Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nâng cao trí tuệ cho phụ nữ vấn đề cấp thiết để đào tạo nguồn nhân lực trí thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.97 KB, 8 trang )

Nâng cao trí tuệ cho Phụ nữ - Vấn đề cấp thiết để đào tạo
nguồn nhân lực trí thức
GS. TSKH. Phạm Thị Trân Châu
Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học
Đại học quốc gia Hà Nội

Phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số trên trái đất, đó quả là một con số không
nhỏ và không kém phần quan trọng. Vậy sẽ là rất lãng phí nhân lực trí tuệ cho
xã hội nếu họ không được đào tạo, đầu tư ngang bằng nam giới. Tác giả bài
viết dưới đây là một đại diện giới khoa học nữ, Bà đã đưa ra các minh chứng
cho sự thiệt thịi đó đồng thời cũng đưa ra những quan điểm, cách nhìn mới rất
táo bạo nhưng không kém phần thú vị trong việc đào tạo nữ trí thức trẻ. Theo
Bà, đây là sự đầu tư có hiệu quả thiết thực, lâu dài và có ý nghĩa chiến lược
trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Ngày nay, khi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đang thực sự trở thành
động lực quan trọng của sự phát triển thì việc đầu tư để nâng cao trình độ văn hố
chun mơn nghiệp vụ, phát triển trí tuệ cho mọi người, trong đó có phụ nữ là sự
đầu tư có hiệu quả thiết thực, lâu dài và có tầm quan trọng chiến lược đối với sự
nghiệp cơng nghiệp hố , hiện đại hố đất nước.
Trong q trình phát triển, nhân lực trí tuệ sẽ giữ một vai trị ngày càng quyết định.
Phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số, vì vậy nếu họ khơng được học hành như nam
giới để có một tỉ lệ tương ứng ở các trình độ khác nhau là gây nên sự lãng phí
nhân lực trí tuệ của toàn xã hội.
Người mẹ là người thầy giáo đầu tiên, thường trực, gần gũi nhất của mỗi người.
Nếu không có đủ trình độ văn hố thì làm sao người mẹ có thể tham gia tích cực
vào việc chăm sóc, bồi dưỡng và hướng tuổi trẻ vào việc học tập, trau dồi nghề


nghiệp, phát triển tài năng để tạo ra và luôn bổ sung nguồn nhân lực trí tuệ cho xã
hội. Trí tuệ của phụ nữ khơng phải chỉ cho mình mà còn được trực tiếp nhân lên
cho xã hội qua các thế hệ con cháu. Cũng sẽ không là cường điệu nếu nói rằng,


phụ nữ giữ vai trị có tính chất quyết định đối với vấn đề bảo vệ môi trường tự
nhiên và xã hội, kế hoạch hoá phát triển dân số, bảo vệ các di sản truyền thống văn
hoá dân tộc v.v...
Trong những năm gần đây, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, từ một nền kinh
tế tập trung, bao cấp chuyển dần sang một nền kinh tế thị trường có điều tiết, mối
quan hệ kinh tế - xã hội có những biến đổi quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến lao
động nữ. Trong xã hội, phụ nữ là bộ phận chịu tác động nhanh, nhậy trước những
biến đổi ấy theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Một sự phân công lao
động mới đang được hình thành trong xã hội chúng ta. Một hệ thống dịch vụ cuốn
hút thêm nhiều phụ nữ và cũng đồng thời giải phóng nhiều phụ nữ khác khỏi
những lao động giản đơn và ít hiệu quả hơn so với lao động nghề nghiệp của chị
em. Phụ nữ Việt Nam vốn có những đức tính tốt đẹp như chăm chỉ và cần cù lao
động, nhân hậu, trung thực, ít bị lơi cuốn vào những cuộc tiêu phí xa hoa, tham
nhũng, thì trong thời kỳ đổi mới này đã ngày càng thể hiện rõ hơn năng lực của
mình trong sự nghiệp gi dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh
doanh và quản lý. Mặt khác, với quan hệ mở cửa giao lưu rộng rãi hơn với nhiều
đối tượng trong và ngồi nước, phụ nữ cũng đã có điều kiện thi tài trong nhiều lĩnh
vực, kể cả nghiên cứu khoa học và đã có những cống hiến đích thực được xã hội
công nhận.
Thời gian qua trong lĩnh vực khoa học, giáo dục, y tế, vai trị của phụ nữ quả thật
có những tiến bộ đáng kể. Tỉ lệ nữ trong đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật mặc
dù còn chưa tương xứng với tỉ lệ phụ nữ trong dân số nước ta nhưng cũng đánh
dấu một thành công to lớn của chế độ ta trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Theo
số liệu của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (1999), số lượng và tỉ lệ cán bộ


khoa học nữ có trình độ trên đại học và chủ trì đề tài nghiên cứu được trình bày tại
bảng 1.
Bảng 1
Trình độ


