Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất giải pháp cấp nước cho khu dân cư vườn thanh thủy quận 12 tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 84 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn trực
tiếp của thầy GS. Dƣơng Thanh Lƣợng. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều
đƣợc trích dẫn nguồn rõ ràng và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của
tôi. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tơi xin hồn
tồn chịu trách nhiệm.

TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2018
Học viên

Võ Thanh Long

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trƣờng Đại học Thủy lợi - Cơ sở 2, Bộ
mơn Cấp thốt nƣớc và q thầy cơ đã tận tình giúp đỡ học viên hồn thành chƣơng
trình cao học và viết luận văn này.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. Dƣơng Thanh Lƣợng, ngƣời thầy
đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu để giúp học viên
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn này bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên chắc chắn sẽ khơng thể tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót; học viên rất mong nhận đƣợc những đóng góp quý báu của quý thầy cô và
các bạn đồng nghiệp.
Trân trọng.

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................vi
DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ ............................ vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................1
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu, công cụ sử dụng ...........................................................2
1.5. Kết quả dự kiến đạt đƣợc .......................................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................4
1.1. Tổng quan tình hình cấp nƣớc ...............................................................................4
1.2. Tổng quan về hiện trạng quản lý cấp nƣớc đô thị tại Việt Nam ............................5
1.3. Tổng quan mơ hình quản lý, vận hành hệ thống cấp nƣớc TP Hồ Chí Minh ........6
1.3.1. Phân loại đƣờng ống cấp nƣớc ....................................................................7
1.3.2. Quản lý giảm thất thoát nƣớc ......................................................................7
1.3.3. Quản lý cơ sở dữ liệu...................................................................................8
1.3.4. Các thông tin cần quản lý ............................................................................9
1.3.5. Cập nhật thông tin .......................................................................................9
1.3.6. Công tác thi công lắp đặt đƣờng ống và các thiết bị kỹ thuật trên mạng
lƣới cấp nƣớc .........................................................................................................9
1.3.7. Cơng tác vận hành .....................................................................................10
1.4. Tổng quan tình hình cấp nƣớc Quận 12 ...............................................................11
1.5. Tổng quan tình hình cấp nƣớc khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy - Quận 12 - TP Hồ
Chí Minh .....................................................................................................................12
1.5.1. Vị trí địa lý .................................................................................................12
1.5.2. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................14
1.5.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ..........................................................................16

1.5.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật .......................................................................18
1.5.5. Tình hình nguồn nƣớc ...............................................................................20
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO
MẠNG LƢỚI CẤP NƢỚC KHU DÂN CƢ VƢỜN THANH THỦY THUỘC
QUẬN 12 - TP HỒ CHÍ MINH ..................................................................................23
iii


2.1. Cơ sở khoa học về mơ hình thủy lực ...................................................................23
2.2.1. Lựa chọn mơ hình ......................................................................................23
2.2.1. Cơ sở của mơ hình EPANET mơ phỏng mạng lƣới cấp nƣớc ..................24
2.2. Cơ sở lý thuyết tính tốn thủy lực mạng lƣới cấp nƣớc.......................................33
2.3. Cơ sở dữ liệu đề xuất giải pháp nâng cấp và quản lý mạng lƣới cấp nƣớc .........37
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ HOÀN
THIỆN MẠNG LƢỚI CẤP NƢỚC KHU DÂN CƢ VƢỜN THANH THỦY
THUỘC QUẬN 12 - TP HỒ CHÍ MINH ...................................................................40
3.1. Quy mơ, công suất hệ thống cấp nƣớc .................................................................40
3.2. Lựa chọn đề xuất phƣơng án cấp nƣớc tối ƣu cho khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy
- Quận 12 đến năm 2025 .............................................................................................40
3.2.1. Các thông số đầu vào của mạng lƣới cấp nƣớc giờ dùng nƣớc Max ........41
3.2.2. Xác định hệ số không điều hịa giờ lớn nhất .............................................44
3.2.3. Các thơng số mạng lƣới cấp nƣớc trong giờ dùng nƣớc Max có cháy......47
3.3. Đề xuất các giải pháp tối ƣu hóa quản lý mạng lƣới cấp nƣớc ............................51
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch mạng lƣới cấp nƣớc ............................................51
3.3.2. Giải pháp về kỹ thuật trong cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nƣớc khu dân
cƣ Vƣờn Thanh Thủy - Quận 12 .........................................................................52
3.4. Đề xuất giải pháp công nghệ giám sát, quản lý lƣu lƣợng, áp lực và chất lƣợng
nƣớc trực tuyến cho mạng lƣới cấp nƣớc khu vực nghiên cứu ..................................56
3.4.1. Công nghệ tự động hoá..............................................................................56
3.4.2. Đề xuất giải pháp chống thất thoát nƣớc chủ động ...................................59

3.5. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý và khai thác mạng lƣới cấp nƣớc cho
khu vực nghiên cứu .....................................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................71
PHỤ LỤC....................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................77

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí, ranh giới khu vực dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy (từ cầu Rạch Gia
đến bến phà An Phú Đông) trên bản đồ quy hoạch đơ thị qn 12 ......................................... 13
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí, ranh giới khu vực dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy - Quận 12 trên
bản đồ vệ tinh không ảnh ......................................................................................................... 14
Hình 1.3. Mạng lƣới cấp nƣớc khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy - Quận 12 .............................. 18
Hình 2.1. Hộp thoại nhập số liệu nút ....................................................................................... 28
Hình 2.2. Hình hộp thoại nhập số bể chứa............................................................................... 29
Hình 2.3. Hình hộp thoại nhập số liệu đƣờng ống ................................................................... 31
Hình 2.4. Hộp thoại Partern và nhập chế độ lƣu lƣợng ........................................................... 32
Hình 2.5. Hộp thoại nhập số liệu van ...................................................................................... 33
Hình 2.6. Bản đồ quy hoạch Khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy - Quận 12 đến năm
2025, dùng làm nền backdrop để mơ phỏng hệ thống cấp nƣớc ............................................. 38
Hình 3.1. Biểu đồ dùng nƣớc lớn nhất trong ngày .................................................................. 46
Hình 3.2. Mô phỏng thủy lực khu vực nghiên đến năm 2025 giờ dùng nƣớc max. ................ 47
Hình 3.3. Mơ phỏng thủy lực giờ dùng nƣớc max có cháy ..................................................... 48
Hình 3.4 Hệ thống GIS hiện hữu của khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy - Quận 12 .................... 52
Hình 3.5 Mạng lƣới cấp nƣớc đƣợc cập nhật trên GIS của khu dân cƣ Vƣờn Thanh
Thủy ......................................................................................................................................... 53
Hình 3.6. Hệ thống SCADA hiện hữu của Công ty cổ phần cấp nƣớc Trung An tại
khu vực nghiên cứu. ................................................................................................................. 54

