Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Tổng quan về giá trị văn học và văn hóa của nguồn tư liệu hán nôm ở thư viện khoa học xã hội tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ BẢO ANH

TỔNG QUAN VỀ GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA
CỦA NGUỒN TƯ LIỆU HÁN NÔM Ở THƯ VIỆN
KHOA HỌC XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LÊ GIANG

TP.HỒ CHÍ MINH, 2016


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô trong Khoa Văn học và
Ngôn ngữ (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh); các
thầy, cơ tham gia giảng dạy chương trình thạc sĩ hiện đang cơng tác tại Viện Văn
học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã cung cấp kiến thức và
có lời khun q giá trong q trình tơi học tập và thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin được cảm ơn TS. Phan Văn Dốp – Giám đốc Thư
viện Khoa học xã hội Tp. Hồ Chí Minh cùng các nhân viên đã tạo điều kiện, cung


cấp thông tin và giúp đỡ tận tình khi tơi bắt đầu tiếp xúc và làm việc với nguồn tư
liệu Hán Nôm quý giá ở đây.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Lê Giang –
giảng viên hướng dẫn luận văn, người đã trực tiếp đề nghị tôi đề tài này và giới
thiệu tôi làm việc tại Thư viện Khoa học xã hội để cơng trình được thực hiện hoàn
chỉnh nhất. Đồng thời, Thầy thường xuyên theo dõi và đưa ra những nhận định,
định hướng trong quá trình khởi thảo và hồn thiện đề tài.
Cuối cùng, tơi khơng quên gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn bên
cạnh động viên, sẻ chia và đồng hành cùng tôi trong suốt cuộc đời này cũng như
những năm tháng học tập và tham gia nghiên cứu.

Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bảo Anh


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan rằng:
Cách trình bày thư mục tư liệu và các nhận định liên quan là hồn tồn trung
thực và của riêng tơi.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều được cảm ơn và các
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bảo Anh


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN

DẪN NHẬP ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TƯ LIỆU HÁN NÔM ........................7
1.1. Nguồn gốc tư liệu .............................................................................................7
1.2. Đặc điểm về hình thức – vật chất ...................................................................10
1.3. Đặc điểm về nội dung phản ánh .....................................................................13
Tiểu kết .....................................................................................................................18
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỦA NGUỒN TƯ LIỆU HÁN NÔM ........20
2.1. Thơ ..................................................................................................................20
2.1.1.Thi tập........................................................................................................20
2.1.2. Ca – Khúc .................................................................................................36
2.1.3. Thơ vịnh sử – Diễn ca lịch sử ..................................................................39
2.1.4. Truyện thơ Nơm .......................................................................................44
2.2. Văn ..................................................................................................................54
2.2.1. Văn hành chính – khoa cử ........................................................................54
2.2.2. Văn tập .....................................................................................................58
2.2.3. Phú ............................................................................................................63
2.2.4. Truyện – Ký..............................................................................................64
2.2.5. Tiểu thuyết ................................................................................................73
2.2.6. Kịch bản dân gian .....................................................................................75
2.2.7. Dịch thuật, nhuận chính............................................................................78


Tiểu kết .....................................................................................................................79
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGUỒN TƯ LIỆU HÁN NÔM .......81
3.1. Lịch sử và Địa lý .............................................................................................82
3.1.1. Lịch sử ......................................................................................................82
3.1.2. Địa lý ........................................................................................................99
3.2. Khoa học xã hội ............................................................................................110
3.2.1. Chính trị ..................................................................................................110
3.2.2. Luật pháp ................................................................................................112

3.2.3. Giáo dục .................................................................................................114
3.2.4. Phong tục, nghi lễ và văn hóa dân gian ..................................................118
3.2.5. Quân sự ...................................................................................................119
3.3. Tác phẩm bách khoa tổng quát .....................................................................121
3.4. Ngôn ngữ ......................................................................................................126
3.5. Tôn giáo ........................................................................................................128
3.6. Cận tâm lý và thuyết huyền bí – Bói tốn ....................................................134
3.7. Cơng nghệ – Y học: ......................................................................................135
Tiểu kết ...................................................................................................................136
KẾT LUẬN ............................................................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................141
PHỤ LỤC ...............................................................................................................144


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Thư viện Khoa học Xã hội Tp. Hồ Chí Minh (TVKHXH - TPHCM) sau khi
tiếp quản Viện Khảo cổ của chính quyền Sài Gịn vào năm 1975, đã sở hữu số lượng
lớn (khoảng 40.000 cuốn)1 về tư liệu khoa học xã hội, bao gồm cả tư liệu Hán Nôm.
Những năm đầu trong giai đoạn xây dựng và phát triển, Thư viện đã tiến hành công
tác sưu tầm và lập thư mục đối với nguồn tư liệu quý này, trong đó đáng chú ý nhất
là cơng trình Mục lục Châu bản triều Tự Đức (tóm lược) do Tổ Hán Nôm, Tổ Cổ
cận và Ban Văn học lược thuật, biên soạn. Tuy vậy, đến giai đoạn hiện nay, Thư
viện cũng chỉ hoàn thành việc lập thư mục mang tính kiểm kê là chính. Do đó,
chúng tơi đã chọn thực hiện đề tài: “Tổng quan về giá trị văn học và văn hóa của
nguồn tư liệu Hán Nôm ở Thư viện Khoa học Xã hội Tp. Hồ Chí Minh” nhằm đi
đến một bảng thư mục vừa mang tính hệ thống vừa mang tính phân tích, đánh giá
đối với nguồn tư liệu Hán Nôm ở đây.

2. Lịch sử vấn đề
Trong suốt một thời gian dài, việc sử dụng chữ Hán và chữ Nơm trong hành
chính và sáng tác văn học đã tạo nên một nguồn tư liệu rất đồ sộ. Những tàng bản
ấy chính là điều kiện để công tác lập thư mục ra đời nhằm kiểm kê và hệ thống số
lượng tác phẩm. Trên thực tế, thư mục học Hán Nơm ở nước ta đã có cả một chặng
đường phát triển dài lâu và trở thành cơ sở cho lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm về
sau. Dưới đây là một vài cơng trình thư mục được biết đến cho tới ngày nay, vì trình
bày theo khía cạnh lịch đại nên chúng tơi xếp các cơng trình theo thứ tự như sau:
thời gian khắc in (năm), tác giả (nếu có), tên cơng trình, nơi xuất xứ hoặc nơi khắc
in.
1759, Lê Q Đơn, ‘Nghệ văn chí”, Lê triều thơng sử, Q3.

1

Phan Văn Dốp (2009), “Giáo sư Phạm Thiều và công tác xây dựng Thư viện Khoa học Xã hội”, Tạp chí
Khoa học Xã hội, số 04/2009.


