Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về an toàn người bệnh sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 103 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------------

LÊ THỊ PHÚC DIỄM

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƢỠNG
VỀ AN TOÀN NGƢỜI BỆNH
SAU CHỤP HOẶC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------



LÊ THỊ PHÚC DIỄM

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƢỠNG
VỀ AN TOÀN NGƢỜI BỆNH
SAU CHỤP HOẶC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301

TS. NGUYỄN THƢỢNG NGHĨA
GS. JEANETTE MCNEILL

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................... 3
Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 3

CHƢƠNG 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3

1.1 Các định nghĩa trong nghiên cứu ....................................................................... 4
1.2 Tổng quan về an toàn người bệnh...................................................................... 5
1.3 Tổng quan về bệnh mạch vành .......................................................................... 6
1.3.1 Nguyên nhân của bệnh động mạch vành [5] ...............................................6
1.3.2 Triệu chứng bệnh động mạch vành [5] .......................................................7
1.3.3 Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành [5] .........................................7
1.3.4 Sinh bệnh học [5] ........................................................................................8
1.3.5 Dịch tễ học.................................................................................................11
1.3.6 Phương pháp chụp hoặc can thiệp động mạch vành qua da ......................12

1.4 Các nghiên cứu liên quan................................................................................. 18
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới......................................................................18
1.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................................20

1.5 Giới thiệu địa điểm lấy mẫu ............................................................................ 21
1.6 Vận dụng học thuyết điều dưỡng vào nghiên cứu ........................................... 22

.


.

1.6.1 Mơ hình học thuyết về nâng cao hành vi sức khỏe của Pender.................22
1.6.2 Áp dụng mơ hình học thuyết của Pender vào trong nghiên cứu ...............22
CHƢƠNG 2.


ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 26

2.1 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 26
2.2 Thời gian – địa điểm ........................................................................................ 26
2.3 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 26
2.3.1 Dân số mục tiêu .........................................................................................26
2.3.2 Dân số chọn mẫu .......................................................................................26
2.3.4 Cỡ mẫu: .....................................................................................................26
2.3.5 Kỹ thuật chọn mẫu.....................................................................................27
2.3.6 Tiêu chí chọn vào và loại ra ......................................................................27

2.4 Liệt kê và định nghĩa biến số ........................................................................... 28
2.4.1 Đặc tính nền của đối tượng nghiên cứu:....................................................28
2.4.2 Biến số độc lập trong nghiên cứu: .............................................................29

2.4.3 Biến số phụ thuộc (biến số kết cuộc) trong nghiên cứu:………………...36
2.5 Phương pháp xử lý dữ kiện .............................................................................. 37
2.6 Thu thập dữ kiện .............................................................................................. 37
2.6.1 Phương pháp thu thập dữ kiện ...................................................................37
2.6.2 Công cụ thu thập dữ kiện...........................................................................39

2.7 Kiểm soát sai lệch ............................................................................................ 40
2.7.1 Kiểm soát sai lệch lựa chọn .......................................................................40
2.7.2 Kiểm soát sai lệch thơng tin ......................................................................40

2.8 Phân tích dữ kiện ............................................................................................. 40

.



.

2.8.1 Thống kê mơ tả ..........................................................................................40
2.8.2 Thơng kê phân tích: ...................................................................................41

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu................................................................................ 41
2.9.1 Ảnh hưởng lên các đối tượng trong nghiên cứu ........................................41
2.9.2 Ảnh hưởng lên xã hội ................................................................................41
2.9.3 Xin phép và phê duyệt ...............................................................................42
CHƢƠNG 3.

KẾT QUẢ ..................................................................................... 43

3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu. ....................................... 44
3.2 Tỷ lệ và mức độ điều dưỡng có kiến thức tốt về an tồn người bệnh sau chụp/
can thiệp động mạch vành. .................................................................................... 49

3.2.1 Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt về từng lĩnh vực trong an toàn NB sau
chụp hoặc can thiệp động mạch vành .................................................................49

3.2.2 Tỷ lệ và mức độ điều dưỡng có kiến thức chung tốt về an tồn NB sau chụp
hoặc can thiệp động mạch vành .........................................................................51

3.3 Tỷ lệ và mức độ điều dưỡng có thực hành tốt về an toàn NB sau chụp hoặc can
thiệp động mạch vành. ........................................................................................... 52

3.3.1 Tỷ lệ điều dưỡng có thực hành tốt về các yếu tố an toàn NB sau chụp hoặc
can thiệp động mạch vành ..................................................................................52

3.3.2 Tỷ lệ và mức độ điều dưỡng có thực hành chung tốt về an tồn NB sau chụp

hoặc can thiệp động mạch vành .........................................................................52

3.4 Mối tương quan giữa kiến thức tốt và thực hành tốt của dưỡng tim mạch về an
toàn người bệnh sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành ................................... 55

3.4.1 Mối liên quan giữa kiến thức tốt về an toàn NB sau chụp hoặc can thiệp
động mạch vành với các đặc điểm nền ...............................................................55

3.4.2 Mối liên quan giữa thực hành tốt về an toàn người bệnh sau chụp hoặc can
thiệp động mạch vành với các đặc điểm nền ......................................................57

.


