Tải bản đầy đủ (.pdf) (242 trang)

Tiếp cận truyện thơ nôm việt nam thế kỷ xviii xix dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 242 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
____________

TRẦN ANH TUẤN

TIẾP CẬN TRUYỆN THƠ NÔM VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - XIX
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
____________

TRẦN ANH TUẤN

TIẾP CẬN TRUYỆN THƠ NÔM VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - XIX
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA
Chun ngành: Văn học Việt Nam
62.22.34.01
Mã số:

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. Mai Cao Chương
Phản biện:
1. PGS.TS LÊ GIANG
2. PGS.TS ĐOÀN THỊ THU VÂN


3. PGS.TS NGUYỄN KIM CHÂU
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS TRẦN HỮU TÁ
2. GS.TS TRẦN NGỌC VƯƠNG
3. PGS.TS NGUYỄN VIẾT NGOẠN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các tài liệu, cũng như các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT

1.
2.
3.
4.

ĐH và THCN
Nxb
Sđd
[8]
khảo
5. [ 8 ; tr.18 ]


6. Tổng tập
7. TP. HCM
8. tr. : trang

: Đại học và Trung học chuyên nghiệp
: Nhà xuất bản
: Sách đã dẫn
: Tài liệu số 8 ở mục Tài liệu tham
Tài liệu số 8 ở mục Tài liệu tham khảo,
trang 18
: Tổng tập văn học Việt Nam
: Thành phố Hồ Chí Minh

:


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

10


4. Phương pháp nghiên cứu

11

5. Những đóng góp mới của luận án

12

6. Cấu trúc của luận án

13

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TRUYỆN THƠ NƠM – CỘI NGUỒN VĂN HĨA VÀ DIỄN TRÌNH
THỂ LOẠI

14

1.1 Vấn đề thể loại văn học và định hướng tiếp cận

14

1.1.1 Vấn đề thể loại truyện thơ Nơm

16

1.1.2 Định hướng văn hóa trong việc tiếp cận truyện thơ Nơm

20


1.2 Ý nghĩa văn hóa từ cội nguồn và diễn trình thể loại

26

1.2.1 Sự phát triển của yếu tố tự sự trong di sản văn học viết
của người Việt - Kinh

27

1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của văn xuôi tự sự chữ Hán thế kỷ XIII – XV 27
1.2.1.2 Thành tựu nghệ thuật của văn xuôi tự sự bằng chữ Hán thế kỷ XVI

41

1.2.1.3 Những thể nghiệm của thể loại truyện thơ Nôm Đường luật

45

1.2.2 Sự phát triển thể thơ có yêu vận – phương tiện biểu đạt thể loại
truyện thơ Nôm

48

1.2.2.1 Vần ở thơ ca Trung Quốc

48

1.2.2.2 Vần ở thơ ca các dân tộc miền Bắc Việt Nam: Tày, Nùng, …


49


1.2.2.3 Vần ở thơ ca các dân tộc miền Nam Việt Nam: Chăm, Khmer, …

53

1.2.2.4 Q trình điển phạm hóa các thể thơ Việt: lục bát và song thất lục bát

60

1.3 Thiên Nam ngữ lục – tác phẩm điển phạm đầu tiên của thể loại truyện thơ
Nôm

68

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA VĂN HĨA QUA DẠNG THỨC TÍNH CÁCH NHÂN VẬT
CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM

71

2.1 “Trạng nguyên”: mẫu người nam nhân lý tưởng

73

2.1.1 Nét sáng “Song Tinh”: Long lanh văn hóa Việt

75

2.1.2 “Phạm Cơng”: Hành trình thể hiện văn hóa ứng xử trên đường Nam tiến


83

2.1.3 “Hồng Trừu”: Hành trình thể hiện văn hóa ứng xử đối với ngoại nhân

85

2.1.4 “Lục Vân Tiên”: đỉnh cao văn hóa ứng xử của người Việt phương Nam

91

2.2 “Liệt nữ”: mẫu người phụ nữ lý tưởng

107

2.2.1 “Hồng nhan bạc phận”: quan niệm cố hữu và thực tế truyện Nơm

107

2.2.2 “Cải trang”: Ý thức bình đẳng giới

114

2.2.3 “Cống Hồ”: bi kịch cuộc đời và khát vọng sống của nữ giới

125

CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA VĂN HÓA QUA PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG THỨC BIỂU
ĐẠT CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM


146

3.1 Sự phát triển của các phương tiện sáng tạo truyện thơ Nôm

146

3.1.1 Chữ Nôm – văn Nôm trong đời sống văn hóa dân tộc

146

3.1.2 Thể lục bát với tính cách là phương tiện biểu đạt đa chức năng thể loại

156

3.2 Ý nghĩa tiềm ẩn trong cấu tạo nhan đề và họ tên nhân vật

176

3.2.1 Cấu tạo nhan đề truyện thơ Nôm

183

3.2.2 Ý nghĩa của họ tên nhân vật truyện thơ Nôm

189

3.3 Dạng thức ước lệ của kết cấu cốt truyện thể loại truyện thơ Nôm

191


KẾT LUẬN

198

TÀI LIỆU THAM KHẢO

205


PHỤ LỤC

216

Hình ảnh tư liệu

223


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trong di sản văn học dân tộc, truyện thơ Nôm chiếm vị trí quan trọng hàng
đầu, lại giàu tính đặc trưng của văn học và văn hóa Việt Nam.
Việc nghiên cứu riêng lẻ một số truyện thơ Nơm thường mang lại thích thú cho
việc cảm thụ nghệ thuật ngôn từ, phát hiện sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên,
khi va chạm những tồn nghi văn bản học, những cảm xúc ấy dễ trở nên trừu tượng đơn
thuần. Trong khi đó, chính thể loại mới là yếu tố văn học đã định hình cụ thể bền vững.
Đặc trưng và diễn trình thể loại có khả năng cung cấp những vấn đề diễn trình nội
tại của văn học dân tộc, biểu thị bản sắc, bản lĩnh văn hóa dân tộc, một cách

