Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Vai trò của điều dưỡng trong tư vấn vận động thể chất ở người bệnh đái tháo đường típ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 97 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------VŨ THỊ CHÚC QUỲNH

VAI TRỊ CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TRONG TƯ VẤN VẬN ĐỘNG THỂ
CHẤT Ở NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS TS NGUYỄN VĂN THẮNG
2. GS.TS. FAYE HUMMEL

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------



VŨ THỊ CHÚC QUỲNH

VAI TRỊ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG
TƯ VẤN VẬN ĐỘNG THỂ CHẤT
Ở NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
LUẬN VĂN THẠC SỸ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.

STATEMENT OF ORIGINAL AUTHORSHIP

I hereby declare that this is my own thesis. The contents and results
presented in the thesis are truthful and have never been published in any
other research. I accept full responsibility for this guarantee.

Author

VU THI CHUC QUYNH

.


.


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Đại học Y – Dược TP Hồ Chí Minh
- Ban Giám đốc Bệnh viện quân y 175
- Tập thể cán bộ nhân viên Phòng Sau đại học, Khoa Kỹ thuật Điều dưỡng Đại học
Y – Dược TP Hồ Chí Minh, Khoa Tim mạch – Khớp – Nội tiết Bệnh viện quân Y
175 Bộ Quốc Phòng.
Đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập và hồn thành luận văn này.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Thắng, người
Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, động viên giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành nội dung luận văn này.
Xin được trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong bộ môn Điều Dưỡng đã hết
lịng giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn tất cả các đồng nghiệp, bạn bè, đã ln động viên giúp
đỡ, cảm ơn gia đình ln là nguồn động lực to lớn giúp tơi hồn thành luận văn
này.
Vũ Thị Chúc Quỳnh

.


.

.


.


MỤC LỤC
CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................ I
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... II
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... III
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1.

TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG............................................ 4

1.1.1.Định nghĩa .................................................................................................. 4
1.1.2.Dịch tễ học ................................................................................................. 4
1.1.3.Chẩn đoán .................................................................................................. 5
1.1.4.Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường típ 2 ............................................... 8
1.1.5.Các biến chứng của bệnh đái tháo đường ................................................. 9
1.1.6.Phân loại đái tháo đường .......................................................................... 16
1.1.7.Các yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường .................................................... 17
1.2. VẬN ĐỘNG THỂ CHẤT Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TÍP 2 ................................................................................................................... 22
1.3. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ ĐIỀU DƯỠNG. ................................................ 25
1.3.1 Đối tượng chăm sóc của điều dưỡng viên.................................................. 26
1.3.2 Vai trị của điều dưỡng viên Theo tổ chức y tế thế giới, vai trò và chắc
năng của người điều dưỡng được thể hiện trong ba nội dung chính sau:.......... 26
1.3.3 Nghĩa vụ của người điều dưỡng ................................................................ 28
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VẬN ĐỘNG THỂ CHẤT Ở NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 VÀ VAI TRỊ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG . 28
1.4.1. Tình hình nghiên cứu về vận động thể chất ở người bệnh đái tháo đường
típ 2 ...................................................................................................................... 28
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về vai trò của điều dưỡng ở BN đái tháo đường
típ 2 ...................................................................................................................... 30


.


.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 32
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................................. 32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .................................................................................... 32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu bán can thiệp trên 2 nhóm và đánh giá
trước sau.............................................................................................................. 32
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu................................................................................. 32
2.2.3. Trình tự, nội dung nghiên cứu và kế hoạch thu thập dữ liệu .................... 33
2.2.4. Ứng dụng học thuyết ................................................................................. 36
2.2.5. Các biến số nghiên cứu ............................................................................. 37
2.2.6. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ................................................ 39
2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu .......................................................................... 44
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 45
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 46
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................... 46
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ..................................................... 46
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng .................................................................................... 47
3.2 VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG TƯ VẤN VẬN ĐỘNG THỂ
CHẤT Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 DỰA TRÊN CHỈ
SỐ HBA1C. ........................................................................................................ 53
3.2.1. Tình trạng vận động thể chất và kiểm soát đường máu trước can thiệp .. 53
3.2.2. Tình trạng vận động thể chất và kiểm sốt đường máu sau can thiệp ..... 55
3.2.3.Vai trị của điều dưỡng trong việc tư vấn tập vận động thể chất dựa trên

chỉ số HbA1c ....................................................................................................... 56
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA VẬN ĐỘNG
THỂ CHẤT Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2. ....................... 58

.


