Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Tư tưởng canh tân về chính trị thời kỳ cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx ở việt nam và ý nghĩa lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.56 KB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHAN VĂN TIẾN

TƯ TƯỞNG CANH TÂN VỀ CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
Ở VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHAN VĂN TIẾN

TƯ TƯỞNG CANH TÂN VỀ CHÍNH TRỊ
THỜI KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
Ở VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS,TS: LƯƠNG MINH CỪ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới
sự hướng dẫn của PGS, TS. Lương Minh Cừ. Nội dung và kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực. Các tài liệu sử dụng trong
luận văn đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tác giả

PHAN VĂN TIẾN


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
Chương 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
CANH TÂN VỀ CHÍNH TRỊ, THỜI KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU
THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAM..................................................................... 11
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CANH TÂN VỀ
CHÍNH TRỊ THỜI KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAM ......... 11

1.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến sự hình thành tư tưởng canh
tân chính trị, thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam .............. 11
1.1.2. Điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với
việc hình thành tư tưởng canh tân về chính trị thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX ở Việt Nam................................................................................ 24
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG

CANH TÂN VỀ CHÍNH TRỊ THỜI KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở
VIỆT NAM .................................................................................................................. 37

1.2.1. Tiền đề văn hóa, truyền thống Việt Nam với việc hình thành tư tưởng
canh tân về chính trị thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam .. 37
1.2.2. Tư tưởng “Tân thư” với việc hình thành tư tưởng canh tân về chính trị
thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam ................................... 43
1.2.3. Sự tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin trong hình thành tư tưởng canh tân
về chính trị thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam ................ 50
Kết luận chương 1 .................................................................................... 55
Chương 2: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG
CANH TÂN VỀ CHÍNH TRỊ, THỜI KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU
THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAM.................................................................... 58
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG CANH TÂN VỀ CHÍNH TRỊ THỜI
KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAM ..................................... 58


2.1.1. Tinh thần độc lập dân tộc, tự lực tự cường là một nội dung cơ bản
trong tư tưởng canh tân về chính trị thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở
Việt Nam .................................................................................................... 61
2.1.2. Tư tưởng canh tân về dân chủ thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
ở Việt Nam ................................................................................................. 74
2.1.3. Tư tưởng về tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc thời kỳ cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam ................................................................. 93
2.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG CANH TÂN VỀ CHÍNH TRỊ THỜI KỲ
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAM ......................................... 108

2.2.1. Ý nghĩa lý luận của tư tưởng canh tân về chính trị thời kỳ cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam ............................................................... 108
2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng canh tân về chính trị thời kỳ cuối thế kỷ

XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam ............................................................... 115
Kết luận chương 2 .................................................................................. 132
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................. 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 139


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, từ khi dựng nước và giữ
nước cho đến nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển biến về đời
sống lịch sử xã hội. Trong các giai đoạn ấy, thực tiễn lịch sử của dân tộc đã
đặt ra nhiều vấn đề lớn đòi hỏi phải cắt nghĩa, giải đáp nên đã xuất hiện các
trào lưu tư tưởng gắn liền với các cuộc cải cách, nhằm thúc đẩy xã hội tiến
lên. Hay nói cách khác, cải cách, đổi mới là một việc làm rất quan trọng có ý
nghĩa quyết định sự thành bại, thịnh suy của mỗi chế độ trong mọi thời kỳ
lịch sử. Nó trở thành quy luật đấu tranh sinh tồn và phát triển của dân tộc ta.
Trong lịch sử Việt Nam, có thể khái quát những giai đoạn chuyển biến lớn,
thông qua các cuộc cải cách, đổi mới, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử Việt
Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Thực dân Pháp xâm lược và biến
nước ta từ một nước độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Chế
độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ rõ bất
lực trước yêu cầu của cơng cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc.
Trong nội bộ giai cấp địa chủ phong kiến có sự phân hóa sâu sắc. Triều đình
phong kiến nhà Nguyễn nhu nhược, cam chịu làm tay sai cho thực dân Pháp.
Trong khi đó các phong trào khởi nghĩa, đấu tranh của nhân dân ta theo ý
thức hệ phong kiến lần lượt đều bị thất bại.
Trên thế giới vào giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh,

chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đã xác lập được sự thống trị trên
phạm vi thế giới. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh đã
trở thành thuộc địa. Chủ nghĩa đế quốc vừa tranh giành xâu xé, vừa cấu kết
với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ bé, kém phát triển. Cùng với những mâu
thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai


2

cấp tư sản, thì chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh mâu thuẫn mới - mâu thuẫn
giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Đời sống nhân
dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vơ cùng cực khổ, trong đó có nhân
dân Việt Nam chịu sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân Pháp. Phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bắt đầu phát
triển và có xu hướng lan rộng, ở nhiều khu vực trên thế giới.
Ở Việt Nam, sau khi Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược ký “hòa ước”
đầu hàng, những năm cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác
thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bắt đầu có những biến chuyển và
phân hóa sâu sắc. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh
trong xã hội Việt Nam hai giai cấp mới: Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.
Sự tác động của tư tưởng tiến bộ phương Tây cũng như cuộc cách mạng
Tân Hợi và cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở
Trung Quốc cũng có sự ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, nhất là q trình
chuyển biến về tư tưởng xã hội nói chung và tư tưởng chính trị nói riêng.
Trong bối cảnh ấy lịch sử dân tộc đặt ra câu hỏi lớn là dân tộc ta lựa
chọn con đường nào và phải làm gì để vừa tiếp thu cái mới, vừa loại bỏ lạc
hậu, bảo thủ mà vẫn giữ được độc lập dân tộc? Trước yêu cầu cấp thiết của
lịch sử, các nhà trí thức Nho học Việt Nam tiến bộ đã chủ trương canh tân,
đổi mới đất nước. Sự nghiệp canh tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX được gắn liền với tên tuổi của Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn

Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn
An Ninh….
Tư tưởng canh tân của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam vừa thể
hiện sự phát triển của tư tưởng dân tộc, vừa phản ánh sự nhạy cảm chính trị
của các nhà tư tưởng. Các nhà tư tưởng canh tân Việt Nam chủ trương cải
cách trên mọi lĩnh vực để tự cường, tự lực chống lại sự xâm lược của thực


3

dân Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc. Tư tưởng canh Tân đã thổi một
luồng khơng khí mới vào đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam. Sự xuất hiện
tư tưởng canh Tân là một sự báo hiệu, sự chuẩn bị cho một bước chuyển mới
về tư tưởng của dân tộc. Đầu thế kỷ XX, trên cơ sở tư tưởng canh tân ở Việt
Nam, các nhà tư tưởng tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Nguyễn An Ninh….thực hiện bước chuyển tư tưởng chính trị, từ hệ tư tưởng
phong kiến sang tư tưởng dân chủ tư sản. Trên cơ sở ấy, Nguyễn Ái Quốc có
điều kiện thuận lợi để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và làm
nên cuộc cách mạng tư tưởng chính trị vào những năm 30 của thế kỷ XX. Và
hiện tại là cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh
đạo, đưa đất nước phát triển và đạt những thành tựu to lớn.
Hiện nay trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, dân tộc Việt
Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên các mặt của đời sống xã hội.
Kinh tế phát triển, vượt qua thời kỳ suy thoái và đã đạt được thời kỳ phát
triển nhanh. Đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng an ninh được
giữ vững, tình hình chính trị ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng. Đạt
được những thành tựu đó, một trong những yếu tố góp phần quan trọng
chính là nhờ đổi mới tư duy, nhất là đổi mới tư duy chính trị, hiện nay
chúng ta đang tiếp tục công tác tổng kết thực tiễn, đặc biệt thực tiễn của
gần ba mươi năm đổi mới nhằm bổ sung, phát triển lý luận phục vụ công

cuộc phát triển đất nước. Việc nhận thức và đánh giá đúng đắn, khoa học,
nội dung, tư tưởng canh tân về chính trị của các nhà tư tưởng trong giai
đoạn lịch sử Việt Nam, nhằm rút ra bài học cho công cuộc đổi mới hiện nay
là việc làm cần thiết.
Xuất phát từ lý do trên, học viên chọn vấn đề “Tư tưởng canh tân về
chính trị thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam và ý nghĩa lịch
sử”, làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học.


4

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn có
nhiều sự kiện lịch sử và bước chuyển lịch sử quan trọng, do vậy đã thu hút
được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học các nhà nghiên
cứu…..Cho đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học, nhiều cơng trình
chun khảo về tư tưởng canh tân của các nhà tư tưởng được khai thác ở
nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau.
Trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu có thể khái qt tình hình nghiên
cứu của vấn đề theo một số hướng chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Đó là các cơng trình nghiên cứu về tư tưởng chính trị thời
kỳ này, trong tổng thể hệ tư tưởng của Việt Nam trong giai đoạn lịch sử
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đó là tác phẩm Đại cương lịch sử Việt
Nam (Toàn tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005, của GS. Trương Hữu
Quýnh, GS. Đinh Xuân Lâm, PGS. Lê Mẫu Hãn (đồng chủ biên). Nghiên
cứu về sự phát triển tư tưởng Việt Nam giai đoạn này cịn có cơng trình, Sự
phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng tám
(3 tập), Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 của GS. Trần Văn Giàu.
Cũng tập trung nghiên cứu tư tưởng thời kỳ này cịn có cơng trình nghiên
cứu Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do

PGS.TS. Trương Văn Chung, PGS.TS. Dỗn Chính (đồng chủ biên), Nxb,
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Và đề tài Tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX qua một số chân dung tiêu biểu (Mã số: B2004-18b-06)
do PGS.TS. Vũ Văn Gầu làm chủ nhiệm đề tài và cơng trình nghiên cứu Q
trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
qua các nhân vật tiêu biểu của PGS.TS. Dỗn Chính và Thạc sĩ. Phạm Đào
Thịnh, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2007. Hay trong
(Luận án Tiến sĩ 2009), Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế


5

kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Giá trị và bài học lịch sử của Phạm Đào Thịnh. Tư
tưởng canh tân giáo dục trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Luận văn
Thạc sĩ của Phạm Thị Châu Hồng năm 2010. Luận văn thạc sĩ Tư tưởng
canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Đặc điểm và ý nghĩa
lịch sử của Trần Thị Hoa năm 2014. Tác phẩm Phong trào duy tân với các
khuôn mặt tiêu biểu (Nxb. Văn hóa Thơng tin Hà Nội, 2006) của Nguyễn
Quang Thắng, quyển sách đã ra mắt độc giả nhân kỷ niệm một trăm năm
ngày phong trào Duy tân bị người Pháp ở Đơng Dương và chính phủ Nam
Triều bị dập tắt (1908 – 2008). Tác giả chỉ ra rằng, phong trào Duy tân là
một phong trào cách mạng tân văn hóa, được các nhà yêu nước Việt Nam
cận đại khởi xướng từ năm 1903 – 1908 và có thể trước nữa (1900). Cuốn
sách cũng giúp chúng ta thấy rằng, phong trào duy tân là một cuộc vận động
cách mạng dân chủ đầu tiên trong lịch trình cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, đó là các cơng trình ngiên cứu, đã trực tiếp đi sâu vào các vấn
đề liên quan đến các nhà canh tân, tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX như tiểu sử, di thảo của các nhà canh tân, điều kiện tiền đề hình thành
tư tưởng canh tân, nội dung thực chất của tư tưởng canh tân, vị trí, ý nghĩa
của chúng trong lịch sử. Các cơng trình tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ với

vấn đề canh tân đất nước (Nxb Đà Nẵng, 2000) của viện Khoa học xã hội,
Trung tâm nghiên cứu Hán nôm; Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo
(Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, 2002) của Trương Bá Cần; Con người và
tác phẩm của Đặng Huy Trứ, (Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, 1990) của
Nhóm Trà Lĩnh; Phan Bội Châu về một số vấn đề văn hóa - xã hội - chính trị
(Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 2000) của PGS.TS. Chương Thâu và Trần
Ngọc Vượng; Phan Bội Châu nhà yêu nước, nhà văn hóa lớn, giai thoại
Phan Bội Châu (Nhà xuất bản Nghệ An - Trung tâm văn hóa ngơn ngữ Đơng
Tây, 2005); Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh (Nhà xuất bản


6

Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996) của Đỗ Thị Hòa Hới; Phan Châu Trinh cuộc
đời và tác phẩm (Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, 1997) của Nguyễn Quang
Thắng; năm 2005, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã cho ra mắt bộ sách Phan Châu
Trinh toàn tập nhân dịp giỗ lần thứ 79 của nhà chi sĩ họ Phan (24-3-2005).
Hội khoa học lịch sử Việt Nam, trực tiếp là giáo su Chương Thâu, nhà sử
học Dương Trung Quốc, Phạm Thị Minh – đã sưu tầm toàn bộ trước tác của
cụ Phan và lần đầu tiên công bố đầy đủ nhất trong ba tập sách. Nguyễn An
Ninh dấu ấn để lại (Nhà xuất bản văn học, 1996) của Lê Minh Quốc; Nguyễn
An Ninh (Nhà xuất bản trẻ, 1996) của Nguyễn An Tịnh. Các đề tài luận văn
Thạc sĩ, Tiến sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
Văn thành phố Hồ Chí Minh như Tư tưởng canh Tân của Nguyễn Trường Tộ
và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, luận văn
Thạc sĩ của Vũ Ngọc Lanh năm 2008; Tư tưởng Phan Bội Châu về con
người và ý nghĩa lịch sử của nó, luận án Tiến sĩ của Cao Xuân Long năm
2010; Tư tưởng Chính trị của Phan Châu Trinh, luận án Tiến sĩ của Trần
Mai Ước năm 2013; Tư tưởng canh tân của Phạm Phú Thứ - Đặc điểm và ý
nghĩa lịch sử, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Mai Hạnh năm 2014; Tư

tưởng Canh tân của Đặng Huy Trứ và ý nghĩa lịch sử của nó đối với công
cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay, luận văn Thạc sĩ năm 2014 của Nguyễn
Thị Lý; luận văn Thạc sĩ Tư tưởng triết học của Nguyễn An Ninh và ý nghĩa
lịch sử của Lê Thị Thu Hồng năm 2014. Nhìn chung các nhân vật tư tưởng
như Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh đã được các nhà nghiên cứu đề cập nhiều
góc độ như cuộc đời, tư tưởng, giá trị lịch sử của tư tưởng.
Thứ ba, đó là các cơng trình nghiên cứu những nội dung liên quan đến
tư tưởng canh tân về chính trị ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
được công bố trên các tạp chí triết học. Tác giả Lê Thị Lan với các bài: Đặng


7

Huy Trứ - Một trong những nhà cải cách đầu tiên (số 4 - 1992); Quan điểm
dân chủ của Đặng Huy Trứ - Một nét mới trong tư tưởng chính trị - xã hội
Việt Nam cuối thế kỷ XIX (số 2 - 1994); Tìm hiểu quan điểm chi phối các nhà
cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX (số 4 - 1995); Về cải cách tư tưởng canh
tân nửa cuối thế kỷ XIX đối với triều đình Nhà Nguyễn và tầng lớp sĩ phu
đương thời (số 3 - 2000); Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ lạc hậu
hay đổi mới (Số 1 - 2002); tác giả Đỗ Hòa Hới với các bài Tìm hiểu tư tưởng
dân chủ của Phan Châu Trinh với tư tưởng tự do - bình đẳng - bác ái của
cách mạng Pháp 1798 (Số 4 - 1989), Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân
tộc đầu thế kỷ XX (số 4 – 1992); Tư tưởng canh tân sáng tạo đầu thế kỷ XX
của chí sỹ Phan Châu Trinh (Số 3 - 2000); tác giả Chương Thâu với bài Tinh
thần dân tộc và dân chủ của Phan Châu Trinh qua Tỉnh quốc hồn ca (số 11 2002). Các cơng trình nghiên cứu được cơng bố trên các tạp chí khác như:
Nguyễn Trường Tộ và những đề nghị cải cách của ơng, tạp chí nghiên cứu
lịch sử (số 23 - 1961) của Văn Tân; Góp phần ý kiến về việc đánh giá
Nguyễn Trường Tộ, tạp chí nghiên cứu lịch sử (31-1996) của Hồ Hữu Phước
và Phạm Thị Minh Lệ; Nguyễn Trường Tộ người mở đầu cho một dòng yêu

