Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Suy nghĩ về đặc điểm của quan hệ kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.54 KB, 6 trang )

Suy nghĩ về đặc điểm của quan hệ kinh tế
đối ngoại ở nước ta hiện nay
TS Vũ Thanh Chế
Học viện chính trị qn sự
Bộ quốc phịng

Trong những năm gần đây kinh tế đối ngoại của nước ta đạt được nhiều thành
tựu khá khả quan. Trong tiến trình hội nhập hơn lúc nào hết chúng ta phải mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Thế nhưng làm thế nào để quan hệ kinh tế đối
ngoại được mở rộng đa phương lẫn đa dạng mà vẫn giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa, đó là chủ đề mà tác giả bài viết cần trao đổi tới bạn đọc.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại đã được khái quát thành một
trong ba nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Hiện tại việc mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và thế giới không
phải là vấn đề bàn luận nên hay không nên. Vấn đề quan trọng cần phải tiếp tục
bàn luận là làm thế nào để quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng cả về tính đa
phương lẫn tính đa dạng với một chất lượng và trình độ mới nhưng vẫn giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm cho nền kinh tế có quan hệ ngày càng sâu
và rộng với nền kinh tế thế giới nhưng khơng bị "hịa tan". Để đạt được điều đó,
việc tiếp tục nhận thức về những đặc điểm mới của quan hệ kinh tế đối ngoại ở
nước ta hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Đặc điểm của quan hệ kinh tế đối ngoại ở mỗi nước trong mỗi thời kỳ phụ thuộc
chặt chẽ vào đặc điểm quốc tế mà trước hết là đặc điểm quan hệ kinh tế đối ngoại
của các nước trên thế giới và đặc điểm của dân tộc trong thời kỳ đó. Kinh tế đối
ngoại của ta hiện nay, dới góc độ kinh tế chính trị, ngồi những đặc điểm lớn
mang tính thời đại và tồn cầu cịn phải tính đến những đặc điểm cụ thể sau đây:


Thứ nhất, quan hệ kinh tế đối ngoại theo cơ chế thị trường với nhiều kiểu, nhiều
trình độ khác nhau, tạo nên tính khơng đồng nhất, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Tùy
từng lúc, từng nơi, từng việc, từng đối tác mà nổi trội ở mặt này hay mặt khác.


Như chúng ta đã biết, ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ nhiều
mặt mà trước hết là kinh tế giữa các quốc gia trên khắp thế giới, người ta đã dùng
nhiều thuật ngữ để chỉ hiện tượng đó: Tồn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế, quốc tế hóa kinh tế, nhất thể hóa kinh tế. Mỗi thuật ngữ đều nhấn
mạnh đến mặt này hay mặt khác, song giữa chúng đều có chung một điểm là nói
lên mối quan hệ kinh tế vượt qua khỏi phạm vi mỗi quốc gia. Xét về mặt đó,
những thuật ngữ nêu trên đều phản ánh dạng này hay dạng khác, trình độ này hay
trình độ khác của quan hệ kinh tế đối ngoại trên thế giới được mở rộng ra cả về
tính đa phương lẫn tính da dạng và cơ chế vận hành. Sự vận hành có tính chung
nhất trong quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước trên khắp thế giới là cơ chế thị
trường. Tuy nhiên, cơ chế đó cũng khơng phải là thuần nhất mà bao gồm nhiều
kiểu, nhiều trình độ khác nhau: Cơ chế thị trường trong mơ hình kinh tế thị trường
hỗn hợp, cơ chế thị trường trong mơ hình kinh tế thị trường xã hội, cơ chế thị
trường trong mơ hình kinh tế thị trường tự do cũng cịn được áp dụng ở các mức
độ khác nhau; trình độ cơ chế thị trường của những đối tác có nền kinh tế thị
trường phát triển, trình độ kinh tế thị trường của những đối tác mới bước vào nền
kinh tế thị trường. Kinh tế đối ngoại của ta theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hôị chủ nghĩa, hơn nữa chúng ta lại mới bước
vào cơ chế đó. Trong mỗi kiểu, mỗi trình độ của cơ chế thị trường, đối tác mang
những "phong cách", "luật chơi" riêng khi tham gia kinh tế đối ngoại. Điều đó ít
nhiều đã nói lên tính khơng đồng nhất về cơ chế thị trường trong quan hệ kinh tế
đối ngoại của các đối tác, cũng như giữa ta với các đối tác. Đồng thời cũng nói lên
tính phức tạp trong cạnh tranh và đấu tranh giữa các đối tác trong quan hệ kinh tế
đối ngoại.