.

3.3.1. Tương quan giữa đặc điểm chung, đặc điểm điều trị và hiệu số HbA1c
của cả hai nhóm. ................................................................................................. 58
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 65
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................... 65
4.1.1. Tuổi và giới ............................................................................................... 65
4.1.2. Tuân thủ về vận động thể chất .................................................................. 66
4.1.3. Chỉ số BMI…………………………………………………………………………66
4.1.4. Tuân thủ điều trị về thuốc……………………………………………………….66

4.2.VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG TƯ VẤN VẬN ĐỘNG THỂ
CHẤT Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2.................................. 68
4.2.1. Vai trị của điều dưỡng trong bệnh đái tháo đường ................................. 68
4.2.2. Vai trò của vận động thể chất ở người bệnh đái tháo đường típ2. ........... 72
4.2.3. Vai trị của điều dưỡng trong tư vấn vận động thể chất. .......................... 73
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA VẬN ĐỘNG
THỂ CHẤT Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ........................ 74
4.4. ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .............................. 75
4.4.1 Điểm mạnh của nghiên cứu: ...................................................................... 75
4.4.2 Điểm hạn chế của nghiên cứu .................................................................... 75
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 77
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 78

PHỤ LỤC …………………………………………………………………………..

.


.

CHỮ VIẾT TẮT
Phần viết đầy đủ (Tiếng Việt)

Các từ viết tắt

ĐTĐ

Tổ chức đái tháo đường Hoa Kỳ
(American Diabetes Asociation)
Chỉ số khối cơ thể
(Body Mass Index)
Đái tháo đường

RLDNG

Rối loạn dung nạp glucose

ADA
BMI

VĐTC

Bộ câu hỏi đánh giá hoạt động sinh lý toàn cầu

(Global Physical Activity. Questionnaire)
Chỉ số xét nghiệm HbA1c
(Hemoglobin A1c)
Vận động thể chất

KSĐH

Kiểm soát đường huyết

KSK

Khám sức khỏe

KTV

Khoảng tứ vị

MAU

Microalbumin uria

TV

Trung vị

GPAQ
HbA1c

Tổ chức Y tế Thế giới


WHO

(World Health Organization)

.


I.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cơ chế gây đái tháo đường típ 2 ...................................................... 8
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh giá trị chỉ số HbA1c ở lần đo thứ 1 và thứ 2 của
nhóm 2 và nhóm 1 ........................................................................................... 56

.


.

I

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Chỉ số BMI và mức độ nguy cơ đái tháo đường ............................ 19
Bảng 2.1: Mô tả các biến số trong nghiên cứu................................................ 37
Bảng 2.2: Phân loại chỉ số khối cơ thể ............................................................ 39
Bảng 2.3: Đánh giá kết quả điều trị bệnh đái tháo đường .............................. 40
Bảng 2.4: Bộ câu hỏi nghiên cứu (GPAQ) ..................................................... 40
Bảng 2.5: Bộ câu hỏi thông tin chung ............................................................. 42
Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi giới đối tượng nghiên cứu (n=60) .......................... 46
Bảng 3.2: Đặc điểm BMI của đối tượng nghiên cứu (n=60) .......................... 46

Bảng 3.3: Đặc điểm điều trị của đối tượng nghiên cứu (n=60) ...................... 47
Bảng 3.4: Đặc điểm điều trị về hoạt động thể chất của nhóm nghiên cứu..... 49
Bảng 3.5: Đặc điểm nhóm nghiên cứu phân theo vận động thể chất. ........... 49
Bảng 3.6: Đặc điểm hoạt động thể chất của 2 nhóm. ..................................... 50
Bảng 3.7: Đặc điểm về biện pháp kiểm soát đường huyết của người bệnh
ĐTĐ với hoạt động vận động thể chất. ........................................................... 51
Bảng 3.8: Đặc điểm về sử dụng thuốc của người bệnh với hoạt động vận động
thể chất ............................................................................................................ 52
Bảng 3.9: Đặc điểm vận động trước tư vấn ở nhóm 2 theo bộ câu hỏi GPAQ
......................................................................................................................... 54
Bảng 3.10: Đặc điểm vận động sau tư vấn ở nhóm 2 theo bộ câu hỏi GPAQ55
Bảng 3.11: So sánh giá trị sinh hóa giữa nhóm 2 và không can thiệp với các
chỉ số HbA1c, Glucose máu ............................................................................ 57
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa đặc điểm chung và hiệu số HbA1c ở 2 lần đo
......................................................................................................................... 58
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa đặc điểm điều trị và hiệu số HbA1c ở 2 lần đo
......................................................................................................................... 59

.


