Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Khảo sát kích thước mạch máu phổi ở người trưởng thành bằng x quang cắt lớp vi tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 109 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH

KHẢO SÁT KÍCH THƯỚC MẠCH MÁU PHỔI
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
BẰNG X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH
Chun ngành: CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH
Mã số: NT 62 72 05 01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN MINH HOÀNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,


kết quả nghiên cứu dưới đây là trung thực và chưa từng công bố trong một cơng
trình khác.

Tác giả

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH

.


i.

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vii
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT .................................... viii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... x
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Tổng quan về động mạch phổi ............................................................. 4
1.1.1. Đường đi và và đặc điểm của động mạch phổi .............................. 4
1.1.2. Cấu trúc thành động mạch.............................................................. 7
1.2. Tổng quan về tĩnh mạch phổi ............................................................... 7
1.2.1. Đường đi và đặc điểm của tĩnh mạch phổi .................................... 7
1.2.2. Cấu trúc thành tĩnh mạch phổi ..................................................... 10
1.3. Vai trị của chụp X quang cắt lớp vi tính trong xác định kích thước

mạch máu phổi ............................................................................................. 11
1.3.1. Lịch sử phát triển của chụp X quang cắt lớp vi tính .................... 11
1.3.2. Nguyên lý tạo ảnh ........................................................................ 12
1.3.3. Chụp X quang cắt lớp vi tính mạch máu...................................... 13

.


.

i

1.3.4. Vai trị của X quang cắt lớp vi tính trong xác định kích thước
mạch máu phổi .......................................................................................... 16
1.4. Các nghiên cứu về động và tĩnh mạch phổi ....................................... 17
1.4.1. Các nghiên cứu về động mạch phổi ............................................. 17
1.4.2. Các nghiên cứu về tĩnh mạch phổi ............................................... 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 27
2.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 27
2.3. Cỡ mẫu................................................................................................ 28
2.4. Phương pháp tiến hành ....................................................................... 28
2.4.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................ 29
2.4.2. Quy trình chụp X quang cắt lớp vi tính và thu thập dữ liệu ........ 29
2.4.3. Xử lý số liệu ................................................................................. 30
2.4.4. Quy trình nghiên cứu.................................................................... 30
2.5. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu .......................................... 31
2.5.1. Thu thập và quản lý số liệu .......................................................... 31
2.5.2. Trình bày ...................................................................................... 31
2.6. Định nghĩa biến số .............................................................................. 32

2.6.1. Liệt kê và định nghĩa các biến số ................................................. 32
2.6.2. Cách xác định biến số................................................................... 33
2.7. Vấn đề y đức ....................................................................................... 37
2.8. Tính ứng dụng của nghiên cứu ........................................................... 37
2.9. Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................ 38

.


v.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 39
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu................................................. 39
3.1.1. Tuổi .............................................................................................. 39
3.1.2. Giới ............................................................................................... 41
3.2. Kết quả khảo sát các đặc điểm động mạch phổi ................................ 43
3.2.1. Kích thước trung bình của thân động mạch phổi, động mạch chủ,
tỷ lệ đường kính thân động mạch phổi và động mạch chủ, động mạch phổi
phải và động mạch phổi trái ...................................................................... 43
3.2.1.1. Các kích thước trong dân số chung........................................ 43
3.2.1.2. Sự liên quan giữa đường kính động mạch phổi phải và đường
kính động mạch phổi trái ....................................................................... 44
3.2.2. Liên quan các kích thước thân động mạch phổi, động mạch chủ,
tỷ lệ đường kính thân động mạch phổi và động mạch chủ, động mạch phổi
phải và động mạch phổi trái theo giới ...................................................... 44
3.2.3. Liên quan các kích thước thân động mạch phổi, tỷ lệ đường kính
thân động mạch phổi và động mạch chủ, động mạch phổi phải và động
mạch phổi trái theo tuổi. ........................................................................... 46
3.2.4. Liên quan các kích thước kích thước thân động mạch phổi, tỷ lệ
đường kính thân động mạch phổi và động mạch chủ, động mạch phổi phải

và động mạch phổi trái theo cân nặng, chiều cao, BMI, BSA. ................ 48
3.3. Kết quả khảo sát các đặc điểm tĩnh mạch phổi .................................. 51
3.3.1. Kết quả khảo sát đường kính các tĩnh mạch phổi ........................ 51
3.3.1.1. Kích thước trung bình của các tĩnh mạch phổi ...................... 51

.


