Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài nguyên sinh vật ở tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.18 KB, 7 trang )

Tài nguyên sinh vật ở tây nguyên
GS.TS Đặng Huy Huỳnh
Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật
Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia

Tây Nguyên là vùng có tính đa dạng sinh học cao, với hơn 3600 loài thực vật
bậc cao, hơn 700 loài động vật, trong đó có nhiều lồi đặc hữu, q hiếm và tất
nhiên cịn nhiều lồi đến nay chưa điều tra xác định được. Thế nhưng nguồn
tài nguyên sinh vật này đang cạn kiệt dần, mà ngun nhân của nó lại do chính
con người gây ra. Để bảo vệ được nguồn tài nguyên quý giá này, cùng với
những giải pháp về khoa học và công nghệ, trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, chúng ta cần đặt vấn đề bảo vệ rừng lên hàng đầu.
Tây Nguyên là một trong bảy vùng tự nhiên kinh tế của đất nước. Là một vùng
được thiên nhiên ưu đãi về mặt tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên sinh
vật. Rừng và đất rừng chiếm một diện tích lớn nhất so với cả nước. Với 3442 180
ha rừng và đất rừng, là địa bàn cực kỳ quan trọng về môi trường sinh thái đối với
các tỉnh Duyên hải miền Trung và vùng rừng đầu nguồn Mê Kông. Tây Nguyên
cũng là nơi hội tụ chung sống của nhiều dân tộc. Đa dạng về sắc thái, văn hóa độc
đáo, đồng thời đây cũng là nơi đầy khó khăn, nhất là khi nền kinh tế thị trường
phát triển. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó nhằm góp phần làm luận cứ khoa học
cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách phù hợp cũng như làm cơ sở cho
việc đầu tư để tạo đà phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên; trong những năm
1996-1999 trên cơ sở kế thừa các tư liệu đã có của các chương trình điều tra tổng
hợp trước đây và kết hợp với nhiều chuyến khảo sát chúng tôi đã có được kết quả
về diễn biến tài nguyên sinh vật Tây Nguyên.


1. Tài nguyên thực vật.
Theo thống kê của các nhà thực vật học ở Tây Ngun có 3600 lồi thực vật bậc
cao có mạch thuộc 1200 chi và 230 họ. Trong đó có nhiều lồi đặc hữu, nhiều lồi
có nguồn gốc tại chỗ, khơng ít các lồi cổ cịn sống sót lại. Nhưng theo dự đốn
nếu được nghiên cứu thêm thì số lồi thực vật bậc cao có mạch trong các hệ sinh


thái sẽ lên đến khoảng 4500 lồi, đó là chưa kể đến rêu và thực vật bậc thấp. Như
vậy trung bình mỗi chi có 3 lồi, mỗi họ có ít nhất 5 chi và 15 lồi. Đặc biệt các
lồi dương xỉ có tới 380 lồi, ngành ngọc lan chiếm đến 86% số loài đã biết ở Việt
Nam, ngành thơng có 28 lồi. ở hệ sinh thái rừng ẩm thường xanh cấu trúc rừng
nhiều tầng (5 tầng). Trong đó tầng cỏ quyết, cây bụi rất phong phú là bức thảm
bảo tồn được nguồn nước, chống rửa trôi đất cực kỳ quan trọng trong hệ thống
rừng đầu nguồn, 3/4 số loài thực vật mọc tự nhiên trong các hệ sinh thái nhất là
rừng ở độ cao từ 600 m trở lên. Đây là những nhóm cây quan trọng tạo nên tính đa
dạng và phong phú của hệ thực vật và tài nguyên thực vật với 6 ngành: Ngành hạt
kín (3042 loài thuộc 183 họ); hạt trần (28 loài, 6 họ); lá thơng (5 lồi, 1 họ); tháp
bút (1 lồi, 1 họ); thơng đất (9 lồi, 2 họ) và ngành dương xỉ (380 loài, 30 họ). Hệ
thực vật ở Tây Nguyên rất phong phú và đa dạng, gần bằng 1/2 số lồi có ở Đơng
Dương. Tuy vậy trong 6 ngành thực vật nói trên vẫn cịn nhiều lồi cịn dấu ấn
trong các hệ sinh thái khác nhau mà chúng ta chưa kiểm kê được. Với hệ thực vật
đa dạng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau ở đây chỉ xin nêu một số dạng tài
nguyên chủ yếu có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội :
+ Nhóm cây gỗ, có tới trên 700 lồi có đường kính thân từ 20 cm trở lên thuộc 86
họ chiếm khoảng 70% số loài cây cho gỗ ở nước ta. Trong đó phải kể đến họ
thơng có 5 lồi có kích thước lớn, số lượng cá thể nhiều và mọc tập trung thành
những khu rừng thơng thuần loại có trữ lượng gỗ rất lớn. Họ dầu có khoảng 25
lồi đều là những cây gỗ to, gỗ trung bình tạo nên tổ thành cây gỗ của rừng
nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng nửa rụng lá cây lá rộng (rừng khộp).