.

Bảng 3.14: Mối liên quan giữa đặc điểm chung và hiệu số HbA1c ở lần đo 1
và 2 ở nhóm 2 .................................................................................................. 60
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa đặc điểm điều trị và hiệu số HbA1c ở lần đo 1
và 2 ở nhóm 2 .................................................................................................. 61
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa đặc điểm chung và hiệu số HbA1c ở lần đo 1
và 2 ở nhóm 1 .................................................................................................. 62
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa đặc điểm điều trị và hiệu số HbA1c ở lần đo 1

và 2 ở nhóm 1 .................................................................................................. 63

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý chuyển hóa có cơ chế bệnh sinh
phức tạp đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính kèm theo các rối
loạn chuyển hóa lipid, protid và glucid. Nguyên nhân dẫn tới ĐTĐ là do các
tình trạng bất thường trong tiết insulin của tuyến tụy, hoạt tính insulin hoặc cả
hai. Trong đó ĐTĐ típ 2 chiếm đến 95% tổng số các thể bệnh ĐTĐ [3]. Tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ típ 2 xu hướng ngày càng gia tăng trên phạm vi tồn cầu.
Năm 1980, có 108 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và con số này đã tăng
gấp bốn lần vào năm 2014 [17]. Bệnh đái tháo đường đã trở thành một vấn đề
sức khỏe ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu với số người mắc
bệnh đái tháo đường tăng đáng kể trong 35 năm qua. Theo Liên đồn Đái tháo
đường Quốc tế, năm 2017, có khoảng 425 triệu người trưởng thành đang sống
chung với bệnh đái tháo đường và ước tính đến năm 2045, con số này sẽ tăng
lên 629 triệu [29]. Báo cáo cũng cho thấy trong thập kỷ qua, tỷ lệ mắc bệnh
đái tháo đường đã tăng nhanh hơn ở các nước thu nhập thấp và trung bình so
với các nước thu nhập cao. Những người trưởng thành được chẩn đoán mắc
bệnh đái tháo đường có nguy cơ nhập viện cao gấp 3,5 lần so với những
người khơng có tiền sử bệnh đái tháo đường trong khi những người mắc bệnh
đái tháo đường có nguy cơ phải nhập viện cao gấp 1,3 lần [37].
Tập thể dục thường là một trong những hoạt động đầu tiên được khuyên
dùng cho người bệnh mới được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ típ 2. Cùng với chế
độ ăn uống và điều chỉnh hành vi, tập thể dục là một thành phần thiết yếu của
tất cả các chương trình can thiệp phịng chống bệnh đái tháo đường và béo

phì. Tập luyện thể dục, cho dù tập aerobic hoặc tập đối kháng hoặc kết hợp
đều tạo điều kiện cải thiện điều hòa glucose. Tập thể dục đã được coi là một
trong những nền tảng trong điều trị đái tháo đường cùng với dinh dưỡng và
thuốc từ 100 năm trước. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc thiếu vận

.


.

động thể chất là nguy cơ của 17% các bệnh về tim mạch và ĐTĐ, 12% sự đột
quỵ ở người cao tuổi, 10% của bệnh ung thư vú và đại tràng [14]. Do vậy, để
góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống giảm tỷ lệ tử vong cũng như các biến
chứng ĐTĐ gây ra, người bệnh cần tuân thủ tốt chế độ điều trị bao gồm: chế
độ dinh dưỡng, chế độ vận động thể chất, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm
soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên y
tế.
Các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng vận động thể chất phù hợp là một
trong những biện pháp quan trọng trong điều trị bệnh ĐTĐ. Vận động đều đặn
mỗi ngày với một cường độ phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và
tăng cường hiệu quả chuyển hóa năng lượng, giúp kiểm soát tốt cân nặng, giảm
nguy cơ mắc bệnh về thể chất và tâm lý, nên hình thành thói quen tốt cho sức
khỏe này từ những hoạt động thường ngày như đi bộ, dưỡng sinh, yoga. Theo
tài liệu của Hiệp hội đái tháo đường Việt Nam, chỉ cần đi bộ mỗi ngày tối thiểu
30 phút, sáu ngày mỗi tuần, có thể làm giảm 50% tử vong do căn nguyên tim
mạch [18]. Do vậy, vận động thể chất ở người ĐTĐ là rất quan trọng, vận động
thể chất góp phần tăng nhạy cảm với insulin, kiểm soát cân nặng và giảm mô
mỡ, giúp cho xương chắc khỏe, khớp linh hoạt, cơ dẻo dai, giảm nguy cơ té
ngã, giúp người bệnh tự tin, giảm căng thẳng, giảm nguy cơ bệnh tim và đột tử.
Tuy nhiên không phải cứ vận động thể chất đều mang lại hiệu quả và tốt cho

