Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Luận văn đông phương học phương thức kinh doanh truyền thống trung hoa dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.76 KB, 73 trang )


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
oOo






PHƯƠNG THỨC KINH DOANH
TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA




Người thực hiện đề tài :

ThS.PHẠM THỊ BÍCH HẰNG
Giảng viên Khoa Đông Phương

2
MỤC LỤC

DẪN LUẬN 3
CHNG I : NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
I. Những vấn đề chung 7
II. Điều kiện tự nhiên liên quan đến kinh doanh truyền thống
Trung Hoa 12


III. Điều kiện xã hội liên quan đến kinh doanh truyền thống
Trung Hoa 18
CHNG II : PHNG THỨC KINH DOANH THỜI PHONG KIẾN
TRUNG HOA 31
I. Quá trình hình thành ngành kinh doanh của người Hoa 31
II. Cách thức tổ chức 38
III. Vị trí và vai trò của ngành kinh doanh trong xã hội Phong kiến
Trung Hoa 43
IV. Một s
ố quốc gia buôn bán với Trung Hoa thời Phong Kiến 47
CHNG III : NHỮNG BÌNH DIỆN VN HÓA CỦA PHNG
THỨC KINH DOANH TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA
51
I. Văn hóa nhận thức về KINH DOANH 51
II. Văn hóa tận dụng KINH DOANH 578
III. Văn hóa ứng xử trong KINH DOANH 655
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 722

3
DẪN LUẬN
Người Trung Hoa vốn dĩ rất được kính nể vì những kỳ tích
họ đạt được trong mọi lãnh vực kinh tế. Điển hình như nông nghiệp, dù
diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 15% tổng diện tích cả nước, nhưng sản
lượng nông nghiệp chẳng những cung cấp đủ lương thực cho mọi người
dân trong nước mà còn có sản lượng dư để xuất khẩu n
ữa.
Trong lãnh vực kinh doanh, họ cũng là những nhà kinh
doanh kiệt xuất, đến nỗi khi họ đến cư trú ở bất kỳ quốc gia nào thì phần
lớn đều đóng vai trò chủ chốt và là những đại gia trong làng kinh doanh.

Sở dĩ họ có bản lĩnh như thế vì:
1. Người Trung Hoa không chỉ dùng đến những “kinh
nghiệm truyền khẩu” theo kiểu “cha truyền con nối” mà họ đã sớm đúc
kết thành nh
ững học thuyết. Bởi vì, người Trung Hoa rất chịu khó ghi
chép và có óc hệ thống hoá rất cao.
2. Tính cộng đồng được hình thành trên cơ sở gia đình
mở rộng nên rất chặt chẽ và thể hiện rõ nét. Do đó, chỉ cần ở đâu có
người Hoa là họ nhanh chóng bắt tay nhau để cùng làm ăn.
3. Tính nhất quán từ tư duy đến hành vi đều nằm trong
một trật tự nhất định.
Do đó, nói
đến Trung Hoa, người ta nghĩ ngay đến một đất
nước “cổ kính”, có một truyền thống văn hóa liên tục và lâu đời, được
công nhận là một trong năm chiếc nôi văn hóa của thế giới.
Bên cạnh đó, những phát triển vượt bậc của Trung Hoa trong
thời kỳ hiện nay khiến cho nhiều nhà nghiên cứu không thể không chú ý
đến “hiện tượng Trung Hoa”. Trung Hoa nổi lên như một hiện tượng
khiến nhiều cường qu
ốc trên thế giới cũng phải e dè. Các nhà kinh tế còn
cho rằng : thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của Trung Hoa.

4
Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ như hôm
nay, và tiến trình ấy cũng là cơ hội để Việt Nam có những bước tiến vượt
bậc khi hòa nhập vào cộng đồng thế giới. Trong số các nước đang hợp
tác đầu tư vào Việt Nam thì Trung Hoa là một đối tác không nhỏ, các
công ty của họ đã đầu tư vào Việt Nam ở khá nhiều lĩnh vực. Do đó, việc
tìm hiểu văn hóa kinh doanh củ
a Trung Hoa để Việt Nam có thể trở

thành đối tác cân sức là điều cần thiết.
Đa số người Trung Hoa rất thành đạt trong con đường kinh
doanh và có thể nói tài năng của họ chỉ đứng sau người Do Thái. Vậy đâu
là nguyên nhân dẫn đến sự thành công của họ? Đi tìm câu trả lời đòi hỏi
một công trình nghiên cứu toàn diện về tất cả mọi lĩnh vực : đất nước, con
người, v
ăn hóa, kinh tế, chính trị … Trong giới hạn về khả năng và sự
hiểu biết, người viết chỉ muốn nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể đó là : văn
hóa kinh doanh của người Trung Hoa. Lĩnh vực này sẽ được phân nhỏ
thành nhiều đề tài để thực hiện như :
- Tính tôn ty và tính dân chủ trong các lý thuyết quản trị truyền
thống Trung Hoa.
- Phương thức kinh doanh truyền thố
ng Trung Hoa dưới góc nhìn
văn hóa.
- Văn hóa kinh doanh của người Trung Hoa qua tư liệu điện ảnh.
Trong đề tài thứ hai, tìm hiểu phương thức kinh doanh truyền
thống Trung Hoa dưới góc nhìn văn hóa có nghĩa là vừa tìm hiểu những
yếu tố văn hóa chi hối kinh doanh và vừa vận dụng những phương pháp
của ngành văn hóa học để nghiên cứu vấn đề, cụ thể là vận dụng phương
pháp liên ngành, nghĩ
a là những thành tựu của các ngành khoa học điển
hình như : sử học, nhân học, xã hội học, văn hóa học… và phương pháp
loại hình. Tiếp đến, người viết sẽ sưu tầm tư liệu, dùng phương pháp
phân tích và tổng hợp để rút ra những đặc điểm trong văn hóa kinh
doanh truyền thống Trung Hoa.

