Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tỷ lệ tật cận thị học đường, sử dụng mạng xã hội của học sinh thpt và các yếu tố liên quan tại trường trung phú huyện củ chi năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 110 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN BÍCH TRÂM

TỶ LỆ TẬT CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG,
SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA
HỌC SINH THPT VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI TRƯỜNG
TRUNG PHÚ HUYỆN CỦ CHI
NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TRẦN BÍCH TRÂM

TỶ LỆ TẬT CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG,
SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA
HỌC SINH THPT VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI TRƯỜNG
TRUNG PHÚ HUYỆN CỦ CHI
NĂM 2018
Ngành: Y tế công cộng
Mã số: 8720701
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN DUY PHONG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu
và phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn
bản, tài liệu đã được đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại
học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn này cũng
khơng có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai
thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên

cứu từ Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học theo văn bản số
268/ĐHYD-HĐĐĐ ký ngày 04/5/2019.

Người cam đoan

Trần Bích Trâm

.


.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN ............................................................. 5
1.1 Cận thị học đƣờng .................................................................................... 5
1.2 Tình hình cận thị trên thế giới và Việt Nam ............................................ 12
1.3 Mạng xã hội ........................................................................................... 15
1.4 Tình hình sử dụng mạng xã hội trên thế giới và Việt Nam...................... 21
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 24
2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 24
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................... 24
2.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 24

2.4 Thu thập dữ liệu ..................................................................................... 28
2.5 Xử lý dữ liệu .......................................................................................... 28
2.6 Phân tích dữ liệu ..................................................................................... 37

.


.

2.7 Vấn đề y đức .......................................................................................... 38
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ .............................................................................. 39
3.1 Đặc điểm học sinh .................................................................................. 39
3.2 Cận thị và các yếu tố liên quan .............................................................. 42
3.3 Mạng xã hội và các yếu tố liên quan ....................................................... 43
3.4 Kỹ năng quản lý thời gian khi sử dụng mạng xã hội ............................... 47
3.5 Các mối liên quan đơn biến .................................................................... 51
3.6 Các mối liên quan đa biến ...................................................................... 67
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................... 69
4.1 Đặc điểm học sinh .................................................................................. 69
4.2 Cận thị và các yếu tố liên quan ............................................................... 71
4.3 Mạng xã hội và các yếu tố liên quan ....................................................... 75
4.4 Mối liên quan giữa sử dụng mạng xã hội và cận thị ................................ 79
4.5 Điểm mạnh và hạn chế ........................................................................... 80
4.6 Tính mới và tính ứng dụng ..................................................................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................. 83
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.



.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CNV

Công nhân viên

MXH

Mạng xã hội

KTC

Khoảng tin cậy

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh


Tiếng Anh
BMI

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

D

Diopter (Độ)

PR

Prevalence Ratio (Tỷ số tỷ lệ hiện mắc)

VNG

Vinagame

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc điểm sinh học của học sinh ................................................... 39
Bảng 3.2 Đặc điểm xã hội của học sinh ....................................................... 40
Bảng 3.3 Tỷ lệ cận thị và các yếu tố liên quan ............................................. 42

Bảng 3.4 Tỷ lệ sử dụng MXH và các yếu tố liên quan (trang truy cập, vai trò,
thời gian bắt đầu sử dụng) ............................................................................ 43
Bảng 3.5 Tỷ lệ sử dụng MXH và các yếu tố liên quan (thiết bị truy cập, MXH
truy cập bằng điện thoại, thời điểm sử dụng, truy cập trong tối) ................... 44
Bảng 3.6 Tỷ lệ sử dụng MXH và các yếu tố liên quan (tƣ thế truy cập, mục
đích, thời gian truy cập trong một lần và một ngày) ..................................... 46
Bảng 3.7 Đặc điểm kỹ năng quản lý thời gian sử dụng MXH cho học tập,
chia sẻ trạng thái, bạn bè, giải trí .................................................................. 47
Bảng 3.8 Đặc điểm kỹ năng quản lý thời gian (ý tƣởng rõ ràng, tự học, bảo vệ
mắt, sử dụng MXH) ..................................................................................... 49
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa MXH với đặc điểm sinh học .......................... 51
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa MXH với đặc điểm xã hội (khối, dân tộc,
ngƣời thân sống chung) ................................................................................ 52
Bảng 3.11 Mối liên quan hệ giữa MXH với đặc điểm xã hội (nhà ở, thiết bị
kết nối mạng, kinh tế gia đình) ..................................................................... 53
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa MXH với kỹ năng quản lý thời gian (ý tƣởng
rõ ràng, tự học, bảo vệ mắt, sử dụng MXH) ................................................. 54
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa cận thị với đặc điểm sinh học ....................... 56

.


.