người bệnh đái tháo đường phải có chế độ tập luyện, vận động đúng cách mới
mang lại hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tơi thực hiện đề tài “Vai trị của
điều dưỡng trong tư vấn vận động thể chất ở người bệnh đái tháo đường típ 2”
nhằm:

.


.

MỤC TIÊU:
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Vai trò của điều dưỡng như thế nào trong việc tư vấn giáo dục về vận
động thể chất ở người bệnh ĐTĐ típ 2 ?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiệu quả tư vấn giáo dục của điều dưỡng về vận động thể chất
ở người bệnh ĐTĐ típ 2.
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá vai trò của điều dưỡng trong tư vấn vận động thể chất ở
người bệnh đái tháo đường típ 2.
2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của tập vận động thể chất
ở người bệnh đái tháo đường típ 2 dựa trên chỉ số HbA1c.

.


.


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về đái tháo đường

1.1.1. Định nghĩa
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một rối loạn mạn tính có yếu tố di truyền.
Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng glucose máu, nguyên nhân chính dẫn tới
ĐTĐ là do thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối dẫn đến rối loạn đường, mỡ,
đạm và các chất khoáng [9].
1.1.2. Dịch tễ học
Theo kết quả của cuộc điều tra cơ bản sức khỏe Quốc gia tại Mỹ năm
1993 có khoảng 7,8 triệu người được chẩn đoán là ĐTĐ tại Mỹ, khoảng 9095 % bị ĐTĐ típ 2. Một số nghiên cứu mới cho thấy chi phí cho người bệnh
đái tháo đường năm 2007 là 218 tỉ đô la, đối với người Mỹ tình trạng đái tháo
đường hiện tại chi phí hàng năm là khoảng 7000 đơ la, các chi phí gián tiếp
gồm nghỉ việc, giảm năng suất lao động, thất nghiệp do biến chứng liên quan
đến đái tháo đường, mất nguồn lao động do tỉ lệ chết sớm tăng lên [47]. Tỉ lệ
mắc bệnh ĐTĐ típ 2 ở người trưởng thành (20-79 tuổi) trên thế giới là 8,3%
hoặc 382 triệu người trưởng thành vào năm 2013. Đến năm 2035, tỉ lệ mắc
bệnh ĐTĐ sẽ tăng lên đến 10,1% (592 triệu người) [6].
Dự kiến tỉ lệ gia tăng của các ca mắc ĐTĐ là 69% ở các nước đang phát
triển và 20% ở các nước phát triển vào năm 2010 - 2030. Do tần suất mắc
ĐTĐ ngày càng tăng, nên tỉ lệ tử vong và dị tật do ĐTĐ theo đó cũng tăng
lên. Mười nước có số người ở nhóm tuổi 20 đến 79 mắc bệnh đái tháo đường
cao nhất năm 2010 : Ấn Độ (50,8), Trung Quốc (43,2), Mỹ (26,8), Nga (9,6),
Brazil (7,6), Đức (7,5), Pakistan (7,1), Nhật (7,1), Indonesia (7,0), Mexico
(6,8). ĐTĐ gây ảnh hưởng nặng nề lên sức khỏe và chất lượng cuộc sống của
người bệnh. Tạo ra gánh nặng về chăm sóc y tế, chi phí điều trị cho gia đình,
cho hệ thống y tế và cho toàn xã hội [35].


.


.