.

3.4.3 Mối liên quan giữa kiến thức tốt với thực hành tốt về an toàn người bệnh
sau chụp, can thiệp động mạch vành ..................................................................59
CHƢƠNG 4.

BÀN LUẬN................................................................................... 61

4.1 Kiến thức của điều dưỡng về an toàn người bệnh sau chụp hoặc can thiệp động
mạch vành .............................................................................................................. 61

4.2 Thực hành của điều dưỡng về an toàn người bệnh sau chụp hoặc can thiệp mạch
vành ........................................................................................................................ 64

4.3 Mối tương quan giữa kiến thức tốt và thực hành tốt của dưỡng tim mạch về an
toàn người bệnh sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành ................................... 67


4.3.1 Mối liên quan giữa kiến thức/thực hành của điều dưỡng với các đặc điểm
nền 67

4.3.2 Mối liên quan giữa kiến thức tốt với thực hành tốt về an toàn người bệnh
sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành ..........................................................69

4.4 Điểm mạnh, điểm hạn chế của nghiên cứu ...................................................... 70
4.4.1 Điểm mạnh của nghiên cứu .......................................................................70
4.4.2 Điểm hạn chế trong nghiên cứu.................................................................71

4.5 Tính mới và tính ứng dụng của nghiên cứu: .................................................... 71
4.5.1 Tính mới của nghiên cứu: ..........................................................................71
4.5.2 Tính ứng dụng của nghiên cứu: .................................................................71
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Phiếu đánh giá đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Phụ lục 2: Phiếu đánh giá kiến thức và thực hành của điều dưỡng về an toàn người
bệnh sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành
Phụ lục 3: Giấy đồng ý tham gia ngiên cứu

.


.

Phụ lục 4: Email xác nhận đồng ý cho phép sử dụng bộ câu hỏi từ tác giả Mariam
Feroze
Phụ lục 5: Hình ảnh thu thập số liệu


.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt về từng lĩnh vực trong an toàn NB sau
chụp hoặc can thiệp mạch vành (n= 167) .................................................................49
Bảng 3.2: Mức độ kiến thức chung tốt của điều dưỡng về an toàn NB sau chụp hoặc
can thiệp động mạch vành (n=167) ...........................................................................51
Bảng 3.3: Tỷ lệ kiến thức chung phân theo hai nhóm tốt và chưa tốt của điều dưỡng
về an toàn NB sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành (n=167) ...........................51
Bảng 3.4: Tỷ lệ điều dưỡng có thực hành tốt về an toàn NB sau chụp hoặc can thiệp
động mạch vành (n=167) ..........................................................................................52
Bảng 3.5: Mức độ thực hành chung tốt của điều dưỡng về an toàn NB sau chụp
hoặc can thiệp động mạch vành (n=167) ..................................................................54
Bảng 3.6: Tỷ lệ điều dưỡng có thực hành chung tốt về an tồn NB sau chụp hoặc
can thiệp động mạch vành (n= 167) ..........................................................................55
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa kiến thức tốt về an toàn NB sau chụp hoặc can thiệp
động mạch vành với các đặc điểm nền (n=167) .......................................................55
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa thực hành tốt về an toàn người bệnh sau chụp hoặc
can thiệp động mạch vành với các đặc điểm nền (n=167) ........................................57
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa kiến thức tốt với thực hành tốt về an toàn người bệnh
sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành (n= 167) ..................................................59

.


.


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ lệ giới tính của các đối tượng tham gia nghiên cứu (n=167) .............44
Biểu đồ 2: Tỷ lệ nhóm tuổi của các đối tượng tham gia nghiên cứu (n=167) ..........44
Biểu đồ 3: Tỷ lệ tình trạng hơn nhân của các đối tượng tham gia nghiên cứu
(n=167) ......................................................................................................................45
Biểu đồ 4: Tỷ lệ trình độ học vấn của các đối tượng tham gia nghiên cứu (n=167) 45
Biểu đồ 5: Tỷ lệ số năm kinh nghiệm trong ngành điều dưỡng của các đối tượng
(n=167) ......................................................................................................................46
Biểu đồ 6: Tỷ lệ số năm kinh nghiệm trong đơn vị tim mạch của các đối tượng
tham gia nghiên cứu (n=167) ....................................................................................47
Biểu đồ 7: Tỷ lệ khoa công tác của các đối tượng tham gia nghiên cứu (n=167).....48
Biểu đồ 8: Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt về an tồn NB sau chụp hoặc can thiệp
động mạch vành (n= 167) .........................................................................................50
Biểu đồ 9: Tỷ lệ điều dưỡng thực hành tốt về an toàn NB sau chụp hoặc can thiệp
mạch vành (n= 167) ..................................................................................................53
Biểu đồ 10 Mối tương quan giữa tổng điểm kiến thức và tổng điểm thực hành.......60
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Thể hiện tổn thương động mạch vành của 100 bệnh tử vong do nhồi máu
cơ tim cấp qua phẫu nghiệm tử thi ............................................................................10

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Can thiệp đặt stent động mạch vành ............................................................17

.


