Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Thể loại văn xuôi trong văn học phương tây thời đại khai sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 173 trang )

Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh

Mẫu R08

C

Ngày nhận hồ sơ
(Do CQ quản lý ghi)

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN

Tên đề tài: Thể loại văn xuôi trong văn học phương Tây thời đại Khai sáng

Tham gia thực hiện: 24 tháng
TT
1.

Học hàm, học vị,
Họ và tên
PGS. TS. Nguyễn Hữu
Hiếu

Chịu trách
nhiệm
Chủ nhiệm

2.

Thư ký


3.

Tham gia

4.

Tham gia

5.

Tham gia

6.

Tham gia

7.

Tham gia

8.

Phối hợp

9.

Phối hợp

10.


Phối hợp

Điện thoại

Email

0985966615


(địa chỉ cũ:

m)

TP.HCM, tháng 8 năm 2015


Đại học Quốc gia
Thành Phố Hồ Chí Minh

C

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Tên đề tài Thể loại văn xuôi trong văn học phương Tây thời đại Khai sáng

Ngày ... tháng ...... năm ....
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu
(Họ tên, chữ ký)

GS.TS. Huỳnh Như Phương


Ngày ... tháng ...... năm ....
Cơ quan chủ quản

Ngày ... tháng ...... năm ....
Chủ nhiệm
(Họ tên và chữ ký)

Nguyễn Hữu Hiếu

Ngày ... tháng ...... năm ....
Cơ quan chủ trì
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

TP.HCM, tháng 8 năm 2015


Mẫu R05
Mã số đề tài:…………………..

Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh

BÁO CÁO TĨM TẮT
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
(Đính kèm trong các báo cáo tồn văn của báo cáo định kỳ, báo cáo tổng kết hoặc xin gia hạn)

A. THÔNG TIN CHUNG
A1. Tên đề tài
- Tên tiếng Việt: Thễ loại văn xuôi trong văn học Phương Tây thời đại Khai sáng

- Tên tiếng Anh: Prose genres in The Western literature during The Enlightenment

A2. Thuộc ngành/nhóm ngành
Khoa học Xã hội
Khoa học Nhân văn X
Kinh tế, Luật
Quản lý

Tốn
Vật lý
Hóa học và Cơng nghệ Hóa học
Sinh học và Cơng nghệ Sinh học
Khoa học Sức khỏe
Khoa học Trái đất và Môi trường

Khoa học và Cơng nghệ Vật liệu
Năng lượng
Cơ khí, Tự động hóa, Kỹ thuật Giao thơng
Điện – Điện tử
Cơng nghệ Thơng tin và Truyền thơng
Xây dựng
Khác:….

A3. Loại hình nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản: X
Nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu triển khai

A4. Thời gian thực hiện


 Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng …04../…2012…..đến tháng 04…./…2014….
 Được gia hạn (nếu có): Từ 04/2014……đến ……10/2014……

A5. Kinh phí
Tổng kinh phí: xxxx (triệu đồng), gồm
 Kinh phí từ ĐHQG-HCM: 60…….. triệu đồng
Kinh phí cấp đợt 1: 30 triệu……………..theo QĐ số…………ngày ……………
Kinh phí cấp đợt 2: 30 triệu……………theo QĐ số…………ngày ……………
 Kinh phí từ nguồn huy động (vốn tự có và vốn khác): …….. triệu đồng

A6. Chủ nhiệm
Học hàm, học vị, họ và tên: PGS – TS. Nguyễn Hữu Hiếu
Ngày, tháng, năm sinh: 12/05/1959 Nam/ Nữ: Nam.......................................
Cơ quan:Đại học KHXH và NHân văn, thuộc ĐHQG TP. HCM
Điện thoại: 0985966615 Email: :

A7. Cơ quan chủ trì
Tên cơ quan: Đại học KHXH và Nhân văn
Họ và tên thủ trưởng: PGS – TS. Võ Văn Sen
Điện thoại: ...................................... Fax: ..............................................................................
E-mail: ...................................................................................................................................

A8. Danh sách tham gia thực hiện
TT
1

Họ và tên
PGS-TS. Trần Thị Thuận

Đơn vị công tác

ĐHKHXH và NV

2

Nội dung cơng việc
Tư liệu, góp ý xây dựng đề
cương và ý tưởng khoa học


2

TS. Nguễn Văn Kha

Viện KHXH TP. HCM

3

Một số giảng viên khoa Văn học
và Ngôn ngữ khác

ĐHKHXH và Nhân văn

Tư liệu, xây dựng đề cương,
ý tưởng khoa học
Tư liệu và trao đổi ý tưởng
khoa học

4
5


B. BÁO CÁO
B1. Nội dung công việc
B1.1 Nội dung hoàn thành theo tiến độ đăng ký
TT

Nội dung đăng ký

Kết quả đạt được

Nghiên cứu về thể loại, sự phát triển của
văn học dưới góc nhìn thể loại, tìm hiểu
đặc trưng thể loại và lí giải tính phù hợp
thể loại và đặc trưng thời đại Tính lịch sử
của thể loại).

-Xác định được những luận
điểm chính yếu cần giải
quyết,

Mức độ hoàn
thành nội dung
đăng ký
70%

-Tư liệu văn học thời đại
Khai sáng của Phương
Trên cơ sở ấy, đánh giá thành tựu và ý Tây .
nghĩa của thể loại văn học đối với tiến - Hình thành những ghi
trình văn học
chép (dạng tư liệu thơ), cơ

sở cho việc hồn thành văn
bản nghiên cứu.

B1.2 Nội dung chưa hoàn thành theo tiến độ đăng ký
TT

Nội dung chưa hồn thành
Chưa chính thức hóa văn bản nghiên cứu

Nguyên nhân

Biện pháp khắc
phục

-Do bị bệnh nằm viện và Tập trung xử lí tư
liệu để viết trong
phải nghỉ điều trị lâu dài.
-Hoàn thành văn bản là thời gian được gia
hạn (dựa trên kết
công việc cuối cùng của
quả nghiên cứu thô).
quá trình thực hiện.

B2. Sản phẩm nghiên cứu
1. Bản đề cương chi tiết của nghiên cứu (văn bản),
2. Một số tư liệu quan trọng được sử dụng phục vụ nghiên cứu đã tiếp cận, không kể
tác phẩm văn học
3. Một phần kết quả ở dạng viết tay

B2.1 Ấn phẩm khoa học:


3


B2.2 Đăng ký sở hữu trí tuệ
Mơ tả sản phẩm/kết quả nghiên cứu (căn cứ đề cương được phê duyệt)
Công nghệ/ giải pháp hữu ích đã chuyển giao cơng nghệ (kèm minh chứng)
TT

Tên cơng nghệ/ giải pháp hữu ích
đã chuyển giao (sản phẩm chuyển
giao- Thông số kỹ thuật của sản
phẩm)

Năm
chuyển
giao

Đối tác ký
hợp đồng

Ngày ký
hợp đồng

Doanh thu
từ hợp
đồng

Quy



1
2

B2.3 Kết quả đào tạo (kèm minh chứng)
B3. Hội nghi, hội thảo trong và ngoài nước đã được tổ chức, tham gia
TT

Thời gian

Tên hội thảo, hội nghị (chủ đề)

Địa điểm

Kết quả

Cán bộ được cử đi trao đổi HTQT về KH&CN (Hội nghị, hội thảo, tập huấn ngắn hạn) thông qua đề
tài/dự án
Tên người
được cử đi

