Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước cấp cho sinh hoạt khu vực nông thôn tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 93 trang )

LỜI CÁM ƠN
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước cấp cho

sinh hoạt khu vực nơng thơn tỉnh Bình Thuận” được hồn thiện dưới sự hướng dẫn

của PGS.TS Nguyễn Văn Thắng - khoa Môi trường, trường Đại học Thủy Lợi.

Với sự hướng dẫn tận tình, cụ thể của PGS.TS Nguyễn Văn Thắng và các giảng

viên của khoa Môi trường, khoa Đào tạo đại học và Sau đại học, sự quan tâm của
Ban Giám hiệu nhà trường luận văn thạc sĩ của tôi đã được hồn thành.

Trong q trình học tập, xây dựng luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ,

động viên khuyến khích của Ban lãnh đạo cũng như đồng nghiệp tại Trung tâm

Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn và các cơ quan liên quan. Bên cạnh đó, tơi cịn nhận được sự giúp

đỡ nhiệt tình của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình

Thuận. Qua đây tơi xin trân trọng cám ơn tất cả sự giúp đỡ q báu đó.

Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi mong muốn nhận được ý

kiến đóng góp của các thầy cơ, các chun gia, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc
quan tâm để hoàn thiện hơn nữa.

Một lần nữa tôi xin trân thành cám ơn


Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Thị Bích Ngọc


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bền vững môi trường

CNSHNT

Cấp nước sinh hoạt nông thôn

CNS&VSMTNT
CTCN

CTCNTT

CTCNTTNT
HTX

NN&PTNT

NS&VSMTNT
NCERWASS
PCERWASS
PTTH



TBCN

UBND

WES MAPPER
WHO

Cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn
Cơng trình cấp nước

Cơng trình cấp nước tập trung

Cơng trình cấp nước tập trung nơng thơn
Hợp tác xã

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Phổ thông trung học
Quyết định

Tư bản chủ nghĩa

Ủy Ban nhân dân


Hệ thống dữ liệu cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn
Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU

1.1. Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

1
4
4
4

1.1.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội

12

1.2. Xác định các vấn đề nghiên cứu trong luận văn

20

1.1.3. Tình hình cấp nước nơng thôn vùng nghiên cứu
1.2.1. Những vấn đề đặt ra đối với CN&VSMTNT khu vực nghiên cứu


1.2.2. Những yêu cầu nghiên cứu để quản lý, khai thác, bảo vệ và PTBV
nguồn nước cấp cho sinh hoạt khu vực nghiên cứu
1.2.3. Những nội dung dự kiến nghiên cứu, giải quyết trong luận văn

CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC KHAI THÁC SỬ DỤNG BỀN
VỮNG NGUỒN NƯỚC CẤP CHO SINH HOẠT KHU VỰC NƠNG THƠN BÌNH
THUẬN

15
20

22
23
24

2.1. Giới thiệu chung

24

2.2.1. Khái niệm PTBV và các điều kiện để PTBV

25

2.2. Nghiên cứu chỉ tiêu bền vững trong CNSHNT tỉnh Bình Thuận
2.2.2. Đề xuất các chỉ tiêu bền vững đối với cấp nước sạch nông thơn

2.3. Đánh giá tình hình CNNT vùng nghiên cứu theo tiêu chí hoặc chỉ số
2.3.1. Giới thiệu chung

2.3.2. Đánh giá CNNT của vùng nghiên cứu theo Bộ chỉ số theo dõi và đánh

giá nước sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn
2.3.3. Đánh giá tính bền vững CNSHNT Bình Thuận theo tiêu chí PTBV
2.3.4. Đề xuất ứng dụng Bộ chỉ số vào khu vực nghiên cứu

24
30
54
54
54
63
64


2.4. Kết luận

CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ
DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN NƯỚC CẤP CHO SINH HOẠT KHU VỰC NƠNG
THƠN TỈNH BÌNH THUẬN

65
66

3.1. Giới thiệu chung

66

3.3. Nghiên cứu các định hướng khai thác sử dụng bền vững đối với
CNSHNT khu vực nghiên cứu

71


3.2. Xác định các vấn đề cần giải quyết để quản lý, khai thác, bảo vệ và
PTBV nguồn nước cấp cho sinh hoạt khu vực nghiên cứu

3.3.1. Mục tiêu, định hướng Chiến lược Quốc gia CNS&VSMTNT

3.3.2. Vận dụng Chiến lược xác định mục tiêu, định hướng và các giải pháp
cấp nước sạch nông thôn khu vực nghiên cứu
3.4. Đề xuất các giải pháp

3.4.1. Giải quyết vấn đề bức xúc thứ nhất
3.4.2. Giải quyết vấn đề bức xúc thứ hai
3.4.3. Giải quyết vấn đề bức xúc thứ ba
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

66

71
72
73
74
75

79
83
85
86



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Bản đồ danh giới hành chính tỉnh Bình Thn

5

Hình 2.1. Mơ hình kinh tế, xã hội, sinh thái PTBV

30

Hình 2.3. Vịng tuần hồn khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước

35

Hình 2.2. Khơng bền vững về kinh tế - xã hội - mơi trường
Hình 2.4. Quy trình nhập liệu

Hình 2.5. Dữ liệu WES MAPPER

Hình 2.6. Luồng dữ liệu đưa vào hệ thống xử lý
Hình 2.7. Chức năng của WES MAPPER

Hình 2.8. Bản đồ % dân nơng thơn Bình Thuận sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh
Hình 3.1. Nguyên nhân quản lý, vận hành CTCNTTNT kém hiệu quả
Hình 3.2. Sơ đồ CTCNTTNT bơm dẫn sử dụng nước mặt

Hình 3.3. Sơ đồ CTCNTTNT bơm dẫn sử dụng nước ngầm

Hình 3.4. Dây truyền cơng nghệ xử lý nước mặt với bể lọc tự rửa


Hình 3.5. Dây truyền công nghệ xử lý nước ngầm sử dụng bể lọc tự rửa
Hình 3.6. Giếng đào lắp bơm tay

30
59
59
60
60
62
71

77
78
78
79

Hình 3.7. Giếng khoan lắp bơm tay

79

Hình 3.7. Bề và lu chứa nước mưa

80

80


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1. Đánh giá cho một CTCNTT theo tiêu chí 1

