Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Đảng bộ quận thủ đức, thành phố hồ chí minh lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 1997 đến năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VĂN TẤN

ĐẢNG BỘ QUẬN THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TP. HỒ CHÍ MINH – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VĂN TẤN

ĐẢNG BỘ QUẬN THỦ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2011
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 60.22.03.15

Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ HOA


TP. HỒ CHÍ MINH – 2016


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi do Tiến sĩ Võ Thị
Hoa hướng dẫn, chưa từng được công bố và không trùng lắp với bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào. Tất cả những số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng .…năm 2016
Học viên Cao học

Lê Văn Tấn


2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học và
Khoa Lịch sử (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh) đã tạo mọi điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Võ Thị Hoa, cán bộ đã trực
tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu
này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan Đảng bộ, chính quyền, và các
đồn thể Quận Thủ Đức đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.

Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng .…năm 2016
Học viên Cao học

Lê Văn Tấn


3

DANH MỤC VIẾT TẮT
Cụm từ, từ viết đầy đủ

Cụm từ, từ viết tắt

Acquired Immuno Deficiency Syndrom

AIDS

Khu chế xuất

KCX

Nhà xuất bản

Nxb

Thành phố


TP

Ủy ban nhân dân
Văn minh – sạch đẹp – an toàn

UBND
VM – SĐ – AT


4

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................2
DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................7
1.

Lý do chọn đề tài ...................................................................................7

2.

Tình hình nghiên cứu. ..........................................................................9

3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. .......................................................11

4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ....................................................12

5.

Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .............12

6.

Đóng góp của luận văn .......................................................................13

7.

Kết cấu luận văn .................................................................................14

Chương 1 .........................................................................................................15
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN THỦ ĐỨC
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ........15
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẬN THỦ ĐỨC .................................................15
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quận Thủ Đức ...........15
1.1.2. Tình hình kinh tế Quận Thủ Đức ...............................................18
1.1.3. Tình hình văn hóa – xã hội ..........................................................21
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ..............................25
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến chính sách xã hội ....................25
1.2.2. Chủ trương của Đảng về chính sách xã hội từ năm 1986 đến
năm 2011 ..........................................................................................................32


5

Chương 2 .........................................................................................................48

Q TRÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA
ĐẢNG BỘ QUẬN THỦ ĐỨC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2011 ........................48
2.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM,
CHÍNH SÁCH PHỊNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA (1997 - 2011) ..................................48
2.2. ĐẢNG BỘ QUẬN THỦ ĐỨC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM, CHÍNH SÁCH PHỊNG, CHỐNG TỆ
NẠN XÃ HỘI TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 ..............................................52
2.2.1. Đảng bộ Quận Thủ Đức lãnh đạo thực hiện chính sách lao
động và việc làm từ năm 1997 đến năm 2005 ..............................................52
2.2.2. Đảng bộ Quận Thủ Đức lãnh đạo thực hiện chính sách phịng,
chống tệ nạn xã hội từ năm 1997 đến năm 2005 .........................................77
2.3. ĐẢNG BỘ QUẬN THỦ ĐỨC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM, CHÍNH SÁCH PHỊNG, CHỐNG TỆ
NẠN XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA –
HIỆN ĐẠI HĨA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011...........................................87
2.3.1. Đảng bộ Quận Thủ Đức lãnh đạo thực hiện chính sách lao
động và việc làm trong tình hình mới ...........................................................87
2.3.2. Đảng bộ Quận Thủ Đức lãnh đạo thực hiện chính sách phịng,
chống tệ nạn xã hội từ năm 2006 đến năm 2011 ........................................106
Chương 3 .......................................................................................................127
KẾT QUẢ, MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN .......127
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2011 VÀ KHUYẾN
NGHỊ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI .....127


6

3.1. MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH

LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA ĐẢNG BỘ QUẬN
THỦ ĐỨC ..........................................................................................................127
3.1.1. Những thành tựu chủ yếu ..........................................................127
3.1.2. Một số hạn chế ............................................................................135
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..............................................................138
3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................144
KẾT LUẬN ...................................................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................151
PHỤ LỤC ......................................................................................................163


7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, cùng với đổi
mới tư duy về kinh tế, Đảng đã từng bước đổi mới việc thực hiện chính sách xã hội
gắn liền tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và cơng bằng xã hội. Đảng đã xây dựng hệ
thống chính sách kinh tế đi đơi với chính sách xã hội và coi chính sách xã hội là một
trong những động lực để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Trong hoạt động thực
tiễn của Đảng, Chính sách xã hội có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng, tác động
mạnh đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và từng địa
phương nói riêng. Trên thực tế, chính sách xã hội nào phản ánh đúng hiện thực
khách quan, đời sống xã hội, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, chính trị xã
hội của mỗi giai tầng trong xã hội đều góp phần giải quyết có hiệu quả những vấn
đề xã hội mới nảy sinh. Ngược lại, chính sách xã hội nào lạc hậu, không theo kịp
những vấn đề xã hội đang diễn ra, không phản ánh đúng hiện thực cuộc sống của
người dân, sẽ gây những hệ quả xấu, làm tăng tính phức tạp trong đời sống xã hội.
Vì vậy trong việc hoạch định chính sách xã hội, Đảng đã từng bước đổi mới và
hồn thiện hệ thống chính sách xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.

Nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trị của chính sách xã hội, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) trong khi đề ra đường lối đổi mới toàn
diện để phát triển đất nước, Đảng đã đặt đúng vị trí, tầm quan trọng của chính sách
xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách xã hội bao trùm mọi
mặt của cuộc sống con người: giáo dục, văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp,
quan hệ dân tộc… Đại hội đã coi chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng trong
hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước, một bộ phận cấu thành chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, là động lực to lớn để phát huy tính năng động, sáng tạo của
nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ nhận thức, “Trình độ
phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những
mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế. Ngay trong khuôn khổ


8

của hoạt động kinh tế, chính sách xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, là một nhân tố quan trọng để phát triển sản xuất” [44,
tr.777], Nghị quyết Đại hội đã nhấn mạnh “Chính sách xã hội nhằm phát huy mọi
khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất. Coi
nhẹ chính sách xã hội cũng là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” [44, tr.917]. 30 năm (từ năm 1986 đến nay)
thực hiện đường lối đổi mới, những thành tựu về xã hội và con người là minh chứng
hùng hồn cho năng lực lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính sách xã hội.
Quận Thủ Đức là một Quận cửa ngõ phía Đơng Bắc Thành phố Hồ Chí
Minh, là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phịng - an ninh,
đối ngoại và mơi trường sinh thái của Thành phố. Từ khi thành lập Quận đến nay
vượt qua những khó khăn, thử thách, Đảng bộ Quận đã sát cánh với nhân dân thực
hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố. Cùng
với nỗ lực phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp đã đưa Quận Thủ Đức từ một vùng nông thôn

thành một quận đô thị hiện đại, Đảng bộ Quận đã chú trọng chỉ đạo thực hiện các
chính sách xã hội đảm bảo sự phát triển bền vững theo mục tiêu chung của Thành
phố.
Gần 15 năm qua những thành quả mà Đảng bộ và nhân dân Thủ Đức gặt hái
được đã cho thấy một bước tiến dài trong sự phát triển mọi mặt của Quận, góp phần
không nhỏ vào công cuộc xây dựng Thành phố ngày càng văn minh hiện đại. Tuy
nhiên với vị trí chiến lược là cửa ngõ, nơi giáp ranh với tỉnh Bình Dương, Đồng
Nai, đầu mối của các tuyến giao thông lớn của Thành phố và cũng là địa bàn tập
trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, hệ thống các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp… của Thành phố. Vì vậy các vấn đề xã hội luôn nảy sinh và diễn biến
phức tạp như vấn đề lao động việc làm, vấn đề nghèo đói, chăm sóc sức khỏe, tệ
nạn xã hội… Trong đó nổi lên là vấn đề lao động và việc làm, tệ nạn xã hội, đòi hỏi
Đảng bộ Quận phải ln bám sát tình hình, chủ động, sáng tạo, chỉ đạo hiệu quả


9

thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, gắn liền phát triển kinh tế
với công bằng và an toàn xã hội.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, tơi đã chọn đề tài “Đảng bộ Quận Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ năm 1997 đến
năm 2011” làm đề tài luận văn cao học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng
sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu.
Chính sách xã hội là một vấn đề luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước, thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý nghiên cứu ở nhiều
góc độ khác nhau, trong đó có cả những tác giả nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
Nhiều cơng trình đã được xuất bản, nhiều đề tài đã được nghiệm thu.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận của chính sách xã hội, có một số cơng trình,
như cuốn sách Chính sách xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn do PGS Bùi

Đình Thanh chủ biên; cuốn sách Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện
nay của tác giả Hồng Chí Bảo; cuốn sách Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế
quản lý việc thực hiện do Trần Đình Hoan chủ biên; tác giả Phạm Xuân Nam với
cuốn sách Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp... Các cơng trình đã
cung cấp luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội và cơ chế quản lý
thực hiện các chính sách xã hội thơng qua việc làm rõ khái niệm chính sách xã hội;
quan điểm lý luận, phương pháp luận nghiên cứu chính sách xã hội; đồng thời nêu
rõ quan điểm cơ bản của Đảng về một số chính sách xã hội đã được thể chế hoá và
từng bước đưa vào cuộc sống; làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh
tế và chính sách xã hội.
Đặc biệt, tiếp cận dưới góc độ Lịch sử Đảng, cơng trình Đảng lãnh đạo thực
hiện chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh và cơng
trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25 năm
đổi mới (1986-2011) của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Xn Lý là những cơng trình
đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế, những kinh nghiệm được