Tại Việt Nam theo công bố của WHO năm 2015 có 3,16 triệu người mắc
bệnh ĐTĐ và tốc độ phát triển ngày càng nhanh qua các năm. Hiểu biết toàn
diện về bệnh đái tháo đường rất phức tạp trong đó vai trò quan trọng là các
nhà dịch tể học, di truyền học, các nhà lâm sàng và các nhà khoa học cơ bản
[46].
1.1.3. Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường đã được đưa ra từ năm 1965 do tổ
chức y tế thế giới WHO (World Health Organization). Đến năm1998, tiêu
chuẩn chẩn đốn ĐTĐ đã được đưa ra và cơng nhận một lần nữa và đó cũng
là tiêu chuẩn mà hiện nay đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới [23].
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của Tổ chức y tế thế giới cơng bố năm
1998
Để chẩn đốn ĐTĐ cần dựa vào ba yếu tố cận lâm sàng sau:
- Kết quả glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L (≥ 200 mg/dL) kèm theo
các triệu chứng của tăng glucose máu.
- Kết quả xét nghiệm hai lần liên tiếp đều Glucose máu khi đói (sau 8 giờ
khơng ăn) ≥7,0 mmol/L (≥126 mg/dL).
- Kết quả Glucose sau 2 giờ uống 75g glucose ≥11,1 mmol/L (≥ 200
mg/dL).
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo khuyến cáo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2010
[47]
Theo khuyến cáo mới được cập nhật năm 2010 của hội ĐTĐ Hoa Kỳ,
chẩn đoán ĐTĐ cần dựa vào 4 yếu tố sau:
- Kết quả xét nghiệm thực hiện theo phương pháp chuẩn cho HbA1c ≥
6,5%.

- Kết quả xét nghiệm ít nhất là hai lần liên tiếp của Glucose máu lúc đói
≥ 7,0 mmol/L (126 mg/dL) (nhịn ăn 8 giờ trước lấy máu).

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

6

- Kết quả xét nghiệm Glucose máu 2 giờ ≥ 11,1 mmol/L (200 mg/dL)
khi làm xét nghiệm dung nạp glucose. Xét nghiệm dung nạp glucose nên thực
hiện theo mô tả của WHO, sử dụng dung dịch 75g glucose pha với 250-300ml
nước.
- Triệu chứng lâm sàng của người bệnh là tăng glucose máu hay tăng
glucose máu mạnh, trầm trọng kèm theo kết quả xét glucose máu ngẫu nhiên
≥ 11,1 mmol/L (200 mg/dL).
Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ vào năm 2010 đã chấp nhận chỉ số xét nghiệm
HbA1c là một cơng cụ sinh học phân tử trong chẩn đốn và sàng lọc ĐTĐ
cùng với các xét nghiệm glucose máu [28]. Mặc dù tuyên bố hỗ trợ việc sử
dụng HbA1c như một lựa chọn, tuy nhiên Hội ĐTĐ Hoa Kỳ vẫn đưa ra
khuyến cáo về hạn chế của xét nghiệm HbA1c trong nhóm người bệnh ĐTĐ
có các bệnh khác kèm theo. Một vấn đề quan trọng nữa trong sử dụng tiểu
chuẩn HbA1c để chẩn đốn ĐTĐ thì số lượng người bệnh được chẩn đoán so
với phương pháp chẩn đoán glucose lúc đói sẽ tăng lên.
- Chẩn đốn ĐTĐ theo tiêu chuẩn Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
(ADA) 2019 [28]. Khi có một trong những tiêu chuẩn sau, chúng ta có thể
chẩn đoán bệnh:
- Đường máu bất kỳ ≥ 200 mg/dl (7,0 mmol/L).
- Đường máu lúc đói ≥126 mg/dl (11,1 mmol/L).

- Đường huyết sau nghiệm pháp dung nạp Glucose sau 2 giờ ≥ 200
mg/dl (11,1 mmol/L).
- HbA1c > 6,5%.
*Lặp lại xét nghiệm lần 2 nếu khơng có triệu chứng lâm sàng
Tuy nhiên những chỉ số trên được áp dụng trong các người bệnh da
trắng, châu Âu và châu Mỹ, tại Việt Nam, tiêu chuẩn chẩn đốn ĐTĐ có một
số sự thay đổi khi sử dụng HbA1c để chẩn đoán. Nguyễn Bá Việt năm 2004

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

7

đã đưa ra một số khuyến cáo như sau [10]:
- Đái tháo đường: HbA1c ≥ 6,5% (47 mmol /mL).
- Tiền ĐTĐ (tăng nguy cơ phát triển thành bệnh ĐTĐ trong tương lai):
HbA1c trong khoảng 5,7% - 6,4% (39-46 mmol/mL). Tỷ lệ phần trăm HbA1c
càng cao, thì nguy cơ càng tăng đối với bệnh ĐTĐ và bệnh tim mạch.
- Xét nghiệm chỉ số HbA1c để chẩn đoán bệnh ĐTĐ được khuyến cáo
cần phải lưu ý trong một số trường hợp, ví dụ như: xuất huyết nặng, người
mang thai và thiếu máu.
- HbA1c được cho là thuận tiện và ổn định hơn so với các xét nghiệm
glucose máu lúc đói.
Ưu điểm của xét nghiệm HbA1c: người bệnh khơng cần phải nhịn đói ít
nhất 8 giờ như đối với xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói hoặc phải lấy
nhiều mẫu máu trong vài giờ như đối với test dung nạp glucose. Các xét
nghiệm HbA1c phản ánh nồng độ trung bình của glucose trong máu trong 2
đến 3 tháng đã qua. Các xét nghiệm HbA1c không bị ảnh hưởng bởi một số