32

Bảng 2.3. Đánh giá cho một CTCNTT theo tiêu chí 2

34

Bảng 2.2. Đánh giá cho một khu vực theo tiêu chí 1
Bảng 2.4. Đánh giá cho một khu vực theo tiêu chí 2

Bảng 2.5. Đánh giá cho một CTCNTT theo tiêu chí 3
Bảng 2.6. Đánh giá cho một khu vực theo tiêu chí 3

Bảng 2.7. Đánh giá cho một CTCNTT theo tiêu chí 4
Bảng 2.8. Đánh giá cho một khu vực theo tiêu chí 4

Bảng 2.9. Đánh giá cho một CTCNTT theo tiêu chí 5
Bảng 2.10. Đánh giá cho một khu vực theo tiêu chí 5

Bảng 2.11. Đánh giá cho một CTCNTT theo tiêu chí 6
Bảng 2.12. Đánh giá cho một khu vực theo tiêu chí 6

Bảng 2.13. Đánh giá cho một CTCNTT theo tiêu chí 7
Bảng 2.14. Đánh giá cho một khu vực theo tiêu chí 7

32
34

37

37
39
39
41

41
44
44
47

Bảng 2.15. Đề xuất các chỉ tiêu bền vững cấp nước sạch khu vực nông thôn

47

Bảng 2.16. Kết quả tính tốn Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá NS&VSMTNT

61

48


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những nhu cầu cơ bản trong
đời sống hàng ngày của con người và đang trở thành một đòi hỏi bức bách trong
việc bảo vệ sức khoẻ, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân.
Nước có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người nhưng đó phải là
nguồn nước sạch. Ngược lại nếu nguồn nước đó bị ơ nhiễm thì lại có tác hại rất lớn

đối với sức khỏe của cộng đồng. Ô nhiễm nước là nguyên nhân lan truyền dịch bệnh
rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho nhiều người. Theo số liệu thống kê của tổ
chức Y tế thế giới (WHO) thì nước bẩn dùng cho sinh hoạt gây nên hơn 80% các
loại bệnh tật của con người. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm ngày càng bị suy kiệt
do sự khai thác quá mức của con người để phục vụ mục đích sống.
Đứng trước thực trạng đó, Nhà nước đã ưu tiên phát triển Cấp nước sạch và
Vệ sinh nơng thơn. Năm 1998, Chính phủ đã quyết định đưa việc giải quyết nước
sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn trở thành một trong bảy (7) chương trình mục
tiêu quốc gia quan trọng nhất của Quốc gia. Ngày 25/8/2000 Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.
Với những thành tựu to lớn đã đạt được từ Chương trình MTQG giai đoạn 1999 ÷
2005, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục phê duyệt Chương trình với mục tiêu giai
đoạn 2006 ÷ 2010 với mục tiêu xác định khoảng 85% dân số nông thôn được sử
dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Trong đó khoảng 50% được sử dụng nước sạch
đạt tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT theo Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày
11/12/2006.
Bình Thuận là một tỉnh thường xuyên chịu hạn hán, thiếu nước vào cả mùa
mưa. Đến hết năm 2009 theo ước tính khoảng 70% người dân nơng thơn tỉnh Bình
Thuận được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, để góp phần cải thiện điều kiện cấp


2

nước sinh hoạt cho các khu vực dân cư nông thơn trên địa bàn tỉnh, góp phần đạt
được mục tiêu của Chương trình Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông
thôn và Chiến lược Quốc gia cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm
2020. Nhưng trên thực tế khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước cấp cho sinh
hoạt khu vực này còn nhiều vấn đề bức xúc cần giải quyết. Chính vì vậy việc lựa
chọn đề tài Quản lý, bảo vệ nguồn nước cấp cho sinh hoạt khu vực nơng thơn tỉnh
Bình Thuận là rất thiết thực và phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ.

2. Mục đích của đề tài
Qua nghiên cứu, luận văn xây dựng được cơ sở khoa học, đề xuất các định
hướng, giải pháp phù hợp cho việc khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước cấp
cho sinh hoạt khu vực nghiên cứu
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận thực tế các vấn đề cấp nước sinh hoạt nông thôn;
- Tiếp cận bền vững để xây dựng các định hướng, giải pháp đề xuất phù với
sự phát triển của khu vực nghiên cứu;
- Tiếp cận kế thừa, tổng hợp các đề tài, nghiên cứu, dự án đã có để phát triển
đề tài của luận văn.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu đã có. Phương pháp này được sử
dụng trong chương I của luận văn;
- Phương pháp điều tra, thực địa: Phương pháp này được sử dụng để nắm
vững địa bàn khu vực nghiên cứu; Đồng thời bổ sung số liệu cịn thiếu, và cung cấp
các thơng tin có tính phù hợp cao;
- Phương pháp kế thừa: Phương pháp này sử dụng nối tiếp các nghiên cứu đã
có của đề tài, dự án, nghiên cứu trước;


3

- Phương pháp phân tích, thống kế: Dùng để phân tích tính tốn những đặc
trưng của chuỗi số liệu; Nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố cấp nước sinh hoạt
và mơi trường có liên quan tới nhau;
- Phương pháp chuyên gia: Tiếp cận các chuyên gia giỏi về lĩnh vực liên
quan để xây dựng chương III trong luận văn
4. Kết quả dự kiến đạt được
- Đánh giá được hiện trạng cấp nước; xác định được những tồn tại, những

vấn đề cấn giải quyết trong cấp nước sạch nông thôn khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất được các chỉ tiêu bền vững đối với cấp nước nông thôn sinh hoạt
nông thôn và xác định được các chỉ tiêu này cho vùng nghiên cứu;
- Nghiên cứu đề xuất được các định hướng phù hợp đảm bảo cho việc khai
thác sử dụng nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận.
5. Kết cầu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, 3 chương chính và phần kết luận:
- Phần mở đầu;
- Chương I: Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu;
- Chương II: Nghiên cứu cơ sở khoa học về khai thác, sử dụng bền vững
nguồn nước cấp cho sinh hoạt khu vực nơng thơn tỉnh Bình Thuận;
- Chương III: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng bền vững
nguồn nước cấp cho sinh hoạt khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận;
- Kết luận;
- Ngồi ra luận văn cịn có các phần phụ lục, tài liệu tham khảo