.

3.3.1.2. Sự liên quan của đường kính trước sau và đường kính trên
dưới của các lỗ tĩnh mạch phổi .............................................................. 52
3.3.1.3. Sự liên quan của đường kính lỗ tĩnh mạch phổi trên phải và lỗ
tĩnh mạch phổi dưới phải ....................................................................... 53
3.3.1.4. Sự liên quan của đường kính lỗ tĩnh mạch phổi trên trái và lỗ
tĩnh mạch phổi dưới trái......................................................................... 53
3.3.1.5. Sự liên quan của đường kính lỗ tĩnh mạch phổi trên phải và lỗ
tĩnh mạch phổi trên trái .......................................................................... 54
3.3.1.6. Sự liên quan của đường kính lỗ tĩnh mạch phổi dưới phải và lỗ
tĩnh mạch phổi dưới trái......................................................................... 54
3.3.1.7. Sự liên quan kích thước lỗ tĩnh mạch phổi theo giới ............. 55
3.3.1.8. Mối tương quan kích thước lỗ tĩnh mạch phổi theo tuổi ....... 57
3.3.1.9. Mối tương quan kích thước tĩnh mạch phổi theo chiều cao,
cân nặng, BSA và BMI. ......................................................................... 58
3.3.2. Chỉ số đường kính trước sau lỗ tĩnh mạch phổi với đường kính
trên dưới lỗ tĩnh mạch phổi ....................................................................... 62
3.3.3. Kết quả khảo sát khoảng cách từ lỗ tĩnh mạch phổi đến chỗ phân
nhánh đầu tiên của tĩnh mạch phổi ........................................................... 63
3.3.3.1. Khoảng cách trung bình từ lỗ tĩnh mạch phổi đến chỗ phân
nhánh đầu tiên của các tĩnh mạch phổi .................................................. 63

3.3.3.2. Sự liên quan của các khoảng cách từ lỗ tĩnh mạch phổi đến
chỗ phân nhánh đầu tiên của các tĩnh mạch phổi .................................. 64
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 65
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu................................................. 65

.


.

i

4.1.1. Cỡ mẫu và tuổi ............................................................................. 65
4.1.2. Giới ............................................................................................... 67
4.2. Đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi tính của động mạch phổi ...... 68
4.2.1. Thân động mạch phổi ................................................................... 68
4.2.2. Tỷ lệ đường kính thân động mạch phổi với động mạch chủ lên.. 70
4.2.3. Động mạch phổi phải và động mạch phổi trái ............................. 73
4.3. Đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi tính của tĩnh mạch phổi ........ 75
4.3.1. Lỗ tĩnh mạch phổi ........................................................................ 75
4.3.1.1. Kích thước trung bình của các lỗ tĩnh mạch phổi .................. 75
4.3.1.2. Sự liên quan về đường kính giữa các lỗ tĩnh mạch phổi ....... 77
4.3.1.3. Sự liên quan kích thước lỗ tĩnh mạch phổi theo giới và tương
quan kích thước lỗ tĩnh mạch phổi theo tuổi, chiều cao, cân nặng, BSA,
BMI

................................................................................................ 79

4.3.1.4. Giá trị chỉ số lỗ tĩnh mạch phổi (ostium index) ..................... 82
4.3.2. Khoảng cách đến chỗ phân nhánh đầu tiên của tĩnh mạch phổi .. 84

KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94
Phụ lục 1: Phiếu thu thập số liệu
Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân
Phụ lục 3: Chấp thuận của hội đồng y đức Đại học Y dược Tp.HCM

.


.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BN

Bệnh nhân

tĐMP

Thân động mạch phổi

ĐMPP

Động mạch phổi phải

ĐMPT


Động mạch phổi trái

ĐMC

Động mạch chủ

MP

Mặt phẳng

LTMP

Lỗ tĩnh mạch phổi

KCPNĐT Khoảng cách từ lỗ tĩnh mạch phổi đến chỗ phân nhánh đầu tiên
ĐK

Đường kính

TS

Trước sau

TD

Trên dưới

TMP

Tĩnh mạch phổi


XQCLVT X quang cắt lớp vi tính

.


