Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Ảnh hưởng của mạng xã hội youtube trong việc xây dựng ý thức thẩm mỹ cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THƠNG

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƢỜNG NĂM 2015

Tên cơng trình:

ẢNH HƢỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI YOUTUBE TRONG
VIỆC XÂY DỰNG Ý THỨC THẨM MỸ CHO SINH
VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Nguyễn Minh Trung
Thành viên: Nguyễn Vũ Anh

MSSV:1156030129, PTTT Điện tử, 2011
1156030005, Báo in, 2011

Phan Thị Cẩm Thạch

1156030104, Báo in, 2011

Nguyễn Thị Thu Thảo

1156030101, PTTT Điện tử, 2011

Ngƣời hƣớng dẫn: Thạc sĩ Phan Văn Tú – Bộ mơn Truyền hình


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 3/2015


MỤC LỤC
DẪN LUẬN ............................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................................. 3

3.

Giới hạn đề tài: .................................................................................................................... 6

4.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn: .................................................................................. 6
a.

Ý nghĩa lý luận: ............................................................................................................... 6

b.

Ý nghĩa thực tiễn: ............................................................................................................ 7

5.


Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................... 7

6.

Kết cấu của đề tài: ............................................................................................................... 8

Chƣơng 1: Mạng xã hội YouTube nhìn từ lý thuyết truyền thơng ...................................... 8
Chƣơng 2: Q trình tƣơng tác của mạng xã hội YouTube với sinh viên các trƣờng đại
học trên địa bàn TP.HCM ....................................................................................................... 8
Chƣơng 3: Ảnh hƣởng của mạng xã hội YouTube tới ý thức thẩm mỹ của sinh viên các
trƣờng đại học trên địa bàn TP.HCM .................................................................................... 8
CHƢƠNG 1:............................................................................................................................ 10
1.1 Truyền thông và truyền thông đại chúng ............................................................................ 10
1.1.1 Khái niệm ..................................................................................................................... 10
1.1.2 Phân loại truyền thông và truyền thông đại chúng ...................................................... 11
1.2 Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng (2) ................................................................ 13
1.3 Giáo dục ý thức thẩm mỹ như một chức năng của truyền thông đại chúng ....................... 17
1.3.1 Ý thức thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ và nghệ thuật ...................................................... 17
1.3.2 Các chức năng của truyền thông .................................................................................. 20
1.3.3 Chức năng giáo dục của truyền thông.......................................................................... 22
1.4 Mạng xã hội - một kênh truyền thông đặc biệt ................................................................... 23
1.4.1 Khái niệm mạng xã hội ................................................................................................ 23
1.4.2 Phân loại....................................................................................................................... 25
1.4.3 Đặc trưng (1) ................................................................................................................ 27
1.5 Mạng xã hội YouTube ........................................................................................................ 28
1.5.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................................... 28
1.5.2. Đặc điểm và quy mô của kênh truyền thông YouTube .............................................. 30
1.5.3. Nội dung truyền thông trên YouTube: ........................................................................ 32
1.5.3.1. Phân loại theo chủ thể thực hiện sản phẩm .............................................................. 32

1.5.3.2. Phân loại theo hình thức thực hiện........................................................................... 32


1.5.3.3. Phân loại theo nội dung thực hiện ............................................................................ 32
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................................... 33
Chƣơng 2: Quá trình tƣơng tác giữa mạng xã hội YouTube với sinh viên các trƣờng
đại học trên địa bàn TP.HCM ............................................................................................... 34
2.1

Quy trình chọn mẫu đại diện cho khảo sát .................................................................... 34

2.2

Sinh viên - nhóm công chúng truyền thông đặc biệt của YouTube .............................. 40

2.2.1 Đặc điểm nhân khẩu..................................................................................................... 41
2.2.1.1

Yếu tố giới: ......................................................................................................... 41

2.2.1.2 Yếu tố tuổi................................................................................................................ 41
2.2.2 Đặc điểm xã hội ........................................................................................................... 42
2.2.2.1 Môi trường sống năng động – sinh viên năng động ................................................ 42
2.1.2.2 Môi trường sống hiện đại – sinh viên hội nhập tốt ................................................... 43
Tiểu kết ..................................................................................................................................... 45
2.2.3 Sinh viên là nhóm cơng chúng tiếp nhận đồng thời là nhóm chủ thể sáng tạo truyền
thơng trên YouTube .............................................................................................................. 45
2.3 Vai trị, sự hữu ích của mạng xã hội YouTube đối với sinh viên ....................................... 46
2.3.1 YouTube - một kênh học tập ....................................................................................... 46
2.3.2


YouTube - một kênh giải trí ................................................................................... 47

2.3.3

YouTube – một kênh xã hội hóa cá nhân ............................................................... 48

2.3.3.1 Lý thuyết xã hội học về công chúng đám đông...................................................... 48
2.3.3.2 Lý thuyết về xã hội hóa cá nhân ............................................................................. 49
2.3.3.3 Q trình xã hội hóa cá nhân trong mơi trường YouTube ....................................... 50
2.3.3.4 Tự đăng tải video – Con đường mới thúc đẩy xã hội hóa cá nhân trên YouTube . 52
2.3.4
2.4

YouTube – một kênh tự do ngôn luận của sinh viên.............................................. 54

Thói quen, hành vi, đặc điểm khai thác, sử dụng YouTube của sinh viên .................... 56

2.4.1

Mức độ thường xuyên truy cập YouTube .............................................................. 56

2.4.2 Thời lượng cho mỗi lần truy cập YouTube ................................................................. 57
2.4.3

Điểm hấp dẫn của YouTube đối với sinh viên ....................................................... 58

2.4.4

Những nội dung sinh viên không muốn theo dõi trên YouTube ............................ 58


2.5 Một số biểu hiện sử dụng YouTube phổ biến trong sinh viên ........................................... 61
2.5.1 Chỉ đơn thuần giải trí ................................................................................................... 61
2.5.2

Phong trào “tự sướng” .......................................................................................... 61

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 64
Chƣơng 3: Ảnh hƣởng của mạng xã hội YouTube trong việc xây dựng ý thức thẩm mỹ
cho sinh viên các trƣờng đại học trên địa bàn TP.HCM .................................................... 65


3.1 Môi trường YouTube bao gồm những sản phẩm truyền thông “tốt đẹp” lẫn “độc hại” .... 65
3.1.1 YouTube – mơi trường kết nối mở tích cực................................................................. 65
3.1.2 Thực trạng những video có nội dung “độc hại” ........................................................... 67
3.1.2.1 Thực trạng video có nội dung bạo lực, khiêu dâm.................................................... 67
3.1.2.2 Thực trạng những video có nội dung “độc hại” khác ............................................... 69
3.2 Ảnh hưởng của YouTube tới phản ứng của sinh viên trên phương diện thẩm mỹ quan: ... 73
3.2.1 Tác động hồn tồn: ..................................................................................................... 74
3.2.2 Hịa nhập nhưng khơng hòa tan: .................................................................................. 77
3.2.3 Phản xạ tự vệ ................................................................................................................ 83
3. 3 YouTube - diễn đàn tranh luận, đánh giá quan điểm thẩm mỹ: ........................................ 87
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 91
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 92
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 97


DẪN LUẬN
1.