4

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Thuận là tỉnh Duyên hải thuộc miền Nam Trung Bộ, có diện tích tự
nhiên khoảng 7.848,6 km2, nằm trong khoảng: 10o33'42'' đến 11o33'18'' - vĩ độ Bắc;
P


P

P

P

107o23'41'' đến 108o52'42'' - kinh độ Đơng. Ciều dài đường bờ biển là 192 km. Diện
P

P

P

P

tích tự nhiên khoangr 7.830 km2, có hình thể thon dài, hơi phình rộng ở phía Tây
P

P

Nam.
Ranh giới hành chính của tỉnh: Phía Đơng Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận ;
phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng ; phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam
giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ; phía Đơng và Đơng Nam giáp biển Đơng.
Đơn vị hành chính gồm 8 huyện (01 huyện đảo), 01 thành phố. Tồn tỉnh có
97 xã, 29 phường, thị trấn. Trong đó thành phố Phan Thiết với 14 phường và 04 xã;
Thị xã La Gi có 5 phường và 4 xã; huyện Tuy Phong có 2 thị trấn và 10 xã; huyện
Bắc Bình có 1 thị trấn và 17 xã; huyện Hàm Thuận Bắc có 2 thị trấn và 15 xã;
huyện Hàm Thuận Nam có 1 thị trấn có 12 xã; huyện Tánh Linh có 1 thị trấn và 13

xã; huyện Đức Linh có 2 thị trấn và 11 xã; huyện Hàm Tân có 1 thị trấn và 08 xã;
huyện Phú Quý có 3 xã. Trong đó 22 xã thuộc trung du, 3 xã hải đảo, 43 xã và 4 thị
trấn thuộc miền núi, 17 xã vùng cao chiếm 64,1% số xã, thị trấn toàn tỉnh.


5

Hình 1.1. Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Bình Thuận


6

1.1.1.2. Địa hình địa mạo
Nhìn chung đại bộ phận lãnh thổ tỉnh Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng bằng
ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang, kéo dài theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam,
phân hố thành 4 dạng địa hình chính: Vùng núi, vùng gị đồi, vùng đồi cát và đồng
bằng.
Vùng núi: Phân bố chủ yếu ở phần phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh chiếm
khoảng 40,7% diện tích tự nhiên. Tại đây chất lượng nước tương đối tốt, tuy nhiên
do địa hình dốc nên nước mưa thốt nhanh khó có điều kiện tạo dịng mặt điều hồ
và ngấm xuống cung cấp cho nước ngầm, hơn nữa dân cư thưa thớt nên cấp nước
tập trung khó khăn.
Vùng gị đồi: Chiếm 31,66% diện tích tồn tỉnh, phân bố ở hầu hết các huyện
từ Tuy Phong đến Đức Linh với cao độ phổ biến 50 ÷ 100m.
Vùng đồi cát ven biển: Chủ yếu ở các huyện ven biển từ Tuy Phong đến
Hàm Tân, phân bố rộng rãi nhất ở huyện Bắc Bình. Địa hình chủ yếu là các đồi cát
lượn sóng. Do nằm sát biển nên nước mặt thường bị nhiễm mặn, không đáp ứng yêu
cầu về chất lượng nước cho ăn uống sinh hoạt.
Vùng đồng bằng: Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên tồn
tỉnh gồm: Đồng bằng phù sa ven biển và đồng bằng thung lũng sơng; Tập trung ở

các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, huyện Đức Linh và Tánh Linh.
Vùng đồng bằng và vùng đồi dân cư tương đối tập trung, địa hình khá bằng phẳng,
chất lượng nước mặt và nước ngầm tốt nên thuận lợi cho việc cấp nước theo quy mơ
tập trung.
1.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của Bình Thuận khơng thể khơng đề cập đến hai đặc trưng quan
trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng nguồn nước trong tỉnh, đó là mưa và
bốc hơi. Nếu mưa tạo ra lượng dịng chảy thì lượng bốc hơi chính là thành phần
quan trọng làm nước tổn thất ở các hồ chứa hiện nay. Lượng mưa năm ở Bình


7

Thuận thay đổi theo khu vực và theo chế độ mùa mưa. Khu vực phía Bắc mưa ít
hơn khu vục phía Tây Nam. Hàng năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng
trong khi chế độ mưa ở đây có liên quan chặt chẽ với hoạt động của gió mùa, đồng
thời chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của địa hình. Khí hậu biến động mạnh mẽ trong chế
độ mưa và mùa khô kéo dài. Lượng mưa thấp, nhiệt độ trung bình cao và q trình
bốc hơi khơng đã góp phần gây nên tình trạng có tháng thừa ẩm, có tháng thiếu ẩm
nghiêm trọng dẫn đến hạn hán ảnh hưởng trồng trọt, sinh hoạt của người dân, nhất
là vào những tháng khơ hạn và những vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt (Bắc
Bình, Tuy Phong).
Diễn biến nhiệt độ
Bình Thuận là tỉnh có nhiệt độ cao quanh năm và ít biến động, hầu như
khơng có mùa đơng, nhiệt độ trung bình năm trên 26,7oC ÷ 27,1oC cao hơn nhiệt độ
P

P

P


P

trung bình của cả nước từ 0,3 ÷ 0,4oC. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dao
P

P

động khơng lớn từ 25,2 ÷ 28,9oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong năm 37oC ÷
P

P

P

P

39oC cao hơn chuỗi nhiều năm 1,0 ÷ 1,3oC. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 17oC ÷
P

P

P

P

P

P


18oC cao hơn chuỗi nhiều năm 1,0 ÷ 1,4oC và tổng nhiệt độ năm trên 9.600oC.
P

P

P

P

P

P

Với nhiệt độ cao thường xuyên trong điều kiện độ ẩm nhỏ, lượng bốc hơi lớn
nên đã ảnh hưởng tới cuộc sống con người và gia súc.
Chế độ mưa
Là một trong những tỉnh ít mưa của Nam Trung Bộ, đặc biệt là các huyện
phía Đơng Bắc của tỉnh như Bắc Bình, Tuy Phong nơi có lượng mưa thấp nhất
trong cả nước (500 ÷ 800mm/năm). Khu vực miền núi phía Tây Bắc có lượng mưa
lớn nhất đạt tới 2.000 ÷ 2.750mm. Lượng mưa trung bình năm của tồn tỉnh giao
động từ 800 ÷ 2.000mm. Đặc trưng mưa được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa
và mùa khô. Mùa khô trùng với mùa đông, bắt đầu từ tháng XI năm trước và kết
thúc vào tháng IV năm sau, lượng mưa chiếm từ 7 ÷ 12% tổng lượng mưa năm.
Mùa mưa trùng với mùa hạ thường kéo dài từ tháng V đến tháng X, lượng mưa
chiếm 88 ÷ 93% tổng lượng mưa năm.


