Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh tiểu học tại trường tình thương ánh linh, quận 7 tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƢỜNG 2014

Tên cơng trình:
SỰ PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƢỜNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC
HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI TRƢỜNG TÌNH THƢƠNG ÁNH LINH, QUẬN 7
TP.HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện
Chủ nhiệm:

Nguyễn Hồng Anh Tuấn. Lớp: K05-CTXH. Khóa: 2011-2015

Thành viên:

Bùi Thành Lợi. Lớp: K05-CTXH. Khóa: 2011-2015
Đồn Thị Kim Lan. Lớp: K05-CTXH. Khóa: 2011-2015
Lê Thị Hậu. Lớp: K05-CTXH. Khóa: 2011-2015
Nguyễn Văn Phúc. Lớp: K05-CTXH. Khóa: 2011-2015

Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Phạm Thị Kim Ngọc (lĩnh vực chuyên môn: Dịch vụ xã hội và
phát triển, đơn vị công tác: Khoa Công tác xã hội trƣờng ĐH KHXH & NV).

TP.HCM, tháng 3 năm 2014



TĨM TẮT NỘI DUNG CƠNG TRÌNH
Giáo dục là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Giáo dục đã xuất hiện
từ thời xa xƣa, nó đƣợc xem là sự truyền đạt những kiến thức, kỹ năng từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Mỗi quốc gia có nền giáo dục tốt tất yếu sinh ra những con ngƣời có
kiến thức, kỹ năng tốt. Bác Hồ đã nói rằng: “Vì lợi ích mƣời năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng ngƣời”. Trồng ngƣời phải mất trăm năm, thế nên giáo dục thay đổi
một thế hệ là cả một q trình lâu dài, bền bỉ và khơng ngừng phát triển. Từ cổ chí
kim, gia đình ln là cái nôi đầu tiên của việc giáo dục con ngƣời. Thế nhƣng xã hội
hiện đại ngày nay, ngồi gia đình cịn có sự tham gia giáo dục của nhà trƣờng và xã
hội. Nhân loại muốn sản sinh ra những con ngƣời có nhân cách tốt, kỹ năng giỏi địi
hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa ba phía Gia đình – Nhà trƣờng – Xã hội,
đặc biệt là mối tƣơng tác giữa gia đình và nhà trƣờng. Trong các trƣờng tình thƣơng
thì sự phối hợp này cần đƣợc phát huy mạnh mẽ và chú trọng đặc biệt hơn bao giờ hết.
Hiện nay, chất lƣợng giáo dục trong các cơ sở, mái ấm, trƣờng tình thƣơng đƣợc
quan tâm đúng đắn hơn, không chỉ đơn thuần là nơi sinh sống, nơi nƣơng tựa mà còn
là nơi học tập và phát triển nhân cách của các em. Tuy nhiên với nhiều yếu tố khách
quan cũng nhƣ chủ quan, trƣờng tình thƣơng đã trở thành nơi cho các phụ huynh phó
mặc con em mình.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sự tƣơng tác giữa gia đình và nhà trƣờng trong
việc giáo dục con trẻ, nhóm nghiên cứu chúng tơi quyết định thực hiện đề tài “Sự phối
hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong việc giáo dục học sinh tiểu học tại trƣờng
tình thƣơng Ánh Linh quận 7 TP.HCM” nhằm làm sáng tỏ một khía cạnh của vấn
đề đặt ra. Với khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn nên nhóm nghiên cứu chúng tơi
điển cứu chủ yếu tại trƣờng tình thƣơng Ánh Linh và tham khảo một số ý kiến của học
sinh, giáo viên trƣờng tình thƣơng Lasan thuộc địa bàn quận 7 thành phố Hồ Chí
Minh.
Qua q trình nghiên cứu, nhóm chúng tơi đã chứng minh đƣợc giả thuyết ban đầu
đặt ra, làm sáng tỏ đƣợc vấn đề đặt ra. Từ đó, nhóm đƣa ra các giải pháp thiết thực với
mong muốn góp phần giải quyết vấn đề mà trƣờng tình thƣơng Ánh Linh, trƣờng tình



thƣơng Lasan đang gặp phải nói riêng và các trƣờng tình thƣơng, mái ấm khác nói
chung một cách hiệu quả.
Đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót ngồi mong muốn, nhóm rất mong nhận
đƣợc những đóng góp, ý kiến để đề tài đạt hiệu quả cao hơn.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Cơ sở lý luận, tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................2
3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ....................................................5
3.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................5
3.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ...........................................................................6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 6
5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu, giới hạn của đề tài .................................................7
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................... 7
5.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................... 7
5.3. Giới hạn đề tài ......................................................................................................7
6. Đóng góp mới của đề tài.............................................................................................. 7
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩ thực tiễn .............................................................................8
8. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................9
CHƢƠNG 1 .....................................................................................................................9
1.1. Một số vấn đề về sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng .................................9
1.1.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục trẻ ...........................................9
1.1.2. Quan điểm, hành vi của phụ huynh và nhà trƣờng trong quá trình phối hợp
giáo dục trẻ ............................................................................................................13
1.2. Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng ..................................................................15
1.2.1. Cách tiếp cận xã hội hóa ..............................................................................16

1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow....................................................................17
1.2.3. Lý thuyết cấu trúc – chức năng ...................................................................18
1.2.4. Lý thuyết hệ thống sinh thái tiểu học ( Eco-system) ...................................20
1.2.5. Học thuyết nhân cách nhân văn của Carl Rogers ........................................20
1.3. Các khái niệm và khung phân tích .....................................................................21
1.3.1. Các khái niệm .............................................................................................. 21
1.3.2. Khung phân tích .......................................................................................... 22
CHƢƠNG 2 ...................................................................................................................23
2.1. Bối cảnh và tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam ........................................24
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh...........................................28


2.3 Tình hình kinh tế - xã hội Quận 7 – Thành phố Hồ Chí Minh ............................ 29
2.4. Tình hình giáo dục trong các trƣờng tình thƣơng trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay ............................................................................................................31
2.5. Q trình hình thành và tổ chức hoạt động của trƣờng tình thƣơng Ánh Linh ..32
2.6. Quan điểm của phụ huynh và giáo viên tại trƣờng tình thƣơng Ánh Linh, quận 7
thành phố Hồ Chí Minh trong việc giáo dục học sinh...............................................36
2.6.1. Về phía gia đình........................................................................................... 38
2.6.2. Về phía nhà trƣờng và giáo viên .................................................................44
2.7. Mức độ phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong việc giáo dục học sinh.....47
2.8. Các hình thức và nội dung trao đổi, phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên tại
trƣờng tình thƣơng Ánh Linh, quận 7 thành phố Hồ Chí Minh ................................ 49
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................52
1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................52
2. KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................55
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................122