.

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Aortic

Van động mạch chủ

AV

Artery -veins (động mạch- tĩnh mạch)

BVCR

Bệnh viện Chợ Rẫy

BV ĐHYD

Bệnh viện Đại học Y Dược

CCU

Cardiac care unit (Hồi sức tim mạch)

ĐD

Điều dưỡng

ICU

Intensive Care Unit (Hồi sức tích cực)


LV

Left ventricular (Thất trái)

NB

Người bệnh

NMCT

Nhồi máu cơ tim

PCI

Percutaneous coronary intervention (can thiệp mạch vành)

RV

Right ventricular (Thất phải)

WHO

World Health Orgranization (Tổ chức y tế thế giới)

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực, khách
quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Lê Thị Phúc Diễm

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, theo WHO
mỗi năm có khoảng 17,5 triệu người chết do bệnh tim mạch và các trường hợp tử
vong do các biến chứng của nó chiếm khoảng 31% [54]. Năm 2016, ở Hoa Kỳ hàng
năm có hơn 1 triệu bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp, chưa thống kê các
trường hợp nhập viện do cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định [54]. Đến năm
2020, bệnh mạch vành có thể trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước
có thu nhập thấp đến trung bình [25]. Ở Việt Nam, bệnh tim mạch là gánh nặng bệnh
tật quan trọng nhất đối với nhóm tuổi từ 50 trở lên và gánh nặng bệnh tật do bệnh tim
mạch sẽ càng nặng nề vì sự thay đổi của cấu trúc dân số và tình hình phát triển kinh
tế xã hội hiện nay [8], [17], [20]. Số người bị mắc bệnh động mạch vành tăng lên
nhanh theo từng năm, cụ thể từ năm 1997 đến 2007 số bệnh nhân mắc bệnh động
mạch vành tăng từ 1,2% lên đến 24%, một con số đáng lo ngại [25], [26]. Bệnh động
mạch vành đang là một vấn đề quan trọng, với 250.000 trường hợp mới mắc mỗi năm
và đang có xu hướng gia tăng do việc già hoá của dân số[11].
Chụp động mạch vành là thủ thuật Can thiệp động mạch vành qua da
(Percutaneous Coronary Intervention - PCI) được xem như một chiến lược tái lưu
thông mạch máu hiệu quả của bệnh mạch vành[18]. Một thủ thuật để chẩn đốn, kiểm

tra tồn diện về hoạt động của tim và mạch máu. Số lượng thủ thuật PCI mỗi năm gia
tăng đáng kể do những ưu điểm của phương pháp này mang lại. Có khoảng 1,2 triệu
ca PCI được thực hiện mỗi năm ở Mỹ và khoảng 2 triệu ca /năm trên toàn thế giới,
số ca PCI tăng gấp 5 lần sau mỗi thập kỷ. Tuy nhiên không phải can thiệp xong là
giải quyết được tất cả, mà bệnh nhân cần phải được theo dõi điều trị [12], [25]. Một
số biến chứng xảy ra đối với bệnh nhân sau khi chụp hoặc can thiệp mạch vành được
chăm sóc và theo dõi khơng sát bao gồm: các biến chứng sớm (Tụt huyết áp đột ngột
khi chụp và can thiệp mạch vành, rối loạn nhịp, thủng mạch máu, nhiễm trùng, suy
tim, suy thận,…) và biến chứng muộn (Biến chứng cục máu đông, tái hẹp lại sau khi
đặt stent) [4].

.


.

An toàn người bệnh là giảm nguy cơ xảy ra bị tổn hại cho người bệnh trong
các hoạt động liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Điều dưỡng có vai trị rất quan trọng
trong việc chăm sóc của NB sau thủ thuật [43]. Vì vậy, để đảm bảo NB được chăm
sóc tốt và an tồn sau khi chụp hoặc can thiệp động mạch vành, điều dưỡng cần phải
có đủ kiến thức và thực hành tốt về việc chăm sóc NB sau chụp hoặc can thiệp động
mạch vành [40], [50]. Do đó, kiến thức và thực hành của điều dưỡng cần phải được
cung cấp đầy đủ và kiểm tra liên tục nhằm nâng cao kỹ năng chăm sóc, tư vấn sức
khỏe, nhận biết tình trạng nguy hiểm của NB và xử trí một cách nhanh chóng [31],
[34], [42], [52].
Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng về bệnh mạch vành,
các nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành trên người bệnh, đánh giá hiệu
quả điều trị bệnh mạch vành [15], [21], [24]. Năm 2019, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu
chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đốn và xử trí hội chứng mạch vành cấp”. Tuy nhiên
từ trước đến nay, Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào về kiến thức và thực hành

của điều dưỡng chăm sóc NB sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành được cơng bố
[5]. Nhằm góp phần tìm hiểu kiến thức và thực hành của điều dưỡng chuyên ngành
tim mạch về an toàn NB sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức và thực hành của điều dƣỡng về an tòan ngƣời
bệnh sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành”.

