Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.84 KB, 4 trang )

ISSN 2354-0575
NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
Lê Thị Thu Thủy, Trần Mai Duyên
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 10/10/2018
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 02/11/2018
Ngày bài báo được duyệt đăng: 23/11/2018
Tóm tắt:
Bài báo này trình bày về nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và một số kết quả nghiên
cứu: Nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của tham vấn tâm lý; Nhận thức về nội dung tham vấn
tâm lý; Những khó khăn tâm lý của sinh viên; Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý của sinh viên; Nhu
cầu về các hình thức tư vấn tâm lý và Mức độ sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý.
Từ khóa: Tham vấn tâm lý, nhu cầu tham vấn tâm lý.
Từ viết tắt:
TVTL

Tham vấn tâm lý

SV

Sinh viên

ĐTB

Điểm trung bình

ĐH SPKT Hưng Yên

Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Hưng Yên



1. Đặt vấn đề
Trên thế giới, tham vấn tâm lý nói chung và
tham vấn học đường nói riêng đã phát triển từ lâu
và có vai trị quan trọng đối với cuộc sống của con
người. Ở Việt Nam, tham vấn mới phát triển trong
vài năm gần đây và còn nhiều vấn đề bất cập. Tại
các thành phố lớn và một số thành phố khác trong
nước mới bắt đầu triển khai và áp dụng thí điểm
tham vấn ở một số trường phổ thơng cho học sinh.
Tuy nhiên, rất ít trường Đại học có phịng tham vấn
tâm lý cho sinh viên. Hiện nay, nhiều sinh viên khi
gặp vấn đề khó khăn và có mong muốn được trợ
giúp kịp thời nhưng do chưa hiểu hết về tham vấn
và vai trò của tham vấn, cùng với tâm lý e ngại và
các lý do khác… cho nên chưa có sự gặp nhau giữa
nhu cầu tham vấn và sự đáp ứng nhu cầu tham vấn
tâm lý của sinh viên. Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Hưng n là ngơi trường có bề dày truyền
thống dạy và học, sinh viên luôn thi đua học tập
và rèn luyện để phấn đấu trở thành những người
có đức, có tài, cống hiến sức tuổi trẻ làm giàu quê
hương đất nước. Điều đó đã tạo thành phong trào
học tập, đã mang lại cho sinh viên sống vui vẻ, lành
mạnh, tích cực. Tuy nhiên, cịn một số sinh viên gặp
những khó khăn nhất định trong học tập, trong cuộc
sống mà các em chưa biết cân bằng mọi thứ trong
cuộc sống, đôi khi các em cảm thấy bế tắc, buồn
bã, mặc cảm, không được mọi người hiểu và cảm


Khoa học & Cơng nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018

thơng... từ đó dẫn đến việc học tập không hiệu quả,
cuộc sống không tích cực, đơi khi dẫn đến việc lười
học, chán học, lưu ban hoặc bỏ học. Vì vậy, việc
nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh
viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
là rất cần thiết.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận
và thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của SV,
nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm
lý của SV trường ĐH SPKT Hưng yên. Đề xuất các
biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý cho
sinh viên trường ĐH SPKT Hưng Yên.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp
nghiên cứu lý thuyết; phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi; phương pháp quan sát; phương pháp
phỏng vấn sâu và phương pháp thống kê toán học.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Sinh viên nhận thức về sự cần thiết của tham
vấn tâm lý
Tìm hiểu đánh giá của SV về mức độ cần
thiết của tham vấn tâm lý, chúng tôi thu được kết
quả thể hiện ở biểu đồ sau (Biểu đồ 3.1).
Kết quả thể hiện ở biểu đồ cho thấy có 40.8%
SV đánh giá tham vấn tâm lý ở mức độ là “Rất cần
thiết” và có 32.3% cho rằng “Cần thiết”. Như vậy,
đa số sinh viên đã nhận thức được ý nghĩa và tầm
quan trọng của tham vấn tâm lý.