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm hàng đầu. Hệ thống các trƣờng
công lập, dân lập từ Mẫu giáo đến Trung học phổ thông đều đƣợc chú trọng phát triển
cả về cơ sở vật chất lẫn nguồn nhân lực. Các cơ sở, mái ấm, trƣờng tình thƣơng cũng
thế. Mỗi trƣờng có những phƣơng pháp giảng dạy khác nhau song tất cả đều chung
một mục đích là giáo dục nhân cách, trau dồi kiến thức cho các thế hệ học sinh. Ngồi
ra, các trƣờng tình thƣơng cịn là một trong những đơn vị, tổ chức thực hiện đƣờng lối
phổ cập giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc. Những học sinh theo học tại các trƣờng tình
thƣơng là những đối tƣợng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Nếu các em không đƣợc
giáo dục hiệu quả, can thiệp kịp thời rất có thể sa vào các tệ nạn xã hội, gây bất ổn xã
hội. Thế nên, Nhà nƣớc cần có sự quan tâm, thiết lập những chính sách phù hợp đối
với một số tổ chức phi chính phủ, các trƣờng tình thƣơng trong cả nƣớc, góp phần
giảm thiểu tệ nạn xã hội, nâng cao nhận thức và trình độ học vấn của các em.
Tuy nhiên, giáo dục các em nên ngƣời không phải là chuyện một sớm một chiều mà
cần có thời gian, cần một q trình phát triển lâu dài, ổn định. Để đạt đƣợc điều đó địi
hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình - nhà trƣờng – xã hội, đặc biệt là sự
phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng. Hơn ai hết, những trƣờng tình thƣơng ln
mong mỏi sự quan tâm, hợp tác từ phía gia đình của học sinh. Sự mong mỏi ấy đang
hiện hữu trong suy nghĩ của đội ngũ giáo viên, ban quản lý một số trƣờng tình thƣơng.
Tại sao lại có sự mong mỏi ấy? Tại sao cần phải có sự hợp tác giữa gia đình và nhà
trƣờng trong việc giáo dục học sinh trong các trƣờng tình thƣơng? Nhận thấy đƣợc
mối lo ngại ấy cũng nhƣ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề đặt ra, chúng tôi quyết
định chọn đề tài “Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong việc giáo dục học
sinh tiểu học tại trƣờng tình thƣơng Ánh Linh quận 7 TP.HCM” để tìm hiểu hồn
cảnh gia đình, điều kiện học tập của các em tại nhà cũng nhƣ tại trƣờng học. Từ đó
nhóm đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao mối tƣơng quan giữa gia đình và nhà
trƣờng trong việc giáo dục trẻ tiểu học trong các trƣờng tình thƣơng nói chung và
trƣờng tình thƣơng Ánh Linh nói riêng.


1


2. Cơ sở lý luận, tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục là một chủ đề mà Nhà nƣớc, dƣ luận xã hội, các nhà nghiên cứu xã hội
luôn luôn quan tâm, nghiên cứu để đƣa ra các chính sách, chủ trƣơng, đƣờng lối cũng
nhƣ quan điểm của mình để xây dựng nền giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển
tồn diện, có hiệu quả. Một trong những vấn đề liên quan đến nền giáo dục Việt Nam
không thể khơng kể đến sự phối hợp giữa gia đình – nhà trƣờng – xã hội trong việc
giáo dục học sinh. Quan trọng nhất là sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng ln
đƣợc các nhà nghiên cứu xã hội quan tâm, phản ánh. Chúng ta dễ dàng nhận ra điều đó
khi gõ cụm từ “sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng” trên thanh cơng cụ tìm kiếm
của trang web google.com.vn có tới khoảng 27.800.000 kết quả trong 0,39 giây. Với
nhiều bài luận văn, bài nghiên cứu, bài luận bàn về vấn đề này. Song, hầu hết các đề
tài đều nhắc đến sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng, xã hội trong nền giáo dục
chung chứ chƣa đi sâu nghiên cứu sự phối hợp ấy trong các trƣờng tình thƣơng.
Trong nghiên cứu về hệ thống giáo dục, Stanislaw Kowalski đã nêu lên thực trạng
liên kết thiếu đồng bộ giữa gia đình và nhà trƣờng. Tác giả cho rằng: “vẫn cịn thiếu
trao đổi thơng tin có hệ thống giữa các khâu trong một tập hợp gồm nhiều thể chế giáo
dục về hoạt động của các thể chế đó và sự tham gia của các thanh niên vào các hoạt
động này. Nhƣng có một điều khơng thể nghi ngờ là: Một mạng lƣới cố định truyền
đạt những thơng tin đó là điều kiện cho hoạt động đồng bộ, tổng hợp của hệ thống giáo
dục trong môi trƣờng, nhất là trong môi trƣờng phức hợp nhƣ một thành phố lớn.”[1]
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh và đồng nghiệp (2006)[2] qua giáo trình Giáo dục học
(tập 2), cho rằng: Giáo dục gia đình đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ. Giáo dục học đƣờng giữ vai trò và giáo dục xã hội lại có vai
trị rất quan trọng với những tác động tích cực và tiêu cực khó kiểm sốt đƣợc. Vấn đề
thực tế hiện nay là vẫn còn khoảng cách giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trƣờng
mà đặc biệt hơn cả là việc giáo dục tại các trƣờng tình thƣơng. Từ đó, dẫn tới những
hệ quả tiêu cực cho việc học và rèn luyện đạo đức của trẻ.


Stanislaw Kowalski (Ngƣời dịch: Thanh Lê) (2003), xã hội học giáo dục và giáo dục học, NXB ĐH
Quốc gia TP.HCM.
1

2

Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo trình giáo dục học (tập 2), NXB ĐH Sƣ Phạm.

2


Hơn thế nữa, mối quan hệ gia đình – nhà trƣờng càng chặt chẽ thì việc học hành của
con em họ càng thuận lợi và đạt nhiều kết quả cao nhất là đối với các em tại trƣờng
tình thƣơng. Monja Schmitt & Lydia Kleine bằng cuộc khảo sát trên quy mô 1.556 học
sinh đã chứng minh mối quan hệ gia đình – nhà trƣờng có vai trị quan trọng đến kết
quả giáo dục học sinh. Theo tác giả, mối quan hệ gia đình – nhà trƣờng bao gồm mối
quan hệ: học sinh – học sinh, học sinh – giáo viên và phụ huynh – giáo viên. Kết luận
cuối cùng cho biết: khi học sinh có mối quan hệ tốt với giáo và bạn học, và khi cha mẹ
chúng tích cực tham gia các hoạt động tại trƣờng học thì chúng sẽ đạt thành tích học
tập cao hơn. Nhƣ vậy, thơng qua hành động tham gia các hoạt động của trƣờng học
nhƣ một tiêu chí của sự phối hợp giáo dục cùng nhà trƣờng, các bậc cha mẹ góp phần
mang lại kết quả giáo dục cao nhất cho con em mình[3].
Barbara Beville Smith (1998) trong nghiên cứu của sự phối hợp giữa gia đình và
nhà trƣờng bằng các loại hình tham gia của phụ huynh khác nhau đến kĩ năng đọc của
trẻ khẳng định: Việc nhiều phụ huynh tham gia phong trào hoạt động của trƣờng học
không ảnh hƣởng nhiều đến kết quả học tập của các em. Ngƣợc lại, hành vi cha mẹ hỗ
trợ con em mình làm bài tập về nhà là hành vi ý nghĩa nhất. Nữ tác giả này cịn vận
dụng ba lý thuyết mang tính tƣơng hỗ nhằm soi sáng cho vấn đề nghiên cứu: (1) Sự tác
động qua lại giữa gia đình và nhà trƣờng thay đổi tùy thuộc vào từng bối cảnh xã hội;

(2) “Vốn xã hội” của thiết chế gia đình và nhà trƣờng kiến tạo những “đầu vào” khác
nhau cho quá trình xã hội hóa ở trẻ, đồng thời sự tác động qua lại giữa các “đầu vào”
này cũng sẽ quyết định đến “đầu ra” giáo dục; (3) Quan hệ giữa gia đình, nhà trƣờng
và cộng đồng là mối quan hệ hợp tác vì mục đích đồng thuận trong giáo dục. Nghĩa là,
ba mơi trƣờng giáo dục (gia đình – nhà trƣờng – cộng đồng) có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, và thay đổi tùy theo bối cảnh xã hội. Đặc biệt, với sự đầu tƣ giáo dục khác
nhau của từng thiết chế gia đình và gia đình sẽ cho ra những sản phẩm giáo dục khác
nhau.[4]

Monja Schmitt & Lydia Kleine (2010), The influence of family – school relations on academic
success, Jero, vol. No.1 (2010).
3

4

Barbara Beville Smith (1998), A research paper submitted to the Faculty of the Virginia Polytechnic
Institute and State University in partial fulfillment of the riquirements for the degree of Doctor of
Education, Effects of home – school colladoration and different forms of parent involvement on
reading achievement, Virginia Polytechnic Institute and State University.