khách quan.
Vấn đề những quy định tự thân “khuôn khổ nghệ thuật” thể loại phải được tìm
hiểu, xác lập, khi nhận định giá trị nghệ thuật tác phẩm truyện thơ Nôm.
Xác định thể loại truyện thơ Nơm, thì chính từ “Nơm” đã kéo theo những vấn
đề liên quan đến ngôn ngữ dân tộc (Việt – Kinh), liên quan đến lịch sử văn học, văn
hóa. Với tính cách tác phẩm tự sự, truyện thơ Nơm ghi lại diễn trình vận động của cuộc
sống, khúc xạ theo quy phạm thể loại. Quá trình xác định đặc trưng thi pháp thể loại
truyện thơ Nôm cũng mang ý nghĩa là một q trình dị dẫm, tìm hiểu – chí ít cũng là
những dáng nét quy định cuộc sống tinh thần của dân tộc, trong quá khứ. Xem xét
truyện thơ Nôm với tư cách một thể loại, cũng cịn có thể phát hiện ở mảng di sản văn
học này một phương thức bảo tàng văn hóa dân tộc, trong phạm vi nhất định.
Thể loại truyện thơ Nôm là một sản phẩm văn học đặc thù của dân tộc. Nó thể
hiện một nét đặc trưng văn hóa truyền thống rất đắc dụng cho cộng đồng dân tộc, trên
con đường hội nhập văn hóa tồn cầu. Hiện nay và hơn bao giờ hết, phải tích lũy vốn
liếng văn hóa mà hội nhập, để dân tộc khơng bị tha hóa. Đào thốt khỏi sự tha hóa văn
hóa, chính là điều mà tổ tiên của cộng đồng dân tộc Việt đã nhiều lần làm được. Kinh
nghiệm đào thốt ấy cịn nhiều chứng tích ở thể loại truyện thơ Nơm, đang rất cần thiết


2

khai quật, chắt lọc sử dụng.
Thể loại truyện thơ Nôm cũng xứng đáng được công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại, đã tàng trữ kinh nghiệm bảo tồn và phát huy bản sắc một cộng
đồng.
Việc tìm hiểu về thể loại truyện thơ Nơm, đến nay, vẫn chưa xứng tầm và đúng
tầm giá trị của nó. Đó là nỗi ưu tư có thật mà luận án này chỉ mong muốn được lên
tiếng góp phần khơi gợi.
1.2 Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX phát triển mạnh mẽ. Đó là giai đoạn
kế thừa chắt lọc những thành tựu văn học gần ngàn năm về trước. Đây cũng là giai

đoạn mà truyện thơ Nôm nở rộ và định hình chỉnh thể thể loại.
Cần có quyết tâm đầu tư xác lập và vận dụng một phương pháp nghiên cứu
khoa học phù hợp cho di sản văn học dân tộc này. Tập trung khai thác những vấn đề
về thể loại và đặc trưng thể loại, dưới góc nhìn văn hóa (thiên về tiếp biến văn hóa),
đối với văn học Việt Nam, là thuận lợi hơn cả.
Tiến trình hình thành từng bước, bùng phát tập trung rồi tiêu vong đột ngột của
mảng truyện thơ Nơm có mối quan hệ thăng trầm cùng vận nước, gắn kết hữu cơ với
lịch sử văn hóa dân tộc. Sự phát triển đồng bộ giữa các phương tiện, phương thức biểu
đạt và nội dung biểu hiện, tạo nên tính hệ thống của những dạng thức, kiểu thức quen
thuộc về cốt truyện, tính cách; về kết cấu tình tiết, chi tiết và sắc thái ngơn ngữ đã xác
lập truyện thơ Nôm thành một thể loại độc đáo, hoàn chỉnh, thống nhất trên đa dạng thể
tài1. Tiến trình này chủ yếu diễn ra ở văn học giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX. Trong một
báo cáo khoa học, trình bày tại Viện M. Gorki (Moskva), từ tháng 3. 1941, nhà nghiên
cứu khoa học nhân văn nổi tiếng của Nga Mikhail Mikhailovits Bakhtin (1895 – 1975)
đã nhận định: “Thể loại nào cũng có những quy phạm tác động trong văn học như một
sức mạnh lịch sử hiện thực” [3, tr.22]. Và rằng, cũng theo Bakhtin: “Đằng sau cái mặt
ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm ồn ào của tiến trình văn học, người ta khơng nhìn thấy vận
1

Thể tài: được hiểu là “nhóm nội dung thể loại”; theo Trần Đình Sử, - …, Lý luận văn học, Tập2, Nxb. Giáo
Dục, Hà Nội, 1987 [106].


3

mệnh to lớn và cơ bản của văn học và ngơn ngữ, mà những nhân vật chính nơi đây
trước hết là các thể loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì và
hạng ba” [3, tr.28].
Luận án tìm hiểu thể loại truyện thơ Nơm từ ý nghĩa đặc trưng của những
yếu tố hình thức, nội dung theo tính khuynh hướng của tác phẩm, dưới góc nhìn

văn hóa. Đây là một trong những cách tiếp cận tối cần thiết, trong tình trạng hụt hẫng
nghiêm trọng, do tư liệu văn học không đáp ứng yêu cầu khảo chứng văn bản học.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đến nay, việc tìm hiểu truyện thơ Nơm với tính cách một thể loại, mang những
yếu tố chung cấu thành chỉnh thể thống nhất, thật ra, chưa nhiều. Những nhận xét có
liên quan đến vấn đề thể loại truyện thơ Nôm thường xen giữa những cơng trình nghiên
cứu lịch sử văn học Việt Nam, hoặc nghiên cứu chuyên sâu về một tác phẩm truyện thơ
Nơm. Ở đây, tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề chỉ điểm qua một số cơng trình
nghiên cứu tiêu biểu cho một số vấn đề thể loại truyện thơ Nơm mà luận án có tập
trung giải quyết.
Mở đầu cho việc nghiên cứu về thể loại truyện thơ Nôm là phần viết về
“Truyện thơ Nôm khuyết danh” trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam [114]. Sách đã
dành trọn chương I (hơn 100 trang, khổ 13x19 cm) nghiên cứu 11 truyện Nơm khuyết
danh, mà nhóm biên soạn cho là xuất hiện ở thế kỷ XVIII. Quan trọng nhất là hơn 10
trang “Nhận xét chung về truyện Nôm khuyết danh” và phần kết luận chương I. Ở đây,
phần chấp bút của nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Phong, chưa sử dụng thuật ngữ “thể
loại”, mà chỉ gọi là “thể truyện”.
Ngoài ra, những nhận xét quen thuộc hiện nay về thể loại truyện thơ Nơm cũng
đã có từ Nguyễn Hồng Phong:
Tác giả truyện Nôm đã chịu ảnh hưởng khá nhiều nghệ thuật dân gian…
Ta có thể thấy rõ hình dáng của nghệ thuật cổ tích trong lối kết cấu có
hậu, lối lý tưởng hóa nhân vật, lý tưởng hóa cuộc đấu tranh giữa hai phe
tà và chính, lối sử dụng nghệ thuật thần thoại của truyện Nơm, và có


4

nhiều chỗ tác giả truyện Nôm mượn nguyên cả cốt truyện hoặc hình
tượng của truyện dân gian nữa [114, tr.38].