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa cận thị với đặc điểm xã hội (khối, dân tộc,
ngƣời thân sống chung) ................................................................................ 57
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa cận thị với đặc điểm xã hội (nhà ở, thiết bị kết
nối mạng, kinh tế gia đình) ........................................................................... 58
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa cận thị với các yếu tố (số lần khám mắt, nơi
khám mắt, gia đình có ngƣời bị cận)............................................................. 59

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa cận thị với đặc điểm MXH (có sử dụng MXH,
trang truy cập, vai trị, thời gian bắt đầu sử dụng) ......................................... 60
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa cận thị với đặc điểm MXH (thiết bị truy cập,
MXH truy cập bằng điện thoại, thời điểm sử dụng, truy cập trong tối) ......... 61
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa cận thị với đặc điểm MXH (tƣ thế truy cập,
mục đích, thời gian truy cập trong một lần và một ngày) .............................. 62
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa cận thị với kỹ năng quản lý thời gian sử dụng
MXH cho học tập, chia sẻ trạng thái, bạn bè, giải trí .................................... 64
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa cận thị với kỹ năng quản lý thời gian (ý tƣởng
rõ ràng, tự học, bảo vệ mắt, sử dụng MXH) ................................................. 65
Bảng 3.22 Mơ hình hồi quy đa biến giữa MXH với các yếu tố liên quan ..... 67
Bảng 3.23 Mơ hình hồi quy đa biến giữa cận thị với các yếu tố liên quan ... 68

.


.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mắt chính thị .................................................................................. 5
Hình 1.2 Mắt cận thị ...................................................................................... 6

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe học đƣờng luôn là vấn đề nóng đƣợc xã hội quan tâm, trong
đó có cận thị. Cận thị học đƣờng là một loại tật khúc xạ của mắt, thƣờng xuất

hiện và tiến triển ở lứa tuổi học sinh. Cận thị gây tác hại trƣớc mắt là làm
giảm thị lực nhìn xa, giảm khả năng khám phá thế giới xung quanh và ảnh
hƣởng trực tiếp đến khả năng học tập, sức khỏe và thẩm mỹ của con ngƣời,
nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến thối hóa võng
mạc, nặng hơn hơn có thể bong võng mạc dẫn đến mù, là một bệnh khó điều
trị nhƣng có thể phịng ngừa đƣợc. Tỷ lệ cận thị học đƣờng ngày càng cao cho
thấy nhận thức của cộng đồng về các biện pháp can thiệp, dự phòng chƣa
đƣợc quan tâm sâu sắc [2].
Mạng xã hội (MXH) trở thành phƣơng tiện hữu ích cho giới trẻ xây
dựng, duy trì và phát triển các liên hệ xã hội. Việc tham gia các mạng xã hội
đã giúp cho giới trẻ thể hiện những thái độ, quan điểm, hành vi, định hƣớng
giá trị trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ cơng việc, học tập đến vui chơi
giải trí. Theo thống kê của tổ chức We Are Social, có trụ sở chính tại Anh
chuyên nghiên cứu độc lập về truyền thơng xã hội tồn cầu cho thấy số lƣợng
ngƣời trên thế giới sử dụng mạng xã hội năm 2018 là 3.196 tỷ ngƣời, tăng
13% so với cùng kỳ năm trƣớc và trong khu vực Đông Nam Á, Philippines là
nƣớc có số ngƣời dành nhiều thời gian nhất cho các mạng xã hội – trung bình
dành gần 4 giờ đồng hồ trên mạng xã hội mỗi ngày [65]. Tại Việt Nam, tính
đến thời gian đầu năm 2017, trung bình mỗi ngƣời dành hơn 3 giờ/ngày cho
mạng xã hội chỉ để xem thông tin [12]. Những con số trên phần nào cho thấy
xu hƣớng sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến tại Việt Nam cũng nhƣ
trên toàn thế giới.

.


.

Bên cạnh những mặt tích cực, mạng xã hội cũng gây ra khơng ít các tác
động tiêu cực, đặc biệt là đối với học sinh. Học sinh trung học phổ thông

