng tự ý
đóng mở các Val trên đường ống, điều chỉnh vít xoay của các bơm
định lượng hóa chất cũng như khơng được điều chỉnh các công tắc
trên tủ điều khiển, không được leo lên trên bể của hệ thống xử lý.



Người trực tiếp vận hành hoặc khách tham quan hệ thống phải tuân
thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên vận hành.

III.3.2. Pha hóa chất
Khi tiến hành pha chế hóa chất địi hỏi người vận hành phải tập trung cao độ,
phải mang đầy đủ các bảo hộ lao động gồm: ủng, găng tay, khẩu trang, kính
che mắt.
Các loại hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải bao gồm: PAC,
Chlorine.
Bảng 5: Cách pha hóa chất
STT

Hóa
chất

Lượng dùng
(g/m3)

01

PAC


30

Cách pha (Cơng
suất hệ thống
300m3/ngày.đêm)
9 kg/500L

02

Chlorine

7

2.1 kg/500L

Số lần pha
trong
ngày

Ghi chú

1 lần/ ngày

Điều chỉnh
lưu lượng của
bơm định
lượng 50
lít/giờ


Ghi chú:
Hóa chất được pha theo lượng dùng trên và điều chỉnh bơm định lượng ở mức
50 Lít/giờ; châm vào hệ thống đến khi hết hóa chất trong bồn thì tiến hành pha

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 14

mới. Lượng hóa chất dùng trên tính vào thời điểm hiện tại và sẽ được cân chỉnh
hợp lý khi tính chất nước thải có sự thay đổi.
III.3.2.1. Pha dd PAC
Lượng dùng: 30g/m3 nước thải cần xử lý
Bước 1: Mở vòi nước sạch cho nước vào thùng pha hóa chất (thùng
pha PAC) tới mức quy định (500 lít) và khóa vịi nước lại.
Bước 2: Cho PAC từ từ vào thùng pha PAC đã chứa nước. Quá trình
được tiến hành cho đến khi đã cho hết PAC vào thùng. Bật máy
khuấy, khuấy đều đến khi PAC tan hết.
Bước 3: Tắt máy khuấy PAC.
III.3.2.2. Pha dd Chlorine
Lượng dùng: 7g/m3 nước thải cần xử lý
Bước 1: Mở vòi nước sạch cho nước vào thùng pha hóa chất (thùng
pha Chlorine) tới mức quy định (500 lít) và khóa vịi nước lại.
Bước 2: Cho Chlorine từ từ vào thùng pha Chlorine đã chứa nước.
Quá trình được tiến hành cho đến khi đã cho hết Chlorine vào
thùng. Bật máy khuấy, khuấy đều đến khi Chlorine tan hết.
Bước 3: Tắt máy khuấy Chlorine.
LƯU Ý:
TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH PHA HÓA CHẤT PHẢI RÚT ỐNG CỦA BƠM

ĐỊNH LƯỢNG RA KHỎI THÙNG PHA HÓA CHẤT, ĐỂ TRÁNH TRƯỜNG
HỢP KHI MÁY KHUẤY HOẠT ĐỘNG VƯỚNG ỐNG DÂY BƠM ĐỊNH
LƯỢNG  RẤT NGUY HIỂM!
III.3.3. Hoạt động hệ thống
Sau khi tiến hành kiểm tra và chuẩn bị hóa chất, người vận hành bắt đầu cho
hệ thống hoạt động:
Bước 1: Nhấn công tắc ON  Tủ điều khiển sẵn sàng.
Bước 2: Tiến hành bật/tắt các cơng tắc theo đúng quy trình xử lý.
Bước 3: Khi có sự cố ở máy nào thì tắt máy đó  Tìm ngun nhân và
tiến hành khắc phục, sửa chữa.
Bước 4: Khi có sự cố nhấn nút công tắc khẩn cấp hoặc nhấn nút
OFF  Chuyển tất cả cơng tắc về OFF  Tìm ngun nhân khắc phục
 Sau khi đã khắc phục sự cố thì tiến hành khởi động hệ thống theo các
bước 1 và bước 2 như trên.
LƯU Ý:



KHI HỆ THỐNG ĐIỆN GẶP SỰ CỐ, NHẤN NÚT CÔNG TẮC TẮT KHẨN CẤP
TRÊN BẢNG ĐIỀU KHIỂN. KHI KHỞI ĐỘNG LẠI HỆ THỐNG PHẢI NHẤN
NÚT ON.