.


.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mức độ kiến thức tốt, thực hành tốt của điều dưỡng về an toàn người bệnh sau
chụp hoặc can thiệp động mạch vành là bao nhiêu? Có hay không mối liên quan kiến
thức tốt và thực hành tốt của điều dưỡng về an toàn người bệnh sau chụp hoặc can
thiệp động mạch vành?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá mức độ hiểu biết và thực hành của điều dưỡng về an toàn người bệnh
sau chụp mạch vành hoặc can thiệp mạch vành qua da và yếu tố liên quan
Mục tiêu cụ thể

1. Xác định tỷ lệ và mức độ kiến thức tốt của điều dưỡng về an toàn người bệnh
sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành .

2. Xác định tỷ lệ và mức độ thực hành tốt của điều dưỡng về an toàn người bệnh
sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành.

3. Xác định mối liên quan kiến thức tốt và thực hành tốt của điều dưỡng về an
toàn người bệnh sau chụp hoặc can thiệp động mạch vành.


.


.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Các định nghĩa trong nghiên cứu
 Điều dƣỡng: Điều dưỡng là ngành trực tiếp chăm sóc sức khỏe con người nên
việc có kiến thức và thực hành tốt để duy trì và nâng cao sức khỏe cho cộng
đồng là rất quan trọng và cần thiết [1], [2].

 Kiến thức: Là các thông tin, tài liệu, cơ sở lý luận và các kỹ năng khác nhau có
được thơng qua giáo dục và các trải nghiệm thực tế. Kiến thức thể hiện qua sự
hiểu biết về mặt lý thuyết và thực tế của một hay nhiều đối tượng về các sự vật,
hiện tượng. Mặc khác, kiến thức là một trạng thái nhận thức hoặc hiểu biết với
tâm trí có ý thức [49].

 Thực hành: là tần suất lặp đi lặp lại hoặc rèn luyện có hệ thống cho mục đích
đạt được kỹ năng hoặc thành thạo [49].

 Bệnh động mạch vành: Khi hẹp > 50% đường kính động mạch thượng tâm
mạch, tuy nhiên lúc nghỉ và lúc gắng sức có khác nhau được định nghĩa là bệnh
động mạch vành. Khi nghỉ ngơi động mạch vành hẹp >85%, khi gắng sức hẹp
>45% mới gây giảm tưới máu ở đoạn xa của động mạch vành bị hẹp (gây triệu
chứng đau ngực hay bất thường trên điện tâm đồ) [14]. Vì vậy điện tâm đồ lúc
nghỉ ngơi thơng thường không loại bỏ được bệnh động mạch vành mà phải thực
hiện các nghiệm pháp gắng sức để phát hiện tình trạng thiếu máu cơ tim có hay
khơng [6].


 Chụp động mạch vành là thủ thuật cơ bản và được sử dụng rất rộng rãi trong
các quy trình can thiệp về tim mạch với mục đích đánh giá tồn bộ hệ động
mạch vành về mặt hình thái. Chụp động mạch vành được tiến hành với việc sử
dụng các ống thông chuyên dụng để đưa thuốc cản quang vào trong lòng động
mạch vành, qua đó hiển thị hình ảnh của hệ động mạch vành trên màn hình tăng
sáng, dựa vào các hình ảnh này cho phép đánh giá những tổn thương của hệ
động mạch vành như hẹp, tắc, lóc tách, huyết khối [4].



Can thiệp động mạch vành qua da được hiểu là qua ống thông, luồn dây dẫn
(guidewire) qua tổn thương (hẹp, tắc), rồi đưa bóng và/hoặc stent lên để nong

.


.

rộng chỗ hẹp/tắc và đặt stent để lưu thơng lịng mạch. Can thiệp động mạch
vành đôi khi cũng đi kèm các thủ thuật đặc biệt khác như hút huyết khối, khoan
phá mảng xơ vữa [4].

 An toàn ngƣời bệnh: Theo WHO, an toàn người bệnh là giảm nguy cơ xảy ra
sự cố không cần thiết đến mức tối thiểu chấp nhận được trong q trình chăm
sóc và điều trị [55]. Những sự cố y khoa luôn tiềm ẩn và gây ra các biến cố bất
lợi đến sức khỏe NB từ khâu: Chẩn đoán, điều trị, can thiệp thủ thuật, phẫu thuật
đến theo dõi, chăm sóc sức khỏe đến việc bảo trì, vận hành và điều khiển các
trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật và công tác tổ chức, quản lý, trình độ chun
mơn của nhân viên y tế cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với NB [7].


