Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của cây nghể bụi (polygonum posumbu buch ham ex d don)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.98 MB, 221 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VIỆT DŨNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
HƯỚNG TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA CÂY NGHỂ BỤI

(Polygonum posumbu Buch.-Ham. ex D. Don)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VIỆT DŨNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
HƯỚNG TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA CÂY NGHỂ BỤI

(Polygonum posumbu Buch.-Ham. ex D. Don)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành Dược liệu – Dược học cổ truyền
Mã số: 8720206

Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ VĂN LẸO

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bớ
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Nguyễn Việt Dũng


TĨM TẮT
Luận văn thạc sĩ – Khóa 2018-2020
Ngành: Dược liệu - Dược cổ truyền – Mã số: 8720206
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƯỚNG TÁC DỤNG
CHỐNG OXY HÓA CỦA CÂY NGHỂ BỤI
(Polygonum posumbu Buch.-Ham. ex D. Don)
Nguyễn Việt Dũng
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Văn Lẹo
Mở đầu và đặt vấn đề
Cây Nghể bụi (Polygonum posumbu) thường mọc nơi đất ẩm ven rừng, ven śi, bờ sơng
ngịi, mương rạch, ruộng bỏ hoang, phân bố nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Tại
Vân Nam Trung Quốc, người ta dùng toàn cây để trị lỵ, viêm dạ dày, ruột, tiêu chảy, phong
thấp, đau xương khớp, rắn cắn, mẩn ngứa ngoài da. Ở Việt Nam chưa có tài liệu ghi chép về

kinh nghiệm sử dụng trong dân gian cũng như chưa có những cơng trình nghiên cứu về thành
phần hóa học và tác dụng sinh học của cây này. Đó là lý do thực hiện đề tài: Nghiên cứu
thành phần hóa học hướng tác dụng chớng oxy hóa của cây Nghể bụi (Polygonum posumbu
Buch.-Ham. ex D. Don).
Đối tượng
Toàn cây Polygonum posumbu thu hái tại Quảng Nam vào tháng 3 năm 2019.
Phương pháp nghiên cứu
Sàng lọc tác dụng chớng oxy hóa của các phân đoạn bằng thử nghiệm DPPH. Sử dụng các
phương pháp chiết ngấm kiệt, chiết phân bố lỏng lỏng , sắc ký cột chân không, sắc ký cột cổ
điển và các phương pháp tinh chế khác để phân lập các hợp chất tinh khiết từ các phân đoạn
có hoạt tính chớng oxy hóa mạnh. Xác định cấu trúc dựa vào phổ MS và NMR.
Kết quả và bàn luận
Hoạt tính chớng oxy hóa của các cao giảm dần theo thứ tự sau: cao ethyl acetat (87,3%) >
cao cồn 80% (65,7%) > cao cloroform (44,9%) > cao nước (14,2%) > cao n-hexan (12,1%).
Bột dược liệu (6,5 kg) chiết ngấm kiệt với cồn 80%, cô thu hồi thu được 3,7 L cao cồn lỏng.
Chiết phân bớ lỏng lỏng với các dung mơi có độ phân cực tăng dần, loại dung môi thu được
cao n-hexan (1,7 g), cao cloroform (18,2 g), cao ethyl acetat (149,7 g) và cao nước (468,3 g).
Từ 18,2 g cao cloroform thu được 1 hợp chất (acid 3,3’-di-O-methylellagic). 60 g cao ethyl
acetat bằng kỹ thuật VLC, sephadex, kết tinh phân đoạn thu được 9 chất tinh khiết đó là:
rhamnazin, isorhamnetin, quercetin, acid succinic, acid gallic, myricetin, distichin, quercitrin,
catechin. Xác định IC50 của 8 hợp chất và so sánh với vitamin C, kết quả HTCO giảm dần như
sau: acid gallic (9,28 µM) > quercetin (11,09 µM) > myricetin (12,33 µM) > quercitrin (15,36
µM) > vitamin C (25,5 µM) > isorhamnetin (30,12) > rhamnazin (36,67 µM) > acid 3,3’-diO-methylellagic (108,6 µM).
Kết luận
1 hợp chất từ phân đoạn cloroform và 9 hợp chất từ cao ethyl acetat đã được phân lập. Trong
đó acid 3,3’-di-O-methylellagic, rhamnazin, isorhamnetin, myricetin, distichin, quercitrin,
catechin lần đầu tiên được phân lập trong loài P. posmbu, distichin lần đầu tiên được phân
lập trong chi Polygonum. Quercetin, acid gallic, myricetin, quercitrin đều thể hiện hoạt tính
mạnh hơn so với vitamin C (tính theo µM) trên thử nghiệm DPPH; rhamnazin, isorhamnetin,
catechin có khả năng chớng oxy hóa gần tương đương với vitamin C; acid 3,3’-di-O-



methylellagic thể hiện hoạt tính yếu hơn so với vitamin C khoảng 4 lần và acid succinic
không thể hiện HTCO.