Hình 3.7. Lƣu lƣợng ban đêm thể hiện trên hệ thống SCADA của Công ty cổ phần
cấp nƣớc Trung An tại khu vực ngiên cứu. ............................................................................. 54
Hình 3.8. Datalogger Sofrel LS ............................................................................................... 57
Hình 3.9. Giao diện sử dụng datalogger Sofrel ....................................................................... 58
Hình 3.10. Mơ phỏng hoạt động của hệ thống giám sát từ xa ................................................. 59
Hình 3.11. Mơ phỏng hệ thống DMA ...................................................................................... 60
Hình 3.12. Mơ hình hệ thống I2O ............................................................................................ 61
Hình 3.13. Sơ đồ áp lực mạng lƣới I2O ................................................................................... 62
Hình 3.14. Lắp đặt hệ thống I2O ngồi hiện trƣờng ................................................................ 64
Hình 3.15. Giao diện hoạt động của phần mềm I2O ............................................................... 64
Hình 3.16. Cấp độ triển khai hệ thống I2O .............................................................................. 66
Hình 3.17. Cấu tạo cơ bản của hệ thống I2O ........................................................................... 67
Hình 3.18. Các tiện ích của hệ thống I2O ................................................................................ 67

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Số liệu địa chất ........................................................................................................ 15
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp chiều dài và đƣờng kính ống của khu dân cƣ Vƣờn Thanh
Thủy ......................................................................................................................................... 19
Bảng 1.3. Một số đặc điểm khác nhau giữa nƣớc ngầm và nƣớc mặt ..................................... 21
Bảng 2.1. Các thuộc tính nút mối nối (Junction Properties) .................................................... 27
Bảng 2.2. Các thuộc tính bể chứa (Reservoir Properties) ........................................................ 28
Bảng 2.3. Các thuộc tính Đài nƣớc (Tank Properties) ............................................................. 29
Bảng 2.4. Các thuộc tính ống (Pipe Properties) Các thuộc tính máy bơm .............................. 30
Bảng 2.5. Các thuộc tính máy bơm (Pump Properties) ........................................................... 31
Bảng 2.6. Các thuộc tính van (Valves) .................................................................................... 32
Bàng 3.1. Diện tích và dân số khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy - Quận 12 (tính đến
01/12/2016) .............................................................................................................................. 40

Bảng 3.2. Lƣu lƣợng nƣớc tƣới đƣờng và công viên ............................................................... 43
Bảng 3.3. Lƣợng nƣớc phục vụ cho khu trung tâm thƣơng mại .............................................. 43
Bảng 3.4. Tổng hợp lƣu lƣợng ................................................................................................. 44
Bảng 3.5. Lƣu lƣợng dùng nƣớc theo giờ ngày lớn nhất ......................................................... 45
Bảng 3.6. Chiều dài và đƣờng kính ống giai đoạn năm 2025.................................................. 48
Bảng 3.7. Tổng hợp đƣờng kính ống cải tạo tƣơng lai cho khu vực nghiên cứu 2025 ........... 50
Bảng PL1. Áp lực tại các nút lúc 18 giờ (giờ dùng nƣớc nhiều nhất) khi xảy ra đám
cháy .......................................................................................................................................... 74

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ
BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CTCP

Công ty cồ phần

DMA

District Metered Area – Cụm cấp nƣớc đƣợc kiểm soát

DMZ

District Metered Zone – Vùng cấp nƣớc đƣợc kiểm soát

ĐHN


Đồng hồ nƣớc

FASEP

Dự án FASEP No.649

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTCN

Hệ thống cấp nƣớc

IWA

International Water Association: Hiệp hội Nƣớc Quốc tế

MLCN

Mạng lƣới cấp nƣớc

NMN

Nhà máy nƣớc

NKDT

Nƣớc không doanh thu


ODA

Ofcicial Development Assistance: Viện trợ phát triển chính
thức

PA

Phƣơng án

PRV

Pressure Reducing Value: Van giảm áp

QCXD - BXD

Quy chuẩn xây dựng - Bộ Xây dựng

QLDA

Quản lý dự án

SAWACO

Tổng công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Cấp nƣớc Sài Gòn

SCADA

Supervisory Control and Data Acquiston: Hệ thống điều khiển
giám sát và thu thập dữ liệu


TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TP

Thành phố

TTN

Thất thốt nƣớc

TTVH

Thất thốt vơ hình

UBND

Uỷ ban nhân dân

WHO


World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới

vii


MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khu quy hoạch Vƣờn Thanh Thủy có nhiều kênh rạch. Hầu hết các kênh rạch đều
chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều là bị nhiễm mặn. Do đó nƣớc ở khu vực
này chỉ dùng cung cấp cho nông nghiệp, không dùng đƣợc cho sinh hoạt.
Theo số liệu thủy văn thì nguồn nƣớc ngầm ở khu quy hoạch này rất giới hạn, nƣớc
ngầm ở tầng cạn bị nhiễm mặn, nƣớc ngầm ở tầng sâu thì khơng đƣợc khai thác
đƣợc cho mục đích cơng nghiệp và sinh hoạt, cao trình nƣớc ngầm −3.0m.
Do đó theo Quy hoạch cấp nƣớc TP Hồ Chí Minh đến năm 2025 đã đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt có phạm vi quy hoạch là 2.095 km2, tỷ lệ hộ dân cấp nƣớc là
100% đối với khu vực nội thành, 98% đối với khu vực ngoại thành mới và ngoại
thành, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nƣớc sạch là 32% vào năm 2015, và 25% vào
năm 2025
Và dự án Giảm thất thốt nƣớc TP Hồ Chí Minh triển khai tại Vùng 1, trên địa bàn
các quận, huyện thuộc TP Hồ Chí Minh mạng lƣới cấp nƣớc đã đƣợc phân vùng
tách mạng. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, quản lý cịn nhiều bất cập, khơng
thuận lợi cho việc quản lý, kiểm soát và vận hành hệ thống cấp nƣớc. Áp lực nƣớc
tại một số nơi còn thấp, ảnh hƣởng đến việc cung cấp nƣớc sinh hoạt cho các hộ dân
trong khu vực.
Trên cơ sở đó, để thực hiện đƣợc các chỉ tiêu cấp nƣớc phù hợp với Quy hoạch cấp
nƣớc TP Hồ Chí Minh đến năm 2025 thì việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu cơ sở khoa học đề xuất giải pháp cấp nước cho khu dân cư Vườn Thanh Thủy Quận 12 -TP Hồ Chí Minh” là việc làm hết sức đúng đắn và cần phải gấp rút thực
hiện, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đời sống ngƣời
dân thuộc khu dân cƣ, thông qua việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ cấp nƣớc, giảm

tỷ lệ thất thoát nƣớc. Đảm bảo việc phát triển cấp nƣớc bền vững.
1.2. MỤC TIÊU CỦ A ĐỀ TÀ I
Mục tiêu của đề tài là:
- Đƣa ra các giải pháp tối ƣu hóa để nâng cấp và quản lý mạng lƣới cấp nƣớc quản
lý chất lƣợng nƣớc trên mạng lƣới đáp ứng nhu cầu dùng nƣớc hiện tại và tƣơng lai
phù hợp tốc độ đô thị hóa tại khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy - Quận 12.

1


- Đề xuất giải pháp công nghệ và sơ bộ thiết kế mạng lƣới cấp nƣớc nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý và khai thác mạng lƣới cấp nƣớc sạch cho khu dân cƣ.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-Đối tƣợng nghiên cứu: Hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt.
-Phạm vi nghiên cứu: Mạng lƣới cấp nƣớc khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy thuộc
quận 12 TP Hồ Chí Minh.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CÔNG CỤ SỬ DỤNG
1. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu ở Luận văn sẽ sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp kế thừa: kế thừa sử dụng các thành tựu khoa học tiến bộ ở Việt Nam
và thế giới, cụ thể sử dụng phƣơng pháp kế thừa trong luận văn là tiếp tục kế thừa
và phát huy hệ thống GIS, SCADA đang sử dụng tại Công ty CPCN Trung An vào
trong công tác vận hành và quản lý mạng lƣới cấp nƣớc khu vực nghiên cứu và
Quận 12;
- Phương pháp phân tích định lượng: đƣa ra các phƣơng án cải tạo mạng lƣới cấp
nƣớc từ đó phân tích định lƣợng lựa chọn phƣơng án tối ƣu hóa;
- Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin: thu thập số liệu về dân số, mạng lƣới
cấp nƣớc trong khu dân cƣ Vƣởn Thanh Thủy Quận 12 (chiều dài, đƣờng kính, vật
liệu ống, cao trình đặt ống…), từ đó phân tích đánh giá số liệu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích các phƣơng án nâng cấp cải tạo mạng

lƣới cấp nƣớc tối ƣu từ đó tổng hợp lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất;
- Phương pháp mơ hình tốn mơ phỏng thủy lực mạng lưới: sử dụng phần mềm
thủy lực Epanet để đánh giá mạng lƣới cấp nƣớc hiện hữu có đáp ứng đƣợc nhu cầu
cấp nƣớc cho q đơ thị hóa khu dân cƣ nghiên cứu hay khơng, từ đó chạy thủy lực
lại mạng lƣới, tính tốn đƣờng kính ống cấp nƣớc để cải tạo nâng cấp mạng lƣới cấp
nƣớc đáp ứng tốc độ đơ thị hóa khu dân cƣ.
2.Cơng cụ, phần mềm sử dụng
-Bộ phần mềm Microsoft Ofice 2015;
-Phần mềm Autocad 2014;

2


-Phần mềm EPANET 2.0.
1.5. KẾT QUẢ ĐA ̣T ĐƯỢC
-Tổng quan đƣợc hiện trạng mạng lƣới cấp nƣớc trong khu dân cƣ Vƣờn Thanh
Thủy.
-Các giải pháp, phƣơng án quản lý, khai thác đƣợc đề xuất để hoàn thiện mạng lƣới
cấp nƣớc của khu dân cƣ.

3


CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN TÌ NH HÌ NH CẤP NƯỚC
1.1.1. Tổng quan về nghiên cứu hiện trạng cấp nƣớc đơ thị trên thế giới
Từ 2004 đến nay có rất nhiều nƣớc trên thế giới đã và đang triển khai thành công
các dự án về Kế hoạch cấp nƣớc an toàn dƣới sự hỗ trợ từ WHO bao gồm một số dự
án điển hình nhƣ:

Ứng dụng kế hoạch cấp nƣớc an toàn cho Trung Quốc tháng 12/2005 triển khai ở 5
địa điểm Beijing, Tianjin Teda, Yinchuan, Shenzhen và Shekou.
Ứng dụng kế hoạch cấp nƣớc an toàn đối với hệ thống cấp nƣớc đô thị cho Công ty
cấp nƣớc Aguas Do Cavado Bồ Đào Nha năm 2005.
Năm 2005, Tổ chức hỗ trợ phát triển Australia (AUAI) và WHO đã triển khai dự án
“Đánh giá tác động nƣớc hợp vệ sinh đối với sức khỏe đối với các nƣớc thuộc khu
vực Asian” với sự tham gia của các nƣớc nhƣ Bangladesh, China, Butan, Laos,
Myanmar, Vietnam, Cambodia, Philipines, Thailands.
Ứng dụng kế hoạch cấp nƣớc an toàn cho hệ thống cấp nƣớc thành phố Osaka, Nhật
Bản giai đoạn 2005-2007.
Dự án “Kế hoạch cấp nƣớc an tồn đối với việc cung cấp nƣớc đơ thị cho các nƣớc
đang phát triển” đƣợc thực hiện bởi Sam Godfrey và Guy Howard, 2004.
Dự án “Kế hoạch cấp nƣớc an tồn cho các nƣớc đảo Thái Bình Dƣơng” đƣợc áp
dụng cho Vanuatu, 2006.
Ứng dụng mơ hình cấp nƣớc an toàn cho hệ thống thu gom nƣớc mƣa đối với
Bangledesh, 3/2006.
Kế hoạch cấp nƣớc an toàn cho Kỹ thuật loại bỏ Arsen ở Sono, 6/2007.
Kế hoạch cấp nƣớc an toàn và bền vững tại Philippin, 8/2008.
Từ ngày 16-19/5/2008, Trung tâm mạng lƣới đào tạo quốc tế (ITN) của trƣờng Đại
học kỹ thuật cơng nghệ Bangladesh đã tổ chức khóa học chuyên sâu về kế hoạch
cấp nƣớc an toàn nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng nhằm giải quyết các vấn đề
về chất lƣợng nƣớc ở Bangladesh.