1.2

Tổng quan về an toàn ngƣời bệnh
Theo WHO, an toàn NB trong chăm sóc sức khỏe nhân dân là điều rất quan

trọng và cần thiết. Tuy nhiên, NB có rất ít thơng tin về những rủi ro có thể gặp phải
trong q trình được chăm sóc sức khỏe và đặc biệt là cấp cứu. Hiện nay, các nghiên
cứu về sự cố y khoa tại bệnh viện đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và cả
Việt Nam. Năm 2013, chương trình an tồn cho bệnh nhân của WHO đã khởi xướng
dự án "chăm sóc chính - an tồn hơn" với mục tiêu thúc đẩy sự hiểu biết và kiến thức
về: những rủi ro cho bệnh nhân trong chăm sóc chính, mức độ và bản chất của tác hại
có thể phịng ngừa do thực hành khơng an tồn trong các cài đặt này, và các cơ chế
an toàn để bảo vệ bệnh nhân [30].
Chương trình an tồn cho NB được diễn ra vào tháng 2 năm 2012 với sự tham
gia của 18 quốc gia thành viên và sáu khu vực trên thế giới, cùng với các thành viên
cấp cao của WHO đã tập trung tại Geneva. Hội nghị đã có cuộc tham vấn của một số
chuyên gia hàng đầu thế giới về chăm sóc ban đầu, nghiên cứu về an tồn NB để
thành lập nhóm làm việc chun gia chăm sóc chính an tồn. Các chun gia cùng
nhau thảo luận về những bằng chứng có sẵn về những tổn hại và gánh nặng do lỗi và
sự hiểu biết hạn chế toàn cầu về cách can thiệp để cải thiện sự an tồn chăm sóc trong
các cơ sở chăm sóc chính bao gồm [30].

 Công nhận tầm quan trọng của chăm sóc chính khơng an tồn.

.


.


 Sẵn sàng làm việc như một mạng lưới xung quanh một chương trình nghị sự
chung, và chia sẻ các công cụ, dữ liệu và học tập.

 Hỗ trợ nhằm mục đích tích hợp đo lường cơ sở với cải thiện chất lượng trong
các cài đặt thu nhập thấp và trung bình.

 Xác định các lĩnh vực ưu tiên và lỗ hổng kiến thức quan trọng.
 Nhận thức được sự cần thiết phải tăng cường kiến thức cùng với các đề xuất
thiết thực để thu hẹp khoảng cách kiến thức lớn.
Các chuyên gia y tế thế giới đã nhận định: Thách thức hàng đầu trong lĩnh vực
y tế hiện nay là bảo đảm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn cho người
bệnh/khách hàng. Theo họ, bệnh viện khơng phải là nơi an tồn cho người bệnh như
mong muốn và điều này mâu thuẫn với chính sứ mệnh của bệnh viện là chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người [3].
Ngày nay, khoa học – kỹ thuật ngày càng tiến bộ, ngành y tế Việt Nam đã không
ngừng nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị cho nhiều người bệnh mắc các bệnh
hiểm nghèo, bệnh ác tính. Tuy nhiên, những năm gần đây, các sự cố y khoa không
mong muốn đã xảy ra tạo nên sự quan tâm theo dõi của toàn xã hội đối với ngành y
tế. Khi sự cố y khoa khơng mong muốn xảy ra, NB và gia đình NB phải trở thành nạn
nhân và phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề về kinh tế, xã hội thậm chí
phải trả giá bằng sức khỏe và cả tính mạng [7], [11]. Do đó, việc đảm bảo an tồn NB
cần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn nữa để bệnh viện thực hiện đúng chức
năng – nhiệm vụ của mình là đảm bảo sức khỏe cho mọi người [49].

1.3 Tổng quan về bệnh mạch vành
1.3.1 Nguyên nhân của bệnh động mạch vành [5].
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh động mạch vành là sự tích tụ của các mảng
xơ vữa hoặc các mảng xơ vữa bị vỡ bên trong thành động mạch nơi mà cung cấp máu
đến cơ tim. Khi con người hoạt động thể lực, cơ thể cần nhiều oxy hơn so với bình
thường do đó cơ tim cũng cần phải làm việc nhiều hơn bình thường. Nếu một nhánh

của động mạch bị hẹp thì vùng cơ tim tương ứng không được cấp máu đầy đủ dẫn
đến thiếu máu và thiếu oxy gây nên các cơn đau thắt ngực [14].

.


.

Thơng thường cơn đau thắt ngực có thể xảy ra khi động mạch vành bị hẹp trên
50% đường kính của lòng mạch [4], [14]. Nếu mảng xơ vữa bị vỡ ra có thể gây tắc
mạch đột ngột hay tạo thành cục huyết khối gây tắc mạch. Lúc này động mạch vành
bị tắc hoàn toàn gây ra NMCT cấp [14]
Một số nguyên nhân khác không phải do xơ vữa, chẳng hạn như chứng co thắt
mạch vành, viêm mạch (lupus ban đỏ, bất thường mạch máu bẩm sinh); bệnh van tim,
bệnh cơ tim phì đại dẫn đến suy vành cơ năng.