3


Sự phối hợp gia đình, nhà trƣờng, xã hội có thể diễn ra dƣới nhiều hình thức. Vấn
đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lƣợng giáo dục phải phát huy tinh thần trách
nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế
hệ trẻ thành những ngƣời công dân hữu ích cho đất nƣớc.5
Hoạt động phối hợp các lực lƣợng giáo dục giữa nhà trƣờng, gia đình và các tổ chức
xã hội đƣợc xem là “Quá trình vận động (động viên, khuyến khích, thu hút) và tổ chức
mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc xây dựng và phát triển nhà trường,

từ việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, chăm lo
đời sống giáo viên, tạo môi trường thống nhất giữa nhà trường –gia đình –xã hội, đến
việc tham gia giáo dục học sinh” (Đề tài nghiên cứu cấp bộ, mã số B2004-54-03,
Nghiệp vụ quản lý trƣờng phổ thơng). Ngày nay, vai trị của hoạt động phối hợp này
khơng đóng vai trị quan trọng ở tất cả các cấp học, bậc học, từ bậc tiểu học đến phổ
thông và càng đƣợc phát huy, khai thác nhiều hơn ở môi trƣờng giáo dục Cao đẳng,
Đại học để đào tạo ra một lực lƣợng lao động chất lƣợng cao và có đƣợc những thành
tựu khoa học ứng dụng trong cuộc sống. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của các
lực lƣợng giáo dục (nhà trƣờng, gia đình và cộng đồng xã hội) trong sự nghiệp phát
triển giáo dục của đất nƣớc, Đảng, Chính phủ và Bộ giáo dục Việt Nam đã có nhiều
chính sách, giải pháp nhằm huy động mọi lực lƣợng xã hội tham gia vào hoạt động
giáo dục và đào tạo. Văn Kiện Hội Nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng
khóa VIII viết “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân
góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước” hay Điều 3
của Luật giáo dục cũng ghi rõ “hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên
lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với
thực tiễn, giáo dục trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Luật
giáo dục (2005), Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)6

5

Tập san “Việc phối hợp của nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong cơng tác chăm sóc giáo dục
trẻ em”, Trần Ngọc Phƣơng Thảo, PTP GDMN Sở GD & ĐT.
6

“Bàn về hoạt động phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục ở các trƣờng phổ thông”, ThS Cao
Thị Châu Thủy, Trƣờng ĐH KHXH&NV TPHCM.

4



3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng và xã hội,trong đó nhà
trƣờng và gia đình là hai thành tố trực tiếp giáo dục các em. Gia đình luôn là môi
trƣờng sống, môi trƣờng giáo dục lâu dài, thƣờng xuyên và là nền tảng cho trẻ phát
triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhƣ vậy gia đình là mơi trƣờng giáo dục có nhiều
thuận lợi và ƣu thế nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Do đó,
gia đình cần phải chủ động phối hợp với nhà trƣờng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho
trẻ. Sự phối hợp giữa ba môi trƣờng giáo dục nhà trƣờng, gia đình và xã hội là một
trong những nguyên lý giáo dục của nƣớc ta.
Học sinh tiểu học là lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, ý thức tự giác chƣa
cao, dễ bị tác động bởi mơi trƣờng bên ngồi và bạn bè. Đối với trƣờng tình thƣơng
Ánh Linh, các em học một buổi/ngày, chỉ một số ít học sinh yếu kém ở lại trƣờng vào
buổi chiều để học thêm. Nhƣ vậy phần lớn học sinh chỉ có một buổi học trên trƣờng,
cịn lại là khoảng thời gian các em ở nhà hoặc ngoài xã hội. Ngoài ra trong suốt gần 3
tháng hè các em không đến trƣờng. Với môi trƣờng sống phức tạp nhƣ hiện nay, đặc
biệt là các trẻ đang học tập tại các trƣờng tình thƣơng thì việc các em dễ sa vào tệ nạn
là điều bình thƣờng. Bởi lẽ mơi trƣờng bên ngồi rất phù hợp với lứa tuổi hiếu động,
ham chơi của các em. Nếu trẻ dành thời gian học tập không nhiều hoặc không đƣợc
sắp xếp lịch học phù hợp từ phụ huynh, sẽ dẫn đến trẻ dễ sao lãng nhiệm vụ học tập và
rèn luyện bản thân.
Tính hệ thống, tính liên tục và tính thống nhất các tác động giáo dục và các lực
lƣợng giáo dục là một nguyên tắc giáo dục rất quan trọng vì đặc điểm của quá trình
giáo dục là lâu dài, phức tạp và biện chứng. Do đó sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà
trƣờng với cha mẹ học sinh là điều hết sức cần thiết, sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp của
hai lực lƣợng giáo dục: thầy cô và cha mẹ. Đồng thời tạo đƣợc môi trƣờng thuận lợi
cho việc phát triển nhân cách của học sinh ở cả nhà trƣờng và gia đình.
Đó là những vấn đề giáo dục của các trƣờng trong hệ thống giáo dục của cả nƣớc
nói chung, cịn các em học sinh học ở các trƣờng tình thƣơng thì nhà trƣờng và gia

đình có sự phối hợp chặt chẽ với nhau hay khơng? Đó là lí do mà nhóm chúng tơi thực
hiện đề tài nghiên cứu về các em học sinh tiểu học của trƣờng tình thƣơng Ánh Linh.
5


3.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu tổng quát: Đề tài nhằm mô tả sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng
trong việc giáo dục học sinh tiểu học tại trƣờng tình thƣơng Ánh Linh, quận 7 thành
phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ:
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục học sinh trong một số trƣờng tình thƣơng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
- Mơ tả quan điểm của phụ huynh và giáo viên tại trƣờng tình thƣơng Ánh Linh, quận
7 thành phố Hồ Chí Minh về vai trị, nhiệm vụ, trách nhiệm và sự phối hợp trong việc
giáo dục học sinh.
- Các hình thức nội dung trao đổi, phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên tại trƣờng
tình thƣơng Ánh Linh, quận 7 thành phố Hồ Chí Minh.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất giải pháp phối hợp giữa phụ huynh và
nhà trƣờng trong việc giáo dục học sinh tại trƣờng tình thƣơng Ánh Linh, quận 7 thành
phố Hồ Chí Minh.
Ngồi ra đề tài còn phản ánh trung thực vấn đề đang nghiên cứu với các dữ liệu thu
thập từ các đối tƣợng liên quan. Cung cấp một số thông tin cần thiết cho ngƣời đọc,
cho những đề tài nghiên cứu sau.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính: Bằng phỏng vấn sâu
với 21 cuộc phỏng vấn học sinh, 8 cuộc phỏng vấn giáo viên và 5 cuộc phỏng vấn với
gia đình, phụ huynh học sinh, tổng 34 cuộc phỏng vấn sâu với phƣơng pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên. Với địa bàn và đối tƣợng nghiên cứu, nhóm nhận thấy sử dụng phƣơng

pháp nghiên cứu định tính là phù hợp nhất. Vì một số phụ huynh khơng biết chữ hoặc
các em học sinh tiểu học chƣa thể hiểu rõ và chính xác các câu hỏi của nhóm đặt ra,
khi nhóm sử dụng phƣơng pháp định lƣợng - phỏng vấn bằng bảng hỏi.