8

Vùng núi Tây Bắc tiếp giáp với cao nguyên Lâm Đồng, tại đây có tâm mưa

lớn Bảo Lộc - Quang Đại với lượng mưa đạt tới 3.700 ÷ 4.000mm. Tâm mưa này
bao trùm 2 huyện Tánh Linh và Đức Linh nên vùng đồng bằng Là Ngà có lượng
mưa dồi dào nhất 2.000 ÷ 2.750mm.
Vùng Hàm Tân - Hàm Thuận Nam đến Phan Thiết - Hàm Thuận Bắc có
lượng mưa khá nhiều, nhưng thấp hơn vùng Đức Linh - Tánh Linh. Lượng mưa
trung bình 1.700mm tại Hàm Tân và 1.000 ÷ 1.100mm tại Phan Thiết.
Vùng ven biển phía Đơng Bắc tỉnh đến phía Bắc tỉnh bao gồm các huyện Bắc
Bình, Tuy Phong lượng mưa ít nhất chỉ đạt 500 ÷ 800mm.
Bốc hơi:
Hệ số bốc hơi tương dao động tư 0,30 ÷ 0,8 cho thấy Bình Thuận thuộc vùng
ít ẩm, thiếu ẩm.
Tổng lượng bốc hơi năm ở Bình Thuận đạt từ 1.265 ÷ 1.323 mm. Các tháng
1, 2, 3, 4, 5, 11 và 12 trong năm có lượng bốc hơi từ 100 ÷ 140mm/tháng. Các tháng
trong mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9, 10) có lượng nước bốc hơi đạt dưới 100mm/tháng.
1.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn, địa chất thuỷ văn
Đặc điểm thuỷ văn
- Đặc điểm nổi bật của sơng suối tỉnh Bình Thuận là ngắn, dốc nên sự khác
biệt về mực nước cũng như lưu lượng dịng chảy vào mùa khơ và mùa mưa khá lớn.
Do địa hình của tỉnh bị chia cắt mạnh, các sơng chảy trên những vùng có chế độ
mưa khác nhau, do đó chế độ dịng chảy cũng khác nhau. Ngay trên cùng một sơng,
đặc tính thuỷ văn, thuỷ lực cũng khác nhau theo từng vùng (miền núi, trung du và
đồng bằng ven biển). Dịng chảy các sơng trong tỉnh phân bố khơng đều trong năm
và hình thành hai mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa cạn. Thời gian mùa cạn và mùa lũ ở
các vùng trong tỉnh khơng đồng nhất. Vùng phía Đơng Bắc (Sơng Luỹ) chủ yếu ảnh
hưởng của khí hậu ven biển Nam Trung Bộ, mùa lũ chỉ xuất hiện trong 3 tháng (IX,
X, XI), mùa cạn kéo dài đến 9 tháng (từ tháng XII năm trước đến hết tháng VIII


9


năm sau). Vùng phía Tây (Trạm Tà Pao, trạm Mương Mán) chịu ảnh hưởng của khí
hậu Đơng Nam Bộ và khí hậu Nam Tây Nguyên nên mùa lũ đến 5 tháng (từ tháng
VII đến tháng XI), mùa cạn thường kéo dài đến 7 tháng (từ tháng XII năm trước đến
tháng VI năm sau).
Lượng nước sơng suối ở Bình Thuận vào các tháng đầu mùa kiệt chiếm
khoảng 4,5% lưu lượng năm (Đo ở trạm Tà Pao), 3% đo ở trạm Sông Luỹ và
khoảng 1% đo ở trạm Mương Mán. Lưu lượng giảm dần, xuất hiện dòng chảy cạn
nhất vào tháng II ở sông Luỹ, vào tháng III ở sông La Ngà và sơng Mương Mán
(sơng Cà Ty). Dịng chảy chỉ đạt 0,6% lưu lượng năm ở Sông Luỹ và Mương Mán
và 1% ở sơng La Ngà.
- Ngồi mạng lưới sơng ngịi, hệ thống hồ, bàu ở Bình Thuận phân bố tương
đối đều khắp các huyện trong toàn tỉnh. Lớn nhất là hồ Biển Lạc thuộc huyện Tánh
Linh với diện tích mặt nước 280 ha, hồ Bầu Trắng thuộc huyện Bắc Bình có diện
tích 90ha. Tổng dung tích chứa nước tại các hồ khoảng 139,1 triệu m3. Các hồ chứa
P

P

nước phần lớn đều chứa nước nhạt, là nguồn cung cấp nước tốt cho sản xuất nơng
nghiệp, ni trồng thuỷ sản và góp phần cung cấp nước cho ăn uống sinh hoạt cho
con người. Đối với cấp nước sạch nông thôn các hồ chứa này có vị trí rất quan trọng
cần chú ý.
- Đặc điểm hải văn: Là một tỉnh phía Nam Trung Bộ giáp biển, với tổng
chiều dài bờ biển 192km, triều mặn trong nước sông vùng ven biển là nhân tố khá
quan trọng đối với sản xuất, dân sinh, quốc phòng. Bởi vì nó trực tiếp chi phối vận
tải thuỷ, tưới tiêu, ô nhiễm nguồn nước, diễn biến cửa sông, bờ biển. Thuỷ triều ven
biển Bình Thuận khá phức tạp, nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa chế độ nhật
triều không đều ở phía Bắc và chế độ bán nhật triều khơng đều ở phía Nam. Trong
mùa cạn hàng ngày thuỷ triều lên đưa nước biển có độ mặn xâm nhập vào các cửa
sông, gây ảnh hưởng cho sản xuất và đời sống nhân dân vùng ven biển. Độ mặn lớn

có lợi cho nghề muối song lại có hại cho sản xuất và dân sinh.


