Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Làng rau và hoa lay ơn ngọc phước nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP KHOA

LÀNG RAU VÀ HOA LAY ƠN
NGỌC PHƢỚC
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
JEONG DA HYE
YUN DO YEON
LEE HYUN JAE
BAEK JAE MIN
PARK JI AH (Chủ nhiệm đề tài)

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN :
ThS. TRẦN THỊ TƢƠI

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2015

MSSV
13PS001
13PS002
13PS003
13PS004
13PS006


MỤC LỤC
TĨM TẮT ............................................................................................................................................... 1


MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ 2
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................................... 2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ........................................................................................................ 3
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... 3
5. Giới hạn của đề tài .............................................................................................................................. 4
6. Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................................................... 4
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 5
8. Kết cấu của đề tài ................................................................................................................................ 5
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ ĐỊA PHƢƠNG VÀ NGHỀ TRỒNG RAU VÀ HOA LAY
ƠN TẠI XÃ BÌNH NGỌC ..................................................................................................................... 6
1.1.

Một số nét chính về Tuy Hịa ...................................................................................................... 6

1.2.

Một số nét chính về xã Bình Ngọc .............................................................................................. 7

1.3.

Một số nét về nghề trồng rau và hoa lay ơn thôn Ngọc Phƣớc 2 ................................................ 8

CHƢƠNG 2 ĐẶC TRƢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG
RAU VÀ HOA LAY ƠN NGỌC PHƢỚC ........................................................................................... 10
2.1. Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch hoa lay ơn....................................................................... 10
2.2. Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch rau .................................................................................. 17
2.3. Cuộc sống của ngƣời trồng rau và hoa........................................................................................... 21
2.4. Thị trƣờng tiêu thụ rau và hoa lay ơn............................................................................................. 25
2.5. Một số phƣơng hƣớng để phát triển làng nghề .............................................................................. 29

2.6. Một vài điểm so sánh với hoa lay ơn tại quận Tae An, Hàn Quốc ................................................ 32
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 37
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. 38
NHẬT KÍ ĐIỀN DÃ ............................................................................................................................. 45


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu khoa học Làng rau và hoa lay ơn Ngọc Phước của chúng tôi
gồm hai chƣơng:
Chƣơng một, chúng tơi trình bày một số nét khái qt về địa phƣơng – nơi
chúng tôi đến nghiên cứu (nhƣ vị trí địa lý, dân cƣ, khí hậu, các làng nghề
truyền thống…). Ngồi ra, chúng tơi cũng nói thêm về lịch sử làng nghề, nguồn
gốc và một số đặc điểm chính của làng nghề trồng rau và hoa xã Bình Ngọc nói
chung và thơn Ngọc Phƣớc 2 nói riêng.
Chƣơng hai, chúng tơi tìm hiểu về đặc trƣng làng nghề, những vấn đề liên quan
đến việc phát triển làng rau và hoa lay ơn tại thôn Ngọc Phƣớc. Trong chƣơng
này, trƣớc hết chúng tơi trình bày về quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch rau,
cũng nhƣ hoa lay ơn. Tiếp đó chúng tơi nói về đời sống của ngƣời dân địa
phƣơng, thị trƣờng tiêu thụ chính của rau và hoa lay ơn, một số phƣơng hƣớng
để phát triển ngành nghề. Ngồi ra, chúng tơi cũng giới thiệu một chút về một
làng hoa lay ơn nổi tiếng tại Chung Nam, Hàn Quốc - làng hoa Tae An, từ đó
bƣớc đầu so sánh với làng hoa lay ơn Ngọc Phƣớc, những điểm chung và riêng
giữa hai làng hoa này.
Cuối cùng là phần kết luận, tóm lƣợc lại các vấn đề đã đƣợc trình bày và gợi mở
một vài phƣơng hƣớng nghiên cứu mới.

