Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Kiến thức, thực hành về nhiễm khuẩn bệnh viện và chất thải rắn y tế của sinh viên ngành bác sĩ đa khoa và bác sỹ y học dự phòng tại đại học y dược tp hcm năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 72 trang )

1 BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Kiến thức, thực hành về nhiễm khuẩn bệnh viện và
chất thải rắn y tế của sinh viên ngành bác sĩ đa khoa
và bác sỹ y học dự phòng
tại Đại học Y Dược TP.HCM năm 2016

Chủ nhiệm đề tài:

Ths Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng

Tp. Hồ Chí Minh, 10/2018

.


2
3 BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Kiến thức, thực hành về nhiễm khuẩn bệnh viện và
chất thải rắn y tế của sinh viên ngành bác sĩ đa khoa


và bác sỹ y học dự phòng
tại Đại học Y Dược TP.HCM

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA:
Ths Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng
Ths Huỳnh Thị Hồng Trâm
Ths Lê Linh Thy

Tp. Hồ Chí Minh, 10/2018

.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................... 3
Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 3
DÀN Ý NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ........................................................................ 5
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 18
2.2

Thời gian địa điểm ...................................................................................... 18

2.2.1

Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 18

2.2.2


Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 18

2.3

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 18

2.3.1

Dân số mục tiêu:................................................................................... 18

2.3.2

Dân số chọn mẫu: ................................................................................. 18

2.4

Cỡ mẫu - phương pháp chọn mẫu ........................................................ 18

2.4.1

Cỡ mẫu ................................................................................................. 18

2.4.2

Phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 19

2.5

Tiêu chí chọn mẫu ....................................................................................... 19


2.6

Kiểm soát sai lệch chọn lựa ........................................................................ 19

2.7

Thu thập dữ kiện ......................................................................................... 19

2.7.1

Phương pháp thu thập dữ kiện ............................................................ 19

2.7.2

Công cụ thu thập dữ kiện ..................................................................... 19

2.8

Phương pháp quản lý và phân tích số liệu .................................................. 19

2.8.1

Xử lý số liệu ......................................................................................... 19

2.8.2

Phân tích số liệu ................................................................................... 19

2.9


Liệt kê và định nghĩa các biến số ................................................................ 20

2.9.1

Biến số nền. .......................................................................................... 20

2.9.2

Biến số kiến thức .................................................................................. 20

2.10

Kiểm soát sai lệch ....................................................................................... 25

2.11

Vấn đề y đức ............................................................................................... 25

2.12

Tính ứng dụng ............................................................................................. 25

.


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 26
3.1

Thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu ................................... 26


3.2

Kết quả kiến thức ........................................................................................ 27

3.2.1

Kiến thức về nhiễm khuẩn bệnh viện ................................................... 27

3.2.2

Kiến thức về chất thải rắn y tế: ............................................................ 29

Mã màu sắc túi đựng CTYT
3.3

Tần số % ................................................................ 29

Kết quả thực hành: ...................................................................................... 32

3.3.1

Kết quả thực hành về nhiễm khuẩn bệnh viện ..................................... 32

3.3.2

Kết quả thực hành về chất thải rắn y tế ................................................ 34

3.4


Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và kiến thức chung36

3.4.1
Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và kiến thức
chung nhiễm khuẩn bệnh viện .................................................................................. 36
3.4.2
Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu và
kiến thức phân loại CTRYT .................................................................................... 37
3.4.3

Mối liên quan giữa kiến thức chung NKBV và thực hành NKBV ...... 38

3.4.4
CTYT

Mối liên quan giữa kiến thức chung phân loại CTRYT và thực hành
.............................................................................................................. 38

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 40
4.1

Thông tin chung .......................................................................................... 40

4.2

Kiến thức của sinh viên Y khoa .................................................................. 40

4.2.1

Kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện .................................. 40


4.2.2

Kiến thức phân loại chất thải rắn y tế .................................................. 41

4.4

Thực hành của sinh viên Y khoa ................................................................. 43

4.4.1

Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện ...................................... 43

4.4.2

Thực hành phân loại chất thải rắn y tế ................................................. 43

4.5

Các mối liên quan ....................................................................................... 44

4.5.1
bệnh viện

Mối liên quan giữa đặc tính mẫu và kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn
.............................................................................................................. 44

4.5.2
tế


Mối liên quan giữa đặc tính mẫu và kiến thức phân loại chất thải rắn y
.............................................................................................................. 44

4.5.3

Mối liên quan giữa kiến thức chung NKBV và thực hành chung NKBV44

4.5.4

Mối liên quan giữa kiến thức chung CTYT và thực hành chung CTYT44

.


4.5

Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ...................................................... 44

4.5.1

Điểm mạnh của nghiên cứu.................................................................. 45

4.5.2

Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................... 45

4.6

Điểm mới và tính ứng dụng của nghiên cứu ............................................... 45


4.6.1

Điểm mới của nghiên cứu .................................................................... 45

4.6.2

Tính ứng đụng của nghiên cứu ............................................................. 45

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 46
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 47
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 8

.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1 Tiêu chuẩn cho giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện (WHO)
7
Bảng 1. 2 Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa HSCC nhi các nước
9
Bảng 1. 3 Đường lây truyền NKBV của các bệnh
10
Bảng 1. 4 Yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
12
Bảng 3. 1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
44
Bảng 3. 2 Kiến thức đúng về thời gian xuất hiện NKBV
45
Bảng 3. 3 Kiến thức đúng về nguyên nhân dẫn đến bị NKBVcủa cán bộ y tế
45

Bảng 3. 4 Kiến thức đúng về yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện 45
Bảng 3. 5 Kiến thức đúng về đường vi sinh vật xâm nhập vào phổi
45
Bảng 3. 6 Kiến thức đúng về bệnh do lây truyền qua đường máu (như nhiễm virus
HIV và viêm gan B)
46
Bảng 3. 7Kiến thức đúng về vệ sinh tay và vệ sinh cá nhân của CTYT
46
Bảng 3. 8 Kiến thức đúng về thời điểm đeo găng tay vô trùng
46
Bảng 3. 9 Điểm tổng kiến thức đúng NKBV
46
Bảng 3. 10 Kiến thức chung đúng NKBV
47
Bảng 3. 11 Kiến thức về mã màu sắc túi đựng CTYT
47
Bảng 3. 12 Kiến thức đúng về phân loại mã màu túi đựng CTYT
47
Bảng 3. 13 Kiến thức đúng quy trình quản lý CTYT
48
Bảng 3. 14 Kiến thức về quy trình quản lý CTYT
48
Bảng 3. 15 Kiến thức về biểu tượng CTYT
49
Bảng 3. 16 Kiến thức về biểu tượng CTYT
49
Bảng 3. 17 Điểm tổng kiến thức đúng CTYT
50
Bảng 3. 18 Kiến thức chung phân loại CTRYT
50