+ Nhóm cây thuốc có tới 1009 lồi. Trên địa bàn mỗi tỉnh có từ 800-900 lồi. Đây
là vốn gen rất quan trọng được cộng đồng người dân tộc sử dụng từ lâu đời để
chữa bệnh. Số loài cây làm thuốc tập trung nhiều trong họ cúc, họ ngũ gia bì, họ
bạc hà, họ trúc đào, họ ơ rơ, họ đơn nem, họ cà phê, họ đậu... Các lồi có trữ lượng
cao như vàng đắng, sa nhân, thiên niên kiện, sâm bổ chính, địa liền, mã tiền, đẳng
sâm, đặc biệt lồi sâm Ngọc Linh là lồi dược liệu có chất lượng tốt, hàm lượng

hoạt tính sinh học cao.
+ Nhóm cây cảnh có tới 250 lồi thuộc họ phong lan, nhiều loài lan đẹp nổi tiếng
trong và ngoài nước như lan hoàng thảo, lan hài, lan lọng, lan sứa, lan lá gấm...
Ngồi phong lan cịn có hàng trăm lồi cây cảnh được gây trồng rộng rãi trong
nhân dân.
+ Các loài cây khác, nhiều lồi làm rau xanh (mang đặc điểm ơn đới), làm thức ăn
cho gia súc, làm thức ăn cho động vật hoang dại, nhiều loài cây cho sợi, cho chất
tamin, chất nhuộm màu, cho các hoạt chất sinh học dùng làm thuốc trừ sâu (thuốc
thảo mộc) và các nguồn lâm sản khác.
+ Nhóm cây trồng cũng rất phong phú bao gồm hơn 300 lồi trong đó 3/4 là những
lồi nhập nội, là những cây lương thực, thực phẩm, ăn quả và cây cơng nghiệp.
+ Nhóm cây q hiếm cần được bảo vệ. Cho đến nay đã xác định được 39 lồi
thuộc 2 nhóm đang có nguy cơ bị tiêu diệt (E) và một số loài trở nên rất nguy cấp
nếu như khơng có biện pháp bảo vệ.
Hệ thực vật và tài nguyên thực vật Tây Nguyên rất đa dạng và phong phú về thành
phần loài, giàu về chủng loại tài ngun. Chúng đã và sẽ góp vai trị rất lớn trong
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ mơi trường hiện nay và trong những năm đến.
Chính nguồn tài nguyên này cũng phần nào phản ánh đầy đủ đặc điểm, tính chất
phong phú, mầu mỡ của lớp thổ nhưỡng Tây Nguyên.


2. Tài nguyên động vật.
Sự đa dạng và phong phú các kiểu rừng và thành phần loài thực vật ở Tây Ngun
là mơi trường rất thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của hệ động vật, là nơi
gặp gỡ của các nhóm động vật có nguồn gốc khác nhau, ngồi một số lồi đặc hữu
của vùng Đơng Nam á.
Về thành phần loài, các kết quả nghiên cứu đã thống kê: Thú rừng có 105 lồi
(thuộc 30 họ, 12 bộ); chim rừng (375 lồi, 42 họ, 18 bộ); bị sát (94 loài, 16 họ, 3
bộ); lưỡng cư (48 loài, 6 họ, 2 bộ) và cá (96 loài). Như vậy mới chỉ thống kê 5
nhóm động vật có xương sống, đã có tới 718 lồi có mặt ở nhiều vùng cảnh quan