6


Ngồi ra, nhóm cịn sử dụng phƣơng pháp thực địa và khảo sát thực tế, tham khảo
các tài liệu sẵn có cả trên các trang mạng điện tử lẫn tƣ liệu từ sách báo, các bài nghiên
cứu khoa học liên quan.
Qua q trình thu thập thơng tin, nhóm đã phân tích, tổng hợp thủ cơng, khơng sử
dụng các phần mềm thống kê hay thuật tốn hỗ trợ. Vì đây là những thơng tin từ
phỏng vấn sâu nên nhóm chọn phƣơng pháp phân tích thơng tin thủ cơng để đảm bảo
tính chính xác, khách quan từ dữ liệu thu thập đƣợc.

5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu, giới hạn của đề tài
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong
việc giáo dục học sinh tiểu học tại trƣờng tình thƣơng Ánh Linh.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là phụ huynh, giáo viên và học sinh tiểu học của trƣờng tình
thƣơng Ánh Linh, 30/30 Lâm Văn Bền, phƣờng Tân Kiểng, quận 7 thành phố Hồ Chí
Minh.
5.3. Giới hạn đề tài
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên nhóm nghiên cứu chỉ dừng lại trong phạm
vi trƣờng tình thƣơng Ánh Linh, 30/30 Lâm Văn Bền, phƣờng Tân Kiểng, quận 7
thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, nội dung nghiên cứu chỉ đi sâu vào yếu tố sự
tƣơng tác giữa gia đình và nhà trƣờng chứ chƣa đi sâu tìm hiểu sự tƣơng tác giữa ba
khía cạnh gia đình – nhà trƣờng- xã hội.


6. Đóng góp mới của đề tài
Thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu hy vọng đóng góp một số thơng tin cụ thể, thực
tế, phản ánh trung thực sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong trƣờng tình
thƣơng Ánh Linh.
Bên cạnh đó, đề tài đƣa ra một số phân tích, đánh giá về những khó khăn, lý do
khách quan cũng nhƣ chủ quan của gia đình và nhà trƣờng trong sự phối hợp giáo dục
học sinh, con em mình. Từ đó đƣa ra giải pháp nhằm cải thiện vấn đề.
7


7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩ thực tiễn
Đề tài nhằm khai thác các khía cạnh của sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng
trong việc giáo dục học sinh tiểu học tại trƣờng tình thƣơng Ánh Linh. Dựa trên cơ sở
lý luận của nền giáo dục Việt Nam nhóm nghiên cứu đã phát triển, phát hiện thêm
những thông tin quan trọng về công tác giáo dục trong các trƣờng tình thƣơng. Từ đó,
đề tài mong muốn các cơ quan chức năng có chính sách phù hợp để phát triển và giáo
dục thế hệ trẻ có hồn cảnh khó khăn, nhất là các trẻ theo học tại các trƣờng tình
thƣơng.
Đề tài cịn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu và giảng dạy về giáo
dục học, công tác xã hội trƣờng học trong các trƣờng tình thƣơng.

8. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần Mở đầu và phần Kết luận đề tài có 2 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng
Chƣơng 2: Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong giáo dục học sinh tiểu
học tại trƣờng tình thƣơng Ánh Linh, quận 7 thành phố Hồ Chí Minh.

8



PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHỐI HỢP
GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƢỜNG
1.1. Một số vấn đề về sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng
Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trƣờng là một chủ đề quan trọng nhƣng
chƣa đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nhất là trong các trƣờng tình thƣơng, dƣới tiếp cận
của xã hội học lại càng khan hiếm hơn. Mặc dù vậy, một số tài liệu có liên quan trực
tiếp đến chủ đề này đã đƣợc tập hợp và xem xét. Về nội dung, các tài liệu đề cập đến
ba vấn đề chính: Chứng minh tầm quan trọng của sự phối hợp giữa gia đình – nhà
trƣờng – xã hội trong việc giáo dục trẻ; Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả giáo dục trẻ;
Quan điểm và hành vi của huynh và nhà trƣờng trong quá trình phối hợp giáo dục trẻ.
1.1.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục trẻ
Khi nghiên cứu những yếu tố tác động tới quá trình giáo dục trẻ em, các nhà khoa
học thƣờng nêu ra ba yếu tố quan trọng nhất, đó là gia đình, nhà trƣờng và xã hội.
Phần tổng quan dƣới đây trình bày lần lƣợt các yếu tố tác động với những quan điểm
và mối quan tâm của các tác giả khác nhau.
Thứ nhất, có nhiều nghiên cứu về mơi trƣờng gia đình dƣới tiếp cận xã hội học giáo
dục đã khẳng định gia đình là trƣờng học đầu đời quan trọng nhất đối với trẻ. Vũ Sơn
(1994) qua nghiên cứu “Gia đình và giáo dục trong gia đình”[7] khẳng định gia đình
vừa nhƣ là mơi trƣờng xã hội hóa đầu tiên đối với đứa trẻ vừa nhƣ là một thể chế có
chức năng xã hội hóa trẻ em thơng qua việc nhấn mạnh chức năng giáo dục là chức
năng căn bản của gia đình. Ứng dụng lối tiếp cận cấu trúc chức năng kết hợp với lý
thuyết xã hội hóa, nghiên cứu đã nhìn nhận và đánh giá gia đình nhƣ một thể chế hóa
đặc biệt quan trọng đến quá trình giáo dục. Trong khi đó, Lê Ngọc Lân (1994) với
nghiên cứu “Vấn đề gia đình và việc thực hiện các chức năng của gia đình hiện nay”[8]

7

Vũ Sơn (1994), Gia đình và giáo trong gia đình, NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội.


Lê Ngọc Lân (1994), Vấn đề gia đình và việc thực hiện các chức năng của gia đình hiện nay. Gia
đình và vấn đề giáo dục gia đình.
8

9


trình bày những góc nhìn kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau về gia đình và dù ở góc
nhìn nào cũng thống nhất rằng gia đình đang dần biến đổi theo những biến đổi chung
của xã hội và bốn chức năng chính của gia đình đang dần đƣợc chia sẽ bởi các thiết
chế xã hội khác, trong đó có chức năng giáo dục. Khẳng định chức năng xã hội hóa
của gia đình khác với chức năng xã hội hóa của nhà trƣờng, nhóm bạn đồn thể… Tác
giả nhấn mạnh tầm quan trọng của mơi trƣờng giáo dục gia đình. Khi bàn về chức
năng này của gia đình, có nhiều vấn đề đặt ra nhƣ: nhiều gia đình nơng thơn cịn phó
mặc giáo dục cho nhà trƣờng, nhiều gia đình có kinh tế khó khăn nên trẻ em bị lạm
dụng sức lao động và khơng cịn thời gian để trau dồi kiến thức xã hội, giao tiếp. Ở
mỗi kiểu gia đình có những những kiểu giáo dục đặc thù riêng, đồng thời kiến thức và
phƣơng pháp tham gia giáo dục trong gia đình cũng có nhiều điều đáng lo ngại. Tóm
lại, với lối tiếp cận cấu trúc chức năng và bằng phƣơng pháp phân tích tƣ liệu sẵn có,
tác giả Lê Ngọc Lân có chung đánh giá với các tác giả trƣớc đó về tầm quan trọng của
giáo dục gia đình. Tuy nhiên, điểm nổi bật chính là các phát hiện và mối tƣơng quan
giữa kiểu gia đình với phƣơng pháp giáo dục. Mỗi kiểu gia đình sẽ có những quan
điểm, cách thức giáo dục trẻ con khác nhau dẫn đến kết quả giáo dục khác nhau.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về giáo dục trong gia đình thƣờng khai thác các
vấn đề về chức năng và sự biến đổi chức năng của giáo dục gia đình hiện nay, mối
quan hệ giữa bố mẹ - con cái, các yếu tố gia đình tác động đến thành tích học tập của
con cái, những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác giáo dục con cái… Cơng trình
nghiên cứu của tác giả Lê Thị Lâm: “Một số thuận lợi và khó khăn trong cơng tác giáo
dục gia đình”[9]. Sự tham gia của cha mẹ vào việc con đƣợc nhận diện thông qua