4


Ở khu vực Đơng Nam Á, từ ngày 6-8/5/2002, nhóm tƣ vấn nƣớc, vệ sinh môi
trƣờng và sức khỏe (WSHAG) khu vực Đông Nam Á đã tổ chức cuộc họp nhằm
đƣa ra những kiến nghị cho sự phát triển của chƣơng trình nƣớc, vệ sinh mơi trƣờng
và sức khỏe ở khu vực Đông Nam Á. Cuộc họp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc

sử dụng nƣớc an toàn và vệ sinh môi trƣờng trong tỷ lệ mắc các bệnh đƣờng ruột và
các bệnh khác liên quan đến nƣớc và vệ sinh mơi trƣờng.
1.2. TỞNG QUAN VỀ HIỆN TRANG QUẢN LÝ CẤP NƯỚC ĐÔ THI ̣TẠI
VIỆT NAM
Hiện nay, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đều thành lập công ty cấp nƣớc
hoặc cơng ty cấp thốt nƣớc, giao cho các Sở Giao thơng cơng chính quản lý đối với
thành phố trực thuộc trung ƣơng (trừ TP. Hà Nội) và các Sở Xây dựng quản lý đối
với các tỉnh. Vai trò chủ đầu tƣ phát triển cấp nƣớc ở một số đơ thị chƣa rõ. Có nơi
thực hiện và quản lý dự án cấp nƣớc từ vốn vay nƣớc ngoài gặp nhiều khó khăn.
Về cơ chế, chính sách quản lý cấp nƣớc đơ thị: Việc xây dựng cơ chế chính sách,
văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật, xây
dựng chiến lƣợc quy hoạch cấp nƣớc cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói
chung đã có, nhƣng cịn thiếu. Cơng tác hƣớng dẫn, kiểm tra đối với các địa phƣơng
trong việc cụ thể hố cơ chế chính sách, xây dựng và quản lý các dự án phát triển,
khai thác sử dụng cơng trình cấp nƣớc cịn hạn chế, chƣa đƣợc thƣờng xun sâu
sát, nhất là ở các đơ thị nhỏ cịn nhiều yếu kém. Các chính sách về quản lý và phát
triển ngành nƣớc, đặc biệt là chính sách tài chính chƣa đƣợc quy định cụ thể và
chƣa đƣợc chấp hành nghiêm túc. Chƣa có chính sách huy động các nguồn vốn
trong toàn xã hội từ mọi thành phần kinh tế, để thúc đẩy sự phát triển ngành. Cần
nghiên cứu lƣợc bớt một số thủ tục thực hiện các dự án, để thu hút các nhà đầu tƣ và
tài trợ. Các luật, nghị định, thông tƣ liên quan đến ngành cấp nƣớc đã có, xong các
văn bản dƣới luật nhƣ: Chỉ thị, quy định, quy tắc, điều lệ để quản lý cấp nƣớc đơ thị
cịn thiếu. Việc thi hành pháp luật cịn yếu, chƣa có bộ máy và cơ chế để thực hiện
các luật lệ, quy định đã ban hành.
Về năng lực quản lý cấp nƣớc đơ thị: Trình độ quản lý của các công ty cấp nƣớc
chƣa đáp ứng đƣợc u cầu trong tình hình đổi mới. Các cơng ty cấp nƣớc thiếu đội
ngũ cán bộ, công nhân đƣợc đào tạo đúng chun mơn, trình độ quản lý và vận
hành kỹ thuật. Việc chỉ đạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý và
thông tin kinh tế kỹ thuật chuyên ngành cũng nhƣ việc chỉ đạo phối hợp đào tạo cán
bộ, cơng nhân ngành nƣớc cịn chƣa hồn chỉnh. Hệ thống dịch vụ cấp nƣớc còn

5


mang tính độc quyền. Sự phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong cơng tác quản
lý cấp nƣớc cịn nhiều hạn chế. Sự hiểu biết của cán bộ làm việc trong các phịng
ban chun mơn tại địa phƣơng về cơng tác quản lý cấp nƣớc, cũng nhƣ việc phổ
biến các văn bản quản lý cấp nƣớc chƣa đƣợc lĩnh hội thƣờng xuyên và đầy đủ. Sự
tham gia của cộng đồng trong công tác đầu tƣ, quản lý và cung cấp dịch vụ chƣa
đƣợc huy động đầy đủ.
Về đầu tƣ tài chính cấp nƣớc đơ thị: Ngành nƣớc đƣợc sự ƣu tiên đầu tƣ của Chính
phủ từ nhiều nguồn vốn trong và ngoài nƣớc (viện trợ ODA, viện trợ của các tổ
chức quốc tế, đầu tƣ của các hãng tƣ nhân, nhất là nguồn vốn vay ƣu đãi lớn từ
Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Châu Á). Đến năm 2005 hệ thống cấp nƣớc của
5 thành phố trực thuộc trung ƣơng và 58 tỉnh đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp hoàn chỉnh.
Trong giai đoạn 2006 đến năm 2010 tiếp tục đầu tƣ vào các đô thị vừa và nhỏ là các
đơ thị có hệ thống cấp nƣớc phần lớn chƣa đƣợc đầu tƣ hoặc cải tạo, nên vẫn ở
trong tình trạng lạc hậu về kỹ thuật và đang bị xuống cấp nhanh chóng, mới chỉ phát
huy đƣợc tối đa 70% công suất. Tuy nhiên, đối với các đô thị loại nhỏ, với nguồn
vốn đầu tƣ nhƣ hiện nay, ít có cơ hội đƣợc đầu tƣ xây dựng hệ thống cấp nƣớc tập
trung.
Để cải thiện một cách căn bản tình hình cấp nƣớc đô thị hiện nay, cần thực hiện theo
các biện pháp cơ bản: Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ cấp
nƣớc đô thị; giảm tỉ lệ thất thoát và thất thu nƣớc; cải tạo nâng cấp các cơng trình
cấp nƣớc hiện có, đảm bảo vận hành đúng công suất thiết kế; tạo mọi điều kiện để
các công ty cấp nƣớc tự chủ về tải chính, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ cơng ích
và chính sách xã hội; lập lại kỷ cƣơng trật tự trong ngành cấp nƣớc đô thị ở tất cả
các khâu: quy trình cơng nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý nhà nƣớc,
quản lý cơng cộng.
1.3. TỞNG QUAN MƠ HÌ NH
NƯỚC TP HỒ CHÍ MINH