(THPT) là lứa tuổi mà khả năng tiếp cận với cái mới, với khoa học công nghệ
nhất, gây đam mê khơng kiểm sốt rất dễ mắc các bệnh tật đặc biệt là cận thị
[3]. Năm 2015, Hội đồng tầm nhìn The Vision Council báo cáo hơn 72,5%
thanh thiếu niên Mỹ không nhận thức đƣợc những mối nguy hiểm khi mắt
tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng từ màn hình thiết bị [63]. Nghiên cứu tại Việt
Nam năm 2018 cũng cho thấy chỉ 40,7% học sinh sử dụng mạng internet có
hành vi đúng trong phịng chống cận thị [9]. Từ đó có thể thấy ý thức bảo vệ
mắt khi tiếp cận thƣờng xuyên với các thiết bị điện tử kết nối mạng của thanh
thiếu niên trong và ngoài nƣớc chƣa cao.
Trƣờng THPT Trung Phú là một trƣờng điểm của huyện Củ Chi, với số
học sinh đông nhất cũng nhƣ phƣơng pháp dạy – học hiện đại ln khuyến
khích học sinh sử dụng internet trong học tập và giải trí. Vì vậy việc học sinh
thƣờng xuyên tiếp xúc với mạng để truy cập thông tin bằng nhiều thiết bị là
hiển nhiên và điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến thị lực của các em. Phạm vi
nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành trên khía cạnh tiếp cận thƣờng xuyên
mạng xã hội của học sinh để xác định “Tỷ lệ tật cận thị học đường, sử dụng
mạng xã hội của học sinh THPT và các yếu tố liên quan tại trường Trung
Phú huyện Củ Chi năm 2018”. Từ đó có thể phối hợp cùng trƣờng thiết kế
các giải pháp ngăn ngừa cũng nhƣ làm giảm tác hại không lành mạnh của
mạng xã hội đối với mắt của các em.

.


.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Học sinh THPT tại trƣờng Trung Phú huyện Củ Chi với tỷ lệ tật cận thị
học đƣờng là bao nhiêu?
Học sinh THPT tại trƣờng Trung Phú huyện Củ Chi hiện đang sử dụng

MXH với tỷ lệ là bao nhiêu?
Việc sử dụng mạng xã hội có mối liên quan với tật cận thị học đƣờng
của học sinh THPT đang học tại trƣờng Trung Phú huyện Củ Chi năm 2018
hay không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ tật cận thị học đƣờng, sử dụng mạng xã hội của học sinh
THPT và các yếu tố liên quan tại trƣờng Trung Phú huyện Củ Chi năm 2018.
Mục tiêu cụ thể

1.

Xác định tỷ lệ cận thị ở học sinh THPT tại trƣờng Trung Phú huyện Củ
Chi năm 2018.

2.

Xác định tỷ lệ học sinh THPT tại trƣờng Trung Phú huyện Củ Chi năm
2018 sử dụng MXH.

3.

Xác định mối liên quan giữa cận thị với sử dụng MXH và các yếu tố
liên quan.

.


.


4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU
Đặc điểm sử dụng mạng xã hội

Đặc điểm mẫu
Giới, tuổi, BMI, khối lớp, dân
tộc, ngƣời thân sống chung,
nhà ở, thiết bị kết nối mạng
tại nơi ở, kinh tế gia đình chủ
yếu

Trang truy cập, vai trị, thời gian bắt đầu sử dụng, thiết bị
truy cập, trang MXH truy cập bằng điện thoại thông minh,
thời điểm sử dụng, truy cập trong tối, tƣ thế sử dụng thiết bị
truy cập, mục đích, thời gian truy cập trong một lần và một
ngày, thời gian sử dụng MXH cho học tập – chia sẻ trạng
thái – bạn bè – giải trí, ý tƣởng rõ ràng, tự học, sắp xếp thời
gian bảo vệ mắt, quản lý tốt thời gian sử dụng MXH

Sử dụng mạng xã hội

.

Đặc điểm cận thị

Sử dụng kính cận, số lần
khám mắt, nơi khám mắt,
tiền sử gia đình có ngƣời bị
cận thị


Cận thị


.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Cận thị học đƣờng
1.1.1 Bệnh học đƣờng
Bệnh học đƣờng (hay còn gọi là các bệnh liên quan đến học đƣờng) là
những bệnh mà học sinh mắc phải mà nguy cơ phát sinh bệnh có liên quan
đến các yếu tố học đƣờng [2]. Các bệnh tật thƣờng gặp ở lứa tuổi học đƣờng
bao gồm cận thị, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, bệnh giun sán, bệnh
tiêu chảy cấp tính, bệnh đau mắt đỏ. Trong số những bệnh tật học đƣờng thì
cận thị là thƣờng gặp.
1.1.2 Cận thị
 Khái niệm về mắt chính thị
Mắt chính thị là mắt bình thƣờng, khi mắt chính thị ở trạng thái khơng
điều tiết thì các tia sáng phản chiếu từ các vật ở xa sẽ đƣợc hội tụ trên võng
mạc [3] [11].

Hình 1.1 Mắt chính thị
 Khái niệm về mắt cận thị
Cận thị là một loại tật khúc xạ của mắt, trong đó tiêu điểm sau nằm ở
phía trƣớc của võng mạc làm cho mắt chỉ nhìn rõ vật ở gần mà khơng nhìn rõ
vật ở xa [5].

.



.