5
Thực tế đã chứng minh rằng, kinh doanh là con đường làm
giàu nhanh nhất. Kinh doanh ngày nay bao gồm ba lĩnh vực là sản xuất

hàng hóa, buôn bán và dịch vụ, cả ba đều có chung mục đích cơ bản là
kiếm lời. Nhà kinh doanh tìm mọi cách để thu về lợi nhuận nhiều nhất và
nhanh nhất.
Do kinh doanh là một hoạt động tìm kiếm lợi nhuận, thiên về
vật chất, nên trước đây người ta chỉ biết tìm cách làm cho đồng vốn c
ủa
mình sinh lãi chứ ít ai nghĩ đến kinh doanh cũng phải có văn hóa. Tuy
nhiên, sự thất bại của nhiều tập đoàn kinh tế phương Tây khiến người ta
phải nhìn nhận lại vấn đề. Đồng thời, người ta bắt đầu quan quan tâm đến
văn hoá, kết hợp văn hoá với kinh doanh, làm cho cái lợi (kinh tế) gắn bó
với những giá trị chân, thiện, mỹ (kinh doanh có văn hoá) là xu hướng
chung của các doanh nghiệp muốn tồ
n tại và phát triển lâu dài.
Tuy nhiên, trong thời Phong kiến nói đến kinh doanh ít ai
nghĩ đến nó bao gồm ba lĩnh vực sản xuất, buôn bán và dịch vụ, mà
thường chỉ nghĩ đến những hoạt động thương mại là chính mà cụ thể là
buôn bán kiếm lời. Riêng về mặt buôn bán ngày nay cũng không giống
ngày xưa, buôn bán ngày nay luôn có những dịch vụ đi kèm như quảng
cáo, tiếp thị… mà lúc khởi đầu kinh doanh chỉ gói gọn trong khuôn khổ
trao đổi buôn bán mà thôi.
Trung Hoa được cho là một quốc gia luôn có sự thay đổi
giữa các giai đoạn thống nhất và chia rẽ chính trị, thỉnh thoảng quốc gia
này lại bị các nhóm dân tộc bên ngoài chinh phục, một số nhóm thậm chí
đã bị đồng hóa vào bên trong dân tộc Trung Hoa. Những ảnh hưởng
chính trị và văn hóa từ nhiều thành phần dân tộc của Châu Á tràn tới cùng
những đợt sóng di dân liên tục, đã hòa trộn để tạo thành hình ảnh của văn
hóa kinh doanh ngày nay.
Do
đó, tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Trung Hoa không
phải là một vấn đề nhỏ, hay đơn giản. Nó bao gồm rất nhiều khía cạnh


6
phức tạp, nếu như chỉ nhìn để miêu tả những gì người Trung Hoa thể
hiện, thì cách nhìn ấy sẽ rất phiếm diện. Do đó, khi nghiên cứu đề tài,
người viết phải cẩn thận xem xét từng khía cạnh mà đầu tiên là tìm hiểu
phương thức kinh doanh truyền thống thời Phong Kiến Trung Hoa nhằm
rút ra những yếu tố chi phối cách thức kinh doanh hiện nay của người
Trung Hoa.
Bên cạnh đó, đề tài còn nh
ằm tìm hiểu sự thành công trong
kinh doanh của người Trung Hoa để rút ra bài học thực tiễn cho ngành
kinh doanh ở Việt Nam. Đồng thời, người viết cũng mong muốn đề tài sẽ
trở thành tài liệu tham khảo cho những nhà kinh doanh Việt Nam để họ
có được những hiểu biết nhất định về đối tác của mình nếu có giao
thương với các công ty Trung Hoa.
Đề tài được trình bày trong khoảng 68 trang kể cả phần dẫn
nhập và kết luậ
n. Nội dung chính được chia thành ba chương :
- Chương 1 Những tiền đề lý luận và thực tiễn Với dung lượng
khoảng 20 trang. Trong đó, người viết trình bày những vấn đề chung
mang tính lý luận để làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu vào đề tài.
- Chương 2 Phương thức kinh doanh thời Phong kiến Trung
Hoa. Dung lượng khoảng 20 trang. Chương này trình bày những yếu tố
chính yếu mang tính tổng quan về cách thức tổ chức, vị trí và vai trò của
ngành kinh doanh truyền thống Trung Hoa cũng như trình bày tổng quan
về một số quốc gia buôn bán với Trung Hoa thời Phong kiến.
- Chương 3 Bình diện văn hóa của kinh doanh truyền thống
Trung Hoa. Với dung lượng khoảng 20 trang. Chương này người viết
trình bày đề tài qua ba vấn đề : văn hóa nhận thức, tận dụng và văn hóa
ứng xử trong kinh doanh của người Trung Hoa.


7
CHƯƠNG I : NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

I. Những vấn đề chung
Để trình bày đề tài một cách rõ ràng, người viết sẽ khởi đi từ
những vấn đề chung, đó là những tiền đề giúp hiểu đề tài một cách thấu
đáo.
Vấn đề trước tiên là phân biệt các loại hình văn hóa. Đó là
cách thức phân loại văn hóa theo những tiêu chí cụ thể. Ví dụ : nếu dùng
không gian làm tiêu chí, ta sẽ có loại hình văn hóa Phương Đông và
Phương Tây. Nếu dùng kinh tế làm tiêu chí, ta sẽ có loại hình văn hóa
gố
c du mục và loại hình văn hóa gốc nông nghiệp. Nếu dùng tôn giáo
làm tiêu chí, ta có loại hình văn hóa tôn giáo thế giới và loại hình văn
hóa tôn giáo dân tộc …
Trong đề tài này, người viết sẽ sử dụng kết hợp cả hai tiêu
chí không gian và kinh tế để xem xét các vùng văn hóa và đúc kết những
khác biệt của các vùng văn hóa dựa vào những nghiên cứu của các
chuyên gia. Phương Đông và phương Tây như những khái niệm văn hoá
được hình thành trong khu vực cựu lục địa Á-Âu (Eurasia). Ph
ương
Đông = Đông Nam; phương Tây = Tây Bắc.
Sự khác biệt văn hóa của các vùng miền trên dựa vào sự
khác biệt về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Chính sự khác biệt về
điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội ấy đã hình thành nên những khác
biệt về văn hóa. Sự khác biệt ấy được trình bày trong bảng sau :
TIÊU CHÍ GỐC NÔNG NGHIỆP GỐC DU MỤC
Vị trí địa lý Phương Đông –

Đông Nam
Phương Tây –
Tây Bắc

8
Cựu lục địa Á Âu
Khu vực Cận Đông – Trung
Đông – Viễn đông +
những gì không thuộc
Châu Âu
Châu Âu
Địa hình Phức tạp: cao nhất,
sâu nhất
Đơn giản
Khí hậu Nóng ẩm – sông nước Lạnh khô – băng tuyết
Tiền kinh tế Hái lượm Săn bắt
Kinh tế Trồng trọt Chăn nuôi
Đơn vị trao đổi Lúa (thực vật) Bò (động vật)
Văn minh Thực vật Động vật
Nghệ thuật Hình thực vật Hình động vật
Lối sống Định cư Du cư
Thức ăn Thực vật Động vật
Phong tục ăn uống Ăn chay Không ăn chay
Lễ hội Cầu mùa (Tây nguyên) Chăn bò (Thụy Sĩ)
Phát triển kinh tế Nông nghiệp Buôn bán
Tổ chức xã hội Nông thôn Đô thị
Tính chất đô thị Chính trị Công – thương nghiệp
Tính chất KT - XH Nông nghiệp Công nghiệp
Văn hóa – Văn minh Gắn với văn hóa Gắn với văn minh
Ứng xử với đồ vật

không dùng đến
Lưu giữ - Bỏ đi

9
Ứng xử với môi
trường tự nhiên
Tôn trọng, sống hòa hợp
với thiên nhiên
Coi thường – tham vọng
chế ngự thiên nhiên
Lối tư duy nhận thức Thiên về tổng hợp – coi
trọng các mối quan hệ
Thiên về phân tích, coi
trọng yếu tố
Nguyên tắc tổ chức
cộng đồng
Trọng tình, trọng đức,
trọng văn, trọng nữ.
Trọng sức mạnh, trọng tài,
trọng võ, trọng nam.
Cách thức tổ chức
cộng đồng
- Chủ động, thích nghi,
linh hoạt (do môi trường,
sinh hoạt). Coi trọng lệ
hơn luật.
- Tùy tiện
- Có truyền thống tuân thủ
các nguyên tắc. Coi trọng
pháp luật. Có kỷ luật.