Bảng 3. 19 Thực hành đeo găng tay khi tiếp xúc bệnh nhân
51
Bảng 3. 20 Điểm tổng thực hành kiểm soát NKBV đúng
52
Bảng 3. 21 Thực hành chung đúng NKBV
52
Bảng 3. 22 Thực hành về phân loại mã màu túi đựng CTYT
53
Bảng 3. 23 Điểm tổng thực hành phân loại CTYT đúng
54
Bảng 3. 24 Kiến thức chung đúng CTYT
54
Bảng 3. 25 Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu và kiến
thức NKBV
55
Bảng 3. 26 Mối liên quan giữa giới tính và kiến thức phân loại CTRYT
56
Bảng 3. 28 Mối liên quan giữa kiến thức chung NKBV và thự hành NKBV
57
Bảng 3. 27 Mối liên quan giữa kiến thức chung phân loại CTRYT và thực hành
CTYT
57

.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT:
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BYT:

Bộ Y tế
BV:
Bệnh viện
CTT:
Chất thải hóa học
CTLN:
Chất thải lây nhiễm
CTR:
Chất thải rắn
BOD:
Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxi sinh hóa)
CDC:
Centers for Diseases Control and Prevention (Cơ quan kiểm sốt và
phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ)
CTRYT:
Chất thải rắn y tế
CTYTNH: Chất thải y tế nguy hại
ĐTNC:
Đối tượng nghiên cứu
HBV:
Hepatitis B virus (Viêm gan siêu B)
HCV:
Hepatitis B virus (Viêm gan siêu vi C)
HSCC:
Hồi sức cấp cứu
NKBV:
Nhiễm khuẩn bệnh viện
NKĐTMM: Nhiễm khuẩn nơi đặt thông mạch máu
NKH:
Nhiễm khuẩn huyết

NKTN:
Nhiễm khuẩn tiết niệu
NKVM:
Nhiễm khuẩn vết mổ
NVYT:
Nhân viên y tế
QLCTRYT: Quản lý chất thải rắn y tế
TCYTTG: Tổ chức y tế thới giới
VPBV:
Viêm phổi bệnh viện

.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hiện nay đang là một trong những vấn đề y
tế toàn cầu, là mối đe dọa hàng đầu đến an toàn của người bệnh. Theo Tổ chức y tế
thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Dù là hệ
thống y tế của các nước phát triển hay là nước nghèo đều chịu tác động nghiêm
trọng của NKBV. Một cuộc điều tra cắt ngang tại 55 bệnh viện của 14 quốc gia đại
diện cho 4 Khu vực của WHO (Châu Âu, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và
Tây Thái Bình Dương) cho thấy trung bình 8,7% số bệnh nhân trong bệnh viện có
nhiễm khuẩn bệnh viện và ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1,4 triệu
người bệnh trên thế giới mắc [31]. Vấn đề sức khỏe này hiện khơng cịn là vấn đề
chỉ riêng của bất cứ quốc gia nào.
Tại Việt Nam, tuy chưa có được bức tranh đầy đủ về hiện trạng nhiễm khuẩn
bệnh viện, song một số điều tra của các bệnh viện và của Bộ Y Tế cho thấy tỷ lệ
NKBV chênh lệch khá lớn trong khoảng từ 3% đến 68% [3, 4, 7, 13] và gây nhiều
tốn kém về chi phí. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy: tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ chiếm 6,7% thời gian nằm viện tăng gấp đơi và chi phí điều trị nhiễm

khuẩn vết mổ tăng 2,1 lần so với bệnh nhân không mắc nhiễm khuẩn vết mổ [5].
Nghiên cứu của Lê Thị Anh Thư và cộng sự [10] cho thấy: chi phí điều trị cho một
trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ là 2,5 lần cao hơn chi phí cho bệnh nhân khơng
nhiễm khuẩn vết mổ.
Phịng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, do đó, là một trong những cơng tác
quan trọng cho an toàn của người bệnh, của nhân viên y tế, và phản ánh chất lượng
mơn của bệnh viện. Phịng chống nhiễm khuẩn nên được ý thức và được thực hiện
bởi tất cả đối tượng liên quan, trong đó có sinh viên y khoa. Sinh viên y khoa là một
trong những thành phần quan trọng tham gia phòng chống nhiễm khuẩn tại các cơ
sở y tế. Trong quá trình học tập sinh viên sẽ được thực hành trong các cơ sở y tế,
bệnh viện trong thời gian dài, do đó, các em cũng là những đối tượng quan trọng
trong công tác phịng chống nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, quản lý, phân loại chất thải rắn tại các cơ sở y tế cũng sẽ góp
phần vào phịng chống nhiễm khuẩn. Việc quản lý, phân loại chất thải y tế khơng tốt
có thể gây lây nhiễm các bệnh thông qua các vật sắc nhọn và dịch tiết nhiễm khuẩn,
như là HIV, viêm gan siêu vi B, C,. Mặc dù chưa có con số chính xác về số ca phơi
nhiễm với CTYT, tuy nhiên theo thống kê của WHO vào năm 2000 cho thấy có
khoảng 16.000 trường hợp trên thế giới lây nhiễm viêm gan siêu vi C; 66.000
trường hợp lây nhiễm viêm gan siêu vi B và 200 – 5.000 trường hợp lây nhiễm HIV
ở nhân viên y tế (NVYT) [40] đã phần nào phản ánh mức độ nhiễm khuẩn tại các cơ
sở y tế mà trong đó nguyên nhân được nghĩ đến nhiều nhất là chất thải y tế. Như
vậy CTYT nếu khơng được quản lý và phân loại an tồn có thể ảnh hưởng đến sức
khỏe con người, trong đó đối tượng có nguy cơ cao nhất là nhân viên y tế vì đây là
những người thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với CTYT.
Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi đầu ngành
về đào tạo y tế, hàng năm có hàng trăm bác sĩ ra trường và làm việc trong lĩnh vực
chăm sóc y tế. Việc nâng cao kiến thức và thực hành đúng cho các sinh viên y khoa
về các phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện và cách phân loại chất thải rắn y tế là
rất quan trọng nhằm giúp đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân viên y tế trong tương
lai. Thêm vào đó, đối tượng bác sỹ đa khoa và bác sỹ y học dự phòng là hai đối

.


tượng sẽ được học về sức khỏe môi trường trong chương trình học và sẽ là thành
phần quan trọng trong các cơ sở y tế, bệnh viện trong tương lai. Từ các lý do trên,
nghiên cứu “Kiến thức, thực hành về nhiễm khuẩn bệnh viện và chất thải rắn y tế
của sinh viên ngành bác sĩ đa khoa và bác sỹ y học dự phòng tại Đại học Y Dược
TP.HCM” được thực hiện.