Lý do chọn đề tài
Sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội vào những năm cuối thập niên 90 của

thế kỷ 20 đã đánh nhiều dấu mốc quan trọng cho việc hình thành hệ thống mạng xã hội
đa dạng như hiện nay. Từ Facebook, YouTube, Twitter,… đều có lịch sử phát triển cá
nhân của từng trang. Nhưng nhìn chung, tất cả đều khởi nguồn từ ý tưởng chia sẻ
thông tin và tạo các kết nối xã hội với nhau thông qua môi trường mạng Internet.
Trang mạng xã hội đầu tiên được ghi nhận là SixDegrees.com1 với kết cấu cũng
bao gồm phần thông tin cá nhân và danh sách kết bạn giống các trang mạng xã hội
hiện tại như Facebook, Linkedin,… nhưng ở cấp độ cơ bản hơn nhiều. Phát sinh từ
những nguồn cơ bản đó, các trang mạng xã hội khác lần lượt ra đời như My Space,
Facebook, Instagram, Twitter,…
Những trang mạng xã hội đó tồn tại như một hình thức giao tiếp xã hội, nơi mà
con người có thể qua đó giao lưu, học hỏi, nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức.
Chính bởi sự hữu dụng và tiện lợi, dễ xài do nhiều cải tiến mới gần đây của các mạng
xã hội nên số người tham gia mơ hình giao tiếp mới này càng nhiều. Theo như bài viết
của Randall Craig, CEO của 108 ideaspace đăng trên Huffington Post2 YouTube cũng
không là một ngoại lệ.
YouTube xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2005 và có những bước phát triển
vượt bậc kể từ đó, nhất là từ sau khi gia nhập đứng dưới sự quản lý của công ty
Google. Khởi nguồn chỉ đơn giản với ý tưởng là trang chia sẻ video tiện dụng cho tất
cả mọi người, nhưng càng về sau YouTube càng được cải tiến và thể hiện những tính
chất của một mạng xã hội thực thụ. Người tham gia có thể bình luận, đóng góp ý kiến,
kết bạn, theo dõi những cá nhân khác đã đăng kí tài khoản trên YouTube. Chính sự

1

Danah. M. Boyd và Nicole B. Ellison (2007), Social Network Sites: Definition, History, and Scholarship, School
of Information, UC Berkely & Department of Telecommunication, Information Studies, and Media, Michigan
State University.

2

Randall Craig (21-3-2013), How many social media sites will survive?, Huffington Post
Link bài viết: />
1


phát triển này cũng tạo cho YouTube những đặc điểm tương tự các trang mạng xã hội
khác.
Một trong số những đặc điểm then chốt của mạng xã hội đang khiến nhiều cá
nhân từ các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đến các bậc cha mẹ, thầy cô, những người
tham gia cơng tác giáo dục quan tâm đó là sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của mạng xã
hội đến đời sống sinh hoạt và học tập của con em họ. Vấn đề này đang được chú trọng
hết sức từ những người nghiên cứu trong nước đến quốc tế, từ các bài báo từ các tờ
báo uy tín đến các báo đời sống thường nhật. Trong bài viết “Social Influence: More
than Just a game” của tác giả quyển “The Millennial CEO” Daniel Newman đăng trên
Huffington Post3, ơng cho rằng chính sự nở rộ của mạng xã hội đã làm cho người ta
trở nên nổi tiếng một cách dễ dàng hơn và chính điều này “khiến những đứa trẻ ngày
nay có một ước mơ kiểu mới là được trở thành Ngôi sao Mạng xã hội – một nghề
nghiệp chưa từng có trước sự xuất hiện của mạng xã hội”. Song tác giả cũng đặt ra câu
hỏi cho những ảnh hưởng của mạng xã hội đến giấc mơ nổi tiếng thực sự mà giới trẻ
đang hướng tới ngày nay liệu có bền vững khi những sự nổi tiếng chỉ có giá trị trong
giây lát rồi chìm trong biển thơng tin mà mạng xã hội mang lại.
Hay như trong bài viết “10 ảnh hưởng tiêu cực mạng xã hội mang lại”4 được
dịch lại từ trang Lifehack, đăng trên chuyên mục Đời sống của báo điện tử VnExpress,
mạng xã hội cũng được đề cập đến như một hình thức tương tác tuy có nhiều tiện lợi
nhưng gây hại cho những người sử dụng không đúng cách. Các hệ lụy như chứng “mất
ngủ” hay “xao nhãng mục tiêu”, “ảnh hưởng quá trình sáng tạo” được nhiều bình luận
từ độc giả hưởng ứng mạnh mẽ. Điều này chứng tỏ mạng xã hội cần được đặt ra như
một thực thể nghiên cứu nghiêm túc.

Sau quá trình tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngồi nước, chúng tơi thấy một
số mạng xã hội được tập trung nghiên cứu như là đại diện của các trang mạng xã hội.
Facebook là một điển hình. Các nghiên cứu về Facebook ngày càng nhiều đặc biệt là
3

Daniel Newman (6-2-2014), Social Influence: More than Just a Game, Huffington Post
Link bài viết: />4

Quỳnh Trang - theo Lifehack (1-8-2014), 10 ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội, VnExpress
Link bài viết: />
2


các bài nghiên cứu nhỏ về những tác động của mạng xã hội trong đó Facebook được
lấy làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, khi tìm hiểu tài liệu để viết về YouTube, rất
ít các nghiên cứu trước đó, nhất là các nghiên cứu ở Việt Nam thực hiện đề tài về
YouTube. Với ý tưởng khảo sát, tìm hiểu một khía cạnh của YouTube để từ đó làm
giàu tài ngun nghiên cứu cho những nghiên cứu sau, chúng tôi đã tìm đến YouTube
như một mạng xã hội độc lập làm đối tượng nghiên cứu.
Như đã nói trên, YouTube là một mạng xã hội hoàn chỉnh với các cách thức
tương tác lẫn nhau giữa các người dùng, thế nên những tác động của nó như một mạng
xã hội thực thụ rất đáng lưu tâm. Hơn thế nữa, YouTube với sức hút của một kênh chia
sẻ video chất lượng tốt, quản lý chặt chẽ sẽ thu hút các nhóm đối tượng có tính tương
tác cao với hình ảnh, ở đây chúng tơi chọn đó là nhóm đối tượng sinh viên. Sinh viên
là lứa tuổi đã bắt đầu có những quan sát, đánh giá và làm chủ hành vi bản thân, vì vậy
khi nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của YouTube đến ý thức thẩm mỹ - nhận thức về cái
đẹp, cái hay của nhân loại sẽ có thể đưa ra những đúc kết bền vững hơn những nghiên
cứu các nhóm đối tượng cịn trong giai đoạn định hình nhân cách, hoặc đã phát triển
hồn thiện nhân cách nhưng ít tương tác với mạng xã hội.
Nhận định từ những lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh

hưởng của mạng xã hội YouTube trong việc xây dựng ý thức thẩm mỹ cho sinh viên
các trường đại học trên địa bàn TP.HCM”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu xoay quanh các vấn đề liên quan đến mạng xã
hội, thế nhưng các nghiên cứu về YouTube thì cịn khá khan hiếm.
Những tài liệu nghiên cứu về mạng xã hội có thể làm nền tảng cho nghiên cứu về
YouTube có thể kể đến như nghiên cứu “Ảnh hưởng của mạng xã hội tới trẻ vị thành
niên”5 diễn tả mối liên quan giữa các chất gây nghiện thông thường như thuốc phiện,
thuốc lá với mạng lưới quan hệ mà các mạng xã hội tạo ra. Qua đó, nghiên cứu khẳng
định sự tác động mạnh mẽ của loại hình xây dựng kết nối này – mạng xã hội tới nhóm
đối tượng dễ chịu ảnh hưởng bởi các tác động bên ngồi như lứa vị thành niên. Trích
5