1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng tơi là sinh viên trao đổi Trƣờng đại học Ngoại ngữ Busan, hiện tại
chúng tôi đang học năm thứ hai Khoa Việt Nam học, trƣờng Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn. Chƣơng trình đi thực tế là một trong những hoạt động đƣợc
tổ chức hàng năm cho mỗi khóa học. Năm nay chúng tôi đƣợc về vùng đất Phú
Yên, một tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam để tìm hiểu về nghề trồng rau và hoa
tại thơn Ngọc Phƣớc, xã Bình Ngọc. Ngọc Phƣớc gồm Ngọc Phƣớc 1 và Ngọc
Phƣớc 2, đây là hai thôn mà mấy chục năm nay ngƣời dân chủ yếu sống bằng
nghề trồng rau và hoa lay ơn. Hiện nghề này còn rất nhiều tiềm năm chƣa đƣợc
khai thác, nếu đƣợc đầu tƣ hơn nữa sẽ đem lại những lợi ích kinh tế lâu dài cho
ngƣời dân địa phƣơng.
Chọn đề tài nghiên cứu này trƣớc hết chúng tơi chúng tơi muốn tìm hiểu
về đời sống của ngƣời dân địa phƣơng, các hoạt động nhƣ trồng trọt, chăm sóc
và thu hoạch của họ, những thuận lợi và khó khăn họ gặp phải. Qua việc khảo
sát này, chúng tôi cũng muốn thấy đƣợc những điểm giống và khác biệt giữa
cuộc sống của nông dân Việt Nam và Hàn Quốc. Ngồi ra, chúng tơi cũng xin
đề xuất một số phƣơng hƣớng phát triển cho làng nghề trong tƣơng lai.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Theo tìm hiểu của chúng tơi thì hiện nay chƣa có một báo cáo nào mang
tính chuyên sâu về nghề trồng rau và hoa lay ơn tại thơn Ngọc Phƣớc. Những
bài viết mà chúng tơi tìm đƣợc chủ yếu là những bài mang tính chất giới thiệu
về làng rau và hoa tại địa phƣơng đƣợc đăng trên báo online. Những bài viết
này, ngoài việc giới thiệu về nguồn gốc, một số đặc điểm chính của nghề trồng
rau và hoa lay ơn tại xã Bình Ngọc, các tác giả cũng nói đến một số khó khăn

2


chính mà ngƣời nơng dân ở đây gặp phải. Cụ thể là những bài viết nhƣ “Làng

hoa Lay ơn của “thủ đơ sơng Ba”, “Làng rau Bình Ngọc những ngày giáp tết”
của Lê Trâm (). Những bài viết này đã cung cấp
cho chúng tôi những hiểu biết khái quát nhất trƣớc khi chúng tơi bƣớc vào tìm
hiểu làng nghề tại địa phƣơng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài là để hiểu hơn về nghề trồng rau và hoa lay ơn tại xã
Bình Ngọc. Đây là một trong những làng nghề nổi tiếng tại thành phố Tuy Hịa.
Ngồi việc tìm hiểu về cách chăm sóc rau và hoa lay ơn, chúng tơi cịn tìm hiểu
về đời sống của ngƣời dân, quy trình trồng, chăm sóc rau và hoa. Với mục đích
này, chúng tơi đã đến địa phƣơng để trực tiếp quan sát. Chuyến đi của chúng tôi
kéo dài từ ngày 04/01/2015 đến ngày 14/01/2015. Trong thời gian này chúng tơi
đã đến các hộ gia đình nơng dân ở đây để tìm hiểu các cơng đoạn trồng rau và
hoa lay ơn, nhƣ cách chọn giống, mua giống, cách trồng, chăm sóc, và thu
hoạch. Ngồi ra chúng tơi cịn mở rộng địa bàn phỏng vấn để tìm hiểu thị
trƣờng tiêu thụ rau và hoa tại địa phƣơng.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện để tài này, nhóm chúng tơi đã kết hợp nhiều phƣơng pháp
nghiên cứu khác nhau nhƣ phƣơng pháp quan sát tham dự và phƣơng pháp
phỏng vấn.
Phƣơng pháp quan sát, tham dự
Nhóm chúng tơi đến nhiều hộ gia đình để tìm hiểu giống rau và hoa, cách
trồng, cách chăm sóc và đầu ra của sản phẩm. Nhóm chúng tơi đã ghi chép tất
cả những gì mình quan sát đƣợc vào sổ tay, kết hợp với chụp hình và thu âm bài
trả lời phỏng vấn. Để hiểu hơn về nghề này, nhóm chúng tơi cũng thử trồng rau

3


và làm cỏ cùng với ngƣời dân. Qua việc làm này, chúng tơi có thêm nhiều trải
nghiệm thú vị.

Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Nhóm chúng tơi gặp ngƣời dân tại địa phƣơng để hỏi về cách chăm sóc, cách
chọn củ, bón phân, thu hoạch, giá cả của rau và hoa lay ơn, tất cả đều đƣợc ghi
âm lại. Khi về nhà, chúng tơi nghe và ghi chép lại, sau đó chúng tôi sắp xếp tài
liệu để viết báo cáo. Việc nghe và ghi chép lại này mất nhiều thời gian vì phát
âm miền Trung rất khó nghe đối với chúng tơi. Tuy nhiên, khi những cơng việc
này đƣợc hồn tất, chúng tơi cảm thấy rất vui vì thấy đƣợc kết quả của quá trình
nghiên cứu vất vả này.
5. Giới hạn của đề tài
Do thời gian nghiên cứu tại địa phƣơng có hạn (trong vịng 10 ngày) nên
nhóm chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu nghề trồng rau và hoa lay ơn tại thôn
Ngọc Phƣớc 2. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tơi có so sánh nghề trồng hoa lay
ơn tại thơn Ngọc Phƣớc với một làng nghề tƣơng tự tại Hàn Quốc để thấy đƣợc
những điểm chung và riêng của hai làng nghề này, những thuận lợi và khó khăn
mà những làng nghề này gặp phải.
6. Đóng góp mới của đề tài
Trƣớc khi đến địa phƣơng, chúng tôi cảm thấy hơi hoang mang và lo lắng
vì nghe nói phát âm của ngƣời miền Trung rất khó nghe. Khi đến đây, hai ngày
đầu tiên chúng tơi hầu nhƣ hiểu rất ít. Tuy nhiên, sau đó chúng tơi nghe và hiểu
tốt hơn. Sau khi đi khảo sát, phỏng vấn, và phân tích tƣ liệu, chúng tôi đã cùng
ngồi viết báo cáo với nhau. Chúng tôi đã cùng nhau suy nghĩ và đƣa ra hƣớng
giải quyết đầu ra cho sản phẩm, và những cách hỗ trợ mà chính quyền địa
phƣơng nên làm để giúp đ ngƣời dân ở đây. Chúng tôi hy vọng qua bài báo
cáo này, chúng tơi có thể đƣa ra một cái nhìn bao quát từ nguồn gốc đến đặc
trƣng của làng nghề, những thuận lợi và khó khăn, hƣớng phát triển. Hy vọng
4


báo cáo sẽ trở thành một tƣ liệu nhỏ giúp những ai quan tâm đến làng nghề này.
Đặc biệt, chúng tơi sẽ rất vui nếu những gì chúng tơi viết có thể giúp ích một

phần nào đó cho những ngƣời dân trồng rau và hoa lay ơn Ngọc Phƣớc.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp một tƣ liệu nhỏ cho những
ngƣời quan tâm, đặc biệt là cho các bạn sinh viên nƣớc ngoài đang học tại Khoa
Việt Nam học, về nghề trồng rau và hoa lay ơn tại thôn Ngọc Phƣớc, một làng
nghề truyền thống tại Việt Nam.
Nghiên cứu đề tài này cũng là một cách giúp chúng tôi bƣớc đầu tiếp cận
một số đặng trƣng văn hóa vùng miền, cụ thể là đời sống của ngƣời dân ở thơn
Ngọc Phƣớc, xã Bình Ngọc. Từ đó, chúng tôi mở rộng so sánh với ngành nghề
truyền thống tại Hàn Quốc để biết thêm về đặc trƣng riêng của mỗi nƣớc.
Chuyến đi là một trải nghiệm thú vị giúp chúng tơi có điều kiện thực hành tiếng
Việt và tìm hiểu về đời sống, văn hóa của ngƣời dân địa phƣơng.
8. Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tơi, ngồi phần mở đầu, phần nội dung
chính gồm hai chƣơng:
Chƣơng 1: Một số nét chính về địa phƣơng và nghề trồng rau và hoa lay ơn tại
xã Bình Ngọc
Chƣơng 2: Đặc trƣng và những vấn đề liên quan đến việc phát triển làng rau và
hoa lay ơn Ngọc Phƣớc
Cuối cùng là phần Kết luận.