.

ii

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

Main pulmonary artery

Thân động mạch phổi

Accessory pulmonary vein

Tĩnh mạch phổi phụ

Anatomic (Anatomical) variant

Biến thể giải phẫu

Axial plane

Mặt phẳng cắt ngang


Coronal plane

Mặt phẳng đứng ngang

Sagittal plane

Mặt phẳng đứng dọc

Right pulmonary artery

Động mạch phổi phải

Left pulmonary artery

Động mạch phổi trái

Ascending aorta

Động mạch chủ lên

Curved planar reformation (CPR)

Tái tạo mặt phẳng cong

Magnetic resonance imaging (MRI)

Hình ảnh cộng hưởng từ

Maximum intensity projection (MIP) Hướng cường độ tối đa

Mean

Trung bình

Median

Trung vị

Min/Max

Giá trị nhỏ nhất/Giá trị lớn nhất

Multidetector computed tomography Chụp X quang cắt lớp vi tính đa
(MDCT)

dãy đầu thu

Multiplanar reformation (MPR)

Tái tạo đa mặt phẳng

Oblique plane

Mặt phẳng chếch

.


x.


Picture Archiving and

Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình

Communication System (PACS)

ảnh

Three-dimensional (3D)

Tạo hình ba chiều

Right superior pulmonary vein

Tĩnh mạch phổi trên phải

Right inferior pulmonary vein

Tĩnh mạch phổi dưới phải

Left superior pulmonary vein

Tĩnh mạch phổi trên trái

Left inferior pulmonary vein

Tĩnh mạch phổi dưới trái

.



.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Động mạch và tĩnh mạch phổi. ........................................................ 4
Hình 1.2: Hình minh họa giải phẫu động mạch phổi phải và động mạch phổi
trái...................................................................................................................... 5
Hình 1.5: Hình minh họa giải phẫu tĩnh mạch của phổi phải và tĩnh mạch
phổi trái. ............................................................................................................ 7
Hình 1.6: Hình giải phẫu rốn phổi. .................................................................. 8
Hình 1.7: Hình vẽ của kiểu hình bình thường và các biến thể của tĩnh mạch
phổi. ................................................................................................................. 10
Hình 1.8: Hình cắt ngang mẫu bệnh phẩm của tĩnh mạch phổi trên phải minh
họa ống cơ tim ................................................................................................. 11
Hình 2.1: Hình đường kính thân động mạch phổi và động mạch chủ lên trên
mặt phẳng cắt ngang........................................................................................ 33
Hình 2.2: Hình đường kính động mạch phổi phải và động mạch phổi trái trên
mặt phẳng cắt ngang........................................................................................ 34
Hình 2.3: Hình dựng MPR minh họa cách đo đường kính lỗ tĩnh mạch phổi
trên phải. ......................................................................................................... 35
Hình 2.4: Hình minh họa cách đo đường kính trước sau và đường kính trên
dưới của tĩnh mạch phổi trên phải................................................................... 36
Hình 2.5: Hình minh họa các đo khoảng cách đến chỗ phân nhánh đầu tiên
của tĩnh mạch phổi. ......................................................................................... 36
Hình 4.1. Hình mặt phẳng cắt ngang của tĩnh mạch phổi dưới trái ............... 83

.


.


i

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đường kính thân động mạch phổi. ................................................ 17
Bảng 1.2: Kết quả nghiên cứu đường kính thân động mạch phổi. ................. 18
Bảng 1.3: Đường kính thân động mạch phổi, động mạch phổi phải và động
mạch phổi trái. ................................................................................................. 19
Bảng 1.4: Kết quả đường kính thân động mạch phổi, tỷ lệ giữa đường kính
thân động mạch phổi và động mạch chủ lên ở cộng đồng nghiên cứu ........... 20
Bảng 1.5: Đường kính thân động mạch phổi và tỷ lệ đường kính thân động
mạch phổi và động mạch chủ ở cộng đồng khỏe mạnh. ................................. 21
Bảng 1.6: Đường kính thân động mạch phổi, động mạch phổi phải và động
mạch phổi trái. ................................................................................................. 23
Bảng 1.7: Bảng kích thước các lỗ tĩnh mạch phổi. ........................................ 23
Bảng 1.8: Bảng đường kính lỗ tĩnh mạch phổi. ............................................. 24
Bảng 1.9: Bảng kích thước lỗ tĩnh mạch phổi và khoảng cách đến chỗ phân
nhánh đầu tiên của tĩnh mạch phổi.................................................................. 25
Bảng 1.10: Bảng đường kính lỗ tĩnh mạch phổi. ........................................... 25
Bảng 1.11: Khoảng cách đến chỗ phân nhánh đầu tiên của tĩnh mạch phổi. . 26
Bảng 3.1: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu. ............................................ 40
Bảng 3.2: Phân bố theo nhóm tuổi nghiên cứu. ............................................. 40
Bảng 3.3: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu theo giới.............................. 42
Bảng 3.4: Bảng kích thước động mạch phổi. ................................................. 43
Bảng 3.5: Bảng kích thước động mạch phổi phải và động mạch phổi trái .... 44
Bảng 3.6: Kích thước thân động mạch phổi, tỷ lệ đường kính thân động mạch
phổi với động mạch chủ theo giới. .................................................................. 44
Bảng 3.7: Kích thước của động mạch phổi phải và động mạch phổi trái theo
giới................................................................................................................... 45