những chỉ báo định tính, thiên về tâm lý tình cảm và địi hỏi phải khai thác thơng tin kĩ
càng hơn. Với dung lƣợng mẫu không lớn (35 ngƣời bố và 65 ngƣời mẹ có con học
cấp tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội), kết quả thu đƣợc nhƣ sau: 1/3 gia
đình khơng có thời gian buổi tối bên con, 40% gia đình khơng có mối quan hệ cha mẹ
- con cái tích cực và 60% các cuộc nói cuyện một chiều từ phía bố mẹ đến con cái
(24,Tr.14-16). Khảo sát đã đƣa ra lời cảnh báo về mối quan hệ cha mẹ - con cái hiện
nay còn khá lỏng lẻo. Tuy vậy, cuộc khảo sát mới chỉ thu hẹp trong mối quan hệ cha
Lê Thị Lâm, “Một số thuận lợi và khó khăn trong cơng tác giáo dục gia đình”, tạp chí Giáo Dục, số
140.
9

10


mẹ - con cái đối với việc học tập của con và sự tham gia của bố mẹ vào việc học tập
của con còn khá chung chung. Vai trò và ảnh hƣởng của các nhân tố từ thiết chế nhà
trƣờng chƣa đƣợc đề cập trong mục tiêu nghiên cứu này.
Một nghiên cứu khác cũng liên quan đến giáo dục trong gia đình là bài viết “Nghề
nghiệp của cha mẹ về việc giáo dục con cái trong gia đình” của Phạm Thu Hƣơng
trong cuốn sách “Trẻ em – Gia đình – Xã hội”[10] (Mai Quỳnh Nam chủ biên). Nghiên
cứu bàn về sự kì vọng của các bậc cha mẹ và một số yếu tố thuộc về cha mẹ đã tác
động đến việc học tập của trẻ nhƣ thế nào, chẳng hạn nhƣ yếu tố trình độ học vấn và
nghề nghiệp của cha mẹ, mức độ kiểm sốt chƣơng trình ti-vi của cha mẹ đối với con
cái… Tuy nhiên, giới hạn nghiên cứu đề tài chỉ mới dừng lại ở phạm vi giáo dục trong
gia đình và chƣa đề cập đến mối quan hệ giữa gia đình và nhà trƣờng trong việc quản
lý học tập của trẻ. Ngoài yếu tố nghề nghiệp và học vấn của cha mẹ, kiểu loại gia đình
cũng có những ảnh hƣởng nhất định đến việc giáo dục trẻ, điều này đƣợc khẳng định
qua cơng trình nghiên cứu “Kiểu loại gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình ở Hà
Nội hiện nay” của tác giả Nguyễn Chí Dũng (2006) đăng trên tạp chí Xã hội số 2
(2006). Có sự khác biệt đáng kể về nhu cầu giáo dục, nội dung giáo dục, phƣơng pháp

giáo dục, hình thức giáo dục và kết quả giáo dục ở những kiểu loại gia đình. Gia đình
hạt nhân chú ý đến giáo dục lối sống, đạo đức; Gia đình mở rộng chú ý đến địa vị xã
hội, xu hƣớng nổi trội của con em họ trong gia đình, dịng tộc. Ở gia đình đầy đủ cũng
nhƣ gia đình khiếm khuyết, tuy nhu cầu giáo dục lối sống, đạo đức nhƣ nhau song
mong muốn đức tính trung thực ở con cái trong những gia đình đầy đủ mạnh mẽ hơn.
Ngồi ra, mức sống gia đình cũng ảnh hƣởng khơng nhỏ đến việc giáo dục con cái.
Nghiên cứu cũng chỉ ra chủ thể giáo dục quan trọng nhất là ngƣời mẹ và sự phối hợp
giữa ngƣời mẹ và ngƣời cha. Bài viết thuộc vùng chủ đề giáo dục gia đình song điểm
khác biệt chính là mơ tả thực trạng giáo dục gia đình thơng qua sự so sánh giữa các
kiểu loại gia đình. Mỗi gia đình với quy mơ, cơ cấu thành viên khác nhau sẽ có những
phƣơng thức và hình thức giáo dục khác nhau, đó là kết luận rút ra từ nghiên cứu này.
Ngoài ra , khi đề cập đến giáo dục gia đình, các nhà nghiên cứu cịn nhắc đến vai trò
của ngƣời phụ nữ. Lê Thi nêu lên những ƣu điểm của giáo dục gia đình nhƣ: “Giáo

10

Mai Quỳnh Nam (chủ biên - 2004), Trẻ em – Gia đình – Xã hội, NXB Chính Trị Quốc Gia.

11


dục gia đình mang tính cá biệt và cụ thể… Có tính thực tiễn, qua thực tế, bằng cuộc
sống thực tế để giáo dục và rất chú trọng đến kết quả thực tế của việc giáo dục” hoặc
“việc giáo dục mang tính phối hợp nhiều mặt về kiến thức và mối quan hệ xã hội”[11]
và các mục đích, mục tiêu của giáo dục gia đình. Đáng quan tâm hơn cả, tác giả cảnh
báo về hiện tƣợng suy giảm vai trò của giáo dục gia đình, suy giảm trách nhiệm của
cha mẹ đối với việc giáo dục con cái. Về cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng, tƣơng tự
nhƣ tác giả Nguyễn Thị Tuyết Oanh, tác giả Lê Thi cũng dùng cách tiếp cận cấu trúc chức năng và lý thuyết cấu trúc – chức năng của August Comte để chỉ rõ sự thay đổi
trong vai trò giáo dục gia đình, tuy nhiên thành cơng của tác giả Lê Thi là cách tiếp
cận giới để nối kết vai trò giáo dục với ngƣời phụ nữ trong gia đình. Nhƣ vậy, với cách

tiếp cận này, chức năng giáo dục đƣợc nhấn mạnh trong phạm vi gia đình hơn và tập
trung vào vai trò của ngƣời phụ nữ.
Thứ ba, các yếu tố thuộc về nhà trƣờng và ngoài nhà trƣờng ảnh hƣởng đến giáo
dục học sinh cũng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm và tìm hiểu. Tác giả Nguyễn Thị Minh
Phƣơng bằng nghiên cứu: “Ảnh hƣởng của yếu tố ngoài nhà trƣờng đến việc học tập
của học sinh”[12] (2008) nhìn nhận về các yếu tố ảnh hƣởng đối với việc học của học
sinh trên phạm vi rộng gồm ba thiết chế: Gia đình – nhà trƣờng – cộng đồng. Đồng
thời, nghiên cứu này bắt đầu khai thác về quan hệ trong quá trình xã hội hóa ở học
sinh. Dƣới góc nhìn thiết chế giáo dục thiết yếu là nhà trƣờng, tác giả cố gắng chứng
minh ảnh hƣởng của các yếu tố ngoài nhà trƣờng đến giáo dục học sinh, để từ đó
khẳng định về mối quan hệ chặt chẽ và phức tạp giữa các môi trƣờng giáo dục đến
việc học của học sinh. Bài viết dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp và kết quả điền dã tại ba
thôn là Tam Sơn (xã Tam Sơn), Đồng Kỵ (xã Đồng Quang), và Phù Lƣu (xã Tân
Hồng) thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh về một số vấn đề đặt ra đối với việc học tập
của học sinh tiến hành từ tháng 6 năm 2003. Tác giả tập trung phân tích ba yếu tố là
gia đình, mơi trƣờng kinh tế - văn hóa - xã hội và các khn mẫu văn hóa – xã hội ảnh
hƣởng đến việc học tập của trẻ ở trƣờng học. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố gia