Nữ

Tổng số

Tỉ lệ % nữ trên tổng số
cán bộ cùng trình độ

Tiến sĩ

1605

11.331

14,16

Tiến sĩ khoa học

96

905

10,6

Phó giáo sư

127

3041


4,17

Giáo sư

24

818

2,93

Đề tài, dự án cấp Nhà nước

10

150

6,66

Đề tài, dự án cấp NN độc lập

8

100

8,00

Như vậy, tỉ lệ % nữ từ bậc tiến sĩ lên tiến sĩ khoa học giảm đi gần 1,33 lần, từ bậc
phó giáo sư lên giáo sư giảm gần 1,42 lần (bảng trên). Điều đó chứng tỏ phụ nữ
cũng bị tụt hậu so với nam giới ngay cả sau khi đã có học vị tiến sĩ, học hàm phó
giáo sư. Các tỉ lệ này sẽ cịn thấp hơn nữa trong năm tới vì phần lớn nữ phó

giáo sư, giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học đều trên 55 tuổi.
Đại học quốc gia Hà Nội là một trong những nơi có nhiều phụ nữ là cán bộ đầu
ngành, có trình độ cao cũng có tình hình tương tự (bảng 2).
Bảng 2: Số lượng và tỉ lệ cán bộ khoa học nữ ở Đại học quốc gia Hà Nội


Cơng việc, trình độ

Tổng số

Nữ

Tỉ lệ % nữ trên tổng số
người cùng trình độ

Tổng số

1988

903

45,42

Quản lý và phục vụ

656

368

56,09


Cán bộ giảng dạy

1332

535

40,17

Thạc sĩ

267

126

47,19

Tiến sĩ

419

55

13,13

Tiến sĩ khoa học

55

4


7,27

Phó giáo sư

184

9

4,89

Giáo sư

57

2

3,51

Như vậy, từ trình độ thạc sĩ đến tiến sĩ, tỉ lệ nữ đã giảm gần 3,6 lần, đến tiến sĩ
khoa học giảm đến 6,5 lần. Nếu trong năm nay không có đợt xét phong phó giáo
sư và giáo sư thì đến năm 2001, Đại học quốc gia sẽ khơng có nữ giáo sư.
Tình hình trên ở các trường đại học khác chắc chắn cịn ít khả quan hơn. Nếu nhận
thức vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ là quan trọng, cấp thiết thì việc đào tạo
nhân lực trí tuệ là phụ nữ cịn cấp bách hơn nữa, có lẽ địi hỏi cần có những biện
pháp tình thế.


Tuy nhiên, do nền kinh tế thị trường mới hình thành, với những hoạt động bảo
hiểm và dịch vụ xã hội chưa phát triển tương xứng, mọi gánh nặng trách nhiệm về

đời sống gia đình ln đè lên vai người phụ nữ. Tỉ lệ thất học và mù chữ trong phụ
nữ tăng lên, nữ sinh bỏ học nhiều hơn nam sinh, nữ sinh viên tốt nghiệp cũng khó
xin việc hơn. Trong một số cơ sở, phụ nữ phải thôi việc cũng nhiều hơn nam giới.
Điều đau xót hơn là một bộ phận phụ nữ, kể cả nữ sinh, còn bị lôi cuốn vào các tệ
nạn xã hội. Hiện tượng nữ sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc phó tiến sĩ phải ở nhà
nuôi con, bán hàng, làm thư ký cho các cơng ty khơng cịn là cá biệt nữa.
Điều đó gây lãng phí nhân lực trí tuệ xã hội lớn, đồng thời còn là một thiệt thòi
chung cho nữ giới trong việc phát huy vai trò của phụ nữ và thực hiện quyền bình
đẳng với nam giới trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội.
Nguyện vọng chính đáng của nam nữ thanh thiếu niên hiện nay là có được cuộc
sống sung sướng hơn thế hệ đi trước. Vì vậy đời sống của phụ nữ trí thức cũng là
yếu tố được nữ thanh niên xem xét cẩn thận để quyết định có nên trở thành phụ nữ
trí thức hay không. Nếu một bộ phận lớn nữ thanh niên khơng muốn trở thành phụ
nữ trí thức thì vai trị của phụ nữ trí thức trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp
hố - hiện đại hố đất nước sẽ bị hạn chế. Vì vậy các chế độ, chính sách đãi ngộ
đối với trí thức nói chung và phụ nữ trí thức nói riêng hiện nay cịn có ý nghĩa
quan trọng như tạo ra một mục tiêu phấn đấu cho thế hệ phụ nữ trí thức trẻ.
Để khắc phục nhanh chóng tình trạng tỷ lệ phụ nữ cịn q thấp (khoảng 14%) ở
những bậc học càng cao (từ tiến sĩ trở lên), cần có những chính sách và chế độ đặc
biệt chẳng hạn như cho phép tất cả sinh viên nữ học khá giỏi trở lên được tiếp tục
học cao học và nghiên cứu sinh (NCS). Đối với các nữ sinh viên có ý chí trong
cơng tác khoa học và muốn được tiếp tục làm khoa học cần có chế độ học bổng
riêng.
Trong những trường hợp có giới hạn về tỉ lệ, ví dụ tỉ lệ số người được học bổng, tỉ
lệ sinh viên cao học được chuyển tiếp học NCS nên tính tỉ lệ riêng cho nam và cho