Chỉ có 2.7% và 0.5% sinh viên cho rằng “Ít
cần thiết” và “khơng cần thiết”, số sinh viên này đã
không đánh giá được tầm quan trọng của tham vấn
tâm lý. Điều đó sẽ khiến sinh viên khó tiếp cận đến
dịch vụ này, khó chia sẻ khi gặp phải các vấn đề
phức tạp mà bản thân không thể tự giải quyết được
bởi các áp lực trong cuộc sống hiện đại.

Journal of Science and Technology

117


ISSN 2354-0575
Biểu đồ 3.1. Nhận thức của sinh viên về mức độ cần
thiết của tham vấn tâm lý đối với sinh viên trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

trong tương lai.
3.3. Những khó khăn tâm lý của sinh viên trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Tìm hiểu những khó khăn tâm lý của SV
trường ĐH SPKT Hưng Yên với phân loại thành
các nhóm khó khăn tâm lý, kết quả thu được thể
hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ khó khăn tâm lý của sinh
viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

3.2. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSPKT
Hưng Yên về nội dung tham vấn tâm lý

Nhận thức của SV về những nội dung tham
vấn tâm lý được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 3.2. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSPKT
Hưng Yên về nội dung tham vấn tâm lý
Nội dung

ĐTB

Về chính bản thân mình

2.3

Trong học tập

2.3

Trong quan hệ, ứng xử với cha mẹ, người
thân trong gia đình

2.2

Trong quan hệ, ứng xử với thầy cô

2.0

Trong quan hệ, ứng xử với bạn bè, người
yêu

2.3


Trong quan hệ, ứng xử với chủ nhà trọ,
nơi ở

1.9

Trong số vấn đề cần tham vấn tâm lý được
đưa ra, đa số sinh viên đánh giá cao về những
nội dung tham vấn là: “Về chính bản thân mình”;
“Trong học tập”; “Trong quan hệ, ứng xử với bạn
bè, người yêu” với cùng ĐTB=2.3. Như vậy, có thể
thấy đây là những vấn đề có ảnh hưởng nhiều đến
tâm lý của SV dễ khiến SV thay đổi tâm trạng, suy
nghĩ và hành động. SV được học tập tại ngơi trường
có bề dày truyền thống trong giảng dạy các ngành
nghề kỹ thuật. SV được trang bị kiến thức chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp để sau này trở thành các
chuyên gia, các kỹ sư giỏi. Do vậy, áp lực học tập
là điều khó tránh khỏi, SV sẽ cảm thấy lo lắng về
kết quả học tập, trình độ chun mơn và cơng việc

118

Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy, nhóm “Khó
khăn trong học tập” có ĐTB cao nhất = 2.2, sau
đó là đến nhóm “Khó khăn từ chính bản thân” SV
và “Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với cha mẹ,
người thân trong gia đình” có cùng ĐTB = 2.1 và
“Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với thầy cơ”,
“Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với bạn bè, người
yêu” có ĐTB thấp hơn bằng 2.0. Nhóm “Khó khăn

trong quan hệ, ứng xử với chủ nhà trọ, nơi ở” có
ĐTB thấp nhất bằng 1.9. Chính những khó khăn
tâm lý này sẽ khiến SV nảy sinh nhu cầu được tham
vấn tâm lý để giải quyết các vấn của chính bản thân
mình, từ những mối quan hệ với những người xung
quanh. Khi đó, SV sẽ giải tỏa được cảm xúc, học tập
và làm việc hiệu quả hơn.
3.4. Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý
của sinh viên khi gặp khó khăn tâm lý
Khi gặp khó khăn tâm lý sinh viên ln
mong muốn được giải quyết để có một đời sống tâm
lý vui vẻ, thoải mái, học tập và hoạt động đạt hiệu
quả. Mức độ mong muốn được thể hiện như sau:

Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology


ISSN 2354-0575
Biểu đồ 3.4. Mức độ mong muốn được tham vấn
tâm lý của sinh viên khi gặp khó khăn tâm lý

Biểu đồ cho thấy có 30.4% “Rất mong
muốn” và 38.7% “Mong muốn” được tham vấn
tâm lý khi có khó khăn. Khi điều tra về tâm trạng
của SV khi gặp khó khăn mà không được tham vấn
tâm lý. Nếu cứ duy trì tâm trạng đó trong một thời
gian dài khơng được giải tỏa thì việc học tập và các
hoạt động khác của SV sẽ bị ảnh hưởng khơng tốt.
Vẫn cịn 12.3% SV “Ít mong muốn” và 3.5% SV
“Khơng mong muốn” được tham vấn tâm lý. Như

vậy, một số SV chưa hiểu hết về dịch vụ tham vấn
tâm lý, ý nghĩa của tham vấn tâm lý trong cuộc sống
của con người khi tình hình kinh tế xã hội ngày càng
phát triển và có nhiều thay đổi như ngày nay.

Kết quả cho thấy hình thức tham vấn được
SV đánh giá cao nhất với ĐTB = 2.3 là: “Tham vấn
trực tiếp tại phòng tham vấn tâm lý”. Khi gặp khó
khăn tâm lý, các em mong muốn được tham vấn
trực tiếp để được chia sẻ, đồng cảm, và lắng nghe ý
kiến của các em về chính những điều các em đang
gặp phải.
Sau hình thức này là các em lựa chọn “Tham
vấn qua điện thoại” với ĐTB=2.2. Đây cũng là hình
thức mà nhiều bạn SV lựa chọn, bởi vì thơng qua
điện thoại các em khơng phải đến trực tiếp, không
mất thời gian đi lại, bớt sự ngại ngùng khi nói ra
vấn đề của mình. “Tham vấn qua các trang mạng
internet” có ĐTB=2.0, “Tham vấn tại quán nước,
nhà hàng” có ĐTB=1.8. Có nhiều trường hợp khi
tham vấn cho SV, các bạn trẻ tuổi, nhà tham vấn có
thể lựa chọn địa điểm là quán nước hoặc nhà hàng,
những nơi quen thuộc với cuộc sống của SV, để SV
có một cảm giác thoải mái nhất, thấy nhà tham vấn
với bản thân mình gần gũi, thân quen hơn, từ đó sẽ
dễ dàng chia sẻ và dễ dàng tiếp nhận những ý kiến
của nhà tham vấn hơn.
3.6. Mức độ sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý của
sinh viên trường ĐHSPKT Hưng Yên
Mức độ sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý

của SV trường ĐHSPKT Hưng Yên được thể hiện
ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.6. Mức độ sử dụng dịch vụ tham vấn tâm
lý của sinh viên trường ĐHSPKT Hưng Yên

3.5. Nhu cầu của sinh viên trường ĐHSPKT
Hưng Yên về các hình thức tham vấn tâm lý
Nhu cầu của sinh viên về các hình thức của
tham vấn tâm lý, chúng tơi đã thu được kết quả thu
như sau:
Biểu đồ 3.5. Nhu cầu của sinh viên trường ĐHSPKT
Hưng Yên về các hình thức tham vấn tâm lý

Kết quả cho thấy, mức độ sử dụng dịch vụ
tham vấn tâm lý của sinh viên trường ĐHSPKT
Hưng Yên chủ yếu lựa: “Chỉ khi gặp các vấn đề khó
khăn tâm lý” với 59.7% SV lựa chọn. Hiện nay vấn
đề trợ giúp tâm lý học cho học sinh, sinh viên là rất

Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018

Journal of Science and Technology

119


ISSN 2354-0575
quan trọng. Mỗi khi gặp khó khăn về tâm lý các em
chủ yếu tâm sự với bạn bè, một số ít thì tâm sự với
cha mẹ hoặc khơng nói với ai, thậm chí giải quyết

sự việc một cách tiêu cực. Ðiều đó cho thấy, các em
thật sự cần một người đáng tin cậy và có chun
mơn để chia sẻ, để trợ giúp các em tìm cách thức
giải quyết các vấn đề tốt nhất.
“Thường xuyên tham vấn tất cả các vấn đề
trong cuộc sống (tình u, sức khỏe)” có 8.5% SV
lựa chọn. “Khơng có nhu cầu tham vấn” có 31.7%
SV lựa chọn. Điều này cho thấy một số SV chưa
nhận thức hết ý nghĩa và vai trò của hoạt động trợ
giúp tâm lý. Bên cạnh đó, cũng cịn nhiều SV chưa
nắm vững được những đặc trưng của công tác trợ
giúp tâm lý khiến SV dù có nhu cầu muốn được
lắng nghe ý kiến của các chuyên gia nhưng vẫn còn
ngần ngại.
Kết luận
Kết quả điểu tra thực trạng tham vấn tâm lý
của SV cho thấy đa số SV đánh giá cao về mức độ

cần thiết của TVTL. SV đánh giá cao nhất là “Khó
khăn trong học tập”; “Khó khăn từ chính bản thân”
SV và “Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với cha mẹ,
người thân trong gia đình”. Mức độ sử dụng dịch
vụ tham vấn tâm lý của sinh viên trường ĐHSPKT
Hưng Yên chủ yếu lựa chọn là: “Chỉ khi gặp các
vấn đề khó khăn tâm lý”. Vẫn có một số SV thường
xuyên tham vấn tất cả các vấn đề trong cuộc sống
(tình u, sức khỏe) kể cả khi khơng gặp khó khăn
tâm lý. Bên cạnh đó cịn một số sinh viên khơng có
nhu cầu tham vấn tâm lý.
Tham vấn cho SV là phương pháp tác động

mang tính định hướng giáo dục tới những SV đang
có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc
của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc
trong học tập, sinh hoạt, trong tìm kiếm việc làm.
Khi được chuyên gia tâm lý tham vấn, sinh viên sẽ
giải quyết được vấn đề của bản thân, ổn định đời
sống tâm hồn, tình cảm, sống lành mạnh, tích cực,
học tập và nghiên cứu hiệu quả hơn.

Tài liệu tham khảo
[1]. Ngô Thị Ngọc Dung, Nguyễn Thị Hồng Nga, Xây dựng mơ hình tham vấn học đường- Một tổ
chức hỗ trợ học sinh, sinh viên lập nghiệp. Tạp chí Tâm lý học, 2009, số 11, tr. 15-22.
[2]. Trần Thị Minh Đức, Tham vấn học đường – nhìn từ góc độ giới. Tạp chí Tâm lý học, 2006, số
11, tr. 45-51;
[3]. Trần Thị Minh Đức, Giáo trình Tham vấn tâm lý, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2009.
[4]. Dương Diệu Hoa, Vũ Thị Khánh Linh, Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn tâm lý của học
sinh phổ thông. Tạp chí Tâm lý học, 2007, số 2, tr. 36-42;
[5]. Lê Thị Minh Loan, Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh ở các
trường THPT. Tạp chí Tâm lý học, 2010, số 5, tr. 11-16.
THE NEED FOR PSYCHOLOGICAL OF STUDENTS
HUNG YEN UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION
Abstract:
This paper presents the research content, research methods and some research results: Students’
awareness of the necessary level of psychological consultation; Awareness of psychological consultation
content; Psychological difficulties of students; The degree of desire for psychological consultation of
students; Demand for psychological counseling forms; Level of use of psychological counseling services.
Keywords: Psychological consultation, psychological consultation needs.

120


Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018 Journal of Science and Technology



×