ABSTRACT
Master’s thesis – Academic course: 2018 – 2020
Speciality: Pharmacognosy – Traditional Pharmacy
Speciality code: 8720206
BIOACTIVITY-GUIDED ISOLATION OF ANTIOXIDANT
CONSTITUENTS FROM THE AERIAL PARTS OF POLYGONUM
POSUMBU BUCH.-HAM. EX D. DON
Nguyen Viet Dung
Supervisors: Dr. Vo Van Leo
Introduction
Polygonum posumbu often grows in moist soil, rivers, canals, abandoned fields and
is widely distributed in China, India and Vietnam. In Yunnan China, people use the
aerial parts to treat dysentery, gastritis, intestinal inflammation, diarrhea, rheumatism,
osteoarthritis, snakebites, skin rashes. In Vietnam, there are no records of experience
and no studies on the chemical composition and biological acitivity of this plant. As
a result, our aim in this rearch is to isolate compounds for the antioxidant activity of
Polygonum posumbu.
Materials
The aerial parts of P. posumbu were collected in Quang Nam, in March, 2019.
Methods
In-vitro screening of fractions and isolated compounds for the antioxidant activity on
DPPH assay.
Distribution of liquid-liquid extraction, vaccum liquid chromatography, silica column
chromatography and other refined methods for the isolated compounds and fractions

have strong antioxidant activity.
Structure elucidation was based on NMR and MS method.
Results and discussion
The antioxidant activities of fractions decrease in order: ethyl acetat fraction (87,3%),
ethanol 80% (65,7%), chloroform fraction (44,9 %), water fraction (14,2%), n-hexan
fraction (12,1%). Dried whole plant of P. posumbu (6.5 kg) was extracted with 80%
ethanol to obtain 3,7 L of ethanol extract. The extract was diluted with water and
distributed with solvents to obtain 4 fractions: n-hexan (1,7 g), chloroform (18,2 g) and
ethyl acetate (149,7 g) and water fraction (468,3 g).
From 18.2 g of chloroform fraction obtained 1 compound (3,3’-di-O-methylellagic acid).
From ethyl acetate fraction, by vacuum liquid chromatography and sephadex column, 9
compounds were obtained: rhamnazin, isorhamnetin, quercetin, acid succinic, gallic
acid, myricetin, distichin, quercitrin and catechin. Determination of IC50 of 8
compounds and comparison with vitamin C, the results of the antioxidant activity were
as follows: gallic acid (9,28 µM) > quercetin (11,09 µM) > myricetin (12,33 µM) >


quercitrin (15,36 µM) > vitamin C (25,5 µM) > isorhamnetin (30,12) > rhamnazin
(36,67 µM) > acid 3,3’-di-O-methylellagic (108,6 µM).
Conclutions
One compound from the chloroform fraction and 9 compounds from the ethyl acetat
fraction were isolated. In which, 3.3’-di-O-methylellagic acid, rhamnazin,
isorhamnetin, myricetin, distichin, quercitrin, catechin were isolated for the first time
from P. posumbu, distichin was isolated for the first time in the genus Polygonum.
Quercetin, gallic acid, myricetin, and quercitrin showed stronger antioxidant activity
than vitamin C (µM) in the DPPH assay; rhamnazin, isorhamnetin, catechin have
antioxidant capacity equivalent to vitamin C; 3,3’-di-O-methylellagic acid exhibited
approximately 4 times weaker than vitamin C and succinic acid did not exhibit
antioxidant capacity.



MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ vi
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 3
TỔNG QUAN VỀ CHI POLYGONUM ..................................................................... 3
1.1.1. Thực vật học chi Polygonum ................................................................................ 3
1.1.2. Thành phần hóa học ............................................................................................. 5
1.1.3. Tác dụng dược lý các loài thuộc chi Polygonum ............................................... 16
TỔNG QUAN VỀ LOÀI POLYGONUM POSUMBU ............................................. 24
1.2.1. Thực vật học ....................................................................................................... 24
1.2.2. Thành phần hóa học ........................................................................................... 26
1.2.3. Tác dụng dược lý ................................................................................................ 26
1.2.4. Công dụng trong y học cổ truyền ....................................................................... 27
TỔNG QUAN VỀ GỐC TỰ DO, CHẤT CHỐNG OXY HÓA VÀ PHƯƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HĨA ............................................................. 28
1.3.1. Gớc tự do ............................................................................................................ 28
1.3.2. Chất chớng oxy hóa và flavonoid ....................................................................... 31
1.3.3. Một sớ phương pháp đánh giá hoạt tính chớng oxy hóa. ................................... 33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 37

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 37
2.1.1. Nguyên liệu ........................................................................................................ 37
2.1.2. Dung mơi, hóa chất ............................................................................................ 37
2.1.3. Trang thiết bị nghiên cứu ................................................................................... 38


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 38
2.2.1. Nghiên cứu thực vật học .................................................................................... 38
2.2.2. Thử độ tinh khiết ................................................................................................ 38


2.2.3. Định danh dược liệu bằng phương pháp giải trình tự ADN ............................... 39
2.2.4. Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học .................................................................... 39
2.2.5. Xác định hàm lượng chất chiết được.................................................................. 39
2.2.6. Chiết xuất và tách phân đoạn bằng phân bố lỏng - lỏng .................................... 39
2.2.7. Phân lập chất tinh khiết theo định hướng chớng oxy hóa .................................. 40
2.2.8. Kiểm tra độ tinh khiết......................................................................................... 40
2.2.9. Xác định cấu trúc các chất phân lập được .......................................................... 40
2.2.10. Thử tác dụng chống oxy hố trên mơ hình DPPH ........................................... 41
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 45