III.3.4. Duy trì VSV trong bể Aerotank khi khơng có điều kiện cung cấp
nước thải quá 4 ngày



Duy trì điện cấp cho các máy thổi khí (bắt buộc).




Sử dụng 0.5 kg bột cá (mịn) cho 300 m 3/ngày nước thải làm dinh dưỡng
cho hệ vi sinh trong bể Aerotank (pha loãng bột cá và tạt đều bể).

III.3.5. Các nguyên tắc cần đảm bảo tuyệt đối
− Duy trì điện cung cấp cho các máy thổi khí, khơng để mất điện q 2 giờ.
− Cung cấp lưu lượng thải vào bể Aerotank đúng với cơng suất thiết kế và ổn
định.

Đơn vị thầu: CƠNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 15

− Khơng cho các hóa chất gây độc cho vi sinh vào bể Aerotank như: Chlorine,
các chất khử trùng, các chất tẩy rửa, dầu mỡ,…
− Không được cho nước thải từ quy trình chế biến phụ phẩm vào hệ thống xử
lý, hệ thống này chỉ thiết kế cho xử lý nước thải từ quá trình chế biến cá
tra Fillet.
III.3.6. Thay thế hệ vi sinh
− Khi hệ vi sinh bị nhiễm độc hoặc vì các điều kiện vận hành khơng hợp lý dẫn
đến hỏng tồn bộ hệ vi sinh. Lúc này ta phải tiến hành nuôi cấy lại.
− Dịng vi sinh sử dụng cho hệ thống được Mơi Trường Xanh phân lập phù hợp
với tính chất nước thải của nhà máy. Vì vậy, Mơi Trường Xanh khơng đảm
bảo hiệu quả xử lý khi nhà máy sử dụng chủng vi sinh khác.
III.3.7. Thay thế máy móc, thiết bị
− Việc lựa chọn các máy móc, thiết bị sử dụng trong hệ thống đã được Mơi
Trường Xanh tính tốn phù hợp với cơng suất thiết kế và quy trình vận
hành. Do đó, Mơi Trường Xanh sẽ khơng đảm bảo quy trình xử lý khi nhà

máy thay thế các thiết bị khác mà không được sự tư vấn của Môi Trường
Xanh.

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 16

IV. GIẢI QUYẾT SỰ CỐ
IV.1. Phát hiện sự cố
Người vận hành hệ thống xử lý thường phát hiện các sự cố trong q trình vận hành
thơng qua trực giác, thính giác hoặc từ các tín hiệu của các thiết bị hư như phao
báo mực nước, đèn báo trên tủ điều khiển...
Các sự cố mang tính kỹ thuật chỉ phát hiện được căn cứ trên các chỉ tiêu phân tích
chất lượng nước thải sau xử lý và điều này chỉ có sau khi có kết quả phân tích.
Do đó, việc phát hiện các sự cố do bản thân người vận hành cảm nhận
được là yếu tố quan trọng nhất trong việc khắc phục các sự cố xảy ra.
IV.2. Giải quyết sự cố
Quan trọng nhất đối với người vận hành là khi sự cố xảy ra người vận hành
phải nhận diện được sự cố và nguyên nhân gây ra sự cố từ đó mới có biện pháp
khắc phục hữu hiệu. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người vận
hành.
Các sự cố xảy ra có thể là những sự cố về cơ, điện, lý, hóa, sinh. Các sự cố máy móc
và thiết bị thường là các sự cố về cơ điện; cịn các sự cố về cơng nghệ xử lý thường
là các sự cố về các quá trình lý, hóa, sinh.
Bảng 6: Một số sự cố thường gặp và biện pháp khắc phục
Hạng mục

Sự cố


Nguyên nhân

Cách khắc phục

Phát ra tiếng ồn
và độ rung bất
thường

- Bạc đạn của các chi
tiết chuyển động bị vỡ
- Khô dầu các bạc đạn
của các chi tiết chuyển
động
- Tắc bơm, đường
ống...
- Chi tiết chuyển động
chạm vỏ
- Lỏng bulông neo
- Vật lạ lọt vào