5


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ ĐỊA
PHƢƠNG VÀ NGHỀ TRỒNG RAU VÀ HOA
LAY ƠN TẠI XÃ BÌNH NGỌC

1.1. Một số nét chính về Tuy Hịa
Tuy Hịa là một thành phố biển, thuộc

tỉnh Phú Yên, nằm ở vùng Nam Trung Bộ
Việt Nam. Nơi đây có bờ biển dài trên 30
cây số.
Tuy Hịa cách thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 560 cây số. Nghe nói mảnh đất
này chủ yếu đƣợc phù sa sông Ba bồi
đắp. Khi đến thành phố này, điều đầu tiên
chúng tơi nhìn thấy là núi Chóp Chai và
núi Nhạn. Núi Nhạn đƣợc xem là biểu
tƣợng của thành phố Tuy Hịa.
(Hình 1: Bản đồ thành phố Tuy Hịa, Nguồn: internet)
Theo một thống kê thì dân số Tuy Hịa khoảng trên 200.000 ngƣời. Thành
phố này gồm 10 phƣờng (phƣờng 1-9), phƣờng Phú Lâm, và 4 xã là Bình Ngọc,
Bình Kiến, Hồ Kiến và An Phú. Trong chuyến đi này, chúng tôi nghiên cứu về
nghề trồng rau và hoa tại thôn Ngọc Phƣớc 2, xã Bình Ngọc, huyện Tuy Hịa,
tỉnh Phú n.
Trong thời gian đi thực tế, chúng tôi sống ở một khách sạn bên bờ biển, gần
trung tâm thành phố. Đây là một vị trí tốt để chúng tơi có thể ngắm phong cảnh
và dễ dàng di chuyển đến làng hoa Ngọc Phƣớc. Thời tiết vào mùa này mát mẻ,
gió thổi mạnh, giống mùa thu Hàn Quốc.

6


1.2.

Một số nét chính về xã Bình Ngọc
Bình Ngọc là một xã nằm bên Sông Ba, cách trung tâm thành phố Tuy Hịa

khoảng 3-4 cây số. Nơi đây có diện tích đất trồng rau và hoa là 42 ha, trong đó

diện tích rau an tồn là 20 ha. Đất đai xã Bình Ngọc phần lớn là bãi bồi và đƣợc
dùng để trồng rau và hoa lay ơn.
Về địa giới, phía Bắc Bình Ngọc
giáp với xã Hịa Trị (huyện Phú Hịa) và
các phƣờng 8,2,3,4 thành phố Tuy Hịa;
phía Nam giáp phƣờng Phú Đơng, Phú
Lâm, thành phố Tuy Hịa và xã Hịa
Thành; phía Tây giáp xã Hịa An, phía
Đơng giáp phƣờng 6 và phƣờng Phú
Đơng, thành phố Tuy Hịa. Về đơn vị
hành chính, xã Bình Ngọc hiện nay có 3
thơn là Ngọc Phƣớc 1, Ngọc Phƣớc 2 và
thôn Ngọc Lãng. Dân số của Bình Ngọc
là 5.299 ngƣời (Theo “Lịch Sử Đảng Bộ
Xã Bình Ngọc(1945 – 2012”, 2014).
Hình 2: Bản đồ các thơn/ phường tại thành phố Tuy Hịa, nguồn: internet)
Về địa hình, Bình Ngọc là vùng đất bằng phẳng, ngoại trừ một số vùng thuộc
Ngọc Lãng là có địa hình hơi trũng nên thƣờng bị ngập lụt khi có mƣa lũ.
Vì nằm gần các con sông (sông Chùa, sông Đà Rằng, sông Ba) nên nguồn
nƣớc ở đây khá dồi dào, thích hợp cho việc trồng rau, hoa.
Khí hậu ở Bình Ngọc gồm hai mùa: mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8), và
mùa mƣa (từ tháng 9 đến tháng 12). Nhiệt độ trung bình 26°C. Vào tháng 4 và
tháng 7 nhiệt độ tăng cao, có khi lên đến 39 độ C. Tháng 1, nhiệt độ thấp nhất là
16 độ C.