10

đúc kết từ q trình lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội của Đảng trong thời kỳ đổi
mới. Qua đó, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng đối với thực hiện
chính sách xã hội trong những năm đổi mới đất nước.
Bên cạnh những cơng trình đã xuất bản, một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về
chính sách xã hội đã bảo vệ như: Luận án tiến sĩ Lịch sử “Phụ nữ Thành phố Hồ
Chí Minh với q trình thực hiện các chính sách xã hội của Thành phố trong công
cuộc đổi mới (1986 - 2006)”, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của tác giả Trần
Xuân Thảo, luận án đã trình bày một cách khái quát về vai trò, các hoạt động cụ thể
cũng như những đóng góp của phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giải
quyết các vấn đề xã hội qua 20 năm (1986-2006). Tác giả đã đề cập tới những vấn
đề cơ bản của tình hình xã hội và những chủ trương của Thành phố trong thực hiện

chính sách xã hội thời kỳ đổi mới. Đề tài cũng đã hệ thống được nguồn tài liệu,
cung cấp tư liệu và luận cứ khoa học cho công tác nghiên cứu thực hiện chính sách
xã hội ở các quận cơ sở.
Một số cơng trình nghiên cứu về Đảng bộ Quận Thủ Đức đã được công bố
như: Lịch sử truyền thống Đảng Bộ Huyện Thủ Đức 1930 - 1975, tập 1; tập 2 1975
– 1997; Quận Thủ Đức 15 năm xây dựng và phát triển 1997 – 2012; Quận Thủ Đức
– 10 năm xây dựng và phát triển 1997 - 2007; đặc biệt luận văn thạc sĩ “Đảng bộ
Quận Thủ Đức lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1997 – 2010” của tác
giả Phạm Thị Vẹn. Các tác phẩm đã giới thiệu những nét cơ bản về Đảng bộ Quận
Thủ Đức, quá trình lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội nói chung trên địa bàn
Quận và bước đầu có những tổng kết, đánh giá về hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng bộ Quận.
Ngồi ra cịn có một số luận văn Thạc sĩ xã hội học nghiên cứu về các khía
cạnh của tình hình xã hội ở Thủ Đức như: Luận văn Thạc sĩ “Sự tác động và ảnh
hưởng của q trình đơ thị hóa đối với đời sống của cư dân Quận Thủ Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh” của tác giả Tạ Minh Sự; Luận văn Thạc sĩ “Hoạt động bảo vệ an
ninh trật tự của công an Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh trong cơng cuộc đổi mới


11

(thời kỳ 1986 - 2000)” của tác giả Trịnh Chí Hồ; Luận văn thạc sĩ “Những nhân tố
ảnh hưởng đến vấn đề kết hôn của nữ công nhân nhập cư (nghiên cứu trường hợp
nữ công nhân làm việc tại khu chế xuất Linh Trung 1 Quận Thủ Đức Thành phố Hồ
Chí Minh) của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thủy; Luận văn thạc sĩ “Các yếu tố tác
động đến kết quả điều trị thay thế bằng methadone của người sử dụng ma túy tại
Tp. Hồ Chí Minh (điểm nghiên cứu tại Quận 4, Thủ Đức & quận 8) của tác giả Hán
Đình Hịe; Phan Hồng Ngọc Anh “Hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân khu
vực đang xảy ra ô nhiễm môi trường (điểm nghiên cứu tại khu vực kênh Bình Thọ,
Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh)”… Các luận văn này phần nào đã phác

họa những nét khái quát về Quận Thủ Đức và một số khía cạnh của tình hình xã hội
địa phương.
Cho đến này chưa có cơng trình nghiên nào về q trình lãnh đạo của Đảng bộ
Quận Thủ Đức trong việc thực hiện các chính sách xã hội được cơng bố. Vì vậy tơi
đã chọn đề tài “Đảng bộ Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo thực
hiện chính sách xã hội từ năm 1997 đến năm 2011” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng bộ
Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh trong việc vận dụng, cụ thể hóa chính sách
xã hội của Trung ương Đảng, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh với thực tiễn địa
phương trong thực hiện chính sách lao động và việc làm, phịng chống tệ nạn xã hội
nhằm góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội trên cả nước nói chung và địa bàn
Quận Thủ Đức nói riêng.
Qua nghiên cứu đề tài góp phần đánh giá thành tựu, hạn chế và bước đầu rút
ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức, lãnh đạo chính sách xã hội từ năm
1997 đến năm 2011.
Nhiệm vụ nghiên cứu:


12

- Phân tích hệ thống chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước và Thành phố Hồ
Chí Minh nói chung và chính sách lao động việc làm, chính sách phịng chống tệ
nạn xã hội của Quận Thủ Đức nói riêng.
- Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của Quận Thủ Đức tác
động đến quá trình thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn.
- Làm rõ quá trình Đảng bộ Quận Thủ Đức vận dụng chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, triển khai các chỉ đạo của Thành phố Hồ Chí Minh thực
hiện chính sách lao động việc làm và chính sách phòng chống tệ nạn xã hội từ năm

