Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Triết học chính trị của machiavelli trong lịch sử tư tưởng chính trị phương tây cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 249 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------

VÕ CHÂU THỊNH

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA
MACHIAVELLI TRONG
LỊCH SỬ TƢ TƢỞNG CHÍNH
TRỊ PHƢƠNG TÂY CẬN ĐẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------

VÕ CHÂU THỊNH

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA
MACHIAVELLI TRONG LỊCH
SỬ TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ
PHƢƠNG TÂY CẬN ĐẠI
Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.80.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Đinh Ngọc Thạch
2. PGS. TS. Nguyễn Xuân Tế
Phản biện độc lập:
1. PGS. TS. Nguyễn Quang Điển
2. PGS. TS. Trần Nguyên Việt
Phản biện:
1. PGS. TS. Nguyễn Quang Điển
2. PGS. TS. Trần Nguyên Việt
3. PGS. TS. Trƣơng Văn Chung

TP. HỒ CHÍ MINH - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận án này là công trình khoa học do tơi nghiên cứu với sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Đinh Ngọc Thạch và PGS. TS. Nguyễn Xuân
Tế. Kết quả nghiên cứu của toàn bộ cơng trình khoa học này là trung thực và
chƣa đƣợc công bố.
Người thực hiện

VÕ CHÂU THỊNH


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................... 27

Chƣơng 1. CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH
THÀNH TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ MACHIAVELLI .............................. 27
1.1.

Cuộc đời và sự nghiệp của Niccolò Machiavelli ............................................... 27

1.1.1. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Niccolị Machiavelli ............ 27
1.1.2. Sự nghiệp nghiên cứu, sáng tác của Niccolò Machiavelli ............................ 34
1.2.

Những điều kiện và tiền đề hình thành triết học chính trị Machiavelli .............. 43

1.2.1. Những điều kiện hình thành triết học chính trị Machiavelli ......................... 43
1.2.2. Những tiền đề hình thành triết học chính trị Machiavelli ............................. 63
Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................. 85
Chƣơng 2. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ, VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT
HỌC CHÍNH TRỊ MACHIAVELLI ......................................................... 87
2.1. Nội dung cơ bản của triết học chính trị Machiavelli .............................................. 87
2.1.1. Tƣ tƣởng quân chủ chuyên chế trong triết học chính trị Machiavelli ............ 87
2.1.2. Tƣ tƣởng cộng hịa trong triết học chính trị Machiavelli ............................. 125
2.2. Đặc điểm, giá trị, và hạn chế của triết học chính trị Machiavelli ......................... 150
2.2.1. Đặc điểm của triết học chính trị Machiavelli .............................................. 150
2.2.2. Giá trị và hạn chế của triết học chính trị Machiavelli ................................. 158
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................ 164
Chƣơng 3. ẢNH HƢỞNG CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ MACHIAVELLI ĐẾN
TƢ TƢỞNG CỦA MỘT SỐ TRIẾT GIA PHƢƠNG TÂY CẬN ĐẠI .... 167
3.1. Vấn đề bản chất con ngƣời và sự tự do, cơng bằng, bình đẳng của con ngƣời .... 168
3.1.1. Vấn đề bản chất con ngƣời. ......................................................................... 168



3.1.2. Vấn đề tự do, cơng bằng, bình đẳng của con ngƣời ..................................... 173
3.2. Vấn đề chính quyền nhà nƣớc ............................................................................ . 192
3.2.1. Tƣ tƣởng của một số triết gia phƣơng Tây cận đại về chính quyền quân chủ
chuyên chế................................................................................................... 192
3.2.2. Sự ủng hộ chế độ cộng hòa và tƣ tƣởng về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền
của một số triết gia phƣơng Tây cận đại ..................................................... 208
Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................. 216
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 220
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 226
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 241
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN .................. 244


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói, trong lịch sử triết học chính trị thế giới, Niccolò di Bernardo
Machiavelli (1469 - 1527) là một trong những triết gia có ảnh hƣởng sâu sắc nhất
đến tƣ tƣởng triết học chính trị hiện đại. Theo các học giả phƣơng Tây,
Machiavelli chính là ngƣời đã mở ra một chặng đƣờng mới cho lịch sử triết học
chính trị. Kể từ Machiavelli, lịch sử triết học chính trị phƣơng Tây đƣợc cho rằng
bắt đầu bƣớc vào thời kỳ hiện đại. Machiavelli đã làm nên một sự bức phá khá ấn
tƣợng khỏi nền triết học chính trị truyền thống đƣợc xây dựng từ thời cổ đại bởi
các triết gia lừng danh nhƣ Socrates, Plato, Aristotle, ... vƣợt qua những tƣ tƣởng
triết học chính trị Ky tơ giáo của Augustine (354 - 430) và Thomas Aquinas
(1225–1274) thời trung cổ để định hình một thời đại mới của lịch sử triết học
chính trị phƣơng Tây. Nhà triết học chính trị lớn nhất của giai đoạn Phục hƣng ở
Tây Âu khơng ai khác ngồi Niccolị Machiavelli. Nghiên cứu Triết học chính trị
của Machiavelli trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây cận đại khơng chỉ

cho chúng ta hiểu rõ tƣ tƣởng triết học chính trị của ngƣời mở đƣờng cho nền triết
học chính trị phƣơng Tây hiện đại mà còn giúp soi sáng những luận điểm triết học
chính trị quan trọng trong các học thuyết triết học chính trị nổi tiếng khác ở
phƣơng Tây từ Machiavelli trở về sau.
Triết học chính trị Machiavelli cho đến nay vẫn là một đề tài đƣợc giới học
thuật trên khắp thế giới đặc biệt quan tâm. Những luận bàn về triết học chính trị
hiện nay ở phạm vi thế giới khơng thể nào khơng nói đến triết học chính trị của
Machiavelli dù đứng trên lập trƣờng ý thức hệ nào. Thực tế cho thấy, cả những
nhà tƣ tƣởng đƣợc cho là tiến bộ và phản tiến bộ, cả những học thuyết triết học
chính trị đƣợc cho là dân chủ và độc tài cận đại và hiện đại đều tìm thấy những
điều tâm đắc và cố gắng khai thác triệt để những điều tâm đắc đó trong triết học
chính trị Machiavelli. Nhiều nhà tƣ tƣởng, nhiều trƣờng phái triết học chính trị đã
kế thừa những tƣ tƣởng của Machiavelli nhƣng có thể quan điểm của những nhà
tƣ tƣởng và những trƣờng phái triết học chính trị đó hồn tồn đối lập nhau. Đây


2

là một trong những điều hấp dẫn của triết học Machiavelli nhƣng cũng chính là
điều cần phải đƣợc nhanh chóng làm sáng tỏ. Do đó, nghiên cứu triết học chính trị
Machiavelli để có những hiểu biết đúng đắn về những gì Machiavelli thực sự tâm
huyết và những gì chỉ là ý tƣởng có tính nhất thời và mang ý nghĩa sách lƣợc của
ơng là một việc khơng nên trì hỗn.
Niccolị Machiavelli đã thốt khỏi bóng đêm tƣ tƣởng của thời Trung cổ,
trở về khôi phục tinh hoa tƣ tƣởng của các triết gia Hy Lạp, La Mã cổ đại, làm nền
móng cho sự hình thành một lý thuyết mới về triết học chính trị mà từ đó hàng
loạt nhà tƣ tƣởng lớn cận đại và hiện đại (kể cả Karl Marx và Friedrich Engels) đã
kế thừa và phát triển theo nhiều chiều hƣớng khác nhau. Những lý luận của
Machiavelli về ý chí chung, về quyền lực và về nhà nƣớc pháp quyền có ý nghĩa
vơ cùng quan trọng đối với tiến trình dân chủ hóa đời sống chính trị – xã hội và sự

hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, trƣớc yêu cầu tăng cƣờng
quyền lực nhà nƣớc nhằm quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật, kỷ cƣơng, trật
tự xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc, và hội nhập quốc tế càng đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn
về nghệ thuật quyền lực. Bên cạnh đó, vấn đề phát huy dân chủ, đảm bảo cơng
bằng và ổn định chính trị-xã hội để phát triển bền vững mọi mặt của đất nƣớc trên
nền tảng một bản hiến pháp và một hệ thống pháp luật phản ánh sâu sắc ý chí,
nguyện vọng chung của nhân dân đang đƣợc đặt ra một cách gay gắt. Tƣơng tự,
vấn đề xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân,
vì dân, đề cao tinh thần thƣợng tôn pháp luật, hạn chế đến mức tối đa sự lạm
quyền của các cá nhân trong bộ máy nhà nƣớc cũng nhƣ kiên quyết chống lại mọi
biểu hiện coi thƣờng luật pháp của bất kỳ ngƣời nào trong xã hội đang đƣợc các
giai tầng khác nhau ở Việt Nam hết sức quan tâm. Mặt khác, tình hình chính trị
trong nƣớc, khu vực, và quốc tế hiện nay đang diễn biến phức tạp, địi hỏi kịp thời
có những giải pháp hiệu quả mang tính ổn định, lâu dài trong khi tƣ tƣởng triết
học chính trị của Machiavelli về chính sách đối nội và đối ngoại tỏ ra khá sắc sảo
và thuyết phục. Chính vì tầm quan trọng và sự ảnh hƣởng sâu rộng của triết học


