Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý tay chân miệng tại Bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.12 KB, 13 trang )

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TAY CHÂN MIỆNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV TỈNH AN GIANG NĂM 2019
Dương Hoài Phương, Hồ Thị Thanh Thủy
Lê Tuyết Ngân, Nguyễn Ngọc Hiếu
TĨM TẮT
- Mục tiêu: Mơ tả đặc điểm dịch tể học, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, đánh giá
kết quả điều trị của bệnh tay chân miệng tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An
Giang năm 2019.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 305 bệnh nhi dưới 5 tuổi đã được điều
trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang từ 01/2019 đến 30/10/2019.
- Kết quả :
+ Tỷ lệ nam/nữ là 1,54/1. Độ tuổi dưới 3 tuổi chiếm 72,8%. Trẻ ở nông thôn chiếm
tỷ lệ cao 89,8%; Lý do vào viện là loét miệng 38,7% , bóng nước 31,5%, sốt cao 12,1%.
+ Triệu chứng sốt cao 21,6%, sốt vừa 35,4%. Ngày xuất hiện ban, ngày thứ 2 chiếm
tỷ lệ cao 47,2%.
+ Vị trí phát ban ở miệng 45,2%, lòng bàn tay 10,5%, lòng bàn chân 11,5%; triệu
chứng giật mình 99,2%
+ Tỷ lệ bạch cầu máu tăng 54,8%; tỷ lệ xét nghiệm EV71 dương tính 11,6%, CRP
không tăng chiếm tỷ lệ 96,7%.
- Kết luận:
+ Đa số trẻ mắc bệnh độ 2a chiếm tỷ lệ 94,1%.
+ Thời gian điều trị trung bình: 6 ngày
+ Kết quả điều trị khỏi 100%, không để lại di chứng.
- Từ khóa: Bệnh tay chân miệng.
I – ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ em đang là vấn đề sức khỏe gây quan tâm hàng đầu
ở nhiều nước châu Á – Thái Bình Dương. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là
Coxsackievirus A16 (CA16). Bệnh cũng có thể do một số tác nhân khác như Enterovirus
71 (EV71); Coxsackieviruses A (CA) 5, 7, 9, 10 và Coxsackieviruses B 2 và 5. Trong đó,


EV71 là tác nhân đáng quan tâm nhất vì có thể gây ra các bệnh cảnh trầm trọng đưa đến
tử vong nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ [4].

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 274


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm có thể gây dịch thường gặp trẻ
sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như Viêm não – màng não,
Viêm cơ tim, Phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp
thời.
Vì những lý do trên chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch
tể, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý tay chân miệng tại Bệnh viện đa
khoa khu vực Tỉnh An Giang năm 2019” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tể, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tay chân miệng tại khoa Nhi
Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang.
2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh tay chân miệng tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa
khu vực tỉnh An Giang.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tất cả bệnh nhi nhập viện chẩn đoán bệnh tay chân miệng tại khoa Nhi Bệnh viện Đa
khoa khu vực tỉnh An Giang từ tháng 01/2019 – 30/10/2019.
2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào mẫu nghiên cứu:
Các bệnh nhi được chẩn đoán bệnh tay chân miệng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của
Bộ Y tế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang.
2.3. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: Tiến hành theo phương pháp chọn mẫu
thuận tiện và cỡ mẫu là toàn bộ bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng nằm
điều trị nội trú tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa khu vực Tỉnh An Giang từ 01/2019 –

30/10/2019.
2.4. Thu thập số liệu
Mỗi bệnh nhân được làm 1 hồ sơ bệnh án thăm khám lâm sàng, xét nghiệm huyết
học, định lượng CRP-Test EV71, tham khảo kết quả điều trị từ Bảng theo dõi của Bác sĩ
và Điều dưỡng khoa Nhi bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 18.0
III. KẾT QUẢ:
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Giới tính

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 275


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019

39.30%

60.70%

Nam

Nữ

Biểu đồ 1. Phân bố theo giới
Nhận xét: Trong số 305 trẻ bệnh tay chân miệng Nam chiếm tỷ lệ 60,7%, Nữ
chiếm tỷ lệ 39,3%
3.1.2. Nhóm tuổi
Bảng 1. Nhóm tuổi