KHẢO SÁT THỰC VẬT HỌC ................................................................................ 45
3.1.1. Định danh bằng phương pháp giải trình tự ADN ............................................... 45
3.1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................................. 45
3.1.3. Đặc điểm vi phẫu................................................................................................ 46
THỬ TINH KHIẾT .................................................................................................. 51
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT CHIẾT ĐƯỢC ................................................ 52
NGHIÊN CỨU HÓA HỌC ...................................................................................... 52
3.4.1. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật ............................................................ 52
3.4.2. Sàng lọc hoạt tính chớng oxy hóa từ các phân đoạn của cây nghể bụi .............. 55
3.4.3. Chiết xuất và tách phân đoạn bằng phân bố lỏng – lỏng.................................... 56
3.4.4. Phân tách các phân đoạn từ cao EtOAc ............................................................. 59
3.4.5. Phân lập các hợp chất và kiểm tra độ tinh khiết từ cao phân đoạn .................... 64
3.4.6. Xác định cấu trúc các chất phân lập được .......................................................... 75

ĐÁNH GIÁ HTCO CỦA CÁC CHẤT TINH KHIẾT ............................................. 92

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN................................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 102
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 109


i

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một sớ lồi trong chi Polygonum .......................................................................... 4
Bảng 1.2. Flavonoid trong các loài thuộc chi Polygonum ..................................................... 6
Bảng 1.3. Các hợp chất quinon có trong chi Polygonum....................................................... 9
Bảng 1.4. Các hợp chất stilben trong chi Polygonum .......................................................... 11
Bảng 1.5. Triterpenoid và steroid trong chi Polygonum ...................................................... 12
Bảng 1.6. Phenyl propanoid và lignan trong chi Polygonum .............................................. 13
Bảng 1.7. Một số thành phần khác trong chi Polygonum .................................................... 14
Bảng 1.8. Các hợp chất có chứa oxygen và nitrogen hoạt động (ROS và RNS) ................. 28
Bảng 2.9. Pha mẫu đo trong đĩa 96 giếng ............................................................................ 42
Bảng 3.10. Mức độ tương đồng của hai mẫu khi BLAST trên NCBI ................................. 45
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra độ tinh khiết dược liệu P. posumbu ....................................... 51
Bảng 3.12. Kết quả xác định hàm lượng chất chiết được của P. posumbu.......................... 52
Bảng 3.13. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật .............................................. 53
Bảng 3.14. HTCO của các cao phân đoạn bằng phương pháp đo quang............................. 55
Bảng 3.15. Kết quả thử HTCO của các cao phân đoạn ....................................................... 58
Bảng 3.16. Các phân đoạn thu được từ cột VLC cao E ....................................................... 60
Bảng 3.17. Kết quả thử nghiệm HTCO của cao cao phân đoạn từ cột VLC ....................... 63
Bảng 3.18. Các phân đoạn chạy sephadex tủa E5T ............................................................. 68
Bảng 3.19. Các phân đoạn thu được từ sephadex phân đoạn E8 ......................................... 72
Bảng 3.20. Bảng so sánh phổ NMR của PPC1 và acid 3,3’-di-O-methylellagic ................ 75
Bảng 3.21. Bảng so sánh phổ NMR của PPE1 và rhamnazin ............................................. 77

Bảng 3.22. Bảng so sánh phổ NMR của PPE2 và isorhamnetin ......................................... 78
Bảng 3.23. Bảng so sánh phổ NMR của PPE3 và quercetin ............................................... 80
Bảng 3.24. Dữ liệu phổ NMR của PPE4 ............................................................................. 81
Bảng 3.25. Bảng so sánh phổ NMR của PPE5 và acid gallic .............................................. 82
Bảng 3.26. Bảng so sánh phổ NMR của PPE6 và myricetin ............................................... 84
Bảng 3.27. Bảng so sánh phổ NMR của PPE7 và distichin................................................. 86
Bảng 3.28. Bảng so sánh phổ NMR của PP11 và quercitrin ............................................... 88
Bảng 3.29. Bảng so sánh phổ NMR của PP12 và catechin ................................................. 90
Bảng 3.30. Kết quả đo HTCO, xác định IC50 của vitamin C ............................................... 92
Bảng 3.31. Kết quả đo HTCO, xác định IC50 của PPC1...................................................... 92


Bảng 3.32. Kết quả đo HTCO, xác định IC50 của PPE1 ...................................................... 93
Bảng 3.33. Kết quả đo HTCO, xác định IC50 của PPE2 ...................................................... 93
Bảng 3.34. Kết quả đo HTCO, xác định IC50 của PPE3 ...................................................... 93
Bảng 3.35. Kết quả đo HTCO, xác định IC50 của PPE4 ...................................................... 94
Bảng 3.36. Kết quả đo HTCO, xác định IC50 của PPE5 ...................................................... 94
Bảng 3.37. Kết quả đo HTCO, xác định IC50 của PPE6 ...................................................... 94
Bảng 3.38. Kết quả đo HTCO, xác định IC50 của PPE11 .................................................... 95
Bảng 3.39. Kết quả đo HTCO, xác định IC50 của PPE12 .................................................... 95

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Một sớ cấu trúc flavonoid trong chi Polygonum.................................................... 9
Hình 1.2. Một sớ cấu trúc stilben trong chi Polygonum ...................................................... 12
Hình 1.3. Cây Nghể bụi (Polygonum posumbu Buch.-Ham. ex D. Don) ............................ 25
Hình 1.4. Một sớ hợp chất flavonoid trong lồi P. posumbu ............................................... 26
Hình 2.5. Sơ đồ chuẩn bị mẫu nghiên cứu ........................................................................... 41
Hình 2.6. Bớ trí thí nghiệm trên đĩa 96 giếng ...................................................................... 43
Hình 3.7. Đặc điểm hình thái cây Nghể bụi......................................................................... 45
Hình 3.8. Vi phẫu thân cây nghể bụi ................................................................................... 46