Cận thị là mắt có cơng suất quang học q cao so với độ dài trục nhãn
cầu. Ở mắt cận thị không điều tiết, các tia sáng song song đi từ một vật ở xa
đƣợc hội tụ ở phía trƣớc võng mạc [3].

Hình 1.2 Mắt cận thị
Hiện nay, cận thị học đƣờng khơng những đang có xu hƣớng tăng lên ở
các khu vực thành thị mà còn bắt đầu xuất hiện nhiều ở các vùng nông thôn
[2].
 Phân loại cận thị
Cận thị đƣợc phân làm hai loại.
-

Cận thị đơn thuần là loại cận thị mắc phải trong lứa tuổi đi học,

thƣờng độ cận ≤ -6D, là cận thị do mất cân xứng giữa chiều dài trục nhãn cầu
và công suất hội tụ của mắt làm cho ảnh của vật đƣợc hội tụ ở phía trƣớc võng
mạc, nhƣng chiều dài trục nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt chỉ tăng ít và
khơng kèm theo những tổn thƣơng bệnh lý khác [4].
-

Cận thị do bệnh lý là cận thị mà chiều dài trục nhãn cầu và độ hội tụ

của mắt vƣợt q giới hạn bình thƣờng. Có thể gặp các loại cận thị bệnh lý
nhƣ cận thị có kèm theo những thoái hoá ở đĩa thị và hắc võng mạc. Cận thị
bệnh lý do biến dạng giác mạc và thể thuỷ tinh nhƣ giác mạc hình chóp, thể
thuỷ tinh hình cầu trong các hội chứng bẩm sinh [4].

.



.

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại cận thị, tuy
nhiên về phƣơng diện lâm sàng thƣờng phân cận thị thành các mức độ nhƣ
sau [50].
-

Cận thị nhẹ khi có độ cận < -3D.

-

Cận thị trung bình có độ cận từ -3D đến -6D.

-

Cận thị nặng khi độ cận > -6D.

 Nguyên nhân bệnh sinh
Nguyên nhân gây nên cận thị thƣờng do trục trƣớc sau của nhãn cầu dài
hơn bình thƣờng, cơng suất hội tụ của thể thuỷ tinh và giác mạc tăng hơn bình
thƣờng [4].
Độ dài của trục nhãn cầu tăng lên thƣờng do sự mất cân xứng giữa áp
lực nội nhãn với độ cứng và tính đàn hồi của củng mạc.
Áp lực nội nhãn gia tăng thƣờng do nguyên nhân là sự tăng tiết thuỷ
dịch. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tăng tiết thuỷ dịch thƣờng do mắt điều
tiết quá mức trong điều kiện mắt phải nhìn gần nhiều hoặc do sự mất cân bằng
và rối loạn của thần kinh thực vật và vận mạch [6] [68].
Điều tiết quá mức thƣờng do hiện tƣợng co quắp cơ thể mi gây ra. Co

quắp cơ thể mi thƣờng có những triệu chứng nhƣ đau đầu, nhức mắt, nhìn xa
mờ từng lúc và cận điểm quá gần. Co quắp cơ thể mi thƣờng xảy ra sau khi
mắt phải nhìn gần kéo dài và làm nặng thêm cận thị học đƣờng [32].
Độ cứng và tính đàn hồi của củng mạc cũng là nguyên nhân gây gia
tăng độ dài trục nhãn cầu, làm cho mắt trở thành cận thị. Khi thiếu các chất
dinh dƣỡng, đặc biệt là thiếu vitamin A, vitamin E, vitamin C cũng làm cho
độ cứng của củng mạc suy giảm nên dễ mắc cận thị [4].

.


.

Hiện nay, các tác giả đều thống nhất có các nguyên nhân phát sinh bệnh
chính là di truyền và yếu tố mơi trƣờng, lối sống [26].
 Yếu tố di truyền
Tình trạng khúc xạ phụ thuộc vào sự phối hợp các lực khúc xạ của giác
mạc, thể thủy tinh và độ dài trục, các chỉ số khúc xạ của thủy dịch, dịch kính
và tuổi của ngƣời đó. Thơng thƣờng các ảnh hƣởng của thủy dịch và dịch kính
là hằng định, với mỗi loại có chỉ số khúc xạ là 1,33620. Vì vậy, các phần khúc
xạ có khả năng bị thay đổi chính là giác mạc, thể thủy tinh và độ dài trục.
Kích cỡ, hình dạng và lực khúc xạ tồn bộ đƣợc xác định phần lớn do di
truyền. Các yếu tố cấu tạo nhƣ cấu trúc xƣơng ở hốc mắt và mi mắt cũng có
thể ảnh hƣởng tới hình dạng và sự phát triển của mắt.
 Yếu tố lối sống, thói quen sinh hoạt
Các nghiên cứu cho thấy rằng hiện nay, nhiều học sinh có các các đam
mê với các hoạt động vui chơi giải trí phải sử dụng nhiều đến chức năng thị
giác và ngồi với tƣ thế bất động lâu làm hạn chế sự lƣu thơng tuần hồn. Sự
vận động của thể lực đóng vai trị quan trọng có tác dụng làm tăng cƣờng lƣu
thơng tuần hồn, giúp q trình ni dƣỡng, phát triển hệ thống cơ xƣơng và