QUẢN LÝ , VẬN HÀ NH HỆ THỚN G CẤP

Mơ hình quản lý, vận hành hệ thống cấp nƣớc TPHồ Chí Minh đƣợc thiết lập để
đảm bảo cấp nƣớc ổn định, liên tục, đạt chất lƣợng. Cụ thể là:
- Lƣu lƣợng: đáp ứng đƣợc nhu cầu dùng nƣớc của khách hàng.
- Áp lực: bảo đảm áp lực nƣớc cung cấp qua đồng hồ nƣớc khách hàng đo đƣợc tại
đồng hồ vào giờ cao điểm với mức tối thiểu là 0,1 bar.
- Áp lực và lƣu lƣợng đƣợc đảm bảo duy trì ổn định, hợp lý trên toàn mạng lƣới cấp
6


nƣớc.
- Chất lƣợng nƣớc trên mạng phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành
của Nhà nƣớc và của Tổng Cơng ty Cấp nƣớc Sài Gịn.
- Có biện pháp kìm hãm, kiểm sốt và giảm thiểu lƣợng nƣớc không doanh thu.
- Quản lý chặt chẽ và đầy đủ số liệu, thông tin mạng lƣới đƣờng ống.
- Đƣờng ống và các thiết bị kỹ thuật trên mạng hoạt động theo đúng công năng, khai
thác đúng yêu cầu kỹ thuật.
1.3.1.Phân loại đƣờng ống cấp nƣớc
Trên mạng lƣới cấp nƣớc TP Hồ Chí Minh, đƣờng ống cấp nƣớc đƣợc phân loại
theo công năng bao gồm: ống chuyển tải, ống phân phối và ống dịch vụ.
Việc phân định cỡ đƣờng ống theo công năng nhằm phù hợp với quy mô mạng lƣới
cấp nƣớc TP Hồ Chí Minh và thống nhất trong cơng tác quản lý, vận hành và khai
thác trong tƣơng lai nhƣ sau:
− Ống chuyển tải:
+ Ống cấp 1: các tuyến ống có đƣờng kính ϕ ≥ 600mm.
+ Ống cấp 2: các tuyến ống có đƣờng kính ϕ= 350 mm ÷ 600mm.
− Ống phân phối:
+ Ống cấp 3: các tuyến ống có đƣờng kính ϕ≤ 350mm.

+ Ống dịch vụ: đƣợc đấu nối từ ống phân phối vào đồng hồ nƣớc để cung cấp nƣớc
cho khách hàng sử dụng, thƣờng có cỡ đƣờng kính ϕ ≤ 50mm.
Đối với một số trƣờng hợp đặc biệt, tùy theo quy mơ, tính chất khu vực cung cấp
nƣớc và điều kiện khai thác mà công năng của tuyến ống sẽ đƣợc xác định cụ thể
cho phù hợp với thực tế.
1.3.2.Quản lý giảm thất thốt nƣớc
Cơng tác quản lý mạng lƣới cấp nƣớc TP Hồ Chí Minh bao gồm các nội dung:
- Đảm bảo các số liệu thống kê chuẩn xác.
- Các phƣơng tiện và thiết bị đo lƣợng nƣớc phải đảm bảo độ tin cậy.
- Thực hiện việc theo dõi thƣờng xuyên liên tục lƣợng nƣớc không đo đếm đƣợc.
7


- Tăng cƣơng các trang thiết bị hiện đại và các thiết bị cần thiết phục vụ cho công
tác phát hiện rị rỉ.
- Nâng cao dân trí và quan hệ với khách hàng để thu thập các thông tin về rò rỉ.
- Xe và kho vật tƣ đầy đủ để có thể tiến hành nhanh việc khắc phục các rị rỉ khi đã
phát hiện.
- Quá trình sửa chữa cần thƣờng xuyên cải tiến để tƣơng thích với các điều kiện rò
rỉ và để đạt hiệu quả cao.
- Sử dụng hệ thống ghi thu hoá đơn hàng ngày bằng thiết bị hiện đại (máy vi tính).
- Lắp đặt đồng hồ đầy đủ trong các khu vực phân phối tại những vị trí có thể đo và kiểm sốt đƣợc lƣợng nƣớc tiêu thụ.
- Các đồng hồ sử dụng phải phù hợp với ngƣời tiêu thụ và đảm bảo chính xác và có
độ tin cậy cao.
- Phịng Kinh doanh phụ trách cơng tác kiểm tra sử dụng nƣớc: kiểm tra tình trạng
các đƣờng ống trong nhà, dụng cụ, thiết bị vệ sinh và tiêu chuẩn sử dụng nƣớc.
- Nếu phát hiện việc rò rỉ, yêu cầu ngừng sử dụng và tiến hành cho sửa chữa theo
đúng điều khoản ghi trong hợp đồng.
1.3.3.Quản lý cơ sở dữ liệu
Công tác quản lý cơ sở dữ liệu mạng lƣới cấp nƣớc TP Hồ Chí Minh bao gồm các

nội dung:
- Đƣờng ống chuyển tải;
- Đƣờng ống phân phối;
- Đƣờng ống dịch vụ;
- Đồng hồ nƣớc khách hàng;
- Đồng hồ tổng;
- Bể chứa, đài nƣớc;
- Tháp nƣớc;
- Van;
- Thiết bị kỹ thuật;
8