.


.

i

Bảng 3.8: Kích thước thân động mạch phổi, tỷ lệ đường kính thân động mạch
phổi/ động mạch chủ, động mạch phổi phải và động mạch phổi trái theo nhóm
tuổi. .................................................................................................................. 46
Bảng 3.9: Tương quan giữa các kích thước động mạch phổi với tuổi. .......... 47
Bảng 3.10: Tương quan giữa các kích thước động mạch phổi với chiều cao.48
Bảng 3.11: Tương quan giữa các kích thước động mạch phổi với cân nặng. 49
Bảng 3.12: Tương quan giữa các kích thước động mạch phổi với BSA. ...... 49
Bảng 3.13: Tương quan giữa các kích thước động mạch phổi với BMI........ 50
Bảng 3.14: Bảng các giá trị của lỗ tĩnh mạch phổi. ....................................... 51
Bảng 3.15: Bảng đường kính các lỗ tĩnh mạch phổi. ..................................... 52
Bảng 3.16: Bảng kích thước lỗ tĩnh mạch phổi trên phải và dưới phải. ........ 53
Bảng 3.17: Bảng kích thước lỗ tĩnh mạch phổi trên trái và dưới trái. ........... 53
Bảng 3.18: Bảng kích thước lỗ tĩnh mạch phổi trên phải và trên trái. ........... 54
Bảng 3.19: Bảng kích thước lỗ tĩnh mạch phổi dưới phải và dưới trái. ......... 54
Bảng 3.20: Kích thước lỗ tĩnh mạch phổi trên phải theo giới. ....................... 55
Bảng 3.21: Kích thước lỗ tĩnh mạch phổi dưới phải theo giới....................... 55
Bảng 3.22: Kích thước lỗ tĩnh mạch phổi trên trái theo giới. ........................ 56
Bảng 3.23: Kích thước lỗ tĩnh mạch phổi dưới trái theo giới. ....................... 56
Bảng 3.24: Bảng tương quan kích thước lỗ tĩnh mạch phổi theo tuổi. .......... 57
Bảng 3.25: Bảng tương quan kích thước lỗ tĩnh mạch phổi với chiều cao. ... 58
Bảng 3.26: Bảng tương quan kích thước lỗ tĩnh mạch phổi với cân nặng. .... 59
Bảng 3.27: Bảng tương quan kích thước lỗ tĩnh mạch phổi với BSA. .......... 60
Bảng 3.28: Bảng tương quan kích thước lỗ tĩnh mạch phổi với BMI............ 61

Bảng 3.29: Bảng các chỉ số đường kính trước sau lỗ tĩnh mạch phổi với
đường kính trên dưới lỗ tĩnh mạch phổi.......................................................... 62
Bảng 3.30: Kích thước trung bình khoảng cách từ lỗ tĩnh mạch phổi đến chỗ
phân nhánh đầu tiên của các tĩnh mạch phổi. ................................................. 63

.


.

ii

Bảng 3.31: Sự liên quan của các khoảng cách từ lỗ tĩnh mạch phổi đến chỗ
phân nhánh đầu tiên của các tĩnh mạch phổi. ................................................. 64

.


.

v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu. ............................................. 39
Biểu đồ 4.2: Phân bố nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu.................................... 40
Biểu đồ 4.3: Phân bố theo giới của mẫu nghiên cứu. ..................................... 41
Biểu đồ 4.4: Phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới. ..................... 42

.