- Thay bạc đạn mới
- Châm thêm dầu mỡ
bôi trơn
- Vệ sinh
- Cân chỉnh lại
- Xiết chặt bulông
- Kiểm tra và loại bỏ

Nóng quá mức


- Bạc đạn của các chi
tiết chuyển động bị vỡ
- Khô dầu các bạc đạn
của các chi tiết chuyển
động
- Chi tiết chuyển động
chạm vỏ
- Lỏng các đầu cáp nối
dây điện
- Qua tải động cơ
- Thơng gió/ giải nhiệt
động cơ khơng tốt
- Do chuyển động của
khí, chất lỏng hoặc
nhiệt phản ứng, va đập
thủy lực.

- Thay bạc đạn mới
- Châm thêm dầu mỡ
bôi trơn.
- Cân chỉnh lại
- Kiểm tra và đấu lại
- Giảm tải cho động cơ
- Kiểm tra và khắc
phục

Rị rỉ

- Hỏng gioăng (gon)

làm kính
- Các mối hàn không

- Thay gioăng (gon)
mới
- Kiểm tra và sửa chữa

Sự cố về máy móc và thiết bị
Máy bơm,
máy thổi khí,
máy khuấy
trộn

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 17

kín
- Các mối nối bulơng
khơng chặt
- Ăn mịn/mài mịn

- Xiết chặt
- Thay bằng vật kiệu ít
bị ăn mịn/mài mịn

Motor quay nhưng
khơng chạy


- Motor bị kẹt/hỏng
- Do phần điện hư
hỏng/hoặc khơng CB,
hỏng khởi động từ/rơle
nhiệt, cháy cầu chì...
- Rơle nhiệt nhảy
- Tín hiệu đầu vào như
phao, cơng tắc áp lực,
đầu dò hoặc bộ PLC,...

- Kiểm tra và sửa chữa
- Kiểm tra và sửa chữa
- Reset lại
- Kiểm tra và khắc
phục

Lưu lượng quá
thấp/quá cao

- Áp lực thấp/cao
- Do tắt hoặc đóng mở
Val khơng hợp lý

- Hạ/tăng áp lực
- Kiểm tra và khắc
phục

Mùi hơi


Do nước thải tích tụ
lâu trong đường ống
thu gom

Cải thiện đường ống
thu gom

Có màu đen

- Do bị phân hủy yếm
khí trước khi đến
trạm xử lý
- Do nước dư từ bể
nén bùn

Bể Điều hịa

Mùi hơi

- Do chất lắng bị yếm
khí trong bể

- Tăng cường
khuấy/sục khí
- Giảm thời gian lưu
nước

Bể lắng

Khơng xuất hiện

các bọt khí nhỏ li
ti

- Do cài áp lực không
đúng

- Điều chỉnh áp lực
bằng Val giảm áp

Bọt váng nổi trên
mặt không khô

- Do keo tụ không tốt

- Điều chỉnh lượng hóa
chất (Polymer, PAC)
lượng nước thải dịng
vào và lượng nước
thải dịng tạo áp

Chất rắn trơi qua
q nhiều

Do keo tụ khơng tốt

Điều chỉnh lượng hóa
chất (PAC) cho vào bể
lắng
- Giảm lưu lượng dịng
thải vào


Bọt trắng nổi trên
mặt

- Có q ít bùn (thể
tích bùn thấp)
- Nhiễm độc tính (đủ
bùn)

- Dừng lấy bùn
- Bơm thêm bùn
- Tìm nguồn phát sinh
xử lý

Bùn có màu đen

- DO thấp

- Tăng cường sục khí

Bùn có chỉ số thể

- DO thấp

- Kiểm tra sự phân bổ

Sự cố về công nghệ xử lý
Nước đầu vào
(trạm bơm)