Nhóm tuổi

Số ca

Tỷ lệ %

< 1 tuổi

10

3,3

1 – <3 tuổi

212

69,5

3 - <5 tuổi

61

20

≥ 5 tuổi

22

7,2


Tổng cộng

305

100

Nhận xét: Phần lớn nhóm tuổi từ 1 - <3 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 69,5%; 3 – 5
tuổi chiếm tỷ lệ 20%.
3.1.3. Nơi sống
10,20%

Biểu đồ 2. Phân bố theo địa chỉ

89,80%

Thành thị

Nông thôn

Nhận xét: Thành thị chiếm tỷ lệ thấp 10,2%, nông thôn 89,8%.
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 276


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
3.1.4. Tiền sử tiếp xúc
Bảng 2. Tiền sử tiếp xúc của đối tượng nghiên cứu
Tiền sử tiếp xúc


Số ca

Tỷ lệ %



75

24,7

Khơng rõ

230

75,3

Tổng cộng

305

100

Nhận xét: Tiền sử có tiếp xúc chiếm tỷ lệ 24,7%; không rõ tiền sử chiếm tỷ lệ
75,3%
3.1.5. Lý do vào viện
Bảng 3. Lý do vào viện
Lý do vào viện

Số ca


Tỷ lệ %

Sốt cao

37

12,1

Phát ban

50

16,4

Lt miệng

118

38,7

Nơn và tiêu chảy

4

1,3

Bóng nước

96


31,5

305

100

Tổng cộng

Nhận xét: Bệnh nhân thường nhập viện vì loét miệng 38,7, %; Bóng nước
31,5%; phát ban 16,4%
3.2. Đặc điểm lâm sàng
3.2.1. Triệu chứng sốt
Bảng 4. Biểu hiện sốt của bệnh
Triệu chứng sốt

Số ca

Tỷ lệ %

Sốt cao

66

21,6

Sốt vừa

108

35,4


Sốt nhẹ

131

43

305

100

Tổng cộng

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ 43%, sốt vừa 35,4%

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 277


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
3.2.2. Ngày xuất hiện ban
Bảng 5. Ngày xuất hiện ban
Ngày xuất hiện

Số ca

Tỷ lệ %

Ngày 1


40

13,1

Ngày 2

144

47,2

Ngày 3

82

26,9

Ngày 4

30

9,8

Ngày 5

9

3

Tổng cộng


305

100

Nhận xét: Ngày xuất hiện ban vào ngày 2 chiếm tỉ lệ 47,7%; ngày 3 chiếm tỷ lệ
26,9%
3.2.3. Tính chất ban
Bảng 6. Tính chất của ban
Tính chất của ban

Số ca

Tỷ lệ %

Mụn nước

282

92,4

Dát sẩn

10

3,3

Mụn nước và dát sẩn

13


4,3

Tổng cộng

305

100

Nhận xét: Phần lớn tính chất của ban là mụn nước chiếm tỷ lệ 92,4%.
3.2.4. Vị trí phát ban
Bảng 7. Vị trí phát ban
Vị trí phát ban

Số ca

Tỷ lệ %

Miệng

138

45,2

Lịng bàn tay

32

10,5


Lịng bàn chân

35

11,5

Mơng

0

0

Gối

0

0

Tồn thân

100

32,8

Tổng cộng

305

100


Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 278


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
Nhận xét: Vị trí phát ban phần lớn ở miệng 45,2%, kế đến lòng bàn chân
11,5% và lòng bàn tay 10,5%.
3.2.5. Triệu chứng thần kinh
Bảng 8. Triệu chứng thần kinh
Triệu chứng thần kinh

Số ca

Tỷ lệ %

Khơng có

175

57,4



130

42,6

Tổng cộng


305

100

Nhận xét: Phần lớn khơng có triệu chứng thần kinh 57,4%
Bảng 9. Triệu chứng thần kinh
Triệu chứng thần kinh