.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh lý tim phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong đứng
hàng đầu cho các bệnh nhân ở mọi độ tuổi. Trong đó tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử
vong do nguyên nhân tăng áp động mạch phổi tăng lên trong vài thập niên gần
đây [37]. Các nguyên nhân gây tăng áp phổi gồm suy tim sung huyết, bệnh tim
bẩm sinh, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thuyên tắc phổi,… Bệnh lý tăng áp
động mạch phổi gây tăng kháng lực mạch máu phổi, dần dần dẫn đến suy tim
phải và tử vong [38].
Hiện nay, chụp X quang cắt lớp vi tính ngực được thực hiện một cách
rộng rãi trên các bệnh nhân có triệu chứng về hơ hấp vì tính đơn giản và dễ tiếp
cận của nó, mặc dù phơi nhiễm phóng xạ là vấn đề cần lưu tâm. Trong các đặc
điểm hình ảnh trên chụp X quang cắt lớp vi tính ngực thì đường kính động
mạch phổi, động mạch chủ có thể đo dễ dàng và nó cung cấp các dấu hiệu của
bệnh lý tăng áp phổi. Trong nghiên cứu của tác giả Kuriyama (1984) cho thấy
đường kính của thân động mạch phổi lớn hơn 28,6 mm có thể dự đốn bệnh
nhân bị tăng áp phổi [31]. Trong nghiên cứu của tác giả Tan (1998) cũng cho
thấy đường kính thân động mạch phổi cũng giúp tầm soát tăng áp phổi ở những
bệnh nhân bị bệnh lý nhu mô phổi [52]. Trong nghiên cứu của Shen (2014),
đường kính động mạch phổi và tỷ lệ đường kính động mạch phổi và đường kính
động mạch chủ giúp ích trong chẩn đốn tăng áp động mạch phổi [50].
Nghiên cứu của Wells (2012) cho thấy sự gia tăng tỷ lệ đường kính động
mạch phổi và động mạch chủ (> 1) có mối tương quan mạnh với độ nặng của
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [58]. Cũng trong nghiên cứu gần đây của
Nakanishi (2013), gia tăng tỷ lệ đường kính thân động mạch phổi và động mạch
chủ lên (> 0,9) cho thấy có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong của tất cả các n
guyên nhân, dù bệnh nhân có bệnh lý động mạch vành hay không [39].


.


.

Do đó, đo đường kính thân động mạch phổi, tỷ lệ đường kính thân động
mạch phổi và động mạch chủ lên cung cấp cho nhà lâm sàng về nguy cơ bệnh
lý tiềm ẩn cũng như thêm thông tin để hỗ trợ chẩn đốn.
Tuy nhiên để có được giá trị đường kính thân động mạch phổi cũng như
tỷ lệ đường kính thân động mạch phổi và động mạch chủ lên trong bệnh lý tim
phổi, việc xác định các giá trị bình thường đó là một việc rất quan trọng. Mặc
dù trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đường kính thân động mạch phổi
cũng như tỷ lệ đường kính thân động mạch phổi và động mạch chủ lên nhưng
ở Việt Nam lại chưa có nghiên cứu về vấn đề này. Bên cạnh đó, giá trị bình
thường có thể khác nhau giữa các quốc gia và lục địa. Vì vậy chúng tơi muốn
thực hiện nghiên cứu đo đường kính động mạch phổi trên người bình thường
trưởng thành ở người Việt Nam nhằm cung cấp giá trị tham khảo cho những
đánh giá bệnh lý mạch máu phổi sau này.
Mặt khác, rung nhĩ là một trong những loạn nhịp tim thường gặp nhất và
đó cũng là một trong những nguyên nhân loạn nhịp tim đưa bệnh nhân nhập
viện thường gặp nhất [20], [43]. Có rất nhiều phương pháp điều trị rung nhĩ bao
gồm sử dụng thuốc chống loạn nhịp nhóm IA, IC, III, sốc điện chuyển nhịp, dự
phòng huyết khối [12]. Triệt đốt qua catheter bằng năng lượng sóng radio là
một trong những phương pháp điều trị rung nhĩ. Hẹp tĩnh mạch phổi sau thủ
thuật là một trong những biến chứng quan trọng khi điều trị bằng phương pháp
này có thể dẫn đến tắc tĩnh mạch phổi và gây nhồi máu phổi [4], [16], [45],
[46], [47]. Bệnh nhân có thể được chụp X quang cắt lớp vi tính sau khi làm thủ
thuật để xác định có hẹp tĩnh mạch phổi hay khơng nếu có nghi ngờ. Do đó việc
có được giá trị tham khảo kích thước tĩnh mạch phổi bình thường sẽ giúp trong
việc chẩn đốn hẹp tĩnh mạch phổi. Ngồi ra biết được kích thước của các tĩnh