- Cứng nhắc
Nguyên tắc ứng xử
với môi trường XH
Dân chủ, trọng cộng đồng Quân chủ, trọng cá nhân
Cách thức ứng xử
với môi trường XH
Dung hợp trong
tiếp nhận
Mềm dẻo, hiếu hòa
trong ứng phó.
Độc tôn trong
tiếp nhận.
Cứng rắn và hiếu
thắng trong ứng phó.
Tuy nhiên, những khác biệt kể trên chỉ mang tính tương đối,
vì trong từng vùng từng miền sẽ lại có những đặc điểm rất riêng và cụ
thể. Có khi tuy là vùng nông nghiệp có cách ứng xử văn hóa tương thích
với loại hình gốc nông nghiệp, nhưng nhiều khi do điều kiện xã hội thay
đổi, người ta cũng rất dễ tiếp nhận những cách ứng xử của văn hóa gốc du
mục. Đó c
ũng là biểu hiện của quy luật lượng – chất, lượng đổi đến một
ranh giới nhất định thì chất cũng sẽ đổi theo; hay như quy luận liên hệ
trong triết lý âm dương, đó là : trong âm có dương và trong dương có âm.
Theo bảng trên thì vùng văn hóa gốc du mục sau này sẽ phát
triển thương nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chế độ xã hội trong

10
vùng nông nghiệp do định cư khá yên ổn, lại theo chủ trương tự cung tự
cấp, do đó nhu cầu trao đổi buôn bán không nhiều. Dân nông nghiệp

thường tận dụng những gì trong môi trường sống để tự đáp ứng những
nhu cầu của mình trong những điều thiết yếu như : ăn, mặc, ở, đi lại.
Trong khi cư dân du mục chỉ có đàn gia súc không thể tự cung tự cấp m
ọi
nhu cầu thiết yếu. Do đó, họ cần có sự trao đổi hàng hóa nhằm có đủ
những sản phẩm khả dĩ đáp ứng được những nhu cầu cuộc sống. Bên
cạnh đó, cuộc sống du cư cũng giúp họ nhìn thấy “độ chênh lệch” của các
sản phẩm của vùng này so với vùng khác và có thể từ đó đã phát sinh
trong họ ý định buôn bán, trao đổi hàng hóa để tìm kiếm lợi nhu
ận.
Mối quan tâm của con người mọi thời dường như chỉ gói gọn
trong hai chữ DANH và LỢI. Bởi vì, đó cũng là con đường dẫn người ta
đến GIÀU và SANG.
Tuy nhiên, do con người còn bị chi phối bởi văn hóa dân tộc
và tính cách riêng nên có thể hướng sự coi trọng của mình đến mặt này
hay mặt khác. Có dân tộc coi trọng danh hơn lợi, có dân tộc trọng lợi hơn
danh, nhưng cũng có dân tộc coi trọng cả hai thứ.
Ng
ười coi trọng danh thường lưu tâm đến những giá trị tinh
thần, kẻ coi trọng lợi lại phóng tầm nhìn của mình về vật chất. Người
Trung Hoa sẽ coi trọng gì?
Theo GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, trên thế giới ngoài hai
vùng Phương Đông, phương Tây thì có một vùng khá lớn được gọi là
vùng chuyển tiếp. Tuy vùng này vẫn thường được xếp vào Phương Đông,
nhưng khi so sánh với những vùng thuần nông như Đông Nam Á, hay
Nam Á thì vùng này có sự khác biệt khá l
ớn.
Đó là sự khác biệt về địa hình : nơi đây có nhiều núi, cao
nguyên và sa mạc; và một số khác biệt về văn hóa như chất dương tính


11
của cư dân du mục : đó là tính trọng nam khinh nữ, thích chinh phục và
sự cứng rắn trong tín ngưỡng mà Islam giáo là một điển hình.
Vùng chuyển tiếp ấy lại được chia thành hai tiểu vùng khác
biệt là vùng Tây Nam và vùng Đông Bắc. Cũng theo GS. TSKH. Trần
Ngọc Thêm, vùng Tây Nam có tâm thức hướng về tâm linh và tương lai.
Do đó, nơi đây đã hình thành nên một tôn giáo rất đặc thù : Đạo Hồi hay
còn gọi là Islam giáo (x.Bài giảng về văn hóa Trung Hoa)
Sở dĩ Islam giáo có thể
tồn tại và phát triển nhanh chóng ở
vùng sa mạc mênh mông này, vì nó đã làm được điều mà nhiều tôn giáo
lớn không thể làm được, là liên kết mật thiết những tín đồ sống rải rác
trong cùng một niềm tin bằng một cách thức rất riêng mà không cần đến
những quy định phải đến nhà thờ như Thiên Chúa giáo, cũng không cần
phải hội họp tại hội đường hàng tuần như Do Thái giáo, cũng không câu
nệ vào chùa chiền nh
ư Phật giáo…Họ chỉ cần mỗi ngày năm lần vào
đúng giờ quy định, các tín đồ ai ở đâu thì cứ ở đấy, tạm dừng công việc
đang làm rồi quỳ xuống và cầu nguyện vắn tắt với Đức Ala là đủ. Chính
khi cầu nguyện cùng một giờ mà không cần ở cùng một nơi, các tín đồ đã
thực sự liên kết kết mọi tâm hồn với nhau, mà vẫn không bị
ràng buộc
phải quy tụ cùng một chỗ với nhau. Do đó, tín đồ Hồi giáo dù ở bất cứ
đâu, họ đều xem nhau là người cùng một nhà.
Vùng trung gian thứ hai là vùng Đông Bắc Á bao gồm Trung
Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản. Do tính chất địa lý và tính cách dân tộc đã
hình thành nên khuynh hướng trọng thế tục và hướng về hiện tại. Cho
nên, nơi đây là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển kinh tế.
Tuy Trung Hoa là một trong những chiếc nôi c
ủa nền văn

minh thế giới, có một bề dày phát triển liên tục hơn 7000 năm. Nhưng
vùng đất này dường như không quan tâm nhiều lắm đến vấn đề tâm linh.
Trung Hoa không hề sản sinh một tôn giáo hay tín ngưỡng đúng nghĩa
nào. Đạo giáo hay Nho giáo thực chất là những học thuyết triết lý hơn là