TT

Thời gian

Nội dung
trao đổi

Địa điểm


Kết quả thu được

B4. Tình hình sử dụng kinh phí
Số tiền
(triệu đồng)

Kinh phí
Kinh phí đề tài đề nghị ĐHQG-HCM cấp

60.000.000 VNĐ

Kinh phí cấp đến thời điểm báo cáo

60.000.000 VNĐ

Kinh phí sử dụng đến thời điểm báo cáo (Ghi rõ từng nội dung cụ 36.000.000 VNĐ
thể như th khốn chun mơn, mua sắm trang thiết bị, photo, in
ấn,…)
TT
1
2

Tên nội dung đã quyết tốn
Ứng th khốn chun mơn
Đi công tác phục vụ nghiên cứu (Hà Nội)

4

30.000.000 VNĐ
8.000.000 VNĐ


Ghi chú


Kinh phí đề nghị cấp tiếp

B5. Nhận xét và đánh giá kết quả đạt được so với yêu cầu
B5.1 Về nội dung: đặt ra và giải quyết những vấn đề cơ bản phù hợp với yêu cầu của đề tài. Kết
qua nghiên cứu sẽ có một số điều chỉnh nhưng vẫn dựa trên cơ sở định hướng đã được đăng kí
B5.2 Về sản phẩm: vì chưa hồn thành nghiên cứu nên kết quả nghiên cứu cịn chưa được văn
bản hóa.
B5.3 Về tiến độ: Phần việc của nửa sau năm 2013 chưa đạt đúng tiến độ như dự kiến do bị bệnh
phải nằm viện và điều trị thời gian dài.
B5.4 Kiến nghị: xin gia hạn them thời gian để hoàn thành cơng trình.

Ngày 28 tháng 02 năm 2014
Chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Hữu Hiếu

5


PROSE GENRES IN WESTERN LITERATURE DURING THE
ENLIGHTENMENT PERIOD

18th Century is a special time in the historic progress of Western countries. That
is the century when Western societies moved from feudal Western to bourgeois
Western, which was marked by the success of the French bourgeois revolution

(1789) and the American people bourgeois revolution (1776). In that
transforming century of history, the Enlightenment played a very important role
– the role of “the mother” of the bourgeois movements and bourgeois
revolutions. That was a cultural and fighting movement in various fields
(science, philosophy, politics, ethics, art and literature…).
Literature of 18th century was formed and moving in the atmosphere of the
Enlightenment Era, therefore, it definitely possesses separate features in its
content as well as its formality. The topic “Prose genres in Western literature
during the Enlightenment” that we have studied for this research will focus on
prose – the main genre in the panorama of the Enlightenment’s literature. In this
research, we clarified the prevailing and the richness of prose genres (including
all types of novels, stories, autobiography, proses in form of correspondence…),
achievements in the content and the art as well as the position of those prose
genres in the historic progress of Western literature.


THỂ LOẠI VĂN XUÔI TRONG VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY
THỜI ĐẠI KHAI SÁNG
Thế kỉ 18 là một thế kỉ đặc đặc biệt trong tiến trình lịch sử của các quốc gia
phương Tây. Đó là thế kỉ xã hội phương Tây chuyển động từ phương Tây phong
kiến sang phương Tây tư sản, đánh dấu bằng sự thành công của cách mạng tư sản
Pháp (1789) và cách mạng dân tộc tư sản Mỹ (1776). Trong thế kỉ chuyển mình
của lịch sử ấy, phong trào Khai sáng (The Enlightenment) có một vai trị vơ cùng
quan trọng, vai trò “người mẹ đẻ” của phong trào tư sản và cách mạng tư sản. Đó
là một phong trào văn hóa và tranh đấu diễn ra trên nhiều lĩnh vực (khoa học, triết
học, chính trị, đạo đức, văn học nghệ thuật…).
Văn học thế kỉ XVIII hình thành và vận động trong bầu khí quyển của thời đại
Khai sáng, một cách tất yếu, sẽ có những đặc điểm riêng biệt, từ nội dung cho đến
hình thức. Đề tài “Thể loại văn xuôi trong văn học phương Tây thời đại Khai sáng”
(Prose genres in Western literature during the Enlightenment) mà chúng tơi thực

hiện trong cơng trình nghiên cứu này sẽ tập trung vào thể loại văn xuôi, một thể
loại văn học chủ đạo trong bức tranh toàn cảnh của văn học Khai sáng. Trong cơng
trình nghiên cứu, chúng tơi làm rõ sự thắng thế và phong phú của các thể loại văn
xi (bao gồm các hình thức tiểu thuyết, truyện kể, tự truyện, văn xi bằng thư
tín…), những thành tựu về nội dung và nghệ thuật cũng như vị trí của các thể loại
văn xi đó trong tiến trình lịch sử văn học phương Tây.


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành được cơng trình nghiên cứu này, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ
của nhiều cơ quan và cá nhân.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Đại học Quốc gia thành phố Hồ chí Minh, Lãnh đạo
trường đại học KHXH và Nhân văn, Khoa Văn học và Ngơn ngữ, Phịng Quản lí
khoa học và Dự án đã tạo điều kiện cho chúng tôi về thời gian và kinh phí, cũng
như hỗ trợ về mặt hành chính để chúng tơi có thể triển khai tổ chức thực hiện công
việc nghiên cứu.
Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn đến nhiều giảng viên của bộ mơn Văn học nước
ngồi và Văn học so sánh của khoa Văn học và Ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu của
Viện KHXH tại thành phố Hồ Chí minh, Thư viện KHXH thành phố Hồ Chí Minh,
Thư viện tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, một số cá nhân có tủ sách gia đình trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh… đã giúp đỡ chúng tơi trong quá trình tìm kiếm
sách và tài liệu nghiên cứu phục vụ cơng trình nghiên cứu này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2014
Chủ nhiệm đề tài


MỤC LỤC

Trang


Mục lục………………………………………………………………………..1
A. Phần mở đầu ................................................................................................ 3
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................... 5
3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7
4. Những đóng góp chính ............................................................................ 8
5. Bố cục của cơng trình .............................................................................. 9
B. Những nội dung chính ................................................................................ 11
Chương I. Một số vấn đề thời đại chi phối đời sống văn học .......................... 11
1.1. Con đường dẫn đến một tổng thể văn hóa mới .................................. 11
1.1.1 Từ di sản thời đại Tiền Khai sáng ..................................................... 11
1.1.2. Đến thời đại Khai sáng: một tổng thể văn hóa mới ......................... 20
1.2. Đặc tính chung và riêng biệt mang màu sắc dân tộc của
phong trào Khai sáng ................................................................................. 32
1.3. Thế kỉ XVIII là thế kỉ của văn xuôi……………………………..40
Chương II. Những thể loại văn xuôi tiêu biểu – các thể loại tiểu thuyết

46

2.1. Thể loại và thể loại tiểu thuyết……………………………………..46
2.2. Những thể loại tiêu biểu …………………………………………...53
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.

Tiểu thuyết phong tục ..................................................................... 53
Tiểu thuyết tình cảm ....................................................................... 71

Tiểu thuyết đối thoại triết học ........................................................ 89
Tiểu thuyết phiêu lưu du kí ............................................................ 93
Một vài hình thức tiểu thuyết khác.............................................. 107

Chương III. Những thể loại văn xuôi tiêu biểu: các thể loại truyện

111

3.1. Truyện triết học và chính trị ............................................................ 112
3.2. Truyện có yếu tố kì ảo .................................................................... 130

 


3.3.
3.4.