mạch phổi cịn hỗ trợ trong việc chọn đúng kích thước dụng cụ [14]. Bên cạnh
đó, chúng tơi muốn thực hiện nghiên cứu đo tĩnh mạch phổi ở người Việt Nam

.


.

trưởng thành nhằm cung cấp giá trị tham khảo cho việc đánh giá về hẹp tĩnh
mạch phổi sau này.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát đường kính thân và các nhánh động mạch phổi.
Khảo sát kích thước lỗ tĩnh mạch phổi, hình dạng và khoảng các từ lỗ
tĩnh mạch phổi đến chỗ phân nhánh đầu tiên của các tĩnh mạch phổi.
Khảo sát mối tương quan của đường kính động mạch và tĩnh mạch phổi
với tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, BSA, BMI và động mạch chủ.

.


.

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về động mạch phổi
1.1.1. Đường đi và và đặc điểm của động mạch phổi
Thân động mạch phổi bắt đầu từ lỗ động mạch phổi của tâm thất phải
chạy lên trên và ra sau tới bờ sau trái của quai động mạch chủ [18]. Thân động
mạch phổi chạy một đoạn khoảng 5 cm trước khi chia thành động mạch phổi
phải và động mạch phổi trái [25]. Tại phía dưới quai động mạch chủ thì thân

động mạch phổi chia thành động mạch phổi phải và động mạch phổi trái ở
ngang mức carina (ngang đốt sống ngực 4) [54].
Động mạch phổi phải và động mạch phổi trái mỗi động chia làm hai
nhánh, sau đó phân nhánh vào phân thùy phổi và hạ phân thùy phổi. Các nhánh
động mạch cho phân thùy và hạ phân thùy phổi đi song song với các nhánh phế
quản phân thùy, hạ phân thùy phổi và được đặt tên theo phân thùy phổi tương
ứng [27].

Hình 1.1: Động mạch và tĩnh mạch phổi.
“Nguồn: />
.


.

Phân thùy phổi và các phần phổi có chức năng, giải phẫu riêng biệt, có
nhánh phế quản và động mạch ni riêng biệt. Phổi phải có 3 thùy được chia
thành 10 phân thùy: thùy trên có phân thùy đỉnh, sau và trước, thùy giữa có
phân thùy bên và giữa, thùy dưới có phân thùy đỉnh và 4 phân thùy đáy (đáy
giữa, đáy trước, đáy bên và đáy sau). Phổi trái có 8 phân thùy, phân thùy đỉnh
và sau thùy trên phổi trái có chung nhánh phế quản, phân thùy giữa và trước
thùy dưới phổi trái có chung nhánh phế quản. Như vậy phổi trái có thùy trên
gồm phân thùy đỉnh – sau và phân thùy trước, thùy lưỡi có phân thùy lưỡi trên
và dưới, thùy dưới có phân thùy đỉnh và các phân thùy đáy (đáy trước – giữa,
bên và sau) [49].

Hình 1.2: Hình minh họa giải phẫu động mạch phổi phải và động mạch phổi
trái. “Nguồn: Nguyễn Quang Quyền, 2012”[2]

.



.