3

chính trị Machiavelli đối với lịch sử triết học chính trị và thực tiễn chính trị thế
giới và Việt Nam hiện nay mà việc nghiên cứu triết học chính trị Machiavelli
trong lịch sử tƣ tƣởng chính trị phƣơng Tây cận đại trở nên vơ cùng cấp thiết.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Triết học chính trị của Niccolị Machiavelli từ khi ra đời cho đến nay chƣa
bao giờ mất đi tính thời sự cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Tác động của triết học
chính trị Machiavelli lên lịch sử tƣ tƣởng triết học chính trị phƣơng Tây cận đại và
hiện đại cũng rất mạnh mẽ. Vì thế những cơng trình nghiên cứu đã cơng bố có liên

quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài của luận án là rất phong phú. Tuy nhiên,
khơng có cơng trình nghiên cứu nào hồn tồn trùng lắp với đề tài nghiên cứu của
luận án. Nhìn chung, có thể khái qt những cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài luận án thành 3 nhóm nhƣ sau: thứ nhất là những cơng trình nghiên cứu
giúp chúng ta hiểu đƣợc những điều kiện và tiền đề hình thành triết học chính trị
Machiavelli; thứ hai là những cơng trình nghiên cứu về nội dung triết học chính trị
Machiavelli; và thứ ba là những cơng trình nghiên cứu cho thấy sự kế thừa và phát
triển triết học chính trị Machiavelli của các triết gia sau ông. Thật ra, đây là một
sự phân chia có tính tƣơng đối bởi có những cơng trình nghiên cứu vừa đề cập đến
nội dung vừa bàn đến sự kế thừa và phát triển triết học chính trị Machiavelli, thậm
chí có cơng trình nghiên cứu bao trùm cả ba nhóm chủ đề trên với mức độ nơng
sâu khác nhau.
Những cơng trình nghiên cứu mà qua đó chúng ta có thể tìm ra những điều
kiện và tiền đề hình thành triết học chính trị Machiavelli phải kể đến trƣớc tiên là
những cơng trình nghiên cứu lịch sử. Tất cả những cơng trình nghiên cứu lịch sử
này đều mơ tả khá chi tiết điều kiện kinh tế, chính trị – xã hội, văn hóa, đồng thời
phân tích, đánh giá kỹ các sự kiện lịch sử. Cơng trình nghiên cứu lịch sử đáng chú
ý nhất là bộ Encyclopedia of World History (Bách khoa toàn thư lịch sử thế giới)
gồm 7 tập, mỗi tập có độ dài từ 500 đến 600 trang, do tập thể tác giả Marsha E.
Ackermann, Michael J. Schroeder, Janice J. Terry, Jiu-Hwa Lo Upshur, và Mark
F. Whitters đồng chủ biên, đƣợc Facts On File Inc. xuất bản năm 2008 tại New
York. Nhờ bộ Encyclopedia of World History đồ sộ này, đặc biệt là tập II (The


4

expanding world – 600 c.e. to 1450) và tập III (The First Global Age – 1450 to
1750) mà luận án này có đƣợc thơng tin q báu về những địa danh, nhân vật và
sự kiện lịch sử góp phần làm sáng tỏ điều kiện kinh tế, chính trị – xã hội, lịch sử
và văn hóa, hình thành triết học chính trị Machiavelli.

Cơng trình nghiên cứu lịch sử thứ hai đƣợc luận án này tham khảo và trích
dẫn là quyển World History (Lịch sử thế giới) do William J. Duiker và Jackson J.
Spielvogel đồng tác giả, đƣợc Wadsworth, Cengage Learning tái bản lần thứ 6,
năm 2010 tại Mỹ. Hơn 1000 trang sách in màu với rất nhiều hình ảnh minh họa và
giàu thông tin, quyển World History của William J. Duiker và Jackson J.
Spielvogel là một nguồn tƣ liệu thực sự hữu ích để tìm hiểu những điều kiện kinh
tế, chính trị – xã hội, văn hóa, và lịch sử hình thành triết học chính trị Machiavelli.
Tồn bộ quyển sách có 30 chƣơng nhƣng thông tin đƣợc luận án này khai thác
nhiều nhất chủ yếu tập trung từ chƣơng 12 đến chƣơng 15 nói về thế giới mới của
thƣơng mại và các thành phố, về các cuộc Thập tự chinh và ảnh hƣởng của nó, về
các cuộc khủng hoảng trong thế kỷ thứ XIV, về sự phục hồi và Phục hƣng, về sự
cải cách tôn giáo, về các cuộc chiến tranh và khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã
hội ở châu Âu thế kỷ thứ XVI.
Bên cạnh hai cơng trình nghiên cứu lịch sử thế giới bằng tiếng Anh ở trên,
quyển Lịch sử Thế giới Trung đại của Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ
Đình Hãng, và Trần Văn La xuất bản tại Hà Nội năm 2006 bởi Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam cũng đƣợc tham khảo và trích dẫn trong luận án. Tuy nhiên, so với
hai cơng trình sử học bằng tiếng Anh ở trên thì quyển Lịch sử Thế giới Trung đại
tỏ ra kém phong phú về mặt nội dung và thiếu hình ảnh tƣ liệu lịch sử minh họa.
Một trong những cơng trình khoa học cho ta cái nhìn tƣơng đối tồn diện
về văn hóa Phục hƣng, góp phần làm rõ tiền đề văn hóa hình thành triết học chính
trị Machiavelli là quyển Encyclopedia of The Renaissance and The Reformation
(Bách khoa toàn thư về thời Phục hưng và phong trào cải cách tôn giáo) do
Thomas G. Bergin và Jennifer Speake đồng chủ biên, đƣợc Facts On File Inc. tái
bản lần thứ 2 tại New York năm 2004. Các bộ sách lịch sử ở trên dù đồ sộ nhƣng
không thể nghiên cứu chi tiết về thời Phục hƣng nhƣ quyển Encyclopedia of The