Tự truyện ..................................................................................... 140
Văn xi thư tín ........................................................................... 151

C. Kết luận .................................................................................................... 156
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………160


 


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử văn học có thể được nhìn từ nhiều góc nhìn khác nhau: góc nhìn lịch

sử - xã hội, góc nhìn tư tưởng và tư duy nghệ thuật, góc nhìn sự tiến hóa của ngơn
ngữ… Ở mỗi góc nhìn như thế sẽ cho ta những trắc diện khác nhau của lịch sử văn
học, và vì vậy hình ảnh một nền văn học hoặc một thời đại văn học với quá trình
vận động của nó sẽ hiện ra rõ ràng hơn. Cũng có thể nhìn lịch sử văn học dưới góc
nhìn thể loại trong một chừng mực nào đó, dù góc nhìn này thực sự khơng dễ dàng
và cũng khó hi vọng có một sự giải đáp trọn vẹn. Khó khăn nằm ở chỗ lịch sử - xã
hội, tư duy nghệ thuật, tư tưởng của thời đại hay ngôn ngữ đều tuân thủ những
bước đi về cơ bản có tính tuyến tính, tức là thể hiện rõ rệt tính trình tự của sự vận
động, trong khi đó lịch sử thể loại lại như một câu chuyện khác, trong mỗi thời đại
có thể có bước đi tuyến tính nhưng trong tồn bộ tiến trình văn học thì khơng phải
lúc nào cũng như thế, có thể có sự lặp lại hoặc hiện tượng tái sinh thể loại cũ trong
những điều kiện mới… Thể loại văn học, bởi vậy, cũng cần phải được nghiên cứu
một cách kĩ lưỡng, để qua đó tìm ra lí do của sự xuất hiện và tồn tại của các thể
loại văn học khác nhau, cũng như vị trí của các thể loại đó trong tiến trình phát
triển văn học nói chung.
Hình thức văn học khơng tồn tại một cách cơ lập, và vì vậy thể loại khơng
chỉ thuần túy là hình thức, mà bản thân nó cũng nói lên nhiều điều. Tại sao một thể
loại (bất kì) chỉ tồn tại trong thời đại này mà không phải ở thời đại khác, tại sao
cũng cùng thể loại nhưng ở mỗi thời đại lại có những sự khác biệt, hay thể loại tiến
hóa như thế nào trong tiến trình lịch sử văn học… Những câu hỏi liên quan đến thể
loại văn học như vậy tự nó đã gợi ra sự trả lời nghiên cứu thể loại văn học có ý
nghĩa như thế nào trong việc nghiên cứu lịch sử văn học nói chung, của một nền
hoặc một vùng văn học nói riêng.
Thế kỉ XVIII có vị trí khá đặc biệt trong tiến trình lịch sử xã hội cũng như
lịch sử văn hóa và tư tưởng phương Tây. Đó là một thế kỉ đặc biệt, vì sau thời đại
Phục hưng với rất nhiều thay đổi thì thế kỉ XVIII là một bước phát triển mới, vừa
kế thừa những thành tựu của thời đại Phục hưng (thế kỉ XV, XVI) và thế kỉ XVII,
vừa có những đổi mới, trên con đường đi đến với một phương Tây hiện đại, kết
quả khơng thể khơng có của trào lưu tư sản hóa trong q trình vận hành của lịch


 


sử. Một tổng thể văn hóa mới trong thời đại Khai sáng và đêm trước của cách
mạng tư sản đã làm nảy sinh nhiều yếu tố mới, vừa phản ánh thực tế của một thời
đại, vừa hứa hẹn những triển vọng về một hoặc nhiều thế kỉ tương lai. Thế kỉ ấy
được làm nên bởi nhiều hoạt động với nhiều thành tựu khác nhau, từ chính trị đến
triết học, khoa học, tơn giáo, văn học nghệ thguật…, trong đó những hoạt động văn
học vừa là một bộ phận cấu thành thời đại Khai sáng, vừa không tách rời với
những hoạt động và thành tựu trên các lĩnh vực khác. Qui luật của lịch sử văn hóa
đã chỉ ra, ở những thời kì lịch sử có những bước ngoặt, những khúc quanh là thế kỉ
ln bao chứa trong nó rất nhiều tiềm năng, nhiều khả thể khác nhau, và đời sống
văn học cũng vậy. Nghiên cứu sâu về văn học thời đại Khai sáng, bởi vậy, chắc
chắn hứa hẹn nhiều thú vị, nó giúp ta hiểu đầy đủ hơn khơng những văn học của
một thời đại, mà cịn có thể giúp hiểu thêm về những thời đại trước và sau nó.
Chọn vấn đề thể loại của văn học Khai sáng, cụ thể hơn là tìm hiểu các thể loại văn
xi, hi vọng nghiên cứu này phần nào góp phần giải đáp được những câu hỏi về
thể loại mà ta có thể đặt ra.
Phương Tây, nếu tính về địa lí sẽ bao gồm nhiều nước trong một khu vực
văn hóa với những đặc trưng riêng, trước hết là các quốc gia Tây Âu và khu
vực Địa trung hải, thêm vào đó là văn học châu Mỹ. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ một nghiên cứu có giới hạn và khả năng khơng bao qt hết toàn bộ tư liệu
văn học của một khu vực văn hóa rộng lớn, nghiên cứu này tự giới hạn chỉ
nghiên cứu thành tựu văn học thời Khai sáng của một số nền văn học tiêu biểu
và mang tính đại diện là văn học Anh, văn học Pháp, văn học Đức và Mỹ (Hoa
Kỳ). Những thành tựu văn học của một số nền văn học khác, nếu có đề cập đến
(như văn học Tây Ban Nha, văn học Ý..), cũng là những thành tựu mang tính
đại diện và có ý nghĩa bổ sung để khẳng định tính chất phổ biến của những
thành tựu chung của văn học khu vực.
Thời đại Khai sáng là thời đại của những xáo trộn, không những chỉ trên

bình diện lịch sử xã hội và chính trị, mà cả sự xáo trộn trong cấu trúc văn hóa tinh
thần. Trong một thời đại có nhiều xáo trộn như thế tất yếu tồn tại những cuộc giao
tranh cũ – mới, ở đó vừa hé lộ những giá trị, những nhân tố chưa có trong tiền lệ,
nhưng cũng có cả sự lưu giữ những giá trị và nhân tố đã tồn tại lâu đời. Đứng trước
bức tranh có quá nhiều những mảng màu khác nhau như vậy, cơng trình nghiên
cứu này khó có thể nắm bắt và trình bày hết được tất cả thực tế đời sống văn nghệ
như mong muốn. Vì vậy chúng tơi cũng tự giới hạn mình ở việc tìm hiểu những thể