Bể chứa

Bể Aerotank

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 18

tích bùn cao
Có bọt khí ở một
số chỗ trong bể

- Thiết bị phân phối
khí bị nứt

- Thay thiết bị mới

Bùn đen trên mặt
bể

- Thời gian lưu bùn
quá lâu

- Loại bỏ bùn thường
xun

Có nhiều bơng bùn
nổi ở dịng thải


- Nước thải quá tải

- Xây bể lớn hơn
- Giảm công suất xử lý

- Máng tràn quá ngắn

- Tăng độ dài máng
tràn

- Khả năng lắng của
bùn kém

- Tăng hàm lượng bùn
trong bể Aerotank

- Tải lượng chất hữu
cơ cao

- Giảm tải lượng chất
hữu cơ

- Thiếu
dưỡng

- Bổ sung chất dinh
dưỡng

Nước thải không

trong

Bể khử trùng

chất

dinh

- Thiếu oxy

- Tăng cường sục khí

- pH khơng thích hợp

- Châm hóa chất
acid/kiềm

- Nhiệt
độ
thích hợp

- Điều chỉnh nhiệt độ
thích hợp

khơng

- Do cịn nhiều chất
hữu cơ

- Điều chỉnh q trình

xử lý trước đó

- Do châm nhiều hóa
chất khử trùng

- Giảm lượng hóa chất
cho khử trùng

Nước khơng trong

- Do hiệu quả các q
trình xử lý trước đó
khơng đạt

- Kiểm tra và điều
chỉnh

Nước không đạt
tiêu chuẩn môi
trường

- Do hiệu quả xử lý
của hệ thống kém

- Kiểm tra, phân tích,
tìm ngun nhân và
khắc phục

Có mùi


Đầu ra

khí

Đơn vị thầu: CƠNG TY CP CƠNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 19

V. BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG
V.1. Bão dưỡng thiết bị
V.1.1. Máy thổi khí
Bảo dưỡng máy thổi khí nhằm mục đích duy trì hoạt động lâu dài của máy
thổi khí cũng như q trình xử lý của hệ thống được ổn định. Những điều cần
chú ý kiểm tra:
V.1.1.1. Áp suất đầu đẩy/ đồng hồ áp lực
Bảo đảm giá trị áp suất thể hiện trên đồng hồ áp lực luôn ≤ thông số
áp lực ghi trên nhãn máy. Chỉ khi nào có nhu cầu kiểm tra áp lực ta
mới mở Val phía trước đồng hồ áp lực, bình thường Val này “THƯỜNG
ĐĨNG”. Đồng hồ áp lực rất dễ bị hỏng do nhiệt hoặc những
rung động trong khi máy chạy. Cách tốt nhất là khóa Val vào
đồng hồ áp lực  Tháo đồng hồ áp lực ra khỏi máy đem cất.
V.1.1.2. Dầu bôi trơn (nhớt)
Khi máy ở trạng thái nghỉ phải đảm bảo lượng nhớt ở mực giữa của
đồng hồ nhớt.
 Nếu châm nhớt quá nhiều: Nhớt trong máy sẽ bị nóng hoặc bị rị
ra ngồi.
 Nếu châm nhớt q ít: Máy sẽ bị ồn, nhơng đầu cốt sẽ bị nóng
“cháy nhơng”.

V.1.1.3. Thay nhớt nhơng (bánh răng ở hai đầu cốt máy)
Bảo đảm xã hết lượng nhớt cũ trước khi châm nhớt mới. Châm nhớt
mới vào đến ngang mực giữa của đồng hồ nhớt (nằm bên hông hộc
nhớt, làm bằng thủy tinh để ta có thể dễ dàng thấy được lượng nhớt
trong máy).
Bảng 7: Các loại nhớt được nhà sản xuất khuyến khích sử dụng
Nhãn hiệu

Loại nhớt

Nhãn hiệu

Loại nhớt

Fuji Kyosan

Mild EP Gear Oil 220

Showa Shell

Omula 220

Idemitsu Oil

Super Gear Oil 220

Nisseki

Bon Nock 220


Mitsubishi Oil

Super Gear Lube 220

Cosmo

Cosmo Gear SE 220

Genegal

SP Gear Roll 220

Mobil

Mobil Gear 630

Esso

Spaltan EP 220

Jomo

Leadakutas 220

Ghi chú: Có thể sử dụng loại nhớt sử dụng cho xe gắn máy thơng thường (nhớt 40).