10

Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Căn cứ vào đặc điểm địa tầng địa chất và các dạng tồn tại của nước dưới đất,
trong phạm vi tỉnh Bình Thuận được chia thành: Các tầng chứa nước lỗ hổng và các
tầng chứa nước khe nứt, các thể rất nghèo nước (không chứa nước), cụ thể bao gồm
các đơn vị chứa nước sau:
Các tầng chứa nước lỗ hổng
Các tầng chứa nước lỗ hổng được thành tạo trong các trầm tích bở rời Đệ Tứ
bao gồm: Tầng chứa nước Đệ Tứ không phân chia; Tầng chứa nước Holoxen
(QIV); Tầng chứa nước Pleistoxen giữa - trên (QII-III); Tầng chứa nước Pleistoxen
trên (QIII) ; Tầng chứa nước Pleistoxen dưới (QI). Các tầng này được phân bố chủ
yếu dọc các thung lũng sông và ven biển. Thành phần thạch học chủ yếu là cát, cát
bột, cuội sỏi, bột sét xen kẽ... Bề dày các tầng chứa nước thường khơng lớn, từ 5 ÷
15 m, đơi chỗ đạt tới 30 ÷ 40 m. Mực nước ngầm trong các trầm tích này nằm
khơng sâu (mực nước tĩnh thường < 2 m), độ nghiêng nhỏ. Tuy nhiên, trong những
đụn cát, cồn cát ven biển độ sâu mực nước ngầm có thể đạt tới 10 m, có nơi 25 ÷ 30
m. Về chất lượng, nước lỗ hổng thường thuộc loại nhạt (M = 0,1 ÷ 1 g/l). Khu vực
ven biển nước ngầm hay bị nhiễm mặn (M = 1 ÷ 1,5 g/l), nhiễm bẩn, đặc biệt là ở
những vùng cửa sông lớn như sông Phan, sông Dinh, sông Cà Ty, sông Luỹ, sơng
Lịng Sơng. Động thái nước lỗ hổng thường phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thuỷ
văn, có nơi động thái nước ngầm chịu ảnh hưởng rõ rệt của thuỷ triều.
Các tầng chứa nước khe nứt
Nước khe nứt được tồn tại và vận động trong các khối đá nứt nẻ thuộc thành
tạo bazan, các trầm tích phun trào và trầm tích lục nguyên. Các tầng chứa nước này
bao gồm: Tầng chứa nước bazan Plioxen - Pleistoxen dưới (βN2 - Q1); Tầng chứa
nước Plioxen (N2) ; Tầng chứa nước Jura giữa (J2). Các tầng chứa nước này được

phân bố rộng khắp địa bàn tỉnh. Mức độ chứa nước phụ thuộc vào mức độ nứt nẻ
của đất đá và các đứt gãy. Nhìn chung, mức độ phong phú nước từ kém đến trung


11

bình. Mặt nước ngầm thường có dạng bậc thang với độ sâu mực nước thường gặp từ
2 ÷ 5 m ở vùng địa hình bằng phẳng và > 5 m ở vùng sườn dốc. Chất lượng nước tại
các tầng chứa nước này nói chung thuộc loại siêu nhạt (M < 0,1 g/l) và nhạt (0,1 <
M < 1 g/l). Một vài vùng cửa sông, ven biển nước khe nứt cũng bị nhiễm mặn từ
nước biển. Sự xâm nhập của nước biển không quá sâu như đối với các tầng chứa
nước lỗ hổng. Nguồn nước bổ sung và quá trình chảy thoát của nước khe nứt cũng
tương tự như nước lỗ hổng, động thái biến đổi theo mùa, phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu.
Các thể địa chất rất nghèo và cách nước
Trong phạm vi tỉnh Bình Thuận các thể rất nghèo nước bao gồm: (i) Các hệ
tầng Đèo Bảo Lộc (J3đbl) phân bố chủ yếu ở phía Bắc Phan Thiết; (ii) Hệ tầng Nha
Trang (Knt) phân bố rất hạn chế ở vùng ven biển từ Phan Thiết đến Vĩnh Hảo, rải
rác dọc quốc lộ 1A; (iii) Hệ tầng Đơn Dương (K2đd) phân bố rải rác ở phía Đơng
Bắc tỉnh thuộc thượng nguồn các sông Luỹ, sông Cà Giây, sông Mao. Thành phần
đất đá của các hệ tầng kể trên bao gồm các thành tạo núi lửa với các đất đá đặc
trưng như andesit, daxit, riolit... Ngồi ra cịn các thành tạo xâm nhập như các phức
hệ Định Quán (J3đq), phức hệ Đèo Cả (Kđc), phức hệ Cà Ná (K2cn) và các pha đá
mạnh của các phức hệ Cù Mông (Pcm), Phan Rang (Ppr) được xếp vào các thể địa
chất rất nghèo nước.
Tóm lại, trong phạm vi tỉnh Bình Thuận, các thể địa chất chứa nước hầu hết
đều tập trung vào các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ và trong một số loại đất đá cứng nứt
nẻ. Mức độ chứa nước của các loại đất đá này nhìn chung từ trung bình đến nghèo
nước. Một số khu vực ven biển với các trầm tích nguồn gốc sơng, sơng - biển có
mức độ chứa nước tương đối tốt song do ảnh hưởng của nước biển nên thường bị

nhiễm mặn. Tuy nhiên, vẫn còn một số khu vực ven biển tồn tại nước cồn cát với
chất lượng tốt và khu vực miền núi phân bố đá cứng nứt nẻ chứa nước. Tận dụng
hợp lý nguồn nước ngầm quý giá này có thể đáp ứng nhu cầu cấp nước tập trung
quy mô vừa và nhỏ cho nhân dân tỉnh Bình Thuận.