.


CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ sinh viên ngành bác sỹ đa khoa và bác sỹ y học dự phòng của Đại học
Y Dược TPHCM có kiến thức đúng và thực hành đúng về nhiễm khuẩn bệnh viện
và phân loại chất thải rắn y tế là bao nhiêu?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ sinh viên ngành bác sỹ đa khoa và bác sỹ y học dự phòng của
Đại học Y Dược TPHCM có kiến thức đúng và thực hành đúng về nhiễm khuẩn
bệnh viện và phân loại chất thải rắn y tế năm 2018.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ sinh viên ngành bác sỹ đa khoa và bác sỹ y học dự phòng của
Đại học Y Dược TPHCM có kiến thức đúng về nhiễm khuẩn bệnh viện
2. Xác định tỷ lệ sinh viên ngành bác sỹ đa khoa và bác sỹ y học dự phòng của
Đại học Y Dược TPHCM có kiến thức đúng về phân loại chất thải rắn y tế
3. Xác định tỷ lệ sinh viên ngành bác sỹ đa khoa và bác sỹ y học dự phòng của
Đại học Y Dược TPHCM có thực hành đúng về nhiễm khuẩn bệnh viện
4. Xác định tỷ lệ sinh viên ngành bác sỹ đa khoa và bác sỹ y học dự phòng của
Đại học Y Dược TPHCM có thực hành đúng về phân loại chất thải rắn y tế

5. Xác định mối liên quan giữa kiến thức với đặc tính mẫu nghiên cứu.
6. Xác định mối liên quan giữa thực hành với đặc tính mẫu nghiên cứu
7. Xác định mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về nhiễm khuẩn bệnh
viện và phân loại chất thải rắn y tế

.


DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Kiến thức đúng về
phân loại CTRYT

Kiến thức đúng về
NKBV
Đặc điểm
Giới tính
Tuổi
Khoa
Năm học

Thực hành đúng về
NKBV

.

Thực hành đúng về
phân loại CTRYT



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện:
1.1.1 Lịch sử chống nhiễm khuẩn bệnh viện:
Trước giữa thế kỷ XIX, bệnh viện vừa là nơi để điều trị bệnh cũng là nơi
bệnh nhân có thể tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn từ bệnh viện, tử vong do nhiễm
khuẩn bệnh viện trong giai đoạn này lên đến 40% [46]. Tình trạng vẫn cứ tiếp diễn
trong thời gian dài, khoa học vẫn khơng tìm ra ngun nhân và hầu như khơng có
biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn và giảm tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn trong
bệnh viện. Cho đến năm 1987, một bác sĩ sản khoa người Hungary là Ignaz
Semmelweis làm việc tại bệnh viện y khoa Vienna (Áo) nhận thấy có mối liên hệ
giữa việc không vệ sinh bàn tay trước khi thăm khám các sản phụ và tỉ lệ sốt hậu
sản cao. Từ đó ơng đề xuất ra việc rửa tay bắt buộc với dung dịch nước rửa tay chứa
clo trước khi thăm khám các sản phụ. Tỉ lệ sốt hậu sản và tử vong hậu sản giảm đi
rõ rệt. Nhiều người khác đã tiếp thu ý tưởng của Semmelweis và đề ra các biện
pháp nhằm làm giảm tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện. Ở Anh, nữ điều
dưỡng Florence Nightingale đã làm cuộc cách mạng trong ngành điều dưỡng và
nhấn mạnh vai trị của sự sạch sẽ trong chăm sóc bệnh nhân. Joseph Lister bên cạnh
việc thúc đẩy rửa tay trong thực hành phẫu thuật, còn dựa vào phát triển của Pasteur
về vi khuẩn có trong khơng khí, đã đề ra phương pháp lấy tất cả máu cục và mô
chết, và sử dụng acid carbolic trong điều trị vết thương đã làm giảm tỉ lệ tử vong
trong phẫu thuật đoạn chi từ 46% vào năm 1866 xuống còn 15% vào năm 1868. Sau
đó, nhiều bác sĩ người Đức, Áo và Pháp đã áp dụng các thực hành vô trùng trong
điều trị bệnh nhân [46, 54].
Tuy nhiên việc thực hành chống NKBV chỉ thật sự bắt đầu khi một loạt các
vụ dịch nhiễm tụ cầu vàng xảy ra tại các bệnh viện Bắc Mỹ và ở Anh trong những
năm 50 của thế kỷ XX. Để giải quyết các vụ dịch này các tổ chức chăm sóc sức
khỏe gồm cả hiệp hội các bệnh viện Hoa Kỳ, đã khởi xướng những chương trình
giám sát và kiểm sốt NKBV được tổ chức ở bệnh viện nhi Boston, Hoa Kỳ, sau đó
phát triển thành hệ thống quốc gia theo dõi NKBV thuộc trung tâm kiểm soát bệnh
tật Hoa Kỳ với các mục tiêu giám sát và theo dõi sự tiến triển của NKBV như tần

suất, vị trí nhiễm khuẩn, yếu tố nguy cơ, hậu quả, tác nhân gây bệnh và đề kháng
kháng sinh. Ngày nay sau hơn 30 năm những chương trình này đã được đưa vào
thực hành ở các bệnh viện thuốc Tây Bán Cầu và được công nhận là nhữn yếu tố
quan trọng để đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh [9].
Tại Việt Nam, NKBV đã có từ lâu nhưng phần lớn nhân viên y tế chưa nhận
thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này. Cho đến năm 1997, Bộ Y Tế chính
thức đưa NKBV vào trong quy chế bệnh viện và xây dựng chống nhiễm khuẩn
trong hệ thống tổ chức của bệnh viện [6], từ đó thực hành chống NKBV mới thực
sự được quan tâm. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác chống NKBV, đến năm
.