12
giáo lý của một tôn giáo. Những tôn giáo du nhập vào đây đều mặc lấy
thói quen tín ngưỡng của vùng này. Ví dụ : Đền miếu Trung Hoa thờ rất
nhiều vị, có khi là thần tiên, nhưng nhiều nhất là những danh nhân hay
“anh hùng dân tộc”. Trước đền miếu luôn luôn đặt hai con hổ đúc có vai
trò là vị thần giữ cửa nhằm đánh đuổi những yêu tinh hay tà ma. Điều đó
cho thấy tính thế tục khá mạnh trong văn hóa Trung Hoa. Bở
i nếu trong
đền miếu là những vị thần linh thiêng thực sự thì cần chi đến các vị thần
giữ đến. Các vị thần tiên trong văn hóa Trung Hoa cũng ứng xử như con
người (tính thế tục), cũng có “hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục”, nên mới cần đến
thần giữ cửa nhằm đánh đuổi tà ma. Do đây là vùng trung gian trọng thế
tục, cho nên, người Trung Hoa trọng cả danh và lợi. H
ọ cầu danh để tìm
lợi và cầu lợi để tìm danh. Hai yếu tố này tác động đến người Trung Hoa
và giúp trả lời cho câu hỏi tại sao người Hoa dù định cư ở đâu cũng trở
thành tay anh chị, giàu có một cách nhanh chóng.
II. Điều kiện tự nhiên liên quan đến kinh doanh
truyền thống Trung Hoa
Trung Hoa nằm ở phần nửa phía bắc của đông bán cầu, phía
đông nam của đại lục Á - Âu, phía đông và ở giữa châu Á, phía Tây của
Thái Bình Dương Địa hình nhìn theo tổng thể : Cao và hiểm trở, 60%
diện tích là núi cao trên 1000m. Địa hình cao về phía Tây và thấp dần về
phía Đông. Nửa phía đông của Trung Hoa là các vùng duyên hải, ngoài
rìa của các đảo là một vùng gồm bình nguyên phì nhiêu, đồi và núi, các sa

mạc, các thảo nguyên và các khu vực cận nhiệt đới. Nửa phía Tây của
Trung Hoa là một vùng g
ồm các lưu vực chìm trong những cao nguyên,
các khối núi, chúng bao gồm những cao nguyên cao và rộng nhất trên thế
giới. Cao nguyên Tân Cương phía Tây Bắc cộng với những dãy núi cao
và hiểm trở như Côn Lôn, Thiên Sơn… tạo nên những bồn địa và lòng
chảo xen kẽ những ngọn núi ấy; còn địa hình phía Đông thấp hơn bao
gồm những bình nguyên và những dãy núi thấp.

13

Trên bản đồ, Trung
Hoa là một vùng có
rất nhiều cao
nguyên, mạch núi,
thung lũng, bình
nguyên, sa mạc,
sông hồ. Bên cạnh
đó, bản đồ còn cho
thấy địa hình Trung
Hoa phía Tây cao,
phía Đông thấp
giống như hình bậc
thang từ Tây hướng sang Đông và thấp dần theo từng bậc.
Bậc thang đầu tiên là vùng cao nguyên Thanh Tạng (Thanh
Hải – Tây Tạng) ở miền Tây Nam Trung Hoa. Cao nguyên Thanh Tạng là
vùng đất cao nhất thế giới, độ cao trung bình là 4500m so với mực nước
biển, nó được gọi là "xương sống của ngôi nhà thế giới". Cao nguyên này
sở hữu đỉnh núi cao nhất thế giới là Chu-mục-lang-mã với độ cao 8848m.
Nhiều đỉnh núi trên cao nguyên này có tuyết lớn, chúng chính là nguồn

nước cho nhiều sông ngòi. Ngoài ra, trên cao nguyên đó còn có nhiều
sông hồ và thung lũng.
Bậc thang thứ hai là các vùng cao nguyên nội Mông Cổ, cao
nguyên Hoàng Thổ và cao nguyên Vân Quý, có độ cao trung bình từ
1000m đến 2000m. Cao nguyên nội Mông bằng phẳng rộng rãi, đồng cỏ
tươi tốt, là khu chăn nuôi lớn nh
ất Trung Hoa.
Cao nguyên Hoàng Thổ phủ đầy đất vàng, chính giữa có con
sông Hoàng Hà – chiếc nôi của văn hóa Trung Hoa chảy ngang. Cao
nguyên Vân Quý lại là điểm giao lưu của nhiều sông rạch lưu thông, Cao
nguyên này sở hữu thác Hoàng Quả Thụ nổi tiếng.

14
Cao nguyên Thanh Tạng, cao nguyên Nội Mông, cao
nguyên Hoàng Thổ và cao nguyên Vân Quý được xem là 4 vùng cao
nguyên lớn nhất Trung Hoa.
Ở tầng bậc thang này còn có thung lũng Tháp Lí Mộc, thung
lũng Chuẩn Hát Nhĩ và thung lũng Tứ Xuyên, ba thung lũng này cộng
thêm thung lũng Sài Đạt Mộc ở tầng bậc thang thứ nhất, được gọi là 4
thung lũng lớn nhất của Trung Hoa. Sa mạc lớn nhất Trung Hoa là sa mạc
Tháp Khắc La Mã Can, nằm bên trong thung lũng Tháp Lí Mộc.
Tầng bậc thang thứ ba, trải dài từ B
ắc xuống Nam bao gồm
ba vùng đồng bằng lớn: đồng bằng Đông Bắc, đồng bằng Hoa Bắc và
đồng bằng Trung Hạ du Trường giang có độ cao trung bình dưới 1000m.
Ba vùng đồng bằng lớn này là những khu nông nghiệp quan trọng của
Trung Hoa. Ven các khu đồng bằng này có rất nhiều núi thấp. Dãy núi
ven biển Đông Nam là nơi tập trung nhân khẩu đông nhất, cũng là khu có
nền kinh tế khá phát đạt.
Chính sự đa dạng về địa hình tạ

o điều kiện cho Trung Hoa
phát triển cả hai loại hình kinh tế : du mục và nông nghiệp.
Tuy nhiên, khi bàn về thương mại Trung Hoa, chúng ta chỉ
xoay quanh những yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên, nhưng chúng chi phối
và tác động đến khuynh hướng phát triển kinh doanh.
Ở đầu cực phía đông, thảo nguyên Á – Âu đổ dốc xuống, đi
ngang qua bình nguyên Mông Cổ đến tận các cao nguyên hoàng thổ của
Trung Hoa.
Ngay từ thời đá cũ, các cư dân số
ng bằng săn bắn cư trú dọc
theo rìa nam của bình nguyên ấy đã săn đuổi hàng đàn ngựa hoang, lừa,
bò rừng và linh dương… thú săn quá nhiều không thể sử dụng hết. Họ đã
tìm cách thuần dưỡng những thú hoang săn được trở thành đàn gia súc.