Lê Thi: “Ngƣời phụ nữ và vai trị của gia đình, gia đình và vấn đề giáo dục”, NXB Khoa Học Xã
Hội, 1994.
11

Nguyễn Thị Minh Phƣơng: “Ảnh hƣởng của yếu tố ngoài nhà trƣờng đến việc học tập của học sinh”,
Tạp chí nghiên cứu Gia Đình và Giới số 2.
12

12


đình gồm: Định hình vốn ngơn ngữ cho trẻ, định hƣớng của cha mẹ có ảnh hƣởng đến

việc học của trẻ ở trƣờng. Ngồi ra, những khn mẫu văn hóa – xã hội đã và đang
ngấm sâu vào nhà trƣờng, từ đó góp phần tạo ra những ứng xử đa dạng của trẻ.
Có thể thấy tƣ liệu trên đã cung cấp những thơng tin khá tồn diện về sự ảnh hƣởng
của các yếu tố gia đình – nhà trƣờng – xã hội đến việc học tập của trẻ ở nhà trƣờng.
Tuy nhiên, nó vẫn chƣa đi sâu vào phân tích một cách cụ thể hơn từng yếu tố tác động,
đặc biệt là những yếu tố gia đình. Hơn nữa, tất cả những vấn đề mô tả chƣa đi cụ thể
vào những vấn đề của trẻ trong các trƣờng tình thƣơng. Do đó, chúng ta cần nhiều hơn
những nghiên cứu cụ thể về vấn đề này để thấy rõ các yếu tố, đặc trƣng riêng của chủ
đề nhóm đang nghiên cứu.
1.1.2. Quan điểm, hành vi của phụ huynh và nhà trƣờng trong quá trình phối hợp
giáo dục trẻ
Trong chủ đề nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập đƣợc nhiều tƣ liệu liên quan trực
tiếp và đã đƣợc phân loại theo những chủ đề cụ thể hơn. Trƣớc hết, một số tƣ liệu đã
phản ánh về thực trạng phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trƣờng hiện nay có vấn
đề, từ đó đề xuất nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này. Giáo dục trẻ em dƣới
sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng khơng phải là chuyện một sớm một chiều, địi
hỏi hai bên phải có sự thống nhất về quan điểm và nhận thức của mỗi bên tham gia.
Một cơng trình khảo sát ở nƣớc ngồi tuy tƣơng đối lâu nhƣng những đúc kết của nó
giúp ích rất nhiều cho chúng tơi, đó là nghiên cứu: “Nhận thức của cha mẹ về truyền
thông giữa giáo viên và phụ huynh”[13] (Colleen E.Larson, 1976). Thành công của
nghiên cứu này chính là việc tác giả đã đặt ra những câu hỏi rồi tự trả lời các câu hỏi
xoay quanh mối quan hệ trao đổi thông tin giữa giáo viên – phụ huynh. Điều quan tâm
mấu chốt của tác giả là đi tìm bản chất trao đổi thơng tin giữa phụ huynh và giáo viên
thông qua các chỉ báo: Nhận thức, thái độ, nguyện vọng. Cụ thể, tác giả đã khảo sát về
mối liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh thông qua việc tập trung trả lời những câu
hỏi chính:
- Khi trao đổi thơng tin, giáo viên và phụ huynh thƣờng đề cập đến vấn đề gì?
13

Coleen E.Larson (1993), A thesis submitted in patial fulfillment of the requirement for the degree of

master of an communication between teachers and parents as perceived by parents, Simon Frasher
University.

13


- Giáo viên và phụ huynh trao đổi thông tin nhƣ trên nhằm mục đích gì?
- Phụ huynh suy nghĩ nhƣ thế nào về việc họ chủ động liên hệ với giáo viên và
ngƣợc lại, về việc giáo viên chủ động liên hệ với họ?
- Khi trao đổi thông tin nhƣ vậy thì những chủ thể nào thƣờng tác động tích cực
đến nhận thức của phụ huynh về mối quan hệ giáo viên – phụ huynh?
- Giáo viên và phụ huynh trao đổi thông tin bằng phƣơng thức nào?
Kết quả thu đƣợc cho thấy: Không phải tất cả phụ huynh đều nhận thức đƣợc rằng mối
quan hệ giữa họ với giáo viên hồn tồn mang tính bình đẳng. Các phụ huynh cho rằng
chủ động trao đổi với giáo viên thì mang tính tiêu cực nhiều hơn mang tính tích cực vì
nó chủ yếu chỉ để giải quyết những rắc rối của con cái họ. Ngƣợc lại, họ cho rằng việc
giáo viên chủ động trao đổi với họ thì thƣờng mang tính tích cực hơn. Một vài phụ
huynh bằng lịng với thơng tin thu nhận từ giáo viên về tình hình con cái của họ, một
số khác đề xuất là giáo viên quan tâm nhiều hơn đến riêng con của họ. Số còn lại
muốn đƣợc hƣớng dẫn cách thức giúp con cái làm bài tập về nhà. Tuy nhiên, giới hạn
của nghiên cứu là việc thu thập thông tin chỉ dừng lại ở đối tƣợng phụ huynh, chƣa xét
đến đối tƣợng học sinh, giáo viên. Vì bản chất trao đổi thơng tin là sự tƣơng tác qua
lại, do vậy kết quả rút ra sẽ thuyết phục hơn nếu cơng trình thu thập thêm cả thông tin
của giáo viên và từ một chủ thể khách quan thứ ba là các em học sinh.
Tuy vậy, cụ thể của q trình trao đổi thơng tin giữa phụ huynh và giáo viên có gì
đáng chú ý? Một cơng trình nghiên cứu nƣớc ngồi nói rõ hơn về điều này: “Trao đổi
thông tin giữa thầy cô và phụ huynh”[14] (Freytag, Cathy E. 2001). Đây đƣợc xem là
một nghiên cứu khai thác kĩ càng và tập trung vào trọng tâm mà đề tài đang quan tâm,
đó là cách thức truyền thơng giữa gia đình và nhà trƣờng. Tác giả chủ yếu khai thác
quan hệ trao đổi thông tin giữa phụ huynh và thầy cô ở các phƣơng tiện nhƣ cách thức,

chủ đề và những mối bận tâm chung của phụ huynh về phía nhà trƣờng. Để tìm hiểu
những bận tâm của phụ huynh về việc trao đổi thông tin giữa phụ huynh và thầy cô,
nhà nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 86 phụ huynh ở trƣờng học trung lƣu ở bang
Florida. Kết quả khảo sát cho biết: Gia đình và nhà trƣờng thƣờng chủ yếu trao đổi
bằng điện thoại và bản thân họ cũng thích cách trao đổi thông tin này hơn là so với
Freytag, Cathy E, (2001). Teacher – Parent Communication [microform]: Starting the Year off
Right.
14