1997 đến năm 2011.
- Tổng kết những bài học và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần lãnh đạo
thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn Quận Thủ Đức trong những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Quận Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh trong thực hiện các chính sách xã hội ở Quận từ năm 1997
đến năm 2011.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ Quận
Thủ Đức, quá trình chỉ đạo thực hiện một số chính sách xã hội ở địa phương như:
Chính sách lao động và việc làm; Chính sách phòng, chống tệ nạn xã hội.
Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2011.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách xã hội, đồng thời


13

luận văn có sử dụng kết quả nghiên cứu của một số cơng trình khoa học đã được
cơng bố liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở kết hợp hai phương pháp cơ
bản của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh
đó, tác giả còn vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, sử dụng kết quả
nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan như:
xã hội học, kinh tế học, văn hóa học… trong q trình thực hiện đề tài.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các thao tác cơ bản của phương pháp nghiên

cứu như: thống kê, so sánh, tổng hợp nhằm làm rõ thực tiễn lãnh đạo thực hiện
chính sách xã hội trên địa bàn Quận Thủ Đức từ năm 1997 đến năm 2011.
Nguồn tài liệu:
Luận văn được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu chủ yếu sau đây:
- Các văn kiện, báo cáo, nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, các văn bản của Nhà nước, văn kiện các kỳ Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận,
báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân Quận, Phòng Lao động Thương binh xã hội,
các đoàn thể...
- Một số sách chuyên khảo, các đề tài khoa học, bài nghiên cứu có liên quan là
nguồn tài liệu quý để học viên tham khảo hoàn thành luận văn.
- Đồng thời tác giả cũng tiến hành khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu và thu thập
tư liệu liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn tập hợp, hệ thống đầy đủ những văn kiện, Nghị quyết của Trung
ương Đảng, của Đảng bộ địa phương trong q trình lãnh đạo thực hiện chính sách
xã hội từ khi thành lập Quận đến năm 2011 trên cơ sở đó làm rõ một số nội dung:


14

Q trình vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về chính sách xã hội phù hợp với điều kiện của địa phương.
Từ việc tổng kết những thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình lãnh đạo
thực hiện chính sách xã hội của địa phương luận văn tổng kết các bài học áp dụng
cho giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển của Quận cũng như các địa phương
khác.
Luận văn góp phần tư liệu cho việc tuyên truyền giáo dục truyền thống của
Đảng bộ Quận, bổ sung thêm tài liệu cho việc nghiên cứu các đề tài khác liên quan
đến địa phương, gợi mở một số vấn đề cần nghiên cứu về Quận Thủ Đức.
7. Kết cấu luận văn

Luận văn được chia làm 3 phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận. Trong đó phần
nội dung chia làm 3 chương:
Chương 1: Điều kiện tự nhiên, xã hội của Quận Thủ Đức và một số vấn đề lý
luận chung về chính sách xã hội
Chương 2: Q trình lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội của Đảng bộ Quận
Thủ Đức từ năm 1997 năm 2011
Chương 3: Kết quả, một số kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội
từ năm 1997 đến năm 2011 và khuyến nghị thực hiện chính sách xã hội trong thời
gian tới


15

Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN THỦ ĐỨC VÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẬN THỦ ĐỨC

1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quận Thủ Đức
Điều kiện tự nhiên
Thủ Đức là Quận vùng ven ở phía Đơng Bắc, cửa ngõ ra vào của Thành phố
Hồ Chí Minh. Quận Thủ Đức nằm trong khoảng 10051’B 106045’Đ, phía Bắc giáp
huyện Thuận An và Thị trấn Dĩ An của tỉnh Bình Dương, phía Nam tiếp giáp Quận
2. Sơng Sài Gịn bao bọc ở phía Tây, ngăn cách với Quận 12, Quận Gò Vấp và
Quận Bình Thạnh, phía Đơng giáp Quận 9, với diện tích tự nhiên khoảng 48km2.
Quận Thủ Đức nằm trong chỉnh thể địa hình của Thành phố Hồ Chí Minh
vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong
năm có hai mùa, mùa mưa và mùa khơ. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng
11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều), cịn mùa khơ từ tháng 12 tới tháng 4
năm sau (khí hậu khơ mát, nhiệt độ cao, mưa ít). Nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất

lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Lượng mưa trung bình đạt 1.949 mm/năm.
Cùng với Thành phố Quận chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây
– Tây Nam và Bắc – Ðơng Bắc, thuộc vùng khơng có gió bão. Quận Thủ Đức nằm
trong vùng có lượng nước ngầm phong phú của Thành phố, phía Tây được bao bọc
bởi hệ thống sơng Sài Gịn.
Thủ Đức là đầu mối giao thơng quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh. Ba
con đường lớn chạy qua Quận đều thuộc quốc lộ: Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13 và Xa
lộ vành đai ngoài (xa lộ Đại Hàn cũ), đường sắt Quốc gia chạy qua với các ga Bình
Triệu, ga Sóng Thần. Các tuyến đường quan trọng như: Võ Văn Ngân, Kha Vạn
Cân, Ðặng Văn Bi, Tỉnh Lộ 43, Linh Ðơng, Ngơ Chí Quốc, Lê Thị Hoa, Hồng
Diệu 2... tạo ra một hệ thống giao thơng lớn đem lại lợi thế quan trọng cho Quận