V.1.1.4. Trung bình chu kỳ thay nhớt là 3 tháng/lần.
V.1.1.5. Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng
Định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng theo quy trình dưới đây. Tuy nhiên, tùy
theo điều kiện sử dụng và điều kiện thực tế có thể sửa đổi sao cho thích

hợp:

Đơn vị thầu: CƠNG TY CP CƠNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 20

Bảng 8: Yếu tố kiểm tra bảo dưởng máy thổi khí
Thời gian định kỳ
Yếu tố cần theo dõi
và bảo dưỡng

Hàng
ngày

3
thán
g

1
năm

u cầu

3–4
năm

Áp lực


X

Dưới giá trị định mức

Lượng khí

X

Ít dao động

Độ ồn

X

Khơng có tiếng ồn lạ

Độ rung

X

Khơng xảy ra rung bất thường

Nhiệt độ

X

Khơng nóng bất thường

Nối điện


X

Khơng lỏng lẻo

Khớp nối

X

Kín

Dịng điện

X

Dưới giá trị định mức

Điện áp

X

+/- 10% giá trị định mức

Độ căn & độ lệch

X

Khơng chùng, mịn, lệch tâm

Bulơng/nút nhớt


X

Chặt

X

Tâm đồng hồ nhớt (khi máy
dừng)

Lượng nhớt

Vệ sinh pô hút

X

Vệ sinh bộ lọc khí

Kiểm tra nhớt nhơng

X

Thay hoặc châm thêm

Kiểm tra dầu/mỡ bạc
đạn

X

Thay hoặc châm thêm


Thay dây curoa

X

Theo máy và đồng bộ

Thay bộ lọc khí pơ hút

X

Theo máy và thích hợp

Thay bạc đạn

X

Theo máy

Thay phốt

X

Theo máy

Thay buồng nhông

X

Theo máy


Kiểm tra, thay nhông

X

Theo máy

V.1.2. Bảo dưỡng và sửa chữa bơm
CHÚ Ý:

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 21

TRƯỚC KHI THỰC HIỆN VIỆC BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA PHẢI NGẮT ĐIỆN
CẦU DAO HOẶC TẮT CÔNG TẮC ĐIỆN.
MÁY BƠM PHẢI ĐƯỢC THÁO DỠ BỞI THỢ KỸ THUẬT LÀNH NGHỀ.
KHÔNG TUÂN THEO QUY ĐỊNH NÀY ĐIỀU KIỆN BẢO HÀNH HẾT HIỆU
LỰC. ÁP DỤNG TƯƠNG TỰ CHO CÁC CÔNG VIỆC SỬA CHỮA HOẶC THAY
THẾ.
Khi máy bơm không dùng trong một thời gian dài, bạn nên tháo hết nước, tháo
nút mồi và nút xả đáy, rửa bằng nước sạch, tháo hết nước và đảm bảo rằng
nước khơng cịn bên trong bơm.
Việc làm này ln phải làm mỗi khi có nguy cơ đóng băng , để tránh thân bơm
bị vỡ.
V.1.2.1. Kiểm tra định kỳ
Biến đổi bất thường áp lực, dòng điện tiêu thụ, rung bất thường và gây ồn lớn
là những dấu hiệu của hỏng hốc bơm. Chúng ta nên ghi chép lại nhật ký vận
hành, để từ đó phát hiện ra các dấu hiệu đầu tiên của bơm hỏng.

V.1.2.2. Một số sự cố và cách khắc phục bơm
Bảng 9: Một số sự cố và cách khắc phục bơm
Sự cố
Bơm không hoạt
động
(motơ
không hoạt động)

Bơm bùn hoạt
động
nhưng
không bơm (motơ
hoạt động)
Lưu lượng giảm

Bơm dừng khi
đang bơm (Role
nhiệt nhảy)

Bơm không dừng
Bơm rung và quá
ồn khi đang hoạt
động

Nguyên nhân
Điện không vào
Chưa bật CB
CB tự động ngắt
Bánh cơng tác tắc
Phao kẹt

Mực nước chưa đủ làm đóng phao
Role nhiệt nhảy
Cầu chì cháy
Motơ hoặc tụ hỏng
Miệng vào tắc
Val một chiều tắc
Bánh công tác hoặc đường ống đẩy bẩn
Val một chiều tắc
Mực nước quá thấp
Chiều quay không đúng
Điện áp nguồn không đúng
Bánh công tác kẹt
Nhiệt độ chất lỏng cao
Hỏng các bộ phận bên trong
Độ sai lệch giữa áp lực tối thiểu và tối
đa nhỏ
Áp lực tối đa quá cao
Lưu lượng quá cao
Va đập thủy lực
Đường ống không chuẩn