Động mạch phổi phải đi trong màng ngoài tim hơn ¾ chiều dài của nó
và đi ngang từ trái sang phải sau động mạch chủ lên và tĩnh mạch chủ trên. Sau
khi đi ra khỏi màng ngoài tim, động mạch phổi phải chui vào rốn phổi phải ở
dưới phế quản thùy trên đi trước phế quản rồi ra phía ngồi và cuối cùng ở sau
phế quản. Động mạch phổi phải cho các nhánh bên có tên gọi tương ứng với
các thùy hoặc phân thùy mà nó cấp máu. Sau khi phân nhánh đầu tiên, nhánh
thân trước, động mạch gian thùy phổi chạy phía dưới giữa phế quản ở phía sau
trong và tĩnh mạch chủ trên ở phía trước. Nhánh thân trước phân phối cho thùy
trên phổi phải, nhánh gian thùy phổi chạy vào rãnh gian thùy và phân phối cho
thùy giữa và thùy dưới phổi phải [27].
Thùy trên phổi phải được phân phối bởi nhánh thân trước, nhánh này sau
đó chia làm nhánh đỉnh, nhánh sau xuống, nhánh trước xuống, nhánh trước lên,
nhánh sau lên [2]. Thùy giữa phổi phải có nhánh thùy giữa được tách ra từ động
mạch gian thùy, nhánh này lại chia làm hai nhánh là nhánh bên và nhánh giữa.
Thùy dưới phổi phải thì có phân thùy đỉnh nhận nhánh từ động mạch gian thùy,
sau khi tách ra động mạch thùy giữa động mạch phổi được gọi là thân đáy và
chia ra các nhánh vào các phân thùy đáy như nhánh dưới đỉnh, nhánh đáy giữa,
nhánh đáy trước, nhánh đáy bên và nhánh đáy sau [2], [27].
Động mạch phổi trái ngắn và nhỏ hơn động mạch phổi phải, đi chếch
sang bên trái và lên trên bắt chéo mặt trước phế quản chính trái rồi chui vào rốn
phổi phía trên phế quản thùy bên trái (khác với động mạch phổi phải). Từ đây
trở đi động mạch đi giống bên phải nghĩa là ở phía ngồi rồi phía sau thân phế
quản. Động mạch phổi trái có phần đi ngồi màng ngồi tim dài trước khi nó
phân nhánh [2], [27].

.



.

1.1.2. Cấu trúc thành động mạch
Về mặt vi thể, thành động mạch gồm 3 lớp: lớp nội mạc, lớp trung mạc
và lớp ngoại mạc.
Lớp nội mạc là ranh giới giữa thành động mạch và lòng mạch, bao gồm
lớp nội mạc và mô liên kết. Bên dưới lớp mô liên kết là lớp mô sợi đàn hồi
được gọi là lớp đàn hồi nội mạc, đây là ranh giới giữa lớp nội mạc và lớp trung
mạc. Lớp trung mạc là lớp giữa của thành động mạch, được tạo bởi lớp cơ trơn
và mô liên kết. Lớp mô sợi đàn hồi thứ hai là lớp đàn hồi ngoại mạc, đây là
ranh giới của lớp trung mạc và lớp ngoại mạc. Lớp ngoại mạc là lớp ngoài cùng
của thành động mạch, được cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào sợi collagen và các
tế bào của mô liên kết để nâng đỡ mạch máu.
1.2. Tổng quan về tĩnh mạch phổi
1.2.1. Đường đi và đặc điểm của tĩnh mạch phổi

Hình 1.3: Hình minh họa giải phẫu tĩnh mạch của phổi phải và tĩnh mạch phổi
trái. “Nguồn: Nguyễn Quang Quyền, 2012”[2]
Các lưới mao mạch phế nang sẽ đổ vào các tĩnh mạch quanh tiểu thùy
rồi tiếp tục thành các thân lớn dẫn cho tới các tĩnh mạch gian hoặc dưới phân

.


.

thùy hoặc tĩnh mạch trong phân thùy hoặc các tĩnh mạch thùy và cuối cùng tập
hợp thành hai tĩnh mạch phổi ở mỗi phổi đều đổ vào tâm nhĩ trái [44]. Nhìn

chung, tĩnh mạch phổi phải trên và tĩnh mạch phổi trái trên nhận khoảng bốn
hoặc năm tĩnh mạch của thùy trên và thùy giữa (nếu là phổi phải), còn tĩnh
mạch phổi phải dưới và tĩnh mạch phổi trái dưới thì nhận các tĩnh mạch của
tồn bộ thùy dưới. Các tĩnh mạch phổi đổ về nhĩ trái qua lỗ tĩnh mạch phổi [2].
Tại rốn phổi, các tĩnh mạch phổi trên nằm ở phía trước và và phía dưới
các động mạch phổi [57]. Không giống như phần trong nhu mô phổi của các
động mạch phổi, các tĩnh mạch phổi không nằm gần các phế quản; thay vào đó,
các tĩnh mạch này đi theo các vách gian tiểu thùy. Do đó, các tĩnh mạch phổi
đi riêng biệt với các động mạch phân thùy phổi thì đi kèm với các phế quản
tương ứng [44].