2

?, Minh Đơ sử, Hồng Lê tứ khố thư mục? (HV.285), Viện Sử học.
1820 – 1840, Phật thuyết đại tạng tổng kinh mục lục, Huế.
1821, Phan Huy Chú, “Văn tịch chí”, Lịch triều hiến chương loại chí, Q42 45.
1846, Lê Nguyên Trung, “Lê Thị tịch thư ký”, Bi ký biểu văn tạp lục
(A.1470).
1893, Đại tạng kinh tổng mục, Hà Nội.
1901, Sử quán thủ sách (A.1025), Quốc sử quán triều Nguyễn.
1902, Phạm Dỗn Địch, Nguyễn Xn Ơn, Trần Huyễn, Tụ Kh thư viện
tổng mục sách (A.110/1-3, A.111).
1907, Trương Quang Đản, Nguyễn Thuật, Sử quán thư mục (A.112).

1907, Tàng thư lâu bạ tịch (A.968).
1908, Nội các thư mục (A.113/1-2), Nội các Huế.
1912, Nguyễn Tính Ngũ, Hồng Hữu Khải, Nguyễn Khắc Nho, Tần thư viện
thủ sách (A.1024, A.2645).
1914, Trần Trinh Hợp, Nội các thủ sách (A.2644 ).
1922, Lê Trọng Hàm (chủ biên), Hoàng Nguyễn tứ khố thư mục.
1925, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Tiến Khiêm, Lê Doãn Thăng, Cổ học viện
thư tịch thủ sách (A.2601/1-10).
1969 - 1972, Thư mục Hán Nôm, Thư viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
1970 – 1990, Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nơm, Tập 1, Thư viện
Quốc gia Hà Nội, 1970; Tập 2, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1990.


3

1993, Trần Nghĩa, Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu Tập I, II, III,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Bên cạnh các thư mục trong nước, vẫn cịn rất nhiều cơng trình thư mục Hán
Nơm được lưu trữ tại các thư viện hoặc trung tâm lưu trữ ở ngồi nước như Thư
viện Quốc gia Paris, Đơng Dương văn khố (Tokyo),…mà các nhà nghiên cứu như
Hoàng Xuân Hãn, Tạ Trọng Hiệp, Trương Đình Hịe, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn
Khắc Xuyên, Trần Nghĩa…đã sưu tầm và công bố trên các ấn phẩm nghiên cứu
khoa học.
Dựa vào nội dung của danh mục trên, có thể thấy được hai khuynh hướng
chính trong phân chia thư mục, đó là thư mục chuyên đề và thư mục tổng hợp. Thư
mục chuyên đề nhắm đến những tư liệu chuyên môn, riêng nhất về một loại lĩnh
vực, trong khi đó, thư mục tổng hợp lại thể hiện sự kiểm kê tình hình các tư liệu
hiện có của một nơi lưu trữ nhất định. Luận văn của chúng tôi nằm trong khuynh
hướng thứ hai, nhắm đến thư mục tổng hợp. Mặc dù trước đây, việc phân loại thư
mục có dựa theo hệ thống phân chia của Trung Quốc thì vẫn có những cơng trình

thư mục được phân chia theo hệ thống phân loại riêng, không rập khuôn với nước
ngồi, tiêu biểu là Nghệ văn chí của Lê Quý Đôn, sau được Phan Huy Chú kế thừa
và thay đổi trong Văn tịch chí. Song, vì đặc thù tư liệu của Thư viện và tính hiện đại
hóa trong phân loại tư liệu, chúng tôi đã sử dụng hệ thống phân loại hiện hành trong
khoa học thư viện hiện nay là Hệ thống phân loại thập phân Dewey và điều này sẽ
được đề cập ở mục tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là nguồn tư liệu Hán Nơm, được thực
hiện trên phạm vi trên 250 tên sách với 1.433 quyển. Cụ thể hơn, đối tượng mà luận
văn hướng đến là các văn bản chữ Hán (gồm tổng tập sử học, địa lý,… và văn học)
và chữ Nôm (chủ yếu ở các tác phẩm văn học, tôn giáo,…).
Với đề tài này, chúng tôi hướng đến những mục tiêu sau:


4

Thứ nhất, khái quát và hệ thống danh mục tư liệu Hán Nôm ở Thư viện.
Thứ hai, đánh giá đặc điểm của tư liệu trên các phương diện: nguồn gốc, số
lượng các tàng bản, hình thức – vật chất, nội dung,…
Thứ ba, nhận định giá trị của các tư liệu ấy trong nghiên cứu văn học và văn
hóa.
Thứ tư, giải quyết một vài vấn đề về tác giả, thời gian sáng tác, thể loại và
tính chân ngụy đối với một vài tư liệu còn nghi vấn.
Thứ năm, chỉ ra lối tư duy và cách hành văn soạn sách thời trung đại, đó
chính là tính văn – sử – triết bất phân, đồng thời cịn thể hiện một số khía cạnh về
nền tảng học thuật và sáng tác của các tác giả trung đại, ngoài ra cho thấy sự tiếp
biến văn hóa chữ Hán và những điểm riêng biệt của văn hóa Việt Nam thơng qua
khía cạnh tư duy và nghệ thuật biểu hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau:

Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp trên cái nhìn lịch đại và đồng
đại để cho thấy các tác phẩm của nguồn tư liệu Hán Nôm chủ yếu được sáng tác,
biên soạn ở thời đại nào, từ đó có những nhận định về vấn đề tác giả, loại hình tác
phẩm và cơng tác bảo lưu tư liệu.
Phương pháp so sánh để đưa ra những nét tương đồng và dị biệt giữa các tác
phẩm và phong cách tác giả khi sáng tác hoặc biên soạn.
Đặc biệt, luận văn còn sử dụng hệ thống phân loại DDC trong việc biên mục,
phân loại nhóm các tư liệu Hán Nơm. Hệ thống này có tên đầy đủ là Hệ thống phân
loại thập phân Dewey (Dewey decimal classification system), gọi tắt là DDC, là
một công cụ sắp xếp tài liệu sao cho hệ thống, căn cứ vào đề mục của tài liệu để
chọn số phân loại trong Bảng phân loại thập phân Dewey. Bảng phân loại DDC này
dựa trên một hệ thống 10 số, với số đầu dành cho môn loại (classes), số thứ hai


5

dành cho phân mục (divisions) và số thứ ba dành cho phân đoạn (sections). Những
môn loại căn bản được sắp xếp theo ngành kiến thức hay bộ môn (hay ngành học).
Trong bậc cao nhất của DDC, nó được phân chia ra làm mười mơn loại chính, bao
gồm tất cả tri thức của con người. Mỗi một mơn loại chính lại được phân chia thành
mười phân mục và mỗi phân mục lại chia thành những đoạn. Hiện nay, DDC có
1000 phân lớp. Sau đây là Bảng tóm lược thứ nhất, gồm 10 mơn loại chính:
000 Tác phẩm bách khoa tổng qt
100 Triết học và Tâm lý học
200 Tôn giáo
300 Khoa học xã hội
400 Ngơn ngữ
500 Khoa học tự nhiên và tốn học
600 Công nghệ
700 Nghệ thuật