Cuối cùng, nhà nghiên cứu đi đến kết luận: “Truyện Nôm là cái tiền thân của
tiểu thuyết “mới” xuất hiện ở nửa đầu thế kỷ XX” [114, tr.38].
Năm 1962, Lê Hoài Nam đã đặt ra những vấn đề mới mẻ, có tính gợi mở
cho việc nghiên cứu truyện Nơm so với trước đó và sau này trong Giáo trình Lịch
sử văn học Việt Nam, Tập III [140], soạn chung với Lê Trí Viễn, Phan Cơn, Đặng
Thanh Lê và Phạm Văn Luận:
Cái gì đã làm cho các truyện Nơm qua bao nhiêu biến cố của xã hội, qua
bao lần bị giai cấp thống trị cố tình bóp chết, qua sự gạn lọc đáng sợ của
thời gian và mặc dù một số lớn truyện Nơm thực ra chỉ có một hình thức
nghệ thuật đơn giản, mộc mạc, vụng về nữa, mà vẫn sống bền bỉ trong
cái nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân lao động? Giải quyết được vấn
đề này tức là đánh giá được một bộ phận quan trọng trong gia tài văn
học của dân tộc, đồng thời cũng tìm hiểu được cái khiếu thẩm mỹ,
cái quan điểm và yêu cầu về văn học của nhân dân, để trên cơ sở đó
hiểu thêm phương hướng xây dựng một nền văn hóa thật sự của
nhân dân trong giai đoạn hiện tại [140, tr.228 – 229].
Lê Hồi Nam cịn có nhận định rất xác đáng về truyện Nơm: “Đó là những
sáng tác văn học hầu hết có tính chất “trung thiên tiểu thuyết, và viết bằng thể thơ
lục bát” [140, tr. 227].
Chỉ sau đó ít năm, năm 1965, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản
ước tân biên đã đề cập đến vấn đề nguyên tác của những sáng tác Nôm qua hiện trạng
văn bản, cơng tác phiên âm. Ơng đã có những so sánh chí lý về nhiều phương diện giữa
văn Hán và văn Nôm. Đặc biệt, trong chương III nói về những thể loại văn Nơm, ơng
đã có những suy luận về việc dẫn đến sự ra đời của “loại truyện Nơm” và mơi
trường văn hóa chung quanh hiện tượng này trong dòng chảy văn học Việt.
Hơn 10 năm sau, bộ Lịch sử văn học Việt Nam của nhà xuất bản Đại học và
Trung học chuyên nghiệp đã dành cho việc nghiên cứu “Văn học dân gian” hơn 800
trang (khổ 13 x 19) do hai tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên biên soạn. Phần
“Văn học dân gian” chia thành hai tập, soạn từ năm 1972, in năm 1977. Phần “Những



5

đặc trưng của văn học dân gian” đề cập đến “tính tập thể trong văn học dân gian”
[46, tr.49 - 56] và vấn đề “tâm lý sáng tạo tập thể trong văn học dân gian” [46, tr.57 76] đã gợi mở nhiều ý tưởng cho luận án này. Khi tìm hiểu “các thể loại tự sự dân
gian”, sách có nhắc đến vè “bằng văn vần, phát triển nhất trong thời kỳ cận đại” [46,
tr.234]. Vè đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực một cách nhạy bén kịp thời, kể về
người thật việc thật. Sách còn nêu đặc trưng: “Vè phản ánh cuộc đấu tranh sôi nổi của
nhân dân và những biến động của lịch sử” [46, tr.238]. Vè có tính thời sự và tính địa
phương. Vè “nhiều khi chỉ là những sự việc, nhưng một số đã có tình tiết mạch lạc,
một số đã trở thành truyện” [46, tr.238 - 239]. Không chấp nhận thể loại truyện thơ
Nôm vào các thể loại tự sự dân gian, nhưng chấp nhận vè có thể trở thành truyện. Nhận
xét này được hai tác giả đặt ở phần chú thích.
Nguyễn Lộc, trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX,
Tập II, đã thể hiện khá rõ quan điểm phân loại cho tập hợp truyện thơ Nơm. Ơng cho
rằng từ trước đến nay, khi nói đến truyện Nơm, các nhà nghiên cứu thường chia ra làm
hai loại: hữu danh và khuyết danh. Và theo ông, lối phân chia này thuần túy có phần
thiên về hình thức mà khơng nói lên một đặc điểm nào về nội dung hay về thể loại;
đồng thời, nếu nghiên cứu truyện Nôm như một hiện tượng văn học sử thuần nhất về
phương diện thể loại, thì cũng chỉ đưa đến những kết luận chung chung. Và rằng:
“Thực tế kho tàng truyện Nôm của ta tồn tại song song hai loại truyện cần được nghiên
cứu riêng, như hai chủng loại của một thể thống nhất … Truyện Nơm bác học phần lớn
có tên tác giả, chỉ một số ít là khuyết danh … Truyện Nơm bình dân lại là những
truyện hầu hết khuyết danh” [72, tr.279- 280]. Đối chiếu với truyện Nôm bác học, ở
đây đã có một số phát hiện tương đối mới về đặc trưng truyện Nơm bình dân. Dù mượn
cốt truyện cổ tích, nhưng do tính chất của truyện bằng thơ, có q trình sáng tác tập thể,
truyện thơ Nơm có “kết cấu nội tại tương đối ổn định” và “vai trò của tác giả đầu tiên
vẫn rất quan trọng” [72, tr.283- 284].
Không đề cập đến khái niệm “thi pháp”, nhưng khi biện giải cho kết thúc “có
hậu” của truyện Nơm bình dân, nhà nghiên cứu đã thể hiện sự khẳng định vấn đề, qua