1.3.2 Triệu chứng bệnh động mạch vành [5].
Các triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành là: Đau thắt ngực, cảm giác đau
nhói, siết chặt, đè nặng ở lồng ngực. Cơn đau thường xuất hiện ở giữa hoặc bên lồng
ngực trái, sau đó lan đến các vùng khác của cơ thể như cổ, hàm, cánh tay, thượng vị
và lan ra sau lưng. Cơn đau thường xuất hiện nhanh và biến mất chỉ sau 10-30 giây
khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch vành[5], [14].
Cường độ cơn đau có thể rất nhẹ hoặc rất dữ dội, đau như “dao đâm” khi trường
hợp nhồi máu cơ tim xảy ra [5], [14]. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng thay đổi
tùy thuộc vào mức độ tắc/hẹp của mạch vành. Nếu đau thắt ngực tăng dần cường độ
và thời gian đau kéo dài hơn 15 phút hoặc không đáp ứng với thuốc giảm đau ngực
thì có thể là dấu hiệu cảnh báo của cơn NMCT.
Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng khó thở, mệt mỏi khi gắng sức, rối loạn
nhịp tim, đổ mồ hơi, chóng mặt thậm chí ngất xỉu khi động mạch vành bị tắc/hẹp.
Một số NB có dấu hiệu đau vùng thượng vị, dấu hiệu này cần chẩn đoán phân biệt

với đau dạ dày để phát hiện sớm và được điều trị can thiệp kịp thời để tránh tình trạng
dẫn đến nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim và đột tử [5], [14].

1.3.3 Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành [5], [27], [28]
Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành bao gồm:
Tuổi, giới tính: Nam từ 45 tuổi trở lên hoặc phụ nữ mãn kinh sớm mà không
được điều trị bổ sung nội tiết tố có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn so với
những người khác [19]. Nam có nguy cơ bị bệnh mạch vành hơn nữ và cao gấp 3-4
lần ở lứa tuổi trung niên[10].

.


.

- Hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp
- Giảm HDL, tăng LDL
- Tiền căn gia đình bị bệnh mạch vành
Các yếu tố nguy cơ về mặt sinh lý:

- Rối loạn chuyển hóa mỡ.
- Tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa đường.
- Thừa cân và các yếu tố đơng máu.
Các yếu tố nguy cơ về mặt hành vi:

- Chế độ ăn.
- Hút thuốc lá, uống rượu, lạm dụng chất heroin.
- Ít vận động thể lực.
Các yếu tố khác: dân tộc, kinh tế xã hội, tâm lý, yếu tố địa lý, khí hậu, thời tiết các
mùa trong năm cũng ảnh hưởng đến bệnh động mạch vành.


1.3.4 Sinh bệnh học [27]
Bệnh động mạnh vành là hậu quả của việc mất cân bằng cung cầu oxy cơ tim
do tưới máu không đủ gây ra thiếu máu cơ tim hay hoại tử cơ tim. Thất trái thường
tiêu thụ khoảng 75% lượng oxy do động mạch vành cung cấp, lưu lượng vành thường
hằng định do cơ chế tự điều chỉnh, trừ khi áp lực động mạch vành giảm xuống dưới
60 mmHg.
Tỷ lệ nhồi máu cơ tim cấp có tắc hoặc hẹp động mạch thượng tâm mạc chiếm
đến 90% và có hơn 90% sự hiện diện của mảng xơ vữa. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim
cấp khơng có xơ vữa động mạch vành (dựa vào chụp động mạch vành hoặc phẫu
nghiệm tử thi hoặc cả hai) tỷ lệ thấp hơn chiếm 4%- 7%.



Bệnh động mạch vành do nguyên nhân xơ vữa: chủ yếu là do xơ vữa động

mạch vành.



Bệnh động mạch vành không do nguyên nhân xơ vữa: ít xảy ra hơn
Bất thường bẩm sinh động mạch vành: bất thường lỗ xuất phát, bệnh 1 động

mạch vành, dó, teo lỗ xuất phát, …

.


.


Thuyên tắc: huyết khối, khối u, sùi, phẫu thuật tim, can thiệp mạch vành, van
nhân tạo, …
Bóc tách: động mạch vành, động mạch chủ.
Chấn thương: xuyên thấu, bầm dập, phẫu thuật, thông tim, …
Viêm động mạch: Takayasu, Kawasaki, bệnh hệ thống, giang mai, viêm nội
tâm mạc, Samonella, ký sinh trùng.
Rối loạn chuyển hóa: mucopolysarcharidoses (polysarcarit), thối hóa bột.
Tăng sinh lớp áo trong mạch vành: xạ trị, thay tim, nong mạch vành, cocaine,.
Chèn ép từ bên ngồi: phình động mạch chủ, K di căn, bệnh cầu cơ mạch vành.
Huyết khối không do mảng xơ vữa: tăng hồng cầu, tình trạng tăng động, tăng
tiểu cầu.
Lạm dụng thuốc: cocaine, amphetamines.
Mất cân bằng oxy cơ tim: hẹp van động mạch chủ, hạ huyết áp toàn thân, ngộ
độc carbon monoxibe, nhiễm độc giáp.
Bệnh động mạch vành nhỏ.
Bệnh cơ tim phì đại: thai hóa bột (amyloid), thay tim, bệnh thần kinh cơ, đái
tháo đường.
Động mạch vành bình thường.

.


0.