2000 Bộ Y Tế ra quy định thành lập Hội đồng chống NKBV và trưởng ban là Giám
Đốc hay Phó Giám Đốc nhằm làm cho công tác chống nhiễm khuẩn hiệu quả hơn.
Ngoài quy chế chống nhiễm khuẩn và xử lý chất thải, quy chế hoạt động khoa
chống nhiễm khuẩn trong quy chế bệnh viện, Bộ Y Tế còn ban hành các quy định
liên quan đến thực hành chống nhiễm khuẩn gồm có Quy chế quản lý chất thải
(1999) [8], tài liệu hướng dẫn quy trình chống NKBV (2003) [9], các tiêu chí về
hoạt động chống NKBV như thực hành, giám sát, huấn luyện được đưa vào thang
điểm đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm kể từ năm 2000.
1.1.2 Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện chung
Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn mắc phải xảy ra trong quá
trình điều trị tại bệnh viện, thường xuất hiện 48 giờ sau nhập viện [35].
Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến hồi sức cấp cứu là những NKBV xuất
hiện từ 48 giờ sau khi nhập vào khoa hồi sức cấp cứu và đến 48 sau khi rời khỏi
khoa hồi sức cấp cứu [55].
Nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí
WHO đã đưa ra một số định nghĩa cơ bản về các loại NKBV thường gặp để
giúp cho việc giám sát có thể thực hiện được ở những nơi khơng có đầy đủ các

phương tiện chẩn đốn phức tạp (bảng 1.1) [31].
Bảng 1. 1 Tiêu chuẩn cho giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện (WHO)
Loại NKBV
Tiêu chuẩn
Nhiễm khuẩn vết mổ Dịch tiết có mủ, áp-xe, hay viêm mơ tế bào tại vị trí phẫu
thuật trong vịng 1 tháng sau phẫu thuật
Nhiễm khuẩn tiết Cấy nước tiểu dương tính với số lượng vi khuẩn 10
niệu
cfu/ml, có kèm theo hay khơng có triệu chứng lâm sàng.
Viêm phổi bệnh viện Có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau đây trong q trình
nằm viện:

Ho

Đàm có mủ

Hình ảnh thâm nhiễm mới trên phim phổi phù hợp
với nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn nơi đặt Phản ứng viêm 2mm, hay dịch tiết mủ tại nơi đặt thông
thông mặt máu
Nhiễm khuẩn huyết
Sốt hay lạnh run với ít nhất một cấy máu dương tính
1.1.3 Chu trình nhiễm khuẩn bệnh viện
Mơi trường của các cơ sở y tế có thể là một nguồn gây nhiễm khuẩn bệnh
viện, đặc biệt là ở những người bệnh bị suy giảm miễn dịch. Sự phơi nhiễm của
người bệnh hoặc nhân viên y tế với các mầm bệnh có nguồn gốc từ mơi trường [(ví
dụ như Aspergillus spp. và Legionella spp.), những mầm bệnh lây truyền qua khơng
khí (ví dụ như lao phổi và thủy đậu) hoặc mầm bệnh lây truyền qua đường máu (ví
dụ như Viêm gan B (HBV) hoặc Viêm gan C (HCV)] có thể gây ra bệnh.


5

.


Sơ đồ 1. 1 Chu trình lây truyền bệnh
1.1.4 Các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện
Khi nằm viện bệnh nhân sẽ tiếp xúc với rất nhiều tác nhân gây bệnh, tuy
nhiên khơng phải bất kì sự tiếp xúc giữa bệnh nhân và vi sinh vật đều dẫn đến
NKBV. Khả năng tiếp xúc dẫn đến gây bệnh phụ thuộc vào đặc tính của tác nhân
gây bệnh bao gồm tính kháng kháng sinh, độc lực và số lượng chất gây nhiễm mà
bệnh nhân tiếp xúc. Trước khi người ta biết thực hiện các biện pháp vệ sinh cơ bản
trong bệnh viện và trước khi kháng sinh được sử dụng, hầu hết NKBV do vi khuẩn
có nguồn gốc từ bên ngồi (thực phẩm, khơng khí, hoại thư, uốn ván…) hay những
vi khuẩn bình thường khơng thường trú trên cơ thể bệnh nhân (bạch hầu, lao). Ngày
nay hầu hết NKBV được gây ra bởi vi khuẩn khá phổ biến, những tác nhân này ở
người bình thường khơng gây bệnh hay chỉ gây bệnh nhẹ, nhưng ở những bệnh
nhân nằm viện lại gây ra NKBV nặng (taphylococcus aureus, Staphylococcus
caogualase âm, Enterococci, Enterobacteriacae) [31].
Bảng 1. 2 Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa HSCC nhi các nước
Brasil Việt Nam
[23]
[15]
Gram âm
P.aeruginosa
E.coli
Enterobacter
Klebsiella
Acinetobacter


54,8
4,8
7,1
4,8
16,7
19,0

.

61,2
19,1
10,2
3,8
24,2
3,8

Ấn Độ
[61]

TCYTTG
[201]

Hoa Kỳ
[158]

Anh
[167]

75,1
16,4

17,2

60,5
7,9
12,2
5,5
22,8
6,0

56,0
13,1
6,2
8,8
4,8
2,0

36,3
14,3
2,4
2,3
2,4
2,7

34,5
6,0

(a)


Gram âm khác


7,2

20,1

12,2

Gram dương
23,8
21,0
21,5
35,5
35,2
55,6
S. aureus
11,9
12,7
11,2
16,3
12,3
17,8
CoNS
7,1
7,0
10,3
12,1
14,7
28,6
Enterococcus
4,8

1,3
1,7
6,6
3,6
Streptococcus
4,6
1,6
3,6
spp
Nấm
21,4
17,8
3,4
2,1
6,5
7,1
Số liệu về tác nhân gây NKBV tại các nước đang phát triển
Tác nhân gây NKBV chủ yếu là vi khuẩn và nấm [32, 41, 65, 69]. Virus chỉ
chiếm tỉ lệ nhỏ trong NKBV tại các khoa HSCC nhi ( 2,3-4,8% ) [49, 55]. Tác nhân
virus đa phần gây bệnh cảnh nhẹ, tuy nhiên có một số tác nhân gây bệnh cảnh rất
nặng có thể tử vong như virus gây hội chứng suy hô hấp cấp (SARS - severe acute
respiratory syndrome), hay do yếu tố cơ địa bệnh nhân như dùng thuốc ức chế miễn
dịch trở thành bệnh cảnh nặng như: thủy đậu, nhiễm cytomegalovirus. (bảng 1.2).
1.1.5 Các đường lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện
Đường ngoại sinh
Tác nhân ngoại sinh có thể gây NKBV qua 3 đường (bảng 1.3):

Đường khơng khí với hạt có kích thước > 5 µm: khoảng cách lây bệnh khơng
q 1m do hạt kích thước lớn khơng di chuyển xa.


Đường khơng khí với hạt có kích thước < 5 µm: các hạt có kích thước nhỏ do
đó tác nhân gây bệnh có thể phát tán đi đến những khoảng cách xa.