- Hầm kỹ thuật, hầm đồng hồ tổng;
- Trạm tăng áp;
- Trụ nƣớc chữa cháy.
1.3.4.Các thông tin cần quản lý
Công thông tin cần quản lý bao gồm:
- Thông tin về đƣờng ống và các thiết bị trên mạng (Các thông tin này phải đƣợc thể
hiện và cập nhật vào trong hệ thống họa đồ mạng lƣới cấp nƣớc của đơn vị).
- Thơng tin về tình trạng chuyển tải nƣớc trong ống.
- Thông tin về các sự cố trên mạng.
- Thông tin về điều kiện và môi trƣờng thi công lắp đặt.
- Thơng tin có tính chất xã hội.
1.3.5.Cập nhật thơng tin
Nội dung về cập nhật thông tin mạng lƣới cấp nƣớc TP Hồ Chí Minh:
- Tất cả các số liệu, thông tin phải đƣợc cập nhật kịp thời và thƣờng xuyên theo định
kỳ, lƣu trữ có hệ thống.
- Việc thiết lập và cập nhật họa đồ mạng lƣới cấp nƣớc phải đƣợc thực hiện theo
quy định hiện hành của Tổng Cơng ty Cấp nƣớc Sài Gịn về cơng tác cập nhật bản

đồ mạng lƣới cấp nƣớc.
- Phải ghi nhận lại tất cả các thông tin hiện trạng trƣớc và sau khi thực hiện cơng tác
vận hành, bảo trì, bảo dƣỡng, sửa chữa… mạng lƣới cấp nƣớc ngoài hiện trƣờng
(theo các biểu mẫu do đơn vị quản lý ban hành).
- Định kỳ mỗi 06 tháng đơn vị quản lý phải tiến hành kiểm tra và nghiệm thu việc
cập nhật số liệu, thông tin trên họa đồ và hệ thống cơ sở dữ liệu của đơn vị.
1.3.6. Công tác thi công lắp đặt đƣờng ống và các thiết bị kỹ thuật trên mạng
lƣới cấp nƣớc
Việc thiết kế và bố trí lắp đặt đƣờng ống và các thiết bị kỹ thuật trên mạng:
- Bắt buộc phải tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nƣớc.
- Áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành của Nhà nƣớc: Các vật tƣ, thiết bị đƣợc sử
9


dụng trên mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật
đƣợc Tổng Công ty Cấp nƣớc Sài Gòn áp dụng (nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và
tính đồng bộ, thống nhất trên tồn hệ thống cấp nƣớc).
- Không sử dụng những loại vật liệu ống và vật tƣ, phụ kiện có các chất có khả năng
ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời sử dụng nƣớc để lắp đặt vào mạng lƣới cấp
nƣớc.
- Trên mạng lƣới cấp nƣớc, các thiết bị kỹ thuật (van, hầm xả cặn,...) phải đƣợc bố
trí lắp đặt đồng bộ và hoạt động theo đúng công năng, yêu cầu kỹ thuật.
- Trong q trình thi cơng, đơn vị thi cơng phải: Thi cơng đúng kỹ thuật, đúng quy
trình; Chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nƣớc về
phịng chống cháy nổ, đảm bảo an tồn giao thơng, an tồn lao động và vệ sinh mơi
trƣờng.
- Trƣờng hợp, trong q trình thi cơng, cần phải thao tác, vận hành các thiết bị kỹ
thuật trên mạng hiện hữu (đóng, mở van, …) để phục vụ thi cơng thì đơn vị quản lý
dự án và đơn vị thi cơng phải có thơng báo trƣớc cho đơn vị quản lý mạng lƣới cấp
nƣớc để đơn vị quản lý mạng lƣới tổ chức thực hiện.

- Nghiêm cấm đơn vị thi công tự ý thao tác, vận hành làm thay đổi hiện trạng hoạt
động của mạng lƣới và các thiết bị kỹ thuật trên mạng (đóng, mở van, …) khi chƣa
có sự đồng ý chấp thuận của đơn vị quản lý mạng lƣới. Tùy vào tính chất và mức độ
vi phạm sẽ bị xử lý; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của Tổng
Công ty Cấp nƣớc Sài Gịn và quy định của pháp luật.
- Các cơng trình thi cơng lắp đặt đƣờng ống cấp nƣớc trƣớc khi đƣa vào sử dụng
phải đƣợc tiến hành kiểm tra kỹ thuật đạt yêu cầu: thử áp lực, súc xả, khử trùng
đƣờng ống và kiểm tra chất lƣợng nƣớc theo đúng quy định hiện hành của Nhà
nƣớc và của Tổng Cơng ty Cấp nƣớc Sài Gịn.
1.3.7.Cơng tác vận hành
u cầu của công tác vận hành:
- Việc thao tác, vận hành các thiết bị kỹ thuật trên mạng phải đƣợc thực hiện theo
đúng quy trình kỹ thuật và theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất thiết bị.
- Định kỳ hàng tháng đơn vị quản lý mạng lƣới cấp nƣớc phải tiến hành theo dõi, đo
đạc, cập nhật áp lực tại các điểm đo áp để kịp thời phát hiện và xử lý những bất
thƣờng xảy ra trên mạng.
10