16

phát triển kinh tế - xã hội. Bao bọc phía Tây là sơng Sài Gịn, rất thuận lợi cho giao
thơng đường thủy.
Hành chính, dân số
Về dân số, theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, dân số
Quận Thủ Đức là 474.547 người, tỉ lệ gia tăng dân số cơ học khá cao chiếm khoảng
50% dân số, mật độ dân số 9.886 người/km2.
Về hành chính, hiện nay Quận Thủ Đức bao gồm 12 phường là: Bình Chiểu,
Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh Đơng,
Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ, Trường Thọ, Linh Trung. Trung tâm Quận Thủ
Đức thuộc phường Trường Thọ.
Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2010 của Thành phố, Quận Thủ Đức được
xác định là địa bàn trọng điểm tập trung mở rộng đô thị, phát triển dân cư, công
nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, thể dục thể thao, đào tạo và dịch vụ du lịch, có hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đầu mối quan trọng về giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thủy, điện, nước…

Lịch sử hình thành Quận Thủ Đức và thuyền thống Đảng bộ Quận Thủ
Đức.
Lịch sử hình thành Quận Thủ Đức gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển
của Thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua các thời kỳ lịch sử, Thủ Đức có nhiều sự
thay đổi về lãnh thổ, hành chính và hình thành vùng văn hóa, truyền thống nằm
trong tổng thể văn hóa Nam Bộ của Việt Nam.
Trong thời kỳ phong kiến vùng đất Thủ Đức là huyện Ngãi An thuộc phủ
Phước Long, tỉnh Biên Hoà. “Tên gọi Thủ Đức được hiểu là: Thủ là “đồn canh”
đồng thời là chức danh của người đứng đầu; Đức là tên người. Vậy Thủ Đức là tên
gọi theo chức danh và tên của người trưởng thủ” [48]. Trong cuốn “Lịch sử truyền
thống Đảng bộ và nhân dân phường Trường Thọ” chép rằng: “Theo dân gian kể lại
tại vùng đất Trường Thọ - Linh Đông – Linh Tây ngày nay vào khoảng thời gian từ


17

1679 đến 1725 có ơng Tạ Huy (Tạ Dương Minh), tên hiệu là Thủ Đức, là một trong
những người trong nhóm “phản Thanh Phục Minh” từ Trung Quốc chạy sang nước
ta xin tỵ nạn và được Chúa Nguyễn cho phép định cư tại vùng Linh Chiểu, Bình
Quới Đơng” [29, tr.16]. Ông cùng nhóm người Hoa xây làng, lập ấp sinh sống và do
nhu cầu trao đổi hàng hóa, bn bán ông đã lập ngôi chợ Thủ Đức, tên Thủ Đức
cũng dần trở thành tên địa danh.
Trong thời Pháp thuộc và thời Cộng Hòa (1955-1975), huyện Ngãi An (Thủ
Đức) thuộc tỉnh Gia Định. Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhân
dân Thủ Đức đã cùng toàn dân tộc viết nên những trang sử vàng chống ngoại xâm.
Vốn có truyền thống u nước đồn kết chống xâm lược, sau khi đất nước
được giải phóng truyền thống ấy lại được phát huy cao độ, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân Thủ Đức lại đoàn kết bắt tay vào công cuộc xây dựng quê hương,
hàn gắn vết thương chiến tranh. Cùng nỗ lực với toàn Đảng, toàn dân tộc Thủ Đức
lại bước vào công cuộc đổi mới, những thành quả mà nhân dân Thủ Đức gặt hái

được đã đóng góp khơng nhỏ vào thắng lợi của đổi mới nói chung và sự phát triển
phồn thịnh của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Ngày 06/01/1997, theo nghị định 03/CP của Thủ tướng Chính phủ, huyện Thủ
Đức tách ra thành 3 quận là: Quận 2, Quận 9, và Quận Thủ Đức. Quận Thủ Đức
mới bao gồm thị trấn Thủ Đức và 7 xã cụm Bắc Thủ Đức, cùng một phần diện tích
của ấp Gị Cát (xã Tân Phú), ấp Trường Thọ, Bình Thọ (xã Phước Long), chiếm
22% diện tích và 45% dân số toàn huyện cũ.
Đảng bộ Quận Thủ Đức được thành lập theo quyết định 245/QĐNS ngày
06/03/1997 của Ban Thường vụ Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh với Ban Chấp
hành lâm thời gồm 23 đồng chí. Tồn Đảng bộ có 49 chi, Đảng bộ cơ sở với 1.514
đảng viên. Tháng 5 năm 2011 Đảng bộ Quận Thủ Đức triển khai và hồn thành việc
sắp xếp hồn thiện mơ hình tổ chức của các Đảng bộ theo Hướng dẫn 38-HD/TW
của Ban Tổ chức Trung ương và Thông báo số 93-TB/TW của Ban Thường vụ
Thành ủy, cụ thể chuyển giao các chi bộ cơ sở về trực thuộc 03 Đảng bộ cơ sở mới