thải trừ các chất phát sinh trong q trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể. Các hoạt
động thể lực thƣờng có tầm nhìn xa, cịn giúp cho sự thƣ giãn của mắt, giúp
cho mắt phục hồi sau thời gian phải điều tiết quá mức khi nhìn gần. Nhƣng
nhiều em do kém hiểu biết lại dành thời gian thƣ giãn cho các sở thích địi hỏi
sự tập trung của thị giác, làm tăng gánh nặng và dẫn đến những tác động có
hại cho cơ quan thị giác.

.


.

 Yếu tố vệ sinh trƣờng học
Nguyên nhân của tật cận thị đã đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới
nghiên cứu và đã có một số bằng chứng chứng tỏ rằng điều kiện vệ sinh học
đƣờng, thói quen sinh hoạt của học sinh là các yếu tố nguy cơ có ảnh hƣởng
tới hoạt động thị giác nói chung và tỷ lệ tật cận thị nói riêng. Các yếu tố nguy
cơ này bao gồm: gánh nặng học tập căng thẳng, điều kiện chiếu sáng phịng
học khơng đủ, bàn ghế khơng đạt tiêu chuẩn vệ sinh, tƣ thế học tập không
đúng, chế độ sinh hoạt và vui chơi giải trí khơng hợp lý....
 Vệ sinh chiếu sáng
Chiếu sáng có một vị trí quan trọng trong vệ sinh học đƣờng. Chiếu
sáng khơng đủ sẽ ảnh hƣởng xấu tới các quá trình sinh học của cơ thể. Các
chức năng thị giác tỷ lệ thuận với cƣờng độ chiếu sáng nhƣ: thị lực (khả năng
phân biệt các vật của mắt), thời gian nhận biết (thời gian nhỏ nhất để nhận
biết vật), cảm nhận sáng tối (khả năng phân biệt giữa các cƣờng độ chiếu sáng
khác nhau). Thiếu hụt ánh sáng ảnh hƣởng thực sự đến sự hình thành và tiến
triển của cận thị.
 Bàn ghế và tƣ thế ngồi học
Nhiều tác giả nhận thấy kích thƣớc bàn ghế ở trƣờng khơng phù hợp

với chỉ số nhân trắc học sinh góp phần tạo nên tƣ thế ngồi xấu, gây đau mỏi
lƣng và khoảng cách nhìn quá gần gây mệt mỏi cho mắt.
1.1.3 Cách đánh giá cận thị học đƣờng
Có nhiều phƣơng pháp khám xác định cận thị học đƣờng. Trên lâm
sàng thƣờng áp dụng một số phƣơng pháp đánh giá cận thị học đƣờng sau:
Phƣơng pháp thử kính chủ quan: phƣơng pháp này đơn giản, thuận tiện
vì chỉ cần một hộp kính và một bảng đo thị lực. Tuy nhiên do chỉ căn cứ vào

.


0.

chủ quan của bệnh nhân nên cịn chƣa thật chính xác. Do đó khi áp dụng
trong nghiên cứu để loại trừ đƣợc sự điều tiết của mắt nên kết hợp thăm khám
kỹ và cho đối tƣợng nghỉ ngơi trƣớc khi đánh giá thị lực [4] [11].
Phƣơng pháp soi bóng đồng tử là phƣơng pháp khách quan, ngƣời đo
có thể xác định chính xác tình trạng khúc xạ của mắt với gƣơng hoặc máy soi
bóng đồng tử. Tuy nhiên, phƣơng pháp này ít đƣợc áp dụng trong các nghiên
cứu tại cộng đồng vì sẽ mất nhiều thời gian khi khám và địi hỏi ngƣời khám
phải có nhiều kinh nghiệm mới có kết quả chính xác [4] [10].
Đo khúc xạ tự động là một phƣơng pháp khách quan để xác định cận
thị học đƣờng. Có ƣu điểm là khám và cho kết quả nhanh, khách quan [3] [4]
[11].
Tiêu chuẩn xác định cận thị học đƣờng khi đo thị lực giảm ≤ 7/10 kết
hợp số đo kính thử ở trong giới hạn -0,5D ≤ cận thị học đƣờng ≤ -6D [4] [14].
1.1.4 Hậu quả của cận thị
Cận thị đƣợc ƣớc tính ảnh hƣởng đến 27% tƣơng đƣơng 1.893 triệu dân
số thế giới năm 2010. Theo dự đoán sơ bộ dựa trên các dữ liệu phổ biến của
Liên hợp quốc chỉ ra rằng cận thị sẽ ảnh hƣởng đến 52% tƣơng đƣơng 4.949