Hình 1.4: Hình giải phẫu rốn phổi.
Hình A. Rốn phổi trái. Hình B. Rốn phổi phải.
“Nguồn: Frank H. Netter, 2007”[1]
Các lỗ các tĩnh mạch phổi dưới nằm ở phía sau trong hơn các tĩnh mạch
phổi trên và các lỗ tĩnh mạch phổi trái nằm cao hơn so với các tĩnh mạch phổi

.


.

phải [15], [29].
Các kiểu hình bình thường và biến thể khác nhau được mô tả trong
nghiên cứu về giải phẫu tĩnh mạch phổi (Hình 1.3). Kiểu hình điển hình là bốn
tĩnh mạch phổi và và bốn lỗ tĩnh mạch phổi khác biệt. Kiểu hình này được nhìn
thấy trong 60% - 70% dân số [32]. Kiểu hình khơng điển hình thấy trong
khoảng 38% dân số, do đó điều quan trọng là phải làm quen với chúng [29].
Các biến thể giải phẫu ở bên trái bên tương đối đơn giản, về cơ bản là sự hội tụ
của các tĩnh mạch phổi trái thành một thân chung tĩnh mạch dẫn lưu vào tâm

nhĩ trái. Biến thể này được chia làm hai loại: một thân chung tĩnh mạch ngắn
hoặc một thân chung tĩnh mạch dài. Thân chung tĩnh mạch ngắn bên trái là kiểu
hình giải phẫu phổ biến thứ hai, xảy ra ở 15% dân số. Các biến thể giải phẫu ở
phía bên phải ít phổ biến hơn và có xu hướng phức tạp hơn, với một hoặc nhiều
tĩnh mạch phụ dẫn lưu trực tiếp về tâm nhĩ trái mà không dẫn lưu về các tĩnh
mạch phổi trên và tĩnh mạch phổi dưới. Những biến thể này bao gồm (a) một
tĩnh mạch phụ giữa phải, (b) hai tĩnh mạch phụ giữa phải và (c) một tĩnh mạch
phụ giữa phải và một tĩnh mạch phụ trên phải. Các loại biến thể không thường
gặp khác là: tĩnh mạch phân thùy trên thùy dưới phải, tĩnh mạch nhánh nền của
thùy dưới phải và tĩnh mạch đỉnh phổi phải. Tĩnh mạch đỉnh phổi phải dẫn lưu
vào nhĩ trái ở vị trí trên giữa của tĩnh mạch phổi trên phải và dẫn lưu cho nhu
mô phổi phân thùy trên của thùy dưới, phân thùy sau của thùy trên hoặc cả hai
phân thùy [32].

.


0.

Hình 1.5: Hình vẽ của kiểu hình bình thường và các biến thể của tĩnh mạch
phổi. Đường màu đen là các biến thể tĩnh mạch phổi phụ. A. Kiểu hình bình
thường. B. Thân chung tĩnh mạch phổi trái. C. Tĩnh mạch phổi phụ giữa phải.
D. Hai tĩnh mạch phổi phụ giữa phải. E. Một tĩnh mạch phổi phụ giữa phải và
một tĩnh mạch phổi phụ trên phải. F. Tĩnh mạch phổi đỉnh (đường đứt nét màu
đen). “Nguồn: Porres D. V., 2013”[44]
1.2.2. Cấu trúc thành tĩnh mạch phổi
Sự hiện diện của cơ tim kéo dài bao quanh phía ngồi thành tĩnh mạch
phổi (gọi là ống cơ tim) được phát hiện nhiều năm và được cho là một phần
trong cơ chế điều hòa dòng chảy tĩnh mạch [11]. Các sợi cơ tim kéo dài từ nhĩ
trái đến tất cả các nhánh tĩnh mạch phổi với độ dài khoảng 1 – 3 cm, ống cơ

này dày nhất ở đầu gần của tĩnh mạch và các đi ra xa thì càng mỏng dần.
Thơng thường lớp cơ này dày nhất ở thành dưới đối với các tĩnh mạch
phổi trên và thành trên đối với các tĩnh mạch phổi dưới [22]. Phần cơ tim này
được cho là chứa các ổ gây rối loạn nhịp khu trú liên quan đến rung nhĩ [21].

.


×