7


Nhìn chung, Bình Ngọc có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mƣa nhiều, nhiệt độ
trung bình cao, phù hợp cho việc phát triển cây nơng nghiệp. Ngày 23/6/2014,

Bình Ngọc đƣợc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận rau
an tồn. Hiện xã có hơn 230 gia đình trồng rau và hoa sống ở 3 thôn khác nhau
Ngọc Phƣớc 1, Ngọc Phƣớc 2, và Ngọc Lãng.
Đời sống tinh thần ở địa phƣơng cũng rất phong phú. Nhắc đến Bình Ngọc,
ngƣời ta thƣờng nói đến đình Ngọc Lãng. Đây là ngơi đình đƣợc xây năm 1852.
Đình Ngọc Lãng vừa là cơ sở thờ tự của làng, vừa là trung tâm sinh hoạt văn
hóa của ngƣời dân trong làng. Mỗi năm, làng Ngọc Lãng tổ chức cúng đình 2
lần. Mùa xuân cúng vào tiết thanh minh tháng 3; mùa thu tổ chức giỗ Tiền
hiền và tế thần vào tháng 9.

Hình 3: Bản đồ thôn Ngọc Phước (Nguồn: internet)
Ngọc Phƣớc 2 là một trong ba thơn thuộc xã Bình Ngọc. Khoảng 50-60
năm trƣớc, nghe nói ngƣời dân ở đây từng sống bằng nghề trồng mía. Nhƣng
về sau, mía khơng mang lại nhiều lợi nhuận về kinh tế nên ngƣời dân chuyển
sang trồng rau và hoa lay ơn.

1.3.

Một số nét về nghề trồng rau và hoa lay ơn thôn Ngọc Phƣớc 2

Không ai nhớ rõ nghề trồng rau và hoa ở Ngọc Phƣớc có từ bao giờ. Ngƣời
ta chỉ biết từ đời cha, ông của họ đã sống bằng nghề này. Đất đai ở đây hàng
năm đƣợc sơng ngịi bồi đắp nên rất tƣơi tốt. Ngày nay, nghề trồng rau và hoa
tiếp tục đƣợc ngƣời dân Ngọc Phƣớc mở rộng và phát triển. Loại hoa đƣợc
8


trồng phổ biến ở đây là lay ơn. Còn rau thì chủ yếu là cải, tần ơ, xà lách, hành lá
và các loại rau thơm.
Đến nay đã có 85 hộ nông dân thôn Ngọc Phƣớc 2 đƣợc công nhận Làng

nghề trồng rau & hoa với tổng diện tích đất là 10,6 ha theo Quyết số
25/QĐ(Quyết định) -ủy ban nhân dân ngày 02 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân Tỉnh Phú Yên.
Hiện nay, Bình Ngọc là nơi trồng lay ơn nhiều nhất của Tuy Hòa, tập trung
chủ yếu ở thôn Ngọc Phƣớc 1 và Ngọc Phƣớc 2. Làng hoa này là nơi cung cấp
lay ơn chủ yếu cho cả tỉnh Phú Yên và nhiều tỉnh lân cận.

9


CHƢƠNG 2
ĐẶC TRƢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG RAU
VÀ HOA LAY ƠN NGỌC PHƢỚC
2.1. Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch hoa lay ơn
Để có những bơng lay ơn to và đẹp, ngƣời dân Ngọc Phƣớc 2 nói riêng và ở
Bình Ngọc nói chung đã phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Dƣới đây
là một số phác họa của chúng tôi về các giai đoạn trồng và chăm sóc hoa:
(1) Ủ phân và làm đất
Trƣớc khi trồng, ngƣời ta phải ủ phân và làm đất. Đây là giai đoạn đầu tiên
trong quá trình trồng và chăm sóc hoa.
Các hộ nơng dân ở Ngọc Phƣớc thƣờng ni bị hoặc heo rồi dùng phân
chuồng để ủ và bón cho đất tơi xốp, có nhiều dƣ ng chất.
Đất trồng đƣợc xới,
sau đó phun thuốc cỏ, rồi
bỏ phân và lên luống. Một
xào cần khoảng 1 tấn
phân. Nếu gia đình nào
khơng có phân chuồng, họ
sẽ dùng các loại phân vô

cơ nhƣ amoni nitrat, kali
sunphat. Việc làm đất mất
khoảng 5 đến 7 ngày.
Hình 4: Phân bị được ủ ở ngoài đồng