 


loại văn học khơng những chỉ đạt đến trình độ đỉnh cao về thành tựu của văn học
thế kỉ XVIII, mà còn là những thể loại gắn liền với tinh thần khai sáng của thời đại,
tức là những thể loại văn học gắn liền với chức năng, hoặc có ý nghĩa trong việc
thực hiện chức năng thức tỉnh lương tri con người trong một thời đại lịch sử
chuyển mình của phương Tây và châu Âu.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về văn xi thời đại Khai sáng đã có một lịch sử lâu dài, nhưng những
nghiên cứu chuyên biệt phương diện thể loại thì chưa có, có chăng chỉ đề cập kết
hợp trong các cơng trình viết về lịch sử văn học châu Âu, văn học phương Tây hay
lịch sử các nền văn học thuộc khu vực văn học Âu – Mỹ. Vì vậy, trong các mục cụ
thể trong cơng trình chúng tơi sẽ đề cập cụ thể hơn khi đi vào từng thể loại, ở đây
chỉ nêu lên một số phương diện vừa thuộc “lịch sử nghiên cứu”, vừa có ý nghĩa
định hướng cho hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề trong các chương nội dung
cơng trình.
2.1. Về nội hàm “Thời đại Khai sáng”:
Cách hiểu và giới thuyết về thời đại Khai sáng là không đồng nhất. Trong các cuốn
sách của Gustave Lanson (Lịch sử văn học Pháp), Milton, Seymour và Gross
(Tổng quan văn học Mỹ), Spanckeren (Đại cương văn học Mỹ), Alexander (Văn
học Anh), Lịch sử văn học châu Âu (Benoit và nhiều tác giả)…, xét trên đại thể,

các tác giả đều xem đó là thời đại của lí tính, của tinh thần cách mạng và dân chủ,
đồng thời xem văn học thời đại này đã tham gia một cách tích cực và có ý nghĩa
vào tiến trình vận động của lịch sử trong quá trình chuyển hóa từ phong kiến sang
tư sản (với nhiều quốc gia châu Âu), và từ quốc gia phụ thuộc sang quốc gia độc
lập (với Hoa Kỳ). Cách quan niệm ấy trong các cuốn sách của các tác giả Việt
Nam như “Lịch sử văn học phương Tây” (nhiều tác giả), “Văn học Pháp” (Hoàng
Nhân), “Lịch sử văn học Anh quốc” (Đỗ Khánh Hoan)… cũng cho ta cách hiểu
tương tự về nội hàm khái niệm.
Có thể cắt nghĩa được cách hiểu như vậy, hay nói đúng hơn là sự định hướng về
cách hiểu ấy. Điều này xuất phát từ thực tế một tính chất rất đặc biệt có từ chính
đội ngũ các nhà văn của thời đại Khai sáng, đó là tuyệt đại đa số những nhà văn
lớn trong thời đại Khai sáng là những người sắm nhiều vai khác nhau, họ vừa là
nhà văn, nhưng đồng thời cũng là những nhà hoạt động xã hội, nhà tư tưởng, nhà

 


khoa học, nhà hoạt động chính trị…, và những sáng tác của họ, theo những cách
khác nhau, có ý nghĩa làm đầy và sâu sắc vai trò “người mẹ đẻ” của cách mạng tư
sản và trào lưu tư sản hóa của thời đại. Hơn nữa, “thế kỉ XVIII cơ bản là thế kỉ của
cách mạng Pháp”. Trào lưu tranh đấu ở Pháp vốn rất tiêu biểu cho khuynh hướng
lịch sử của phương Tây và những tác gia lớn như Diderot, Voltaire, Rousseau,
Montesquieu… đều tham gia vào hoạt động khoa học, triết học, chính trị, cho nên
cách nhìn thời đại Khai sáng ở phương Tây nói chung cũng thường bị chi phối bởi
hình ảnh và tính chất của thời đại Khai sáng và văn học Khai sáng Pháp.
Sự định hướng cách hiểu về thời đại Khai sáng như thế không sai, nhưng nếu chỉ
dừng lại ở định hướng ấy thì vơ hình trung đã ít nhiều thu hẹp ý nghĩa của văn học
Khai sáng đối với tiến trình vận động của lịch sử văn học, cũng như khơng nhìn
thấy hết mức độ phong phú của đời sống văn học thời đại này. Trong khi đó, văn
học Khai sáng thực tế đã có rất nhiều thành tựu mà nếu khơng có nó sẽ khó lí giải

được sự thăng hoa rực rỡ của những trào lưu văn học quan trọng, đóng vai trị là
những chủ lưu của văn học thế kỉ XIX như văn học lãng mạn và văn học hiện
thực. Bởi vậy, văn học Khai sáng cần phải được nhìn thấu đáo từ hai khía cạnh, nó
vừa là văn học của một thời đại tranh đấu, đầy biến động về lịch sử - chính trị - xã
hội – tư tưởng triết học, nhưng đồng thời cũng là một thời đại văn học hàm chứa
trong nó nhiều khía cạnh có tính chất đặt vấn đề, dự báo về những triển vọng thẩm
mĩ mới trong thế kỉ tương lai.
2.2. Chung quanh một số thể loại văn học chính
Trong cơng trình này, những thể loại văn học quan trọng (tiểu thuyết phong tục,
truyện triết học và chính trị, tiểu thuyết tình cảm, tự truyện…) sẽ được giới thuyết
cụ thể hơn về bản chất thể loại cũng như quan niệm khác nhau về chúng ở các mục
và tiểu mục cụ thể. Để tránh lặp lại, ở đây chỉ tóm lược một số điểm liên quan trực
tiếp đến những nội dung mới mà người viết muốn đặt ra và giải quyết:
- Về sự định danh cho thể loại truyện triết học và chính trị, nhất là những câu
chuyện của Voltaire và Montesquieu. Trong phần lớn các cuốn sách viết về thể loại
truyện này, các tác giả chủ yếu gọi đó là những câu chuyện triết học (contes
philosophiques). Tuy nhiên, xét nội dung, cách định danh ấy chưa thực sự phù hợp,
cụ thể ở chỗ chưa phản ánh được đầy đủ đặc trưng nội dung của chúng, bởi vì dù
có nội dung triết học, triết lí nhưng những nội dung triết học và triết lí ấy lại gắn

 


với mục đích chính trị cụ thể, tức gắn với những vấn đề của thế kỉ Khai sáng (thái
độ với thể chế phong kiến, tôn giáo, hay tinh thần tự do, dân chủ…).
- Tương tự, một số sáng tác của Richardson thường được xem là những tiểu thuyết
tình cảm (M. Alexander hay Đỗ Khánh Hoan chẳng hạn), nhưng nếu so sánh với
sáng tác của các tiểu thuyết gia đương thời thì việc xếp tiểu thuyết của Richardson
cùng loại với tiểu thuyết của Henry Fielding (loại tiểu thuyết phong tục hay tiểu
thuyết hiện thực) phù hợp hơn so với việc xếp tiểu thuyết của nhà văn này bên