6

cái nhìn khái qt hóa từ hệ thống chỉnh thể của thể loại:
Nhân vật tích cực trong truyện Nơm bình dân nhiều khi rơi vào những
tình thế bất lợi, nhưng về phương diện tinh thần, không bao giờ họ ở thế
thua thế kém, mà họ chống đối đến cùng. (…) có thể họ khơng thắng lợi
ngay, nhưng họ khơng thất bại, các thế lực phản động không bẻ gãy được
ý chí phản kháng của họ và những nhân vật như thế, lơ – gích tất yếu của
nó phải là kết thúc thắng lợi, phải “có hậu” [72, tr.301].
Chỉ từ những chương trong hai bộ lịch sử văn học Việt Nam, với hai nhóm tác
giả tiêu biểu, biên soạn nghiêm túc, cách quãng 20 năm (1959 – 1978), việc tìm hiểu
thể loại truyện thơ Nơm, cả trước lẫn sau, đều có nhiều phát hiện lý thú, đồng thời có
những kiến giải bất đồng. Đến cuối thập niên bảy mươi của thế kỷ XX, vẫn chưa có
một cơng trình nghiên cứu chuyện biệt về thể loại truyện thơ Nơm.
Trong thời gian đó, nhà nghiên cứu văn hóa – văn học Việt Nam, người Nga,
N.I.Niculin đã hồn thành hai cơng trình Văn học Việt Nam sơ thảo và luận án Văn học
Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Đặc biệt, trong luận án tiến sĩ, tác giả đã nghiên
cứu tiến trình phát triển văn học Việt Nam theo phương pháp loại hình. Ơng tìm hiểu
mối liên quan cội nguồn của loại hình, so sánh những đặc điểm dị - đồng của cùng loại
hình ở văn học của một vài dân tộc có mối tương quan xa gần bởi hồn cảnh lịch sử địa lý, hoặc bởi có tính cách xuất phát từ hoàn cảnh tương tự, để xác lập và kiến giải
đặc trưng loại hình của văn học Việt Nam.
Phát hiện và kiến giải sự chuyển hóa của loại hình văn học Việt Nam mới là
hướng nghiên cứu mang lại những dáng nét chân thực mới mẻ của diện mạo văn hóa –
văn học bản địa.
Niculin khẳng định:
Vấn đề tiếp thu văn học Trung Quốc bao giờ cũng có ý nghĩa quan trọng
với các nhà văn và nhà thơ Việt Nam, thậm chí cịn có thể nói đến việc
chuyển giao hệ thống thể loại của văn học Trung Quốc sang mảnh

đất Việt Nam vào thời Trung cổ. Nhưng, khi làm sáng tỏ các mối quan


7

hệ tương hỗ bên trong khu vực văn hóa Viễn Đông, người ta khắc họa
được các đặc điểm và các quy luật chung – độc lập đối với tác động
trực tiếp của văn hóa Trung Quốc – trong sự phát triển của văn học
Việt Nam… [93, tr. 26 - 27].
Nhà nghiên cứu đã ghi nhận được các đặc điểm và quy luật chung trong sự phát
triển của văn học Việt Nam “độc lập đối với tác động trực tiếp của văn hóa Trung
Quốc”. Sự độc lập ấy là hệ quả của “mối quan hệ tương hỗ bên trong khu vực văn
hóa Viễn Đơng”. Nhận định xác đáng và cũng khơng kém phần phát hiện này dường
như vẫn chưa nói lên được bản sắc văn hóa, văn học đặc thù của dân tộc Việt trong
cộng đồng các dân tộc Viễn Đông.
Ở trường hợp khác, nhận định của nhà nghiên cứu có hàm chứa sự lý giải, từ
một góc độ cụ thể: “Sự kết hợp phức tạp trong đời sống tư tưởng tôn giáo của Việt
Nam thế kỷ X – XIX giữa Phật giáo với các tín ngưỡng địa phương và các yếu tố Nho
giáo, Đạo giáo … ảnh hưởng đến việc tiếp thu các thể loại của Trung Quốc và đến
sự biến đổi, làm chúng thích ứng trên cơ sở Việt Nam” [90, tr.48].
Tuy nhiên, ở đây, vấn đề giàu ý nghĩa mà Niculin đã nhận ra là: Thể loại truyện
thơ là thể loại quan trọng của truyền thống văn học Đơng Nam Á.
Ngồi sách văn học sử, việc tìm hiểu thể loại truyện thơ Nơm cịn gắn kết với
việc nghiên cứu một tác phẩm cụ thể. Một năm sau sự nghiên cứu của Nguyễn Lộc và
ít nhất cũng hai năm sau, luận án tiến sĩ của N.I.Niculin, Đặng Thanh Lê cho ra đời
cơng trình Truyện Kiều và thể loại truyện Nơm [61]. Cơng trình “Góp phần khẳng định
những giá trị lớn lao của Truyện Kiều, cũng như giải thích những nền tảng “chủng
loại” của thành tựu ấy trong mối quan hệ giữa nhà văn và đội ngũ, giữa tác phẩm và thể
loại”. Chun luận tìm hiểu truyện Nơm theo trình tự quen thuộc: từ quan điểm sáng
tác, nguồn gốc đề tài, cốt truyện, chủ đề và tư tưởng triết lý; đến một số vấn đề trong

nghệ thuật xây dựng nhân vật, vấn đề thể loại và ngôn ngữ thi ca. Chính Đặng Thanh
Lê cho rằng: “Việc nghiên cứu một tập hợp tác phẩm cho phép chuyên luận đi theo
một hệ thống nghiên cứu có thể nói là có tính chất “cổ điển”, có nghĩa là đi từ những


8

vấn đề của nội dung đến những vấn đề của hình thức tác phẩm” [61, tr.11]. Đi vào cụ
thể, nhà nghiên cứu đã khái quát hóa những đặc điểm của thể loại truyện Nôm và tập
trung vào các vấn đề: truyện Nôm và sự thể hiện một quan điểm sáng tác, nguồn gốc đề
tài cốt truyện truyện Nôm và về chủ đề truyện Nơm.
Ba đặc điểm nói trên, trong tiến trình phát triển, đều làm nên sự vận động bên
trong chi phối nghệ thuật ngôn từ để hướng đến kết luận: “Truyện Nôm, sự trưởng
thành của bút pháp tự sự trong văn học cổ Việt Nam” [61, tr.97]. Nhà nghiên cứu cho
rằng có sự gặp gỡ của thể loại truyện Nôm với thể loại Roman của văn học Pháp. Ở thể
loại này, người ta viết bằng “ngôn ngữ mới, thông tục như người ta nói hiện nay” [61,
tr.97].
Từ đầu, tác giả đã xác nhận việc nghiên cứu thể loại truyện thơ Nơm đi theo một
hệ thống trình tự có thể nói: có tính chất “cổ điển”. Và ngay sau đó, tác giả cũng cho
rằng: việc nghiên cứu thể loại qua hệ thống trình tự ấy đã khẳng định một ý kiến của
tiểu luận Mấy vấn đề nghiên cứu Những nền văn học Trung cổ của phương Đông theo
phương pháp loại hình của B.L.Riptin [101].
Trước đó, từ một hướng nghiên cứu ngược lại, để nhận ra phong cách đặc thù
của Nguyễn Du, Phan Ngọc đã đối chiếu, so sánh nhiều dạng đặc điểm nội dung và
nghệ thuật của Truyện Kiều với những đặc điểm tương ứng, có tính hệ thống của thể
loại tự sự và của cả một số thể loại khác, trong dòng chảy lịch sử văn học. Tác giả đã
cố gắng chứng minh: “Truyện Kiều là một tiểu thuyết phân tích tâm lý và thể loại này
dưới hình thức hiện đại của nó, đã bắt đầu bằng chính Truyện Kiều” [82, tr.107].
Khơng tập trung tìm hiểu thể loại truyện thơ Nôm, nhưng những khám phá về
phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã mang lại khơng ít những vấn đề về thể

loại truyện thơ Nơm.
Có điều kiện tham khảo tư liệu và kiên trì tìm hiểu thể loại truyện thơ Nơm hơn
cả là Kiều Thu Hoạch. Cơng trình Truyện Nôm – nguồn gốc và bản chất thể loại [37]
tuy khơng đồ sộ, nhưng là cơng trình chun khảo độc nhất từ trước đến nay về thể loại
truyện thơ Nôm, được in thành sách. Cơng trình này cũng được sửa chữa bổ sung, in