18

thành lập, gồm: Đảng bộ doanh nghiệp, Đảng bộ cơ quan Đảng – đồn thể, Đảng bộ
cơ quan Chính quyền Quận với 5.075 đảng viên [19, tr.30].
Trải qua gần 15 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ Quận Thủ Đức đã
tiến hành 4 kỳ đại hội (nhiệm kỳ I (1998 – 2000), nhiệm kỳ II (2000 – 2005), nhiệm
kỳ III (2005 – 2010) nhiệm kỳ IV (2010 – 2015)) chỉ đạo, triển khai thực hiện
thắng lời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đưa Thủ Đức trở thành quận đô thị
văn minh. Trong nhiều năm liền Đảng bộ Quận Thủ Đức được công nhận là Đảng
bộ đồn kết, trong sạch, vững mạnh.
1.1.2. Tình hình kinh tế Quận Thủ Đức
Thủ Đức trước khi chia tách thành Quận là một vùng “nửa chợ, nửa quê” tình
hình kinh tế xã hội gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
Quận các đoàn thể và nhân dân đã đoàn kết xây dựng bộ mặt mới cho Quận. Từ khi

thành lập Quận đến năm 2011, kinh tế trên địa bàn Thủ Đức ngày càng phát triển ổn
định và có mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất trong suốt gần 15 năm đạt mức
tăng trưởng bình quân 19,90%/năm (năm 2011 giá trị sản xuất là 4.810 tỷ đồng theo
giá so sánh năm 1994), thu hút số cơ sở sản xuất và kinh doanh dịch vụ tăng gấp 4
lần so với năm 1997. Cơ cấu kinh tế của Quận đã có sự chuyển dịch theo hướng quy
hoạch là công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ và nơng nghiệp.
Tính đến cuối năm 2011 tỷ trọng giá trị sản xuất của các khu vực trong cơ cấu kinh
tế chung là: khu vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 75,6%, dịch vụ
chiếm 23,8%, khu vực nơng nghiệp chiếm 0,6%.
Tốc độ tăng trưởng bình quân thu ngân sách nhà nước đạt 16,6%/năm, trong
đó riêng thu ngân sách Quận có mức tăng cao đạt 22,9%/năm. Kết quả cụ thể năm
2011 thu ngân sách đạt 957 tỷ đồng bằng 8,5 lần năm 1997, trong đó thu ngân sách
quận đạt 570 tỷ đồng bằng 16 lần so với năm 1997. Chi ngân sách Quận đạt 537 tỷ
đồng bằng 16,2 lần năm 1997 (trong đó chi đầu tư đạt 73 tỷ đồng chiếm 14% trên
tổng chi ngân sách ). Giá trị sản xuất công nghiệp – thủ công nghiệp năm 2011 do
Quận quản lý (theo giá so sánh 1994) đạt 3.344 tỷ đồng; trong gần 15 năm qua đạt


19

mức tăng bình quân là 28,1%/năm. Nhìn chung ngành sản xuất công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong
tổng giá trị của nền kinh tế (chiếm tỷ trọng trên 75% trong tổng giá trị sản xuất do
Quận quản lý trên địa bàn).
Từ năm 1997 đến năm 2011, bên cạnh các cơ sở sản xuất với nguồn vốn đầu
tư trong nước phát triển nhanh, các dự án đầu tư lớn thuộc Trung ương – Thành phố
quản lý về sản xuất công nghiệp đã được xây dựng và đi vào hoạt động như khu chế
xuất Linh Trung I, Linh Trung II với quy mô 120 ha, khu công nghiệp Bình Chiểu
với diện tích 28 ha, các xí nghiệp có quy mơ lớn tại Phường Hiệp Bình Phước, Linh
Trung, Tam Bình… đã góp phần lớn vào việc thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa

bàn.
Tổng doanh thu ngành Thương mại – Dịch vụ đạt giá trị 15.177 tỷ đồng (giá
hiện hành), mức tăng bình quân trong 15 năm qua đạt 23,9%/năm, quy mô số lượng
cơ sở từ 6.012 cơ sở năm 1997 đến năm 2011 đã có trên 21.578 cơ sở Thương mại –
Dịch vụ (trong đó có trên 1.123 doanh nghiệp). Các trung tâm thương mại lớn ở
Thủ Đức như: Chợ đầu mối Nông Sản Thực Phẩm Thủ Đức đi vào hoạt động từ
năm 2004 – 2005 với quy mô 20 ha, tạo điều kiện phát triển thương mại, tăng tỷ
trọng buôn bán trên địa bàn.
Trong sản xuất nông nghiệp, với q trình đơ thị hóa diện tích đất canh tác có
xu hướng giảm, năm 2011 diện tích đất canh tác trong nơng nghiệp cịn khoảng
1.060 ha, Quận đã có một số chủ trương và biện pháp chỉ đạo từng bước khuyến
khích nơng dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tăng giá trị và chất
lượng sản phẩm hàng hóa; tập trung các chương trình đầu tư hệ thống giao thông,
thủy lợi, cấp nước. Trong điều kiện diện tích đất bị thu hẹp nhưng giá trị sản xuất
nơng nghiệp bình qn chỉ giảm 3,5%/năm, giá trị sản xuất đạt 23 - 25 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở khu vực nông thôn và đời sống nông dân từng
bước được cải thiện, đổi mới.