12

1.1.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân số
Theo số liệu trong niên giám thống kê, đến năm 2008, dân số tồn tỉnh Bình
Thuận là 1.187.559 người, trong đó dân số nơng thơn là 715.598 người. Mật độ dân
số trung bình khoảng 152 người/km2. Dân số trong tỉnh phân bố khơng đều theo các
P

P

huyện. Huyện Phú Q có mật độ dân cư cao nhất với 1.398 người/km2; tiếp đến là
P

P

Thành phố Phan Thiết 1.038 người/km2; thấp nhất ở huyện Tánh Linh với mật độ
P

P

dân số là 89 người/km2. Tỷ lệ sinh trên toàn tỉnh là 18,32%, trong khi ở vùng nông
P


P

thôn đạt tới 19,98% vào năm 2008. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình qn 14,06%,
nơng thơn là 15,49% vào năm 2008.
Bình Thuận là một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, với nhiều phong
tục tập quán khác nhau, hơn nữa đây cũng còn nhiều đối tượng chính sách, chính vì
vậy, trong việc cấp nước sạch cần ưu tiên cho các đối tượng chính sách và đồng bào
thiểu số, đồng thời cần tuyên truyền đến từng người dân nông thôn cách sống hợp
vệ sinh.
1.1.2.2. Giao thơng
Giao thơng vận tải Bình Thuận vẫn cịn thấp kém với mật độ đường phân bố
không đồng đều. Hầu hết các tuyến quốc lộ qua tỉnh đã được cải tạo và nâng cấp.
Một loạt các tuyến đường chính đi vào vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh đã được
nâng cấp. Nhưng tuyến giao thông đến các xã vùng cao, miền núi, vùng đồng bào
dân tộc vẫn ở tính trạng xuống cấp đang cần được tu sửa hoặc đầu tư xây mới.
Với hiện trạng hệ thống giao thông như vậy nên ảnh hưởng không nhỏ tới
hoạt động xây dựng các công trình cấp nước cho người dân nơng thơn.
1.1.2.3. Giáo dục, đào tạo và y tế
Đến năm 2008, tồn tỉnh có 146 cơ sở y tế, trong đó có 15 bệnh viện, 10
phòng khám khu vực, 117 trạm y tế xã và 04 nhà hộ sinh. Với 2.419 y, bác sỹ làm
trong các cơ sở y tế của tỉnh; trong đó 556 bác sỹ nhưng chủ yếu làm việc tại các


13

bệnh viện trên huyên hoặc tỉnh. Các trạm y tế vẫn duy trì có 01 bác sỹ hoặc y sỹ phụ
trách. Như vậy, hiện tại tình trạng y tế của tỉnh vẫn đang thiếu bác sỹ tuyến cơ sở.
Cần tăng cường bác sỹ về tuyến địa phương nhằm cải thiện điều kiện chữa bệnh cấp
cơ sở. Như vậy sẽ hạn chế tối đa sự quá tải bệnh nhận phải vào các bệnh viện tuyến
trên. Đồng thời giảm chi phí cho người dân khi mắc bệnh.

Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là nền kinh tế
của tỉnh Bình Thuận đang từng bước tăng trưởng mạnh, đời sống người dân nơng
thơn đã dần thốt khỏi tình trạng nghèo nàn, thiếu ăn, thiếu mặc. Các gia đình đã
chú trọng quan tâm chăm sóc thế hệ tương lai. Tỷ lệ trẻ đến tuối đi học được đến
trường tăng, giảm tỷ lệ trẻ bỏ học ở các bậc học: Vào năm 2008, theo số liệu thống
kê trên toàn tỉnh, có khoảng 0,08% trẻ em ở tuổi học bậc tiểu học không đến trường;
0,09% trẻ ở độ tuổi học trung học cơ sở không đến trường hoặc bỏ học và 1,38%
học sinh phổ thông trung học bỏ học giảm mạnh so với năm 2005. Số học sinh xóa
mù giảm hơn so với những năm trước. Năm 2007 và 2008 không có lớp xóa mù;
trong khi năm 2006 là 21 học sinh, năm 2005 là 121 và năm 2000 là 1.407.
1.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế
Nền kinh tế của tỉnh Bình Thuận trong những năm gần đây đã có sự tăng
trưởng mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ, đặc biệt là phát triển du lịch. Sự chuyển biến đáng khích lệ theo
hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp thế mạnh của tỉnh.
Cơ sở hạ tầng trong tỉnh đã được quan tâm đầu tư, như mạng lưới giao thông
đã được mở rộng, các hoạt động giáo dục, y tế đã có nhiều cải thiện, chăm sóc sức
khoẻ của nhân dân từng bước được quan tâm. Nhưng do nguồn ngân sách quá ít,
việc huy động các thành phần xã hội tham gia hạn chế nên cơ sở hạ tầng, chất lượng
môi trường chưa được cải thiện nhiều; chủ yếu tập trung tại các thị xã, thị trấn và
vùng đông dân cư. Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa đời sống nhân dân vẫn cịn
gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay tỉnh vẫn cịn những khó khăn lớn trong phát triển kinh tế bởi nhiều
đồng bào dân tộc thiếu số cư trú trên địa bàn. Mặt khác sự phân bố dân cư không


14

đồng đều giữa các khu vực (chủ yếu dân cư sống tập trung dọc theo các đồng bằng
ven sông, ven biển thuộc các lưu vực sông Phan Thiết, sông Luỹ và sơng Lịng

Sơng). Trong khi đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cũng khá cao, điều kiện giao thông
nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu đi lại làm của người dân. Chính vì vậy, giá vận
chuyển vật liệu, hàng hóa tăng. Mặt khác lực lượng lao động có tay nghề cao cịn ít.
Kinh phí đầu tư cho nơng nghiệp hạn chế, nhất là đầu tư cho cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn.
1.1.2.5. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
Định hướng phát triển của tỉnh Bình Thuận đến 2020 là cải thiện cơ sở hạ
tầng nông thôn; thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh trong đó chú trọng tới việc giảm
dần khoảng cách sống giữa đô thị và nông thôn. Cải thiện điều kiện sống của người
dân nông thôn theo hướng hiện đại hóa.
Về kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế (GDP) của khu vực nơng thơn, giúp người dân nơng
thơn có một cuộc sống no đủ. Đồng thời định hướng tới việc nâng cao chất lượng
cuộc sống với môi trường bền vững;
- Tăng tỷ lệ huy động ngân sách nhà nước đầu tư cho hồn thiện hệ thống
giao thơng, cơ sở hạ tầng trong giáo dục và y tế. Hạn chế tối đa sự chênh lệch giữa
đô thị với nông thôn;
- Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được xây dựng đồng bộ, hiện đại đáp ứng
yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh
- Tăng nhanh và sử dụng hiệu quả tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Đồng thời chú trọng giải quyết các vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa.
Về xã hội:
- Khống chế tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,14% vào năm 2010 là 1,0 ÷
1,1%, đặc biệt là ở vùng nơng thơn, vùng nghèo vào năm 2020 nhằm hạn chế tối đa
tình trạng sinh cao ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.