Thomas W. Valente (2003), Social Network Influences on Adolescent, Keck School of Medicine. University of
Southern California. USA

3


dẫn một đoạn từ nghiên cứu có thể thấy những đúc kết từ nghiên cứu trên hỗ trợ nhiều
cho những đánh giá về sau của nghiên cứu chúng tôi về tác động của YouTube đến đối
tượng khá gần với tuổi vị thành niên – sinh viên. “…Mạng xã hội có tầm ảnh hưởng
tới nhóm đối tượng vị thành niên. Nghiên cứu chúng tơi cho thấy đối tượng vị thành
niên có xu hướng chọn bạn giống với chúng. Những người bạn này có ảnh hưởng rất
lớn đến chúng và cũng đồng thời có nguy cơ rất cao cùng tham gia chung vào các hoạt
động mang tính nguy hiểm.”
Một nghiên cứu khác cũng về mạng xã hội rất quan trọng để hình thành các tiền
đề cho nghiên cứu của chúng tơi đó là nghiên cứu “Các trang mạng xã hội: Khái niệm,
Lịch sử và các tìm hiểu sâu”6. Trong nghiên cứu này các tác giả đã chỉ ra quá trỉnh
hình thành và phát triển của mạng xã hội hơn một thập niên qua đồng thời điểm ra một

số công dụng và tác động của mạng xã hội đến người dùng như tạo mạng lưới quan hệ,
xây dựng hệ thống các cộng đồng, quốc tế hóa các mối quan hệ bạn bè,…
Các lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn khác quan tâm đến YouTube nhưng dưới
khía cạnh khác khơng chỉ đơn thuần phục vụ chức năng như một mạng xã hội mà còn
là một kênh truyền thơng có thể kể tới như cuốn “Báo chí có sống cịn trước
Internet?”7 của tác giả Martin Hirst. Ở chương 6 của cuốn sách có phần “Báo chí thời
kỉ nguyên YouTube” nhấn mạnh sự trỗi dậy nổi bật của YouTube với vai trò như là
kênh tiếp nhận và truyền tải thơng tin hình ảnh nhanh nhạy và phổ biến trên diện rộng
nhất. Tác giả cũng nhắc nhở các nhà báo, nhà truyền thông phải nắm bắt kịp bước phát
triển của thời đại và tận dụng YouTube không chỉ như là một nguồn tin quan trọng mà
còn là một kênh câp nhật, truyền tải thông tin tiện dụng, nhanh chóng. Ơng thậm chí
cịn chỉ ra cơng thức giúp YouTube có thể vững mạnh như hơm nay là nhờ 3 nguyên
tắc: dễ xem, dễ đăng tải và dễ chia sẻ video. Thực chất các lợi thế của YouTube, đúng
như Hirst đã phát biểu, có thể quy về 3 đặc tính này.

6

Danah M.Boyd & Nicole B.Ellison (2007), Social Network Sites: Definition, History and Scholarship, University
of California Berkely & Michigan State University
7

Martin Hirst (2011), Can journalism survive the Internet?, Allen & Unwin (Úc)

4


Ngoài ra, các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến YouTube phải kể đến nghiên
cứu “YouTube – Mạng xã hội”8 của các nhà khảo sát ở Google và công ty ETH trụ sở
tại Zurich. Nghiên cứu này với các số liệu khảo sát xã hội học rõ ràng, bài bản đã trình
bày các mối quan hệ diễn ra trên “diễn đàn” YouTube, và đặc biệt nhấn mạnh sự khác

biệt của mạng xã hội này ở mối quan hệ ba phần tử người phát – nội dung thơng tin
hình ảnh – người tiếp nhận.
Một khảo sát nữa được thực hiện bởi chính YouTube đó là khảo sát về hành vi
sử dụng YouTube của nhóm đối tượng là đàn ơng tuổi từ 18 đến 34. Kết quả khảo sát
được trình bày dưới dạng các thông tin đồ họa dễ hiểu và gây ấn tượng mạnh. Các biểu
đồ chỉ ra rằng nhóm đối tượng này đặc biệt thích ứng nhanh với sự phát triển của
mạng xã hội và dần có xu thế chuyển đổi từ thói quen theo dõi thơng tin hình ảnh qua
truyền hình sang theo dõi các chương trình trực tiếp hoặc video thu hình phát sóng lại
trên YouTube. Một số kết quả đáng ngạc nhiên khác như YouTube là kênh chia sẻ lại
được nhiều người sử dụng nhất trên Facebook hay việc hầu hết những người trả lời
đều cho rằng YouTube có nội dung thơng tin rất đa dạng, nhất là các video mang tính
giáo dục, hướng dẫn.
Trong nƣớc, các nghiên cứu về YouTube nói riêng và về mạng xã hội nói
chung cịn khá hạn hẹp. Chủ yếu các nguồn tư liệu về đề tài bằng tiếng Việt là từ các
bài báo, bản tin hoặc những bài viết dịch lại của các báo nước ngoài. Các bài báo do
những chuyên gia viết có thể tham khảo như bài viết: “Nếu mạng xã hội dễ dãi”9 của
tác giả Hạnh Nhân, Thạc sĩ Truyền thông Marketing được đăng trên trang điện tử
VNExpress với nội dung bàn luận về cách quản lý siết chặt hơn của nhiều mạng xã hội
hiện nay sau các vụ bê bối liên quan đến cho phép đăng tải hình ảnh nhạy cảm, phản
tơn giáo, đạo đức hoặc để những bình luận, bài đăng vơ văn hóa xúc phạm đến một cá
nhân, tổ chức. Bài viết qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của thao tác quản lý, kiểm
soát chất lượng thông tin trên mạng xã hội này, và đề cập đến vai trị của những
“người gác cơng” – content moderator.
8

Mirjam Wattenhofer – Rogen Wattenhofer – Zack Zhu (2012), The YouTube Social Network, Google Zurich &
ETH Zurich
9

Hạnh Nhân (1/11/2014), Nếu mạng xã hội dễ dãi, Báo điện tử VNExpress

Địa chỉ link bài viết: />
5


Có thể thấy, các nghiên cứu ở Việt Nam cịn ít quan tâm, luận bàn đến những
tác động sâu rộng của mạng xã hội YouTube tới đời sống sinh hoạt của con người.
Trên thế giới ngày càng nhiều học giả, nhà nghiên cứu để ý tới YouTube như một
nguồn đề tài khoa học xã hội phong phú cần khai thác. Điểm chung của các kết quả
nghiên cứu trên là họ đều chỉ ra được các số liệu dẫn chứng tác động của YouTube đến
con người, ở một số nghiên cứu cụ thể hơn ảnh hưởng của YouTube tới giới trẻ
(nhưng vẫn có hạn chế như nghiên cứu do chính YouTube tổ chức nhưng chỉ khảo sát
nhóm đối tượng nam). Đề tài “Ảnh hưởng của mạng xã hội YouTube trong việc xây
dựng ý thức thẩm mỹ cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM”, vì vậy,
sẽ phần nào đóng góp thêm thơng tin khảo sát và tài liệu cho các nghiên cứu về
YouTube sau này, nhất là khi nghiên cứu dùng để đánh giá ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ
con người, một khía cạnh cịn khá mới về mặt hướng tiếp cận đề tài so với các nghiên
cứu trước.
3. Giới hạn đề tài:
a. Đối tượng: Sinh viên tại một số trường đại học trên địa bàn TP.HCM (độ
tuổi từ 18-25).
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Trong vòng 4 năm trở lại đây (2010-2014)
- Không gian: Các trường đại học trên địa bàn TP.HCM
- Quy mô của mẫu khảo sát: Ba trường đại học làm mẫu đại diện: Đại học
Khoa học xã hội nhân văn TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM, Đại học Khoa
học tự nhiên TP.HCM
4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
a. Ý nghĩa lý luận:
Từ những nhận định, đánh giá cũng như các số liệu khảo sát có trong nghiên
cứu về “Ảnh hưởng của mạng xã hội YouTube trong việc xây dựng ý thức thẩm