nước có xu hướng canh tân ở thời kỳ cận đại, tạp chí nghiên cứu lịch sử (số
6 - 1992) của Văn Tạo. Các cơng trình nghiên cứu của Trần Mai Ước được
cơng bố trên các tạp chí như: Tìm hiểu những ảnh hưởng của “Tân Thư”
trong tư tưởng Phan Châu Trinh, tạp chí khoa học kỹ thuật 2011; Nội dung
và những đặc điểm cơ bản của tư tưởng chính trị Phan Châu Trinh giai đoạn
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tạp chí giáo dục lý luận 2012; Tìm hiểu tư
tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh, tạp chí nghiên cứu khoa học 2012. Các
cơng trình nghiên cứu trên đã khai thác từng mặt, từng nội dung tư tưởng
trên các phương diện như văn hóa, triết học, chính trị, đạo đức,…. đồng thời


8

nêu lên những giá trị bài học lịch sử đối với dân tộc ta trong cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc.
Như vậy, việc nghiên cứu tư tưởng canh tân Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với nhiều
phương diện khác nhau, nhưng chưa có cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu
tìm hiểu tư tưởng canh tân về chính trị thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX ở Việt Nam dưới góc độ triết học chính trị, nhằm nghiên cứu một cách
có hệ thống những đóng góp của các nhà canh tân trong lịch sử dân tộc, và từ
đó rút ra ý nghĩa lịch sử của nó.
3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng, phạm vi nghiên cứu của
luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của tư
tưởng canh tân về chính trị thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt
Nam, từ cơ sở đó, luận văn rút ra ý nghĩa lịch sử của tư tưởng canh tân về
chính trị cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Để đạt được mục đích trên đây luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ
chủ yếu sau:
Thứ nhất: Trình bày, phân tích làm rõ các điều kiện, tiền đề hình
thành tư tưởng canh tân về chính trị, thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX ở Việt Nam.
Thứ hai: Trình bày và phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của tư
tưởng canh tân về chính trị, thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt
Nam, từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử của nó.
Đối tượng và phạm vi của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tư tưởng


9

canh tân về chính trị thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung vào tư tưởng canh tân về
chính trị của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Đặng
Huy Trứ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nêu trên, luận văn dựa trên
cơ sở Thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng một số
phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so
sánh và đối chiếu, phương pháp diễn dịch và quy nạp… Trên cơ sở đó kết
hợp hài hịa giữa các phương pháp để làm sáng tỏ các vấn đề mà mục đích,
nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đề ra.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học
Luận văn trình bày một cách hệ thống và khái quát sâu sắc những nội
dung cơ bản tư tưởng canh tân về chính trị thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX ở Việt Nam từ các nhà tư tưởng tiêu biểu: Nguyễn Trường Tộ,
Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Nguyễn An Ninh, từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho công tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam, nội dung
tư tưởng canh tân về chính trị thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đồng


10

thời những đánh giá và ý nghĩa lịch sử mà luận văn rút ra, có thể là những
bài học đối với quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.


11

Chương 1
ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG CANH TÂN VỀ CHÍNH TRỊ, THỜI KỲ
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAM
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CANH TÂN
VỀ CHÍNH TRỊ THỜI KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAM


Lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một trong
những giai đoạn có nhiều biến động. Đó là thời kỳ mà chế độ phong kiến
nhà Nguyễn đã suy tàn, đã thỏa hiệp và cam chịu làm tay sai cho thực dân
Pháp. Đây là giai đoạn đánh dấu bước chuyển Việt Nam từ xã hội phong
kiến, thành xã hội phong kiến nửa thuộc địa, cơ cấu và tính chất xã hội hồn
tồn thay đổi. Trong điều kiện đó, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều nhà tư
tưởng, với những khuynh hướng, phương pháp Canh tân đất nước khác nhau.
Tính chất, khuynh hướng, tư tưởng Canh tân, cải cách trong thời kỳ này, tuy
có khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là cứu dân, cứu nước, giải
phóng dân tộc, phát triển đất nước. Tư tưởng Canh tân, cải cách diễn ra trên
tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục. Trong đó tư tưởng
Canh tân về chính trị biểu hiện sâu sắc, nổi bật nhất trong giai đoạn lịch sử
này. Để hiểu rõ tư tưởng Canh tân về chính trị thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX ở Việt Nam, trước hết cần phân tích làm rõ bối cảnh lịch sử xuất
hiện của nó.
1.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến sự hình thành
tư tưởng canh tân chính trị, thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở
Việt Nam
Lịch sử thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những biến đổi to
lớn. Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, chủ nghĩa thực dân cũ chuyển
sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Các cuộc xâm lược của thực dân đã tác