15

- Giải quyết việc làm mới cho các đối tượng trong độ tuổi lao động, đặc biệt

là những hộ gia đình khơng hoạt động nơng nghiệp. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
lao động theo hướng tiến bộ. Tăng tỷ lệ sử dụng lao động nông thôn, giảm tỷ lệ lao
động thất nghiệp ở khu vực đô thị < 4% vào năm 2010 và 3 ÷ 3,5% vào năm 2020.
- Thu nhập của nhân dân tăng 1,8 ÷ 2,0 lần, giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn
mới) cịn 5,0 ÷ 7,0 vào năm 2010; giai đoạn 2011 ÷ 2020 giảm hơn 2/3 tỷ lệ hộ
nghèo theo chuẩn tương ứng trong cùng giai đoạn trong đó tập trung ở vùng nơng
thơn, những vùng kinh tế kém phát triển.
- Tăng tỷ lệ huy động và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tiểu học.
Tăng tỷ lệ đi học đúng tuổi ở các cấp trong khu vực nông thôn. Đưa các trường dạy
nghề (có cả nghề xây dựng, vận hành, bảo dưỡng các cơng trình cấp nước và vệ
sinh) để tạo việc làm cho người dân nông thôn; giảm sức ép về thiếu việc làm và
tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; xây dựng, nâng cấp các cơ sở
y tế xã theo chuẩn quốc gia. Phấn đấu đạt 85% cơ sở y tế xã đạt chuẩn y tế vào cuối
năm 2010 và đạt 100% vào năm 2020.
- Trên cơ sở phát triển công nghiệp, dịch vụ nâng tỷ lệ đô thị hóa lên khoảng
40 ÷ 42% vào năm 2010 và 60 ÷ 65% vào năm 2020. Giảm dần chênh lệch giàu
nghèo giữa đơ thị và nơng thơn.
1.1.3. Tình hình cấp nước nơng thơn vùng nghiên cứu
1.1.3.1. Tình hình cấp nước sạch - VSMT nông thôn ở Việt Nam
Trước năm 1998, khoảng 32% người dân nông thôn được tiếp cận tới nguồn
nước hợp vệ sinh. Đến cuối năm 2010 khoảng 83% người dân nông thôn được sử
nguồn nước hợp vệ sinh. Để đạt được điều đó Nhà nước đã phê duyệt Chiến lược
Quốc gia Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 với mục tiêu 100%
người dân nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và đưa Chương trình
Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông vào thực hiện từ 1999
đến nay. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, hỗ trợ quốc tế, sự tham gia tích cực


16


của người dân nơng thơn mà tình trạng cấp nước sạch nông thôn trong cả nước đã
từng bước được cải thiện.
Với những số liệu trên khẳng định rằng nền kinh tế ngày càng phát triển và ổn
định của Việt Nam đã thúc đẩy điều kiện sống của người dân được nâng cao.
Nhưng hiện tại nguồn nước cấp của cho người dân chưa được kiểm soát về chất
lượng. Điều kiện vệ sinh mơi trường tuy đã được trú trọng nhưng cịn nhiều vấn đề
về vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cần được cải thiện.
1.1.3.2. Đánh giá điều kiện nguồn nước ảnh hưởng đến việc cấp nước và vệ
sinh môi trường nông thôn khu vực nghiên cứu
Nước mưa:
Tổng lượng nước mưa trên phạm vi tỉnh Bình Thuận từ 800 ÷ 2.000mm,
chiếm từ 7 ÷ 12% tổng lượng mưa năm. Đặc trưng mưa được chia thành hai mùa rõ
rệt (Mùa mưa và mùa khơ). Mùa mưa có lượng mưa chiếm 88 ÷ 93% tổng lượng
mưa năm. Với đặc thù đó nên lượng nước mưa không đủ cung cấp cho nhu cầu
sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng nơng thơn. Đặc biệt vào mùa khơ,
tình trạng hạn hán kéo dài có khi tới 2 – 3 tháng đang ngày càng đe dọa cuộc sống
của người dân vùng nông thơn.
Về chất lượng nước mưa có độ tổng khống hố nhỏ. Nước thuộc loại hình
Bicacbonat - Clorua - Natri; Bicacbonat - Natri – Canxi. Mưa trong đất liền độ tổng
khoáng hoá của nước mưa càng giảm hoặc nước Bicacbonat - Clorua chuyển thành
Bicacbonat. Hàm lượng các vi nguyên tố nhỏ hơn giới hạn cho phép nhiều lần.
Nước mưa thường có phản ứng axit yếu đến trung tính. Nhìn chung chất lượng
nước mưa chưa có biểu hiện bị ơ nhiễm nên có thể tận dụng làm nguồn nước cấp
cho mục đích sinh hoạt của người dân nông thôn trong mùa mưa.
Nước mặt
Tỉnh Bình Thuận có 7 lưu vực sơng chính với tổng diện tích lưu vực là 9.880
km2 và tổng lượng nước bình quân hàng năm là 5,4 tỷ m3 nước. Trong đó, lượng
P


P

P

P

nước tổn thất do bốc hơi 6,93 km3 cũng là vấn đề cần quan tâm. Vì tốc độ bốc hơi
P

P


17

nước cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới trữ lượng nước vào mùa khơ hạn. Đặc biệt
Bình Thuận là một trong những tỉnh thường xuyên xảy ra tình trạng hạn hán. Với
lượng dòng chảy như vậy, khả năng tổn thất nước do bốc hơi thì bình quân đầu
người của Bình Thuận đạt 7.900 m3 nước/năm, bằng 61% mức trung bình tồn
P

P

quốc. Theo sự phân hạng của Thế giới, Bình Thuận là một tỉnh nghèo nước
(<10.000 m3/người.năm) nên cần thiết phải có các biện pháp tiết kiệm, giữ nước và
P

P

sử dụng một cách hợp lý. Với nguồn nước mặt xếp vào tỉnh có trữ lượng trung bình,
nên trên quan điểm bền vững gắn với việc bảo vệ môi trường chỉ nên khai thác 1/2

trữ lượng nước mặt vào mùa kiệt.
Chất lượng nước các sơng, suối vùng thượng lưu nhìn chung cịn tốt, tổng
khoáng hoá của nước hầu hết đều nhỏ hơn 0,5 g/l, thành phần hoá học của nước
chủ yếu là Bicacbonat - Clorua Natri, Natri Canxi, Canxi Magiê, nồng độ các chỉ
tiêu hoá học đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần. Nhìn chung, mức độ ơ
nhiễm ở các sơng chưa rõ rệt nên có thể là nguồn cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt.
Tiềm năng nước ngầm
Như đã nêu trong phần địa chất thuỷ văn, ở Bình Thuận có nhiều tầng chứa
nước, song nước ngầm phân bố cũng khơng đồng đều.
Tài ngun nước dưới đất của Bình Thuận theo đặc điểm, giá trị sử dụng có thể được
chia ra các loại sau :
-

Tài nguyên nước ngọt;

-

Tài nguyên nước mặn - lợ;

-

Tài ngun nước khống - nóng.