5


Renaissance and The Reformation. Có thể nói, đây là quyển sách cung cấp kiến
thức nền khá tốt cho mọi nghiên cứu chuyên sâu khác về thời Phục hƣng (chẳng
hạn nhƣ nghiên cứu triết học chính trị của Machiavelli).
Triết học chính trị Machiavelli là thành tựu của phong trào Phục hƣng
Italia, đƣợc hình thành và chịu ảnh hƣởng trực tiếp và trƣớc hết bởi những điều
kiện kinh tế, chính trị – xã hội, lịch sử, và những tiền đề lý luận, văn hóa ở Italia.
Do đó, loạt 36 bài giảng của giáo sƣ Kenneth Bartlett chủ đề The Italian
Renaissance (Thời Phục hưng Italia) đƣợc The Teaching Company phát hành tại
Mỹ năm 2004 dƣới dạng audio (MP3) có thể đƣợc xem là một trong những cơng
trình nghiên cứu trình bày tập trung nhất bối cảnh hình thành triết học chính trị
Machiavelli. Tất cả 36 bài giảng đƣợc chia thành 3 phần, mỗi phần gồm 12 bài.
Mỗi bài giảng trình bày một chủ đề nhỏ của Thời Phục hưng Italia với độ dài
khoảng 30 phút. Có thể nói, tất cả 36 bài giảng của giáo sƣ Kenneth Bartlett đều
đáng nghe và đều hữu dụng cho đề tài của luận án. Trong đó, những bài giảng liên
quan đến những điều kiện và tiền đề hình thành triết học chính trị Machiavelli là:
―The Age of Dante – Guelfs and Ghibellines‖ (Thời đại của Dante – Guelfs và
Ghibellines), ―The Recovery of Antiquity‖ (Sự khôi phục giá trị cổ), ―Petrarch
and the Foundations of Humanism‖ (Petrarch và nền tảng của Chủ nghĩa Nhân
văn), ―Florence – The Creation of the Republic‖ (Florence – sự sáng tạo nền cộng
hòa), ―Florence and Civic Humanism‖ (Florence và Chủ nghĩa Nhân văn Công
dân), ―Florentine Culture and Society‖ (Văn hóa và xã hội Florence),
―Renaissance Education‖ (Nền giáo dục Phục hƣng), ―The Medici Hegemony‖
(Quyền bá chủ của gia đình Medici), The Florence of Lorenzo de‘Medici
(Florence của Lorenzo de‘Medici), ―The Crisis—The French Invasion of 1494‖
(Sự khủng hoảng – cuộc xâm lƣợc năm 1949 của Pháp), Savonarola and the
Republic (Savonarola và nền cộng hòa), ―Florence in Turmoil‖ (Florenc trong sự
hỗn loạn), ―The Medici Restored‖ (Gia đình Medici đƣợc phục hồi).
Những cơng trình nghiên cứu giúp chúng ta hiểu tiền đề lý luận hình thành
triết học chính trị Machiavelli cho đến nay là cực kỳ phong phú. Bên cạnh những
cơng trình nghiên cứu lịch sử triết học, lịch sử tƣ tƣởng chính trị, bách khoa tồn



6

thƣ triết học, thì các tác phẩm kinh điển của những nhà tƣ tƣởng và triết gia lớn
Hy Lạp, La Mã cổ đại và trung cổ có vai trị rất quan trọng trong việc chứng minh
tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị Machiavelli. Những cơng trình nghiên
cứu lịch sử triết học và lịch sử tƣ tƣởng chính trị trong và ngoài nƣớc đáng chú ý
gồm: thứ nhất là bộ sách A history of philosophy (Lịch sử triết học) của tác giả
Frederick Copleston, gồm 9 tập, đƣợc Doubleday xuất bản trong 2 năm 1993 và
1994 tại New York. Trong đó, có thể tìm hiểu tiền đề lý luận hình thành triết học
chính trị Machiavelli ở tập I (Hy Lạp và La Mã: từ thời tiền Socrates đến thời
Plato). Thứ hai là cơng trình khoa học của giáo sƣ triết học Đại học Oxford –
Anthony Kenny – có tựa đề chung là A New History of Western Philosophy (Lịch
sử triết học phương Tây mới) gồm 4 tập, do Nhà xuất bản Đại học Oxford phát
hành từ năm 2004 đến 2007. Trong đó, tiền đề lý luận hình thành triết học chính
trị Machiavelli có thể đƣợc rút ra từ tập I – Ancient philosophy (Triết học cổ đại)
gồm 9 chƣơng với hơn 300 trang sách. Thứ ba là cơng trình nghiên cứu do giáo sƣ
triết học Leo Strauss và Joseph Cropsey chủ biên có tựa đề History of Political
Philosophy (Lịch sử triết học chính trị), đƣợc Nhà xuất bản Đại học Chicago tái
bản lần thứ 3 tại Chicago và London năm 1987. Trong tác phẩm này, chúng ta có
thể nghiên cứu tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị Machiavelli ở phần
viết về Thucydides (từ trang 7 đến trang 32), về Plato (từ trang 33 đến trang 89),
về Aristotle (từ trang 118 đến trang 154), và về Marcus Tullius Cicero (từ trang
155 đến trang 175). Thứ tƣ là tác phẩm A History of Western Political Thought
(Lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây) của J. S. McClelland, đƣợc Routledge
xuất bản năm 2005 tại London và New York. Quyển sách này gồm có 9 phần, dài
gần 800 trang. Trong đó, phần I gồm các nội dung nhƣ: “Tư tưởng chính trị Hy
Lạp cổ đại”, “Socrates và Plato”, “Những người bảo vệ nhà nước và sự công
bằng”, “Aristotle và khoa học của chính trị” có thể đƣợc khai thác để tìm ra một

phần tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị Machiavelli. Thứ năm là tác
phẩm History of Italian Philosophy (Lịch sử triết học Italia) gồm 2 tập của giáo
sƣ ngƣời Italia – Eugenio Garin – đƣợc Giorgio Piton dịch sang tiếng Anh và xuất
bản bởi Rodopi năm 2008 tại Amsterdam và New York. Trong đó, các chƣơng


7

sách có nội dung liên quan đến tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị
Machiavelli là: chƣơng 6 – “Tư tưởng của Dante” (từ trang 95 đến 115), chƣơng
9 – “Từ Petrarch đến Salutati” (từ trang 139 đến 166), chƣơng 10 – “Thế giới
của nhân loại” (từ trang 167 đến 218), chƣơng 11 – “Người Hy Lạp ở Italia” (từ
trang 219 đến 227), chƣơng 12 – “Trường phái Marsilio Ficino” (từ trang 229
đến 280), chƣơng 13 – “Những người ủng hộ Aristotle” (từ trang 281 đến 294).
Các chƣơng sách vừa nêu đều nằm trong tập I. Thứ sáu là cơng trình nghiên cứu
của Bernard Morichère và nhóm giáo sƣ triết học các trƣờng đại học Pháp có nhan
đề Triết học Tây phương từ khởi thủy đến đương đại, đƣợc Phan Quang Định biên
dịch, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 2010 tại Hà Nội. Đây là
quyển sách đƣợc biên dịch từ hơn một ngàn bốn trăm trang sách bản gốc tiếng
Pháp. Trong bản biên dịch này, tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị
Machiavelli có thể đƣợc rút ra từ phần viết về Protagoras (từ trang 49 đến 55), về
Socrates (từ trang 57 đến 73), về Plato (từ trang 80 đến 123), về Aristotle (từ trang
123 đến 159), về Dante Alighieri (từ trang 271 đến 273), về Lorenzo Valla (từ
trang 307 đến 312), về Marsilio Ficino (từ trang 312 đến 315). Thứ bảy là cơng
trình nghiên cứu của PGS. TS. Đỗ Minh Hợp nhan đề Lịch sử triết học phương
Tây gồm 3 tập, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2014 tại Hà Nội.
Tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị Machiavelli có thể đƣợc tìm hiểu
trong tập I: Triết học cổ đại, triết học Trung cổ, triết học Phục hưng, chƣơng II
(từ trang 67 đến 390) viết về triết học cổ đại. Đây là cơng trình kế thừa nhiều
nguồn tài liệu nghiên cứu tiếng Nga, tiếng Anh, và tiếng Pháp. Thứ tám là bộ Lịch

sử triết học Tây phương của tác giả Lê Tôn Nghiêm đƣợc Nhà xuất bản TP. Hồ
Chí Minh phát hành năm 2000 tại TP.HCM. Bộ sách này gồm có 3 tập, tập I: Thời
kỳ khai nguyên triết lý Hy Lạp, tập II: Triết học thời Thượng cổ, tập III: Triết học
thời Trung cổ. Trừ tập III của bộ sách, 2 tập đầu đều có viết về những triết gia mà
tƣ tƣởng của họ đã ảnh hƣởng ít nhiều đến tiền đề lý luận hình thành triết học
chính trị Machiavelli.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu lịch sử triết học, lịch sử tƣ tƣởng chính
trị vừa kể ở trên, tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị Niccolị Machiavelli