Cách khắc phục
Kiểm tra các mối nối trên
đường dây dẫn
Đóng CB
Reset lại và kiểm tra
nguyên nhân
Tìm nguyên nhân
Kiểm tra
Chờ đủ nước

Reset lại
Thay thế cầu chì cùng loại
Sửa chữa hoặc thay thế
Làm vệ sinh
Làm vệ sinh
Làm vệ sinh
Làm vệ sinh
Tắt bơm
Kiểm tra lại đấu nối điện
Điện áp theo nhãn bơm
Loại bỏ vật làm kẹt
Nhiệt độ quá giới hạn cho
phép
Sửa chữa hoặc thay mới
Tăng độ sai biệt này
Hạ thấp áp lực tối đa
Giảm lưu lượng
Cố định đường ống

V.1.3. Bơm định lượng
V.1.3.1. Điều chỉnh bơm định lượng
Núm điều chỉnh bơm định lượng được chia các khía gạch tạo thành thang
đo tương ứng từ 0 - 100% lưu lượng của bơm. Khi cần tăng hoặc giảm lưu
lượng của bơm chỉ cần xoay núm điều chỉnh theo cùng chiều/ngược chiều
theo hình chỉ dẫn trên núm điều chỉnh;

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm

Trang 22

Nên điều chỉnh ở mức thấp trước, sau đó tăng dần lên.
V.1.3.2. Mồi bơm
Đơi khi bơm khó mồi, cần tiến hành:


Tháo ống đẩy ra khỏi đầu đẩy;



Bật cho bơm chạy;



Dùng ngón tay trỏ nhấp/nhả trên miệng Val đầu đẩy cho đến khi
mồi được.
Lưu ý:
Mang bảo hộ cần thiết để tránh hóa chất bắn vào người rất nguy
hiểm.
V.1.3.3. Theo dõi và bảo dưỡng định kỳ
Bơm định lượng ít phải bảo dưỡng. Tuy nhiên, bơm và các phụ kiện cần
kiểm tra thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng khi bơm hóa chất.
Kiểm tra các bộ phận của bơm có dấu hiệu rị rỉ, nứt vỡ, biến màu hoặc
ăn mòn. Thay ngay những chi tiết hỏng.
V.1.3.4. Vệ sinh bơm
Lâu lâu cũng phải làm vệ sinh bơm, đặc biệt Val, Val một chiều. Tần suất
tùy thuộc vào loại bơm và điều kiện sử dụng.
− Định kỳ làm vệ sinh các Val do đóng cặn vơi bằng dung dịch Sodium
hypochlorite. Các cặn vôi này làm tắc Val, đường ống tăng trở lực làm

ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của Val, bơm;
− Định kỳ kiểm tra lổ thơng khí ở sau ngăn môtơ và dưới đầu bơm. Vệ
sinh nếu cần thiết.
V.2. Bảo dưỡng hệ thống
Trong quá trình xử lý, trong các bể sẽ sinh ra lượng bùn dư. Lượng bùn này nếu
không được xử lý đúng cách sẽ gây mùi hôi, cũng như làm ảnh hưởng đến hiệu
quả xử lý của tồn hệ thống. Do đó, cần phải định kỳ vệ sinh bể bằng cách hút
lượng bùn dư ở bể lắng và lượng bùn (cặn bã) ở các đáy bể xử lý như: Bể gom,
bể điều hòa, bể chứa.
V.2.1. Xử lý bùn
V.2.1.1. Ngun lý
Quản lý bùn có thể là khía cạnh quan trọng nhất trong xử lý nước thải.
Nếu bùn dư khơng được lấy đi một cách thích hợp khỏi hệ xử lý, nhà máy
sẽ không hoạt động tốt, xuất hiện mùi, không đạt tiêu chuẩn xử lý. Để
quản lý được sinh khối, nhân viên vận hành cần hiểu rõ bùn là gì, nó
được sản sinh thế nào, làm thế nào quản lý nó.
V.2.1.2. Nén sinh khối
Thơng thường sinh khối được nén để loại bỏ nước nhằm nâng cao hàm
lượng bùn đến tối đa khoảng 15%. Tại hàm lượng này, sinh khối vẫn
mang đặc tính của chất lỏng. Mục đích chính của nén bùn là giảm đáng
kể thể tích sinh khối tương đương với sự gia tăng chậm chạp hàm lượng
chất khô.
Gia tăng chất khô DM từ 1 – 2 % là tương ứng với giảm 50% thể tích. Việc
giảm thiểu thể tích này sẽ rất có lợi trong các cơng đoạn tiếp theo khi xử
lý sinh khối dư: giảm thể tích của bể chứa, giảm tiêu hao hố chất và
giảm chi phí năng lượng nếu xử lý bùn dư bằng phương pháp nhiệt. Hơn
nữa việc giảm thiểu thể tích cịn đặc biệt có ý nghĩa khi phải vận chuyển
bùn dư đi xa để xử lý cũng như dùng cho cải tạo đất. Các phương pháp
thông dụng nhất dùng để xử lý sinh khối dư là nén trọng lực, tuyển nổi
và lắng ly tâm.


Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 23

Trong trường hợp nén bằng trọng lực thơng thường hay dùng các bể hình
trụ có trang bị thêm cơ cấu cào chậm nhằm khuấy nhẹ nhàng để gia
tăng kết bơng và lắng tốt (đồng thời giải phóng khí CO 2 và CH4 sinh ra
trong q trình phân huỷ sinh khối). Hơn thế nữa quá trình nén bùn sẽ có
tác dụng hỗ trợ các bước xử lý tiếp theo.
V.2.1.3. Tách nước trong bùn
Sau khi ổn định, bùn sẵn sàng để tách nước. Phương pháp tiêu huỷ cuối
cùng xác định cơng nghệ xử lý thích hợp nhất vì một số phương pháp sẽ
tạo nên các khối bùn khô hơn các phương pháp khác. Ví dụ, phương pháp
đốt thường địi hỏi bùn khơ cao hơn 25% vì lý do kinh tế khi dùng nhiên
liệu, trong khi đó đối với chơn lấp, bùn khô 15% được chấp nhận. Yêu
cầu, qui định của quốc gia hay địa phương cũng ảnh hương đến yêu cầu
chôn lấp.
Các công nghệ tách nước dùng hiện nay bao gồm cả phương pháp tự
nhiên (như là làm khô trong khơng khí) hay phương pháp cơ học (như là
lọc ép băng tải, ly tâm, lọc chân không và lọc áp suất).
Hệ thống thường được dùng cho tách nước bùn sinh học là: ly tâm, ép
băng tải và ép lọc. Ba phương pháp này được dùng rộng rãi và có các ưu
điểm và nhược điểm riêng của mình.
Bùn

Bể nén bùn


Làm phân bón

Đốt

Chơn lấp tro

Tách nước

Ủ phân

Tiêu hủy
(ổn định)

Sấy khơ

Sử dụng làm chất
điều hịa đất

Tách nước

Chơn lấp

Khử trùngCác phương ánLàm
phân
xử lý
bùnbón
theo sơ đồ trên có Sấy
hiệukhơ
quả xử lý cao. Tuy
nhiên, chúng địi hỏi vốn đầu tư cao và chi phí năng lượng (sấy, ép, đốt)

và chi phí hóa chất là khá cao và xử lý gồm nhiều cơng đoạn, địi hỏi
nhân viên vận hành phải có trình độ cao.
Hình 4: Sơ đồ các phương án xử lý bùn
V.2.2. Phương án xử lý bùn dư đề xuất cho hệ thống
V.2.2.1. Xử lý bùn từ bể lắng
Trong quá trình xử lý các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ (chất ô
nhiễm) làm thức ăn cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Quá trình
này sẽ làm cho lượng sinh khối bùn không ngừng tăng lên theo thời gian.
Và khi lượng sinh khối (bùn) này lớn thì làm ảnh hưởng đến quá trình xử
lý. Do đó, cần bơm bỏ bớt lượng bùn dư này đi.
Để xác định lượng bùn dư, ta dùng phễu Imhoff (có thể dùng chai nhựa)
và trình tự làm theo các bước sau:
Bước 1: Lấy bùn từ bể Aerotank đang sục khí cho vào phễu Imhoff đến
vạch 1.000ml;