15
Đến thời lịch sử, thảo nguyên Mông Cổ đã trở thành “ngôi
nhà” cho những cư dân, và là một đồng cỏ mênh mông thuận tiện cho
việc chăn thả gia súc.
Kinh tế du mục đòi hỏi sự di chuyển liên tục cùng với đàn
gia súc. Tuy nhiên, với người Trung Hoa cổ xưa, cuộc sống du mục của
họ không liên tục như ở vùng Trung Đông hay phương Tây cổ. Họ cũng
có thời gian định cư
nhất định vì các di chỉ khảo cổ cho thấy có những
xương động vật được thuần hoá lẫn hoang dã và sự hiện diện của loại
hình nông nghiệp lúa khô (kê) chứng tỏ họ cũng có thời gian cư trú nhất
định. Cho đến cuối đời Thương, những bằng chứng khảo cổ cho thấy dọc
phía bắc Trung Hoa đều mang dấu ấn sâu đậm của nông nghiệp chăn
nuôi.
Bình minh nông nghiệp củ
a Trung Hoa xuất hiện từ 7.000 –

2.000 năm trCN. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện những làng canh tác
đầu tiên đại diện cho việc trồng trọt đặc trưng của hai miền Nam và Bắc.
Địa điểm Từ Sơn nằm trên vùng đất dọc hai bờ sông ở chân
dãy núi Thái Hằng nhìn xuống Trung Nguyên. Các khai quật khảo cổ đã
tìm thấy hầm, kho trữ, mộ táng cho thấy một tổ chức “làng – xã” đã phát
triển tương
đối hoàn chỉnh vào thế kỷ 6 TCN.
Đồ gốm trong giai đoạn này có hình thù rộng, ba chân hay
bốn chân, bình có tay quai, vại có đục lỗ và đế vai xiên, khác rất nhiều so
với bình vò rộng miệng, sâu đều của nền văn hoá săn bắn hái lượm. Dụng
cụ lao động bằng xương gồm có : vật nhọn dùng để phóng (có chuôi và
không chuôi), dùi, rìu … dụng cụ đá gồm : cuốc, búa, cối đá có chân,
dụng cụ gặt… Điều đó cho th
ấy, người Trung Hoa cổ xưa dồn nhiều công
sức cho việc làm ra những dụng cụ lao động tương ứng với loại hình kinh
tế trong vùng. Người ta còn tìm thấy cây kê họ thảo đuôi chồn được
carbon hoá, xương heo, gà, vịt… chứng minh cho một loại hình kinh tế
nông nghiệp lúa khô và thuần hoá động vật.

16
Người ta xem xét thổ nhưỡng vùng này và cho kết luận : Ở
phương Bắc, đất hoàng thổ xốp, khô, khí hậu khắc nghiệt (quá lạnh và
cũng quá nóng), do dó người ta phải trồng kê là loại chịu được hạn.
Loại hình kinh tế chính ở vùng này thiên về hình thức “chặt
và đốt”. Cư dân Trung Hoa cổ cứ di cư đến đâu thì họ chặt và đốt rừng
đến đó. Khi khai hoang xong một thửa đất, nhờ tro bón đất, h
ọ có thể
trồng trọt khoảng từ 3 - 5 năm, sau đó, họ bỏ đi và lại chặt và đốt để khai
hoang một thửa đất mới, cứ như thế cho đến khi hết rừng thì họ lại quay
về vùng đất đã ở trước rồi lại chặt và đốt. Với kiểu làm ăn và định cư tạm

bợ như thế, các nhà nghiên cứu đã cho đó là loạ
i hình kinh tế bán du mục.
Đây chính là sự khác biệt giữa Trung Hoa và các nước gốc du mục khác
và sự khác biệt đó tạo nên những sắc thái riêng cho văn hóa thương mại
của Trung Hoa.
Miền nam của đất nước Trung Hoa phì nhiêu nhờ những con
sông lớn. Do lượng nước dồi dào đã đẩy lùi rừng rú và thú dữ để tạo nên
những đồng bằng màu mỡ. Người Trung Hoa cổ cư trú ở miền Nam ngay
từ rất s
ớm đã biết sống định cư, trồng trọt và nuôi gia súc. Họ khai phá
đất đai, rửa phèn trong đất, tháo nước trong đầm, đào kinh dẫn nước và
chống lại hạn hán thiên tai… Mỗi vị hoàng đế sau này khi lên ngôi đều
chú trọng đến chính sách canh điền và thuỷ lợi.
Đặc trưng nông nghiệp trồng trọt ở đây là lúa nước và cây có
hạt… phân tích xương động vật gồm có những động vật đã thuần hoá l
ẫn
động vật hoang dã.Dụng cụ lao động bằng xương có mai, thuổng có tra
cán và những dụng cụ trồng trọt khác.
Hà Mẫu Độ là đại diện cho miền Nam, nơi có nguồn nước
dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng lúa nước và thuần hoá các
loại thuỷ sản. Địa điểm này thuộc vùng duyên hải phía nam đồng bằng
Thượng Hải. Các di vật được lưu gi
ữ trong điều kiện ẩm tại lớp thứ 4
thấp nhất của nó, với kiến trúc bằng gỗ và vật dụng cũng bằng gỗ. Các di

17
chỉ về lúa và những gì liên hệ với lúa có niên đại khoảng 5.000 TCN.
Những ngôi nhà đầu tiên được dựng lên trên những chiếc hố, nối với
nhau bằng lỗ mộng và chốt mộng, chứng minh rằng : nơi đây đã đạt đến
một trình độ làm mộc khá phát triển ứng phó với môi trường thiên nhiên