nữ. Theo quy định hiện hành, chỉ 10% học viên cao học được chuyển tiếp NCS,
nên chăng lập danh sách nam, nữ riêng và giữ cho nữ đủ 10% của tổng số nữ ?.
Khi tuyển các học sinh, học viên cao học, NCS đi nước ngoài tham dự các lớp

huấn luyện ngắn hạn hoặc dài hạn có lẽ cùng cần theo nguyên tắc trên. Nếu số
người nữ đạt tiêu chuẩn chưa đủ thì nên tổ chức lớp bồi dưỡng cho họ đạt tiêu
chuẩn. Nên xem đây không phải là biện pháp vì quyền lợi riêng của phụ nữ mà vì
sự phát triển của đất nước. Uỷ ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp cần phát huy
sáng kiến để kiến nghị với chính quyền tìm các giải pháp thích hợp với điều
kiện thực tế.
- Cho phép các kỹ sư, cử nhân nữ được trở lại tiếp tục học các bậc cao hơn với
tuổi cao hơn tuổi quy định cho nam (vì phụ nữ cịn bận làm vợ, làm mẹ ...). Có thể
các Uỷ ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, các bộ ngành cần đặt ra các chỉ tiêu
cụ thể về số lượng cán bộ nữ được tiếp tục đào tạo để có nhiều hơn các kỹ sư, cử
nhân nữ đang công tác được tiếp tục trở về trường học thêm, hoặc nữ cán bộ
đương chức hoàn thành các bậc học cao hơn.
Trong các trường phổ thơng, cao đẳng cũng cần có những chơng trình giáo dục,
hoạt động riêng cho nữ về giới, cách tổ chức cuộc sống gia đình khoa học, hiện
đại, văn minh, giữ được bản sắc dân tộc, để đào tạo lớp nữ trí thức trẻ biết kết hợp
tốt cả hai nhiệm vụ gia đình và xã hội.
Để xây dựng thế hệ phụ nữ trí thức mới cũng cần giúp nhau hạn chế ảnh hưởng
của xu hướng thực dụng trong trí thức, để họ quan tâm hơn đến con đường phát
triển lâu dài, khỏi phí hồi những tài năng khoa học nữ trẻ mà hiện nay khơng phải
là số ít.
- Bên cạnh việc chuẩn bị thế hệ phụ nữ trí thức trong tương lai, việc tận dụng khai
thác chất xám, phát huy vai trị của đội ngũ phụ nữ trí thức đương đại cũng cần
được xem trọng vì lực lượng này khá mỏng.


- Trong cơng tác của cán bộ nữ trí thức nói chung cũng như việc lựa chọn cán bộ
nữ vào các cấp quản lý nói riêng cũng phải tính đến một quan điểm đánh giá, nhận
xét đối với phụ nữ sao cho phù hợp với những điều kiện thực tế của phụ nữ Việt
Nam. Chẳng hạn với phụ nữ trí thức, do phải thực hiện nhiệm vụ làm mẹ, nếu theo
đúng kế hoạch chỉ có 2 con thì ít ra cũng bị chững lại khoảng 5 năm sau khi tốt