100 bệnh tử vong do
NMCT cấp

Động mạch vành bình
thƣờng


Hẹp nặng động mạch vành
95 bệnh nhân

5 bệnh nhân

5 bệnh nhân

90 bệnh nhân

Khơng có
Mảng xơ vữa

2 bệnh nhân



3 bệnh
nhân

Mảng xơ vữa

Co thắt

co thắt

77 bệnh nhân

13 bệnh nhân




Khơng Có

Cục huyết khối

Cục huyết khối

Khơng

Sơ đồ 1: Thể hiện tổn thương động mạch vành của 100 bệnh tử vong do nhồi
máu cơ tim cấp qua phẫu nghiệm tử thi
 Như vậy, nguyên nhân của động mạch vành hơn 90% liên quan đến xơ vữa động
mạch [6].

.


1.

Các hình thái lâm sàng của bệnh động mạch vành:
Hội chứng mạch vành cấp

 Nhồi máu cơ tim ST chênh lên
 Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên
 Đau thắt ngực không ổn định
Đau thắt ngực ổn định
Suy tim sung huyết
Đột tử do tim
Thiếu máu cơ tim yên lặng


1.3.5 Dịch tễ học
1.3.5.1 Thực trạng bệnh mạch vành trên thế giới
Theo báo cáo sức khoẻ toàn cầu của WHO (năm 1999), các bệnh liên quan
đến tim mạch gây ra gần 30% tổng số ca tử vong ở các nước có thu nhập thấp và
trung bình. Trong năm 2001 các chuyên gia dự đốn sẽ có 7 triệu ca tử vong do bệnh
mạch vành (bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ) trên toàn thế giới và phần lớn những ca
này tập trung ở các nước nghèo. Năm 2012, theo báo cáo của WHO, bệnh tim mạch
là nguyên nhân tử vong xếp vào hàng thứ 2 trên thế giới [53]. Theo thống kê của Hoa
Kỳ (năm 2016) hàng năm có hơn 1 triệu bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính. Ngoài
ra, số bệnh nhân nhập viện do cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định cao hơn
nhiều lần [54].
Đến năm 2020, bệnh mạch vành có thể trở thành nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở các nước có thu nhập thấp đến trung bình. Điều này được các chuyên gia
lý giải do các bệnh truyền nhiễm đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước và nguy cơ
bệnh mạch vành ngày càng tăng theo tuổi.

1.3.5.2 Thực trạng bệnh mạch vành ở Việt Nam
Tỷ lệ người dân Việt Nam mắc bệnh động mạch vành, tăng huyết áp và đái
tháo đường có xu hướng ngày càng tăng. Trong 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu ở
Việt Nam năm 2012 thì bệnh tim mạch xếp hàng thứ 1[32]. Đặt biệt, tỷ lệ người bệnh
dưới 50 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp tính đang có xu hướng tăng tương đối cao và

.


2.

nhanh[20]. Điều này được các chuyên gia y tế nhận định do người dân có lối sống
tĩnh tại: ít vận động, sử dụng các loại thức ăn giàu năng lượng (thức ăn nhanh), béo
phì, stress trong cơng việc, đặt biệt là tình trạng hút thuốc lá ở giới trẻ Việt Nam.

Ở Việt Nam, bệnh tim mạch là một trong những gánh nặng bệnh tật quan trọng
nhất đối với nhóm tuổi từ 50 trở lên [17], [20]. Bệnh mạch vành đang là gánh nặng
bệnh tật quan trọng với 250.000 trường hợp mới mắc mỗi năm và đang trên chiều
hướng gia tăng do việc lão hoá của dân số. Gánh nặng bệnh tật này sẽ ảnh hưởng
nặng nề đến sự thay đổi của cấu trúc dân số và tình hình phát triển kinh tế xã hội[8].
Năm 1997 có 1,2% số bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành, đến năm 2003 là 12%
và năm 2007 tăng lên đến 24% một con số đáng báo động [26] và số người bị mắc
bệnh động mạch vành được dự đốn sẽ tăng lên nhanh chóng trong những năm tiếp
theo.

1.3.6 Phƣơng pháp chụp hoặc can thiệp động mạch vành qua da

1.3.6.1 Phƣơng pháp chụp động mạch vành [4]
 Chỉ định chụp động mạch vành [4]
1. Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên.
2. Đau ngực khơng ổn định và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên.
3. Đau thắt ngực ổn định: chụp động mạch vành nhằm xét can thiệp khi các thăm
dị khơng xâm lấn thấy nguy cơ cao hoặc vùng thiếu máu cơ tim rộng, hoặc người
bệnh đã được điều trị tối ưu nội khoa khơng khống chế được triệu chứng.

4. Có thể chỉ định ở những người bệnh nghi ngờ có bệnh mạch vành hoặc đã biết
trước có bệnh mạch vành.

5. Chụp động mạch vành kiểm tra trước phẫu thuật tim, mạch máu lớn ở người
lớn tuổi (nam > 45; nữ > 50).

6. Chụp động mạch vành kiểm tra trước những phẫu thuật không phải tim mạch ở
những người bệnh nghi ngờ bệnh mạch vành.

7. Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoài bệnh viện.