12

động rất lớn đến độc lập dân tộc của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở
phương Đông. Nhằm chống lại sự bành trướng xâm lược của chủ nghĩa thực
dân, các nước phương Đông, tiêu biểu là Nhật Bản và Trung Quốc đã có
những cuộc canh tân làm chuyển biến tình hình xã hội. Bên cạnh đó, vào đầu

thế kỷ XX, phong trào cách mạng vô sản Nga cùng với phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á tác động rất lớn đến tư tưởng
chính trị Việt Nam.
Sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân cũ cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX làm cho tình hình thế giới biến đổi rất lớn trên tất cả các mặt của
đời sống xã hội, đồng thời cũng đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội
Việt Nam.
Về kinh tế, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra lực lượng sản xuất mới, làm
diện mạo của đời sống xã hội thay đổi. Trong lịch sử xã hội lồi người, nếu
như các giai cấp chủ nơ, phong kiến biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc
sống, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu giải trí, chiến tranh thì đến giai cấp tư
sản là giai cấp đầu tiên trong lịch sử biết áp dụng thành tựu khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển nhanh chóng. Cho
nên, có thể khẳng định, giai cấp tư sản có vai trị rất lớn trong việc mở
đường, phát triển khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát
triển, thể hiện tính cách mạng trong lịch sử. C. Mác và Ph. Ăngghen đánh
giá: “Giai cấp tư sản đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử”
[56, tr.559]. Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một
thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng
sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” [56, tr. 603]. Trong quá trình
phát triển của chủ nghĩa tư bản, do sự phát triển không đồng đều của nó, nên
đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư
bản trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1900 - 1903, dẫn đến tổng khủng


13

hoảng và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất từ năm 1914 đến 1918. Theo,
V.I. Lênin, tính chất cuộc chiến tranh là chiến tranh đế quốc chủ nghĩa nhằm
mục đích cướp bóc các nước khác, bót nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống

trị thế giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc địa [54, tr.18]. Đồng thời
để mở rộng thị trường, các nước tư bản đã tiến hành chiến tranh xâm lược
các dân tộc Phương Đông, dẫn đến sự biến đổi sâu sắc các mặt của đời sống
xã hội như chính trị, văn hóa, xã hội,…ở các nước Phương Đông. Đến cuối
thế kỷ XIX, các nước đế quốc Phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Hà
Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã tiến hành cuộc xâm chiếm thị trường ở
châu Á như Inđônêxia, Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện, Nhật Bản, Trung
Quốc…. Châu Phi như Ai Cập, Allge’rie, Sudan…các nước Mỹ la tinh như:
Mêhicô, Áchentina, Urugoay, Paragoay…
Những năm của thập niên 60 của thế kỷ XIX, các nước đế quốc Mỹ,
Anh, Pháp đã đặt chân sang Nhật Bản địi chính phủ nước này phải mở cửa,
trước hết là để thơng thương và sau đó nhằm áp đặt sự phụ thuộc về chính
trị. Tuy nhiên, đến 1868, khi Thiên Hồng Minh Trị lên ngơi thì Nhật Bản đã
sớm nhận thức được vấn đề Canh tân đất nước và phát triển theo con đường
chủ nghĩa tư bản. Có thể nói nhờ sớm thực hiện Canh tân đất nước mà Nhật
Bản đã sớm ra khỏi khủng hoảng về đường lối chính trị, thốt khỏi sự đe dọa
về độc lập, chủ quyền dân tộc.
Trung Quốc vào thế kỷ XIX, mở đầu bằng cuộc chiến tranh thuốc
phiện lần thứ nhất vào những năm 1840, thực dân Anh mở rộng xâm lược
Trung Quốc bằng sức mạnh quân sự. Sau đó, lần lượt đến đế quốc Mỹ rồi
đến Pháp, Nhật Bản, tiến hành xâm lược Trung Quốc.
Việt Nam, Lào, Campuchia cũng như các nước khác ở Đông Nam Á,
đều bị chủ nghĩa đế quốc nhịm ngó. Đối với Việt Nam, năm 1858 thực dân


14

Pháp nổ súng tấn công, tiến hành cuộc xâm lược, dân tộc ta đứng trước
những thử thách chưa từng có trong lịch sử.
Chủ nghĩa đế quốc đã tiến hành chiến tranh xâm lược các quốc gia,

các dân tộc nhỏ yếu, biến các quốc gia, các dân tộc đó thành thuộc địa và
thực hiện đàn áp, bóc lột hết sức tàn bạo. Điều đó, đặt ra cho các dân tộc, các
quốc gia bị xâm lược, vấn đề chiến lược hàng đầu là tiến hành đấu tranh giải
phóng dân tộc, chống đế quốc. Từ yêu cầu thực tiễn xã hội, đấu tranh giải
phóng dân tộc đã phát triển thành phong trào rộng lớn, có ảnh hưởng rất lớn
đến tư tưởng chính trị, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa. Như vậy, sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến một hệ quả, là sự xuất hiện tất yếu của
chủ nghĩa thực dân trên phạm vi thế giới. Chiến tranh xâm lược của chủ
nghĩa thực dân đã làm cho các dân tộc, các quốc gia bị xâm lược đứng trước
những vấn đề hết sức mới mẻ. Đặc biệt là sự tác động lớn đến hệ tư tưởng
nói chung và tư tưởng chính trị nói riêng.
Do các dân tộc Phương Đơng phát triển chậm, trong khi các nước
Phương Tây đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, các dân tộc Phương
Đông vẫn là những quốc gia phong kiến lạc hậu. Khi xuất hiện nguy cơ bị
chủ nghĩa đế quốc xâm lược, các nước phong kiến hết sức lúng túng trước
những vấn đề sống còn của quốc gia. Thực tiễn sinh động ấy, buộc các nhà
tư tưởng phải giải thích những hiện tượng lịch sử mới nảy sinh. Những quan
điểm, tư tưởng chính trị bảo thủ, khơng cịn phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại và tình hình thực tế của các nước Phương Đông. Hệ tư tưởng phong
kiến đã không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử, giai cấp cầm quyền thì bế
tắc về con đường phát triển của dân tộc. Trước tình hình đó, các dân tộc này
xuất hiện một nhu cầu cấp bách, là cần có một hệ tư tưởng mới phù hợp, đáp
ứng yêu cầu của cách mạng. Cho nên vấn đề mà các nhà tư tưởng quan tâm
chính là những tư tưởng chính trị, nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chủ