cạnh các tiểu thuyết của J.J. Rousseau và Goethe (những tiểu thuyết tiêu biểu cho
kiểu tiểu thuyết tình cảm chủ nghĩa).
- Trong những cơng trình viết về văn học thế kỉ XVIII, tác giả của các cuốn sách
như “Lịch sử văn học Pháp mới” (nhiều tác giả, Đại học Harvard, bản tiếng Anh,
1994), “Đại cương lịch sử văn học Mỹ” (Spanckeren, 1994), Lịch sử văn học Pháp
(G. Lanson), Lịch sử văn học Anh (Alexander, 2007), Lịch sử văn học châu Âu
(nhiều tác giả, 1994)… những thành tựu của các thể loại văn học chủ yếu được
xem xét trong mối tương quan với nội dung thời đại, chứ chưa xem xét thành tựu
của những thể loại văn học ấy trong mối tương quan với văn học trước và sau thời
đại Khai sáng. Bởi vậy, tính liên tục của sự tiến hóa văn học hay ý nghĩa đặt nền
móng cho những triển vọng thẩm mĩ mới của văn học thế kỉ này cũng chưa được
chú ý một cách đúng mức.
3. Phương pháp nghiên cứu
Mục đích của cơng trình nghiên cứu này khơng đặt trọng tâm vào thi pháp
thể loại, đó sẽ là cơng việc cho một nghiên cứu khác, ở đó sẽ xem xét kĩ lưỡng hơn
sự vận động, tiến hóa của các thể loại văn học có đời sống lâu dài và tồn tại qua
nhiều thế kỉ và thời đại văn học. Cơng trình cũng không phải là sự tranh luận về
khái niệm thể loại, những vấn đề quan niệm khác nhau về thể loại nếu có thì việc
đề cập cũng chỉ nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề khác. Trọng tâm của
nghiên cứu, bởi vậy, sẽ là tìm cách lí giải lí do sự có mặt và tồn tại của những thể
loại văn xuôi khác nhau trong một thế kỉ đặc biệt, cũng như thành tựu và ý nghĩa
của nó trong tiến trình lịch sử văn học phương Tây. Định hướng nghiên cứu như
vậy sẽ qui định sự lựa chọn những phương pháp tiếp cận khác nhau để nhằm làm
rõ vấn đề:


 


Tiếp cận lịch sử - văn hóa. Trong lịch sử văn học phương Tây từ khởi thủy,

văn học thời đại Khai sáng là một trong những thời đại mà lịch sử văn học gắn rất
chặt với bầu khí quyển văn hóa của thời đại. Thậm chí, khi ta biết rằng văn học
Khai sáng là một bộ phận quan trọng của phong trào Khai sáng (được hiểu là một
phong trào văn hóa và tri thức trong thế kỉ đêm trước của cách mạng tư sản), bên
cạnh triết học, khoa học, những quan niệm mới về tơn giáo…, ta sẽ thấy chính văn
học đã góp một phần hết sức quan trọng để làm nên vai trò “mẹ đẻ” của phong trào
này đối với phong trào cách mạng tư sản. Sự thực về những liên hệ mật thiết giữa
văn học Khai sáng với những dữ kiện văn hóa, lịch sử xã hội và chính trị mà thế kỉ
này có được là cơ sở thực tế cho sự lựa chọn hướng tiếp cận này.
Thời đại Khai sáng là một thời đại quan trọng trong tiến trình tư sản hóa và
hiện đại hóa của các quốc gia phương Tây. Được sản sinh và vận hành trong một
thời đại như thế, văn học Khai sáng là một tiếng đồng vọng với khơng khí chung
của thời đại, nó nằm trong trào lưu chuyển đổi liên tục và mạnh mẽ về quan niệm
thẩm mĩ, lí tưởng thẩm mĩ, cũng như những bình diện khác có quan hệ gần gũi và
tác động sâu sắc đến đời sống văn học. Vì vậy, việc đặt văn học Khai sáng nói
chung và thể loại văn xi trong thời đại Khai sáng nói riêng trong sự đối sánh với
thời đại văn học trước nó và sau nó trở thành cần thiết, để trên cơ sở đó dễ dàng
xác định vai trị, vị trí của các thể loại văn xuôi trong thời đại này một cách khách
quan. Tiếp cận so sánh cũng cho phép đặt thể loại văn xuôi thời đại Khai sáng
trong mối tương quan với các thể loại lớn khác như trữ tình, kịch và một số thể loại
hoặc tiểu loại văn học khác.
Những hướng tiếp cận vấn đề khác như tiếp cận loại hình, loại hình –lịch sử,
hay tiếp cận thi pháp học thể loại cũng sẽ được vận dụng bổ sung trong nghiên cứu
này trong những trường hợp được xem là cần thiết.
4. Những đóng góp chính
4.1. Như tên đề tài nghiên cứu, cơng trình nghiên cứu này trong một mức độ nhất
định đã trình bày được một bức tranh tổng quan về văn học thời đại Khai sáng trên
bình diện thể loại, trên cơ sở gắn với những thành tựu về nội dung của các thể loại
ấy.



 


4.2. Với những thể loại tiêu biểu được chỉ ra, chúng tơi có ý thức tìm hiểu và lí giải
lí do thực sự cho sự xuất hiện và tồn tại của các thể loại văn học, thành tựu cũng
như vị trí và ý nghĩa của chúng trong tiến trình văn học phương Tây nói chung.
4.3. Với quan niệm tương quan giữa cách tân và kế thừa, giữa đột biến và liên tục
tiệm tiến như là những qui luật phổ biến của lịch sử văn học ở bất kì một khu vực
hay nền văn học nào, chúng tôi nhận thấy khi một hiện tượng văn học mới ra đời,
dù cách tân mạnh mẽ đến đâu, thậm chí có thể tạo ra những “cú sốc” thẩm mĩ,
chúng cũng được chuẩn bị hoặc âm thầm, hoặc mạnh mẽ, hoặc trực tiếp hoặc gián
tiếp và lâu dài từ trong lịch sử. Khẳng định qui luật ấy, khi nghiên cứu về văn học
thế kỉ XVIII và thời đại Khai sáng, chúng tơi có ý thức không cô lập thời đại Khai
sáng ra khỏi các mối liên hệ với thời đại trước nó trong một dịng chảy liên tục là
tiến trình hiện đại hóa văn hóa và văn học phương Tây, bắt đầu từ thời đại Phục
hưng.
5. Bố cục của cơng trình
Cơng trình này được chia thành hai phần:
Phần một (A): Phần mở đầu, trong đó đề cập tới Lí do lựa chon đề tài, Lịch sử
vấn đề, Phương pháp tiếp cận, Những đóng góp chính và Bố cục của cơng trình.
Phần hai (B): Những nội dung chính.
Trong phần này chúng tơi chia thành ba chương, trong đó nội dung của mỗi
chương vừa độc lập nhưng đồng thời chúng cũng có quan hệ khăng khít với nhau,
làm tiền đề cho nhau, trong khi giải quyết những vấn đề ở chương sau vẫn có thể
trở lại những vấn đề đã được đặt ra ở chương trước. Cụ thể, ba chương của cơng
trình được định hướng giải quyết nội dung như sau:
Chương I: Đề cập một số vấn đề thời đại chi phối đời sống văn học thời đại Khai
sáng, trong đó kể cả những yếu tố có ý nghĩa tiền đề từ thời đại Phục hưng, Cổ
điển (trong các thế kỉ từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII). Trong chương này ba vấn đề

chính sẽ được giải quyết:
- Con đường đi đến một tổng thể văn hóa mới: nhằm nghiên cứu khí quyển văn
hóa, lịch sử cũng như những dữ kiện có ý nghĩa chuẩn bị cho sự bùng nổ và khẳng
định những giá trị mới của thời đại Khai sáng.