Số ca

Tỷ lệ %

129

99,2

Co giật

1

0,8

Hội chứng màng não

0

0

Rối loạn ý thức


0

0

Dây thần kinh khu trú

0

0

130

100

Giật mình

Tổng cộng

Nhận xét: Triệu chứng giật mình chiếm tỷ lệ cao 99,2%.
3.2.6. Triệu chứng tuần hoàn
Bảng 10. Triệu chứng tuần hoàn
Triệu chứng tuần hồn
Khơng có

Tổng cộng

Số ca

Tỷ lệ %


301

98,7

4

1,3

305

100

Nhận xét: Triệu chứng tuần hoàn chiếm tỷ lệ thấp 4 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,3%.
Bảng 11. Triệu chứng tuần hoàn
Triệu chứng tuần hoàn

Số ca

Tỷ lệ %

Mạch nhanh

3

75

Thở nhanh

0


0

Co lõm lồng ngực

1

25

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 279


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
Huyết áp tăng

0

0

Da xanh tái

0

0

Tổng cộng

4


100

Nhận xét: Triệu chứng mạch nhanh xảy ra ở ¾ trường hợp chiếm tỷ lệ 75%.
3.2.7. Triệu chứng hô hấp
Bảng 12. Triệu chứng về hô hấp
Triệu chứng về hơ hấp

Số ca

Tỷ lệ %

Khơng có

12

3,9



293

96,1

305

100

Tổng cộng

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhi có biểu hiện về hơ hấp chiếm tỷ lệ 96,1%.

Bảng 13. Triệu chứng về hô hấp
Triệu chứng về hơ hấp

Số ca

Tỷ lệ %

Đau họng

94

32,1

Ho

92

31,4

Chảy máu

102

34,8

Phổi có ran

5

1.7


Thở nhanh

0

0

293

100

Tổng cộng

Nhận xét: Triệu chứng hô hấp nổi bật là chảy mũi chiếm tỷ lệ 34,8%, đau họng
32,1%, ho 31,4%.
3.2.8. Triệu chứng tiêu hóa
Bảng 14. Triệu chứng tiêu hóa
Triệu chứng tiêu hóa

Số ca

Tỷ lệ %

Khơng có

12

3,9




293

96,1

305

100

Tổng cộng

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhi có biểu hiện về tiêu hóa 96,1%

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 280


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
Bảng 15. Triệu chứng tiêu hóa
Triệu chứng tiêu hóa

Số ca

Tỷ lệ %

Chán ăn

169


56,3

Tiêu chảy

20

6,7

Nôn

111

37

300

100

Tổng cộng

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ chán ăn ở bệnh nhi có triệu chứng tiêu hóa chiếm tỷ lệ 56,3%.
3.2.9. Phân độ lâm sàng
Bảng 16. Phân độ lâm sàng
Phân độ lâm sàng

Số ca

Tỷ lệ %

Độ 1


10

3,3

Độ 2a

287

94,1

Độ 2b

7

2,3

Độ 3

1

0,3

305

100

Tổng cộng

Nhận xét: Phân độ lâm sàng: Độ 2a chiếm tỷ lệ 94,1%

3.3. Đặc điểm cận lâm sàng
3.3.1. Xét nghiệm huyết học
Bảng 17. Xét nghiệm huyết học
Xét nghiệm huyết học

Số ca

Tỷ lệ %

Tăng bạch cầu

167

54,8

Giảm hồng cầu

2

0,7

Giảm Hb

16

5,2

Tăng hoặc giảm tiểu cầu

8


2,6

112

36,7

305

100

Khác
Tổng cộng

Nhận xét: Thay đổi công thức máu chủ yếu tăng bạch cầu 54,8%

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 281


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
3.3.2. Xét nghiệm CRP và EV71
Bảng 18. Xét nghiệm CRP
Xét nghiệm CRP

Số ca (N=305)

Tỷ lệ %


Tăng CRP

10

3,3

Không tăng CRP

295

96,7

305

100

Tổng cộng

Nhận xét: Phần lớn không tăng CRP 96,7%, tỷ lệ tăng CRP rất thấp 3,3%.
Bảng 19. Xét nghiệm EV71
Xét nghiệm EV71