sinh thái khác nhau, nhất là các loài thú có kích thước lớn phân bố hạn hẹp trong
một số khu vực Kon Hà Nừng, Tiêu Tẹo (Gia Lai), Sa Thầy (Kon Tum), Yok Đôn,
Nam Ca (Đắc Lắc), Bidúp (Lâm Đồng) và đây cũng là những trung tâm còn lưu
giữ một số lồi thú lớn như: Voi, bị tót, bị rừng, trâu rừng, hổ, báo, nai, sói đỏ,
mang lớn, hươu cà tong, tê giác 1 sừng...
Tây Nguyên có đủ các đại diện của 12 bộ thú có ở nước ta (226 lồi). Do đặc điểm
địa hình, khí hậu và thảm thực vật vừa mang tính chất nhiệt đới, cận nhiệt đới và á
nhiệt đới núi cao, vừa có rừng nhiệt đới ẩm thường xanh cây lá rộng, rừng khộp
hay rừng khơ nửa rụng lá, vừa có rừng cây lá kim và rừng hỗn giao tre nứa gỗ, do
đó Tây Nguyên là nơi hội tụ của nhiều loài thú rừng. Từ các khu vực khác nhau
chẳng hạn các loài thuộc yếu tố Nam Trung Hoa và ấn độ - Mianma thể hiện yếu,
yếu tố cận nhiệt đới ấn Độ - Mã Lai thể hiện mạnh bởi nhiều đại diện của bộ móng
guốc ngón chẵn. Yếu tố đặc hữu khu vực cũng thể hiện bởi sự có mặt lồi bị xám
(Bos sauveli), một loài thú đặc hữu rất hiếm ở khu vực rừng của các nước Đông
Dương mới được phát hiện vào năm 1937. Đây là 1 loài thú rừng đang được các tổ
chức quốc tế quan tâm tìm hiểu.
Tây Nguyên là vùng duy nhất của nước ta hiện nay còn nhiều lồi thú q hiếm:
Tê giác một sừng, nai cà tơng, hươu vàng, bị rừng, bị tót, hổ và nhiều lồi khác...
Bò xám cho đến nay tuy chưa xác định rõ nơi cư trú của chúng, nhưng Tây


Ngun là vùng có các điều kiện sinh thái thích hợp đối với sự tồn tại của loài thú
quý hiếm này.
Cho đến năm 1995, rừng tự nhiên ở Tây Nguyên cịn khoảng 3100 000 ha, chiếm
55,25% tổng diện tích tự nhiên tồn vùng (5612000 ha), nhưng diện tích rừng
ngun sinh, rừng già chỉ còn lại chủ yếu ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn
thiên nhiên và trên các đỉnh núi cao khó khai thác. Phần lớn diện tích rừng tự
nhiên cịn lại là thứ sinh do bị khai thác đang phục hồi và tái sinh lại, do đó vẫn
đảm bảo được tính đa dạng và phong phú của động vật rừng. Mất rừng và tệ nạn
săn bắn bừa bãi đã làm cho số lượng cá thể của các loài giảm rất nhanh hoặc biến

mất ở từng khu vực. Đó là chưa kể đến một diện tích rừng rộng lớn bị ảnh hưởng
chất độc hố học.
3. Vai trị của đa dạng sinh học đối với cuộc sống cộng đồng.
+ Đối với 37 dân tộc sống trên mảnh đất Tây Nguyên, thì từ xa đến nay nguồn
sống chủ yếu của cộng đồng là các dạng tài nguyên sinh vật (cỏ cây hoa lá và các
lồi động vật). Chính rừng và tài nguyên rừng là ngôi nhà của họ. Người dân cần
rừng, họ cũng đã từng có ý thức bảo vệ ngôi nhà của họ tức là bảo vệ rừng, chỉ
khai thác khi cần thiết với một số lượng nhất định để làm nhà, củi đun, nếu hướng
dẫn chu đáo thì sự tiêu hao này có khả năng phục hồi được. Điều đáng lo ngại là
một số người chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ra sức khai thác một cách vô tổ
chức để trồng cây công nghiệp dài ngày (cà phê, cao su, điều). Từ đó làm diện tích
rừng bị mất hàng năm đều lớn hơn diện tích rừng trồng được. Nghiêm trọng nhất
là ở tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Gia Lai. Tại Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 1994
diện tích rừng giảm 274439 ha bình qn mỗi năm mất trên 15000 ha. Đặc biệt chỉ
trong 6 năm (1976-1982) đã mất 166340 ha trung bình mỗi năm mất gần 28000 ha.
Tỉnh Gia Lai trong 5 năm từ 1987 đến 1992 diện tích rừng giảm 87542 ha bình
qn mỗi năm mất 17000 ha, trong đó hầu hết là rừng giàu và rừng trung bình.
Nhìn chung, từ năm 1976 đến năm 1990 diện tích rừng giảm 325600 ha tức là
giảm 8,7%. Trong những năm gần đây độ che phủ tiếp tục giảm do diện tích rừng