 


- Đặc tính chung và riêng biệt mang tính dân tộc của phong trào Khai sáng. Xuất
phát từ qui luật phát triển khơng đồng đều của tiến trình lịch sử cũng như của văn
hóa, văn học, ở mục này chúng tơi muốn nhấn mạnh tính thống nhất - tinh thần
Khai sáng - và những biểu hiện đa dạng của tinh thần thời đại Khai sáng ấy ở
những dân tộc và nền văn hóa khác nhau. Trên cơ sở ấy chúng tơi góp phần kiến
giải sự phong phú, đa dạng về thể loại văn học cũng như thành tựu văn học của
thời đại này.
- Khẳng định sự phát triển khá sung mãn của các thể loại văn xuôi so với kịch và
trữ tình, đồng thời lí giải những nhân tố thời đại đã chi phố một cách mạnh mẽ đặc
điểm này của đời sống văn học.
Chương II: Đề cập những thể loại văn xuôi tiêu biểu trong lĩnh vực tiểu thuyết và
những đặc điểm mang tính thời đại của chúng
Ở chương này, chúng tôi đề cập đến một số thể loại tiểu thuyết tiêu biểu. Những
thể loại được nêu lên vửa liên quan tới những vấn đề đặc trưng của thời đại, vừa có
ý nghĩa góp phần làm thay đổi đời sống văn học, cũng như mở ra những triển vọng
thẩm mĩ mới cho văn học thế kỉ sau. Những thể loại tiêu biểu đó là: tiểu thuyết
phong tục, tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết đối thoại triết học, tiểu thuyết phiêu lưu
và một vài tiểu loại khác).
Chương III: Đề cập đến những thể loại văn xuôi tiêu biểu trong lĩnh vực, trong đó
chủ yếu là truyện triết học và chính trị, truyện có yếu tố kì ảo và tự truyện.
Ở chương II này, ngồi việc nêu và phân tích những thành tựu của một số thể loại
như đã nêu, chúng tôi cũng đề cập một đặc điểm hết sức nổi bật, được vận dụng

cho nhiều tiểu loại văn xi, đó là hình thức thư tín trong mục “Văn xi thư tín,
một hình thức văn học phổ biến”.

10 
 


B. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỜI ĐẠI CHI PHỐI ĐỜI SỐNG VĂN
HỌC THỜI ĐẠI KHAI SÁNG
1. 1. Con đường dẫn đến một tổng thể văn hóa mới
Lịch sử các dân tộc và các nền văn hóa phương Tây đã hơn một lần chứng
kiến những sự thay đổi có tính đột biến một cách tồn diện trên mọi lĩnh vực của
đời sống, từ những thay đổi về cấu trúc xã hội đến thay đổi về cấu trúc văn hóa –
tư tưởng, và kéo theo đó là những thay đổi về nền nếp tư duy. Mỗi lần thay đổi như
thế, như một hệ quả tất yếu, đã tạo ra vô số những biểu hiện mới làm nên một bầu
khí quyển mới mà ở đó mọi họat động của con người, trong đó có văn học, muốn
hay khơng đều có xu hướng bị cuốn vào quĩ đạo của nó.
1.1.1. Từ di sản thời đại Tiền Khai sáng
Thời đại Khai sáng với phong trào Khai sáng là một sự bùng nổ, nhưng sự
bùng nổ ấy chắc chắn không mạnh mẽ, sâu sắc và bền vững để có được những kết
quả như lịch sử đã cho thấy, nếu khơng có một sự chuẩn bị qua một thời gian dài,
âm ỉ của tiếng nói thuộc một mạch văn hóa mà trong tương lai nó sẽ là chủ thể của
đời sống văn hóa tinh thần của phương Tây – văn hóa mang tinh thần tư sản, bắt
đầu mạnh mẽ từ thời đại Phục hưng, thời đại mở đầu cho quá trình hiện đại hóa và
tư sản hóa của xã hội phương Tây. Theo đó, thời đại Tiền Khai sáng cũng được
hiểu là thời đại gắn với quãng thời gian kéo dài khoảng ba thế kỉ, từ thế kỉ XV cho
đến thế kỉ XVII.
Phong trào Phục hưng, “đó là bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất mà loài người
đã trải qua từ trước cho đến bấy giờ, đó là một thời đại cần có những người khổng

lồ và đã sinh ra những người khổng lồ: khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình, về tính
cách, khổng lồ về tài năng nhiều mặt và học thức uyên bác…” [45, tr. 9]. Đó cũng
“là một hiện tượng mang tính lịch sử tồn cầu trong nền văn hóa thế giới” [15, tr.
383], diễn ra từ rất nhiều khu vực khác nhau, từ Đông Á (thế kỉ V-VI), Trung Á
(thế kỉ X – XII), trước khi trở thành một phong trào mạnh mẽ ở phương Tây và
châu Âu (về sau này, người Mỹ cũng xem thời đại có sự xuất hiện và thăng hoa
của trào lưu văn học lãng mạn vào nửa đầu thế kỉ XIX với các tác gia Emerson,
Fenimore Cooper, Theodor Parker, Herman Melville, Harriet Beecher Stowe… có
11 
 


ý nghĩa như thời đại Phục hưng khi trào lưu văn học này có xu hướng từ bỏ mơ
hình văn học mẫu quốc (Anh và châu Âu) để quay về tìm kiếm những vẻ đẹp và
giá trị từ chính lịch sử, đất nước và đời sống Mỹ, một dân tộc tuy còn non trẻ
nhưng tràn đầy sinh lực). Phục hưng là quay trở về với mình, với cái thuộc về mình
và phát hiện ra chính mình.
Văn hóa Phục hưng phương Tây khởi đầu từ nước Ý, và sau đó lan
rộng ra hầu hết các nước thuộc khu vực văn hóa phương Tây và châu Âu như
Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan… trong suốt hai thế kỉ XV và XVI. Nhìn
một cách tổng qt có thể thấy phong trào văn hóa rầm rộ đó là một hệ quả
khơng thể khơng có của một thời đại có rất nhiều những sự thay đổi, từ cấu
trúc xã hội, tư tưởng, đến sự hình thành những quan niệm mới về con người và
thế giới.
Về cấu trúc xã hội, việc phát triển mạnh mẽ đô thị và đời sống đô thị đã dẫn
đến việc xuất hiện những thế lực mới: tầng lớp thương nhân, thị dân, các tổ chức
phường hội, trung tâm trao đổi tài chính…Những thay đổi này xảy ra mạnh mẽ
nhất ở các đơ thị miền Bắc nước Ý (có thể cũng là lí do vì sao phong trào Phục
hưng xuất hiện ở Ý sớm nhất), sau đó là các dân tộc khác ở Tây Âu và ven biển
Địa Trung hải. Sự xuất hiện của các quyền lực mới này vốn manh nha từ hậu kì

trung đại (thế kỉ XIII – XIV), đến thời đại Phục hưng càng được củng cố, nó trở
thành một thứ sức mạnh đe dọa sự độc quyền của quan hệ trục dọc (kiểu quan hệ
được xác lập dựa trên mối quan hệ trên – dưới, cao – thấp, truyền lệnh – phục
tùng) vốn là quan hệ chủ yếu trong thời Trung đại, để hình thành bên cạnh đó quan
hệ trục ngang (quan hệ hướng tới tính chất bình đẳng giữa các thế lực mới xuất
hiện), làm cho khơng khí xã hội, những quan hệ giữa con người với con người và
con người với cộng đồng trở nên cởi mở hơn. Những thay đổi về cấu trúc xã hội
dần dần muốn hay không cũng sẽ kéo theo những sự thay đổi trong cấu trúc văn
hóa của phương Tây, ở đó khơng gian văn hóa chuyển dịch và mở rộng từ nhà thờ,
tu viện, các lâu đài hiệp sĩ và thái ấp ra không gian đô thị; chủ thể văn hóa cũng
theo đó thay đổi theo, từ bó hẹp trong giới tăng lữ, hiệp sĩ quí tộc nay mở rộng ra
cả cộng đồng cư dân đô thị, họ sẽ là những người vừa sáng tạo vừa đặt hàng những
sản phẩm tinh thần cho chính mình; và cuối cùng, khi khơng gian văn hóa và chủ
thể văn hóa thay đổi tất yếu sẽ kéo theo những thay đổi về thị hiếu văn hóa: người
ta hướng sở thích về một nền văn hóa khác, ở đó hứa hẹn tạo ra nhiều niềm vui
hơn, bình dị hơn và cũng giàu tính thực tiễn hơn, thay cho văn hóa tinh thần 12 
 