Số ca

Tỷ lệ %

Không làm

73


23,9

Có làm

232

76,1

305

100

Tổng cộng

Nhận xét: Số bệnh nhân làm xét nghiệm EV71 chiếm tỷ lệ 76,1%
Bảng 20. Xét nghiệm EV71
Xét nghiệm EV71

Số ca

Tỷ lệ %

Dương tính

27

11,6

Âm tính


205

88,4

232

100

Tổng cộng

Nhận xét: Tỷ lệ xét nghiệm EV71 dương tính chiếm tỷ lệ 11,6%.
3.4. Kết quả điều trị
Bảng 21. Thời gian nằm viện
Thời gian nằm viện

Số ca

Tỷ lệ %

3 ngày

14

4,6

4 ngày

63

20,6


5 ngày

92

30,1

6 ngày

62

20,3

7 ngày

42

13,7

> 7 ngày

32

10,7

Tổng cộng

305

100


Nhận xét: Thời gian điều trị trung bình 4 ngày 20,6%, 5 ngày 30,1%, 6 ngày 20,3%.
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 282


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
Bảng 22. Kết quả điều trị
Kết quả điều trị

Số ca

Tỷ lệ %

305

100

Di chứng

0

0

Tử vong

0

0


Nặng xin về + Tử vong

0

0

305

100

Sống

Tổng cộng

Nhận xét: 100% bệnh nhân điều trị khỏi, không di chứng, không ca nào tử
vong hay xin về trong tình trạng nặng.
IV. BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 305 trẻ bệnh TCM vào điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa khu
vực tỉnh An Giang năm 2019 chúng tôi nhận thấy:
4.1. Đặc điểm dịch tể:
- Tỷ lệ nam/nữ là nam 60,7%; nữ 39,3%; theo Y văn bệnh TCM gặp ở nam nhiều
hơn nữ, tại Bệnh viện Nhi Trung ương tỷ lệ này là 1,9/1; nghiên cứu của Trương Thị
Chiết Ngự là 1,5/1 [7]. Nguyên nhân sự khác biệt này cịn chưa được sáng tỏ, có thể do
nam hiếu động dễ tiếp xúc với nguồn lây hơn.
- Tuổi: Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 1 tuổi đến 3 tuổi chiếm tỷ lệ 69,5%; dưới 1
tuổi chiếm tỷ lệ 3,3%. Theo Y văn bệnh TCM gặp chủ yếu trẻ dưới 3 tuổi phù hợp với
nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng 90,5% [5] ; Nguyễn Thị Thiểu 82,5% [9] và một số nghiên
cứu Đài Loan cũng cho kết quả tương tự. Có lẽ đây là lứa tuổi khó triển khai biện pháp
phịng bệnh.

- Thành thị chiếm tỷ lệ thấp 10,2%; khi đó nơng thơn chiếm tỷ lệ 89,8% giống như
nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng 10,2% [5]; và các nghiên cứu khác nhận thấy có lẽ sự xuất
hiện và lan truyền bệnh TCM không phụ thuộc vào mật độ dân số, giả thuyết đặt ra là có
thể do điều kiện vệ sinh và ý thức vệ sinh cá nhân có thể là yếu tố quan trọng cho việc
xuất hiện và lan truyền bệnh.
- Tiền sử tiếp xúc: Nghiên cứu của chúng tơi 24,7% có tiền sử tiếp xúc và 75,3%
không rõ tiền sử tiếp xúc.
- Lý do vào viện: Phần lớn do loét miệng 38,7% có lẽ phương tiện truyền thông
giáo dục sức khỏe hiệu quả nên bà mẹ khơng đem con vào viện vì sốt mà thường thấy có
viêm họng mụn nước hoặc có loét miệng là bà mẹ đem bé vào nhập viện.
4.2. Đặc điểm lâm sàng:
- Sốt: Trong nhóm nghiên cứu của chúng tơi, sốt cao chiếm tỷ lệ 21,6%; sốt vừa
35,4%; sốt nhẹ 43%. Kết quả này cũng tương tự tác giả Chế thanh Đoan [2], Chang L.Y
[11].
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 283