điều kiện mà xét nghiệm glucose có thể gặp như: người bệnh bị bệnh kết hợp,
đau đớn hoặc bị stress vào thời điểm xét nghiệm. Một ưu điểm khác của xét
nghiệm HbA1c là mẫu máu ổn định và có thể được lưu trữ ở nhiệt độ phòng
lâu hơn so với mẫu máu để xét nghiệm glucose.
Tuy nhiên, HbA1c không phải là lựa chọn cho tất cả mọi người. Như đã
đề cập ở trên, xét nghiệm này không nên được sử dụng để chẩn đoán bệnh
ĐTĐ ở những trường hợp có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HbA1c
bao gồm:
- Phụ nữ mang thai.
- Những người có bệnh thận, gan mạn tính.
- Những người bị rối loạn về máu như thiếu máu, thiếu sắt, thiếu máu do
thiếu vitamin B12 và các biến thể hemoglobin như hemolobin E, F.

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

8

- Xuất huyết nặng hoặc truyền máu gần thời điểm xét nghiệm cũng dẫn
đến sự thay đổi của HbA1c.
Trong những trường hợp này, các xét nghiệm thơng thường như: định
lượng glucose máu lúc đói (FPG ) hay xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT)
được dùng để chẩn đoán ĐTĐ.
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường típ 2
Có 2 cơ chế cơ bản đóng vai trị quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của
đái tháo đường típ 2 (Hình 1.1):
- Đề kháng insulin: Insulin khơng có khả năng thực hiện những tác động
của mình như ở người bình thường. Glucose trong máu lúc đó sẽ tăng và xuất

hiện ĐTĐ. Kháng insulin chủ yếu ở hai cơ quan gan và cơ. Sự đề kháng
insulin làm tăng sản xuất glucose ở gan, giảm dung nạp glucose ở ngoại vi,
giảm thụ thể insulin ở các mơ ngoại vi [43].

Hình 1.1: Cơ chế gây đái tháo đường típ 2 [43]

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

9

- Rối loạn bài tiết insulin: Ở người bình thường khi glucose máu tăng sẽ
xuất hiện bài tiết insulin sớm và đủ để có thể kiểm sốt nồng độ glucose máu.
Khi tế bào β khơng cịn khả năng bài tiết insulin và số lượng kháng insulin.
Ngoài ra cịn có vai trị yếu tố gen và mơi trường [35].
1.1.5. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường [16][18]
Người ta xếp biến chứng của bệnh ĐTĐ thành 2 nhóm: các biến chứng
cấp tính và biến chứng mạn tính, biến chứng trên mạch máu thì chia thành
biến chứng trên mạch máu lớn và biến chứng trên mạch máu nhỏ.
- Các biến chứng cấp tính gồm: Nhiễm toan ceton, hơn mê tăng áp lực
thẩm thấu, nhiễm toan tăng acid lactic, hạ đường huyết.
- Các biến chứng mạn tính: Các biến chứng mạch vành, mạch não, mạch
ngoại biên được xếp vào nhóm biến chứng mạch máu lớn. Các biến chứng
mắt, biến chứng thận và biến chứng thần kinh ngoại biên được xếp vào biến
chứng mạch máu nhỏ.
1.1.5.1. Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đốn muộn, nhiễm
khuẩn cấp tính hoặc điều trị khơng thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn

mê nhiễm toan ceton và hơn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến
chứng nguy hiểm [15].
Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do
thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton
gây toan hóa tổ chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết
bị, điều trị và chăm sóc, tỉ lệ tử vong vẫn cao 5-10% [15].
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose
nặng, đường huyết tăng cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5-10%. Ở
người bệnh đái tháo đường típ 2 nhiều tuổi, tỉ lệ tử vong từ 30-50%. Nhiều
người bệnh hôn mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng glucose máu.