8

cịn có thể đƣợc khai thác trong Encyclopedia of Philosophy (Bách khoa toàn thư
triết học) gồm 10 tập, do giáo sƣ triết học Donald M. Borchert ở Đại học Ohio
làm chủ biên, đƣợc Thomson Gale tái bản lần thứ hai tại Mỹ năm 2006. Đây là bộ
sách cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu rộng tƣ tƣởng triết học xuyên suốt chiều
dài lịch sử triết học khắp các châu lục từ cổ đại đến hậu hiện đại. Bộ sách có hàng
ngàn mục từ với hàng trăm bài nghiên cứu công phu đƣợc viết bởi những học giả
triết học hàng đầu thế giới. Tất cả các triết gia, các trƣờng phái, các khái niệm, các
phạm trù, các tác phẩm triết học quan trọng, … đều đƣợc cố gắng phân tích, làm
rõ trong bộ sách. Có thể nói bộ Bách khoa tồn thư triết học là một cơng cụ khá
hữu dụng cho những ai nghiên cứu triết học nói chung và đặc biệt là nghiên cứu
lịch sử triết học tham khảo. Đối với luận án này, bộ Bách khoa toàn thư triết học
đóng vai trị nhƣ là tấm bản đồ triết học để tác giả luận án nhanh chóng tìm hiểu
cuộc đời, sự nghiệp triết học, và những tƣ tƣởng cơ bản của các triết gia; từ đó,
tìm kiếm những tác động, những mối liên hệ về mặt tƣ tƣởng giữa các triết gia
làm cơ sở cho việc mở rộng và đào sâu nghiên cứu các tác phẩm và ý tƣởng triết
học của họ.
Quyển The Cambridge Dictionary of Philosophy (Từ điển triết học của Đại
học Cambridge) do giáo sƣ triết học Robert Audi chủ biên, đƣợc Nhà xuất bản

Đại học Cambridge tái bản lần thứ 2 năm 1999 tại New York cũng là một nguồn
tƣ liệu tốt cho việc nghiên cứu tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị
Machiavelli. Đây là cơng trình nghiên cứu với sự cộng tác của 440 chuyên gia từ
các trƣờng đại học trên toàn thế giới. Phiên bản đầu tiên quyển từ điển triết học
này đƣợc phát hành vào năm 1995 đã đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau nhƣ:
Nga, Ý, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc, … Tuy không thể so sánh với
Bách khoa tồn thư triết học về quy mơ nhƣng The Cambridge Dictionary of
Philosophy có thể đƣợc coi là một trong những quyển từ điển triết học chỉ có một
tập nhƣng có độ tin cậy khoa học cao nhất.
Ngồi những cơng trình khoa học ở trên, cịn nhiều cơng trình nghiên cứu
khác cũng khơng kém phần quan trọng mà qua đó chúng ta có thể khám phá tiền
đề tƣ tƣởng/lý luận hình thành triết học chính trị Machiavelli, chẳng hạn nhƣ


9

quyển sách có tựa đề Archetypes of wisdom – an introduction to philosophy
(Những điển hình của sự thơng thái – nhập môn triết học) của giáo sƣ triết học
Douglas J. Soccio, đƣợc Wadsworth, Cengage Learning tái bản lần thứ 7 tại Mỹ.
Đây là quyển sách giáo khoa về triết học đƣợc trình bày đẹp, rõ ràng, cơ đọng, dễ
hiểu. Quyển sách đƣợc kết cấu thành 18 chƣơng. Trong đó, chƣơng 3 – ―Giáo sƣ
triết học: Protagoras‖, chƣơng 4 – ―Nhà thông thái: Socrates‖, chƣơng 5 – ―Triết
gia-Vua: Plato‖, và chƣơng 6 – ―Nhà triết học của tự nhiên: Aristotle‖ có thể đƣợc
khai thác để khám phá tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị Machiavelli.
Tác phẩm Handbook of Political Theory (Cẩm nang lý thuyết chính trị) do
giáo sƣ triết học Gerald F. Gaus và giáo sƣ khoa học chính trị Chandran Kukathas
đồng chủ biên, đƣợc Sage Publications xuất bản tại London, Thousand Oaks, và
New Delhi năm 2004. Quyển sách này đƣợc chia thành 4 phần, trong đó phần IV
– ―The history of political thought‖ (Lịch sử tƣ tƣởng chính trị), chƣơng 23 –
―Ancient Greek political thought‖ (Tƣ tƣởng chính trị Hy Lạp cổ đại) có thể đƣợc

khai thác để nghiên cứu tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị Machiavelli.
Ba quyển Great political thinkers: Plato to the present (Những nhà tư
tưởng chính trị vĩ đại: từ Plato đến nay), do William Ebenstein và Alan Ebenstein
chủ biên, đƣợc Wadsworth tái bản lần thứ 6, năm 2006 tại Anh và Mỹ;
Philosophy – 100 Essential Thinkers (Triết học – 100 nhà tư tưởng trọng yếu) của
tác giả Philip Stokes, đƣợc Enchanted Lion Books xuất bản năm 2006 tại New
York; và Fifty major political thinkers (Năm mươi nhà tư tưởng chính trị chính
yếu) của hai tác giả Ian Adams và R.W. Dayson, đƣợc Routledge xuất bản năm
2003 tại London và New York đều là những quyển sách giúp ngƣời đọc tìm nhanh
thân thế, sự nghiệp và tƣ tƣởng cơ bản của những nhà tƣ tƣởng lớn suốt chiều dài
lịch sử tƣ tƣởng nhân loại. Điều này có thể gợi ý phát hiện những đƣờng dẫn kết
nối tƣ tƣởng của các nhà tƣ tƣởng với nhau qua các thời kỳ. Nói cách khác, những
cuốn sách loại này có thể giúp khám phá nhanh tiền đề lý luận hình thành một học
thuyết nhất định. Tuy nhiên, không phải trƣờng hợp nào cũng có hiệu quả bởi nội
dung tƣ tƣởng trong những quyển sách loại này thƣờng không đƣợc đào sâu.


10

Quyển A Companion to Ancient Philosophy (Dẫn nhập triết học cổ đại) do
giáo sƣ triết học Đại học Brown – Mary Louise Gill – và nhà nghiên cứu thuộc
Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp – Pierre Pellegrin – chủ biên, đƣợc
Blackwell Publishing xuất bản tại Mỹ năm 2006. Đây là quyển sách nhận đƣợc sự
cộng tác của 34 chuyên gia từ các nƣớc Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Hy Lạp,
Canada, Hungary, và Nhật Bản. Quyển sách gồm có 6 phần: phần I – ―Triết học
Hy Lạp thời sơ khai‖; phần II – ―Socrates, những ngƣời ủng hộ Socrates, và
Plato‖; phần III – ―Aristotle‖; phần IV – ―Triết học trong thời đại Hy Lạp‖; phần
V – ―Học thuyết Plato giữa và muộn‖; phần VI – ―Văn hóa, triết học, và các khoa
học‖. Tất cả các phần trong quyển sách đều cung cấp cho ngƣời đọc những phân
tích, lập luận thú vị giúp chúng ta khám phá tiền đề lý luận hình thành triết học

chính trị Machiavelli. Đáng chú ý nhất, nhìn từ đề tài nghiên cứu của luận án, là
chƣơng 6 – ―Socrates‖ do giáo sƣ triết học Donald R. Morrison ở Đại học Rice
viết; chƣơng 10 – ―Triết học chính trị của Plato: tác phẩm Cộng hịa, tác phẩm
Nhà chính trị, và tác phẩm Luật pháp‖ đƣợc viết bởi Melissa Lane, hiện là giáo sƣ
chính trị Đại học Princeton; và chƣơng 20 – ―Triết học chính trị của Aristotle‖ do
giáo sƣ triết học David Keyt ở Đại học Arizona viết.
Những tác phẩm kinh điển của các nhà tƣ tƣởng Hy Lạp, La Mã góp phần
hình thành tiền đề lý luận của triết học chính trị Machiavelli cũng khá phong phú.
Chúng sẽ đƣợc phân tích và trích dẫn cụ thể trong phần nội dung của luận án. Ở
phần mở đầu này chỉ xin liệt kê những tác phẩm kinh điển đó để chúng ta có cái
nhìn tổng quan: The History of Rome (Lịch sử Roma), của Tito Livio, đƣợc
George Barker dịch sang tiếng Anh từ nguyên bản, đƣợc eBook@Adelaide của
Đại học Adelaide (Australia) xuất bản phi thƣơng mại tháng 12 năm 2014 trên
website

tại

địa

chỉ

http://ebooks.