8. Đau ngực tái phát sau can thiệp động mạch vành hoặc sau phẫu thuật làm cầu
nối chủ-vành.

.


3.

9. Suy tim không rõ nguyên nhân.
10. Chụp động mạch vành kiểm tra những bất thường động mạch vành được phát
hiện trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành.

11. Những người bệnh có rối loạn nhịp nguy hiểm (nhịp nhanh thất, block nhĩthất,...).

12. Một số trường hợp đặc biệt khác (nghề nghiệp, lối sống nguy cơ cơ cao; kết
hợp thăm dò khác,…).

 Chống chỉ định chụp động mạch vành [4]
Gần như khơng có chống chỉ định tuyệt đối với chụp động mạch vành, chỉ lưu ý
những chống chỉ định tương đối như: Người bệnh trong tình trạng nhiễm khuẩn
nặng.

 Các bƣớc tiến hành thủ thuật chụp động mạch vành [4]
Chụp động mạch vành qua đƣờng động mạch quay [4]
Bơm nước muối sinh lý có pha sẵn heparin ống thông (catheter) chụp, lau
dây dẫn bằng gạc tẩm nước muối pha heparin. Luồn dây dẫn vào trong lòng
catheter chụp. Kết nối đường cản quang vào manifold, đảm bảo không có khí tồn
tại trong đường cản quang. Chọc động mạch quay, luồn Introducer Sheath vào
động mạch quay, tráng rửa Sheath bằng nước muối sinh lý pha heparin. Bơm 100200 microgam Nitroglycerin vào động mạch qua ống sheath để hạn chế co thắt
động mạch quay. Bơm 5000 đơn vị heparin vào động mạch qua sheath. Có thể

dùng thêm 100 µg verapamil. Đẩy dây dẫn và catheter đồng thời qua động mạch
quay cho tới gốc động mạch chủ. Lưu ý: luôn đẩy dây dẫn trước và catheter theo
sau. Rút dây dẫn, lưu lại catheter. Kết nối catheter với hệ thống chac ba manifold,
thực hiện quy trình để đảm bảo khơng có khơng khí trong catheter và hệ thống
chạc ba manifold. Thiết lập chế độ máy chụp mạch: tốc độ chụp 15 khung
hình/giây. Cỡ bóng 7 inches (18 cm). Có thể thay đổi tuỳ thuộc thủ thuật viên.
Chụp chọn lọc động mạch vành, xoay catheter để đầu catheter vào thân chung
động mạch vành trái. Tiến hành chụp chọn lọc động mạch vành trái, lượng thuốc
cản quang cho mỗi lần chụp từ 6-10 ml. Xoay catheter sang xoang vành phải và

.


4.

chọn lọc vào động mạch vành phải. Chụp chọn lọc động mạch vành phải, lượng
thuốc cả quang cho mỗi lần chụp từ 4-6 ml.
Chụp động mạch vành qua đƣờng động mạch đùi
Bơm rửa catheter chụp và dây dẫn, luồn dây dẫn vào trong lòng catheter chụp.
Kết nối đường cản quang vào manifold, đảm bảo khơng có khí tồn tại trong đường
cản quang. Mở đường vào động mạch đùi. Đẩy dây dẫn và catheter chụp động
mạch vành qua động mạch đùi cho tới gốc động mạch chủ. Lưu ý: luôn đẩy
guidewire đi trước và catheter theo sau. Thận trọng tránh để guidewire đi lên động
mạch cảnh.
Rút dây dẫn, lưu lại catheter. Kết nối catheter với hệ thống manifold, thực hiện
quy trình để đảm bảo khơng có khơng khí trong catheter và hệ thống manifold.
Chụp chọn lọc động mạch vành trái và phải tương tự quy trình chụp qua đường
động mạch quay. Lượng thuốc cản quang tương tự như chụp qua động mạch quay.

1.3.6.2 Phƣơng pháp can thiệp động mạch vành [4]



Chỉ định can thiệp động mạch vành [4]



Đau thắt ngực ổn định mà không khống chế được dù đã điều trị nội khoa tối
ưu.



Đau thắt ngực ổn định, có bằng chứng của tình trạng thiếu máu cơ tim (nghiệm
pháp gắng sức dương tính hoặc xạ hình tưới máu cơ tim dương tính) và tổn
thương ở động mạch vành cấp máu cho một vùng lớn cơ tim.



Đau ngực không ổn định/nhồi máu cơ tim cấp khơng có ST chênh lên mà phân
tầng nguy cơ cao.



Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên.



Đau thắt ngực xuất hiện sau khi phẫu thuật làm cầu nối chủ vành.




Có triệu chứng của tái hẹp mạch vành sau can thiệp động mạch vành qua da,…



Chống chỉ định can thiệp động mạch vành [4]



Tổn thương khơng thích hợp cho can thiệp (ví dụ: tổn thương nặng lan tỏa, tổn
thương nhiều thân mạch vành, tổn thương đoạn xa,...).

.


×