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
- Ngày xuất hiện ban thường ngày 2, ngày 3 giống như nghiên cứu khác, sóm nhất
là ngày 1, muộn nhất là ngày 5.
- Tính chất ban: Chủ yếu mụn nước chiếm tỷ lệ 92,4% cũng giống như nghiên cứu
của Lương Hà Mai Phương là 93,35% [8].
- Trong số 175 ca có triệu chứng thần kinh thì giật mình chiếm tỷ lệ 99,2% phù
hợp với nghiên cứu của Chế Thanh Đoan 96,2% [2] và Trần Kim Hảo 97,5% [3], nhưng
lại cao hơn nghiên cứu của Trương Thị Chiết Ngự 66,7% [7]. Trong nhiều nghiên cứu
giật mình là yếu tố tăng nguy cơ trong trường hợp so sánh trong nhóm có biến chứng nói
chung, nhưng trong khi đó lại là yếu tố bảo vệ khi so sánh với nhóm có biến chứng nặng
[6].

- Loét miệng: chiếm tỷ lệ 45,2% điều này có thể giải thích được tại sao độ lâm
sàng bệnh của các ca trong nghiên cứu của chúng tôi đa số là độ 2a chiếm tỷ lệ 94,1%.
Theo các nghiên cứutrong và ngoài nước bệnh nhân TCM có dấu hiệu loét miệng diễn
tiến lâm sàng thường nhẹ hơn các trường hợp không loét miệng [6].
- Chán ăn là triệu chứng nổi bật trong các triệu chứng tiêu hóa trong lơ nghiên cứu
của chúng tôi (56,3%) phù hợp với nghiên cứu Lương Hà Mai Phương [8], có lẽ do loét
miệng, họng đau làm trẻ khó chịu khi ăn, nuốt. Nơn chiếm tỷ lệ (37%)cũng là triệu chứng
gặp trong nghiên cứu của Thái Quang Hùng [6] ( 28,4%).
- Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 4/305 có triệu chứng tuần hồn, trong đó
có 3 trường hợp có biểu hiện mạch nhanh, nghiên cứu tương đồng với các nghiên cứu của
Thái Quang Hùng [6] và nghiên cứu của Lương Hà Mai Phương [8]. Tỉ lệ triệu chứng
tuần hoàn thấp nên tỉ lệ chuyển độ nặng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp.
- Dấu hiệu đau họng chiếm tỷ lệ 32,1%; Ho 31,4%; Chảy mũi 34,8%; phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Lương Hà Mai Phương (27,9% và 34,83%) [8] cũng như của
Trương Thị Chiết Ngự (22,6% và 29,3%) [7].
- Sang thương ở da và niêm mạc: Phần lớn phát ban ở niêm mạc miệng chiếm tỷ lệ
45,2%, toàn thân 32,8%. Kết quả này tương tự như các tác giả khác như Ngô Thị Hoa là
53,9% [4] và Thái Quang Hùng [6].
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng:
- Chỉ số huyết học: Số lượng bạch cầu tăng (54,8%) trường hợp giống như nghiên
cứu của Thái Quang Hùng [6]và Nguyễn Thị Thiểu [9]. Một số nghiên cứu cho thấy tăng
số lượng bạch cầu máu tăng có liên quan đến độ nặng của bệnh TCM.
- Do điều kiện kỹ thuật, Bệnh viện chỉ làm EV71 và CRP, kết quả tỷ lệ EV71
dương tính 11,6%. Tỷ lệ EV71 dương tính cũng tương đồng với độ nặng và tỷ lệ tử vong
của bệnh. Vì vậy mà trong lơ nghiên cứu của chúng tơi nhận thấy đa phần độ 2a, có có 1
ca độ 3.
- Sự tăng CRP trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ thấp 3,3% phù hợp với nghiên
cứu của Thái Quang Hùng [6] và Nguyễn Thị Thiểu [9].
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang


Trang 284


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
4.4. Kết quả điều trị:
- Thời gian điều trị trung bình 6 ngày phù hợp với nghiên cứu của Ngô Thị Hoa [4]
và các nghiên cứu khác.
- 100% bệnh nhân được điều trị khỏi khơng để lại di chứng có lẽ trong nghiên cứu
của chúng tơi chỉ có 1 ca độ 3 (0,3%) còn lại độ 2a (94,1%), độ 2b (2,3%) và độ 1 (3,3%).
V. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 305 bệnh nhân TCM được điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa
khoa khu vực Tỉnh An Giang chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Tỷ lệ nam/nữ là: 1,54/1
- Độ tuổi dưới 3 tuổi chiếm:72,8%
- Trẻ ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao 89,8%.
- Lý do vào viện là loét miệng: 38,7%.
- Triệu chứng sốt cao (21,6%), sốt vừa 35,4%.
- Ngày xuất hiện ban chủ yếu ngày 2 (47,2%), ngày 3 (26%).
- Tính chất ban đa số là mụn nước 92,4%.
- Sang thương chủ yếu ở dạng bóng nước (31,5%), loét miệng chiếm tỷ lệ 38,7%.
- Giật mình chiếm tỷ lệ 99,2%.
- Đa số trẻ mắc bệnh độ 2a (94,1%). Chỉ có 01 trường hợp độ 3.
- Tỷ lệ bạch cầu máu tăng 54,8%.
- 96,7% không tăng CRP.
- Tỷ lệ EV71 dương tính 11,6%.
- Thời gian điều trị trung bình: 6 ngày.
- 100% chữa khỏi không để lại di chứng.
VI. KIẾN NGHỊ
Hướng dẫn bú mẹ cách chăm sóc ni dưỡng trẻ khi ốm và phát hiện các dấu hiệu sốt
như sốt cao liên tục, giật mình, chới với, loét miệng, viêm họng mụn nước để đưa trẻ đến

cơ sở y tế kịp thời.
Các bác sĩ tuyến y tế cơ sở, nơi không đủ điều kiện để xác định tác nhân gây bệnh, lưu
ý các dấu hiệu liên quan đến khả năng mắc TCM nặng để chuyển tuyến kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng Quyết định số
1003/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 285


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019
2. Chế Thanh Đoan và Cs (2008), “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị
immunoglobulin trên bệnh nhân tay chân miệng nặng tại Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2”,
Y học TP. Hồ Chí Minh, Vol. 12-Supplement of No 4, tr 24-30.
3. Trần Kim Hảo và Cs (2012), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị
immunoglobulin bệnh tay chân miệng thể nặng tại Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương
Huế”, tạp chí Y học Lâm sàng Bệnh viện trung ương Huế, (7), tr 16-18.
4. Ngô Thị Hoa, Phạm Thị Minh Khoa (2012), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng,
cận lâm sàng và điều trị bệnh tay chân miệng do enterovirus 71 tại Trung tâm Nhi khoa
Bệnh viện trung ương Huế”, tạp chí Y học Lâm sàng Bệnh viện trung ương Huế.
5. Trần Đỗ Hùng và CS (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ
bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2011”, Tạp
chí Y học TP. Hồ Chí Minh, (15), tr. 84-86.
6. Thái Quang Hùng (2017), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại
tỉnh Đắk Lắk và các yếu tố liên quan đến tình trạng nặng của bệnh”,
7. Trương Thị Chiết Ngự (2009), “Đặc điểm bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi
Đồng I năm 2007”, Y học TP. Hồ Chí Minh, Vol. 13-Supplement of No 1 – 2009: 219 –
223, tr. 219 – 223.
8. Lương Hà Mai Phương (2015), “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị, chăm sóc bệnh

nhi bị tay chân miệng tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang”.
9. Nguyễn Thị Thiểu, Nguyễn Đình Thoại (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận
lâm sàng của trẻ mắc bệnh tay chân miệng”, Bệnh viện Nhi Quảng Nam.
10. Huang M. C et al. (2006), “Long-term cognitive and motor deficits after Enterovirus
71 brainstem encephalitis in children”, Pediatrics, 118(6), pp. 1785-1788.
11. Chang L.Y, Shih S.R, Huang L.M, and Lin T.Y (2009), “Enterovirus 71
Encephalitis”, Pediatrics, 56(3), pp 145-147.

Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang

Trang 286



×