adelaide.edu.au/l/livy/

history-of-

rome/index.html; History of the Peloponnesian war (Lịch sử cuộc chiến
Peloponnes) của Thucydides, đƣợc Richard Crawley dịch sang tiếng Anh, đƣợc
eBook@Adelaide của Đại học Adelaide (Australia) xuất bản phi thƣơng mại

tháng

12

năm

2014

trên

website

tại

địa

chỉ

http://ebooks.

adelaide.edu.au/t/thucydides/ crawley/index.html; Statesman (Nhà chính trị) của


11

Plato, đƣợc dịch sang tiếng Anh bởi C. J. Rowe, Laws (Luật pháp) của Plato,
đƣợc dịch sang tiếng Anh bởi Trevor J. Saunders, và Republic (Cộng hòa) của
Plato, đƣợc dịch sang tiếng Anh bởi G.M.A. Grube, rev. C.D.C. Reeve trong
quyển Plato Complete works (Plato toàn tập), do John M. Cooper chủ biên, xuất
bản bởi Hackett Publishing Company năm 1997 tại Indianapolis, Cambridge;

Cộng hòa, của Plato đƣợc Đỗ Khánh Hoan dịch sang tiếng Việt, Nhà xuất bản
Thế giới phát hành tại Hà Nội năm 2013; Politics (Chính trị) của Aristotle, do H.
Rackham dịch sang tiếng Anh, in lần đầu năm 1932, in lại năm 1959 bởi Nhà xuất
bản Đại học Harvard, Mỹ; Chính trị luận của Aristotle do Nơng Duy Trƣờng dịch
sang tiếng Việt và chú giải, Nhà xuất bản Thế giới phát hành tại Hà Nội năm
2012; The Republic of Cicero (Cộng hòa của Cicero) của Marcus Tullius Cicero,
đƣợc G. W. Featherstonhaugh dịch sang tiếng Anh từ nguyên bản tiếng Italia, G.
& C. Carvill xuất bản tại New York năm 1829; Thần Khúc của Dante Alighieri do
Nguyễn Văn Hoàn dịch sang tiếng Việt và chú giải, Nhà xuất bản KHXH phát
hành tại Hà Nội năm 2009.
Những cơng trình nghiên cứu giúp chúng ta hiểu nội dung triết học chính
trị Machiavelli cũng phong phú khơng kém gì những cơng trình nghiên cứu cho ta
biết tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị Machiavelli, bởi thật ra có rất
nhiều cơng trình trong số đó bao hàm cả hai nội dung này. Trƣớc tiên, xin điểm
qua những cơng trình khoa học có bản gốc bằng tiếng Anh hoặc đƣợc dịch sang
tiếng Anh có nghiên cứu về Machiavelli và nội dung tƣ tƣởng triết học chính trị
của ơng. Đầu tiên là quyển History of Italian Philosophy (Lịch sử triết học Italia)
gồm 2 tập của giáo sƣ ngƣời Italia – Eugenio Garin – xuất bản lần đầu vào năm
1947, đƣợc in lại lần thứ 2 năm 1966, và tái bản lần thứ 3 năm 1978 với 200 trang
bổ sung. Cuốn sách đã đƣợc Giorgio Pinton dịch sang tiếng Anh và xuất bản tại
Amsterdam và New York năm 2008 bởi Rodopi. Trong tập 1 của tác phẩm này,
tác giả đã dành khoảng 10 trang sách (từ trang 489 đến trang 501) để trình bày về
Machiavelli, từ cuộc đời và sự nghiệp đến tƣ tƣởng và một số khái niệm quan
trọng đã đƣợc Machiavelli sử dụng nhƣ ―power‖, ―fortune‖, ―virtue‖. Không thể
trách giáo sƣ Eugenio Garin về việc ông không viết nhiều hơn về Machiavelli vì


12

có lẽ ơng phải cân đối số trang sách để trình bày tƣ tƣởng của nhiều nhà tƣ tƣởng

Italia khác từ thời cổ đại đến cận-hiện đại.
Quyển History of Political Philosophy (Lịch sử triết học chính trị) do giáo
sƣ triết học Leo Strauss và Joseph Cropsey đồng chủ biên, đƣợc Nhà xuất bản Đại
học Chicago tái bản lần thứ 3 năm 1987 tại Chicago và London. Trong đó, phần
viết về Niccolò Machiavelli xuất hiện từ trang 296 đến 317. Trong quyển này,
mặc dù các tác giả có một số đánh giá chƣa khách quan lắm về Niccolò
Machiavelli nhƣng bên cạnh đó họ cũng cung cấp một số thơng tin và chia sẻ một
số phân tích bổ ích về nhà tƣ tƣởng Florence thời Phục hƣng này.
Năm 1990, các giáo sƣ Gisela Bock, Quentin Skinner và Maurizio Viroli
đồng chủ biên quyển Machiavelli and Republicanism (Machiavelli và Chủ thuyết
cộng hòa) đƣợc Nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành. Trong tác phẩm này,
với 15 chuyên đề khác nhau xoay quanh chủ đề chủ thuyết cộng hịa và triết học
chính trị Machiavelli, tập thể tác giả đã cho độc giả một cái nhìn khá tồn diện với
4 nội dung chính: ―Machiavelli và những trải nghiệm cộng hòa‖; ―Machiavelli và
những ý tƣởng cộng hòa‖; ―Machiavelli và di sản cộng hòa‖; và ―Đạo đức của chủ
thuyết cộng hịa‖. Cơng trình nghiên cứu này đã có những đóng góp quan trọng
trong việc chỉ ra tƣ tƣởng cộng hịa trong triết học chính trị Machiavelli và một
phần tiền đề lý luận của triết học chính trị Machiavelli.
Quyển Machiavelli: A very Short Introduction (Machiavelli: một sự giới
thiệu cực ngắn), do giáo sƣ Quentin Skinner viết, đƣợc nhà xuất bản Đại học
Oxford ấn hành năm 2000. Trong tác phẩm này, giáo sƣ Skinner lần lƣợt nghiên
cứu Machiavelli trong các vai trò là nhà ngoại giao, nhà cố vấn cho vua, nhà lý
thuyết về tự do, và nhà sử học Florence. Ở chƣơng đầu của quyển sách nhỏ này,
độc giả sẽ tìm thấy một số thơng tin q báu, hiếm hoi về sự học hành của
Machiavelli thời trẻ và thiên hƣớng nhân văn chủ nghĩa của ông.
Trong số các công trình nghiên cứu của giáo sƣ Quentin Skinner, có lẽ bộ
sách gồm 2 tập về tƣ tƣởng chính trị có tựa đề The Foundation of Modern
Political Thought, Volume 1: The Renaissance, và The Foundation of Modern
Political Thought, Volume 2: The Age of Reformation (Nền tảng của tư tưởng