9

lại lần hai với nhan đề: Truyện Nôm – lịch sử phát triển và thi pháp thể loại [39].
Khởi đầu là việc nhìn lại những nhận định của “các thế hệ học giả” về truyện
Nôm, mà theo Kiều Thu Hoạch, là nhằm để giải quyết vấn đề: Truyện Nôm là văn học
viết hay là văn học dân gian, vấn đề truyện Nơm bình dân và truyện Nơm bác học. “Từ
đó đặt vấn đề nghiên cứu truyện Nôm như một thể loại, để nhằm xác định rõ bản chất
thể loại” [39, tr.17]. Chương II tìm hiểu nguồn gốc lịch sử và q trình phát triển thể
loại truyện thơ Nơm, làm rõ “những cơ sở xã hội – lịch sử và kinh tế - tư tưởng …
những tiền đề văn hóa – nghệ thuật của truyện Nôm” [39, tr.18]. Trong trường hợp
khác, ơng cịn xác quyết “khơng thể khơng tìm hiểu sự xuất hiện và phát triển của thể
thơ lục bát, trong khả năng tự sự” [39, tr.18].
Chương III tìm hiểu thi pháp truyện Nôm như: cấu trúc thể loại, thủ pháp nghệ
thuật, phong cách ngôn ngữ, phương thức sáng tác, lưu truyền, “làm sáng tỏ những đặc
trưng thi pháp của truyện Nôm cũng tức là làm sáng tỏ cái phần cốt lõi nhất trong bản
chất folklore của thể loại này” [39, tr.22].
Chương IV tìm hiểu chức năng tư tưởng - thẩm mỹ của truyện Nơm, “có nghĩa
là làm sáng tỏ giá trị phản ánh và giá trị nhận thức của truyện Nôm”, tác dụng của
truyện Nôm trong đời sống xã hội; mà nhà nghiên cứu quan niệm: đó là “giá trị đích
thực, cái giá trị tư tưởng – thẩm mỹ tiềm ẩn bên trong những câu thơ dân dã, nôm na”
[39, tr.22].
Ở Kiều Thu Hoạch, ý kiến đáng lưu ý nhất là: “Tại sao truyện Nơm bình dân đã
có đầy đủ các phẩm chất của văn học dân gian như tính tập thể và tính truyền miệng,

mà truyện Nơm bình dân lại chưa phải là văn học dân gian?” [37, tr.39]. Ý kiến này
cũng được lặp lại ở Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại [39]. Cả hai lần
đều nhằm vào quan điểm xếp loại truyện Nôm bình dân của Nguyễn Lộc.
Vấn đề tiếp cận văn học Việt Nam với phương pháp nghiên cứu thi pháp học
hiện đại, khai thác từ thành tố thể loại của tác phẩm văn học vốn đã được vận dụng từ


10

cơng trình của N.I.Niculin1 .
Trần Đình Sử trong Giáo trình thi pháp học đã bước đầu khái quát đặt ra vấn đề
thi pháp thể loại với giới nghiên cứu trong nước. Vấn đề này được vận dụng cụ thể qua
công trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại, có hàm ý bổ sung ít nhiều cho cơng
trình nghiên cứu của N.I.Niculin. Trần Đình Sử khơng đồng ý xếp truyện thơ Nơm
bình dân vào văn học dân gian, cho rằng các tác giả đã có ý thức làm “văn chương bác
học”
Một số vấn đề thi pháp: “Thể loại truyện chữ Hán” (chương IV), thể loại “Diễn
ca lịch sử và truyện thơ Nơm” (chương V) từ cơng trình của Trần Đình Sử; đồng thời
cũng cịn nhiều vấn đề của những cơng trình liên quan khác như của Nguyễn Lộc, Kiều
Thu Hoạch và N.I.Niculin, hẳn nhiên, là rất cần thiết được sớm giải quyết.
Việc giới thiệu sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề, ở đây, có dụng ý chắt lọc cần
thiết, cho công việc nghiên cứu vấn đề của luận án.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính mà đề tài này tập trung nghiên cứu là di sản truyện thơ Nơm
hiện cịn văn bản của dân tộc Việt (người Kinh) thế kỷ XVIII - XIX, chủ yếu xét về thể
loại, dưới góc nhìn văn hóa. Thể loại văn học là những quy định sáng tác văn học của
cộng đồng, được cộng đồng hình thành và chấp nhận, theo cảm quan thẩm mĩ về nghệ
thuật ngôn từ, khi biểu đạt hiện thực cuộc sống, với khát vọng của cộng đồng, bao hàm
nhận thức và tình cảm của cộng đồng đối với tha nhân, tha vật. Nói cách khác, chính sự

tìm hiểu đặc trưng thể loại của truyện thơ Nơm là sự tiếp cận truyện thơ Nơm từ góc
nhìn văn hóa. Về hình thức, truyện thơ Nơm là loại tự sự đặc thù của dân tộc Việt thời
Trung – Cận đại được biểu đạt bằng ngôn ngữ dân tộc và chỉ sử dụng thể văn vần. Về
nội dung, truyện thơ Nơm thể hiện một sự diễn hóa từ truyện ký lịch sử đến tiểu
thuyết cận hiện đại. Đó cũng cịn là những vấn đề cần thiết cho việc tìm hiểu về các
thể loại, nhưng chưa được giới nghiên cứu đặt ra hoặc chưa giải quyết thấu đáo, tạo sự
1

N.I.Niculin, Luận án tiến sĩ khoa học, Matxcơva, 1976


11

đồng thuận.
Trên cơ sở khảo sát tác phẩm truyện thơ Nơm, luận án phát hiện những dấu hiệu
có tính hình thức thể hiện những nét nội dung thường trực, nhất quán trong khuôn khổ
nghệ thuật chung nhất của thể loại truyện thơ Nôm, ở dạng chỉnh thể.
Xác lập những đặc trưng quy định khuôn khổ nghệ thuật chung nhất của chỉnh
thể thể loại truyện thơ Nôm là để tiếp cận giá trị sáng tạo nghệ thuật, tránh đi vấn đề
hụt hẫng nan giải về tư liệu chuẩn xác của văn học Việt Nam.
Việc giải quyết vấn đề thể loại truyện thơ Nôm trên cơ sở khảo sát văn học thế
kỷ XVIII – XIX có sự thuận lợi và hợp lý. Đây là giai đoạn văn học tập trung nở rộ tác
phẩm truyện thơ Nôm, đưa đến nhiều tác phẩm đạt đỉnh cao giá trị nghệ thuật, trước
khi đột ngột lụi tàn. Đây có thể xem là giai đoạn hình thành chỉnh thể thể loại truyện
thơ Nôm, trước khi thể loại này trở thành di sản văn học.

4. Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất của đề tài, luận án đã vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn học – văn hóa dân gian và văn hóa học

(bao gồm phương pháp nghiên cứu thi pháp lịch sử và lịch sử văn hóa); phương pháp
nghiên cứu văn bản: so sánh các nguyên tác bằng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ (cũ và mới);
phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: vì truyện thơ Nơm là sản phẩm của một điều
kiện lịch sử - xã hội nhất định được vận dụng để xử lý các vấn đề về văn hóa – văn học.
- Phương pháp loại hình, phương pháp so sánh được vận dụng tập trung ở chương 3.
Thực ra, ở từng chương mục, từng vấn đề cụ thể, luận án đã vận dụng tổng hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu.

5. Những đóng góp mới của luận án
Phần đóng góp của luận án, trước hết và có tính khái qt, chính là mở ra việc
vận dụng một số thao tác nghiên cứu đa dạng mà thống nhất, trong sự phối kết những
phương pháp nghiên cứu văn học, phù hợp với đối tượng nghiên cứu là những tác
phẩm văn học có nhiều tồn nghi nan giải về văn bản nguyên tác.


12

Việc tìm hiểu thể loại truyện thơ Nơm của luận án đã phát hiện: thể loại truyện
thơ Nôm là một thể loại văn học đặc thù của dân tộc Việt, chủ yếu là tộc Việt – Kinh,
mà trong thực tế lịch sử, hồn cảnh địa lý – chính trị đã giao cho sứ mạng đấu tranh để
bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa đa dạng của cộng đồng các tộc Việt, vốn thuộc
chủng Đông Nam Á, sống chung trên lãnh thổ Việt Nam, khi phải tiếp biến cưỡng chế
sâu nặng văn hóa ngoại lai từ Trung Quốc. Thể loại này không lẫn lộn với thể loại
truyện thơ của bất kỳ dân tộc nào khác. Phát hiện này xuất phát từ vấn đề cội nguồn
hình thành thể loại, với sự tích hợp hai thành tố cơ bản: Thể thơ có u vận thường chỉ
gặp ở văn học Đơng Nam Á và sự diễn hóa loại văn tự sự chịu ảnh hưởng văn học
Trung Hoa. Vấn đề tích hợp cội nguồn thể loại truyện thơ Nơm chẳng những góp phần
làm rõ bản chất văn hóa của thể loại và cộng đồng đã sáng tạo, cùng chấp nhận sự tồn
tại của thể loại, mà cịn có tác động tích cực đến sự kế thừa những thể tài mà văn tự sự
Việt – Hán chuyển giao. Tính cộng đồng trong sự hình thành và phát triển thể loại

truyện thơ Nôm được khẳng định là tất yếu.
Tìm hiểu truyện thơ Nơm với tính cách thể loại là tìm hiểu những quy định tự
thân của khuôn khổ nghệ thuật thể loại, chi phối cá tính sáng tạo của chủ thể sáng tạo
tác phẩm thể loại. Luận án phát hiện một số dạng thức, kiểu thức tồn tại thường xuyên
trên nhiều tác phẩm thể loại truyện thơ Nơm, và xem đó như là những kiểu dáng bên
ngoài (formalité extrinsèque) để biểu thị cho những kiểu dáng tính cách ý thức thường
trực hàm ẩn bên trong (formalité intrinsèque) tác phẩm thể loại. Đề tài có lựa chọn
những kiểu dáng liên thuộc tính cách con người lý tưởng thường xuyên xuất hiện trong
thế giới truyện thơ Nôm, để xem đó là nét đặc trưng truyền thống của chỉnh thể thể loại
truyện thơ Nôm, biểu hiện khách quan đặc trưng ý thức văn hóa của cộng đồng.
Luận án cịn mong góp một phần nhỏ vào việc tìm ra sự phối kết có tính sáng
tạo một vài phương pháp nghiên cứu phù hợp loại hình văn học với thực trạng tư liệu
văn học nhiều hụt hẫng.
Mặt khác, thông qua kết quả nghiên cứu, luận án cũng kỳ vọng, ở mức độ khái
qt, sẽ góp phần tìm hiểu, từ một khía cạnh văn học để xác định bản lĩnh tiếp biến văn


13

hóa (acculturation) của dân tộc; củng cố niềm tin về sự giảm thiểu tha hóa văn hóa dân
tộc, trên bước đường hội nhập kinh tế toàn cầu của đất nước.
Với khuôn khổ một luận án, vấn đề thể loại truyện thơ Nơm chỉ có điều kiện
phát hiện và giải quyết đến một chừng mực nhất định.

6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, trọng tâm của
luận án gồm có 3 chương, được phân ra như sau:
Chương 1: Truyện thơ Nôm – cội nguồn văn hóa và diễn trình thể loại
Chương 2: Ý nghĩa văn hóa qua dạng thức tính cách nhân vật của thể loại truyện thơ
Nôm

Chương 3: Ý nghĩa văn hóa qua phương tiện, phương thức biểu đạt của thể loại truyện
thơ Nôm
Với kết cấu này, chương một là chương nền, trình bày những vấn đề về thể loại ,
nguồn gốc hình thành và diễn biến của truyện thơ Nơm từ góc nhìn văn hóa. Chương
hai, chương ba luận án sẽ đi sâu tìm hiểu những đặc trưng cụ thể của truyện thơ Nôm
về nội dung và phương tiện biểu đạt, dưới góc nhìn văn hóa.