Đường tiếp xúc trực tiếp qua bàn tay hay gián tiếp qua các dụng cụ.
(a)

Bảng 1. 3 Đường lây truyền NKBV của các bệnh [52]
Bệnh lây truyền NKBV
Bệnh lây truyền đường không khớ vi ht cú kớch thc < 5 àm
ã
Si
ã
Thy u
ã
Lao

Bnh lây truyền bằng đường khơng khí với hạt có kích thc > 5 àm
ã
Nhim H. Influenzae, N.meningitidis, S.pneumococcus khỏng thuc
ã
Nhim bạch hầu họng, ho gà, dịch hạch thể phổi, Mycoplasma, viêm họng,
viêm phổi hay sốt tinh hồng nhiệt do liên cầu.

Nhiễm virus: Adenovirus, cúm, quai bị, Parvovirus, Rubella.
Bệnh lây truyền bằng đường tiếp xúc

Các nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm
khuẩn hơ hấp.

Nhiễm khuẩn đường ruột: Clostridium difficile, E.coli O157:H7, Shigella,

Rotavirus, viêm gan siêu vi A.
.







Nhiễm RSV, Parainfluenzae, Enterovirus.
Nhiễm khuẩn da: bạch hầu (da), Herpex simplex, chốc, áp-xe, viêm mơ tế
bào, chí rận. nhọt da do tụ cầu, hội chứng bong da tróc vảy do tụ cầu, zona.
Viêm kết mạc xuất huyết.
Sốt xuất huyết do virus (sốt Lassa hay virus Marburg).

Đường nội sinh
Tác nhân nội sinh có thể gây NKBV bằng hai cách:

Di chuyển đến vị trí khác như trong nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn huyết
do thông mạch máu và nhiễm khuẩn tiết niệu: vi khuẩn từ các vị trí khác di
chuyển đến các vết thương, đường tiết niệu, mạch máu và gây ra NKBV.

Tăng sinh tại chỗ do tổn thương mơ nhiều hay là do dùng kháng sinh quá
mức làm tăng sinh các vi khuẩn thường trú gây NKBV.
1.1.6 Yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện
Bệnh nhân khi nằm viện sẽ tiếp xúc với vi khuẩn bệnh viện thông qua bàn
tay nhân viên y tế, dụng cụ chăm sóc, các biện pháp can thiệp và mơi trường bệnh
viện (nước, khơng khí, dụng cụ, phòng ốc…), hay là từ những vi khuẩn nội sinh bên
trong cơ thể bệnh nhân khi nằm viện do hậu quả của bệnh lý, tác động của các điều
trị, hay các biện pháp can thiệp trở nên tăng sinh và phát triển trên cơ thể của bệnh

nhân. Khi bị lây nhiễm bởi các tác nhân lây bệnh trong bệnh viện, bệnh nhân vẫn có
thể chưa bị NKBV, tuy nhiên nếu có một số yếu tố cơ địa thuận lợi, một số can
thiệp và điều trị, hay do độc tính của ccas tác nhân gây bệnh ( số lượng xâm nhập
nhiều hay độc tính mạnh) sẽ trở thành mắc NKBV. Do đó việc tìm hiểu các yếu tố
gây nên NKBV rất quan trọng trong việc tiến hành các biện pháp kiếm soát NKBV
[31].
Bảng 1. 4 Yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
Yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện
Yếu tố cơ địa

Tình trạng dinh dưỡng

Tuổi < 1 tuổi hay > 60 tuổi

Suy giảm miễn dịch

Tình trạng bệnh nặng

Bệnh có sẵn ( bệnh phổi, tiểu đường, bệnh thận…)
Yếu tố liên quan đến q trình bệnh

Phẫu thuật

Bỏng

Chấn thương
Yếu tố can thiệp

Đặt nội khí quản


Thơng tĩnh mạch trung tâm

Lọc thận nhân tạo

Dẫn lưu phẫu thuật
(a)

.


Thơng dạ dày
Mở khí quản

Đặt thơng tiểu
Yếu tố liên quan đến điều trị

Truyền máu

Điều trị kháng sinh

Thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc dự phịng lt ứng xuất

Ni ăn tĩnh mạch

Tư thế nằm đầu phẳng

Thời gian điều trị kéo dài
Kết quả nghiên cứu trên 4500 bệnh nhân nhập HSCC tại Châu Âu của nhóm

nghiên cứu tần suất nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa HSCC của Châu Âu [41,
63].
1.1.7 Biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện
Mặc dầu NKBV có nhiều nguy cơ xảy ra khi bệnh nhân nằm viện như đã
trình bày ở trên, nhưng vẫn có thể phịng ngừa được nếu chúng ta tuân thủ các biện
pháp phòng chống nhiễm khuẩn thật tốt. Trong tổng quan về hiệu quả của các biện
pháp phòng ngừa NKBV, Harbarth đã ghi nhận rằng nếu thực hiện tốt các biện pháp
NKBV thì ít nhất 30% các NKBV có thể phịng ngừa được [38]. Phần trình bày sau
đây sẽ đề cập đến các biệp pháp phòng ngừa NKBV, gồm có các biện pháp chung
và các biện pháp cho từng loại NKBV thường gặp.
Những biện pháp chung phòng ngừa NKBV [27, 29, 31, 34, 43, 56, 58, 67]
Rửa tay
Mục tiêu của rửa tay là làm sạch các chât dơ bám vào bàn tay, và lấy đi các
vi khuẩn tạm thời bám vào bàn tay để làm giảm nguy cơ gây nhiễm khuẩn do bàn
tay. Rửa tay được tiến hành: trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân; trước khi thực
hiện thủ thuật xâm lấn; trước và sau khi chạm vào vết thương, ống thông tiểu, và
những ống thông khác; sau khi tiếp xúc với chất tiết, dịch cơ thể và máu; sau khi
tiếp xúc với bệnh nhân nghi ngờ có hiện tượng xâm nhập vi khuẩn những vi khuẩn
kháng thuốc; trước khi tiến hành phẫu thuật.
Có 3 loại rửa tay:
Rửa tay thường quy: với xà bông hay chà sát tay với dung dịch có cồn
Rửa tay vơ trùng: với xà bơng có dung dịch sát trùng hay chà sát tay với dung dịch
có chất sát trùng
Rửa tay phẫu thuật: 3-5 phút với dung dịch xà bơng có chất sát trùng
Vệ sinh cá nhân: móng tay cắt ngắn, sạch; tóc cắt ngắn, hay kẹp lên; râu
được tỉa ngắn và sạch.
Trang phục




(a)





.