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

10

Điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ còn chưa được phổ biến trong
cộng đồng [15].
1.1.5.2. Các biến chứng mạn tính của đái tháo đường
Biến chứng mạn tính do ĐTĐ thường hay gặp trong lâm sàng khám và
điều trị người bệnh ĐTĐ típ 2, thậm chí các biến chứng này có ngay tại thời
điểm bệnh được phát hiện bệnh ĐTĐ. Đây là nguyên nhân không chỉ làm
tăng gánh nặng kinh tế của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mà còn là lý do chủ
yếu làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh ĐTĐ [22][35].
Bệnh lý tim mạch ở người bệnh đái tháo đường là biến chứng thường
gặp và nguy hiểm. Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành,
nhưng các nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ
mắc bệnh mạch vành và các biến chứng tim mạch khác. Người bệnh ĐTĐ có

bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với
người bình thường. Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chung chiếm
khoảng 75% tử vong ở người người bệnh ĐTĐ, trong đó thiếu máu cơ tim và
nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất. Một nghiên cứu được
tiến hành trên 353 người bệnh ĐTĐ típ 2 là người Mỹ gốc Mexico trong 8
năm thấy có 67 người bệnh tử vong và 60% là do bệnh mạch vành [15][17].
Tăng huyết áp thường gặp ở người bệnh ĐTĐ, tỉ lệ mắc bệnh chung của
tăng huyết áp ở người bệnh ĐTĐ gấp đôi so với người bình thường. Trong
ĐTĐ típ 2, 50% người bệnh ĐTĐ mới được chẩn đốn có tăng huyết áp. Tăng
huyết áp ở người đái tháo đường típ 2 thường kèm theo các rối loạn chuyển
hố và tăng lipid máu. Ngồi ra, tỉ lệ biến chứng mạch não ở người bệnh
ĐTĐ gấp 1,5 - 2 lần, viêm động mạch chi dưới gấp 5 - 10 lần so với
người bình thường. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình,
khoảng 80% người bệnh ĐTĐ mắc thêm các bệnh liên quan đến tim
mạch. Các biến chứng mạn tính của ĐTĐ thực ra có thể quy vào hai

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

11

nhóm là các biến chứng mạch máu lớn và các biến chứng mạch máu nhỏ
[16].
- Biến chứng mạch máu lớn do bệnh đái tháo đường
Người ĐTĐ dễ bị mắc các bệnh tim mạch gấp 2-4 lần so với người bình
thường. Nguyên nhân gây tử vong do bệnh tim mạch ở người bệnh ĐTĐ
chiếm 70%. Biểu hiện lâm sàng của bệnh tim mạch ĐTĐ có 3 nhóm: Bệnh lý
mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại vi (chủ yếu là bệnh

mạch máu chi dưới).
+ Bệnh mạch vành
Tổn thương xơ vữa động mạch vành trong ĐTĐ thường có tính chất lan
tỏa, ở nhiều vị trí và nhiều nhánh động mạch. Xơ vữa động mạch vành dẫn
đến bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.
• Đau thắt ngực ổn định, khơng ổn định.
• Nhồi máu cơ tim.
• Chết đột ngột.
• Suy tim.
• Đau mờ nhạt, khơng điển hình, gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng,
thậm chí nhồi máu cơ tim cấp khơng có đau ngực.
+ Bệnh mạch máu não
ĐTĐ đồng thời là 1 yếu tố nguy cơ cao độc lập của đột qụy và bệnh lý
mạch máu não như bệnh mạch vành. ĐTĐ gây ảnh hưởng bất lợi hệ thống
tuần hoàn động mạch não, giống như ảnh hưởng trên mạch vành và mạch
chi. Người bệnh ĐTĐ xơ vữa mạch ngồi sọ nhiều hơn. Người bệnh
ĐTĐ có tỉ lệ canxi hóa động mạch cảnh gấp 5 lần. Trong số người bệnh
bị đột qụy tần số xuất hiện ĐTĐ gấp 3 lần nhiều hơn so với nhóm chứng.
Nguy cơ đột qụy ở người bệnh ĐTĐ tăng 150% đến 400% và kiểm sốt
đường huyết kém có liên quan trực tiếp đến nguy cơ đột qụy. ĐTĐ đặc