14

CHƯƠNG 1
TRUYỆN THƠ NƠM - CỘI NGUỒN VĂN HĨA
VÀ DIỄN TRÌNH THỂ LOẠI
1.1 VẤN ĐỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀ ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN
Sự phân biệt – từng bước xác lập đặc trưng cơ bản – các thể loại văn học vốn có
từ cổ đại, với ít nhiều tính ngun hợp của nghệ thuật ngôn từ bấy giờ. Kết tập bởi
người sau, nhưng khác biệt giữa Veda và Upanisad vẫn tồn tại, dù chúng được xếp
chung loại s’ruti (nghe, qua truyền khẩu). Cũng khó lẫn lộn giữa trường ca sử thi
Mahabharata với tụng ca triết luận trữ tình Bhagavaghita, dù bản tụng ca cố lồng chen
vào tác phẩm sử thi quen thuộc của văn học cổ đại Ấn Độ. Sự phân biệt Thi, Thư, Xuân
Thu đã hình thành từ hiện thực, qua phương tiện, phương thức tái hiện cuộc sống
Trung Quốc cổ đại.
Ở phương Tây, từ Aristote ( 384 – 322 TCN) bàn về Nghệ thuật thơ ca, đã hình
thành khá rõ các thể loại văn học cơ bản. Dựa theo cách diễn giải của Aristote, giới
nghiên cứu nhận ra ba thể loại truyền thống: tự sự, trữ tình và kịch1
Thể loại văn học vốn hình thành ngay từ khi con người tự giác đặt vấn đề tìm
hiểu và vận dụng nghệ thuật ngôn từ, với những quan hệ tự thân nhất định, tạo ra một
hiệu ứng xã hội nhất định; có xu hướng hồn thành chỉnh thể làm nịng cốt của tác
phẩm văn học. Mặt khác, do yêu cầu biểu đạt bằng ngôn từ của con người trong cuộc
sống phát triển, các thể loại văn học ngày càng chuyển hóa, phức hợp những đặc điểm

1

Tên tác phẩm theo âm tiếng Hy Lạp là “Pêri – Pôiêtikêtx”. Pôietiketx (theo tiếng Latin là Poética; tiếng Pháp là
Poétique): thời cổ dùng để chỉ cái “bản chất thi vị” của ngôn từ nghệ thuật, chung cho các thể loại văn học. Ở
chương III tác phẩm này, Aristote đã nêu lên ba cách để “bắt chước” cùng một đối tượng: “kể về một sự kiện coi
như một cái gì tách biệt với mình (như Ô-me-rơ vẫn thường làm); hoặc người bắt chước nhân danh mình mà kể
hay giới thiệu tất cả các nhân vật như những người đang hành động và hoạt động” .


15

của thể loại truyền thống để xác lập thể loại mới. Có thể thấy ở văn học phương Tây
nửa đầu thế kỷ XX có thơ – văn xi, tiểu thuyết mới, kịch Brecht, …
Thể loại có thể khởi xướng từ một cá thể hoặc một nhóm sáng tạo văn chương
cùng yêu cầu về phương thức biểu đạt. Tuy nhiên, sự chuyển hóa định hình chỉnh thể
thể loại thường có tính cộng đồng. Sự tồn tại và phổ cập của thể loại phải phù hợp với
nhận thức xã hội và nhu cầu thẩm mỹ của cộng đồng sáng tạo – cảm thụ văn học.
Có thể loại gây huyên náo hoạt động sáng tạo văn học một thời, với một vài tác
phẩm thể nghiệm, rồi nhanh chóng bặt tăm, vì sự lãnh cảm của tuyệt đại bộ phận quần
chúng. Có thể loại tạo nên khuôn khổ nghệ thuật cho một khối lượng lớn tác phẩm phổ
cập, trên bình diện văn học tồn cầu . Đó là thể loại được xem như đã hồn thành chỉnh
thể tạo nên “khn mẫu rắn chắc nhất định để đúc kết kinh nghiệm nghệ thuật” [3, tr.
21]. Tuy nhiên cũng có thể loại đậm bản sắc dân tộc độc đáo, ra đời trong hoàn cảnh
lịch sử nhất định, mà sự tồn tại và cách thế tồn tại của nó hồn tồn tùy thuộc điều kiện
phát triển văn hóa - xã hội của cộng đồng dân tộc ấy.
Khi nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử thừa nhận “gặp phải
vấn đề hóc búa nhất là xác định hệ thống thể loại văn học” [105, tr 96], bởi sự diễn hóa
đậm nhạt của từng thể loại qua từng thời kỳ, giai đoạn văn học. Trong khi đó, chính
ơng cũng đã quan niệm: “Hệ thống này có vai trị cụ thể hóa khái niệm văn học”. Vấn
đề hóc búa ở đây có lẽ là sự hỗn dung đặc điểm các thể loại đang diễn hóa trong

văn học Trung đại Việt Nam.
Vấn đề phải được nhìn nhận từ một góc độ khái qt hơn.
Trước một hiện tượng vơ cùng phong phú, đa diện nhiều chiều của thế giới văn
học, M. Bakhtin đã khẳng định: “Thể loại nào cũng có những quy phạm tác động trong
văn học như một sức mạnh lịch sử hiện thực . Tất cả những thể loại ấy, hoặc ít nhất là
những thành tố cơ bản của chúng đều cao tuổi hơn chữ viết và sách nhiều và cho đến
tận hơm nay chúng vẫn ít nhiều giữ được cái bản chất truyền khẩu sang sảng xa xưa
của chúng” [3, tr. 22]. Do bản chất ấy, chúng liên tục diễn hóa và chỉ phải giữ được
phần nào những đặc trưng cơ bản, vốn buộc phải tôn trọng những quy định của khuôn


16

khổ nghệ thuật thể loại.
Xem “tiểu thuyết” như một thể loại sinh động đặc thù, Bakhtin vẫn tin vào sức
mạnh tác động những quy phạm nội tại của các thể loại đã định hình, ln chi phối tác
phẩm thể loại. “Mọi sự răm rắp tuân thủ thể loại, ngoài ý chí nghệ thuật của tác giả” [3,
tr.25]. Đặc biệt, Bakhtin còn đề cập đến dấu ấn chứng minh cội nguồn folklore tối cổ
trên các thể loại, hoặc từng thành tố của các thể loại ấy đến nay vẫn tồn tại. Ở đây
folklore là văn hóa dân gian, theo nghĩa hẹp được tiếp cận dưới giác độ thẩm mỹ, có
thể hiểu là nghệ thuật nguyên hợp của dân chúng.1
1.1.1 Vấn đề thể loại truyện thơ Nôm
Ở đây, trước tiên, phải giải quyết vấn đề nhận diện thể loại truyện thơ Nôm, từ
một tập hợp tác phẩm được quen gọi truyện Nôm, truyện thơ, truyện thơ Nơm.
Tên gọi “truyện Nơm” có lẽ xuất hiện sớm nhất. Nó chú trọng khía cạnh biểu
đạt bằng ngôn ngữ giao tiếp của nhân dân. Trên văn bản Việt – Hán, tập hợp tác phẩm
này có tên gọi: Quốc âm chư truyện. Tên gọi truyện Nôm cũng đã thâm nhập đại chúng
từ lâu, với thú vui “xem Nôm Thúy Kiều”, xếp sau thú “đánh tổ tôm”. Sự giản lược
vẫn để lại điểm nhấn về ngôn ngữ.
Tên gọi “truyện thơ”, bao quát dễ dãi, có lẽ chỉ xuất hiện từ giữa nửa đầu thế kỷ