- Kiểm soát và thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo duy trì,
điều hịa áp lực trên mạng lƣới cấp nƣớc đƣợc ổn định, hợp lý và đồng đều.
1.4. TỔNG QUAN TÌ NH HÌ NH CẤP NƯỚC QUẬN 12
1. Nhà máy nước Tân Hiệp:
Đảm bảo việc cung cấp nƣớc cho Quận 12, trong đó mạng lƣới đƣờng ống cấp 1,
cấp 2 do Xí nghiệp Truyền dẫn nƣớc sạch quản lý, mạng lƣới đƣờng ống cấp 3 do
các công ty cổ phần cấp nƣớc Trung An quản lý.
2. Hiện trạng hệ thống đường ống cấp 1:
Mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc cấp 1 trên địa bàn Quận Gị Vấp (trừ phƣờng 1),
Quận 12 & Huyện Hóc Môn lấy nguồn từ Nhà máy nƣớc Tân Hiệp. Tổng chiều đài
đƣờng ống cấp 1 là 24.930 mét. Loại ống sử dụng chủ yếu là ống Bê tông dự ứng

lực và ống thép.
3. Hiện trạng hệ thống đường ống cấp 2:
Mạng lƣới đƣờng ống cấp 2 trên địa bàn Quận Gị Vấp (trừ phƣờng 1), Quận 12 &
Huyện Hóc Mơn đƣợc lấy nguồn từ các ống cấp 1 thông quan các outlet khai thác
trên tuyến ống cấp 1.
Các tuyến ống cấp 2 có nhiệm vụ truyền tải nƣớc từ các tuyến ống cấp 1 đến mạng
lƣới phân phối nƣớc (tuyến ống cấp 3). Tổng chiều dài mạng lƣới đƣờng ống cấp 2
trên địa bàn khu vực Quận Gò Vấp (trừ phƣờng 1), Quận 12 & Huyện Hóc Mơn là
54.359,61 mét ống.
4. Hiện trạng hệ thống đường ống cấp 3:
Khu vực quận Gò Vấp (trừ phƣờng 1), Quận 12 và huyện Hc Mơn có mạng lƣới
đƣờng ống cấp nƣớc đƣợc phủ kín, tổng chiều dài đƣờng ống cấp nƣớc cấp 3 trên
địa bàn quản lý là 562.846m. Trong đó đƣờng kính ống Ø100 vàØ150 chiếm đa số.
Vật liệu ống sử dụng là các loại ống gang, ống nhựa uPVC, ống nhựa HDPE, trong
đó ống nhựa uPVC là loại vật liệu sử dụng nhiều nhất.
5. Nguồn nước cung cấp:
Nguốn cấp nƣớc chính của khu vực đƣợc cung cấp từ nhà máy nƣớc Tân Hiệp
thông qua hệ thống đƣờng ống chuyển tải D2000 đến D450 dọc theo Xa Lộ Đại
Hàn/ Xa lộ Hà Nội, Quốc Lộ 1A, Đƣờng Tô Ký, qua Trƣờng Chinh, Nguyễn Ảnh
11


Thủ, Tô Ngọc Vân, Nguyễn hữu Thọ, Phan Văn Hớn.
Nhà máy nƣớc Tân Hiệp đặt tại xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Mơn, TP Hồ Chí Minh,
cách trung tâm Quận Gị Vấp (trừ phƣờng 1), Quận 12 và huyện Hóc Mơn khoảng
21km, cơng suất phát nƣớc 300.000m³/ngày đêm.
1.5. TỞNG QUAN TÌ NH HÌ NH CẤP NƯỚC KHU DÂ N CƯ VƯỜN THANH
THỦY- Q̣N 12- TP HỜ CHÍ MINH
1.5.1. Vị trí địa lý
Theo sơ đồ quy hoạch tổng thể, khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy nằm ở phía Bắc TP

Hồ Chí Minh thuộc Quận 12. Khu quy hoạch này nằm từ phía cầu Rạch Gia đến
bến phà An Phú Đông, bắc qua quận Gị Vấp và đƣờng Vƣờn Lài phƣờng An Phú
Đơngtrong khu quy hoạch mới của đơ thị Quận 12; có giới hạn:
- Phía Bắc tiếp giáp với cầu Rạch Gia;
- Phía Nam tiếp giáp với sơng Vàm Thuật;
- Phía Đơng tiếp giáp với sơng Sài Gịn;
- Phía Tây tiếp giáp với sông Vàm Thuật.

12


Hình 1.1. Sơ đồ vị trí, ranh giới khu vực dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy
(từ cầu Rạch Gia đến bến phà An Phú Đông) trên bản đồ quy hoạch đô thị quân 12

13


Hình 1.2. Sơ đồ vị trí, ranh giới khu vực dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy
- Quận 12 trên bản đồ vệ tinh khơng ảnh

1.5.2. Điều kiện tự nhiên
1. Khí hậu
* Nhiệt độ khơng khí:
Đặc điểm khí hậu khu quy hoạch Vƣờn Thanh Thủy đƣợc lấy dựa theo tài liệu của
trạm đo Tân Sơn Nhất.
- Nhiệt độ trung bình năm: 26,7oC;
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29oC÷30oC(tháng 8);
14



- Nhiệt độ tháng thấp nhất:25,2oC(tháng 4);
- Nhiệt độ trung bình khơng khí trong năm là: 27,55oC.
* Độ ẩm khơng khí:
Độ ẩm khơng khí có liên quan mật thiết đến chế độ mƣa.
- Độ ẩm trung bình của khơng khí vào tháng cao nhất: 85% (tháng 8)
- Độ ẩm trung bình của khơng khí vào tháng thấp nhất: 70% (tháng 4)
- Độ ẩm trung bình của khơng khí là: 77,5%.
* Gió:
Vận tốc trung bình là 2÷3m/s ở khu vực khơng có bão.
2. Thủy văn
- Khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy có nhiều kênh rạch. Hầu hết các kênh rạch đều chịu
ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều là bị nhiễm mặn. Dó đó nƣớc ở khu vực này
chỉ dùng cung cấp cho nông nghiệp, không dùng đƣợc cho sinh hoạt.
- Theo số liệu thủy văn thì nguồn nƣớc ngầm ở khu vực quy hoạch này rất giới hạn,
nƣớc ngầm ở tầng cạn bị nhiễm mặn, nƣớc ngầm ở tầng sâu thì khơng đƣợc khai
thác đƣợc cho mục đích cơng nghiệp và sinh hoạt. Cao trình nƣớc ngầm −3,0 m.
3. Địa hình khu vực
- Khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, hầu hết là ruộng
lúa với các luồng nƣớc cắt ngang dọc. Địa chất tƣơng đối yếu, khả năng chịu tải
kém. Vào mùa xuân, nƣớc ngầm xuất hiện ở độ sâu khoảng +0,5m đến 1m gây khó
khăn cho việc xây dựng cơng trình. Cao độ khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy là +2,5m.
4. Địa chất khu vực
Bảng 1.1.Số liệu địa chất