nghiệp đại học, do đó đối với phụ nữ, lứa tuổi sau 40 là lứa tuổi rất thích hợp để
phát huy tác dụng nghề nghiệp, học vấn, đóng góp cho xã hội. Vì vậy giới hạn tuổi
để tuyển NCS đối với nữ nên cộng thêm 5 tuổi, cũng như không nên quy định
đồng loạt tuổi về hu cho phụ nữ trí thức sớm hơn nam 5 tuổi. Có như vậy mới có
thêm nhiều nữ trí thức có trình độ cao cho tương lai và đảm bảo cho các nữ trí
thức có trình độ cao tiếp tục cống hiến cho xã hội, cho sự nghiệp bình đẳng nam
nữ.
Do lực lượng cán bộ khoa học của ta còn bất cập so với yêu cầu của sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, do đó cần tổ chức tốt sự hợp tác giữa các
nhà khoa học trong và ngoài nước, các thế hệ khoa học nhiều tuổi và lớp trẻ, để
khai thác thế mạnh của mỗi thế hệ nhằm hợp sức giải quyết những vấn đề khoa
học của đất nước. Nếu việc đào tạo nhân lực cho tương lai là "gieo mầm, trồng
cây chờ ngày ăn quả" thì hãy quan tâm đúng mức đến việc "thu hoạch" và "bảo
quản sau thu hoạch" những gì đang hiện hữu, có nghĩa là cần khai thác có hiệu quả
lực lượng khoa học đương thời.
Với những người được gửi đi nước ngoài đào tạo cũng cần có những chính sách
thoả đáng, tạo điều kiện để họ phát huy được vốn kiến thức đã học được, phục vụ
tốt đất nước sau khi "thành tài".
Để phát huy đến mức tối đa "nội lực" trong lĩnh vực khoa học, có lẽ phải hết sức
xem trọng hình thức "du học tại chỗ", nghĩa là tổ chức nhiều lớp đào tạo huấn
luyện ngắn hạn, mời các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy. Tổ chức nhiều
phịng thí nghiệm hỗn hợp Việt Nam - nước ngoài, để thực thi các đề tài nghiên
cứu giải quyết các vấn đề của Việt Nam. Nếu đã chủ trương đầu tư kinh phí cho


việc gửi đi đào tạo ở nước ngồi, thì cũng nên giành một lượng kinh phí thích
đáng cho các hình thức "du học tại chỗ". Kết quả các hoạt động này là hiện hữu vì
sẽ ít hoặc khơng bị tổn thất "sau thu hoạch", trong khi đó khó lịng đảm bảo để mọi
người được đào tạo ở nước ngoài về nước phục vụ đúng hạn, và cũng khó lịng
đảm bảo để họ làm việc được ngay với điều kiện trong nước và những đề tài của

Việt Nam.
Nếu không phải là chủ quan, thì có thể nói rằng đa số các nhà khoa học nói chung
cũng như nữ trí thức chúng tơi thường khơng địi hỏi những lợi ích vật chất, lợi ích
kinh tế quá mức mà xã hội chưa phát triển của chúng ta có thể đáp ứng. Trong khi
đó thì lợi ích tinh thần, lợi ích chính trị và xã hội đối với các nhà khoa học nữ lại
có phần tế nhị và có những đặc điểm riêng. Sự động viên tinh thần của những
người thân trong gia đình và xã hội có một tác dụng khá quan trọng. Vì vậy, chúng
tơi muốn được bày tỏ nguyện vọng tha thiết của phụ nữ làm công tác khoa học đối
với các tổ chức hữu trách và các đồng nghiệp nam là: Hãy vận dụng mọi biện pháp,
bằng nhiều hình thức khác nhau để tạo điều kiện, động viên giúp đỡ các đồng
nghiệp nữ tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ nhiều hơn nữa.
Phải chăng nên xem xét việc thu hút nhiều hơn nữa lực lượng phụ nữ vào các hoạt
động khoa học và công nghệ là vấn đề có tính chất chiến lược, đối với sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Như vậy, trong quá trình đổi mới phơng
thức xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chúng ta cần
xem xét vấn đề này đúng với tầm quan trọng của nó.
Trên đây là một số đề đạt xuất phát từ những ý kiến đóng góp của nhiều phụ nữ trí
thức, mong rằng chúng ta sẽ tìm được những biện pháp có hiệu quả nhằm góp
phần thực thi triệt để những chính sách, chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc
hội, Nhà nước vào cuộc sống để phụ nữ được phát triển tài năng trong khoa học và
cơng nghệ, có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiên đại hoá
đất nước.
Biên tập: Nguyễn Thị Hương Giang



×