20

Thành phần kinh tế trên địa bàn Quận tiếp tục phát triển và có bước chuyển
dịch tích cực: kinh tế nhà nước trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định và giữ vai trò
chủ đạo, chiếm tỷ trọng trên 41% trong tổng giá trị sản xuất chung trên địa bàn;
kinh tế tập thể bước đầu được chú trọng và cũng từng bước đóng góp vào sự phát
triển chung của nền kinh tế Quận; thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu
tư nước ngồi đã có bước phát triển nhanh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5
(khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát
triển kinh tế tư nhân. Tính đến cuối năm 2011, trên tồn địa bàn đã có 2.400 cơng
ty, doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 10.605 tỷ

đồng, tăng 1.890 doanh nghiệp so với năm 1997; 1.933 cơ sơ sản xuất ngành tiểu
thủ công nghiệp với tổng số vốn đầu tư 169 tỷ đồng, tăng 1.200 cơ sở so với 1997;
20.503 hộ kinh doanh ngành thương mại dịch vụ với tổng số vốn đầu tư 232 tỷ đồng
tăng hơn 1.400 hộ kinh doanh so với năm 1997. Có thể thấy rằng kinh tế trên địa
bàn Quận liên tục phát triển đảm bảo định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong gần 15 năm (1997 - 2011), khối lượng xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn
trên địa bàn đạt trên 19 ngàn tỷ đồng tăng bình qn 34,9%/năm, trong đó vốn từ
ngân sách Thành phố tập trung và ngân sách do Quận làm chủ đầu tư là 1.668 tỷ
đồng đạt mức tăng bình quân 16,6%/năm.
Với mức đầu tư lớn từ ngân sách Thành phố, Quận đã tập trung hoàn thành và
đưa vào sử dụng trên 600 cơng trình, trong đó triển khai thực hiện nhiều cơng trình
trọng điểm với quy mơ lớn theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận: nâng
cấp mở rộng đường Tô Ngọc Vân, hệ thống đê bao Rạch Gị Dưa, xây dựng Trung
tâm Giáo dục Chính trị Quận, Trường trung học cơ sở Bình Thọ, Bệnh viện Quận,
nâng cấp mở rộng Tượng đài chiến thắng Bắc Thủ Đức, nâng cấp và chỉnh trang
đường Võ Văn Ngân, đường Linh Đơng, đường Đặng Văn Bi, đường Hiệp Bình và
Kha Vạn Cân.
Từ năm 1997 đến năm 2011, Quận đã đầu tư cho các ngành, các lĩnh vực trọng
điểm như: ngành giao thông với tổng chiều dài hơn 50 km đường nhựa, chương


21

trình be tong hóa ở các phường là 254 cơng trình. Xây dựng mới một bệnh viện
Quận (500 giường bệnh) và 12 trạm y tế phường; xây dựng hoàn chỉnh Nhà thiếu
nhi Quận, 4 khu văn hóa, nhà bia ghi danh anh hùng liệt sĩ, xây dựng thư viện
Quận, xây mới 23 trường học và 450 phòng học cho các trường cịn lại, hồn chỉnh
trụ sở cho 12 phường và 73 khu phố …
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong 15 năm xây dựng phát triển tình
hình kinh tế, xây dựng cơ bản trên địa bàn Quận vẫn tồn tại những yếu kém hạn chế

như: sản xuất kinh doanh phát triển song với tiềm năng trên địa bàn Quận thì tốc độ
tăng trưởng chưa cao, chưa đạt chỉ tiêu mà các Nghị quyết của các kỳ Đại hội đề ra.
Các ngành sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp tuy có phát triển nhưng thiếu ổn định, khả
năng cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế, nhất là trong giai đoạn 2008 – 2009 do
ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn cầu nên sản xuất cơng nghiệp
bị chững lại. Cơ sở hạ tầng nhìn chung cịn chưa đáp ứng yêu cầu của một quận đô
thị.
Tiến độ thực hiện công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000
và điều chỉnh quy hoạch chung 1/5000 còn rất chậm, đồng thời chất lượng quy
hoạch chưa cao. Một số cơng trình dự án lớn của Trung ương và Thành phố trên địa
bàn triển khai chậm do vướng khâu đền bù giải toả, chính sách bồi thường nhiều
thay đổi trong khi dự án dang dở không được thực hiện hồi tố theo các chính sách
mới (như khu Đại học Quốc gia phường Linh Trung, nút giao thông Gị Dưa
phường Tam Bình). Việc xây dựng khu tái định cư triển khai thực hiện cịn chậm.
Tình hình xây dựng trái phép, ngập úng, ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải
quyết [33].
1.1.3. Tình hình văn hóa – xã hội
Trong xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đơ thị
Q trình gần 15 năm nỗ lực, phấn đấu thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng và Đảng bộ Thành phố trên lĩnh vực văn hóa - xã hội Quận Thủ Đức đã có