15

quyền dân tộc khơng bị xâm phạm? Vì vậy, ở Việt Nam, đặc biệt là khi thực
dân Pháp xâm lược đã xuất hiện sự thay đổi rất lớn về tư tưởng nói chung và

tư tưởng chính trị nói riêng. Trước thực trạng bị xâm lược, nhiều vấn đề như:
dân tộc ta phải theo con đường nào để bảo vệ độc lập dân tộc; giai cấp nào đủ
sức lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc; ngọn cờ tư tưởng nào để định
hướng cho cách mạng Việt Nam chính thể nào phù hợp với yêu cầu thời đại…
Hàng loạt vấn đề mới của thực tiễn cách mạng Việt Nam đòi hỏi sự giải đáp
của lý luận. Vì thế, có thể nói chính sách xâm lược của chủ nghĩa thực dân
Phương Tây, là một trong những yếu tố góp phần rất lớn làm xuất hiện tư
tưởng canh tân về chính trị ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Cùng với sự xâm lược của đế quốc Phương Tây vào các dân tộc ở
Phương Đơng, thì nền văn minh Phương Tây, cũng đã tràn vào quốc gia
Phương Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng. Nền văn minh Phương Tây
ảnh hưởng tới Việt Nam dưới nhiều góc độ, nhiều phương diện như khoa học
kỹ thuật, tư tưởng tiến bộ,…Nhưng tư tưởng giữ vai trò quan trọng nhất tác
động đến tư tưởng Việt Nam là các trào lưu tư tưởng Khai sáng Pháp, thế kỷ
thứ XVII, XVIII, tiêu biểu là các nhà tư tưởng Vônte (1694 - 1778),
Môngtexkiơ (1689 - 1755), Rútxô (1712 - 1778). Trong tư tưởng của Vônte
nổi bật nhất là tư tưởng chống nhà nước quân quyền, nhà thờ và giáo hội,
ơng địi quyền bình đẳng, quyền được tham gia vào công việc nhà nước của
dân chúng. Những quan điểm dân chủ sơ khai của ông trở thành mầm mống
cho phong trào Khai sáng phát triển, đồng thời là ngọn cờ lý luận, tác động
mạnh mẽ đến cuộc cách mạng Pháp 1789. Nhà tư tưởng Khai sáng tiêu biểu
là Môngtexkiơ với các tác phẩm đã làm cho ông nổi tiếng. Theo
Mơngtexkiơ, trong xã hội có giai cấp, quản lý xã hội bằng pháp luật có tính
tất yếu, pháp luật không phải xuất phát và bị chi phối từ một ý chí tối thượng
nào hay từ hư vơ, mà nó có cơ sở và được quy định từ các điều kiện địa lý,


16

lịch sử, xã hội và tinh thần dân tộc. Con người sinh ra có quyền bình đẳng

trước pháp luật, có quyền tham gia vào các công việc của nhà nước. Về thể
chế, theo ơng, nhằm bảo đảm tính cơng bằng, không vụ lợi, bảo đảm pháp
luật không vụ lợi, bảo đảm pháp luật không bị vi phạm, ông chủ trương xây
dựng chế độ dân chủ lập hiến và đưa ra thuyết “tam quyền phân lập”. Theo
thuyết này, quyền lực chính trị được tách thành ba quyền độc lập: quyền lập
pháp, quyền tư pháp, quyền hành pháp, tương ứng với ba quyền này có ba cơ
quan đảm nhiệm và độc lập với nhau. Do đó, các cơ quan này có thể quy
định, chế ước lẫn nhau, khơng có cơ quan nào có thể đứng trên pháp luật và
lạm quyền được. Có thể nói, theo thuyết tam quyền phân lập, các cơ quan
trong bộ máy nhà nước đã dùng quyền lực để đối trọng quyền lực, làm cho
tính tối cao của pháp luật được đảm bảo. Cùng với những tư tưởng tiến bộ
ấy, Rútxô là người kế tục xuất sắc với tác phẩm nổi tiếng Khế ước xã hội,
mục đích của tác phẩm là giải quyết vấn đề tìm một sự liên minh chung, một
hợp đồng để nhà nước và các bên thực hiện được quyền tự do, bình đẳng của
con người trong xã hội. Theo ông, quyền lực tối cao là quyền lực nhân dân
với bốn đặc tính là bất khả phân, bất khả nhượng, bất khả sai lầm và tuyệt
đối. Ý chí của nhân dân là tối cao và được thể hiện ra bằng pháp luật. Về thể
chế chính trị, ông kịch liệt lên án chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng
chế độ dân chủ cộng hòa, chế độ mà nhân dân thực sự nắm quyền lực chính
trị của xã hội.
Các nhà tư tưởng đó với những tư tưởng tiến bộ đã tác động rất lớn tư
duy chính trị của nhân loại. Đối với Việt Nam, những tư tưởng ấy là một
luồng gió mới, kích thích sự tìm tịi, khám phá về một con đường mới, buộc tư
duy chính trị truyền thống phải có những chuyển biến nhất định. Những tư
tưởng tự do bình đẳng địi quyền con người, quản lý con người dựa trên cơ sở
pháp luật,… đáp ứng được nhu cầu bức bách của xã hội nước ta, là phải thay