800 Văn học
900 Lịch sử và Địa lý
Đối với hệ thống tư liệu của Thư viện, chúng tơi chia thành hai mảng Văn
học và Văn hóa. Dựa vào bảng phân loại trên và phạm trù của khái niệm “văn hóa”,
các nhóm của Văn hóa được phân thành 7 mục lớn: Lịch sử và Địa lý; Khoa học xã
hội; Tác phẩm bách khoa tổng quát; Ngôn ngữ; Tôn giáo; Triết học và Tâm lý học;
Công nghệ. Trong mỗi mục lớn này lại gồm nhiều mục nhỏ mà luận văn sẽ dẫn chi
tiết vào các chương sau.
5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm ba phần chính: phần dẫn nhập, phần nội dung và phần kết


6

luận. Phần nội dung gồm ba chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về nguồn tư liệu Hán Nôm.
Chương 2. Giá trị văn học của nguồn tư liệu Hán Nôm.
Chương 3. Giá trị văn hóa của nguồn tư liệu Hán Nơm.
Ngồi ra, cịn có những phần phụ khác như phần mục lục, phụ lục và tài liệu
tham khảo.


7

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TƯ LIỆU HÁN NÔM
Thư viện Khoa học Xã hội Tp. Hồ Chí Minh là một thư viện chuyên ngành,
phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của các nhà nghiên cứu,
giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên các ngành khoa học xã
hội và nhân văn, trong đó có bộ mơn Hán Nơm. Kho tư liệu Hán Nôm tại đây tuy

không quy mô nhưng lại bao quát trên nhiều lĩnh vực nên có ý nghĩa to lớn đối với
nghiên cứu văn học và văn hóa dân tộc. Như đã đề cập, sau khi tiếp quản Thư viện
của Viện Khảo cổ vào năm 1975, Thư viện đã sở hữu số lượng lớn về tư liệu khoa
học xã hội, trong đó có tư liệu Hán Nơm. Những năm đầu trong giai đoạn xây dựng
và phát triển, Thư viện đã tiến hành công tác lập thư mục và đẩy mạnh kế hoạch sưu
tầm, sao chụp các văn bản Hán Nôm làm phong phú thêm tư liệu trong kho sách.
Do vậy, ngồi những cơng trình phổ biến xưa nay, Thư viện cịn lưu giữ được một
số văn bản Hán Nơm khá đặc sắc mà chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần sau. Trong
chương này, chúng tôi điểm qua hai vấn đề chính, đó là nguồn gốc và đặc điểm của
nguồn tư liệu.
1.1. Nguồn gốc tư liệu
Tư liệu Hán Nôm tại Thư viện được hoàn thành từ ba nguồn sau:
Thứ nhất là tiếp nhận trực tiếp từ Thư viện của Viện Khảo cổ và đây là
nguồn sách chủ yếu, chiếm số lượng nhiều nhất;
Thứ hai là nhờ cơng tác sưu tầm, tìm kiếm dưới nhiều hình thức như photo
hoặc sao chụp và lưu phim các loại văn bản;
Thứ ba là các đầu sách được biếu tặng nhưng loại này không nhiều, chỉ được
một số đầu sách.
Như vậy, xét về mặt nguồn gốc của tư liệu, đã dẫn ra những vấn đề sau: Thư
viện của Viện Khảo cổ đã có những hoạt động gì trong lĩnh vực nghiên cứu và sưu


8

tầm tư liệu Hán Nôm? Số lượng tư liệu Hán Nôm ở đây như thế nào? Và Thư viện
Khoa học Xã hội đã tiếp nhận được bao nhiêu đầu sách trong số ấy?
Trước khi giải quyết những vấn đề mang tính nguồn gốc đó, luận văn điểm
qua lịch sử thành lập Viện Khảo cổ và thời điểm chuyển giao, đổi thành Thư viện
Khoa học Xã hội. Theo trang thông tin của Thư viện Khoa học tổng hợp Tp. Hồ Chí
Minh, vào năm 1868, Phó Đơ đốc Ohier đã ký sắc lệnh thành lập Thư viện các Đô

đốc hay Thư viện Sối phủ Nam Kỳ. Sau đó, Thư viện được đổi tên thành Thư viện
Tư liệu Chính phủ Nam Kỳ thuộc Phỏp (Bibliothốque de Documentation du
Gouvernement de la Cochinchine Franỗaise) vo năm 1882 và trở thành thư viện
công cộng đầu tiên của Việt Nam. Năm 1902, Thư viện được tách ra thành một sở
tự trị gọi là Thư viện Nam Kỳ Sối phủ (hay Thư viện Sài Gịn), trực thuộc Tịa
Thượng thư đặt ở tầng một của Tịa Thư ký Chính phủ (số 27 đường Lagrandière,
nay là đường Lý Tự Trọng). Năm 1909, ông Riffa là giám thư đầu tiên được bổ
nhiệm chính thức điều khiển thư viện. Mãi đến năm 1946, Thư viện Nam Kỳ Soái
phủ dời sang số 34 đường Gia Long và được Pháp trao lại cho Chính phủ lâm thời
Việt Nam, đến năm 1949 được đổi tên là Thư viện Nam phần.
Có thể thấy rằng tại Sài Gịn lúc đó có 3 thư viện cơng quyền gồm: Thư
viện Nam phần, Tổng Thư viện (có trụ sở tạm thời trong trường Pétrus Ký, đường
Trần Bình Trọng, trực thuộc Viện Đại học Sài Gòn) và Thư viện cho mượn và
phòng đọc thiếu nhi tại 194D Pasteur, trước đây là bộ phận của Thư viện Nam phần.
Sau đó, ngày 01.07.1957, theo công lệnh số 544/GD-CL của Bộ giáo dục, Tổng Thư
viện trực thuộc Viện Đại học Sài Gòn chuyển sang thuộc quyền quản lý của Bộ
Quốc Gia Giáo Dục. Và ngày 04.08.1964, theo Nghị định số 1354/ GD/ PC/ ND,
Thư viện Nam phần (có trụ sở tại 34 Gia Long) cũng chuyển sang trực thuộc Bộ
Quốc gia Giáo dục. Theo đó, tịa nhà 34 Gia Long (nay là Lý Tự Trọng) được sử
dụng làm trụ sở và Thư viện của Viện Khảo cổ Sài Gòn, thuộc Bộ Quốc gia Giáo
dục.
Như vậy, qua nhiều lần đổi tên và dời trụ sở, tiền thân gần nhất của
TVKHXH – TPHCM hiện nay chính là Thư viện của Viện Khảo cổ Sài Gòn lúc đó.