13

chính trị hiện đại, Tập 1: Thời Phục hưng, Tập 2: Thời đại của sự cải cách tôn
giáo) đƣợc nhà xuất bản Đại học Cambridge xuất bản năm 2002 và 2004 là đƣợc
độc giả chú ý nhiều nhất. Trong đó, tập 1 dành riêng nghiên cứu tƣ tƣởng chính trị
thời Phục hƣng. Đáng chú ý nhất là tiết thứ 3 ―Sự phê phán chủ nghĩa nhân văn
của Machiavelli‖ từ trang 128 đến 138 trong chƣơng 5 – ―Thời của những ơng
hồng‖, và tiết thứ 4 ―Sự đóng góp của Machiavelli‖ từ trang 180 đến 186 trong
chƣơng 6 – ―Tàn dƣ của những giá trị cộng hòa‖.
Năm 2004, Nhà xuất bản Đại học Cambridge đã phát hành cơng trình
nghiên cứu của tỏc gi Mikael Hăornqvist cú nhan Machiavelli v quốc
(Machiavelli and empire) ở New York, Mỹ. Trong quyển Machiavelli and
Empire, tỏc gi Mikael Hăornqvist kt hp phõn tớch tỏc phẩm The Prince và The
Discourses nhằm tìm hiểu vấn đề quyền lực trong triết học chính trị Machiavelli.
Tác giả quyển sách muốn khám phá những tác phẩm của Machiavelli xem chúng
đã thúc đẩy ƣớc vọng Florence trở thành một đế quốc lớn mạnh theo mơ hình
cộng hịa La Mã cổ đại nhƣ thế nào. Quyển sách này còn cho chúng ta thêm
những hiểu biết về thời Phục hƣng và lịch sử tƣ tƣởng châu Âu.
Tác phẩm Machiavelli, Philosopher of Power (Machiavelli, nhà triết học
về quyền lực) của tác giả ngƣời Canada, Ross King, do HarperCollins xuất bản
năm 2007 tại Australia, Anh, Hoa Kỳ, và nhiều nƣớc khác. Đây là một cơng trình
nghiên cứu khá cơng phu về tiểu sử của Machiavelli. Với hơn 200 trang sách đƣợc
kết cấu thành 20 chƣơng, Ross King đã khám phá và mô tả nhiều điều thú vị về
nhà triết học chính trị nổi tiếng thời Phục hƣng ở Florence, Italia. Tuy nhiên, tác
phẩm này chủ yếu kể về câu chuyện cuộc đời và sự nghiệp chính trị mà ít khai
thác sự nghiệp sáng tác và nội dung triết học chính trị của Machiavelli.
Tác phẩm The Cambridge Companion to Machiavelli (Dẫn nhập của Đại
học Cambridge về Machiavelli) do giáo sƣ John M.Najemy chủ biên, đƣợc Nhà
xuất bản Đại học Cambridge phát hành năm 2010 tại Cambridge, New York,

Melbourne và nhiều nƣớc khác. Đây là quyển sách tập hợp 16 bài nghiên cứu của
các chuyên gia hàng đầu, viết về các khía cạnh khác nhau của cuộc đời và tƣ
tƣởng Machiavelli. Sau bài giới thiệu chung của giáo sƣ John M.Najemy ở đầu


14

quyển sách là bài ―Niccolò Machiavelli: một chân dung‖ của giáo sƣ James B.
Atkinson (ngƣời đã dịch nhiều tác phẩm của Niccolò Machiavelli sang tiếng
Anh). Bài viết thứ hai trong quyển sách là bài ―Machiavelli trong cơ quan
Chancery‖ từ trang 31 đến 47 của giáo sƣ Robert Black, chuyên nghiên cứu về
thời Phục hƣng. Tiếp theo là bài viết ―Machiavelli, Soderini, và nền cộng hòa từ
năm 1494 đến năm 1512‖ của giáo sƣ ngƣời Australia – Roslyn Pesman. Các bài
viết đáng chú ý khác là: ―Xã hội, đẳng cấp, và nhà nƣớc trong tác phẩm Luận bàn
về Livy của Machiavelli‖ (từ trang 96 đến 111) của giáo sƣ John M.Najemy; bài
―Lịch sử Florence của Machiavelli” (từ trang 128 đến 143) của giáo sƣ ngƣời
Italia – Anna Maria Cabrini; bài ―Machiavelli và Roma: chế độ cộng hịa nhƣ là
mơ hình lý tƣởng và lịch sử‖ (từ trang 144 đến 156) của giáo sƣ J. G. A. Pocock;
bài ―Triết học và tôn giáo trong Machiavelli‖ (từ trang 157 đến 72) của giáo sƣ
ngƣời Anh – Alison Brown, chuyên nghiên cứu về lịch sử Phục hƣng Italia; và bài
―Machiavelli trong tƣ tƣởng chính trị từ thời kỳ của những cuộc cách mạng đến
hiện tại‖ (từ trang 256 đến 273) của Jérémie Barthas, ngƣời nhận học vị tiến sĩ tại
Viện đại học Châu Âu ở Florence.
Quyển A History of Western Political Thought (Lịch sử Tư tưởng chính trị
phương Tây) của J.S.McClelland, đƣợc Routledge xuất bản lần đầu năm 1996 và
tái bản lần thứ 3 tại London và New York năm 2005 cũng là một cơng trình khoa
học về tƣ tƣởng chính trị đáng lƣu ý. Quyển sách đƣợc chia thành 9 phần. Trong
phần thứ 3, tác giả đã dành 18 trang sách viết về Machiavelli. Mặc dù phân tích
khá nhiều về tác phẩm Il Principe nhƣng J.S.McClelland thừa nhận rằng chỉ Il
Principe thơi thì chƣa đủ mà tất cả nghiên cứu về Machiavelli phải bắt đầu với 2

tác phẩm Il Principe và Discorsi (xem trang 159 của quyển sách).
The Italian Renaissance (Thời Phục hưng Italia) là tên cuốn sách do giáo
sƣ đại học Yale – Harold Bloom – chủ biên, đƣợc Chelsea House xuất bản năm
2004 tại New York. Ngoài các chủ đề nhƣ văn hóa, chủ nghĩa nhân văn thời Phục
hƣng ở Italia, cuốn sách cịn có một phần nghiên cứu đáng chú ý về khái niệm
“virtù” trong tác phẩm Il Principe của Machiavelli. Đó là bài nghiên cứu của giáo
sƣ Đại học California-Berkeley – Victoria Kahn – có tiêu đề ―Virtù và ví dụ về


15

Agathocles trong tác phẩm Quân vƣơng của Machiavelli‖ từ trang 237 đến 259.
Giáo sƣ Victoria Kahn cho rằng đôi khi Machiavelli đánh đồng ―virtù‖ với hành
động chính trị thành cơng, đơi khi ơng tách biệt hai điều này; cũng có khi
Machiavelli đồng nhất ―virtù‖ với sự khôn ngoan và thận trọng (xem trang 251).
Nổi trội nhất trong số các công trình nghiên cứu triết học bằng tiếng Anh
về thời Phục hƣng có lẽ là tác phẩm The Cambridge History of Renaissance
Philosophy (Lịch sử triết học thời Phục hưng của Đại học Cambridge) do các học
giả ở các trƣờng đại học hàng đầu thế giới biên soạn, đƣợc nhà xuất bản Đại học
Cambridge in lần thứ 7 năm 2007 và cho phát hành dƣới dạng sách điện tử trên
trang web của mình từ năm 2008. Cuốn sách này dày gần 950 trang, đƣợc chia
thành 13 chủ đề với 23 bài viết rất giàu thông tin và sắc xảo trong từng đánh giá,
nhận định. Trong đó, đáng chú ý nhất là các chủ đề: ―những điều kiện (về các bản
viết tay, việc in ấn, và sự kiểm duyệt)‖, ―chủ nghĩa nhân văn‖, ―triết học tự
nhiên‖, ―triết học đạo đức‖, và ―triết học chính trị‖. Trong phần viết về triết học
chính trị, tƣ tƣởng của Niccolị Machiavelli đƣợc giáo sƣ Quentin Skinner phân
tích sâu từ trang 430 đến 441. Tuy nhiên, đây có thể đƣợc coi là một cuốn sách
kén độc giả vì nó địi hỏi ngƣời đọc phải có kiến thức nền nhất định về triết học
Hy Lạp – La Mã, phải biết một số thuật ngữ Latin và một chút tiếng Italia hoặc
phải ln ln có 2 quyển từ điển Latin và Italia bên cạnh khi đọc vì nhiều tên tác

phẩm bằng tiếng Latin, tiếng Italia và nhiều khái niệm bằng 2 ngôn ngữ này liên
tục đƣợc sử dụng trực tiếp mà khơng đƣợc dịch sang tiếng Anh.
Machiavelli revisited (Nhìn lại Machiavelli) là tựa đề quyển sách của
Joseph V. Femia, đƣợc Nhà xuất bản Đại học Wales phát hành năm 2004 tại thành
phố Cardiff của Anh Quốc. Trong lời mở đầu (trang viii) của quyển Machiavelli
revisited, Femia tuyên bố rằng: ―việc xem Machiavelli nhƣ một bậc kỳ tài xấu xa,
hay không là gì khác ngồi một kẻ tính tốn hẹp hịi và độc ác về lợi thế chính trị
cũng sai lầm nhƣ sự suy diễn ngƣợc lại‖, và ―việc phát hiện sự có liên quan của
Machiavelli với thế giới của chính chúng ta là mục đích chính của quyển sách
này‖. Joseph V. Femia đã dành phần đầu của quyển sách (1. The many faces of
Machiavelli) để mô tả tƣơng đối đầy đủ nhƣng ngắn gọn nhiều mặt về cuộc đời và