14


việc gặp gỡ trực tiếp. Phụ huynh thƣờng chủ yếu trao đổi với thầy cơ về thành tích học
tập, hành vi bất thƣờng ở các em cũng nhƣ sự phát triển tâm lý. Cuối cùng, phụ huynh
mong muốn đƣợc nâng cao vai trò của họ hơn trong việc tham gia phối hợp giáo dục
với nhà trƣờng. Phạm vi khảo sát khá hẹp, dung lƣợng mẫu nhỏ, cách thức lấy mẫu
thuận tiện, mẫu chỉ tập trung ở phụ huynh tích cực, nhƣng kết quả thu đƣợc đã gợi mở
rất nhiều điều cho những ngƣời quan tâm. Đồng thời qua đó, ngƣời quan tâm nhận
diện đƣợc nội dung, bản chất và cách thức mà bấy lâu nay thầy cô và phụ huynh vẫn
thƣờng liên lạc với nhau, để từ đó rút ra những giải pháp nhằm hồn thiện hơn.
Tóm lại, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng nhất là trong các trƣờng tình
thƣơng – nơi mà đã và đang tồn tại khơng ít các vấn đề khó khăn cần phải giải quyết là
một chủ đề quan trọng. Tuy nhiên, chủ đề này chƣa đƣợc khai thác nhiều ở thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng cũng nhƣ Việt Nam nói chung. Có chăng chủ đề này thƣờng
chỉ đƣợc đăng tải trên các bài báo nhỏ, phóng sự tài liệu ngắn chứ chƣa có nhiều cơng
trình nghiên cứu chun sâu cả về khoa học lẫn thực tiễn. Mặt khác cũng phải thừa
nhận một thực tế là mặc dù không nhiều nhƣng các cơng trình đi trƣớc đã ứng dụng
nhiều khái niệm, nhiều cách tiếp cận khác nhau nhằm khai thác mọi góc cạnh của chủ
đề nghiên cứu. Từ đó một hình ảnh khái quát và toàn diện về bề mặt chung của sự phối
hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trƣờng đã dần đƣợc định hình. Có thể nói, nguồn tƣ

liệu phong phú về chủ đề giáo dục đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu chúng tơi những
cách tiếp cận mới mẻ và có cái nhìn rộng hơn khi tiếp cận chủ đề đang nghiên cứu. Do
vậy, với những gì thừa kế đƣợc từ các cơng trình nghiên cứu trƣớc, nhóm đi tìm hiểu
sâu hơn về sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong việc giáo dục học sinh tiểu
học tại trƣờng tình thƣơng Ánh Linh. Nhóm nghiên cứu mong muốn đóng góp thêm
những phát hiện ý nghĩa trong và ngoài phạm vi chủ đề đang nghiên cứu.
1.2. Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng
Các lý thuyết đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu nhằm mục đích giải thích một số
nguyên nhân cũng nhƣ hiện tƣợng hay hành vi lệch lạc của trẻ trong quá trình theo học
tại trƣờng. Đặc biệt chúng tôi quan tâm hơn đến nguyên nhân tại sao gia đình và nhà
trƣờng chƣa thật sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc giáo dục trẻ. Tại sao gia
đình lại khơng quan tâm, hoặc phó mặc cho nhà trƣờng việc giáo dục con em họ (câu

15


hỏi giả thuyết mà nhóm đặt ra trong bài nghiên cứu). Những lý thuyết dƣới đây phần
nào giúp nhóm nghiên cứu giải thích đƣợc những hiện tƣợng, những nguyên nhân đó.
1.2.1. Cách tiếp cận xã hội hóa
Nhằm làm sáng tỏ sự phối hợp giáo dục giữa ba bên: Gia đình – Nhà trƣờng – Xã
hội. Nhóm nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận xã hội hóa. Xã hội hóa là một khái niệm
rất cơ bản của xã hội học và có nhiều cách hiểu định nghĩa khác nhau.
Theo định nghĩa của nhà khoa học Neil Smelse, xã hội hóa là “một q trình mà
trong đó cá nhân thực hiện các mơ hình hành vi tƣơng tác với hệ thống vai trị mà cá
nhân phải đóng góp trong cuộc đời mình”. Theo Fichter: “ Xã hội hóa là một q trình
tƣơng tác giữa ngƣời này với ngƣời khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn
mẫu hành động và sự thích nghi với những khn mẫu đó. Nhà xã hội học ngƣời Nga
G.Andreeeva lại nêu lên cả hai mặt của q trình xã hội hóa. Một mặt, cá nhân tiếp
nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội, vào hệ thống xã hội. Mặt
khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng các mối quan hệ thông qua việc họ

tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các quan hệ xã hội. Một cách chung
nhất, q trình xã hội hóa đƣợc hiểu là q trình mà trong đó chúng ta có thể tiếp nhận
nền văn hóa của xã hội, có thể học đƣợc cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với đặc
trƣng của xã hội.
Q trình xã hội hóa đƣợc chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn xã hội hóa ban đầu diễn ra trong gia đình.
- Giai đoạn xã hội hóa diễn ra trong nhà trƣờng.
- Giai đoạn con ngƣời thực sự bƣớc vào xã hội.
Khi một cá nhân trƣởng thành, đã đi làm và có gia đình vẫn học tập nâng cao ở các tổ
chức giáo dục, nơi làm việc và vẫn chịu ảnh hƣởng của cha mẹ thông qua những lời
khun bảo. Nhƣ vậy, q trình xã hội hóa chỉ châm dứt khi cuộc sống của cá nhân ấy
chấm dứt. Xã hội hóa cá nhân có gắn bó mật thiết đối với hoạt động giáo dục thông
qua những thể chế cơ bản là gia đình, nhà trƣờng, thể chế Văn hóa - Chính trị - Xã hội,
các phƣơng tiện truyền thơng đại chúng,... mà trong đó gia đình và nhà trƣờng là hai
thể chế nắm giữ trọng trách giáo dục trí tuệ và nhân cách đối với các em học sinh.

16


Gia đình: Xem xét thể chế giáo dục trong mối liên quan đến trách nhiệm giáo dục con
em, có thể khẳng định gia đình chính là mơi trƣờng xã hội hóa đầu tiên và quan trọng
bậc nhất đối với mỗi cá nhân. Hầu hết các cá nhân đều sinh ra và lớn lên trong gia
đình, chịu sự giáo dục về những quan niệm đúng sai của riêng gia đình và các phong
cách ứng xử để chuẩn bị cho việc gia nhập xã hội lớn hơn. Có thể xem gia đình nhƣ
một kiểu xã hội, với nền giáo dục truyền thống gia đình... mà cá nhân sẽ tiếp nhận
những đặc điểm riêng.
Nhà trƣờng: Nhà trƣờng đƣợc hiểu là một tổ chức, thiết chế xã hội đƣợc tổ chức ra
nhằm thực hiện chức năng xã hội hóa cá nhân, đặc biệt là giới trẻ, theo mong đợi của
cộng đồng xã hội. Đây là mơi trƣờng xã hội hóa chính thức đóng vai trò đặc biệt quan
trọng với thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Vì nhà trƣờng vừa là một mơi trƣờng giáo

dục vừa là một lực lƣợng giáo dục nên sự tồn và phát triển của nhà trƣờng tƣơng đối
ổn định, bền vững và đóng vai trị chủ đạo trong q trình xã hội hóa cá nhân. Trong
giai đoạn hiện nay, với xu hƣớng phát triển vƣợt bậc của khoa học cơng nghệ, tồn cầu
hóa và hội nhập kinh tế thị trƣờng vừa có đƣợc những cơ hội thuận lợi để thể hiện
chức năng xã hội của gia đình vừa gặp phải khơng ít những thách thức.
Vận dụng cách tiếp cận này, đề tài xem xét sự phát triển toàn diện của học sinh
trong mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trƣờng, sự thống nhất trong quan
điểm và phƣơng pháp giáo dục của các bên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phối
hợp giáo dục.
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con ngƣời đƣợc chia làm hai nhóm chính:
nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con ngƣời nhƣ mong muốn có
đủ thức ăn, nƣớc uống, đƣợc ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu
không thể thiếu hụt vì nếu con ngƣời khơng đƣợc đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ
sẽ không tồn tại đƣợc nên họ sẽ đấu tranh để có đƣợc và tồn tại trong cuộc sống hàng
ngày.