9

Trong thời gian hoạt động, theo những gì được ghi nhận ít ỏi cịn lại thì Viện đã đạt
được thành tích như duyệt xét và in bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục
năm 1960; dịch và in bộ Đại Nam chính biên liệt truyện (GS. Tạ Quang Phát chủ trì)

năm 1970; khắc in Hồng Đức bản đồ (GS. Bửu Cầm chủ trì) năm 1962. Sau đó, vào
năm 1975, Thư viện này mới được chuyển giao và đổi thành Thư viện Khoa học Xã
hội, hoạt động cho đến ngày nay.
Nhưng trước đó, vào cuối năm 1964, phần lớn vốn sách của Thư viện Nam
phần đã được chuyển sang cho Thư viện Quốc gia tại 69 Gia Long (nay là Thư viện
Khoa học tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh). Và một phần được để lại cho Thư viện Viện
Khảo cổ, chủ yếu là các sách thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như lịch sử, địa lý, dân
tộc học, khảo cổ, ngôn ngữ, văn học, tôn giáo, nghệ thuật. Như vậy, chúng tơi vẫn
khơng xác định chính xác được Thư viện Viện Khảo cổ đã sở hữu bao nhiêu tư liệu
Hán Nôm, số được chuyển đi bao nhiêu và để lại bao nhiêu vì tất cả được tính
chung vào tư liệu về khoa học xã hội. Nhưng trong quá trình tìm hiểu nguồn tư liệu
Hán Nơm tại Thư viện Khoa học Xã hội, chúng tôi nhận thấy dấu mộc đỏ của Thư
viện Viện Khảo cổ chiếm hơn phân nửa trên tổng số tư liệu. Thế nên, có thể khẳng
định rằng đây chính là nguồn cung cấp tư liệu Hán Nơm chính của Thư viện.
Bên cạnh đó, như trên đã đề cập, Thư viện cịn có một nguồn sách sao chụp,
phần lớn những tư liệu đó được lưu giữ dưới dạng sách ảnh và đều là những tư liệu
từ Học viện Vin ụng Bỏc C (ẫcole Franỗaise dExtrờme-Orient, vit tt l
EFEO). Trên mỗi trang bìa của các tư liệu trên, đều có ghi tên sách, số ký hiệu,
ngày sao chụp và phía bìa phải có ghi Học viện Viễn Đơng Bác Cổ. Trong Sổ đăng
ký cá biệt lưu lại xuất xứ tư liệu của Thư viện, khơng thấy có đề cập những loại tư
liệu này do Thư viện Khoa học Xã hội hay Thư viện Viện Khảo cổ trước đó sưu tầm
nên khó xác định tính ngun bản của tư liệu. Dẫu vậy, những tư liệu do Học viện
Viễn Đông Bác Cổ lưu giữ này đều có giá trị văn học và giá trị văn hóa.
Những sự hỗ trợ trên đã đem lại cho Thư viện một kho tàng tư liệu Hán Nôm
rất đa dạng về mặt thể loại và khá quy mơ về số lượng, góp phần dựng nên một diện
mạo văn học và văn hóa đặc sắc, đa diện của dân tộc trong tiến trình lịch sử đầy ba


10


động. Suy cho cùng, chính tiến trình của ngơn ngữ đã có những ảnh hưởng đáng kể
về mặt diễn ngơn đối với một tác phẩm. Không chỉ riêng đối với văn học sử, vấn đề
văn bản thực sự là một vấn đề nền tảng trong việc nghiên cứu và đánh giá về giá trị,
sự đóng góp hay khái quát hơn là ý nghĩa của tác phẩm. Hơn cả ngàn năm văn hiến
được chung đúc trong chính những văn bản Hán Nôm này. Và cũng nhờ những tư
liệu ấy mà khi tìm hiểu vấn đề lịch đại và đồng đại của tác phẩm, sẽ cho thấy được
cả một trào lưu, khuynh hướng văn học và hơn cả là một tiến trình văn học. Nói
rộng ra là diện mạo văn hóa của một dân tộc mà văn học là một khía cạnh đặc biệt.
1.2. Đặc điểm về hình thức – vật chất
Phần đặc điểm này được nhìn nhận trên các phương diện sau: số lượng, loại
ký hiệu và dạng tư liệu (hình thức được lưu giữ của tư liệu).
Tổng số đầu sách Hán Nơm là 216 cuốn, nếu tính những trùng bản là hơn
250 cuốn với 1.433 quyển. Tư liệu được chia làm 3 loại ký hiệu: HNv (tư liệu Hán
Nơm có khổ vừa), đây là loại nhiều nhất, chiếm gần 2/3 tổng số tư liệu; HNb (tư
liệu Hán Nôm khổ nhỏ) và SA (tư liệu sách ảnh), trong đó, số lượng nhóm tư liệu
ký hiệu SA nhiều hơn so với số lượng tư liệu có ký hiệu HNb. Điều đặc biệt là gần
một nửa những tư liệu có ký hiệu SA đều là bản chụp lại từ những văn bản của Học
viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) kèm theo thời gian và ký hiệu gốc của văn bản.
Về hình thức – vật chất, tư liệu tồn tại dưới các dạng sau: bản in ấn, bản viết
tay, bản photo và bản chụp, trong đó bản in ấn chiếm số lượng nhiều nhất, rồi đến
số lượng bản chép tay, còn bản photo và sao chụp chiếm số lượng ít hơn.
Bản in ấn chủ yếu in trên giấy dó hoặc giấy thường, phổ biến nhất là ở các
sách về lịch sử, địa lý, chính trị, luật pháp, truyện thơ Nôm, tôn giáo (kinh kệ tụng
đọc). Các bản in ấn thường cịn trang bìa với tên tác phẩm ở giữa, góc bên phải phía
trên là tên soạn giả, góc bên trái phía dưới là tên “tàng bản” (nơi lưu giữ sách, san
định và ấn hành) cịn phần phía trên của trang bìa đề năm khắc in. Những văn bản in
do quan lại triều đình biên soạn thường bắt đầu bằng lời đề tựa rồi đến tiến biểu, dụ,
tấu, chức danh (tên nhóm soạn giả), phàm lệ (cách thức trình bày), tổng mục (nếu