Trong cơ chế thị trường nhiều kiểu, nhiều trình độ, vừa hợp tác vừa cạnh tranh,
vừa hợp tác vừa đấu tranh như vậy. Việc trụ vững và phát triển hay không trụ
vững và phát triển của các cơ sở, các doanh nghiệp tham gia kinh tế đối ngoại phụ
thuộc vào sức cạnh tranh nội sinh của nó. Trong sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế

đối ngoại, chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố chất lượng hàng hóa và dịch vụ, yếu tố
thời gian, yếu tố nâng cao giá trị gia tăng, hạ giá thành trong hàng hóa và dịch vụ
để có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều đó thúc bách các doanh nghiệp
tham gia kinh tế đối ngoại tiến hành đổi mới một cách sâu rộng và nhanh chóng để
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Sức ỳ của doanh nghiệp tham gia
kinh tế đối ngoại thể hiện ở việc không tiến hành đổi mới sâu rộng và sự đổi mới
ấy không kịp thời sẽ bị thị trường quốc tế loại bỏ ra khỏi quan hệ.
Thứ hai, cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) thế giới đã đạt được những
kết quả rất cao và nhanh, đặc biệt là cách mạng tin học và cách mạng sinh học, tạo
ra lực đẩy cùng thời cơ to lớn cho hoạt động kinh tế đối ngoại nước ta nhằm tiếp
cận những thành tựu mới về KH&CN, rút ngắn khoảng cách về trình độ lực lượng
sản xuất và năng suất lao động giữa nước ta so với các nước khác trên thế giới
cũng nh trong khu vực. Nắm vững thời cơ đó, trong khi chú ý cơng nghệ nhiều
trình độ, kinh tế đối ngoại phải hướng vào mạnh vào các lĩnh vực KH&CN mũi
nhọn, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ tin học, góp phần đẩy nhanh
tốc độ phát triển tiềm lực KH&CN của nước ta.
Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, tiềm lực KH&CN của mỗi quốc gia
quyết định sức mạnh, vị thế và ảnh hưởng không nhỏ đến giữ vững tính độc lập tự
chủ của quốc gia đó. Cũng từ thực tế cho thấy, trong điều kiện ngày nay, nếu chỉ
dựa vào các nước phát triển cũng không có một quốc gia nào có thể tạo ra được
một tiềm lực KH&CN mạnh thực sự. Bởi vậy, nếu tách mình ra khỏi quan hệ hợp
tác quốc tế cũng như quá dựa dẫm vào quan hệ đó đều dẫn đến kết quả như nhau
là không thể tạo ra một tiềm lực KH&CN mạnh thực sự của quốc gia. Chính điều
đó đòi hỏi kinh tế đối ngoại phải nắm vững thời cơ đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên


lĩnh vực KH&CN hướng tới việc phát triển và phát huy mạnh mẽ năng lực
KH&CN nội sinh, từ việc nhập khẩu công nghệ tiến tới tự cải tiến dần, đến cải tiến
toàn bộ, làm thay đổi về chất các thiết bị cơng nghệ vốn có trong nền kinh tế và tự
chế tạo được thiết bị cơng nghệ với trình độ cao.

Thứ ba, kinh tế đối ngoại của ta với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế ngày
càng được mở rộng và vươn đến toàn diện, từ thương mại (xuất - nhập khẩu) lan
rộng ra đầu tư, cho vay tài chính, dịch vụ, sở hữu trí tuệ... và sẽ còn được tiếp tục
mở rộng hơn nữa. Quan hệ kinh tế đối ngoại của ta đã được mở rộng ra với nhiều
đối tác thuộc nhiều nước trên thế giới. Điều đó đã nói rõ về sự tăng lên cả tính đa
phương lẫn tính đa dạng của quan hệ kinh tế đối ngoaị. Chính điều đó cũng làm
nảy sinh những vấn đề mới và khó trong cơng tác quản lý kinh tế đối ngoại. Làm
thế nào để các lĩnh vực thuộc kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác mà nòng cốt là
hợp tác xã ngày càng vững mạnh ngang tầm với vai trị của nó trong nền kinh tế
quốc dân, bảo vệ tốt lợi ích của nhà nước và lợi ích người sản xuất cũng như lợi
ích người tiêu dùng trong nước? Kinh tế đối ngoại không thể xảy ra tình trạng
tranh bán, tranh mua của các cơ sở sản xuất trong nước trên thị trường quốc tế để
dẫn đến việc phải hạ giá hàng xuất khẩu, tăng giá hàng nhập khẩu, gây thiệt hại
cho quốc gia và người sản xuất. Kinh tế đối ngoại cũng không thể nhập khẩu hàng
tiêu dùng đến mức gây cho các cơ sở sản xuất trong nước rơi vào tình trạng phá
sản, song cũng không thể hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng đến mức làm cho các
cơ sở sản xuất trong nước không chịu đổi mới kịp thời để nâng cao sức cạnh tranh
nội sinh, làm cho người tiêu dùng chịu nhiều thiệt thịi về kinh tế do phải mua
hàng hóa sản xuất trong nước với giá cao, và làm lợi cho các nhà đầu tư nước
ngoài.
Việc hạn chế nhập khẩu xi măng để bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, làm cho
giá xi măng được sản xuất ra trong nước cao hơn giá xi măng nhập khẩu cha có
thuế là 50% (khoảng 20-22 USD/tấn). Năm 1999 người tiêu dùng nước ta phải trả
thêm 220 triệu USD để bảo hộ ngành xi măng (11 triệu tấn x 20 USD) trong đó