văn hóa La – tinh, chủ nghĩa kinh viện (scholasticisme) bị độc quyền bởi nhà thờ
và giáo hội và những sản phẩm tinh thần quá chú trọng sự sang trọng, cao nhã
của văn hóa hiệp sĩ q tộc (courtoisie) vốn rất thịnh hành trong thời kì trung kì
trung đại.
Thời đại Phục hưng cũng là thời kì có những phát minh, phát kiến vĩ đại góp
phần làm thay đổi nhận thức của con người và một cách gián tiếp làm thay đổi
bức tranh văn hóa, trong đó có văn học của các quốc gia phương Tây. Trước hết
phải kể đến giả thuyết khoa học của nhà thiên văn học Ba Lan Nikolaj Kopernik
(1473 – 1543). Với cơng trình được viết trong mười năm “Về chuyển động quay
của các thiên thể”, con người thiên tài này, như cách nói của Marx, đã làm một
“cuộc cách mạng trên trời”, đã chứng minh rằng học thuyết địa tâm (coi trái đất là

trung tâm của Thái dương hệ) của Ptolémé (năm 150 sau CN) là không đúng đắn
(Ptolémé cho rằng quả đất được vây quanh bởi rất nhiều khối cầu đồng tâm và
trong suốt, trong đó chứa đựng mặt trời, mặt trăng và các vì sao), đồng thời ông
nêu thuyết nhật tâm (coi mặt trời là trung tâm Thái dương hệ), còn quả đất là vệ
tinh quay quanh mặt trời và quay quanh chính nó. Ông là người đầu tiên trong thời
đại của mình “bắt Mặt Trời đứng yên và Trái đất phải chuyển động”. N. Kopernik
nói: “Tơi cho rằng cần xa lánh những quan điểm hoàn toàn sai trái (thuyết địa tâm).
Những người biết rằng sự kết luận của nhiều thế kỉ đã đưa tới việc thừa nhận
quan điểm rằng Trái Đất đứng yên ở trung tâm vũ trụ, như trung tâm của nó là
trung tâm của vũ trụ. Tơi phản đối, coi đó là một tuyên bố điên cuồng nếu tôi đưa
ra điều xác nhận rằng Trái Đất chuyển động”.
Thực ra, những thành tựu khoa học mà lồi người có được khơng phải là
nhân tố tác động trực tiếp lên đời sống văn học. Tác động của nó là gián tiếp nhưng
lại vơ cùng quan trọng, vì chính những thành tựu khoa học này sẽ làm thay đổi
nhận thức của con người nói chung, trong đó có các nhà văn. Phát kiến vũ trụ
của Kopernik, sau đó là của Galileo và Kepler đã buộc con người thời đại Phục
hưng phải hồi nghi chính xác tín mà họ đã phải dựa dẫm và bám vào trong
hành trình lịch sử cả trên một ngàn năm. Trong thời đại mà con người đang bước
đi những bước đầu tiên ra khỏi vịng cương tỏa của các tín điều và hệ thống
triết học và tri thức kinh viện thì những thành tựu thiên văn học đầu tiên này có ý
nghĩa vơ cùng to lớn: giải phóng khoa học ra khỏi sự lệ thuộc đối với thần học,
đồng thời hình thành niềm tin nơi con người, rằng nó có khả năng lớn lao trong
việc tìm hiểu và nhận thức vũ trụ bao la. Sigmund Freud (1856 – 1939), bác sĩ
13 
 


chữa bệnh thần kinh và cha đẻ của học thuyết Phân tích tâm lí người Áo, khi nhìn
lại những thành tựu trí tuệ cũa lồi người đã gọi thuyết Nhật tâm của N. Kopernik
là một “đòn giáng vũ trụ học” (un coup cosmologique) với hàm ý học thuyết ấy đã

đánh vào thành trì xác tín của con người, bắt họ phải hồi tỉnh và hồi nghi đối
với chính xác tín của mình, đồng thời ơng cũng đặt học thuyết của Kopernik
vào vị trí ngang hàng với học thuyết tiến hóa của nhà vạn vật học người Anh
Charles Darwin với ý nghĩa nó đã tạo ra bước ngoặt nhận thức của lồi người
(Freud gọi học thuyết tiến hóa là “cú giáng sinh học” – un coup biologique)
Năm 1492, việc Cristoforo Colombo (1451 – 1506), một nhà thám hiểm
và hàng hải Ý phát hiện ra châu Mỹ cũng là một sự kiện quan trọng mang tính
thế giới. Đó là một sự kiện quan trọng bởi vì trước 1492 trong con mắt người
châu Âu thế giới không rộng lớn như người ta tưởng (mặc dù cũng đã có một
số ghi chép về Tân thế giới), giờ đây một thế giới mới mở ra rộng lớn và hấp
dẫn. Và trong thực tế, từ sau 1492 là những khám phá mới của Vasco da Gama,
Amerigo Vespucci, tiếp đó là những trào lưu di dân của người châu Âu tới Tân lục
địa diễn ra sôi nổi ở nhiều nước, từ Anh đến Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan… trong
suốt nhiều thế kỉ. Sự kiện phát hiện ra “tân thế giới” không những chỉ đưa lại cơ
hội cho những cư dân cựu lục địa đến với vùng đất mới, giúp cho họ hoặc được
giải thoát ra khỏi tâm trạng bất mãn ở chính quốc, hoặc đưa lại cho họ cơ hội
thành cơng ở vùng đất có nhiều hứa hẹn…, mà cịn góp phần làm thay đổi suy
nghĩ chung của người châu Âu, bởi vì những phát hiện mới này góp phần
càng ngày càng đào sâu mối hồi nghi ở họ đối với những tín điều, hay những
nhận thức mà họ đã có.
Nhân tố trực tiếp tác động để làm nên một phong trào văn hóa rộng rãi và
xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật từ kiến trúc, hội họa đến văn học là
những nguồn tư tưởng mới với cốt lõi là tinh thần nhân văn chủ nghĩa, một trào lưu
tư tưởng được xây dựng dựa trên sự tôn trọng và niềm tin đối với con người và đời
sống thực tiễn. Những nguồn tư tưởng ấy vừa là chất xúc tác làm thăng hoa cả trào
lưu văn hóa Phục hưng, cũng vừa là một bộ phận quan trọng cấu thành trào lưu
văn hóa ấy. Từ sự phát hiện những luận văn triết học tôn giáo được viết ở
Byzantine bởi Procle (triết gia lớn nhất của cổ đại hậu kì, 410 – 485) và một tác giả
ở Athen (bút danh Dionissi Areopagis) cũng vào thế kỉ V (trong đó nhấn mạnh
quan điểm vạn vật là biểu hiện của cái Thiện tuyết đối và cái Ác không tồn tại như