11

nội dung bao gồm nhiều quyển) hoặc mục lục, mục thứ. Cách trình bày, in ấn đều
rất khoa học và hầu như tư liệu về loại này được lưu giữ khá nguyên vẹn. Các tư
liệu in ấn chiếm hơn một nửa lượng sách (tính theo đầu sách, khơng tính theo số
lượng quyển).
Bản chép tay thường viết lên giấy dó hoặc giấy thường, xuất hiện ở hầu hết
các lĩnh vực, đặc biệt là những tác phẩm không xác định được tác giả, ngoại trừ một
số cơng trình q nổi tiếng như Phủ biên tạp lục 撫邊雜錄 hay Lịch triều hiến
chương loại chí 歷朝憲章類誌. Những văn bản chép tay thường mất trang bìa nên
khơng xác định được nơi ấn hành và năm khắc in, bên cạnh đó thường dùng kiểu
chữ hành hoặc chữ thảo nên rất khó đọc, chẳng hạn như cuốn Chiếu biểu luận 詔表

論 (HNv 225), Văn phái hợp tuyển 文派合選 (HNv 327) hay Sách văn toàn tập
策文全集 (HNv 226). Những cuốn như thế này đều mất trang bìa, tên sách được
đốn định thơng qua nội dung bên trong chứ không hẳn đúng như tên gốc. Một đặc
điểm nữa của dạng tư liệu này, đó là việc ghi chép khá lộn xộn, không thống nhất về
kiểu chữ và cách thức trình bày, đặc biệt đối với những cơng trình ghi chép thơ ca
nên khó xác định tính chân ngụy của các thi phẩm đó. Số lượng tư liệu chép tay khá
nhiều, chỉ đứng sau số lượng tư liệu in ấn, khoảng trên dưới 60 đầu sách.
Bản phim chụp chỉ xuất hiện ở nhóm tư liệu SA, thường lưu lại dưới dạng
khổ sách nhỏ, đa phần chụp lại từ bản in, có một số chụp lại từ bản chép tay và lưu
trữ dưới dạng trắng đen. Sau trang bìa của tư liệu dạng phim đều có ghi ký hiệu
sách gốc, số phim và ngày chụp. Nhược điểm của tư liệu dạng này là chữ nhỏ, khó
đọc nhưng có ưu điểm lớn là bảo quản được lâu dài. Số lượng tư liệu phim chụp này
khoảng hơn 30 đầu sách.
Bản photo chiếm số lượng ít nhất và khơng được đánh giá cao về mặt giá trị
hình thức – vật chất, đồng thời đơi chỗ trong các văn bản còn bị mờ hoặc nhòe chữ.
Tư liệu dạng này thường là sách biếu tặng cho Thư viện. Số lượng tư liệu dạng này
chỉ khoảng độ 15 đầu sách.



12

Nhìn chung, những tác phẩm nào mang tính quan phương như những cơng
trình lịch sử, địa lý của quốc gia hoặc mang tính phổ cập rộng rãi như các văn bản
kinh kệ, truyện Nơm đều có số lượng in ấn rất lớn. Khơng những thế, có những tư
liệu tuy trùng tên nhưng được lưu giữ hoặc phát hành ở những nơi khác nhau.
Chẳng hạn như cuốn Đại Nam thực lục 大南實錄 – bộ biên niên sử đồ sộ của triều
Nguyễn, bên cạnh văn bản được in ấn trong nước, còn có văn bản do Học viện Văn
hóa và Ngơn ngữ, Đại học Keio2 (Nhật Bản) phát hành năm 1972. Một điểm đáng
chú ý nữa, đó là tác phẩm truyện thơ Nơm đều có rất nhiều ấn bản khác nhau.
Chẳng hạn như cuốn Đoạn trường tân thanh 斷腸新聲 có tới 6 ấn bản thuộc
những nơi khắc in khác nhau với các số ký hiệu HNb 04, HNb 06, HNb 07, SA 10,
SA 71, HNv 10. Điều này là minh chứng cho sự nổi tiếng của tác phẩm này cũng
như thị hiếu mới của độc giả trong thưởng thức văn chương ở giai đoạn mà tầng lớp
thị dân đang nổi lên nhanh chóng. Theo đà đó, cơng tác in ấn cũng phát triển để
phục vụ xu thế chung, thế nên xuất hiện rất nhiều nhà khắc in như Quan Văn Đường,
Tụ Văn Đường, Bảo Hoa Các,…Ngoài ra, các danh gia về Nho nghiệp cũng lưu giữ
rất nhiều tác phẩm của những người văn chương, khoa bảng trong dịng họ. Có thể
nói, cơng tác in ấn đóng một vai trị quan trọng trong việc lưu hành và gìn giữ tư
liệu Hán Nơm.
Bên cạnh đó, có một số tư liệu gặp phải những trường hợp như mất trang bìa,
thiếu số trang, thậm chí là thiếu số quyển. Chẳng hạn như cơng trình Phá bình thừa
trắc 破平承仄 (HNb 24) đã bị mất trang bìa nên nhóm biên mục trước đây của
Thư viện đành chọn lấy mục đầu tiên trong sách làm tiêu đề, đồng thời phần ghi
chép khá tùy tiện khi không thống nhất một kiểu chữ. Dù những trường hợp này rất
ít nhưng cũng thật đáng tiếc. Song đáng tiếc nhất vẫn là Thoát Hiên vịnh sử thi tập

脫軒詠史詩集 (HNv 173), vốn là một tác phẩm thơ vịnh sử mẫu mực, kèm theo

125 tiểu truyện về các nhân vật lịch sử nhưng chỉ còn lại bản chép tay vỏn vẹn 17
trang về bài tựa và mục lục. Tuy nhiên, gây khó khăn nhất cho công tác biên mục
2

Tên tiếng Anh: The Institute of Cultural and Linguistic Studies - Keio University (Mita, Minato-ku, Tokyo,
Japan). Sách được tặng từ GS. Kawamoto Kuniye.


13

chính là những cơng trình khơng rõ tên gốc (như đã đề cập trong phần bản chép tay
ở trên) hoặc những cơng trình khá lạ lẫm mà các sách thống kê tư liệu Hán Nôm
trước đây không nhắc tới, chẳng hạn như cuốn Phong tục nước Nam (HNv 342).
Song, chính những khó khăn này lại trở thành ưu điểm khi Thư viện lại đang lưu
giữ những văn bản độc đáo, lạ lẫm, ít được nhắc đến xưa nay nên địi hỏi phải được
nghiên cứu kỹ càng để xác định vấn đề tác giả, niên đại và sự chân ngụy.
1.3. Đặc điểm về nội dung phản ánh
Sau khi khái quát về diện mạo tư liệu Hán Nơm thơng qua khía cạnh hình
thức – vật chất, chúng tơi đi đến việc đánh giá tổng quan khía cạnh nội dung thơng
qua các tiêu chí: tính đa dạng (về nội dung biểu hiện và thể loại), tính độc đáo, tính
nghiên cứu trong mối quan hệ giữa hai ngành khoa học là văn hóa học và văn học.
Trước khi đi vào tìm hiểu, vấn đề được đặt ra là việc phân loại tư liệu Hán Nơm dựa
theo tiêu chí nào? Mối quan hệ giữa văn hóa học và văn học ra sao? Ưu điểm và ý
nghĩa của mối quan hệ đó đối với nghiên cứu nguồn tư liệu Hán Nôm?
Để phân loại tư liệu, chúng tôi sử dụng hệ thống phân loại DDC, là viết tắt
của tên Hệ thống phân loại thập phân Dewey (Dewey decimal classification system).
Trong bậc cao nhất của DDC, nó được phân chia ra làm 10 mơn loại chính, trong đó
tư liệu Hán Nơm của Thư viện có 8 loại: Tác phẩm bách khoa tổng quát; Triết học
và Tâm lý học (Thuyết huyền bí – Bói tốn); Tơn giáo; Khoa học xã hội (Chính trị;
Luật pháp; Giáo dục; Phong tục, nghi lễ và văn hóa dân gian; Qn sự); Ngơn ngữ;