Hình 3.9. Sơ đồ cấu tạo thân ................................................................................................ 46
Hình 3.10. Vi phẫu chi tiết thân ........................................................................................... 47
Hình 3.11. Vi phẫu lá ........................................................................................................... 48
Hình 3.12. Sơ đồ cấu tạo lá .................................................................................................. 48
Hình 3.13. Vi phẫu chi tiết gân giữa lá ................................................................................ 49
Hình 3.14. Vi phẫu chi tiết phiến lá ..................................................................................... 50
Hình 3.15. Biểu bì của lá Nghể bụi...................................................................................... 50
Hình 3.16. Hình ảnh một sớ cấu tử trong lá cây Nghể bụi .................................................. 51
Hình 3.17. Hình ảnh một sớ cấu tử trong thân cây Nghể bụi .............................................. 51
Hình 3.18. Sắc ký đồ các cao phân đoạn với TT DPPH ...................................................... 55
Hình 3.19. Biểu đồ thể hiện HTCO của các cao phân đoạn ................................................ 56
Hình 3.20. Sơ đồ chiết xuất và tách phân đoạn bằng phân bớ lỏng lỏng ............................. 57
Hình 3.21. Sắc ký đồ các cao phân đoạn ............................................................................. 58
Hình 3.22. Biểu đồ thể hiện HTCO của các cao phân đoạn ................................................ 59
Hình 3.23. Sắc ký đồ các cao phân đoạn của cao E trên SKLM ......................................... 62
Hình 3.24. Sắc ký đồ các phân đoạn cao E với DPPH ........................................................ 63


Hình 3.25. Biểu đồ thể hiện HTCO của các phân đoạn cao E ............................................. 64
Hình 3.26. Sắc kỳ đồ kiểm tra tinh khiêt PPC1 ................................................................... 65
Hình 3.27. Sắc ký đồ kiểm tra tinh khiết của PPE1, PPE2, PPE3, PPE4 ............................ 66
Hình 3.28. Sắc ký đồ tủa E5T .............................................................................................. 67
Hình 3.29. Sắc ký đồ các phân đoạn sephadex tủa E5T ...................................................... 68
Hình 3.30. Sắc kỳ đồ kiểm tra tinh khiết PPE5, PPE6 ........................................................ 69
Hình 3.31. Sắc kỳ đồ kiểm tra tinh khiết PPE7, PPE11 ...................................................... 71
Hình 3.32. Sắc ký đồ các phân đoạn sephadex E8 .............................................................. 72
Hình 3.33. Sắc kỳ đồ kiểm tra tinh khiết PPE12 ................................................................. 73
Hình 3.34. Sơ đồ tổng kết phân lập các hợp chất từ cao C và cao E ................................... 74
Hình 3.35. Cấu trúc của PPC1 (acid 3,3’-di-O-methylellagic) và các tương tác HMBC .... 76
Hình 3.36. Cấu trúc PPE1 (rhamnazin) và một sớ tương tác chính trên HMBC ................. 77

Hình 3.37. Cấu trúc PPE2 (isorhamnetin) và một sớ tương tác chính trên HMBC ............. 79
Hình 3.38. Cấu trúc PPE3 (quercetin) và tương tác trên HMBC......................................... 81
Hình 3.39. Cấu trúc PPE4 (acid succinic) và tương tác HMBC .......................................... 82
Hình 3.40. Cấu trúc PPE5 (acid gallic) và tương tác trên HMBC ....................................... 83
Hình 3.41. Cấu trúc PPE6 (myricetin) và tương tác chính trên HMBC .............................. 84
Hình 3.42. Cấu trúc PPE7 (distichin) và một sớ tương tác chính trên HMBC, COSY ....... 87
Hình 3.43. Cấu trúc PPE11 (quercitrin) và tương tác chính trên HMBC ............................ 89
Hình 3.44. Cấu trúc PPE12 (catechin) và các tương tác trên HMBC .................................. 91
Hình 3.45. Cấu trúc 3D của PPE12 (catechin) .................................................................... 91
Hình 3.46. Biểu đồ so sánh IC50 của các chất phân lập so với vitamin C (µM) .................. 95


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ tắt
ADN

Acid desoxynucleic

ARN

Acid ribonucleic

br

broad

COSY

Correlated Spectroscopy


d

doublet

DCM

Dichloromethane

DĐVN

Dược điển Việt Nam

DMSO

Dimethyl sulfoxid

EtOAc

Ethyl acetate
Ferric Reducing Antioxidant
Power
Heteronuclear Multiple Bond
Correlation