Kết quả tính tốn về trữ lượng tĩnh, trữ lượng động, trữ lượng khai thác tiềm năng,
trữ lượng khai thác dự báo khu vực tỉnh Bình Thuận: Kết quả tính tốn cho thấy :
 Tổng trữ lượng tĩnh : 6048,94 . 106 m3
P

P


P

 Tổng trữ lượng động tự nhiên : 1989480 m3/ngày
P

P

 Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng : 2151815 m3/ngày
P

P

 Tổng trữ lượng khai thác dự báo khu vực : 80480 m3/ngày
P

P


18

- Tiền năng nước ngọt: Nước ngọt của Bình Thuận ở trữ lượng thấp so với các
tỉnh lận cận, các vùng địa chất khác. Vì vậy trữ lượng nước ngọt ở đây không đáp
ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân trong tỉnh. Chỉ có thể khai thác tập trung
từ các tầng chứa nước lỗ hổng, trong các loại đá cứng.
- Tiềm năng nước mặn, lợ : Nước mặn, nước lợ trong phạm vi tỉnh Bình Thuận
đang được sử dụng để sản xuất muối, nuôi tôm xuất khẩu, một số nơi sử dụng để
chăn ni gia súc (bị, dê, cừu).
- Tiềm năng nước khống, nước nóng thiên nhiên: Sơ bộ đánh giá tổng trữ
lượng khai thác dự báo của nước khống, nước nóng ở Bình Thuận là 8.000
m3/ngày (trong đó nước khống nóng Clorua Natri chiếm khoảng 28%, khoảng

P

P

2.200 m3/ngày).
P

P

Về chất lượng, nhìn chung nước dưới đất trong các trầm tích bở rời, khe nứt
thuộc phạm vi tỉnh Bình Thuận đều thuộc loại nhạt (M = 0,1 ÷ 1 g/l). Ở các vùng
cửa sông lớn, nước dưới đất bị nhiễm mặn do sự xâm nhập của nước biển, mặt khác
do mực nước ngầm nơng, địa hình thấp nên dễ bị nhiễm bẩn. Thành phần hoá học
của nước phổ biến là Bicacbonat - Natri. Các thành phần khác đều nhỏ hơn giới hạn
cho phép đối với nước dùng cho ăn uống sinh hoạt. Một số xã ven biển và các
huyện phía Nam của tỉnh (Huyện Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh) nước có biểu
hiện bị nhiễm phèn, sắt và một số vùng hàm lượng As, F trong nước ngầm khá cao,
cần phải xử lý trước khi cấp cho ăn uống, sinh hoạt. Kết quả đánh giá chất lượng
nước ngầm qua kết quả phân tích các mẫu nước kiểm chứng lấy tại Bình Thuận
được thể hiện trong bảng sau.
Hiện trạng thủy lợi:
Trên địa bàn tỉnh hiện tại đã xây dựng được 259 cơng trình thủy lợi lớn nhỏ
bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Hệ thống thủy lợi Sông Quao - Cẩm Hang gồm
121 cơng trình, với 2 hồ chứa Sơng Quao và Cẩm Hang, 24 ao bàu nhỏ, 1 đập dâng
kiên cố - đập Đan Sách là đập đầu nguồn làm nhiệm vụ bổ sung nguồn nước cho hệ
thống, 23 đập dâng kiên cố trong hệ thống dẫn nước, 65 đập tạm và hình thức cơng


19


trình khác, đưa tổng dung tích chứa nước trong hệ thống lên tới 77,3 triệu m3. Hệ
P

P

thống thủy lợi Suối Đá gồm 14 cơng trình, trong đó hồ chứa Suối Đa có dung tích
6,11 triệu m3 và 10 ao bàu nhỏ, ngồi ra cịn có đập Đơng Tiến, Đơng Giang,
P

P

Datrian là 3 đập kiên cố. Hồ Suối Đá là công trình điều tiết nguồn nước tốt.
Hàng năm vào mùa nắng các sơng, suối khơ cạn thì đa số các cơng trình thủy
lợi cũng cịn ít nước. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi (các hồ chứa nước) đang là
nguồn cung cấp nước cho mục đích sinh hoạt của người dân nơng thơn trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận.
1.1.3.3. Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến việc cấp nước và vệ
sinh môi trường nông thôn khu vực nghiên cứu
Hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội của người dân nơng thơn tỉnh Bình
Thuận đã được nâng cao nên nhu cầu chất lượng cuộc sống cũng cần được cải thiện;
từ đó thúc đẩy người dân mong muốn có nguồn nước sạch để sinh hoạt.
Điều kiện kinh tế xã hội phát triển là điều kiện tiên quyết tác động tích cực
tới nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân và nó cũng là cơ sở đầu tiên hỗ trợ
người dân có cơng trình cấp nước sạch.
1.1.3.4. Đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia
Nước sạch vệ vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh Bình Thuận
Đến cuối năm 2010, khoảng 85% dân nơng thôn được sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh. Trong đó ước tính khoảng 48 % hộ dân nơng thơn có cơ hội tiếp
cận và sử dụng nguồn nước sạch từ các cơng trình cấp nước tập trung. Tỷ lệ này đạt
mức trung bình so với cả nước. Đồng thời nguồn nước cấp cho các cơng trình cấp

nước cũng gặp phải khó khăn do nguồn nước thơ của tỉnh rất ít gây tình trạng thiếu
nước trong những tháng mùa khơ;
Nguồn vốn đầu tư không đáp ứng được nhu cầu tất cả của nhân dân. Nhiều
cơng trình đang phải hoạt động quá tải, vượt công suất thiết kế trong mùa khô và
vào các dịp cao điểm. Việc thực hiện phương châm xã hội hóa, thu hút vốn đầu tư


×