10


Hình 5: Dụng cụ làm đất (cào, cuốc)

Hình 6: Dụng cụ đƣợc dùng để làm đất
11


Hình 7: Đất đã đƣợc xới và lên luống trƣớc khi trồng
(2) Chọn giống hoa
Muốn có đƣợc những bơng lay ơn to và thẳng, ngƣời ta phải chọn củ
giống cẩn thận, không bị sâu bệnh. Giống hoa thƣờng đƣợc mua từ Đà Lạt. Sau
khi mua về, vào đầu tháng 8, ngƣời ta xơng khói bằng bột cƣa trong khoảng 1
tháng. Đầu tháng 10 bắt đầu xuống giống. Sau khoảng 10 ngày thì củ lay ơn nảy
mầm. Từ lúc xuống giống đến lúc thu hoạch mất khoảng 70 ngày.

Hình 8: Củ lay ơn khi đã nảy mầm

12


Hình 9: Củ lay ơn khi mới đƣợc trồng
(3) Chăm sóc hoa
Để rau sinh trƣởng tốt, ngƣời ta phải bón phân, tƣới nƣớc, làm cỏ, phun

thuốc trừ sâu, hoặc tự bắt sâu cho cây hoa.
Bón phân:
Từ khi trồng đến khi thu hoạch, cây lay ơn đƣợc bón phân 3 lần: lần đầu
lúc cây đƣợc khoảng 20 ngày tuổi; lần hai lúc cây đƣợc khoảng 35 ngày tuổi, và
lần ba lúc cây đƣợc khoảng 50 ngày tuổi. Phân đƣợc bón theo chu kỳ.
Tùy theo độ phát triển của cây mà bón lƣợng phân phù hợp. Các loại phân
đƣợc dùng phổ biến là NPK, kali sunphat, phân Đầu Trâu.

Hình 10: Một số loại phân đƣợc sử dụng để bón cho rau (hình: internet)
Tƣới nƣớc:
Mỗi ngày ngƣời ta tƣới nƣớc hai lần, một lần vào buổi sáng sớm (6-7 giờ), một
lần vào buổi chiều mát (5-6 giờ). Nƣớc tƣới đƣợc lấy từ các giếng đào ngay
trong ruộng, hoặc đƣợc dẫn về từ sông.
13


Hình 11: Giếng và ống dẫn nƣớc
Các loại sâu bệnh thƣờng gặp
Các loại bệnh thƣờng gặp ở hoa lay ơn là bệnh bọ trĩ, thối rữa, rỉ sét. Khi phát
hiện sâu bệnh thì phải phun thuốc sớm. Nhiều khi vào buổi tối ngƣời ta cịn soi
đèn pin bắt sâu.

Hình 12: Một nông dân đang nhổ cỏ và bắt sâu cho hoa
(4) Thu hoạch
Thời gian sinh trƣởng của lay ơn là từ một đến ba mƣơi ngày. Thời gian
trƣởng thành từ bốn mƣơi đến bốn mƣơi lăm ngày. Thời gian ra đọt và trổ hoa
là 7 ngày. Nhƣ vậy từ lúc trồng đến lúc thu hoạch mất khoảng 70 đến 75 ngày.
Dƣới đây là cây và bơng lay ơn đỏ. Nhìn vào gốc và lá ngƣời ta có thể biết
đƣợc màu hoa. Ví dụ, hoa lay ơn đỏ sẽ có gốc màu tía, lá to, dày. Lay ơn vàng
14



sẽ có gốc màu xanh-vàng nhẹ, lá dài và mảnh. Lay ơn tím sẽ có gốc xanh-hơi
tím, lá dài và dày.