FRAP
HMBC

Ý nghĩa

Chữ nguyên


Đỉnh rộng
Đỉnh đơi

Khả năng chớng oxy hóa khử ion sắt

HSQC

Heteronuclear Single Quantum
Correlation

HTCO

Hoạt tính chớng oxy hóa

IC50

Half maximal inhibitory
concentration

Nồng độ ức chế 50% sinh vật thử
nghiệm

J

Coupling constant

Hằng số ghép

m


multiplet

Nhiều đỉnh

MBC

Minimum bactericidal
concentration

Nồng độ diệt khuẩn tới thiểu

MIC

Minimal inhibitory
concentration

Nồng độ nhỏ nhất có tác dụng ức chế

MS

Mass spectrometry

Phổ khối

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

Cộng hưởng từ hạt nhân


ORAC

Oxygen radical absorbance
capacity

Khả năng hấp thu các gốc oxygen

ppm

parts per million

Phần triệu

RNS

Reactive Nitrogen Species

Những chất chứa nitrogen hoạt động


i

ROS

Reactive Oxygen Species

Những chất chứa oxygen hoạt động

s


singlet

Đỉnh đơn

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

t

triplet

Đỉnh ba

TEAC

Trolox Equivalent Antioxidant
Capacity

Hàm lượng chất chớng oxy hóa
tương đương gallic acid

TLTK

Tài liệu tham khảo

TT

Thuốc thử


UV

Ultra violet

Tử ngoại

VLC

Vacuum liquid
chromatography

Sắc ký cột chân khơng

VS

Vanillin sulfuric

δ

Độ dời hóa học


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy TS.Võ Văn Lẹo đã giúp
đỡ em hồn thành luận văn này. Thầy ln ln cùng đồng hành, giúp đỡ và chia sẻ
kinh nghiệm trong suốt quãng thời gian làm đề tài. Những kiến thức Thầy đã chỉ dạy
cho em nó khơng chỉ dừng lại ở lý thuyết mà nó là kinh nghiệm thực tế trong q

trình nghiên cứu hóa thực vật nói riêng và nghiên cứu Dược liệu nói chung và sẽ là
hành trang giúp ích cho em để tiếp tục học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn về sau.
Em xin gửi lời cảm ơn các Thầy, Cô trong bộ môn: PGS.TS Trần Hùng, PGS.TS
Huỳnh Ngọc Thụy, TS. Mã Chí Thành, TS. Phạm Đông Phương, TS. Trần Thị Vân
Anh, PGS. TS. Bùi Mỹ Linh đã tham gia giảng dạy các học phần trong chương trình
cao học giúp em có kiến thức lý thuyết nền tảng để có thể ứng dụng vào nghiên cứu
thực tế, cảm ơn Thầy TS. Huỳnh Lời đã thu hái dược liệu để em có thể thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy, Cô trong Hội Đồng Đánh Giá Luận Văn Thạc Sĩ đã
đọc và phản biện đề tài: Thầy Minh Đức (CT), Thầy Kình (PB1), Cơ Vân Anh (PB2),
Thầy Thành (Ủy Viên Thư Ký), Thầy Phương (Ủy Viên).
Gửi lời cảm ơn đến em DS. Đinh Quang Dương lớp D2015 đã phụ anh cùng làm đề
tài, cảm ơn các Anh, Chị, em lab. 414 đã cùng đồng hành, giúp đỡ lẫn nhau trong
quãng thời gian thực hiện nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn đến ban Ban Lãnh Đạo Trường ĐH Buôn Ma Thuột đã tạo điều
kiện cho em có thời gian để thực hiện đề tài.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với sự phát triển của xã hội, khoa học kỹ thuật, y tế thì đời sớng của con
người ngày càng được nâng cao. Kèm theo đó môi trường sống cũng bị ảnh hưởng
bởi sự ô nhiễm của đất, nước và khơng khí tác động xấu đến sức khỏe con người – là
nguyên nhân ngoại sinh hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Khi số lượng gốc tự
do sinh ra quá nhiều, làm mất cân bằng hệ thống bảo vệ trong cơ thể, lúc này các
ROS, RNS sẽ tấn công các đại phân tử ADN, ARN, protein, lipid làm thay đổi cấu
trúc và chức năng sinh lý trong cơ thể. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra
các bệnh lý trên cơ thể như tim mạch, đái tháo đường, thối hóa thần kinh, lão hóa,
ung thư, viêm... Do đó việc bổ sung các chất chớng oxy hóa để kiểm sốt hàm lượng
các gớc tự do, ngăn ngừa và điều trị bệnh là hoàn toàn cần thiết.
Những năm gần đây xu hướng phát triển các th́c có nguồn gớc từ dược liệu đang
được quan tâm và đẩy mạnh phát triển vì những ưu điểm so với th́c tân dược. Trong

khi đó trước đây việc điều trị bệnh chỉ dựa vào những kinh nghiệm dân gian, lý luận
y học cổ truyền mà chưa có những chứng cứ khoa học về mặt thực nghiệm. Do đó,
ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì khơng chỉ riêng Việt Nam mà
trên thế giới đã có rất nhiều những nghiên cứu về hóa học, sinh học và dược lý nhằm
làm sáng tỏ những tác dụng, công dụng điều trị bệnh của các loại dược liệu.
Chi Polygonum với khoảng 300 lồi phân bớ rộng rãi tồn cầu chủ yếu là vùng ôn
đới ở bắc bán cầu. Từ xa xưa đã được sử dụng rất nhiều trong các bài th́c y học cổ
truyền phương Đơng. Nhiều lồi trong sớ đó đã được đưa vào Dược Điển Trung Q́c
như: Polygonum cuspidatum, Polygonum multiflorum,…
Nghể bụi (Polygonum posumbu) là một loài thuộc chi Polygonum mọc nơi đất ẩm
ven rừng, ven suối, bờ sơng ngịi, mương rạch, ruộng bỏ hoang, phân bớ nhiều ở
Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Tại Vân Nam (TQ), người ta dùng toàn cây trị lỵ,
viêm dạ dày ruột, tiêu chảy, phong thấp, đau xương khớp, trị rắn cắn, mẩn ngứa ngồi
da. Tuy nhiên, hiện có rất ít những cơng trình nghiên cứu về thành phần hóa học và
tác dụng sinh học của cây này. Do đó, để hiểu rõ hơn về thành phần hóa học, tác dụng


sinh học và các hoạt chất liên quan nhằm nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu, đề
tài này được thực hiện với các mục tiêu như sau:
-

Thử nghiệm hoạt tính chớng oxy hóa của cao chiết tồn phần và các cao phân
đoạn từ lồi P. posumbu trên mơ hình DPPH.