mỹ cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM” chúng tơi mong
muốn có thể đóng góp tham luận vào kho đề tài nghiên cứu về mạng xã hội
YouTube nói riêng và các trang mạng xã hội nói chung. Những đúc kết từ
nghiên cứu này cũng có thể là nguồn tài liệu để hỗ trợ về lý thuyết và các số

6


liệu kiểm chứng cho các tổ chức, cá nhân, công ty quan tâm đến đề tài này có
cơ sở để phát triển các hệ thống hoặc sản phẩm cá nhân có liên quan.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài có những thơng tin, đúc kết hữu ích tới nhiều đối tượng bạn đọc. Các
nhà nghiên cứu khoa học giáo dục có thể tận dụng để hiểu thêm đặc tính ảnh
hưởng của các mạng xã hội – một công cụ giao tiếp, sinh hoạt thiết yếu của hầu
hết các bạn trẻ hiện nay – tới con em họ nói riêng và học sinh sinh viên nói
chung. Những người làm truyền thơng, báo chí cũng cần quan tâm đến cách
thức tương tác mới thông qua các kênh mạng xã hội để giao tiếp với khách hàng
của họ thuộc nhóm đối tượng trẻ, qua nghiên cứu này cũng có thể gặt hái được
một số kết luận cần thiết. Không thể không kể đến bản thân những nhà nghiên
cứu để thực hiện các đề tài rộng hơn hoặc chuyên sâu hơn cũng có thể thu hẹp
các chất liệu khảo sát dựa trên một số kết luận có sẵn từ đề tài của chúng tơi.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Chúng tôi thực hiện kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản để đánh giá,
phân tích, tổng hợp các kết luận và số liệu cho đề tài.
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Chúng tôi tiến hành chọn mẫu, lập bảng
hỏi và phát khảo sát cho sinh viên ba trường đại học trên địa bàn TP.HCM. Bảng
hỏi xoay quanh các khía cạnh cần khảo sát về quá trình và mức độ tác động của các
video trên YouTube đến đối tượng khán giả sinh viên đại học.
Phương pháp phân tích nội dung: Nghiên cứu đến chủ thể là YouTube – mạng
xã hội có lượng đăng tải video lớn nhất thế giới với hơn 300 giờ video được đăng

tải lên trang này mỗi phút, tất nhiên, chúng tôi phải đánh giá ảnh hưởng của nó dựa
trên khơng chỉ chất lượng mà chất lượng nội dung của các video. Kết hợp với
phương pháp khảo sát, chúng tơi có đặt ra hai câu hỏi tình huống địi hỏi người trả
lời phải giải quyết chọn phương án. Bằng cách này, nhóm nghiên cứu có thể thẩm
định được hiệu quả về mặt nội dung của các video này.
Phương pháp tổng hợp: Tham khảo từ các nguồn sách, tư liệu, những nguồn
nghiên cứu khác, chúng tôi tổng hợp các thông tin này lại để kết hợp giải quyết các
7


kết quả khảo sát và đưa ra các đánh giá, kết luận khách quan, chính xác nhất về đề
tài.
Phương pháp quan sát thực tiễn: Chúng tôi thực hiện các quan sát ngay trên chủ
thể nghiên cứu – YouTube. Có thể thu về khá nhiều chất liệu thông tin để phân tích
bằng cách theo dõi số lượt xem, chất lượng video, nội dung các bình luận trên các
video của YouTube. Từ các thơng tin đó, chúng tơi có thể đưa ra các kết luận chân
thực và dễ hiểu, dễ liên kết hơn tới các nhóm đối tượng bạn đọc nghiên cứu.
6. Kết cấu của đề tài:
Đề tài “Ảnh hưởng của mạng xã hội YouTube trong việc xây dựng ý thức thẩm mỹ
cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM” được thực hiện gồm 3
chương, chưa kể đến hai phần dẫn luận và kết luận.
Chƣơng 1: Mạng xã hội YouTube nhìn từ lý thuyết truyền thơng
Chương này nghiên cứu một số học thuyết truyền thông làm nền tảng cho các
kết quả nghiên cứu, phục vụ cho việc đánh giá đề tài; đồng thời giải thích một số khái
niệm cần biết trong đề tài nghiên cứu như ý thức thẩm mỹ, mạng xã hội,… Bên cạnh
đó, lịch sử của mạng xã hội nói chung và YouTube nói riêng cũng được đề cập như
một tiền đề cho các phân tích, nhận định ở những chương sau.
Chƣơng 2: Quá trình tƣơng tác của mạng xã hội YouTube với sinh viên
các trƣờng đại học trên địa bàn TP.HCM
Nội dung chương 2 đề cập đến con đường mà YouTube gây ảnh hưởng tới sinh

viên và ngược lại. Các yếu tố định lượng như thời lượng, kênh phương tiện theo dõi
hay định tính như niềm tin, mục đích theo dõi của nhóm khách thể khảo sát đều được
đưa ra xem xét như một nhân tố dẫn dắt tầm ảnh hưởng của YouTube tới ý thức, quan
niệm về đạo đức, thẩm mỹ của sinh viên.
Chƣơng 3: Ảnh hƣởng của mạng xã hội YouTube tới ý thức thẩm mỹ của
sinh viên các trƣờng đại học trên địa bàn TP.HCM
Chương cuối giải quyết mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu về mạng xã hội
YouTube này, đó là kết luận và đánh giá về tầm ảnh hưởng của YouTube tới sinh viên
các trường đại học TP.HCM dựa trên các tìm hiểu, khái quát từ hai chương trước, và
8


từ các manh mối thông tin ở kết quả khảo sát. Những ảnh hưởng này đem đến lợi ích
hay tác hại gì cho sinh viên, tác động tiêu cực hay tích cực đến q trình hình thành và
phát triển ý thức thẩm mỹ trong sinh viên sẽ được bàn luận ở chương này.