16

sự nghiệp của Niccolò Machiavelli. Giống nhƣ nhiều nhà nghiên cứu triết học
Phục hƣng khác, ngay ở phần đầu của quyển sách, Joseph V. Femia cho rằng việc
nhất quyết phải tìm cho đƣợc một thời điểm chính xác mà khi ấy thời Trung cổ
kết thúc và thời Phục hƣng bắt đầu là ngớ ngẫn (trang 17). Bối cảnh lịch sử và
chính trị ở Italia thời Machiavelli cũng đƣợc Joseph V. Femia cố gắng làm rõ
trong quyển sách. Theo đó, Italia đắm chìm trong chiến tranh triền miên hàng thế
kỷ từ 1350 đến 1450. Sự cát cứ, hình thành những nhà nƣớc nhỏ trên lãnh thổ
Italia và thơn tính, xâm lƣợc lẫn nhau đã tạo ra một sự xáo trộn chính trị sâu sắc.
Đến nửa cuối thế kỷ thứ XV thì tình trạng hỗn loạn chính trị mới tạm lắng xuống
do chỉ còn một số thành quốc tƣơng đối mạnh nhƣ Florence, Milan, Naples, và
Venice có khả năng trụ lại và kiềm chế lẫn nhau (xem trang 20).
Machiavelli‟s God (Thượng đế của Machiavelli) là tác phẩm của tác giả
ngƣời Italia - Maurizio Viroli – đƣợc Antony Shugaar dịch sang tiếng Anh và Nhà
xuất bản Đại học Princeton phát hành năm 2010 tại Mỹ. Quyển sách của tác giả
ngƣời Italia này bao gồm 4 chƣơng với độ dài gần 300 trang chủ yếu khai thác

khía cạnh tơn giáo, cụ thể là Thiên chúa giáo, nhằm tìm ra sự ảnh hƣởng của nó
đến tƣ tƣởng chính trị cộng hịa và tự do của Machiavelli. Đây là hƣớng nghiên
cứu khá mới mẻ mà theo nhận định của tác giả trong lời giới thiệu là chƣa từng
đƣợc nghiên cứu. Tuy nhiên, đó khơng phải là sự quan tâm trực tiếp của luận án
mà những luận bàn của tác giả về tƣ tƣởng chính trị cộng hòa của Machiavelli
mới thực sự hữu dụng cho đề tài của luận án.
―A new argument for morality: Machiavelli and the ancients‖ (Một lý lẽ
mới cho đạo đức: Machiavelli và ngƣời Hy Lạp, La Mã cổ đại) là tên bài viết của
Rafael Major đƣợc tạp chí Political Research Quarterly cơng bố trong Volume
60, Number 2, tháng 6 năm 2007, từ trang 171 đến trang 179. Trong bài viết này,
Rafael Major cho rằng hầu hết những cách ngôn nổi tiếng của Machiavelli thật ra
không mới mà chỉ triển khai từ ý tƣởng của các tác giả cổ đại. Để chứng minh cho
lập luận của mình, Rafael Major đã dẫn ra hàng loạt ý tƣởng trong bản văn hoặc
tác phẩm gốc của các tác giả cổ đại nhƣ Sallust (Gaius Sallustius Crispus),
Aristotle, Plutarch, Xenophon ở trang 173 của quyển tạp chí. Rafael Major còn


17

nhấn mạnh: ―nếu Machiavelli chỉ dạy cho chúng ta sử dụng lạnh lùng quyền lực
để đạt đƣợc mục đích chính trị, ông ấy không phải là ngƣời đầu tiên hoặc sau
cùng làm nhƣ thế, và chúng ta có thể thu đƣợc nhiều kiến thức hơn từ Plutarch,
hay bất kỳ nhà độc tài nào chuyển tƣ tƣởng của ông ấy thành văn bản‖ (trang
172). Rafael Major cũng khơng thấy có gì mới trong quan niệm về bản chất con
ngƣời của Machiavelli so với so với quan niệm của các nhà tƣ tƣởng cổ đại.
Rafael Major viết: ―Nhận định về bản chất con ngƣời của Machiavelli không phải
là mới hay duy thực hơn các tác giả cổ đại. Hơn nữa, giống nhƣ nhiều tác giả
trƣớc đó, Machiavelli chia sẻ quan điểm rằng con ngƣời đã và luôn sẽ giống nhau
về bản chất‖ (trang 174) Những phát hiện của Rafael Major có thể làm cho chúng
ta vững tin hơn về sự kế thừa tƣ tƣởng các tác giả cổ đại của Machiavelli. Tuy

nhiên, không nên xem Machiavelli đã sao chép một cách đơn giản những tƣ tƣởng
đã có mà cần ghi nhận ơng đã hệ thống hóa các ý tƣởng từ thời cổ đại, sắp xếp
những ý tƣởng rời rạc ấy và phát triển chúng thành một học thuyết về quyền lực
chính trị mang bản sắc riêng của mình. Cũng khơng nên nghĩ rằng chúng ta có thể
thu đƣợc nhiều kiến thức hơn từ các tác giả cổ đại mà không cần đến những phân
tích của Machiavelli nhƣ Rafael Major viết.
Đặc biệt, loạt 24 bài giảng chủ đề Machiavelli in context (Machiavelli
trong bối cảnh) của giáo sƣ sử học William R. Cook đƣợc The Teaching
Company phát hành năm 2006 tại Mỹ dƣới dạng đĩa video (DVD) có thể đƣợc
xem là cơng trình nghiên cứu sử học khá đầy đủ về Niccolò Machiavelli. Mỗi bài
giảng của giáo sƣ William R. Cook cung cấp cho ta một góc nhìn về Niccolị
Machiavelli. Tất cả 24 bài giảng sẽ cho ta một hình ảnh tƣơng đối hồn chỉnh về
Niccolò Machiavelli. Qua 24 bài giảng của giáo sƣ William R. Cook, chúng ta sẽ
biết Machiavelli là ai và tại sao ông ấy quan trọng, quê hƣơng Florence của
Machiavelli, tƣ tƣởng cổ điển ở Florence thời Phục hƣng, cuộc đời của Niccolò
Machiavelli, tại sao Machiavelli viết tác phẩm Il Principe, những nội dung trong
tác phẩm Il Principe, mối liên hệ Tito Livio–cộng hòa Roma–Machiavelli, những
nội dung trong tác phẩm Discorsi, tại sao Machiavelli là ngƣời ủng hộ chế độ
cộng hịa, nội dung tác phẩm Lịch sử Florence, và có phải Machiavelli là ngƣời