-

Phân lập, xác định cấu trúc các hoạt chất trong các cao phân đoạn có hoạt tính
chớng oxy hóa mạnh.

-


Thử hoạt tính chớng oxy hóa của các chất phân lập được.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
TỔNG QUAN VỀ CHI POLYGONUM
1.1.1. Thực vật học chi Polygonum

Vị trí phân loại
Theo hệ thớng phân loại của A. L. Takhtajan (2009), vị trí của chi Polygonum được
xác định như sau [79]:
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Cẩm chướng (Caryophyllidae)
Liên bộ Rau răm (Polygonanae)
Bộ Rau răm (Polygonales)
Họ Rau răm (Polygonaceae)
Phân họ Polygonoideae
Tông Polygoneae
Chi Polygonum
Về nguồn gốc, Bộ Rau răm rất gần với Bộ Cẩm chướng (Caryophyllales) [79]. Một
số hệ thống phân loại khác xếp họ Polygonaceae dưới Bộ Cẩm Chướng [85],[97].

Đặc điểm chi Polygonum
Mô tả
Chi Polygonum thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), tên thường gọi là knotgrass (tiếng
Anh), là loại cỏ một năm hoặc nhiều năm, một sớ ít dạng cây bụi; thân đứng thẳng,
chếch, bò lan hoặc bò trườn, phân cành ít hoặc nhiều; có gai mọc ngược hoặc khơng,
có lơng tuyến hoặc nhẵn, một sớ ít có điểm tuyến, lóng dài hoặc ngắn; đớt có rễ hoặc

khơng, rễ mảnh hoặc thơ. Lá mọc cách, có ćng hoặc gần như khơng ćng; phiến
lá ngun, một sớ ít chia thùy, hình dạng và kích thước khác nhau, mỏng, 2 mặt có
lơng tơ hoặc khơng, một sớ ít có điểm tuyến, mép có lơng tơ hoặc khơng, gân bên


dạng lơng chim, nổi rõ ở mặt dưới lá, chóp nhọn ngắn, gớc hình nêm, hình tim, trịn,
mũi tên hoặc bằng. Bẹ chìa hình ống, chất lá hoặc màng mỏng, mép vát hoặc cụt,
mép có lơng mi hoặc khơng. Hoa mọc tụm ở nách lá hoặc là cụm hoa dạng bông,
dạng đầu hoặc chùy, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, hình trụ hoặc hình sợi, phân
nhánh hoặc khơng, hoa nhiều, xếp đơn độc hoặc 3-5 hoa mọc tụm trong mỗi lá bắc,
lá bắc hình phễu, mép vát, có lơng hoặc khơng. Hoa mẫu 4-5, lưỡng tính, một sớ ít
đơn tính, nhỏ, màu trắng, hồng hoặc vàng xanh, ćng mềm yếu, có mấu. Bao hoa 45 mảnh, một sớ ít 3, nhẵn, khơng có lơng, một sớ ít có điểm tuyến, đồng trưởng hoặc
không đồng trưởng với quả. Nhị 5-8, một sớ ít 1-4, thường ngắn hơn bao hoa, bao
phấn đính lưng, 2 ơ, hướng trong, mở theo khe dọc. Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh,
3 lá nỗn, 1 ơ, có 1 nỗn, thẳng, đính gớc; vịi nhụy 2 hoặc 3, rời nhau hoặc dính nhau
ở phần dưới; đầu nhụy dạng đầu. Quả bế hình trứng, 3 cạnh nhọn hoặc tù hoặc là
hình thấu kính lồi 2 mặt, màu nâu đen nhẵn bóng, được bao trong bao hoa đồng trưởng
hoặc khơng. Hạt có phơi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp [3].
Phân bố
Chi Polygonum là chi lớn nhất trong họ Polygonaceae [3] với khoảng 300 lồi phân
bớ rộng rãi tồn cầu chủ yếu là vùng ơn đới ở bắc bán cầu. 120 loài đã tìm thấy ở
vùng tây nam Trung Q́c [82]. Việt Nam có khoảng 32 lồi, đây là chi có sớ lượng
lồi nhiều nhất trong họ, phân bố khắp đất nước từ Bắc tới Nam [3]. Theo “Từ Điển
Cây Thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, một sớ lồi trong chi Polygonum ở Việt Nam
được liệt kê ở bảng 1.1 [6].
Bảng 1.1. Một số loài trong chi Polygonum
Tên khoa học

Tên thường gọi


1

Polygonum filiforme Thunb.

Kim tuyến thảo

2

Polygonum neofiliforme (Nakai) H.
Hava

Kim tuyến thảo lông ngắn

3

Polygonum uviferum L.