nhiều đầm lầy và nước.
Cuộc khuếch tán nền nông nghiệp lúa nước từ nam Trung
Hoa đi theo h
ướng Đông Bắc, lan sang các bán đảo và quần đảo lân cận
vào cuối thời Chu. Dòng lúa hạt ngắn tiêu biểu cho duyên hải phía Đông
Trung Hoa vì nó chịu được lạnh. Cho nên, lúa hạt ngắn đã từ đồng bằng
Thượng Hải lan truyền ra các vùng lân cận.
Tóm lại, địa hình Trung Hoa có thể xem xét từ hai chiều tây
– đông và bắc - nam.
Chiều tây-đông là chiều đối lập chủ yếu theo địa hình (cao-
thấp), lượng mưa (ít-nhiều) và dân tộ
c (các dân tộc Trung Á - Hán tộc).
Chiều bắc-nam thì lại là chiều có đối lập về nhiệt độ (lạnh-
nóng), lượng mưa (ít-nhiều). Miền bắc khô hạn, còn miền nam là vùng
sông nước. Từ đây dẫn đến đối lập về kinh tế (chăn nuôi - trồng trọt, nông
nghiệp khô - nông nghiệp nước), và về mức sống (nghèo-giàu).
Miền Bắc luôn là nơi trung tâm chính trị, do các triều đình
Phong kiến thường chọn đặt kinh
đô, nhưng cũng là vùng có chiến tranh
liên miên; Vì vậy người dân thường dạt về phương Nam, nơi đây có đất
đai màu mỡ, cuộc sống tương đối ổn định, là vựa lúa nuôi sống toàn
quốc. Cho nên, nó trở thành trung tâm kinh tế và người dân chỉ muốn
sống yên bình. Thời hiện đại vùng đông-nam phát triển kinh tế rất nhanh.
Bởi vì, những bờ biển vùng đông nam chính là nơi diễn ra việc buốn bán
nhộn nhịp. Ng
ười Trung Hoa thường dùng thành ngữ “Nam phong Bắc
tiệm” (Nam lên như gió, Bắc tiến dần dần) để ám chỉ tình hình kinh tế
thời xưa của Trung Hoa.

18

III. Điều kiện xã hội liên quan đến kinh doanh truyền thống
Trung Hoa
Trước tiên cần phải xác định xã hội mà đề tài muốn nhắm
đến chính là xã hội Phong kiến Trung Hoa.
Tuy sử sách Trung Hoa cho rằng quốc gia mình đã trải qua
thời Tam Hoàng, Ngũ Đế và Tam Đại rồi mới đến các vương triều sau
này. Các nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng không thống nhất với nhau về
Tam Hoàng. Sử ký Tư Mã Thiên cho rằng, Tam Hoàng là Thiên Hoàng,
Địa Hoàng, Nhân Hoàng (Thiên – Địa – Nhân = Tam Tài); trong khi Vận
Đẩu Xu và Nguyên Mệnh Bao lại cho ba vị ấy là Phục Hy, Nữ Oa, Thần
Nông.
Ngũ Đế bao g
ồm : Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế
Nghiêu, Đế Thuấn. Nhưng sử sách Trung Hoa cũng không thống nhất
trong quan niệm về Ngũ Đế. Quan niệm trên được lấy theo Sử ký Tư Mã
Thiên.
Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng, giai đoạn Tam Hoàng,
Ngũ Đế và ngay thời kỳ đầu của Tam Đại đều thuộc về thời sơ kỳ. Tuy
nhiên, người Trung Hoa đã lịch sử hóa những câu chuyệ
n thần thoại viết
về giai đoạn lịch sử này. Ở Trung Hoa, thần thoại cũng là lịch sử và lịch
sử cũng mang tính thần thoại. Nói như thế là vì những câu chuyện thần
thoại của Trung Hoa đều có niên đại rạch ròi khiến người đọc cứ nghĩ là
thật. Chẳng vậy mà Trung Hoa được mệnh danh là thiên đường của lịch
sử.
Thời Tam Đại chính là nhà Hạ, nhà Thương (Ân), nhà Chu.
Trong các Đại này thì nhà Hạ vẫn còn mang tính thần thoại. Các nhà khảo
cổ chỉ mới tìm được những di chỉ của thời nhà Thương và nhà Chu.
Theo truyền thuyết, trong thời gian Hạ Vũ trị vì, đã phát
minh ra lối tát nước vào ruộng, bắt sống được một số người dân tộc Man


19
về làm nô lệ. Vua Vũ xây dựng thành quách để giữ gìn của riêng và người
trong dòng họ. Vua Vũ truyền ngôi cho con là Hạ Khải thừa kế. Khải lên
ngôi, tình thế chưa ổn định, lấy đất An Ấp (thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay)
để đóng đô. Những con cháu sau này nối ngôi Khải đều nhiều lần đánh
phá lẫn nhau, gây ra các cuộc chiến tranh chinh phạt nhỏ.
Kinh tế xã hội lúc thời này khá phát triển, xuất hiện cách
thức làm lịch pháp. Từ khi lên ngôi, Khải đặt tên nước là Hạ. Theo truyền
thuyết, đời Hạ đã có 9 cái vạc đồng do Khải cho đúc. Như vậy, có thể
thời kỳ này đã có đồng và nghề đúc đồng, cũng có nghĩa là giai đoạn này
thuộc về thời đại đồ đồng, và các vương quốc thực chất chỉ là những bộ
lạc, mà người Trung Hoa đã dùng cách thức tổ ch
ức thời Phong kiến để
viết lại những giai đoạn sơ khai này.
Những ghi chép của Tư Mã Thiên về thời gian thành lập Nhà
Hạ là từ khoảng 4.000 năm trước, nhưng điều này chưa được chứng thực.
Một số nhà khảo cổ học cho rằng nhà Hạ có liên quan tới di vật khai quật
được tại một vùng ở trung tâm tỉnh Hồ Nam, một bức tượng đồng niên
đạ
i từ khoảng năm 2000 TCN. Những dấu hiệu sớm của thời kỳ này được
tìm thấy trên các bình gốm và mai rùa trông tương tự như những đường
nét đầu tiên của chữ Trung Hoa hiện đại, nhưng nhiều học giả vẫn không
chấp nhận ý kiến này.
Bằng chứng khảo cổ học về sự tồn tại của Nhà Hạ chưa có.
Chủ yếu, người ta biết đế
n thời này theo truyền thuyết. Nhà Hạ truyền
được 17 đời vua, từ Hạ Vũ đến Hạ Kiệt kéo dài hơn bốn trăm năm thì
triều đại về tay Thành Thang nhà Thương.
Người ta tìm thấy những mảnh xương thú và mai rùa có khắc

chữ có niên đại khoảng thế kỷ XIII TCN, người ta gọi loại chữ này là
giáp cốt văn. Đây được xem là những bản văn sớm nhất của Trung Hoa.
Những hi
ện vật khảo cổ này cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nhà
Thương, có từ khoảng 1600 TCN–1046 TCN và nhà Thương được chia