triệu dân số thế giới vào năm 2050 [55].
Cận thị làm ảnh hƣởng đến kết quả học tập do chất lƣợng học tập bị
giảm vì các động tác trong quá trình học nhƣ viết đọc và làm bài bị chậm hơn
so với các bạn có đơi mắt bình thƣờng. Có thể viết và làm bài bị sai do mắt
kém khơng nhìn rõ chữ viết trên bảng hoặc trên các phƣơng tiện nghe nhìn
khác [2].
Cận thị làm ảnh hƣởng đến việc lựa chọn ngành nghề trong tƣơng lai
của các em. Một số ngành nghề địi hỏi phải có độ chính xác cao thì ngƣời bị

.


1.

cận thị không thể làm tốt đƣợc và cũng không đƣợc tuyển chọn mặc dù rất
thích [2].
Khi bị cận thị nếu khơng có biện pháp đề phịng và đeo kính đúng số
thì cận sẽ càng nặng hơn, ở những ngƣời bị cận thị nặng rất có thể bị bong
võng mạc dẫn đến mù [2].
1.1.5 Quy trình khám cận thị, tính BMI và tiêu chí đánh giá [6] [48]
 Quy trình khám cận thị và tiêu chí đánh giá
Nhân viên y tế sử dụng bảng thị lực hộp đèn chữ cái hoặc chữ E để đo.
Bảng thị lực đặt ở sát tƣờng, cách học sinh khoảng 4m. Độ cao của bảng thị
lực phù hợp với chiều cao của học sinh: điểm giữa của bảng thị lực ngang với
tầm mắt của học sinh. Khơng đặt bảng thị lực ở phía trƣớc nguồn sáng mạnh
(cửa sổ hay cửa chính).
Khi đo thị lực, cho học sinh đứng để đo, ngƣời đo thị lực ngồi bên
cạnh. Yêu cầu học sinh đọc hàng chữ trên bảng, từ phải qua trái hoặc từ trái
qua phải.
Nếu học sinh đã có kính: cho học sinh mang kính vào rồi tiến hành đo.

Che bên mắt phải và dùng mắt trái để đọc hàng chữ nhƣ đã làm với mắt phải.
Đối với những học sinh có thị lực <10/10 và chƣa đƣợc chẩn đốn cận
thị trƣớc đó, phải tiến hành đo lại thị lực với kính lỗ để chẩn đốn cận thị. Kết
luận này do bác sĩ phụ trách khám mắt thực hiện.
 Cách tính BMI và tiêu chí đánh giá
Đo chiều cao: Học sinh bỏ dép khi cân đo. Học sinh đứng thẳng lƣng,
gót, mơng, vai, ót chạm tƣờng, mắt nhìn thẳng. Ngƣời đo đứng đối diện với
học sinh, dùng thƣớc eke đo khoảng cách từ đất tới đỉnh đầu.

.


2.

Cân trọng lƣợng: Học sinh đứng hai chân ngay ngắn giữa bàn cân, lên
xuống bàn cân nhẹ nhàng.
Các thông tin về tuổi, chiều cao, cân nặng của học sinh đƣợc nhân viên
đoàn khám nhập vào bảng số liệu (file Excel) để tính ra chỉ số BMI theo tuổi,
đồng thời so sánh với biểu đồ tiêu chuẩn tăng trƣởng của Tổ chức Y tế thế
giới theo từng nhóm tuổi để có phân loại tình trạng dinh dƣỡng.
Sử dụng phần mềm do Sở Y tế cung cấp, kết hợp biểu đồ chiều cao
theo tuổi và BMI theo tuổi để phân loại tình trạng dinh dƣỡng.
a. BMI theo tuổi
• Loại I: bình thƣờng (từ -2SD đến +1SD)
• Loại II: nhẹ cân (Từ < -2SD đến -3SD) hoặc thừa cân (Từ +1SD đến
+2SD)
• Loại III: SDD thể nhẹ cân nặng (< -3SD) hoặc béo phì (> +2SD)
b. Chiều cao theo tuổi
• Loại I: bình thƣờng (≥ -2SD)
• Loại II: SDD thể thấp cịi (Từ < -2SD đến -3SD)

• Loại III: SDD thể thấp cịi nặng (< -3SD)
1.2 Tình hình cận thị trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Trên thế giới
Những năm gần đây, cận thị - một rối loạn về mắt phổ biến nhất trên
thế giới và là vấn đề sức khỏe cộng đồng, phân bố theo từng vùng địa lý.
Theo các nghiên cứu đƣợc công bố, tỷ lệ cận thị cao nhất ở Đơng Á và Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có tỷ lệ mắc khoảng 50% và thấp hơn
ở Úc, Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ [55]. Vào năm 2050, tỷ lệ cận thị sẽ cao hơn

.