Nho biển

4

Polygonum emarginatum Roth

Kiều mạch

5

Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson

Hà thủ ô đỏ


6

Polygonum dibotrys D.Don

Bông chua

STT


7

Polygonum alatum Buch-Ham. ex.
D.Don

Nghể núi, nghể nepal

8

P. barbatum L.

Nghể trắng, nghể râu, nghể dại

9

P. capitatum Buch-Ham. ex. D.Don

Nghể hoa đầu

10


P. chinense L.

Thồm lồm

11

P. chinense L. var ovalifolium Meissn

Nghể Mã lai

12

P. cuspidatum L.

Cớt khí củ

13

P. glabrum Willd

Nghể nhẵn

14

P. hydropiper L.

Nghể răm

15


P. lanigerum R.Br.

Nghể trắng

16

P. lapathifolium

Nghể điểm, nghể bột

17

P. minus Huds

Nghể tăm

18

P. molle D.Don (P. paniculatum Blume)

Nghể chùm

19

P. orientale L.

Nghể đông, nghể bà

20


P. odoratum Lour.

Rau răm

21

P. palmatum Dunn

Nghể chàm

22

P. perfoliatum L.

Thồm lồm gai, rau má ngọ

23

P. plebeium R.Br. (P. aviculare)

Mễ tử liễu, nghể thường, mót dê

24

P. posumbu Buch.-Ham. ex D.Don

Nghể phù, nghể bụi

25


P. pubescens Blume

Nghể lông ngắn

26

P. runcinatum Buch-Ham

Nghể bào, nghể bào xẻ lơng chim

27

P. senticosum (Meisn.) Franch. et Sav.

Nghể gai móc, nghể móc

28

P. strigosum R.Br

Nghể gai

29

P. thunberrgii Sieb et Zucc

Nghể ba kích, nghể thunberg

30


P. tinctorium Aiton

Nghể chàm

31

P. tomentosum Willd

Nghể lơng dày

32

P. viscosum Buch-Ham. ex D.Don

Nghể dính

1.1.2. Thành phần hóa học
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các lồi thuộc chi Polygonum, kết quả cho thấy
flavonoid, quinon, triterpen, stilben là những hợp chất chính có trong cây. Trong sớ
đó, flavonoid là thành phần phổ biến được tìm thấy trong chi Polygonum và trước
đây đã được sử dụng như là các marker của các lồi trong chi Polygonum, đóng vai
trị quan trọng trong hệ thớng phân loại các lồi thuộc họ Polygonaceae [56].


Flavonoid
Flavonoid là chất chuyển hóa thứ cấp chính có ở trong chi Polygonum [68], phần lớn
có khung flavonol.
Bảng 1.2. Flavonoid trong các loài thuộc chi Polygonum
STT


Tên hợp chất

Loài

TLTK

Flavon aglycon và glycosid
1

3',5-dihydroxy-3,4',5',7-tetramethoxyflavon

[19], [48]

2

3’,5’,7-trihydroxy-3,4’,5’-trimethoxyflavon

3

Scutellarein

4

3’,5-dihydroxy 3,4’,5’,7-tetramethoxy-flavon

P. perfoliatum

[83]


5

Cynaroside

P. aviculare

[68]

6

Isoorientin

7

Tricin

P. multiflorum

[41]

8

Vitexin
[61]
[59]
[59]

P. viscosum

[48]

[15]

9

Luteolin-7-O-glucosid

P. cuspidatum
P. divaricatum
P. aviculare

10

Tricin

P. sieboldii

[68]

11

Luteolin

P. jucundum
P. multiflorum

[68]
[41]

Apigenin


P. jucundum
P. divaricatum
P. amphibium
P. aviculare
P. cuspidatum
P. multiflorum

[68]
[59]
[59]
[59]
[61]
[41]

Cosmosiin

P. divaricatum
P. amphibium
P. aviculare

[59]

12

13

Flavonol aglycon
14

3,7,3-trihydroxy-5,6- dimethoxyflavon


P. bistorta

15

7,4-dimethoxy kaempferol

P. sieboldii

16

7,4-dimethylquercetin

[15]

17

Kaempferol

P. viscosum
P. multiflorum

18

Myricetin

P. viscosum

[15]


[68]

[41]


19

Quercetin

20

Kaempferol

21

Baicalin

22

Quercetin

23

Myricetin

24

7,4'-dimethyl quercetin

25


3-methyl quercetin

P. cuspidatum
P. multiflorum
P. perfoliatum
P. viscosum

P. aviculare
P. cuspidatum
P. runcinatum
P. perfoliatum
P. bistorta

[15], [61]
[13], [39],
[83]
[41]

[59]
[68]

Flavonol glycosid
26

Hyperosid

27

Myricetin-3-O-α-l- arabinofuranosid


28

Myricetin-3-O-α-l-(3",5"-diacetyl- arabinofuranosid)

29

Quercetin 3-O-α-l-(3",5"-diacetyl-arabinofuranosid)

30

Quercetin 3-O-(6''- caffeoyl)-β-D-galactopyranosid

31

Quercetin 3-O-(6''- galloyl)-β-D-galactopyranosid

32

Quercetin-3-O-(6''-feruloyl)-β-D-galactopyranosid

33

Quercetin-3-O-arabinosid

34

Quercetin-3-O-β-D-glucuronid

35


Quercetin-3-O-β-D-glucuronide-6′′-butyl ester

36

Quercetin-3-O-β-D-glucuronide-6′′-methyl ester

37

Quercitrin

38

Querectin-3-O-arabinosid

39

Reynoutrin

40

Isoquercitrin

41

Viviparum A

42

Viviparum B


43

Rutin

44

Isoquercitrin

45

Kaempferol glycosid

46

Rutin

P. cuspidatum
P. multiflorum

[61]
[41]