18

ủng hộ chính sách quỷ quyệt hay khơng? Dù tiếp cận dƣới góc độ sử học nhƣng
những phân tích của giáo sƣ William R. Cook rất hữu dụng cho việc làm sáng tỏ
tƣ tƣởng triết học chính trị của Niccolị Machiavelli.
Triết học chính trị của Niccolị Machiavelli nhìn chung chƣa đƣợc nghiên
cứu sâu rộng ở Việt Nam vì nhiều nguyên do khác nhau nhƣng thiếu tƣ liệu sơ cấp
(các tác phẩm kinh điển của các nhà tƣ tƣởng) có lẽ là một trong những nguyên do
chính. Cho đến nay, chỉ có duy nhất tác phẩm Il Principe của Machiavelli đƣợc

dịch sang tiếng Việt. Khó tìm đƣợc một quyển sách bằng tiếng Việt nào nghiên
cứu tƣơng đối đầy đủ về tƣ tƣởng của Niccolò Machiavelli. Quyển Triết học
Trung cổ Tây Âu do PGS, TS. Trịnh Dỗn Chính và PGS, TS. Đinh Ngọc Thạch
chủ biên, đƣợc nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2008 chỉ viết về
Niccolị Machiavelli có 1,5 trang. Quyển Triết học Tây phương từ khởi thủy đến
đương đại đƣợc Phan Quang Định biên dịch, nhà xuất bản Văn hóa thơng tin phát
hành năm 2010 tại Hà Nội cũng có bàn đến Niccolị Machiavelli. Đây là một cơng
trình nghiên cứu đồ sộ với độ dày trên một ngàn trang sách khổ lớn (19 x 27 cm)
của nhóm giáo sƣ triết học thuộc các trƣờng đại học Pháp do Bernard Morichere
chủ biên. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ dành vẻn vẹn có 3 trang giới thiệu về
Niccolị Machiavelli. Trong đó, chỉ có duy nhất tác phẩm Il Principe đƣợc trích
vài đoạn. Quyển Những luận thuyết nổi tiếng thế giới do Vũ Đình Phịng và Lê
Huy Hịa biên soạn đƣợc nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin phát hành năm 2003
cũng có viết về Niccolị Machiavelli nhƣng chỉ tập trung phân tích sức mạnh
quyền lực trong tác phẩm Il Principe và đôi điều ngắn gọn về cuộc đời và sự
nghiệp của ơng. Tác giả Vũ Mạnh Tồn có bài viết ―Triết học chính trị của
N.Makiaveli‖ đăng trên Tạp chí Triết học số 10, tháng 10 – 2004, bàn về 3 vấn đề:
nhà nƣớc, vai trò của nhân dân, và mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị. Tuy
nhiên, bài viết chủ yếu tiếp cận tƣ liệu thứ cấp chứ chƣa trực tiếp phân tích tác
phẩm triết học chính trị quan trọng nhất của Machiavelli.
Quyển Lịch sử các học thuyết chính trị thế giới do các học giả Liên bang
Nga viết, Lƣu Kiếm Thanh và Phạm Hồng Thái dịch, nhà xuất bản Văn hóa
Thơng tin phát hành năm 2001 có dành 10 trang sách (từ trang 200 đến 211) viết


19

về ―học thuyết chính trị phi tơn giáo Makiaveli‖. Các tác giả trong quyển sách này
chủ yếu phân tích vấn đề sử dụng sức mạnh, quyền lực trong xây dựng nhà nƣớc
theo quan điểm của Niccolị Machiavelli. Bên cạnh đó, các tác giả cũng quan tâm

đến việc tách thần quyền ra khỏi thế quyền, tách tôn giáo và đạo đức ra khỏi chính
trị đã đƣợc Niccolị Machiavelli viết trong tác phẩm Il Principe. Các tác giả đã
đứng về phía Niccolị Machiavelli, chia sẻ những giải pháp của ơng vì cho rằng
ông là một nhà yêu nƣớc và học thuyết của ông là để ―phục vụ cho các lực lƣợng
tiến bộ xã hội, nhằm mục đích u nƣớc‖ (trang 211), có khuynh hƣớng chống
phong kiến, ủng hộ chủ thuyết cộng hòa.
Quyển Lịch sử triết học phương Tây, Tập 1: Triết học cổ đại, triết học
trung cổ, triết học phục hưng của PGS. TS. Đỗ Minh Hợp do Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia phát hành năm 2014 tại Hà Nội là quyển lịch sử triết học của tác giả
ngƣời Việt có số lƣợng trang viết nhiều nhất (21 trang) về Niccolò Machiavelli và
tƣ tƣởng của ông. Các đánh giá và nhận định của tác giả về triết học chính trị của
Machiavelli là rất xác đáng. Ví dụ, ở trang 577, PGS. TS. Đỗ Minh Hợp viết:
―Các nhà tƣ tƣởng thời đại khai sáng sau này đã chuẩn bị cho xã hội chuyển sang
những giá trị của chủ nghĩa hợp lý, tự do và bình đẳng cơng dân. Họ đã kế thừa tƣ
tƣởng triết học chính trị vơ giá của Machiavelli‖.
Nghiên cứu triết học chính trị Machiavelli từ những cơng trình nghiên cứu
về Machiavelli nhƣ vừa kể ở trên chỉ là một sự nghiên cứu gián tiếp triết học
chính trị Machiavelli mà thơi. Để thực sự hiểu nội dung triết học chính trị
Machiavelli thì phải nghiên cứu trực tiếp các tác phẩm do Niccolò Machiavelli
viết. Sau đây là những thành quả của sự nghiệp sáng tác của Machiavelli: La
Mandragola (Rễ cây khoai ma), Dell'arte della Guerra (Nghệ thuật chiến tranh),
Il Principe (The Prince / Quân Vương), Discorsi sopra la prima Deca di Tito
Livio (Luận bàn về mười quyển sách đầu của Tito Livio), Storia di Firenze (Lịch
sử Florence), La vita di Castruccio Castracani da Lucca (Cuộc đời của
Castruccio Castracani ở Lucca), Belfagor arcidiavolo (Quỷ Belfagor tinh
nghịch), Clizia, ... Ngồi ra, Machiavelli cịn để lại gần 250 bức thƣ riêng. Đó là


20


chƣa kể những văn bản, báo cáo đƣợc ông viết trong thời gian làm chính trị gia.
Những tác phẩm này sẽ đƣợc phân tích cụ thể trong phần nội dung của luận án.
Những cơng trình nghiên cứu cho thấy sự kế thừa và phát triển triết học
chính trị Machiavelli của các triết gia cận đại phƣơng Tây tiêu biểu phải kể đến
trƣớc tiên là những tác phẩm triết học chính trị của chính các triết gia cận đại này.
Sau đó là những cơng trình nghiên cứu về triết học chính trị của các triết gia cận
đại đó và ảnh hƣởng của triết học chính trị Machiavelli lên tƣ tƣởng triết học của
họ. Đối với Thomas Hobbes, tác phẩm quan trọng nhất thể hiện tƣ tƣởng triết học
chính trị của ơng là Leviathan, or the Matter, Form and Power of a
Commonwealth Ecclesiastical and Civil (Thủy quái, hay là vấn đề, hình thức và
quyền lực của nhà nước giáo hội và dân sự). Có thể đọc tác phẩm này qua bản in
lại năm 1909 và 1929 từ bản in năm 1651 của Nhà xuất bản Đại học Oxford, Anh
Quốc. Cho đến nay, chƣa có bản dịch sang tiếng Việt tác phẩm kinh điển này của
Hobbes. Đối với John Locke, Second Treatise of Government (Khảo luận thứ hai
về chính quyền) là tác phẩm triết học chính trị tiêu biểu nhất của ơng. Có thể đọc
bản gốc của tác phẩm này do Harland Davidson Inc. xuất bản vào năm 1982 tại
Mỹ hoặc bản dịch sang tiếng Việt của Lê Tuấn Huy do Nhà xuất bản Tri thức phát
hành tại Hà Nội năm 2013. Đối với Montesquieu, tác phẩm De l‟esprit des lois
(Tinh thần pháp luật) là cơng trình nghiên cứu chứa đựng rõ nhất nội dung triết
học chính trị của ơng. Một trong những bản dịch tiếng Việt của tác phẩm này là
của Hoàng Thanh Đạm do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2010. Đối với
Jean Jacques Rousseau, tác phẩm Du Contrat social (Bàn về khế ước xã hội) là
điển hình nhất cho tƣ tƣởng triết học chính trị của ơng. Năm 1992, Nhà xuất bản
TP. Hồ Chí Minh đã giới thiệu độc giả bản tiếng Việt của tác phẩm này do Thanh
Đạm dịch.
Những cơng trình nghiên cứu về lịch sử triết học, lịch sử tƣ tƣởng chính trị
phƣơng Tây cận đại, hay Bách khoa toàn thƣ triết học, Từ điển triết học, cẩm
nang triết học chính trị, … đã nói ở trên đều có thể khai thác để chỉ ra sự kế thừa
và phát triển triết học chính trị Machiavelli của các triết gia cận đại tiêu biểu. Bên
cạnh đó, có thể tham khảo thêm các bài tạp chí chuyên ngành nhƣ: ―Một số tƣ



×