9


CHƢƠNG 1:
MẠNG XÃ HỘI YOUTUBE NHÌN TỪ LÝ
THUYẾT TRUYỀN THƠNG
1.1 Truyền thơng và truyền thơng đại chúng
1.1.1 Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông và truyền thông đại chúng.
Theo Từ điển tiếng Việt (2002), truyền thông là quá trình “truyền dữ liệu giữa các
đơn vị chức năng”.10 Truyền thơng thường được xem xét như một q trình truyền đạt
thông tin được thực hiện qua ngôn ngữ hoặc các cử chỉ, điệu bộ hoặc các hành vi biểu
lộ cảm xúc. Nguyễn Văn Hà trong quyển Giáo trình cơ sở lý luận báo chí (2011) thì
giải thích từ truyền thơng bằng cách tách ngữ từ Hán Việt: “truyền” có nghĩa là

“chuyển đi, trao cho”, “thơng” có nghĩa là “đi suốt qua, hai bên hiểu nhau”. Truyền
thông là sự chuyển đi thông điệp đến một đối tượng khiến cho hai bên (người chuyển
và người nhận) có thể hiểu nhau.11
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia, truyền thơng là “hoạt động truyền đạt
thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức
hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng
các phương tiện khác như thơng qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị. Đó
là sự trao đổi có ý nghĩa của thông tin giữa hai hoặc nhiều thành viên”.12 Quyển Chân
dung công chúng truyền thông (qua khảo sát xã hội học tại TPHCM) (2001) của Trần
Hữu Quang cho biết khái niệm truyền thông, tương ứng với thuật ngữ
“communication” trong tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, là một dạng hoạt động căn bản của
bất cứ một xã hội nào mang tính xã hội.13 Nếu xem xét từ trong tiếng Anh là
“communication”, truyền thơng có nghĩa là “q trình truyền đạt thơng tin từ một chủ

10

Viện Ngơn ngữ học - Hồng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển tiếng Việt, in lần thứ tám, NXB Đà Nẵng, Trung
tâm Từ điển học, HN-Đà Nẵng.
11

Nguyễn Văn Hà (2011), Giáo trình cơ sở lý luận báo chí, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, trang 15.

12

Wikipedia, truy cập ngày 27.2.2015.

13

Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông (qua khảo sát xã hội học tại TPHCM), NXB Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, trang 4.


10


thể phát tin đến các đối tượng khác. Đó là sự tác động hoặc trao đổi ý tưởng, quan
điểm, thông tin bằng lời nói, chữ viết, ký hiệu…”.14
Trên thế giới, các nhà khoa học đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về truyền
thơng. Tác giả Frank Dance trong cơng trình Khái niệm cơ bản về truyền thông (1970)
ghi nhận 15 lý thuyết khác nhau của các học giả thế giới định nghĩa về truyền thơng.
Đơn cử, cơng trình trích dẫn định nghĩa của George Herbert Mead, cho rằng truyền
thông thực chất là một sự tương tác. Thomas L. Friedman thì cho hay với việc là một
hoạt động thực tiễn gắn liền với lịch sử phát triển của nhân loại, truyền thông đang
giúp thế giới ngày nay trở nên “phẳng” hơn.15
Với các khái niệm trên, có thể giới thuyết chính xác nhất về truyền thông như
Nguyễn Văn Hà đưa ra trong quyển Giáo trình cơ sở lý luận báo chí (2011): “Truyền
thơng là hoạt động có ý thức của con người. Đó là q trình trao đổi hoặc chia sẻ
thơng tin, tình cảm, kỹ năng bằng một hệ thống ký hiệu quy ước nhằm tạo sự liên lạc
với nhau để có thể dẫn tới những thay đổi trong nhận thức và hành vi”.16
1.1.2 Phân loại truyền thông và truyền thông đại chúng
Có 4 cách phân loại truyền thơng cơ bản:
- Dựa trên chất liệu, phƣơng tiện truyền thông: Theo các phân loại này, các
nhà khoa học chia truyền thông thành hai loại: truyền thông bằng ngôn ngữ (verbal) tức truyền thông bằng lời nói, chữ viết hay hình ảnh, ký hiệu đã được quy ước - và
truyền thông phi ngôn ngữ (non-verbal) – tức truyền thông bằng động tác, cử chỉ hay
điệu bộ để biểu hiện một cảm xúc, thái độ nào đó.
- Dựa vào số lƣợng ngƣời tham gia truyền thông: Các nhà truyền thông học
Mỹ chia truyền thông thành 5 loại theoc cách này. Truyền thông nội nhân
(intrapersonal communication) là sự trao đổi thông tin mà không ai khác nhận được
thông điệp, ngoại trừ bản thân ta. Truyền thông liên cá nhân (interpersonal
communication hay point to point communication) là sự trao đổi thông tin giữa hai
14


Wikipedia, truy cập ngày 27.2.2015.

15

(2006), Thế giới phẳng (The world is plat), NXB Trẻ.

16

Nguyễn Văn Hà (2011), Sách đã dẫn, trang 17.

11


người. Truyền thơng trong nhóm nhỏ (small group communication) là truyền thơng
diễn ra trong một nhóm dưới 10 người và truyền thơng trong nhóm lớn (large group
communication) là truyền thơng diễn ra trong một nhóm có từ trên 10 người đến vài
trăm người. Cuối cùng, truyền thông đại chúng (mass communication) là trường hợp
truyền thông từ một tổ chức hay cơ quan truyền thơng đại chúng đến nhiều người,
khơng có sự phản hồi tức thì của chủ thể tiếp nhận.17
- Dựa vào khung cảnh và bản chất truyền thông: truyền thông được chia ra
làm 4 loại là truyền thông trong tổ chức (organizational communication) diễn ra trong
khuôn khổ một cơ quan, đơn vị; truyền thông một chiều (one-way communication) –
dạng thức truyền thông chỉ đi từ nguồn đến người nhận; truyền thông hai chiều (twoway communication) – dạng thức truyền thơng mà cả hai bên có sự trao đổi thơng tin
qua lại với nhau và truyền thơng liên văn hố (intercultural communication) – dạng
thức truyền thông diễn ra xuyên biên giới, kết nối giữa các quốc gia , các nền văn hố
khác nhau trên tồn cầu.
- Dựa vào phƣơng thức truyền thơng: Với cách phân loại này, có 3 loại
truyền thông là truyền thông mệnh lệnh (command communication), tức truyền thơng
một chiều nhằm kiểm sốt và dựng lên mối quan hệ bất bình đẳng giữa người phát tin

và người nhận tin; truyền thông dịch vụ (service communication), tức truyền thông
mang lại sự giải trí cho người nhận tin trong mối quan hệ cân bằng giữa người nhận tin
và người phát tin; truyền thông liên kết (associational communication), tức phương
thức truyền thơng diễn ra trong những nhóm hoặc cộng đồng đặc biệt có sự đồng thuận
giữa chủ thể phát tin và chủ thể nhận tin.
Trong các phương thức nhỏ hơn của truyền thông, phạm vi nghiên cứu này
nhắc đến nhiều nhất khái niệm truyền thông đại chúng. Theo Trần Hữu Quang,
“truyền thông đại chúng là thuật ngữ được dùng để chỉ một q trình xã hội: q trình
truyền tải thơng tin một cách rộng rãi ra công chúng”.18 Công chúng ở đây là số đơng
người vốn khơng thuần nhất, khơng có ràng buộc chặt chẽ về mặt tổ chức và gần như
17

Joseph Straubhaar-Robert Larose (2000), Media Now, Third Edition, Wasworth Thomson Learning, trang 2021 được trích dẫn trong Nguyễn Văn Hà (2011), Sách đã dẫn, trang 18.
18

Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông (qua khảo sát xã hội học tại TPHCM), NXB Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, trang 4.