Cơng nghệ (Y học); Văn học; Lịch sử và Địa lý.
Căn cứ vào bảng phân loại trên, số lượng tư liệu hiện có và tính chất khoa
học đặc thù của ngành, chúng tơi tách văn học thành một nhóm tư liệu riêng và 7
loại cịn lại nằm trong nhóm tư liệu gọi là nhóm văn hóa. Trong nhóm tư liệu văn
học, chúng tơi chia thành hai nhóm nhỏ: thơ và văn. Việc phân chia dựa vào đặc
điểm thể loại và chức năng nghệ thuật. Nhóm thơ gồm các mục: Thi tập; Ca – Khúc;
Thơ vịnh sử – Diễn ca lịch sử; Truyện thơ Nơm. Nhóm văn gồm: Văn hành chính –


14

khoa cử; Văn tập; Phú; Truyện – Ký; Tiểu thuyết; Kịch bản dân gian; Dịch thuật –
nhuận chính.
Việc tách văn học thành nhóm riêng có vẻ mâu thuẫn với nội hàm của từ
“văn hóa”, khi văn hóa ngày nay đã bao gồm cả văn học. Văn học là một bộ phận
của văn hóa, thừa nhận sự ảnh hưởng và chi phối của văn hóa về mặt thời gian,
khơng gian và con người hay cịn gọi là tâm thức văn hóa. Thế nhưng, chính tính
sáng tạo, tính vận động và tính văn chương giúp văn học trở thành thành tố đặc biệt
của văn hóa. Do vậy, văn học ngồi việc thừa nhận, nó cịn tự nhận thức rằng mình
vừa là người phát ngơn vừa là người bảo hộ cho văn hóa. Đó chính là lý do văn học
được xếp ra một nhóm riêng và đặt ngang hàng với văn hóa. Và quả thật, khơng một
số lượng tư liệu thuộc nhóm nhỏ nào của văn hóa lại đồ sộ hơn tư liệu về văn học.
Vì vậy, văn hóa là nền tảng của văn học, nuôi dưỡng văn học và văn học tác động
trở lại văn hóa, bảo lưu văn hóa và khẳng định tính độc đáo của văn hóa.
Mối quan hệ này có liên kết sâu sắc với một đặc điểm trong hành văn soạn
sách thời trung đại, chính là tính văn – sử – triết bất phân. Dù là cơng trình khảo cứu,
dịch thuật hay sáng tác thì sự kết hợp này vẫn bất biến, thể hiện ý niệm của bản thể,
là cái vốn có, chứ khơng phải là u cầu cần phải đạt được. Điều này xuất phát trực
tiếp từ lối đào tạo khoa cử ngày trước, đó là trọng cái học tổng hợp, đa ngành. Kiến
thức là nền tảng quý giá nhất, do đó văn thần, danh sĩ đều là những người có kiến

văn quảng bác, lịch lãm, thơng tường nhiều lĩnh vực. Thế nên, thư tịch trước đây
đều mang tính tổng hợp và đúc kết kiến thức rất cao. Do vậy, nghiên cứu tư liệu
Hán Nơm, nếu nhìn từ góc độ văn hóa thì mới thực sự bao quát vấn đề, trong khi
dưới góc độ của văn chương, đó là cái nhìn vừa cụ thể vừa nghệ thuật thể hiện sự
thăng hoa về mặt thẩm mỹ và phong cách sáng tác của nhà văn.
Ngoài hướng tiếp cận phân vùng, tức là xem văn học cũng như các ngành
khác như lịch sử, địa lý, triết học, tôn giáo,…là một một bộ phận trong hệ thống văn
hóa, thì có thể tiếp cận nghiên cứu theo khung đối chiếu thời gian – con người –
khơng gian. Đây chính là cái gọi là tâm thức văn hóa, đặt trọng tâm ở người lãnh
thụ ký ức văn hóa và được thăng hoa nhờ điều kiện hoàn cảnh và quan trọng hơn là


15

nền tảng và phong cách riêng của bản thân. Chiều hướng nghiên cứu này tỏ ra phù
hợp với những tác gia có nhiều cơng trình thuộc nhiều ngành khác nhau. Việc định
hình phong cách của tác gia đó cũng trở nên khả thi hơn trong môi trường học thuật
dù mang tính tổng hợp thì các cá nhân vẫn có thể thể hiện khuynh hướng chuyên
môn của bản thân. Tất nhiên là chiều hướng nghiên cứu này vẫn không đi ngược lại
tinh thần chung của nghiên cứu: nhìn nhận văn học là bộ phận đặc biệt của văn hóa
và tính phức hợp liên ngành của những lĩnh vực khác.
Từ những nhận định về sự liên đới giữa văn học và văn hóa, chúng tơi đi đến
những nhận định về nội dung phản ánh của nguồn tư liệu. Có thể nhận thấy tính đa
dạng về mặt thể loại, hơn nữa là sự đa dạng về lĩnh vực khi trong 10 môn loại tri
thức thì nguồn tư liệu đã có mặt ở 7 môn loại – lĩnh vực. Tuy số lượng trong mỗi
lĩnh vực không quá đồ sộ nhưng đều đáp ứng về mặt chuyên môn. Điều này cũng là
biểu hiện đa dạng về mặt nội dung phản ánh, khi hầu như bao quát các khía cạnh xã
hội, lịch sử và con người.
Cụ thể, ở nhóm Văn học, các thi tập, văn tập được giữ lại hầu như là các
sáng tác thuộc giai đoạn nhà Nguyễn, nhưng vẫn có những cơng trình tổng hợp