P. hyrcanicum

[68]

[19], [48]
P. viscosum


[48]
[16], [19]

P. multiflorum

[41]
[83]

P. perfoliatum

[39]

P. cuspidatum

[61]

P. viviparum

[68]

P. perfoliatum
P. cuspidatum
P. multiflorum

[83]
[61]
[41]

P. angustifolium
P. amphibium

P. aviculare

[59]


47

48

P. divaricatum

Hyperosid

Avicularin

P. amphibium
P. angustifolium
P. aviculare
P. divaricatum
P. hyrcanicum

[59]
[59]
[59]
[59]
[68]

P. persicaria

[68]


[68]

Chalcon
49

6′-hydroxy-2′,4′-dimethoxy-chalcon

50

2′,6′-dihydroxy-4′,5′-dimethoxychalcon
Flavan-3-ol

51

(2R,3S)-3',4',5,6,7-pentahydroxyflavan-3-ol

P. amplexicaule

52

Catechin

P. perfoliatum
P. multiflorum

[13], [83]
[41]

53


Epicatechin

P. paleaceum
P. multiflorum

[68]
[41]

54

Epicatechin dimer

P. paleaceum

[68]

55

3-O-galloyl-(-)-catechin

56

3-O-galloyl-(-)-epicatechin

P. multiflorum

[41]

57


Epicatechin trimer

P. paleaceum

[68]

58

Taxifolin

59

Taxifolin-3-O-β-D-xylopyranosid

P. perfoliatum

[13]

- R1=R3=R4=R5=OCH3, R2=H, R6=OH: 3’,5-dihydroxy3,4’,5’,7-tetramethoxyflavon
- R1=R2=R5=OH, R3=R4=R6=H: scutellarein
- R1=O-β-D-glucose, R4=R5=OH, R2=R3=R6=H: luteolin7-O-glucosid
- R1=R3=R4=OH, R2=R5=H: kaempferol
- R1=R3=R4=R5=OH, R2=H: quercetin
- R1=O-β-D-glucuronide, R3=R4=R5=OH, R2=H:
quercetin-3-O-β-D glucuronid
- R1= O-α-L-arabinofuranoside, R3=R4=R5=OH, R2=H:
avicularin
- R1=R4=R5=H, R2=OH, R3= O-β-D-glucuronide: baicalin



- R=H: vivapirum A
- R=OH: vivapirum B

- R=H: catechin, epicatechin
- R=OH: (2R,3S)-3',4',5,6,7-pentahydroxyflavan-3-ol

- R1=R2=OCH3, R3=H, R4=OH: 6'-hydroxy-2',4'dimethoxy-chalcon
- R1=R4=OH, R2=R3=OCH3: 2′,6′-dihydroxy-4′,5′dimethoxychalcon
Hình 1.1. Một số cấu trúc flavonoid trong chi Polygonum

Quinon
Quinon là thành phần đặc trưng của các loài thuộc chi Polygonum, chủ yếu là
anthraquinon như P. cuspidatum, P. bistorta , P. peroliiatum, P. multiflorum và P.
hydropiper.
Bảng 1.3. Các hợp chất quinon có trong chi Polygonum
STT

Tên hợp chất

Loài

TLTK

1

6-methoxyplumbagin

P. aviculare


[8]

2

2-methoxy-6-acethyl-7-methyljuglon

P. multiflorum
P. cuspidatum

[41]
[61]

3

Aloe-emodin

P. cuspidatum
P. multiflorum

[44]
[41]

4

Chrysophanol

P. cuspidatum
P. multiflorum

[61]

[41]

5

Citreorosein

P. multiflorum
P. cuspidatum

[41]
[61]


P. cuspidatum
P. multiflorum

[44], [61]
[41]

P. multiflorum

[41]

Fallacinol

P. multiflorum
P. cuspidatum

[41]
[61]


21

Physcion

P. cuspidatum
p. multiflorum

[44], [61]
[41]

22

Polyganin A, B

[61]

23

Polygonins A, B

[94]

24

Questin

[61]

25


Questinol

[61]

26

Rhein

27

2-methoxystypandron

28

7-acetyl-2-methoxy-6-methyl-8-hydroxyl-4naphthoquinon

[61]

29

Anthraglycoside A, B

[61]

30

Cuspidatumin A

[61]


31

Emodin-8-O-D-glycosid

[44]

32

Phylloquinone B, C

[61]

33

α-tocopherolquinon

6

Emodin

7

Emodin-3- methyl ether

8

Emodin-3-methyl ether-8-O-β-D-glucopyranosid

9


Emodin-6,8-dimethylether

10

Emodin-8-methyl ether

11

Emodin-8-O-(6’-O-acety1)-β-D-glucopyranosid

12

Emodin-8-O-β-D-glucopyranosid

13

Physcion-8-O-(6’-O-acetyl)-β-D-glucopyranosid

14

Physcion-8-O-β-D-glucopyranosid

15

1,6-dimethyl ether-emodin

16

2-acetylemodin


17

6-methoxyl-2-acetyl-3-methyl-1,4-naphthoquinone-8-Oβ-D-glucopyranosid

18

Chrysophanol-8-O-β-D-glucopyranosid

19

Citreorosein-8-methyl ether

20

[44], [61]
P. cuspidatum

P. perfoliatum

[44]

[39]


×