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 24

Bước 2: Để yên phễu trong 30 phút;
Bước 3: Quan sát và đọc thể tích bùn lắng;
Bước 4: Ước lượng độ trong của nước (phần phía trên).
Thể tích bùn nằm trong khoảng 250 – 300 ml (tương ứng 25 – 30%) là
đạt yêu cầu. Nếu thể tích bùn lớn hơn 300 ml (30%) thì bùn đã dư và
khơng bơm bùn hồn lưu từ bể lắng nữa. Việc bơm bỏ bùn dư này có thể
thực hiện theo các phương án sau:



Bùn từ đáy bể lắng này có thể cung cấp cho các cơng trình xử lý
sinh học bằng bùn hoạt tính khác.



Bơm bùn từ đáy bể lắng vào bể nén bùn, để cho tách nước (nước
được hồi lưu về bể gom) và lượng bùn đặc này có thể bơm đến
phần đất trống để trồng cây hoặc dùng xe hút và chở đi chôn lấp.

Bùn đáy bể lắng

Bể nén bùn

`

Bãi đất trống
(trồng cây)

Hồi lưu nước
Các cơng trình xử
lý sinh học khác

Bể gom

Hình 5: Sơ đồ xử lý bùn đáy bể lắng

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH

Chôn lấp



Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải 300m3/ngày.đêm
Trang 25

V.2.2.2. Xử lý bùn đáy các bể xử lý (bùn cặn bã)
Đặc điểm của lượng bùn này là phát sinh mùi hơi, thối và có
nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Đối với các bể xử lý, theo thời gian các cặn bã gồm có vơ cơ, hữu cơ tích
tụ ở đáy bể. Các chất này nếu không được hút bỏ sẽ làm cho hệ thống xử
lý có mùi hơi và hiệu quả xử lý của hệ thống cũng bị ảnh hưởng. Do đó,
cần phải vệ sinh bể định kỳ.
Thời gian vệ sinh định kỳ: 1 lần/tháng.
Việc xử lý bùn đáy được xử lý như sau:
Bơm bùn đáy vào bể nén bùn của hệ thống, để cho bùn tách nước (nước
được hồi lưu về bể gom) và cho xe hút đi đổ bỏ ở bãi chôn lấp.

Bùn đáy bể

Bể nén bùn

Xe hút
bùn

Bãi chôn lấp

Bể gom
Hồi lưu nước
V.3. Vệ sinh hệ thống
Hình
6: Sơ

đồ xử lý
bùn
đáy bể
(cặn
bã)quá trình xử lý sinh học
Nhằm hạn chế gia
tăng
ơ nhiễm
đầu
nguồn,
giúp
cho
ln ổn định. Do đó, chúng ta cần hạn chế tối đa các chất rắn, mỡ, vụn cá vào
bể sinh học bằng cách thường xuyên vớt mỡ, bã từ các bể như: hố gom, điều
hòa, chứa bùn.
Quá trình lưu trữ nước trong các bể chứa, khử trùng lâu ngày cũng tạo nên
một lượng cặn đáng kể. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho rong, tảo phát triển
và làm ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra. Vì vậy, tại các bể này cũng cần
phải được vệ sinh định kỳ.
Thực hiện tốt việc vệ sinh hệ thống định kỳ là một trong những điều quan
trọng góp phần đảm bảo chất lượng nước đầu ra.

Bảng 10: Lịch vệ sinh hệ thống định kỳ:
STT

01

02
03


Hạng
mục
Bể gom
Bể điều
hịa
Bể lắng

Cơng việc cụ
thể
Vớt mỡ, rác,
các vật nổi bể
mặt
Vớt mỡ, chất
nổi bề mặt
Vệ sinh bùn
đáy bể

Tuần suất

Hàng ngày

Hàng ngày
1 lần/tuần

Ý nghĩa
- Tận dụng lại mỡ tươi để làm phụ
phẩm;
- Giảm thiểu nồng độ ô nhiễm đầu vào
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử
lý.

- Giảm thiểu nồng độ ô nhiễm vào bể
sinh học
Do bể lắng hình vng, nên việc gạt
bùn sẽ khơng được triệt để trong các
góc bể… cần vệ sinh định kỳ bằng cách

Đơn vị thầu: CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH


×