12


không biết nhau. Melvin L. DeFleur và Everette E. Dennis thì định nghĩa truyền thơng
đại chúng là “q trình mà nhà truyền thông chuyên nghiệp sử dụng các phương tiện
truyền thông để phổ biến những thông điệp rộng rãi, nhanh chóng, có tính định kỳ đến
một lượng cơng chúng đơng đảo, đa dạng nhằm cố gắng tác động và làm thay đổi cảm
xúc, ý nghĩ, hành động của họ”.19
1.2 Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng (2)
Theo Từ điển tiếng Việt (2002), cơ chế là “cách thức theo đó một q trình được
thực hiện”.20 Đó là một q trình và cách thức diễn ra hay thực hiện của một hiện tượng
xã hội, quá trình và cách thức ấy bao gồm các công đoạn và mối quan hệ giữa chúng theo

một trật tự logic nhằm hướng tới một mục tiêu nào đó. Nhắc đến cơ chế tác động của
truyền thông đại chúng, cần thiết phải nhắc đến các mô hình khái qt hố hoạt động của
truyền thơng, tiêu biểu là mơ hình truyền thơng đơn giản, mơ hình truyền thơng của
Harold D. Lasswell, mơ hình truyền thơng của Roman Jakobson và mơ hình truyền thơng
của Wilbur Schramm.
Cụ thể, mơ hình truyền thơng của Harold D. Lasswell thường được thường nhắc đến
với cơng thức: “Ai, nói cái gì, bằng kênh nào, cho ai và nhằm mục đích gì?” (“Who says
what in which channel to whom with what effect?”).21 Theo đó, mơ hình truyền thơng
theo Lasswell như một cơng thức rút gọn, nhưng vẫn liệt kê được những lĩnh vực cần
nghiên cứu của truyền thông như : nghiên cứu về nguồn tin hay người phát tin (“ai nói”);
phân tích về nội dung thơng tin (“nói cái gì”); nghiên cứu các phương tiện thơng tin (“nói
qua kênh nào”); nghiên cứu cơng chúng độc giả hay khán giả (“nói cho ai”); và khảo sát các
tác động truyền thơng nơi cơng chúng (“có hiệu quả gì”). Song, giới hạn của cơng thức này
là tính chất tuyến tính một chiều từ người phát tin đến người nhận tin trong đó người nhận
tin dễ được cảm nhận như là một đối tác thụ động. Theo Roman Jakobson, truyền thông

19

Melvin L. DeFleur Everette E. Dennis (1991), Understanding Mass Communication, Fourth Edition, Houghton
Mifflin Company, Boston, trang 5 được trích dẫn trong Nguyễn Văn Hà (2011), Sách đã dẫn, trang 22.
20

Viện Ngơn ngữ học - Hồng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển tiếng Việt, in lần thứ tám, NXB Đà Nẵng, Trung
tâm Từ điển học, HN-Đà Nẵng.
21

Wilbur Schramm (1975), Mass Communication, Second Edition, University of Illinois Press, trang 117 được
trích dẫn trong Nguyễn Văn Hà (2011), Sách đã dẫn, trang 30.

13



tác động theo cơ chế trình tự bốn giai đoạn chính như sau gồm phát tin, truyền tin, nhận
tin và phản hồi. Mối liên hệ giữa cá nhân với xã hội thể hiện qua q trình truyền thơng.

Hình 1: Mơ hình truyền thơng của Roman Jakobson22
Khác với hai mơ hình truyền thơng trên, mơ hình truyền thơng kinh điển SMCR mà
Wilbur Schramm công bố năm 1948 được cho là mô hình tồn diện, đầy đủ, có thể áp
dụng cho tất cả hình thức truyền thơng của nhân loại, kể cả truyền thơng trên một trang
web. Theo mơ hình này, trong q trình truyền thơng cịn xuất hiện hai khâu trung gian
quan trọng là sự Mã hoá và sự Giải mã – hai yếu tố được hình thành vì truyền thơng hiện
đại phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị điện tử.

22

Nguồn: Trần Hữu Quang, Giáo trình Xã hội học về truyền thông đại chúng, Đại học Mở TP.HCM, trang 15.

14


Hình 2: Mơ hình truyền thơng của Wilbur Schramm cơng bố năm 194823
Nguồn (S) phát ra một thông điệp (M). Thơng điệp trên được mã hố (E) bằng
những thiết bị thành một hệ thống ký hiệu ngơn ngữ nào đó (lời nói, âm thanh, hình
ảnh…). Thơng điệp này được chuyển theo một kênh truyền (C) để đến người nhận
(R). Dựa vào các thiết bị và năng lực, kinh nghiệm cá nhân, người nhận giải mã (D)
thông điệp (M) mà họ vừa nhận được. Mỗi người nhận tiếp nhận thông điệp đó theo
cùng một cách nhưng hiểu thơng điệp đó khác nhau vì quá trình giải mã phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như thiết bị mã hố, mơi trường tự nhiên và xã hội, năng lực chủ quan của
người nhận, nội dung thông điệp và người cung cấp thông điệp…


23

Nguồn: Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thơng đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, trang 26-27.

15


Hình 3: Q trình giải mã thơng tin của cơng chúng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố,
tác động đến việc hiểu ý tưởng thông điệp của từng người cũng khác nhau.24
Sau khi nhận thông điệp (M), người nhận (R) thực hiện sự phản hồi – tức một
q trình thơng tin mới theo chiều ngược lại để bày tỏ ý kiến, thái độ với người cung
cấp thơng điệp đó cho họ. Đơn cử, nếu xem ti vi, khán giả sẽ phản hồi thông qua hộp
thư điện tử, đường bưu điện, đường dây nóng… Vì có sự phản hồi từ phía người nhận
(R) ngược lại cho nguồn (S) cung cấp thông điệp (M), hoạt động truyền thông đại
chúng là một quá trình khép kín.
Từ mơ hình trên, có thể thấy truyền thông đại chúng tác động vào xã hội bằng
thông tin qua cơ chế sau:
Chủ thể  Thông điệp  Ý thức  Hành vi xã hội  Hiệu quả xã hội
Chủ thể xây dựng thông điệp hàm chứa nội dung thông tin để thông qua các
phương tiện truyền thông truyền tải đến cơng chúng xã hội rộng rãi. Q trình tạo
dựng thơng điệp bao giờ cũng mang tính khuynh hướng - tức mục đích, quan điểm của
24

Nguồn: Trần Hữu Quang, Giáo trình Xã hội học về truyền thơng đại chúng, Đại học Mở TP.HCM, trang 22.