17


đổi tư duy cũ kỹ, trói buộc tư tưởng xã hội, của hệ tư tưởng Nho giáo. Trong
khi hệ tư tưởng Nho giáo đang lung lay, thì tư tưởng tiến bộ của các nhà khai
sáng phương Tây trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý các nhà tư tưởng Việt
Nam, thôi thúc họ nghiên cứu phát triển những quan điểm lý luận mới.
Bên cạnh sự tác động mạnh mẽ của tư tưởng tiến bộ đến tư duy chính
trị của dân tộc ta, công cuộc cải cách đất nước ở các nước Đông Á và Đông
Nam Á, mà tiêu biểu và khá thành công là Nhật Bản và Trung Quốc cũng
ảnh hưởng rất lớn, góp phần làm hình thành tư tưởng canh tân về chính trị
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
Nhật Bản có chế độ phong kiến kéo dài trong lịch sử, đến giữa thế kỷ
XIX, chế độ phong kiến rơi vào bế tắc, suy thối, nguy cơ khơng thể chống
nổi sự đe dọa từ phương Tây. Để giải quyết tình trạng ấy, Thiên Hồng Minh
Trị đã làm một cuộc cải cách toàn diện xã hội về chính trị, kinh tế, qn sự,
văn hóa, giáo dục, xã hội.
Về kinh tế, Nhật Bản có sự bứt phá mạnh mẽ, đó là phát triển theo
hướng tư bản chủ nghĩa. Nhờ có chính sách kinh tế phù hợp, nền công
nghiệp, nông nghiệp, thương mại, ngân hàng của Nhật Bản đều phát triển
mạnh mẽ.
Về chính trị, để phát triển kinh tế, Nhật Bản thực hiện cải cách thể chế
chính trị theo con đường tư bản chủ nghĩa, tiến hành cải cách dân chủ; các
chủ trương, quyết định của vương triều phải theo cơng luận, thực hiện đồn
kết từ quan chức đến nhân dân, tiến hành phá bỏ hủ tục, quản lý xã hội theo
pháp luật, tiến hành bãi bỏ chế độ đẳng cấp, xóa bỏ đặc quyền của nó. Mặc
dù có những cải cách nhất định, nhưng chế độ chính trị Nhật Bản vẫn là chế
độ tư bản quân phiệt. Nhật bản cũng đã tiến hành xây dựng lượng quân sự
hùng mạnh, hiện đại hóa khả năng bảo vệ chế độ và tăng cường sức mạnh ra
bên ngoài khi cần thiết. Nhờ vào sức mạnh về kinh tế, quân sự, nền ngoại


18


giao Nhật Bản giành lại quyền bình đẳng với các nước tư bản phương Tây,
mở rộng chiến tranh sang Trung Quốc, Nga và ngày càng khẳng định vị thế
của mình trên trường quốc tế.
Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, Nhật Bản - một nước phong kiến
châu Á nhanh chóng vươn lên thành một nước tư bản chủ nghĩa, sánh ngang
với các nước tư bản phương Tây. Để đạt được kết quả đó Nhật Bản phải bắt
đầu từ đổi mới tư duy chính trị, từ sự nhạy bén về thời cuộc để thực hiện bước
chuyển rất căn bản về tư tưởng nói chung và tư tưởng chính trị nói riêng. Sự
chuyển biến này phụ thuộc rất lớn vào tầm tư duy của dân tộc, của các nhà tư
tưởng hay nói cách khác là trình độ của chủ thể đề xuất tư tưởng. Những bài
học từ Nhật Bản như phải coi trọng phát triển công, nông, thương nghiệp; phát
triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất; tiến hành cải cách thể chế chính
trị; tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại; xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, tiến
hành những cải cách về lề lối sinh hoạt,… đã chứng tỏ sự đúng đắn trong việc
chấn hưng, phát triển đất nước. Từ những thành công của công cuộc cải cách,
Nhật Bản trở thành cứu tinh, là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần chống đế
quốc của các dân tộc thuộc địa da vàng, cho nên Trung Quốc, Việt Nam, Thái
Lan, Ấn Độ vv… xuất hiện nhiều phong trào sang Nhật để nghiên cứu và học
tập. Sự phát triển của Nhật Bản không chỉ ảnh hưởng rất lớn trên trường quốc
tế, mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các nước phương Đông. Ảnh hưởng
quan trọng nhất của công cuộc cải cách của Nhật Bản đối với Việt Nam là sự
thay đổi về tư duy chính trị và đường lối, chính sách cụ thể để phát triển đất
nước. Sự nghiệp cải cách Nhật Bản đã thôi thúc các nhà tư tưởng Việt Nam đi
tìm lời đáp cho dân tộc về vấn đề độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
phát triển đất nước, tiếp thu văn minh phương Tây.
Trung Quốc là quốc gia láng giềng của Việt Nam, vào thời Mãn
Thanh, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đi vào con đường suy thoái. Cuộc