22

những chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực góp phần ổn định xã hội
và nâng cao đời sống nhân dân.
Gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức và
phong cách Hồ Chí Minh”, các phong trào quần chúng ngày càng đi vào chiều sâu
được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân cũng như các đơn vị trên
địa bàn, tạo được sự chuyển biến trong cộng đồng dân cư mang lại hiệu quả thiết

thực như: cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chương
trình vì người nghèo, phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện nếp sống văn minh mỹ
quan đô thị… Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được
phát triển sâu rộng, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ
chính trị được lồng ghép vào nội dung chính của phong trào và được triển khai thực
hiện đến tận cơ sở; công tác tuyên dương người tốt việc tốt, gia đình văn hóa được
tổ chức hàng năm với quy trình bình chọn cơng khai từ tổ dân phố, khu phố, đơn vị
có tác động rất lớn ý thức của nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư…[132, tr.4]. Các cuộc vận động nhân dân tham gia thể dục thể thao, văn
hóa văn nghệ, các câu lạc bộ... được phát động mạnh mẽ, sâu rộng trong nhân dân
và thu hút đông đảo nhân dân tham gia ủng hộ, góp phần xây dựng lối sống lành
mạnh, bảo vệ sức khỏe, văn minh lịch sự trong cộng đồng.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, suốt gần 15 năm liên tục có sự phát triển
cả về chất và lượng. Đến đầu năm 2011 Quận có 163 đơn vị trường học với 61.408
học sinh, 2.216 cán bộ, giáo viên, nhân viên công lập và 1.256 cán bộ giáo viên,
nhân viên đang công tác tại các trường trực thuộc Quận, các con số này tăng khoảng
2,5 lần so với khi mới thành lập Quận. Từ năm 1997 Quận đã đầu tư xây dựng mới
và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục với tổng kinh phí đầu tư hơm 800
tỷ đồng, vấn đề về trường lớp từng bước được giải quyết. Theo khảo sát, mặt bằng
học vấn toàn dân trong Quận đạt 11,7 lớp năm 2010, tăng 5,5 lớp so với năm 1995
(chưa tách Quận) là 6,19 lớp. Năm 2006 Thủ Đức đã hoàn thành phổ cập bậc trung
học. Ngoài ra Quận cũng là nơi nhiều trường Đại học, cao đẳng đặt cơ sở như: Đại
học An ninh, Đại học Cảnh sát, Đại học Ngân hàng, Đại học Nông lâm, Đại học Sư


23

phạm kỹ thuật, Đại học Thể dục thể thao… và hệ thống trường Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh gồm 6 trường thành viên là: Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Bách khoa, Đại học Quốc tế, Đại

học Công nghệ thông tin, Đại học Kinh tế - Luật. Đây là một lợi thế lớn để Quận
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Từ khi thành lập Quận tuy còn yếu kém và thiếu thốn về cơ sở vật chất nhưng
công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân luôn được chú trọng và đầu tư phát triển
đúng mức. Cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở từng bước được đảm
bảo, đến năm 2010 ngành y tế Quận Thủ Đức đã có đủ các bộ phận về phòng bệnh,
khám chữa bệnh và quản lý nhà nước trên lĩnh vực y tế. Trung tâm y tế dự phòng và
12 trạm y tế phường đã đầu tư, nâng cấp, trang thiết bị y tế, phương tiện phịng
chống dịch bệnh. Cơng tác khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, nhất là từ khi
thành lập Bệnh viện Quận. Chỉ số bác sĩ đạt mức 12 bác sĩ/10.000 dân, chất lượng
khám chữa bệnh và thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ ngày càng được nâng cao
tạo niềm tin, sự yên tâm cho nhân dân đến thăm khám và chữa bệnh.
Cơng tác xóa đói giảm nghèo
Chương trình xóa đói giảm nghèo ln được Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận
coi là một trong những chương trình phát triển kinh tế xã hội trọng điểm, tập trung
chỉ đạo thực hiện quyết liệt, cùng với sự tham gia của các đoàn thể trở thành phong
trào quần chúng sâu rộng, sơi nổi. Chương trình đã mang lại những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ về kinh tế mà cịn về chính trị xã hội, có tính nhân
văn sâu sắc. Quận Thủ Đức là điểm sáng về xóa đói giảm nghèo của Thành phố Hồ
Chí Minh. Đến năm 2008 Quận đã cơ bản khơng còn hộ nghèo.
Trong lĩnh vực đền ơn đáp nghĩa
Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” Đảng bộ và nhân dân Thủ Đức
đã thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với các đối tượng là người có công


×