được biên soạn rất công phu như biên soạn thơ văn của các tác gia đời trước. Bên
cạnh đó, điểm độc đáo là cịn có những tập thơ của các tác giả hồng tộc nhà
Nguyễn cịn cần phải đi sâu nghiên cứu hơn nữa như Đào Trang tập 陶莊集 của
Hồng Vịnh Trọng Vĩnh 洪詠仲永 hay thơ ca của Trấn Biên Quận cơng Miên
Thanh (1830 - 1877). Riêng nhóm Truyện thơ Nơm thì có khá nhiều tác phẩm với
nhiều chủ đề khác nhau, cốt truyện xuất phát từ kịch bản dân gian trong tuồng, chèo,
dã sử hoặc từ tích truyện của Trung Quốc. Ngồi ra, mục Dịch thuật tuy chỉ có một
đầu sách nhưng lại là cơng trình rất đặc biệt: Tân biên Truyền kỳ mạn lục tăng bổ
giải âm tập chú 新編傳奇漫錄增補解音集註 (SA 29 – 32) – cơng trình dịch ra
chữ Nôm từ một tác phẩm văn học đang thịnh hành ngay từ thế kỷ 16 là vấn đề rất
mới mẻ và thú vị. Bên cạnh các sáng tác chữ Hán, các tác phẩm chữ Nôm cũng
chiếm số lượng không nhỏ. Thể tài đa dạng, phản ánh một diện mạo đa sắc của


16

mảng văn học. Các văn bản tập hợp về văn chương khoa cử cũng rất nhiều, cho thấy
đặc điểm nổi trội của Nho học, đó là trọng kiến thức, thi cử và đào tạo nhân tài.
Trong nhóm tư liệu văn hóa, số lượng tư liệu Lịch sử và Địa lý chiếm nhiều
ưu thế. Tư liệu sử học được chia thành các mục nhỏ như các bộ sử mang tính tổng
hợp, các bộ sử luận bàn theo từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử và các cơng trình viết về
chính sách phủ dụ, ngoại giao. Các cuốn về địa lý cực kỳ phong phú, ngồi vấn đề
đất đai, khí hậu cịn bàn đến lĩnh vực văn chương, phong tục tập quán, lịch sử,…và
được chia thành tác phẩm địa lý toàn quốc và tác phẩm địa phương chí. Tư liệu
nhóm Khoa học xã hội rất đa dạng, hầu như dàn trải trên mọi lĩnh vực nên có thể
xem là đa dạng về mặt chun mơn. Riêng nhóm Tơn giáo chủ yếu nói về Phật giáo,
ngồi những văn bản nói về kinh kệ, nghi lễ trong nhà chùa, còn những tác phẩm
mang đậm màu sắc văn chương và triết học uyên áo của nhà Phật được đưa vào
nhóm tư liệu văn học. Ngồi ra, cịn có Đạo Nam Càn tập 道南乾集 (HNv 357) –
một tác phẩm kỳ lạ về đạo Thánh Mẫu, thể hiện nét sinh hoạt tâm linh dậm dấu ấn

dân gian và huyền thoại. Nhóm Triết học và Tâm lý học thực ra chỉ cịn một phần
rất nhỏ thuộc nhóm này, đó là thuật bói tốn nằm trong phân lớp Cận tâm lý và
thuyết huyền bí. Nhóm Cơng nghệ chỉ có mỗi mục Y học cũng chỉ với ba đầu sách
nên cũng không được xem là đồ sộ. Lực lượng sáng tác ở mảng này cũng rất đa
dạng, vua chúa, quan lại, danh sĩ, tăng sĩ,…với ngôn ngữ là chữ Hán (trong các
cơng trình của triều đình) và chữ Nơm (chủ yếu ở các sách về tơn giáo, địa phương
chí hoặc truyện, ký).
Đặc điểm chung nhất giữa các tác phẩm văn học và các cơng trình văn hóa
chính là tính chất văn - sử - triết bất phân được thể hiện nổi trội thơng qua hình thức
nghệ thuật và nội dung biểu hiện. Do vậy, việc phân loại, xếp nhóm các tác phẩm
không hề đơn giản. Tác phẩm sử học đều có ghi chép cả về địa lý, pháp luật, điển
chế. Hơn nữa, trong những tác phẩm sử học do cá nhân biên soạn, việc vận dụng
nhuần nhuyễn thể ký khiến tác phẩm khơng cịn khơ khan mà trái lại, sự kiện và
nhân vật đều hiện lên rất sống động, linh hoạt.


17

Tác phẩm địa chí hay cụ thể hơn là địa phương chí ngồi những ghi chép
cung cấp thơng tin kiến thức về địa lý, lãnh thổ ra, cịn có phong cách hành văn rất
uyển chuyển, mạch lạc trông chẳng khác nào một tác phẩm văn học. Đặc biệt, có
nhiều tác phẩm mang tính bách khoa, bàn và phân tích về nhiều lĩnh vực cũng rất
đáng chú ý. Điều này không những phản ánh tính hợp nhất giữa văn - sử - triết trong
sáng tác thời trung đại mà còn cho thấy phong thái lịch lãm, uyên bác của các tác
giả được học hành và đào tạo bài bản. Nhiều khi cùng bàn luận về một vấn đề
nhưng mỗi tác gia lại cho thấy những khía cạnh sắc sảo riêng biệt, phản ánh đời
sống xã hội và tâm thức văn chương một cách đa diện, phong phú.
Đương nhiên những điều được tổng kết trên đây đều có liên quan mật thiết
đến tinh thần đào tạo Nho học. Cổ nhân cho rằng đời người có ba điều quan trọng
nhất là “lập đức, lập công, lập ngôn”. Ngay cả trong những điều hạnh phúc nhất thế

gian thì phải có “Kim bảng quải danh thì”. Điều này cũng là chủ trương thuần túy
nhất của Nho học: đào tạo nhân tài. Con người trước hết phải tu dưỡng tinh thần sau
mới làm gương cho người khác noi theo để hướng đến cái cuối cùng là xã hội được
trật tự và có lề lối. Do tính chất gương mẫu ấy mà cái học của Nho gia rất sùng cổ,
và thư tịch chính là nơi lưu giữ sự mẫu mực của cổ nhân.
Khác với tinh thần “vô ngôn” của nhà Phật hay “đắc ý nhi vong ngôn” của tư
tưởng Lão – Trang, các nhà Nho rất chú trọng đến kinh sách dù rằng theo Khổng Tử,
những kinh sách ấy chỉ là “thuật nhi bất tác”. Nhưng sự vận động không ngừng của
nhân sinh đã khiến công việc viết lách từ “thuật” chuyển sang “tác”. Dù ý chỉ cơ
bản của “thuật” là “văn dĩ tải đạo”, “văn dĩ qn đạo” hay “thi ngơn chí” thì phần
“tác” đã giúp phần “thuật” đạt đến những cảnh giới thẩm mỹ khác nhau. Điều này
lại dẫn đến một ý nghĩa khác, cái gì đã khiến phần “tác” trở nên sinh động và khác
biệt? Đó chính là người sáng tác, được đặt giữa nền tảng văn hóa của riêng người
đó kết hợp với phong thái văn hóa của từng vùng miền hoặc dân tộc. Và tư duy
chính là bước khai thủy nịng cốt để tạo nên sự khác biệt đó. Thế nên, học thuật và
thư tịch nước ta chính là một khía cạnh phản ánh của nền văn hóa kết hợp linh hoạt
giữa văn hóa chữ Hán vùng Đơng Á và cơ tầng văn hóa dân gian Đơng Nam Á. Sự


18

kết hợp này ngoài việc thể hiện thành kiểu tư duy duy tình cịn đem lại phong cách
tiêu du, hài hòa giữa nhân cảnh và khả năng trào phúng đa dạng trong nghệ thuật
biểu hiện.