17


Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên đƣợc gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu
cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần nhƣ sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa
vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh,…
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con
ngƣời theo 5 cấp bậc: Nhu cầu cơ bản, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về xã hội, nhu cầu
đƣợc q trọng, nhu cầu đƣợc thể hiện mình.

Chúng tơi vận dụng lí thuyết này để phân tích các khía cạnh về nhu cầu của trẻ em
học ở trƣờng tình thƣơng Ánh Linh nhƣ trẻ cần phải đƣợc đến trƣờng đi học, cần có sự

quan tâm từ gia đình, nhà trƣờng, đƣợc vui chơi giải trí,… Ngồi ra dựa vào lí thuyết
Maslow để từ đó chúng ta hiểu thêm giá trị trong cuộc sống, tìm hiểu các khó khăn mà
học sinh gặp phải, các phƣơng thức cần thiết để giáo dục hiệu quả.
1.2.3. Lý thuyết cấu trúc – chức năng
“Thuyết chức năng đóng vai trị quan trọng trong nhân chủng học và dân tộc học,
thuyết chức năng nhấn mạnh đến những đóng góp (chức năng) của mọi bộ phận trong
một xã hội. Nó tập trung vào sự hội nhập xã hội, sự ổn định, trật tự và hợp tác. Các bộ
18


phận của một xã hội gồm gia đình, kinh tế, tơn giáo. Ví dụ gia đình đóng góp cho xã
hội qua việc tái sinh sản và chăm sóc những thành viên mới. Nền kinh tế đóng góp
bằng việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Tơn giáo góp phần
bằng việc giúp đỡ con ngƣời tập trung vào tín ngƣỡng và những thực hành liên quan
đến những điều linh thiêng… Những ngƣời theo thuyết chức năng đã đƣa ra một số giả
thuyết về xã hội. Giả thuyết thứ nhất, các bộ phận của xã hội đƣợc tổ chức thành một
hệ thống. Kết quả là, sự thay đổi trong một bộ phận của xã hội này sẽ dẫn đến sự biến
đổi trong những bộ phận khác. Ví dụ, sự biến đổi quan trọng trong kinh tế có thể dẫn
đến sự biến đổi gia đình. Chẳng hạn, nhu cầu lực lƣợng lao động đối với một gia đình
nơng dân (thực hiện bằng việc có nhiều con) sẽ bị biến mất khi cách mạng công
nghiệp diễn ra và quy mơ gia đình giảm xuống. Các nhà chức năng cho rằng các xã hội
không đƣợc hội nhập một cách cần thiết cho sự tồn tại của xã hội, nhƣng mức độ hội
nhập thực sự thay đổi. Giả thuyết thứ hai của thuyết chức năng xã hội là xã hội có
khuynh hƣớng quay lại tình trạng ổn định và cân bằng sau khi sau khi sự rối loạn nào
đó xảy ra. Một xã hội có thể trải qua sự thay đổi nào đó qua thời gian, nhƣng các nhà
chức năng tin rằng nó sẽ trở lại tình trạng ổn định bằng việc phối hợp những thay đổi
này, nhƣ vậy xã hội sẽ trở lại nhƣ cũ trƣớc bất kỳ sự biến đổi nào xảy ra.”[15]
Auguste Comte là ngƣời đầu tiên nghiên cứu tĩnh học xã hội để tìm hiểu và duy trì
sự ổn định, trật tự của cấu trúc xã hội. Ông cho rằng do thiếu sự phối hợp nhịp nhàng
giữa các bộ phận mà cấu trúc xã hội bị rối loạn gây ra sự bất thƣờng xã hội.

Theo cách tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng, gia đình đƣợc xem nhƣ một thiết
chế xã hội và là một bộ phận trong hệ thống xã hội. Cho nên, gia đình có những chức
năng cơ bản đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội và có mối quan hệ chặt chẽ với các
thiết chế xã hội khác. Vì là một bộ phận của hệ thống xã hội, khi hệ thống xã hội thay
đổi về cấu trúc, chức năng thì chức năng của gia đình cũng theo đó mà thay đổi. Hay
nói cách khác, sự biến đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội sẽ làm cho chức năng của gia
đình cũng thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này khơng làm cho chức năng của gia đình
bị mất đi mà chỉ làm cho nó chuyên biệt hơn.

15

TS.Trần Thị Kim Xuyến (2007), Nhập môn xã hội học, Tr.67-69.

19


1.2.4. Lý thuyết hệ thống sinh thái tiểu học ( Eco-system)
Lý thuyết này dựa trên giả thuyết: Mỗi cá nhân đều trực thuộc vào mơi trƣờng và
hồn cảnh sống. Con ngƣời sống trong môi trƣờng, chịu ảnh hƣởng bởi những yếu tố
trong môi trƣờng và con ngƣời cũng tác động trở lại mơi trƣờng sống, đó là sự tƣơng
tác qua lại. Lý thuyết này nhận ra có nhiều hệ thống độc lập ảnh hƣởng đến cá nhân.
Tất cả vấn đề của con ngƣời phải đƣợc nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ
với các yếu tố khác, không chỉ nhìn nhận và tác động một cách đơn lẻ.
Chúng tôi vận dụng lý thuyết hệ thống sinh thái để phân tích những yếu tố tác động
đến việc giáo dục học sinh có hồn cảnh khó khăn nhƣ yếu tố nhà trƣờng, gia đình và
xã hội có tác động nhƣ thế nào tới trẻ. Qua đó trẻ tác động ngƣợc lại ra sao, tác động
đó có lợi hay có hại?
1.2.5. Học thuyết nhân cách nhân văn của Carl Rogers
Theo ông, môi trƣờng xã hội thƣờng đánh lạc hƣớng chúng ta ra khỏi những giá trị
tự nhiên. Khi chúng ta lớn lên, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, phƣơng tiện truyền thông đại

chúng và những ảnh hƣởng khác cung cấp cho chúng ta những khung mẫu về điều ta
cần. Nhất là các nhà tiếp thị thƣờng tạo ra những cảm giác khiến chúng ta nghĩ rằng
chúng ta xứng đáng với những sản phẩm hàng hóa chứ khơng phải vì chúng ta cần
thiết đến những sản phẩm hàng hóa này. Bao giờ cuộc sống cũng có những điều kiện
đi kèm. Ví dụ trẻ em chỉ đƣợc ăn quà sau khi ăn cơm, đƣợc coi ti vi sau khi đã làm bài
tập, nhất là chúng ta chỉ đƣợc ngƣời lớn thƣơng yêu, quan tâm khi ta ngoan ngỗn mà
thơi. Q trình nhận đƣợc phần thƣởng đƣợc Rogers gọi là những khích lệ tích cực
vốn ln có điều kiện. Và bởi vì chúng ta ln muốn có phần thƣởng nên những điều
kiện ấy đƣợc áp dụng, vì những phần thƣởng có một sức hấp dẫn ảnh hƣởng rất lớn.
Chúng ta thƣờng gị ép mình theo những điều kiện để đƣợc lãnh phần thƣởng. Vì thế ý
chí và q trình đánh giá do não thức đƣợc giật dây chứ khơng phải bởi q trình cơ
thể sống đánh giá hay xu hƣớng nhận ra chính mình quyết định. Qua nhiều ngày tháng,
q trình điều kiện hóa dẫn chúng ta đến những khái niệm về bản thân tích cực đƣợc
định nghĩa bởi tiêu chuẩn xã hội. Chúng ta bắt đầu chỉ chấp nhận mình mỗi khi chúng
ta đạt đƣợc những tiêu chuẩn mà những ngƣời khác áp đặt lên chúng ta. Thay vì đáng
lẽ chúng ta nên u thích bản thân mình qua q trình nhận ra giá trị thực sự của mình,
chúng ta dựa vào những tiêu chuẩn từ bên ngoài. Nhất là những tiêu chuẩn này đƣợc
20


×