Hình 13: Cây và bơng lay ơn đỏ

Hình 14: Cây và bông lay ơn vàng
15


Hình 15: Cây và bơng lay ơn tím

Hình 16: Cây và bông lay ơn màu son sắt

16


Hình 17: Cây và hoa lay ơn trắng
2.2. Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch rau
Tƣơng tự nhƣ quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch hoa lay ơn, việc trồng
rau cũng trải qua các công đoạn sau:
(1) Ủ phân và làm đất
Trƣớc khi trồng rau, ngƣời ta cũng phải ủ phân và làm đất. Công đoạn này
giống với việc chuẩn bị trồng hoa, mất từ 5-7 ngày.
(2) Chọn giống
Trƣớc khi trồng rau, ngƣời ta cũng phải chọn hạt giống cẩn thận. Các loại
rau đƣợc trồng nhiều ở Ngọc Phƣớc 2 là tần ơ, cải, xà lách, hành, ngị. Trong số
đó, cải, tần ơ và hành đƣợc trồng nhiều hơn cả vì các loại rau này dễ trồng và
cho sản lƣợng lại cao.


17


Hình 18: Hạt giống xà lách và cải xanh trƣớc khi đƣợc ủ (Nguồn: internet)

Hình 19: Hạt tần ơ giống và hành lá (Nguồn: internet)
(3) Chăm sóc
Sau khi trồng, phải tƣới nƣớc thƣờng xuyên cho rau, mỗi ngày hai lần: một
lần buổi sáng và một lần buổi chiều. Ngoài ra, ngƣời ta còn phải làm cỏ, phun
thuốc trừ sâu, hoặc bắt sâu. Bây giờ, nhiều gia đình thƣờng phun thuốc diệt cỏ
trƣớc khi trồng nên cũng không mất nhiều thời gian lắm cho việc làm cỏ.

18


Hình 20: Một nơng dân đang tƣới rau

Hình 21: Cây lay ơn và rau cải đƣợc trồng xen kẽ với nhau

19


Hình 22: Cây hành
(4) Sản lƣợng và giá bán
Nếu trồng một xào rau cải thì sản lƣợng rau thu đƣợc sẽ là trên dƣới 1 tấn.
Giá rau cải là 5.000 đồng/1 kí. Giá các loại rau khác là: xà lách từ 5.000-10.000
đồng/1 kí, hành từ 15.000-20.000 đồng/1 kí. Rau thu hoạch mỗi tháng một lần,
hành hơn một tháng thu hoạch một lần.
Sau khi thu hoạch, rau sẽ đƣợc bán ở chợ Tuy Hòa, siêu thị, hoặc đƣợc

thƣơng lái đến vƣờn mua mang đi nơi khác.
Nếu “đƣợc giá” thì thu nhập trung bình của ngƣời trồng rau sẽ từ 5-6 triệu
đồng/tháng. Dƣới đây là một số hình ảnh về cánh đồng trồng rau tại thơn Ngọc
Phƣớc 2:

Hình 23: Rau cải và tần ô

20


Hình 24: Cần tây và hành lá
2.3. Cuộc sống của ngƣời trồng rau và hoa
Chúng tôi gặp chú Lê Văn Tiến (1963), hiện đang sống tại thôn Ngọc
Phƣớc 2 để tìm hiểu về cơng việc và cuộc sống của gia đình chú. Chúng tơi
đƣợc biết, gia đình chú đã trồng rau và hoa lay ơn đƣợc 15 năm. Thu nhập trong
gia đình chú chủ yếu là từ rau và hoa, trong đó rau là chính, vì rau thì làm quanh
năm (5 lứa/1 năm), còn hoa làm theo vụ (1 lứa/1 năm).
Chú Tiến cho biết, để trồng đƣợc 1 hecta rau, tiền đầu tƣ giống là 25 triệu,
cơng chăm sóc khoảng 5 triệu. Thu hoạch phụ thuộc vào thời tiết, nếu thời tiết
thuận lợi rau và hoa chất lƣợng sẽ tốt hơn và bán đƣợc giá hơn. Một xào đƣợc
khoảng 15 triệu.
Nhà chú Tiến chỉ có một con trai hiện nay đang làm ở Sài Gịn. Con trai
của chú khơng muốn theo nghề này vì nghề này địi hỏi sự cần cù và kiên nhẫn.
Chú Tiến là cơng an xã, ngồi thời gian làm việc tại cơ quan, chú dành thời gian
rảnh để làm vƣờn. Hiện nay gia đình chú có 1.000 m2 đất sản xuất.
Trung bình mỗi ngƣời dân ở đây có khoảng 250 m2 đất trồng hoa màu. Chú
cho biết, cứ 20 năm địa phƣơng lại chia lại đất một lần. Để có thêm đất trồng
trọt, nhiều gia đình phải thuê lại từ những hộ gia đình khác.