3.

nhiều ở các khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, Đông Á, Đông Nam Á, Bắc
Mỹ, miền nam Châu Mỹ Latinh, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và Châu Phi
sẽ tƣơng tự nhƣ ở Châu Á ngày nay. Tỷ lệ cận thị cao đƣợc dự đoán sẽ tăng
lên 24% trong tất cả các vùng bệnh tật toàn cầu và ở các nƣớc Châu Á - Thái
Bình Dƣơng đến năm 2050 [66].
Tỷ lệ hiện mắc cận thị không chỉ khác nhau tùy theo vùng mà còn khác
biệt bởi những đặc trƣng của từng nƣớc, cũng nhƣ theo xu hƣớng về kinh tế,
xã hội, hệ thống và trình độ giáo dục, lứa tuổi... Khuynh hƣớng chung là tỷ lệ
hiện mắc cận thị cao nhất ở các thành phố thuộc Châu Á. Hadi OstadiMoghaddam kiểm tra thị lực ở 974 học sinh phổ thông cho kết quả tỷ lệ cận
thị là 24,1% [54]. Mặt khác, ở Mỹ, cận thị trong học sinh phổ thông xấp xỉ
25%, nhƣng tại khu vực Nam Phi, khi nghiên cứu trên 595 học sinh trong độ
tuổi 11-18 ở Ghana chỉ có 1,7% hiện mắc cận thị [53]. Có 12,8 triệu trẻ em
trên tồn thế giới bị khiếm thị do lỗi khúc xạ không mong muốn, nửa số trẻ
em này sống ở Trung Quốc và tổng số có thể lên đến 100 triệu vào năm 2020.
Tỷ lệ cận thị đang tăng nhanh ở trẻ em trên toàn thế giới đạt 80 – 90% trong
số học sinh trung học cơ sở Đông Á. Nhiều nghiên cứu đã xác định đƣợc mối

liên quan giữa trình độ học vấn cao, thành tích đạt đƣợc trong học tập và tăng
tỷ lệ cận thị [58]. Theo nghiên cứu của Mutti và cộng sự (2002), tỷ lệ hiện
mắc cận thị cao nhất ở đối tƣợng có cả cha và mẹ cùng mắc cận thị (40%),
thấp hơn ở trẻ chỉ có cha hoặc mẹ mắc bệnh (20 – 25%), và thấp nhất là trẻ
khơng có cha mẹ mắc bệnh (10%) [56]. Yếu tố di truyền góp phần vào tình
trạng cận thị nặng và bẩm sinh ở trẻ.
1.2.2 Tại Việt Nam
Những số liệu gần đây nhất theo thống kê năm 2009 của Viện khoa học
giáo dục Việt Nam cho thấy tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ là 26,14%, trong đó

.


4.

cận thị chiếm 80% và gia tăng nhanh theo cấp học [37]. Điển hình một điều
tra khác trong năm 2009 của Bệnh viện Mắt Trung Ƣơng tỉ lệ cận thị ở tiểu
học là 18%, cấp trung học cơ sở là 25,5% và cấp trung học phổ thông là
49,7% [25]. Xu hƣớng mắc tật cận thị gia tăng theo độ tuổi của học sinh hay
cấp học đƣợc làm rõ ở nhiều nghiên cứu của Dƣơng Tiểu Phụng với tỷ lệ cận
thị ở cấp tiểu học là 38,8% [29]; ở cấp THCS trong nghiên cứu Nguyễn Phúc
Minh Châu là 48,3% [9] và cấp THPT trong khảo sát của Vi Duy Anh là
61,9% [1].
Vũ Thị Hoàng Lan, Nguyễn Thị Minh Thái (2010) nghiên cứu trên 332
học sinh tại trƣờng THCS thuộc Hà Nội cho thấy yếu tố nguy cơ của cận thị
là thời gian sử dụng mắt tập trung cho các hoạt động xem tivi, sử dụng máy
tính, đọc sách báo dài (> 5 giờ/ngày) [22]. Nghiên cứu khác của Hoàng Ngọc
Chƣơng (2010) ở Huế cho thấy có nhiều yếu tố liên quan giữa cận thị học
đƣờng với việc chơi điện tử ≥ 2 giờ/ngày, thói quen thƣờng xuyên nằm học ở
nhà và khơng chơi thể thao [10]. Theo Hồng Thị Giang và cộng sự (2014),