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

12

biệt làm ảnh hưởng nguy cơ đột qụy trong số người bệnh trẻ tuổi. Ở bệnh
nhân < 55 tuổi, ĐTĐ làm tăng nguy cơ đột qụy hơn 10 lần. Nguy cơ của

mất trí liên quan đến đột qụy và tái phát cũng như tỉ lệ tử vong liên quan
đến đột quỵ đều gia tăng ở người bệnh ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu theo dõi
chỉ ra rằng, tỉ lệ tử vong do bệnh lý mạch máu não gia tăng tất cả các lứa
tuổi người bệnh ĐTĐ típ 1. Đột quỵ não là một bệnh phổ biến trên thế
giới. Theo WHO tử vong do đột quỵ đứng thứ hai sau bệnh tim mạch. Tỉ
lệ đột quỵ tăng theo lứa tuổi, có > 25% đột quỵ xảy ra ở tuổi > 75 tuổi.
Nếu sống sót sẽ để lại di chứng nặng nề gây tàn phế về cả thể lực lẫn trí
tuệ.Việc chẩn đốn sớm, điều trị tồn diện giúp giảm tỉ lệ tử vong và tàn
phế đột quỵ [3].
+ Bệnh mạch máu ngoại vi
Xảy ra khi các mạch máu ở chân bị hẹp, tắc bởi các mảng xơ vữa
khiến dòng máu tới chân và bàn chân bị giảm đi (bệnh lý bàn chân).
Bệnh lý bàn chân ĐTĐ ngày càng được nhiều người quan tâm do tính
phổ biến của bệnh. Tổn thương rất nhỏ ở bàn chân có thể gây ra loét và
cắt cụt chi. Nguy cơ cắt cụt chi dưới ở người bệnh ĐTĐ gấp 15 đến 46
lần so với người không bị ĐTĐ. Ở Mỹ trên 50% các trường hợp cắt cụt
chi không phải do chấn thương (tai nạn) mà nguyên nhân là do biến
chứng của bệnh ĐTĐ.
- Biến chứng mạch máu nhỏ
+ Biến chứng mắt do bệnh đái tháo đường:
Là loại bệnh lý hay gặp, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời
sẽ hạn chế được tác hại của bệnh. Bệnh võng mạc do ĐTĐ là nguyên
nhân hàng đầu gây mù ở các nước đang phát triển. Ngoài bệnh lý võng
mạc, các biến chứng khác ở mắt do ĐTĐ có thể gặp là glaucoma và đục
thủy tinh thể. Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở người bệnh

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.


13

ĐTĐ, có vẻ tương quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đường
huyết kéo dài. Đục thuỷ tinh thể ở người đái tháo đường cao tuổi sẽ tiến
triển nhanh hơn người không ĐTĐ.
Bệnh lý võng mạc ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu của mù ở người
20 - 60 tuổi. Bệnh biểu hiện nhẹ bằng tăng tính thấm mao mạch, ở giai
đoạn muộn hơn bệnh tiến triển đến tắc mạch máu, tăng sinh mạch máu
với thành mạch yếu dễ xuất huyết gây mù loà. Sau 20 năm mắc bệnh,
hầu hết người bệnh ĐTĐ típ 1 và khoảng 60% người bệnh ĐTĐ típ 2 có
bệnh lý võng mạc. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải, Phạm Hoài Anh tại
Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội, số người bệnh có bệnh về mắt chiếm
72,5%, trong đó tỉ lệ bệnh võng mạc ĐTĐ 60,5%, đục thủy tinh thể 59%
. + Bệnh lý thận do đái tháo đường
Bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai
đoạn cuối. Tổn thương cơ bản của bệnh lý thận do ĐTĐ là tổn thương mạch
máu vi mạch cầu thận. Biến chứng thận do ĐTĐ là một trong những biến
chứng hường gặp, tỉ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do ĐTĐ
khởi phát bằng protein niệu sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và
creatinin sẽ tích tụ trong máu. Với người ĐTĐ típ 1, mười năm sau khi biểu
hiện bệnh thận rõ ràng, khoảng 50% tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối và sau
20 năm sẽ có khoảng 75% số người bệnh trên cần chạy thận lọc máu chu kỳ.
Khả năng diễn biến đến suy thận giai đoạn cuối của người bệnh ĐTĐ típ 2 ít
hơn so với người bệnh ĐTĐ típ 1, song số lượng người bệnh ĐTĐ típ 2
chiếm tỉ lệ rất lớn nên thực sự số người bệnh suy thận giai đoạn cuối chủ yếu
là người bệnh ĐTĐ típ 2.
Để theo dõi bệnh thận ĐTĐ có thể định lượng microalbumin niệu
(MAU), đo mức lọc cầu thận, định lượng protein niệu trong 24 giờ. Ngày nay,


.


×