21



Hình 25: Nhóm chúng tơi đang phỏng vấn chú Lê Văn Tiến
Sau khi chia tay với chú Lê Văn Tiến, chúng tôi đến gặp và phỏng vấn chú
Nguyễn Ngọc Anh, hiện làm chủ nhiệm hợp tác xã nơng nghiệp. Ngồi thời
gian làm việc ở cơ quan, chú cũng làm vƣờn nhƣ nhiều ngƣời khác ở Ngọc
Phƣớc. Chú Ngọc Anh cho biết, từ đời ông bà, bố mẹ chú đã sống bằng nghề
trồng rau. Nhà chú có 860 m2 đất đƣợc chia theo nghị định 64.
Chú cũng cho biết, thu nhập trung bình từ việc trồng là từ 2 đến 3 triệu/ 1
tháng, có tháng thấp hơn. Khi giá rau thấp thì thu nhập của ngƣời dân cũng thấp
hơn. Loại rau có hạt giống rẻ mà lại cho năng suất cao đó là cải và xà lách. Một
lạng hạt xà lách giá 45.000 đồng, dùng cho 500 m2, sản lƣợng thu đƣợc trên một
tấn.
Rau thƣờng đƣợc thƣơng lái đến vƣờn mua và đem đến chợ Tuy Hịa, sau
đó từ chợ Tuy Hịa bán lại cho các chợ trong và ngồi tỉnh, nhƣ Quy Nhơn, Nha
Trang. Ngồi ra rau cịn đƣợc chuyển đến siệu thị COOP-MART để bán cho
ngƣời tiêu dùng.

22


Vợ của chú Ngọc Anh làm nghề may. Tiền sinh hoạt và tiền nuôi con ăn
học đƣợc lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Chú Ngọc Anh nói, nếu diện tích đất
nhiều thì đời sống của bà con nơng dân sẽ rất khá.
Vấn đề khó khăn mà chú cũng nhƣ nhiều ngƣời trồng rau ở đây gặp phải là
khí hậu trong vùng khơng ổn định. Có những tháng trời mƣa q nhiều cây sẽ bị
úng và thối rữa. Có những tháng trời lại nắng kéo dài, đất bị chai sạn, cây cũng
khó phát triển. Ngồi ra, đầu ra của sản phẩm cũng khơng ổn định, có lúc đƣợc
giá, có lúc lại rất rẻ.
Hiện hai con của chú Ngọc Anh đã lớn, con đầu học xong đại học và ra

trƣờng đi làm, con thứ hai đang học trung học, không đứa nào muốn tiếp tục
trồng rau và hoa nhƣ chú. Đối với chú, vì từ nhỏ sống bằng nghề trồng rau và
hoa nên chú đã quen với công việc này. Hơn nữa, chú nói, chú cũng lớn tuổi nên
nếu muốn chuyển qua làm cơng việc khác cũng rất khó khăn.

Hình 26: Chú Nguyễn Ngọc Anh đang trả lời phỏng vấn
Ngƣời tiếp theo chúng tơi muốn nói đến là chú Dƣơng Văn Tâm. Chúng
tôi gặp chú trên cánh đồng, khi chú đang làm cỏ và tƣới hoa. Sau khi nói chuyện
với chúng tơi, chú đƣa chúng tơi về thăm gia đình chú. Hiện gia đình chú sống
trong một căn nhà hai tầng đẹp và rộng rãi. Chú Tâm có ba ngƣời con, hai con
gái đã lấy chồng, con trai út đang đi bộ đội.

23


×