XX, đi kèm với phổ cập chữ quốc ngữ ghi âm bằng chữ cái Latin. Nhiều truyện thơ
Nôm được phiên âm, sao lục, “bổn cũ soạn lại” và cả sáng tác mới với chữ “quốc ngữ”
ấy, in thành những tập bìa mỏng, thường có 18 trang ruột, phổ biến đại trà ở Nam bộ.
Quần chúng bình dân đọc, rồi “nói thơ” cho nhau nghe những truyện Tấm Cám, Phạm
Công Cúc Hoa, Thạch Sanh Lý Thơng, Lục Vân Tiên, … tên thể loại có khi được rút
gọn thành mỗi chữ “thơ” như: thơ Tấm Cám, thơ Vân Tiên, …
“Truyện thơ Nơm” là cách gọi có cân nhắc, tổng hợp hai tên gọi trên. Luận án
chọn tên gọi này vì muốn thể hiện sự quan tâm đầy đủ các thành tố thể, loại và ngôn
ngữ biểu đạt mà trong sự phối hợp tương tác sẽ hình thành những đặc trưng của
1

Xem thêm Đinh Gia Khánh, Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989 [49,
tr. 26].


17

một khuôn khổ nghệ thuật. Sự tồn tại những tên gọi giàu tính dân dã, nhưng ln có
điểm nhấn trọng tâm ở hai cách gọi phiến diện, đã phần nào lý giải từ căn gốc vấn đề:
có hay khơng thể loại truyện thơ Nôm?
Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến trong Cổ xúy nguyên âm khi bàn về “thể cách
riêng lối của ta, như là: lối “Kim - Kiều” thượng lục hạ bát; lối “Cung - oán”, lục bát
gián thất, vân, vân” [9, tựa]. Có thể thấy ở đây thể loại truyện thơ Nôm đang ở bước
đầu được nhận diện, gọi là “lối” văn tương tự với Kim Vân Kiều, viết theo thể lục bát.
Cịn thể loại ngâm khúc trữ tình, như lối Cung ốn thì làm theo thể song thất lục bát.
Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính xếp các thể văn vần của dân tộc vào ca
ngâm khúc điệu chứ không phải là thơ (theo quan niệm văn học Trung Quốc). Về các
thể văn khơng có vần, thì truyện ký và văn ký sự được xếp vào thể cách văn xi,
chung với văn nghị luận, văn tựa. Khơng có một thể loại truyện thơ Nôm trong việc
khảo cứu của tác giả. Chỉ có sự đánh giá khi tác giả khảo luận về văn chương ta ở tiết

VIII: “Văn lục bát hay nhất khơng có gì hay bằng Kim Vân Kiều. Nguyên văn chuyện
Kiều của Tầu cũng đã hay. (...). Nguyễn Du dịch ra lối ca lục bát lại khéo nữa. Ngịi bút
tài tình có lẽ lại hay hơn ngun văn” [5, tr.169], và:
Thứ nhì là văn Chinh phụ ngâm và Tần cung ốn. Hai chuyện này
(chúng tơi nhấn mạnh) cũng luyện từng câu từng chữ. Song mỗi chuyện
hay riêng một cách; (...). Thứ ba là văn Phan Trần, văn Nhị độ mai, văn
Nhị thập tứ hiếu, văn Quan Âm, v.v… cũng đều là văn đại gia, nhời nhẽ
chín chắn, ý nhị thơm tho; đều có thể làm gương luân lý cho người ta.
Chuyện Cúc Hoa, Trinh thử tuy nhời nhẽ q mùa, nhưng cịn có ý. Cịn
như Bướm hoa, Xn tình tưởng vọng v.v… thì tồn là nhời dâm đãng,
văn quê kệch, không đáng đem vào mắt người văn nhân. Về Nam kỳ có
bài Hồi nam khúc, chuyện Sãi vãi, chuyện Lục Vân Tiên, cũng đều là
văn chương của danh nhân để lại, hiện còn truyền tụng đến giờ [5, tr.172].
Riêng Quốc văn cụ thể của Bùi Kỷ, ở thiên I, bàn về các thể của Việt văn, đã
mạnh dạn khẳng định: đó là “lối văn riêng của ta mà Tàu khơng có. Lối văn này có thể


18

lục bát, song thất lục bát và các biến thể của hai thể ấy.” [56, tr. 26]. Thể lục bát, cũng
như các thể có yêu vận của dân tộc, vẫn chưa được xếp vào thơ. Hơn thế nữa, ở thiên
III, bàn về Hán Việt hợp dụng thể, cụ Bùi Kỷ đi đến những nhận định thiếu chính xác
về mối liên quan “hợp dụng” giữa thể từ khúc của Trung Quốc và thể lục bát của dân
tộc:
Lối lục bát khác với lối từ khúc, là vì câu bát gieo vần ở chữ thứ sáu, mà từ khúc
thì gieo vần ở cuối câu. Song cứ xét nguyên về lối lục bát, thì thấy cứ trong bốn câu lục
bát có hai câu từ khúc.
Thí dụ:
Khối tình lăn lóc cổ câm
Cõi trần được một tri âm đã nhiều

Vườn đào gió sớm mưa chiều

từ khúc

Biết ai mà giải mọi điều đảm can
Tựa kề bên trúc bên lan

từ khúc

Bên mai bên cúc bàng hoàng nỗi tây
Trương cầm lỏng phím trùng dây

từ khúc

Con cờ thắt túi bàn vây cũng thừa [56, tr.133-134]

Với quan niệm này thì thể lục bát, đáng lý phải gọi là … thể bát lục!
Đặc biệt, Quốc văn cụ thể không nhắc đến truyện thơ Nơm. Phải chăng đây là
sự tránh né có ý thức? Nhà nghiên cứu bấy giờ chưa nhận diện được thể loại truyện thơ
Nôm, xuất phát từ quan niệm: Truyện vốn viết bằng văn xuôi. Nên nhớ: từ cuối thế kỷ
XIX đến giữa thập niên 20 của thế kỷ XX, đã có nhiều bản dịch chương hồi tiểu thuyết
Trung Quốc ra Quốc ngữ (ghi âm theo chữ cái Latin). Cũng đã có những sáng tác,
phóng tác truyện theo thể loại tiểu thuyết phương Tây, bằng văn xuôi Quốc ngữ.
Trên báo Nơng cổ mín đàm, từ tháng 10 năm 1906 đến tháng 3 năm 1907 còn
mở cả Cuộc thi viết truyện văn xi Quốc ngữ, nói rõ đó là thể loại, mà “người Lang
Sa gọi là Roman, nghĩa là lấy từ tiếng mình mà đặt ra một truyện, tùy theo nhân vật
trong xứ, dường như từng có thật vậy”.



×