Quần áo làm việc: áo choàng làm việc phải được may bằng chất liệu dễ giặt
và khử trùng. Áo choàng thay sau khi tiếp xúc với máu, dịch hay thấm mồ hôi quá
nhiều.
Giày: mang giày trong những khu vực vô trùng hay phịng phẫu thuật
Mũ: đội mũ trùm kín đầu tại phòng mổ, khu cách ly, khi thực hiện các thủ
thuật.
Khẩu trang: mang khẩu trang khi làm việc trong phòng mổ, chăm sóc bệnh
nhân suy giảm miễn dịch, thực hiện các thủ thuật xâm lấn, chăm sóc bệnh nhân có
bệnh lây truyền qua đường hơ hấp, đặt nội khí quản.
Găng: găng vô trùng phải được mang khi phẫu thuật, chăm sóc bệnh nhân bị
suy giảm miễn dịch, những thủ thuật xâm lấn. Găng sạch mang khi tiếp xúc với
bệnh nhân có bệnh lây nhiễm do tiếp xúc, khi tiếp xúc với niêm mạc, da khơng
ngun vẹn, chất tiết, máu.
Kính bảo vệ mắt: được đeo kkhi các thủ thuật có nguy cơ tạo ra khí dung hay
văng bắn các giọt lớn của máu, chất tiết, chất bài tiết hay dịch cơ thể.

Khử trùng
Khử trùng là lấy đi những tác nhân gây bệnh trên vật vô cơ nhưng không diệt
được bào tử, ngăn ngừa sự lan truyền bệnh giữa các bệnh nhân. Chất khử trùng phải
có khả năng diệt được tác nhân gây bệnh, có tính tẩy rửa, và hoạt động khơng phụ
thuộc vào số lượng vi khuẩn dộ cứng của nước, xà bông và các chất protein.

Tiệt trùng
Tiệt trùng là quá trình phá huỷ tất cả các vi sinh vật kể cả bào tử. Tiệt trùng
có thể bằng phương pháp hóa học ( khí ethylene oxide, paraacetic acid, H O ) hay
bằng phương pháp vật lý ( hấp ướt với hơi nước 121 C trong 30 phút hay hấp khô
với nhiệt độ 160 trong 120 phút). Tiệt trùng là bắt buộc đối với các dụng cụ đặt vào
những vị trí vơ trùng của cơ thể, cũng như tất cả các dịch và thuốc đưa vào cơ thể
bằng đường tiêm. Đối với những dụng cụ được tái sử dụng, tiệt trùng phải được tiến
hành sau khi rửa sạch để lấy hết những chất dơ.
Xử lý môi trường
Vệ sinh môi trường bệnh viện
Làm sạch khơng khí
Làm sạch nước
Xử lý đồ vải
Huấn luyện cho nhân viên y tế
Biện pháp giám sát
1.1.8 Những nghiên cứu liên quan
Trên thế giới
2

o

o

.

2


Một nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Zabol năm 2014 trên 170 y tá
cho kết quả 43% số người tham gia nghiên cứu có kiến thức kém, 42% có thực hành

trung bình và 37% có thái độ trung bình về nhiễm trùng bệnh viện. Có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và giới tính (r = 00,8; p = 0,02). Nghiên
cứu đã kết luận rằng kết quả cho thấy mức độ kiến thức kém của NKYT về NKBV,
nên đề xuất các khóa đào tạo về phịng ngừa và kiểm sốt NKBV để nâng cao kiến
thức và tổ chức các khóa thực hành để thực hành các nguyên tắc này [60].
Một nghiên cứu khác thực hiện trên đối tượng là sinh viên y khoa ở Shiraz.
Nghiên cứu đã chỉ ra 90% sinh viên đã không nhận được giáo dục về các biện pháp
phòng NKBV và 75% số người được hỏi muốn có thêm việc giảng dạy về các biện
pháp kiểm soát NKBV. Kiến thức, thái độ và thực hành trung bình của các biện
pháp kiểm soát NKBV lần lượt là 6,1 ± 1,5 (điểm tối đa là 9), 32,3 ± 3,5 (điểm tối
đa là 45) và 2,3 ± 1,6 (điểm tối đa là 9). Mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức và thái độ, kiến thức và thực hành, và thực hành và thái độ [24].
Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng thực hiện tại bệnh viện Vĩnh Long trên
đối tượng NVYT cho kết quả tỉ lệ NVYT có kiến thức kiểm soát NKBV là 78,8%.
Vệ sinh tay, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân và khử khuẩn/Tiệt khuẩn là 3
nội dung có tỉ lệ phần tram cao nhất (từ 90,2% tới 93,9%). Tỉ lệ NVYT thực hành
đúng vệ sinh tay trước khi tiếp xúc bệnh nhân là 29,1%, trước khi mang
găng:14,5%., sau khi tháo găng:18,4%, sau khi tiếp xúc các đồ vật trong buồng
bệnh là 14,3%. Tỉ lệ nhân viên y tế thực hành đúng về vệ sinh tay ở mức trung bình:
48,5%. Nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức sai là nguyên nhân chính dẫn tới thực hành
sai ở NVYT [21].
1.2. Chất thải y tế
1.2.1. Các khái niệm về chất thải y tế
Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ
sở y tế, từ các hoạt động khám bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, xét nghiệm
chẩn đốn, các hoạt động trong cơng tác phịng bệnh và các hoạt động nghiên cứu
đào tạo về y học” [70].
Khái niệm về chất thải rắn: “Chất thải rắn y tế là một loại chất thải rắn riêng
biệt và có nguy cơ cao gây rủi ro về môi trường và sức khỏe, nên cần đƣợc thu

gom, phân loại và tiêu hủy theo qui trình đặc biệt đảm bảo an tồn” [6].
1.2.2. Phân loại chất thải rắn y tế
Theo quy chế quản lý CTYT được Bộ Y tế quy định tại Quyết định
43/2007/QĐ-BYT ban hành ngày 30/11/2007, chất thải trong các cơ sở y tế được
chia thành 5 loại: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng
xạ, bình chứa áp suất và chất thải thơng thường.
Chất thải lây nhiễm
Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc
thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,
lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn
khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm
dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.

.


Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các
phòng xét nghiệm như bệnh phẩm và dụng cụđựng, dính bệnh phẩm.
Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
Chất thải hóa học nguy hại
Dược phẩm q hạn, kém phẩm chất khơng cịn khả năng sử dụng.
Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế, chất gây độc tế bào, gồm vỏ các
chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người
bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu
Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân
bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (vật liệu
tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đốn hình ảnh, xạ trị).
Chất thải phóng xạ

Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ
các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Bình chứa áp suất Bao
gồm bình đựng oxi, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, nổ khi
thiêu đốt.
Chất thải thông thường
Chất thải thông thường là chất thải khơng chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy
tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín.
Những chất thải này khơng dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
Chất thải phát sinh từ các cơng việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng các tơng, túi nilon, túi đựng phim.
Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
1.2.3. Quy trình quản lý chất thải y tế
Quy chế Quản lý chất thải y tế được ban hành theo quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế qui định:

Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất
thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải
chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản
phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm sốt chặt chẽ q trình thực
hành và phân loại chất thải chính xác.

Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản
phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.


Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.

Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là q trình phân loại, tập hợp, đóng gói
và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.

Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh,tới
nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.

.








Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu
giữ hoặc tiêu hủy.
Xử lý và tiêu hủy chất thải là q trình sử dụng các cơng nghệ nhằm làm mất
khả năng gây huy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường
[12].
Quy định về mã màu sắc các túi/thùng/hộp đựng chất thải y tế:
- Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.
- Màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ.
- Màu xanh đựng chất thải thơng thƣờng và các bình áp suất nhỏ.
- Màu trắng đựng chất thải tái chế [12].

Hình 1. 1 Sơ đồ phân loại chất thải y tế


Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 04 năm 2015 qui
định về Quản lý chất thải từ hoạt động y tế:

Chất thải từ hoạt động y tế (trừ nước thải được đưa vào hệ thống xử lý nước
thải của cơ sở y tế) phải được phân loại tại nguồn như sau:

Chất thải y tế nguy hại bao gồm: Chất thải lây nhiễm; chất thải nguy hại không
lây nhiễm (phân loại riêng theo danh mục và quy định về quản lý chất thải nguy hại
[18], chất thải phóng xạ.

Chất thải y tế thơng thường bao gồm: Chất thải rắn thông thường (kể cả chất
thải rắn sinh hoạt); sản phẩm thải lỏng khơng nguy hại.

Chất thải lây nhiễm phải được quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt với cấp độ cao
nhất trong các cơ sở y tế, bảo đảm không phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng đến
môi trường và sức khỏe con người.

.


Trường hợp để lẫn chất thải lây nhiễm vào chất thải rắn sinh hoạt, chất thải
thơng thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được quản lý theo quy định về chất thải
nguy hại.
1.2.4. Một số tác hại của chất thải y tế tới môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.2.4.1. Nguy cơ đối với sức khỏe
Tất cả các cá nhân phơi nhiễm với chất thải nguy hại, cả những người ở
trong hay ở ngồi bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn [57]. Các bệnh như thương
hàn, tả, hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) và viêm gan siêu vi B có thể lây
truyền thơng qua việc quản lý yếu kém của chất thải y tế nguy hại [25]. Năm 2000,

TCYTTG đã ước chừng có khoảng 23 triệu người đã bị phơi nhiễm với viêm gan
virus B, C và HIV trên toàn cầu do lây nhiễm qua những bơm kim tiêm tại các cơ sở
y tế [25]. Những ảnh hưởng mơi trường khác cũng có thể tìm thấy từ việc quản lý
kém chất thải y tế đó là vấn đề về ô nhiễm mùi, sự phát sinh ruồi, gián, sâu bọ, các
động vật gặm nhấm và nguy hiểm hơn là sự ô nhiễm nguồn nước ngầm và sự phát
triển của các loài sinh vật trong tự nhiên do việc chôn lấp chất thải y tế không đúng
quy chuẩn [44, 45].
1.2.4.2. Nguy cơ của chất thải lây nhiễm
Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể
thông qua nhiều đường: qua vết thương, vết cắt trên da; qua niêm mạc; qua đường
hô hấp; qua đường tiêu hóa. Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn kháng sinh và kháng
hóa chất khử trùng có thể liên quan đến thực trạng quản lý chất thải y tế khơng an
tồn. Vật sắc nhọn khơng chỉ gây ra vết thương trên da, mà còn gây nhiễm trùng vết
thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Thương tích do vật sắc nhọn là tai nạn thường gặp
nhất trong cơ sở y tế [25, 68]. Một khảo sát của Viện Y học lao động và môi trường
năm 2006 cho thấy 35% số nhân viên y tế bị thương tích do vật sắc nhọn trong vòng
6 tháng qua và 70% trong số họ bị thương tích do vật sắc nhọn trong sự nghiệp. Tổn
thương do vật sắc nhọn có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm
như HIV, HBV và HCV. Khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV nghề nghiệp
là thương tích do vật sắc nhọn và kim tiêm. Việc tái chế hoặc xử lý khơng an tồn
chất thải lây nhiễm, bao gồm cả nhựa và vật sắc nhọn có thể có tác động lâu dài tới
sức khỏe cộng đồng [15].
1.2.4.3. Nguy cơ của chất thải hóa học và dược phẩm
Nhiều hóa chất và dược phẩm sử dụng trong cơ sở y tế là chất nguy hại (ví
dụ chất gây độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc) nhưng thường ở
khối lượng thấp. Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu giữ, chất thải nguy hại
có thể bị rị thốt, đổ tràn. Việc rơi vãi chất thải lây nhiễm, đặc biệt là chất thải lây
nhiễm có nguy cơ cao có thể lan truyền bệnh trong bệnh viện, như có thể gây ra đợt
bùng phát nhiễm trùng bệnh viện trong nhân viên và bệnh nhân, hoặc gây ơ nhiễm
đất và nước [68].



.


1.2.4.4. Nguy cơ của chất thải gây độc tế bào và chất thải phóng xạ
Nhiều thuốc điều trị ung thư là các thuốc gây độc tế bào. Chúng có thể gây
kích thích hay gây tổn thương cục bộ trên da và mắt, cũng có thể gây chóng mặt,
buồn nơn, đauđầu hoặc viêm da. Nhân viên bệnh viện, đặc biệt là những người chịu
trách nhiệm thu gom chất thải, có thể phơi nhiễm với các thuốc điều trị ung thư qua
hít thở hoặc các hạt lơ lửng trong khơng khí, hấp thu qua da, tiêu hóa qua thực
phẩm vơ tình nhiễm bẩn với thuốc gây độc tế bào [68].
Nguy cơ của chất thải phóng xạ: cách thức và thời gian tiếp xúc với chất thải
phóng xạ quyết định những tác động đối với sức khỏe, từ đau đầu, chóng mặt, buồn
nơn cho đến các vấn đề đột biến gen trong dài hạn [68].
1.2.4.5. Nguy cơ đối với môi trường
Nguy cơ đối với mơi trường nước
Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải bệnh
viện. Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh. Chúng có thể chứa kim loại nặng,
phần lớn là thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang. Một
số dược phẩm, nếu xả thải mà khơng qua xử lý có thể gây nhiễm độc nguồn nước
cấp. Bên cạnh đó, việc xả thải bừa bãi chất thải lâm sàng, ví dụ xả chung chất thải
lây nhiễm vào chất thải thơng thường, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn
nước do làm tăng nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) [68].
Nguy cơ đối với mơi trường đất và khơng khí
Nguy cơ đối với mơi trường đất: Việc tiêu hủy khơng an tồn chất thải nguy
hại như tro lò đốt hay bùn của hệ thống xử lý nước thải, các chất gây ô nhiễm từ bãi
rác có khả năng rị rỉ hoặc thấm vào đất, nước, gây ơ nhiễm đất và nguồn nước và
có nguy cơảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng trong dài hạn [68].
Nguy cơ đối với mơi trường khơng khí: Ơ nhiễm khơng khí tăng lên khi phần