20
làm hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất, từ đầu thời nhà Thương
(1600–1300 TCN) với các bằng chứng tại Nhị Lý Cương, Trịnh Châu và
Thương Thành. Khuynh hướng thứ hai từ cuối thời nhà Thương hay giai
đoạn Ân, gồm rất nhiều văn bản giáp cốt. An Dương ở tỉnh Hà Nam hiện
nay đã được xác nhận là nơi đóng đô cuối cùng trong tổng số chín kinh
đô của nhà Thương (1300–1046 TCN).
Các nhà sử h
ọc Trung Hoa sống ở cuối những giai đoạn này
đã làm quen với khái niệm về những triều đại nối tiếp nhau, nhưng tình
hình thực tế chính trị ở giai đoạn đầu trong lịch sử Trung Hoa thì khá
phức tạp và rắc rối. Vì thế, một số nhà sử học Trung Hoa cho rằng nhà
Hạ, nhà Thương giai đoạn sớm của triều đại nhà Chu và cũng có thể các
đại này cùng tồn tại
đồng thời với nhau.
Cuối thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, nhà Chu nổi
lên ở châu thổ sông Hoàng Hà, tiêu diệt nhà Thương. Nhà Chu khởi đầu
thời kỳ cai trị của mình theo hệ thống nửa phong kiến.
Vua tiên khởi của nhà Chu là Vũ Vương, và em là Chu Công
đóng vai trò nhiếp chính. Hai anh em đánh bại nhà Thương tại trận Mục
Dã. Để hợp pháp hóa vai trò cai trị của mình, Vũ Vương đã dựa vào khái
niệm Thiên Mệnh, đây là một khái niệm sẽ
có ảnh hưởng trên mọi triều
đại kế tiếp. Ban đầu nhà Chu đóng đô ở vùng Tây An, gần sông Hoàng

Hà, họ thực hiện nhiều cuộc chinh phục mở rộng vào châu thổ sông
Dương Tử. Sự kiện này được xem là đợt di dân đầu tiên từ bắc xuống
nam trong lịch sử Trung Hoa.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đồng ý với nhau rằng, chế độ
phong kiến Trung Hoa bắt đầu từ thời Tây Chu (thế kỷ XI trướ
c công
nguyên) đến cuộc chiến tranh thuốc phiện (1840). Còn việc buôn bán
được xem là một ngành nghề và là một loại hình kinh tế đúng nghĩa thì
chỉ được tính từ thời nhà Hán trở về sau.

21
Thời nhà Tần, nhằm củng cố sự tập trung quyền lực của triều
đình, Tần Thuỷ Hoàng công bố một loạt những chính sách nhằm duy trì
sự thống nhất lãnh thổ. Bên cạnh việc thống nhất chữ viết (thư đồng văn),
vua đã đưa ra những quy định để tiêu chuẩn hoá tiền tệ, tiểu chuẩn hóa hệ
thống cân đong trọng lượng và đ
o lường. Chứng tỏ, trước thời nhà Tần đã
có các loại tiền tệ lưu hành, có các dụng cụ cân đong do lường, chứng tỏ
ngay từ trước khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa lần thứ nhất, thì vùng
đất này đã xuất hiện loại hình thương mại và trao đổi hàng hóa.
Khi áp dụng học thuyết Pháp gia khắc nghiệt, Vua đề ra các
luật lệ của đế chế rất chặt chẽ và cứng nh
ắc, đặc biệt đối với giới quan lại
trong triều đình. Hình phạt cho tội tham nhũng là tử hình. Vua chủ trương
tập trung hoá về mặt tư tưởng, tôn Pháp gia là tư tưởng chính thống và sợ
rằng bất kỳ một cách suy nghĩ nào khác ngoài Pháp gia có thể dẫn tới việc
phá vỡ hay nổi loạn. Vì thế mọi trường phái triết học khác bị đặt ra ngoài
vòng pháp luật, đặc biệt là Khổng giáo. Cho nên đã có s
ự kiện “đốt sách ,
chôn Nho”. Nhà Tần cũng cư xử rất mạnh tay đối với việc thương mại,

xem đó là một cách thức tiêm nhiễm thói ăn bám trong bách tính, nhà Tần
cấm ngặt buôn bán và chủ nghĩa trọng thương, đánh thuế nặng đối với
thương nhân, và hành quyết các thương nhân vi phạm luật lệ, dù là những
lỗi rất nhỏ.
Trong thời nhà Hán, khác với một số triều đại trướ
c đã thành
công khi cho các nhà buôn giữ các chức vụ quản lý dân sự, Hán Cao Tổ
không tin các nhà buôn. Do đó, vua cấm không cho các thương nhân
tham gia triều chính, giữ các chức vụ liên quan đến chính trị, dù chỉ là
một chức quan nhỏ. Thay vào đó, ông tin dùng những người thuộc gia
đình nông dân giàu có. Tầng lớp mới này được gọi là các tiểu quý tộc, họ
đã đưa những đứa con ưu tú nhất của mình vào làm việc triều chính, còn
những đứa kém hơn thì ở nhà tiếp tụ
c làm ruộng.

22
Đến triều đại Hán Vũ Đế, vua rất coi trọng việc bang giao
với các tiểu quốc ở Tây vực, nhằm tạo uy thế và khuyếch trương sức
mạnh. Vua đã phong Trương Khiên làm sứ thần sang Tây vực kết bang
giao với nước Ô Tôn. Cuộc đi sứ của Trương Khiên vô tình đã đánh dấu
một cột mốc vô cùng quan trọng, đó là khởi đầu cho việc hình thành con
đường tơ lụa trên bộ
. Do đó, thời Hán Vũ Đế đã lưu danh sử sách biến cố
đặc biệt, Trung Hoa có một cuộc thám hiểm đầu tiên vào năm 138 TCN,
do Trương Khiên thực hiện. Tuy nhiên, khi tiến lên phía bắc, Trương
Khiên bị Hung Nô bắt giữ và được trả về sau 13 năm cầm tù.
Hành trình của Trương Khiên đã thất bại về mặt chính trị
nhưng lại thành công về nhiều mặt khác. Nó mở ra cho Trung Hoa con
đường thương mại dài 4.000 dặm sau này s
ẽ được biết đến với cái tên

Con đường tơ lụa. Trung Hoa bắt đầu nhập khẩu các ngũ cốc và ngựa, họ
trồng cỏ đinh lăng và nho. Vũ Đế biết thêm nhiều nguồn gốc của những
hàng hóa mà Trung Hoa nhập khẩu. Để kiếm thêm lợi nhuận ông yêu cầu
các nước lân cận nộp thuế cho mình để được phép bán hàng cho người
dân Trung Hoa, và tiến hành các chiến dịch quân sự nhằm buộc h
ọ phải
thực hiện những yêu sách của mình.
Các cuộc chiến mở mang lãnh thổ, việc cung cấp lương thực
cho một quân đội chiếm đóng đông đảo trở thành một gánh nặng cho kinh
tế Trung Hoa. Chi phí cho chúng lớn hơn nhiều so với lợi ích thu lại được
từ việc tăng trưởng thương mại theo sau các cuộc chinh phục. Để lấy thu
bù chi, triều đình đánh thêm các loại thuế mới trên các tàu và xe buôn bán
mà hai lo
ại hàng mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong công nghiệp của
Trung Hoa đó là muối và sắt. Do triều đình ngày càng can thiệp quá sâu
vào thương mại, kinh tế Trung Hoa thay vì phát triển thì lại dần dần rơi
suy yếu.
Chương Đế nối ngôi Minh Đế và cai trị Trung Hoa từ năm
75 – 88 và Hòa Đế tiếp tục nối ngôi Chương cai trị từ năm 88 - 106. Dù