cận thị ở học sinh THCS tại Hải Phịng có liên quan với thời gian học, việc
học máy tính và tƣ thế ngồi khơng hợp lí. Đồng thời, thói quen giải trí cũng
có ảnh hƣởng đến cận thị học đƣờng [15]. Những nghiên cứu đã phần nào cho
thấy nguyên nhân sự gia tăng tỷ lệ mắc cận thị là do áp lực học tập, tƣ thế,
thói quen giải trí của học sinh.
Ngồi ra, nhiều nghiên cứu của Nguyễn Minh Trung, Nguyễn Phúc
Minh Châu, Dƣơng Tiểu Phụng cũng tìm thấy mối liên quan giữa nghề
nghiệp của cha mẹ và tiền sử gia đình với tật cận thị ở học sinh [9] [29] [35].
Bởi các thói quen sinh hoạt vui chơi và học tập của học sinh phần nào chịu
ảnh hƣởng bởi gia đình nói riêng và mơi trƣờng sống nói chung. Trên cơ sở
nhận biết nhiều hơn các yếu tố liên quan đến tật cận thị, đặc biệt môi trƣờng

.


5.

xung quanh học sinh, sẽ có các chiến lƣợc truyền thông sức khỏe hợp lý, thiết
thực và hiệu quả hơn.
1.3 Mạng xã hội
1.3.1 Khái niệm về mạng xã hội
Mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên
internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không
gian và thời gian. Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng nhƣ chat, e-mail,
phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Các dịch vụ này có nhiều
phƣơng cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm, dựa
trên thơng tin cá nhân, dựa trên sở thích cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm: mua
sắm, làm đẹp… Hiện nay thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác
nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trƣờng Bắc Mỹ và
Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc

Thái Bình Dƣơng. Dịch vụ mạng xã hội khác gặt hái đƣợc thành công đáng kể
theo vùng miền nhƣ Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại
Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các dịch vụ mạng xã hội nhƣ:
Zing Me, YuMe, Tamtay... [46]
1.3.2 Các mạng xã hội phổ biến
 Facebook
Facebook là một công ty và dịch vụ MXH có trụ sở chính tại Menlo
Park, California, Hoa Kỳ. MXH Facebook đƣợc sáng lập bởi Mark
Zuckerberg cùng với bạn của mình là sinh viên Đại học Harvard, gồm:
Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughe [45].
Việc đăng ký thành viên ban đầu chỉ giới hạn cho những sinh viên
Harvard, nhƣng sau đó đã đƣợc mở rộng tới các trƣờng đại học trong khu vực

.


6.

Boston, Ivy League và đại học Stanford. Sau đó, những ngƣời sáng lập đã mở
rộng Facebook cho sinh viên thuộc bất kỳ những trƣờng đại học khác nhau,
rồi đến học sinh trung học phổ thông. Đến năm 2006, bất cứ cá nhân nào trên
13 tuổi đều đƣợc phép đăng ký thành viên của Facebook [45].
Sau khi đăng ký, ngƣời sử dụng có thể tạo ra một hồ sơ cá nhân, thêm
ngƣời dùng khác nhƣ là “bạn bè”, cập nhật bài viết và ảnh, chia sẻ video, sử
dụng các ứng dụng khác nhau và nhận đƣợc thông báo khi ngƣời khác cập
nhật hồ sơ của họ [45].
 Zalo
Zalo là một ứng dụng cho phép gửi tin nhắn và thực hiện cuộc gọi miễn
phí trên điện thoại thơng minh, đƣợc phát triển bởi công ty VNG. Phiên bản
đầu tiên đƣợc ra mắt vào ngày 08/8/2012 nhƣng không nhận đƣợc sự quan

tâm từ ngƣời dùng. Tháng 12/2012, Zalo chính thức ra mắt và nhanh chóng
thu hút một số lƣợng lớn ngƣời dùng nhờ sản phẩm hoạt động tốt và ổn định
trên tất cả các cơ sở hạ tầng mạng. Đầu năm 2017, Zalo công bố đã chạm mốc
70 triệu ngƣời dùng. Phần mềm này chỉ mất 10 tháng để có thêm 20 triệu
đăng ký mới [39].
Bên cạnh tin nhắn và cuộc gọi miễn phí, Zalo cịn đƣợc tích hợp chức
năng “Nhật ký”, hoạt động nhƣ một MXH, cho phép ngƣời sử dụng có thể
chia sẻ hình ảnh, trạng thái, tạo trang cá nhân, kết bạn, bình luận, tƣơng tự
nhƣ Facebook [39].
 YouTube
YouTube là một trang mạng chia sẻ video, nơi ngƣời dùng có thể tải lên
hoặc tải về máy tính hay điện thoại và chia sẻ các video clip. YouTube
do Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim, tất cả đều là những nhân viên

.


×