Tiểu kết
Như vậy, qua những đánh giá trên, có thể đưa ra một vài nhận xét về nguồn
tư liệu Hán Nôm ở TVKHXH - TPHCM như sau:
Số lượng tư liệu tuy không quá đồ sộ nhưng có tính bao qt trên nhiều lĩnh
vực;

Hình thức tư liệu phong phú (bản in ấn, bản chép tay, bản sao chụp và bản
photo) nhưng vẫn còn một số văn bản bị thiếu khuyết về số trang, số quyển và
thông tin tác phẩm;
Nội dung phản ánh đa dạng trên nhiều lĩnh vực xã hội, mang tính độc đáo và
tính nghiên cứu giữa hai bình diện văn hóa học và văn học. Từ đó dẫn đến những
đặc điểm liên đới về vấn đề tư duy của dân tộc và nghệ thuật thể hiện thơng qua tình
hình học thuật, sáng tác thơ văn, nghiên cứu viết lách của cổ nhân. Đó là tư duy duy
cảm, thích viết về những chủ đề gần gũi với cuộc sống, ưa hình thức gọn nhẹ, từ đó
dẫn đến phong thái học thuật rất khác với các dân tộc văn hóa Đơng Á khác: kiến
thức rộng, mang tính tổng hợp cao nhưng hiếm khi chuyên môn, rất coi trọng bàn
luận về những thứ thực tế, không ưa lý luận trừu tượng khó hiểu, chuộng hình thức
chuyển tải trong sáng, mạch lạc, khúc chiết, hành văn lại trong sáng và gãy gọn.
Suy cho cùng, thư tịch nước ta thể hiện và hịa trộn hai khía cạnh khác biệt ở
tư duy nghệ thuật. Thứ nhất, sự bác lãm trong tri thức và sự đa dạng trong sáng tác
thể hiện tinh thần và tư duy tổng hợp trong học thuật. Những vấn đề được nghiên
cứu có tính chất liên đới giữa các lĩnh vực, mà chủ yếu là lĩnh vực xã hội. Điều này
thể hiện yếu chỉ tu thân và cải biến xã hội, phục vụ đất nước của nhà Nho. Ngồi
văn tịch, thơ phú, thậm chí những cơng trình tơn giáo, đặc biệt là Phật giáo từ sau
khi được truyền qua Trung Quốc, viên dung với phong cách của các nhà Nho, cũng
đã thể hiện tính chất thư tịch, giáo lý đậm nét, tính mẫu mực, trật tự ngay cả trong


19

sinh hoạt Thiền mơn. Thứ hai, ngồi những ảnh hưởng từ văn hóa Nho học, thì thư
tịch nước ta, đặc biệt trong cảm hứng và tư duy sáng tác, mang đậm dấu ấn của nền
văn hóa dân gian giàu sắc thái dung hợp và linh hoạt. Đó là lý do thúc đẩy sự vận
dụng các thành tố, mơ típ của sáng tác dân gian vào văn chương bác học hoặc sự nở
rộ của thể loại truyện truyền kỳ mang đậm tinh thần truyền miệng về các thần tích
cổ xưa. Và nền tảng văn hóa dân gian mang tính khai phóng, rộng mở này chính là

nguồn thi liệu, văn liệu và cảm hứng cho sáng tác, là cái làm nên sự khác biệt trong
tư duy và trong thư tịch.


20

CHƯƠNG 2.
GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỦA NGUỒN TƯ LIỆU HÁN NÔM
Nguồn tư liệu văn học chiếm số lượng lớn và thể loại đa dạng, có đóng góp
cho nghiên cứu văn học sử cũng như các ngành liên quan khác, nằm trong sự kết
nối chặt chẽ với giá trị văn hóa. Sự lớn lao về mặt giá trị ấy được thể hiện qua hai
tiêu chí: về mặt nội hàm tác phẩm có nội dung phản ánh, giá trị nghệ thuật, thể loại,
ngôn ngữ - văn tự; về mặt tổng quan của tư liệu có tính trọn vẹn và tính độc đáo,
hiếm có. Để đảm bảo về mặt phân loại, nguồn tư liệu văn học được chia thành hai
mảng thơ ca (văn vần) và văn (văn xi).
Các tư liệu trong nhóm Văn học này cũng như nhóm Văn hóa được trình bày
theo thứ tự: ký hiệu, tên sách (bằng tiếng Việt và có chữ Hán đi kèm), đánh giá tư
liệu, mơ tả nội dung, nhận định tác phẩm. Tùy từng tác phẩm cụ thể mà có những
vấn đề khác nhau.
2.1. Thơ
2.1.1.Thi tập
Tư liệu phần này hầu như là bản in trên giấy dó hoặc là bản photo lại, do đó
khơng tránh khỏi tình trạng rách trang hoặc mờ chữ. Tư liệu về thi tập gồm hai loại,
một là sáng tác do chính các tác giả biên soạn, đề tựa; hai là do các soạn giả đời sau
tập hợp, hiệu đính. Các tư liệu đều được trình bày theo thứ tự lịch đại, tương ứng
với thời gian sáng tác của chính tác giả đó. Các thi tập mà Thư viện lưu giữ đều là
những sáng tác hay cơng trình thuộc về văn học giai đoạn từ đời Hậu Lê đến đời
Nguyễn. Các tác gia thuộc giai đoạn từ Lê sơ đến Lê – Mạc, Lê – Trịnh có Nguyễn
Trãi, Lê Thánh Tơng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Huy Bích, cịn lại là các tác gia đời
Nguyễn như Nguyễn Du, Gia Định tam gia, Cao Bá Qt, Nguyễn Văn Siêu,

Nguyễn Thơng,…. Ngồi ra, cịn có một vài thi tập khá thú vị của các thi nhân
hồng tộc nhà Nguyễn mà hiện nay ít có tư liệu nghiên cứu nào đề cập hoặc nhận


×