23
Hòa Đế là một người tầm thường, nhưng Trung Hoa vẫn tiếp tục được
hưởng sự thịnh vượng ngày càng tăng. Đại học ở Lạc Dương có đến 240
căn nhà và 30.000 sinh viên. Thương mại của Trung Hoa đạt tới tầm cao
mới. Tơ lụa từ Trung Hoa đã trở nên quen thuộc với những người ở tận
vùng Đế chế Roma – lúc ấy cũng đang ở thời vàng son. Và
đổi lại, Trung
Hoa nhập khẩu được các loại hàng hóa từ các nước Phương Tây như :
kính, ngọc bích, ngựa, đá quý, mai rùa và vải vóc.
Đến TK II, Trung Hoa đã đuổi kịpChâu Âu và ở một số lĩnh

vực còn vượt qua trình độ khoa học và kỹ thuật của cả Châu Âu và Tây Á
như :
+ Phát minh ra giấy
+ Phát minh một chiếc đồng hồ nước với độ chính xác mà người
Châu Âu không thể chế tạo nổi trong hơn một nghìn n
ăm sau đó.
+ Hình thành hệ lịch pháp âm dương
+ Phát minh máy ghi địa chấn vào năm 132 – có tám chân và làm
bằng đồng để quan sát các vết đen trên mặt trời.
+ Vẽ bản đồ 11.500 ngôi sao và đo đạc quỹ đạo quay của mặt
trăng.
+ Phát minh máy gieo hạt và máy xay lúa, máy bơm nước.
+ Phát xe cút kít có bánh, làm hàm thiếc và bàn đạp cho ngựa.
+ Cải thiện cách dùng thảo mộc làm thuốc và biết thêm nhiều về
giải phẫu người và sự chẩn đoán sự r
ối loạn về cơ thể. Họ đã biết làm các
phẫu thuật nhỏ và thuật châm cứu, và họ biết được những lợi ích của một
chế độ ăn kiêng tốt.
Sự thống nhất về chính trị mang lại sự thịnh vượng. Các
nguồn lợi dưới thời nhà Tống lớn gấp ba lần thời nhà Đường, nghệ thuật
nở rộ cùng với s
ự phát triển dân số. Các thành phố - thủ đô văn hóa - trở

24
nên đông đúc hơn. Trung Hoa xuất hiện các khu vườn, trung tâm vui
chơi, các tiệm trà hay rượu, các nhà chứa, rạp hát, múa rối, xiếc và tung
hứng.
Trung Hoa xây dựng một nền công nghiệp sắt lớn làm nền
tảng cho một xã hội công nghiệp hiện đại. Sản lượng gang hàng năm của
họ gấp đôi sản lượng của Anh vào những năm 1700. Các tàu buôn Trung

Hoa có số lượng rất lớn, và ngày càng tăng. Số lượng th
ương mại tăng
lên. Nhưng Trung Hoa vẫn ở dưới ảnh hưởng của Nho giáo, và các nhà
Nho thường không coi trọng thương mại.
Do đó khi thu lợi từ thương mại, người ta mua đất để được
kính trọng. Vì thế cả thương mại tư nhân và doanh nghiệp công nghiệp tư
nhân không phát triển. Dưới thời nhà Tống, các doanh nghiệp không
thuộc nhà nước được phát triển tự do nhưng các nhà buôn vẫn phụ thuộc
vào quan chức chính ph
ủ. Việc trả cho họ một phần coi như là đóng góp
cho hoạt động của chính phủ và quà cáp cá nhân là công việc bắt buộc khi
làm ăn. Các doanh nghiệp tư nhân trồng trọt và buôn bán nhỏ phát triển
nhưng không theo kiểu tích lũy tài sản cần thiết cho sự phát triển tư bản.
Con đường vào triều chính hay làm việc hành chính trong thời này vẫn
chưa mở cho những thương nhân, nếu họ không thuộc những gia đình
giàu có.
Trung Hoa thờ
i nhà Minh sản xuất đồ sứ, tơ và vải bông.
Triều đình sử dụng thương mại như một nguồn tài sản. Trước hết, triều
đình tài trợ cho các phường hội thủ công, đồng thời đưa ra các quy định
cấm cạnh tranh cũng như các quy định nhằm phát triển thương mại. Tiếp
đến, triều đình thu mua các sản phẩm từ các nhà sản xuất và các ngành
công nghiệp thường bị
ép buộc phải bán hàng cho triều đình với giá rất
thấp. Tuy nhiên, việc phát triển thương mại bị cản trở bởi những người
dân thường không thể tăng khả năng tiêu thụ. Bên cạnh đó, triều đình tiếp

25
tục áp đặt các giới hạn đối với ngoại thương, bao gồm cả việc cấm các lái
buôn Trung Hoa đi ra biển.

Thương mại tư nhân vẫn hoạt động ngầm vì các nguyên do :
- Quân cảnh và triều đình không thể kiểm soát toàn bộ bờ biển.
- Các quan chức và các gia đình học giả địa phương tại các tỉnh
ven biển hợp tác với các nhà buôn để chế tạo tàu thuyền phục vụ thươ
ng
mại.
- Buôn lậu diễn ra chủ yếu với Nhật Bản và các nước Đông
Nam Á, và nó càng tăng lên khi các mỏ bạc được tìm thấy ở Nhật Bản
vào những năm đầu thế kỷ XVI trong khi bạc là hình thức tiền tệ chính ở
Trung Hoa, đa số dân đều sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm đi thuyền đến
Nhật hay Đông Nam Á nhằm bán hàng hóa để đổi lấy bạc hay mời các
nhà buôn Nhật Bản tới bờ biển Trung Hoa để buôn bán tại các cảng bí
mật.
Sau khi thương mại tư nhân với Đông Nam Á được tái cho
phép năm 1567, thị trường ngầm không còn tồn tại nữa. Tuy nhiên, việc
buôn bán với Nhật Bản vẫn bị ngăn cấm, các nhà buôn phải lợi dụng con
đường buôn bán với Nhật Bản thông qua Đông Nam Á. Tương tự, bạc từ
những nhà buôn Tây Ban Nha, Pêru cũng tham gia vào thị trường với số

lượng rất lớn, và không hề có một sự hạn chế nào. Các giao dịch này diễn
ra ở Manila (Philippin). Nhờ những cuộc giao thương ấy mà số lượng bạc
khá lớn chảy vào Trung Hoa tạo cơ hội tiền tệ hóa nền kinh tế và thúc đẩy
thêm sự phát triển thương mại.
Triều vua Chu Đệ, niên hiệu Vĩnh Lạc, vốn là một người
mạnh mẽ nên ông có khả năng tiếp nối chính sách ngo
ại giao của vua cha.
Tuy nhiên, những người kế tục Thành Tổ không có nhiều ảnh hưởng
trong quá trình đối ngoại, khiến binh lực của đế chế Trung Hoa giảm sút

×