suy giảm. Nếu nạn phá rừng không được ngăn chặn kịp thời có hữu hiệu thì dự
đốn đến năm 2010 Tây Nguyên sẽ mất thêm 1 triệu hecta rừng. Đây là tình trạng
suy giảm nghèo kiệt nguồn tài nguyên sinh học đáng báo động. ý thức rằng, rừng
là tiềm năng thực thụ, một nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa
bệnh, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu... điều đặc biệt quan trọng đối với đất nước
đó là ngân hàng gen cực kì quý hiếm mà thiên nhiên nhiệt đới đã dày cơng tàng trữ,
đó là nguồn ngun liệu di truyền góp phần cải tạo giống đã được ni trồng
truyền thống, mà qua quá trình lâu dài đã và đang bị thối hóa nghiêm trọng. Theo
nguồn tài liệu của Hội đồng mơi trường và phát triển quốc tế thì khoảng 50% số

thuốc chữa bệnh hiện nay trên hành tinh chúng ta là có nguồn gốc từ các lồi thực
vật, động vật hoang dã.
Như vậy cịn rất nhiều lồi cịn nằm trong thiên nhiên mà chúng ta chưa biết được
hết. Cần lưu ý các lồi cịn bí ẩn đó phần lớn chứa đựng trong các hệ sinh thái
rừng nhiệt đới, trong đó có rừng nhiệt đới Tây Ngun. Vì vậy việc tiếp tục thăm
dị tìm kiếm các chất có trong nguồn tài nguyên sinh vật nhiệt đới Tây Nguyên
nhằm mục tiêu phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một cách lâu bền
là vô cùng quan trọng. Nhưng rất tiếc rằng, trong khi chúng ta chưa có sự hiểu biết
đầy đủ về giá trị khoa học, kinh tế của các dạng tài nguyên thì số lượng của nhiều
loài đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Bởi vì đặc điểm cấu trúc thảm thực vật,
hệ động vật trong các hệ sinh thái nhiệt đới là thành phần loài đa dạng phong phú.
Nhưng số lượng cá thể của từng lồi thường hạn chế. Vì vậy nếu khai thác khơng
hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng kiệt quệ nhanh chóng.
4. Kiến nghị
Trong vịng 20 năm trở lại đây việc khai thác tài nguyên sinh vật ở Tây Nguyên đã
dẫn đến sự suy thoái chất lượng đa dạng sinh vật, làm mất cân bằng sinh thái và
cảnh quan môi trường. Bảo vệ đa dạng sinh vật cần được đặt ra với quan điểm
phát triển bền vững. Nghĩa là bảo vệ cho được các hệ sinh thái, những loài thực
vật, động vật đang tồn tại trong từng khu vực, khôi phục số lượng của một số loài


đã bị giảm trong thời gian qua. Chúng tôi cho rằng để đạt được mục tiêu bảo vệ và
phát triển lâu bền nguồn tài nguyên sinh vật cần phải tiến hành các giải pháp sau
đây:
+Bảo vệ nguyên vi (In situ).
Hiện nay với hệ thống 1 vườn quốc gia và 9 khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn 4
tỉnh với tổng diện tích khoảng 227 000 ha đã góp phần bảo vệ nguyên vi đa dạng
sinh vật, bảo vệ cảnh quan. Vì các lồi động vật cỡ lớn có nhu cầu khối lượng thức
ăn hàng ngày nhiều, do đó diện tích vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên cần
được mở rộng ít nhất trên 30000 ha/mỗi vườn mới có thể đảm bảo phát triển số

lượng cá thể của các loài thú lớn. Nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm khơng
chỉ có trong vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên mà tồn tại cả ở những vùng
khác. Vì vậy trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội - bảo vệ môi trường, các
huyện các xã cũng cần phải giành lại những băng rừng bảo vệ riêng. Tạo một hệ
thống tự nhiên, bảo vệ của từng bản làng, từng xã, từng huyện.
+ Bảo vệ chuyển vi, là giải pháp bảo vệ nguồn gen một cách tích cực. Cần
phát triển những trang trại trồng cây cảnh, cây thuốc hoặc ni thuần dỡng
những lồi động q hiếm.
+ Việc bảo tồn các nguồn gen đa dạng sinh vật cần phải được quan tâm, trước hết
đối với các loài quý hiếm, lồi có chứa hoạt tính sinh học cao, các lồi có vai trị
giữ nước, bảo vệ chống xói mịn v.v...
+ Cần có biện pháp kiểm tra chặt chẽ để chấm dứt tình trạng mua bán trái phép các
lồi có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Cần có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ, nhất là với các nước láng giềng Trung Quốc,
Lào, Cămpuchia, Thái Lan trong sự nghiệp bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ hệ
thống các khu vực bảo tồn thiên nhiên, tổ chức khu bảo vệ đa dạng sinh học liên
quốc gia ở vùng ngã ba Đông Dương.
Biên tập: Nguyễn Công Mai



×