19

đụng độ giữa chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản, biến Trung Quốc thành
một nước thuộc địa nửa phong kiến và ngày càng rơi vào cảnh bị các nước
thực dân xâu xé. Trong bối cảnh đó, làm cho xã hội Trung Quốc ngày càng
biến đổi mạnh mẽ trên các mặt kinh tế, xã hội.
Về kinh tế, với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân, ở Trung
Quốc xuất hiện các xí nghiệp, hầm mỏ, bắt đầu hình thành các khu công
nghiệp khai thác, chủ yếu phục vụ cho sự vơ vét của cải của các nước tư bản
xâm lược. Trong khi đó, kinh tế nơng nghiệp của Trung Quốc vẫn là nền
nông nghiệp lạc hậu theo phương thức sản xuất phong kiến, làm cản trở sự
phát triển của công nghiệp. Thủ công nghiệp truyền thống khá phát triển,
nhưng bị thực dân thu mua giá rẻ, chèn ép thị trường nên thị trường rơi vào
tay các nhà tư bản. Nhìn chung nền kinh tế Trung Quốc vẫn là nền kinh tế
lạc hậu, phát triển què quặt, chủ yếu phục vụ cho nền kinh tế tư bản đế quốc.
Về chính trị, triều đình Mãn Thanh khơng chuyển biến kịp với sự phát
triển của thời đại, hệ tư tưởng lạc hậu chi phối cùng với chính sách bảo thủ
của chế độ phong kiến lại làm cho xã hội phong kiến Trung Quốc ngày càng
đi sâu vào con đường suy tàn. Bên cạnh đó, đời sống nhân dân hết sức khổ
cực, cả dân tộc Trung Quốc thảm cảnh “một cổ hai tròng”. Trước thực trạng
trên, cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ của Trung Quốc đề xuất
chủ trương duy tân, nhằm làm thay đổi hiện thực suy tàn của xã hội Trung
Quốc. Người đầu tiên là Hồng Tú Tồn với phong trào Thái bình thiên quốc
địi lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh, thực hiện bình đẳng xã hội, bình
đẳng nam nữ, địi xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất của phong kiến, chia đều
ruộng đất cho dân cày, xây dựng một xã hội khơng có người bóc lột người,
đây là một phong trào nơng dân, nhưng theo xu hướng dân chủ tư sản. Cuộc
cách mạng không thành cơng, sau đó lịch sử Trung Quốc lại xuất hiện sự nổi
dậy mới bằng cuộc chính biến một trăm ngày của Khang Hữu Vi với tư



20

tưởng “biến pháp”. Mục tiêu của phong trào duy tân Trung Quốc đương thời
đã đề cập nhiều nội dung, nhưng cơ bản là phải phát triển khoa học kỹ thuật,
phát triển ngành nghề, trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại, đề cao dân chủ,
phế bỏ quan lại bất lực, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục tiến hành cải cách
theo kiểu phương Tây. Những nội dung duy tân của Khang Hữu Vi đề ra
mặc dù không được thực thi, do bị ràng buộc bởi những điều kiện lịch sử,
nhưng phù hợp với yêu cầu đổi mới của dân tộc Trung Quốc. Phong trào duy
tân của Khang Hữu Vi còn truyền bá các học thuyết chính trị phương Tây, tư
tưởng dân chủ tư sản, tự do, bình đẳng, và phổ biến khoa học tự nhiên. Từ
đó, tạo nên một làn sóng chống lại tư tưởng thủ cựu, lạc hậu của chế độ
phong kiến, thổi một luồng sinh khí mới về tư tưởng vào đời sống xã hội.
Đầu thế kỷ XX, lịch sử Trung Quốc có một sự chuyển biến quan
trọng, đó là cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 do nhà cách mạng vĩ đại Tôn
Trung Sơn lãnh đạo, đã đập tan triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến
Trung Quốc, thiết lập một chế độ chính trị mới, dưới ngọn cờ của giai cấp tư
sản. Cương lĩnh chính trị của Tôn Trung Sơn được đưa ra dựa trên thuyết
Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Mục tiêu
đấu tranh được ông đề ra là: “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa,
Thành lập Dân quốc, Bình quân địa quyền”, và nêu lên ba nhiệm vụ cơ bản:
Lật đổ triều đại Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, thực hiện quyền
bình đẳng về ruộng đất. Lịch sử Trung Quốc trải qua chế độ phong kiến với
thời gian rất dài từ năm 221 trước Công nguyên cho đến 1911, cuộc cách
mạng Tân Hợi đã tạo ra sự thay đổi vĩ đại của lịch sử Trung Quốc. Điều đó
chứng tỏ chế độ phong kiến Trung Quốc đã khơng cịn vai trị lịch sử của
mình, đã phải nhường lại quyền lực, vai trò cho chế độ xã hội mới. Những
cuộc canh tân đổi mới ở Trung Quốc đã tác động mạnh vào nước ta và thức
tỉnh dân tộc Việt Nam cần phải tiến hành đổi mới, cải cách.



×