gần 1/2 số tiền rơi vào túi các nhà đầu tư nước ngoài (1) . Việc hạn chế nhập khẩu
sữa để bảo hộ ngành sữa làm cho giá sữa tăng từ 40 đến 50% (2) ... Đó là những
thí dụ khá điển hình của tình hình nói trên.
Sự lựa chọn của Đảng ta trong kinh tế đối ngoại là thực hiện "chính sách bảo hộ

hợp lý sản xuất trong nước"(3). Chính sự hợp lý đó địi hỏi các cơ sở sản xuất phải
tự vươn lên đổi mới toàn diện, bảo đảm cho hàng hóa có chất lượng cao với giá
thành hạ. Sự bảo hộ hợp lý đó vừa tạo điều kiện ở mức cần thiết cho người sản
xuất, vừa bảo vệ hợp lý lợi ích cho người tiêu dùng. Đồng thời đó cũng là việc
chuẩn bị hành trang cho các doanh nghiệp tham gia vào kinh tế đối ngoaị ngày
càng sâu rộng hơn, có hiệu quả hơn khi nước ta gia nhập AFTA và các tổ chức
kinh tế, thương mại thế giới.
Thứ tư, quá trình mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của ta, bên cạnh thời cơ cịn
có những thách thức lớn lao, đòi hỏi chúng ta phải tận dụng tốt thời cơ, vượt qua
thách thức.
Nhờ mở rộng kinh tế đối ngoại chúng ta có thể tận dụng được các nguồn vốn,
thành tựu KH&CN, kinh nghiệm và tri thức tổ chức quản lý để đẩy nhanh tốc độ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa nước ta với các
nước khác trên thế giới và trong khu vực.
Bên cạnh thời cơ đó chúng ta cũng đứng trước những nguy cơ không thể xem
thường. Trong bức tranh chung hết sức phong phú của quan hệ kinh tế đối ngoại
nổi lên ưu thế về vốn, KH&CN và kinh nghiệm trong kinh tế thị trường của đối tác.
Tuy chúng ta cũng có những thế mạnh riêng, song đứng trước ưu thế đó của đối
tác thì sức cạnh tranh của ta cũng gặp khơng ít khó khăn, thậm chí nhiều khi ta khó
vượt qua. Hơn nữa bản thân kinh tế thị truờng theo mục đích tư bản càng chứa
đựng rất nhiều mặt trái, cho dù công tác quản lý kinh tế đối ngoại của ta đã có
nhiều tiến bộ song cũng khó loại được tất cả những mặt trái đó. Bởi vậy, có thể nói
cùng với sự mở rộng kinh tế đối ngoại, nền kinh tế nước ta cũng sẽ tiềm ẩn tình
trạng kém an tồn hơn. Nếu chúng ta không vươn lên để tăng thêm sức cạnh tranh,


nếu chúng ta gặp những hạn chế thậm chí là sai lầm trong chính sách kinh tế, tài
chính thì tình trạng kém an toàn tiềm ẩn ấy sẽ xảy ra và gây hậu quả xấu cho nền
kinh tế, khủng hoảng cục bộ có thể đột ngột xảy ra và gây tác hại dây chuyền đến
toàn bộ nền kinh tế.

Mặt khác, bên cạnh động cơ làm ăn cũng có đối tác cịn có cả động cơ làm chuyển
hố ta về mặt chính trị - xã hội thơng qua quan hệ kinh tế đối ngoại. Bởi vậy, cùng
với mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, xét ở một góc độ nào đó, chúng ta cũng
tiềm ẩn sự kém an tồn cả về mặt xã hội. Thực tiễn cho thấy, trong những trường
hợp khủng hoảng kinh tế xảy ra, thì sự tiềm ẩn kém an tồn về xã hội đó cũng xẩy
ra thành những vấn đề chính trị - xã hội phức tạp. Từ khủng hoảng kinh tế sẽ gây
tác hại dây chuyền đến tất cả các vấn đề xã hội.
Từ những đặc điểm của kinh tế đối ngoại như đã nói trên, đặt ra cho công tác tổ
chức thực hiện công tác này những yêu cầu mới, những nguyên tắc mới. Ngun
tắc có tính bao trùm là phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, bảo đảm cho nền
kinh tế hội nhập nhưng khơng bị hịa tan.
Biên tập: Nguyễn Công Mai



×