16


chủ thể phát thông điệp luôn luôn ảnh hưởng, quy định khuynh hướng của nội dung
thông tin. Điều này, theo Tạ Ngọc Tấn trong quyển Truyền thông đại chúng (2001),

“được thể hiện thông qua cách lựa chọn, xử lý chi tiết, số liệu, trình độ nhận thức,
phương pháp phân tích đánh giá vấn đề và chính kiến phát biểu trực tiếp”. Thông tin
sau khi được người nhận tiếp nhận sẽ tác động vào ý thức của họ - nói chung là tác
động vào ý thức xã hội, hình thành tri thức, thái độ mới hay thay đổi nhận thức, thái độ
cũ. Sự thay đổi về ý thức xã hội hình thành sự thay đổi hành vi xã hội, tạo ra hiệu quả
xã hội. Vì thơng tin họ tiếp nhận được là thơng tin có khuynh hướng, hành vi xã hội họ
thực hiện sau đó cũng có khuynh hướng. Khuynh hướng của các hành vi xã hội bị quy
định không chỉ bởi quy mơ, tính chất mà cịn bởi tính khuynh hướng của thơng tin.25
Quyển Giáo trình cơ sở lý luận báo chí (2011) của Nguyễn Văn Hà có đề cập
thêm đến các yếu tố để cơ chế truyền thông đại chúng đạt hiệu quả cao nhất. Đây là
các yếu tố gắn liền với 5 giai đoạn trong cơ chế tác động của truyền thông đại chúng.
Thứ nhất, điều kiện tiên quyết để tiến hành hoạt động truyền thông là sự thống nhất về
khung văn hố, ngơn ngữ, chính trị, kinh tế, xã hội giữa người phát và người nhận.
Thứ hai, cả hai bên phát thông điệp và nhận thông điệp đều cần nỗ lực để tìm hiểu về
nhau để nội dung thông điệp được phát hoặc nhận phù hợp với từng đối tượng. Thứ
ba, các biện pháp hạn chế, ngăn chặn tạp nhiễu xen giữa q trình truyền thơng cần
được lưu ý để sự thống nhất về nội dung thông điệp của người phát và người nhận
được đảm bảo. Cuối cùng, người làm công tác truyền thông, tức phát đi thơng điệp,
cần lưu ý thơng tin những gì mà cơng chúng quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để công
chúng phản hồi thơng tin đó.
1.3 Giáo dục ý thức thẩm mỹ nhƣ một chức năng của truyền thông đại chúng
1.3.1 Ý thức thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ và nghệ thuật
Theo trang Từ điển tiếng Việt online (từ-điển.com), thẩm mỹ là danh từ chỉ sự
cảm biết cái đẹp.26 Thị hiếu là sở thích trong mọi lĩnh vực đời sống của các nhân và
tập thể. Sở thích của con người rất phong phú, nhiều lĩnh vực: đời sống, đạo đức, tâm
25

Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thơng đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, trang 26-27.

26


Từ điển từ “thẩm mỹ”, truy cập
ngày 1.3.2015

17


hồn... và gần như là thói quen của từng người trong sinh hoạt Do đó, thị hiếu thẩm
mỹ là sở thích của con người về phương diện thẩm mỹ.. Ðó là thái độ tình cảm trước
cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài...
Giáo trình môn Mỹ học của Trường đại học Cần Thơ cho biết ý thức thẩm mỹ
là một hình thái ý thức xã hội, có 2 mức độ, cấp độ: tâm lý thẩm mỹ và tư tưởng thẩm
mỹ. Tâm lý thẩm mỹ đó là các cảm xúc, tâm trạng, tình cảm thẩm mỹ... Ở cấp độ hệ tư
tưởng, ý thức thẩm mỹ bộc lộ trong dạng quan điểm, quan niệm, lý luận mỹ học. Các
tư tưởng, quan điểm, quan niệm, lý luận mỹ học là một bộ phận hợp thành của thế giới
quan (của một nhóm xã hội nào đó, của một giai tầng nào đó). Ý thức thẩm mỹ cũng
giống như tất cả các hình thái ý thức xã hội khác mang tính thế giới quan, lịch sử phát
triển của tư tuởng mỹ học bộc lộ trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ
nghĩa duy vật, xét cho cùng nó phản ánh cuộc đấu tranh của các lực lượng xã hội thù
địch. Ý thức thẩm mỹ luôn luôn được các nhà tư tưởng gắn với mục đích và nhiệm vụ
của sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội.
Ngoài ra theo định nghĩa và phân loại của Tiến sĩ Phạm Quang Trung trong
cuốn “Mỹ học”, ông chia ý thức thẩm mỹ ra làm hai loại: ý thức thông thường và ý
thức lý luận. Trong đó, ý thức thơng thường là dạng biểu hiện phổ biến hơn của ý thức
thẩm mỹ. Ơng phát biểu: “Ý thức thẩm mỹ có thể xuất hiện trong mọi hành vi thẩm mỹ
tích cực của con người… Ý thức thẩm mỹ của thời đại được biểu hiện qua tính đa dạng
của ý thức thẩm mỹ cá nhân, chi phối ở một mức độ nhất định đối với ý thức thẩm mỹ
cá nhân”27Như vậy, khi đặt vấn đề ảnh hưởng của YouTube tới ý thức thẩm mỹ của
nhóm đối tượng sinh viên, ta cần phải xem xét cả hai mặt vấn đề từ ý thức thẩm mỹ, hệ
quan điểm cá nhân của mỗi người cho đến ý thức thẩm mỹ xã hội nơi mà họ sinh sống.

Qua đó để thấy được rằng, họ đã chịu những tác động nào từ hệ ý thức thẩm mỹ xã hội
và sự giao thoa giữa thẩm mỹ xã hội đó và ảnh hưởng của YouTube ra sao.
Về khái niệm nghệ thuật, hiện nay được dùng với 3 nghĩa:
- Nghệ thuật được dùng để chỉ bất kì tài nghệ nào. Chẳng hạn: tài nghệ của cầu
thủ đá bóng, tài nghệ lái máy bay, tài nghệ phẫu thuật, tài nghệ chơi cờ, tài nghệû quân
sự (nghệ thuật quân sự của Ðảng ta, chẳng hạn).v.v...
27

PSG.TS. Phạm Quang Trung, Mỹ học, NXB. Khoa học xã hội, Tr. 41 & 42

18


- Nghệ thuật được dùng để chỉ hoạt động sáng tạo ra vật dụng, mà ở đấy đẹp nổi
lên như một u cầu dứt khốt phải có, thậm chí nhiều khi là hàng đầu. Ví dụ, hoạt
động sáng tạo ra các đồ dùng thủ công mĩ nghệ, sản xuất cây cảnh, thiết kế trang
phục.v.v...
- Nghệ thuật được dùng để chỉ một hình thái ý thức xã hội đặc thù, một hình thái
cao nhất, tập trung nhất của quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực. Hình
thái ấy có sự kết hợp hữu cơ, liên tục giữa tư duy bằng hình tượng và hoạt động sáng
tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp nhận thức. Chẳng hạn, các tác phẩm âm nhạc,
sân khấu, điện ảnh, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, văn chương nghệ thuật.v.v...
Theo đó, nghệ thuật có 3 chức năng: Chức năng nhận thức cuộc sống, chức
năng giáo dục và chức năng thẩm mỹ. Trong các hình thái con người đồng hóa tự
nhiên về mặt thẩm mỹ thì nghệ thuật là hình thái cao nhất, tập trung nhất, đầy đủ nhất
của quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực. Nói như thế có nghĩa là, con
người, trong hoạt động thực tiễn của mình, bao giờ cũng sáng tạo thế giới theo quy
luật của cái đẹp.
Không chỉ nghệ thuật, mà bất kỳ hoạt động thực tiễn vật chất nào của con người
cũng đều có ý nghĩa thẩm mỹ. Tuy vậy, phải nhận rằng cái đẹp trong nghệ thuật là tập