lớn chất thải nguy hại được thiêu đốt trong điều kiện không lý tưởng. Việc đốt chất
thải y tế đựng trong túi nilon PE, nhựa PVC, cùng với các loại dược phẩm, tạo ra
khí CO2, có thể có HCl và SO2. Trong q trình đốt các dẫn xuất halogen ở nhiệt độ
thấp, thường tạo ra hơi axit, như clohidric (HCl). Điều đó dẫn đến nguy cơ tạo
thành dioxin, một loại hóa chất vơ cùng độc hại, ngay cả ở nồng độ thấp. Các kim
loại nặng, như thủy ngân, có thể thải theo khí lị đốt. Những nguy cơ này tác động
tới hệ sinh thái và sức khỏe con người trong dài hạn [68].
1.2.5. Những nghiên cứu liên quan
Trên thế giới
Ở Ấn Độ, đã có nhiều nghiên cứu về quản lý CTYT được thực hiện trên đối
tượng sinh viên y, và hầu hết kết quả cho thấy, khơng phải tất cả các sinh viên y đều
có kiến thức đúng về phân loại CTRYT mặc dù hầu hết sinh viên đều đã nghe đến
CTYT [62]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Ukey Ujwala U và cộng sự thực
hiện năm 2010 ở Andhra Pradesh trên đối tượng sinh viên y và điều dưỡng chưa tốt
.


nghiệp có đến 62,80% sinh viên định nghĩa đúng CTYT [62]. Hay ở nghiên cứu của
P.Shakeer và cộng sự thực hiện ở Tirupati năm 2012 cho kết quả chỉ có 4,7% sinh
viên có kiến thức đúng về quản lý CTYT và có đến 42,5% sinh viên chưa có kiến
thức đầy đủ về phân loại và xử lý an toàn CTYT [42]. Một nghiên cứu khác trên
sinh viên ở Maharashtra, Ấn Độ của tác giả Rajiv Saini và cộng sự thực hiện năm
2010 cho kết quả: 59,23% sinh viên có kiến thức đúng về quản lý CTYT và 18,45%
sinh viên chưa nhận thức đúng khi thực hành quy trình quản lý CTYT [59].
Ở Brasil, nghiên cứu quản lý CTYT ở sinh viên điều dưỡng ở Rio Grande do
Sul của tác giả Gisele Loise Dias và cộng sự năm 2014, thực hiện trên 2 nhóm sinh
viên học kỳ thứ 5 và học kỳ thứ 7 cho thấy, chỉ có 8% sinh viên học kỳ thứ 5 có
kiến thức đầy đủ về phân loại CTYT, trong khi ở sinh viên học kỳ thứ 7 là 16%. Tỉ
lệ sinh viên có kiến thức đúng một phần về phân loại CTYT ở nhóm học kỳ thứ 5
và thứ 7 lần lượt là 48% và 71%. Cịn lại là những sinh viên khơng biết hoặc khơng

trả lời [30].
Tại Việt Nam
Nghiên cứu kiến thức – thái độ – thực hành của NVYT về công tác quản lý
và xử lý CTYT tại bệnh viện huyện Bến Lức, tỉnh Long An của tác giả Nguyễn
Triệu Hồng Anh thực hiện năm 2007 cho thấy chỉ có 42,71% nhân viên định nghĩa
đúng CTYT và 19,79% nhân viên có kiến thức đúng về phân loại CTYT, theo tác
giả đây là một con số thấp đáng được quan tâm [11].
Nghiên cứu Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của
NVYT bệnh viện đa khoa Đông Anh, Hà Nội năm 2011 của Hoàng Thị Thúy và
Phan Văn Tường cho thấy tỉ lệ NVYT biết đủ 5 nhóm chất thải là rất thấp; chỉ đạt
4,4%; hiểu biết về các mã màu sắc của túi đựng chất thải là 39,7% [10]; đánh giá về
thực hành chung phân loại CTRYT của NVYT, kết quả cho thấy có 82,4% NVYT
thực hành đúng, trong đó thực hành phân loại chất thải lây nhiễm, chất thải tái chế,
chất thải thơng thường, chất thải hóa học nguy hại, chất thải sắc nhọn là: 97,8%;
46,3%; 63,2%; 41,9%; 86,0%. Theo tác giả, tỉ lệ thực hành phân loại chất thải tái
chế và chất thải hóa học nguy hại là thấp nhất (<50%) do thực tế ở bệnh viện thực
hiện khảo sát có ít chất thải thuộc hai nhóm này, nên khi có thì nhân viên thường bỏ
chung vào các loại chất thải khác [16].
Trong khi đó, nghiên cứu tỉ lệ cán bộ quản lý xử lý đúng CTRYT và các yếu
tố liên quan tại các bệnh viện tỉnh Sóc Trăng năm 2014 của Lương Thị Thanh Thảo,
có đến 64,8% NVYT biết đủ 5 nhóm chất thải và 85,9% NVYT hiểu biết về mã
màu sắc của túi đựng chất thải [17].

.


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả

2.2

Thời gian địa điểm

2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Tháng 3 đến tháng 5 năm 2016
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Trường Đại học Y Dược TP.HCM
2.3

Đối tượng nghiên cứu

2.3.1 Dân số mục tiêu:
Sinh viên ngành bác sỹ đa khoa và bác sỹ y học phòng của Đại học Y
Dược TPHCM
2.3.2 Dân số chọn mẫu:
Sinh viên ngành bác sỹ đa khoa và bác sỹ y học phòng của Đại học Y
Dược TPHCM tại thời điểm nghiên cứu
2.4

Cỡ mẫu - phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Cỡ mẫu
Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ:

Trong đó:
n: Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu.
α: Là xác suất sai lầm loại 1 chọn α = 0,05 (Tương ứng với độ tin cậy là

95%).
Z: Trị số từ phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95% thì (z= 1,96).
d: Sai số cho phép (d = 0,04).
p: trị số ước đoán, dựa trên nghiên cứu “Nghiên cứu kiến thức, thực hành về
nhiễm khuẩn bệnh viện của nhân viên y tế tại các bệnh viên tỉnh Vĩnh Long
năm 2012”

.


×