một thực thể độc lập mà là do thiếu hoặc khơng có cái Thiện), con người Phục
14 
 


hưng đã nhận ra rằng dù được luận giải theo quan niệm tôn giáo nhưng những luận
văn ấy là những ánh sáng đầu tiên, một cách có lí luận, nói về bản chất và vị trí của
con người trong thế giới, rằng “con người vốn là tạo vật của Chúa, thì trong q
trình thơng giao, con người tràn đầy ân sủng thần thánh. Con người có thể được
cứu rỗi một cách toàn vẹn hơn, thanh cao hơn trên trái đất này. Do đó, đã mở ra
nhiều cách khác nhau để tổ chức đời sống con người” (15, tr. 384), chứ khơng phải
chỉ có một cách sắp đặt duy nhất và cố định. Quan niệm linh động và đầy trân
trọng về con người của tư tưởng triết học cổ đại ấy qua trên một ngàn năm được
phát hiện lại, trong một bối cảnh mới, đã trở thành mối quan tâm phổ biến ở hầu
hết các nhà tư tưởng lớn trong hai thế kỉ XV và XVI, và chính những quan niệm ấy
góp phần làm nên khía cạnh nhân đạo trong những quan niệm về tôn giáo của các
nhà tư tưởng thời đại Phục hưng. Triết gia Đức và đồng thời là Hồng y giáo chủ
Nicolas Cuse (1401 – 1464) quan niệm tri thức khơng phải là cái có sẵn, mà đó là
q trình ln hồn thiện của con người trong hoạt động thực tế. Trong điều kiện
người phương Tây vừa bước ra khỏi khn khổ văn hóa trung đại, tư tưởng của
Nicolas Cuse là hết sức hiện đại, và nó sẽ được trở lại mạnh mẽ và nhất quán trong
triết học duy cảm và tinh thần đề cao kinh nghiệm cảm giác và kinh nghiệm thực
tiễn của các nhà tư tưởng thời đại Khai sáng như Francis Bacon và John Locke.
Pico Della Mirandola (1463 – 1494), một trong những người tiền bối của triết học
nhân văn chủ nghĩa Ý cũng đã rất sớm nêu lên quan niệm cực kì linh động về tơn
giáo. Bất chấp việc ơng bị Giáo hồng La Mã Kết án là tà giáo, và cuối cùng bị đầu
độc bởi người thư kí của mình, ơng vẫn muốn chứng minh rằng Ki –tô giáo không
phải là một tôn giáo độc quyền, mà nó có thể chứa đựng trong bản thân nó tư
tưởng của nhiều nguồn tơn giáo khác của loài người trong nhiều thế kỉ đã qua, đặc
biệt là tư tưởng thời kì cổ đại của Hi Lạp và La Mã. Tư tưởng triết học của Pico

Della Mirandola còn đi xa hơn khi trong “Bàn về phẩm chất của con người”
(1487) ông khẳng định một cách mạnh mẽ hình ảnh “con người đa năng” có khả
năng phơ diễn khả năng của mình trên tất cả mọi lĩnh vực, từ tri thức, khả năng
sáng tạo đến việc tham gia vào các hoạt động xã hội, kể cả việc tham gia kiến trúc
xã hội mới. Trở thành một phần của bối cảnh xã hội phương Tây đang chuyển
mình trong thời đại Phục hưng, “Bàn về phẩm chất con người” đã trở thành bản
tuyên ngôn long trọng cho chủ nghĩa cá nhân, tham gia vào cuộc đấu tranh tư
tưởng quyết liệt với chế độ đẳng cấp của xã hội và cơ cấu cấp bậc của nhà thờ
Thiên Chúa giáo” [15, tr. 387]. Tiếp tục trào lưu triết học nhân văn chủ nghĩa,
Giordano Bruno (1548 – 1600), một nhà thần học, một tu sĩ người Ý và là triết gia
15 
 


của chủ nghĩa nhân văn - lên tiếng đòi giải phóng cá nhân, chủ trương một nền triết
học vì con người, thoát ra khỏi sự lệ thuộc thần học và triết học kinh viện. G.
Bruno đã từng tuyên bố: “Toàn nhân loại sẽ chiến thắng vinh quang, chỉ cần mình
tơi kiên định nói rằng: các ngài cứ xử tơi theo ý muốn, nhưng tôi không bao giờ
chịu khuất phục trước tội ác và dối trá” [15, tr. 387]. Chấp nhận số phận oan
nghiệt như P. Mirandola, dù bị giáo hội kết tội và cuối cùng bị thiêu sống, ông là
hiện thân của tư tưởng độc lập, chống giáo điều, khẳng định niềm tin rằng tri thức
không phải ở đâu xa vời mà phải bắt đầu từ kinh nghiệm và lí tính. Quan điểm và
tư tưởng triết học của Giordano Bruno là sự đối cực gay gắt với đức tin và tất cả
những giáo lí trừu tượng vơ bổ. Với những quan điểm mới và hiện đại ấy, ông sẽ
trở thành một trong những tiền bối trực tiếp và vĩ đại của các nhà tư tưởng của thời
đại Khai sáng.
Sự thay đổi đời sống tinh thần, thậm chí có thể gọi đó là “sự xáo trộn” mạnh
mẽ, của thời đại Phục hưng còn được bồi đắp thêm bằng phong trào cái cách
tôn giáo rộng rãi ở hầu hết các quốc gia phương Tây.
Ngay từ những thập niên cuối thế kỉ XIV và những năm đầu thế kỉ XV,

ở các quốc gia châu Âu đã rục rịch tiếng nói chống lại sự độc quyền của giáo
hội La Mã. Những người dự báo phong trào cải cách tôn giáo như Ian Husser
(người Tiệp Khắc, 1371 – 1415), Girolamo Savonarola (một tu sĩ Ý ở Florence,
1452 – 1498), Erasme Rotterdam (triết gia Hà Lan, 1469 – 1536)… đã nhiều lần
lên tiếng phản ứng lại những phi lí mà giáo hội La Mã áp đặt đối với các quốc gia
châu Âu trong phạm vi biên giới của Nhà thờ: sự đặc quyền đặc lợi của giáo
hội và tầng lớp tăng lữ, sự duy trì thứ bậc nghiệt ngã trong xã hội châu Âu, hay
thậm chí hiện tượng “buôn thần bán thánh” ngay trong các tổ chức tôn giáo
(như việc thu thuế 10% cho Nhà thờ, việc bán thẻ xá tội cho các tín đồ tơn giáo…),
và đặc biệt chính giáo hội lại cản trở sự thống nhất của các quốc gia… Erasme
đã viết cuốn sách nổi tiếng “Ca ngợi sự điên rồ”, trong đó ơng chống lại sự kinh
viện, giáo điều, đồng thời lên tiếng vạch trần những sự mê tín dị đoan và những
thói tật của tầng lớp tăng lữ. Đồng thời trong cuốn sách ông cũng đề cập không úp
mở những nhu cầu tự nhiên của con người, khi trong đó tác giả miêu tả một nhóm
người thân thiện cùng ăn với nhau gợi ra hình ảnh một xã hội khoan hịa,
những thực khách khơng cần phải kiềm chế đối với các địi hỏi cả về lí trí, hiểu biết
và sự thèm muốn của cơ thể; trong một bữa tiệc thân thiện như vậy con người
trở nên hết sức tự do, mọi năng lượng được giải phóng, trong khi cái đầu làm cơng
16 
 


×