trung nhất, là mãnh liệt nhất, là biểu hiện cao nhất của quan hệ thẩm mỹcủa con người
đối với hiện thực. Trong đời sống tinh thần của con người thì nghệ thuật đảm đương
trọng trách biểu hiện và truyền thụ cái đẹp. Những hình thái ý thức khác của xã hội
như triết học, khoa học, v.v... đều có chức năng nhận thức và giáo dục của nó. Nhưng
chỉ có trong nghệ thuật, chức năng thẩm mỹ mới được đặt ra một cách bắt buộc. Chức
năng thẩm mỹ của nghệ thuật bộc lộ ở chỗ: làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ, phát triển
năng lực, thị hiếu thẩm mỹ của con người. Cũng tức là, nghệ thuật làm thỏa mãn nhu
cầu về lý tưởng, ước mơ, sự hoàn thiện hoàn mỹ của con người trước thế giới. Ngược
lại, nghệ thuật phát huy tác dụng chức năng thẩm mỹ đối với con người bằng cách rèn
luyện năng lực thẩm mỹ cho con người trên rất nhiều bình diện. Nghệ thuật làm cho
cảm xúc thẩm mỹ của con người ngày một tinh tế. Do tiếp xúc với nghệ thuật mà các
giác quan của con người tinh tế, nhạy bén, đưa đến khả năng cảm thụ nhiều hơn, lớn
hơn. Ví dụ: giữa tai người khơng sành nhạc và sành nhạc, có tiếp xúc rèn luyện nhiều
19


trong mơi trường âm nhạc. Người sành nhạc có lỗ tai có khả năng thẩm âm tốt hơn
người khơng sành nhạc.
Ngồi ra, nghệ thuật cịn đào luyện năng khiếu thẩm mỹ, tức là tạo ra năng lực
sáng tạo, đánh giá các đẹp ở con người. Năng lực thẩm mỹ là một sự trao truyền, học
tập lẫn nhau qua nhiều thế hệ. Khơng ai có thể sáng tạo hay thưởng thức được nghệ
thuật nếu chưa hề biết đến nghệ thuật và chỉ có tơi luyện trong nghệ thuật thì năng lực
nghệ thuật mới phát triển. Nghệ thuật hun đúc cho con người khả năng cảm thụ tinh tế,
đánh giá chính xác cái đẹp trong cuộc sống, đồng thời, hình thành cho con người một
nhận thức sâu sắc về cái đẹp. Nói cách khác, nghệ thuật xây dựng cho con người quan
điểm thẩm mĩ, thái độ thẩm mĩ một cách sinh động và sâu sắc. Tóm lại, thưởng thức
nghệ thuật đồng thời là sự tiếp nhận giáo dục về nghệ thuật.
1.3.2 Các chức năng của truyền thơng
Nguyễn Văn Hà trong Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí (2011) thì cho rằng
truyền thơng đại chúng, mà cụ thể là báo chí có 5 chức năng chính: Chức năng thơng

tin – giao tiếp, chức năng tuyên truyền – giáo dục, chức năng giám sát – quản lý xã
hội, chức năng chuyển giao, phát triển văn hố, chức năng thư giãn – giải trí. Theo
quyển Truyền thông đại chúng (2001) của Tạ Ngọc Tấn, truyền thơng có 4 chức năng
chính: Chức năng tư tưởng, chức năng giám sát – quản lý xã hội, chức năng văn hố
và các chức năng khác (như giải trí, dịch vụ, kinh doanh…).
Thứ nhất, chức năng tư tưởng của truyền thông đại chúng được thực hiện là nhờ
“sức mạnh và những khả năng to lớn để giải quyết các nhiệm vụ cơng tác tư tưởng
trên phạm vi tồn xã hội”. Sức mạnh đó thể hiện ở chỗ các phương tiện truyền thơng
đại chúng là cơng cụ duy nhất có thể tác động đồng thời, nhanh chóng đến từng thành
viên xã hội, liên kết các thành viên xã hội thông qua việc truyền tải các giá trị văn hố
tích cực. Tạ Ngọc Tấn so sánh truyền thông đại chúng như vừa đóng vai trị một mơi
trường sư phạm, người thầy, vừa đóng vai trị một người bạn, một mơi trường văn hoá
đối với mỗi người dân. Nhờ chức năng tư tưởng, truyền thông đại chúng mạng đến cho
công chúng những tri thức sâu sắc, vốn hiểu biết phong phú, cơ hội nghỉ ngơi, thư giãn
hay trở thành cầu nối các mối quan hệ giữa những con người với nhau. Truyền thông
đại chúng thực hiện chức năng đầu tiên này theo các phương hướng sau: hướng dẫn và
hình thành dư luận xã hội tích cực, đúng đắn trên cơ sở thơng tin nhanh chóng, đầy đủ
20


và phong phú về các sự kiện thời sự, các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội; giáo
dục chính trị - tư tưởng, trang bị những tri thức cần thiết làm cơ sở, điều kiện cho việc
hình thành chất lượng nội tại về chính trị - tư tưởng, tạo lập cho công chúng một thế
giới nhân sinh quan đúng đắn toàn diện.
Thứ hai, chức năm giám sát và quản lý xã hội của truyền thông đại chúng là “sự
theo dõi, phát hiện, cảnh báo những vấn đề mới nảy sinh, giúp xã hội đề phòng hay xử
lý kịp thời, có hiệu quả” và “sự tác động, thúc đẩy làm cho mọi tiến trình, mọi yếu tố
hợp thành của xã hội có thể vận động, phát triển phù hợp với mục đích, mang lại hiệu
quả tốt đẹp”. Giám sát và quản lý được coi như là hai mặt của một vấn đề cùng đảm
bảo sự phát triển hợp lý và tích cực của xã hội. Nói cách khác, truyền thông đại chúng

tác động vào đời sống xã hội, thúc đẩy nó vận động theo mục đích đã định. Truyền
thơng đại chúng thực hiện chức năng này theo 3 bước. Trước hết là giám sát sự vận
hành của các tiến trình chính trị, kinh tế, xã hội để phát hiện, cảnh báo kịp thời những
nguy cơ, khó khăn phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển chung. Truyền thông đại
chúng, đặc biệt là báo in, phát thanh, truyền hình trong lúc này khơng chỉ có vai trị
như người phản biện đối với việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, cá nhân nắm giữ
quyền lực trong xã hội, mà cịn có vị trí như một tồ án cơng luận, một thứ quyền lực
dân chủ của nhân dân. Sau đó, truyền thơng đại chúng tham gia vào q trình hoạch
định và tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trên phạm vi xã hội
hay trong các lĩnh vực cố định. Đây là quá trình tác động hợp lý vào các tiến trình xã
hội nhằm đạt được hiệu quả phát triển tích cực. Song, truyền thơng đại chúng chỉ là
một kênh tham gia sự quản lý này. Nó có vai trị như một hệ thống xã hội cung cấp
thông tin, dữ liệu cho chủ thể quản lý xã hội. Cuối cùng, truyền thông đại chúng với
chức năng giám sát, quản lý xã hội trở thành một diễn đàn dân chủ, động viên, tổ chức
cho nhân dân tham gia quản lý xã hội. Truyền thông đại chúng là phương tiện quan
trọng, có sức mạnh trong việc tổ chức thực hiện mục tiêu dân chủ hoá, tạo ra các điều
kiện thuận lợi cho nhân dân thực sự tham gia vào các tiến trình chính trị - xã hội, góp
sức lực và tài năng để giải quyết các vấn đề chung của quốc gia, của dân tộc.
Thứ ba, truyền thông đại chúng có chức năng văn hố vì là một phần của đời
sống văn hố xã hội hiện đại, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển
văn hoá xã hội. Chức năng văn hoá của truyền thơng đại chúng là việc nâng cao trình
21


×