Lớp

Độ
dày
(m)


W
(%)


m

đn
m

c
(KN/m2)



1

24.2

81.7

15

5.1

7.1

3 0 20’

2


1.8

23.1

19.7

10

21.2

13 0 13’

4

4.3

19.5

19.8

10.4

11

24 0 17’

15


Lớp


Độ
dày
(m)

W
(%)


m

đn
m

c
(KN/m2)



5

1.2

24.7

19.8

10.1

33.5


17 0 23’

7

23.5

18.8

19.7

10.4

10.6

25 0 11’

8

3.5

18.8

19.3

10.1

4.8

34 0 16’


Trong đó:
W -Độ ẩm đất;
w- Dung trọng tự nhiên;
đn- Dung trọng đẩy nổi;
C -Lực dính;
 -Góc ma sát trong.
Nhận xét:
- Địa chất khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy là các lớp đất yếu, sức chịu tải kém.
- Chƣa có hệ thống cấp nƣớc trong khu vực. nƣớc mƣa thốt tự thấp, khi có mƣa lớn
thì nƣớc động lại nhiều nơi có địa hình thốt cục bộ, đặc biệt khi có mƣa lớn kéo dài
thì sẽ ngập những tuyến đƣờng trong khu.
1.5.3. Điều kiện kinh tế- xã hội
a. Quy mơ diện tích
- Giới hạn khu đất nghiên cứu đƣợc xác định nhƣ sau:
- Tổng diện tích khu dân cƣ: 221,22 ha, dọc theo đƣờng Vƣờn Lài từ cầu Rạch Gia
đến Phà An Phú Đông tiếp giáp quận Gị Vấp.
- Tính chất của khu dân cƣ nghiên cứu: khu đất có tính chất là khu dân cƣ hiện hữu
cải tạo kết hợp xây dựng mới, trong đó mơ hình ở chủ yếu bao gồm:
+ Khu nhà vƣờn mật độ xây dựng thấp (kết hợp phát triển du lịch);
+ Khu dân cƣ hiện hữu cải tạo, chỉnh trang;
+ Khu nhà ở cao tầng trong một số dự án dọc tuyến đƣờng Vƣờn Lài là trục động
lực phát triển của Quận 12.
16


b. Mật độ dân cư
- Căn cứ các chỉ tiêu dự báo định hƣớng phát triển của khu vực theo quy hoạch tổng
thể đang đƣợc nghiên cứu.
- Căn cứ theo quy chuẩn xây dựng của Bộ Xây dựng ban hành theo quyết định số

682/BXD-CSKD ngày 14/12/1996 cũng nhƣ theo tin thần thơng báo số 30-TB ngày
28/03/1996 của Thủ tƣớng Chính phủ vềquy hoạch chình trang nội thành và phát
triển các khu đơ thị ngoại vi của TP Hồ Chí Minh, quy định:
Số tầng cao nhất:
+ Dân cƣ thấp tầng: 3tầng
+ Cơng trình cơng cộng: cơng viên và đƣờng nội bộ
+ Chung cƣ: 15tầng
-Mật độ dân cƣ: 200ngƣời/ha
- Tiêu chuẩn cấp nƣớc: 300l/ng/ngđ.
c. Những điểm chính về kinh tế xã hội trong khu dân cư
Kể từ khi đƣợc thành lập (4/1997) với dân số là 1245 nhân khẩu, nhƣng đến năm
2010 theo thống kê dân số đã tăng lên 3980 ngƣời. Xét cơ cấu dân số theo độ tuổi,
tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15-34 tuổi chiếm 42,3% tổng dân số của khu vực
nghiên cứu. Tình trạng dân cƣ đang xáo trộn rất mạnh và phân bố không đều, mật
độ dân số bình quân là ngƣời 980 ngƣờii/km2. Tỷ lệ dân số có hộ khẩu tại khu vực
nghiên cứu chiếm 60% số hộ và 64% số nhân khẩụ Tỷ lệ số dân ở diện KT2, KT3,
KT4 chiếm 34% số hộ và 33% số nhân khẩu.
Về tín ngƣỡng:
Có 31 cơ sở tơn giáo, trong đó có 14 chùa, 10 tịnh thất, tịnh xá, 05 nhà thờ Thiên
chúa giáo, 01 hội thánh Tin lành, 01 nhà nguyện.
Về các cơ sở tin ngƣỡng dân gian, có 03 đình, 01 đền, 11 miếu. Lễ hội truyền thống
tại các cơ sở tin ngƣỡng dân gian đƣợc tổ chức thƣờng xuyên tập trung vào các
tháng 1, 2 âm lịch. Một số đình, miếu đã duy trì hoạt động lễ hội này từ 100 ÷ 200
năm.
Các di tích lịch sử văn hố nổi bật có:
Đình Hạnh Phú (Miếu Nổi); Bến đị An phú Đơng;Di tích lịch sử bia tƣởng niệm
17


Vƣờn Lài; Nhà tƣởng niệm Bác Hồ.

1.5.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
a. Hiện trạng tổng thể mạng lưới hạ tầng khu dân cư
* Hiện trạngmạng lưới hạ tầng:
- Các tuyến khu vực và tuyến chính tạo thành hệ thống xƣơng chính của hệ thống.
- Tại các giao lộ, bán kính bó vỉa đƣợc thiết kế phù hợp quy chuẩn xây dựng, tạo
cảm giác an toàn khi qua giao lộ.
- Mặt đƣờng đƣợc thiết kế bê tơng nhựa nhằm thốt nƣớc mặt một cách nhanh nhất,
tránh gây mất vệ sinh môi trƣờng vào mùa nắng cũng nhƣ mùa mƣa. Do kinh phí
đầu tƣ có hạn nên có thể phân kỳ đẩu tƣ, trƣớc mắt chỉ tƣới nhựa nóng, su này sẽ
thảm bê tơng nhựa.
* Hiện trạng mạng lưới cấp nước:

Hình 1.3. Mạng lƣới cấp nƣớc khu dân cƣ Vƣờn Thanh Thủy -Quận 12

18


×