Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tư tưởng nhân văn trong triết học phật giáo nguyên thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2014

Tên cơng trình:
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
NGUN THỦY

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Ánh
MSSV : 1056070001
Người hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Loan

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1 tháng 3 năm 2014

BẢN TĨM TẮT CƠNG TRÌNH


Phật giáo được thành lập tại Ấn Độ vào thời cổ đại, cho đến ngày nay hệ tư tưởng của
Phật giáo đã và đang có những cống hiến đóng góp cho việc hồn thiện và phát triển con người.
Cơng trình nghiên cứu này tập trung tìm hiểu những tư tưởng nhân văn của triết học Phật giáo
nguyên thủy, nhằm làm rõ những giá trị cốt lõi mang tính cách mạng trong tư tưởng của Đức
Phật ở các lĩnh vực đạo đức, xã hội và chính trị. Đề tài nghiên cứu tìm hiểu “Tư tưởng nhân văn
trong triết học Phật giáo nguyên thủy” được trình bày trong hai chương:
Chương 1: Tìm hiểu về tiền đề hình thành tư tưởng nhân văn triết học Phật giáo nguyên
thủy. Trong đó, tra cứu và định nghĩa tư tưởng nhân văn, đồng thời khái lược những điểm nhấn
sự hình thành - phát triển của tư tưởng nhân văn trong lịch sử triết học để từ đó tìm hiểu tư
tưởng nhân văn trong triết học Phật giáo nguyên thuỷ. Nguyên nhân hình thành tư tưởng nhân
văn trong triết học Phật giáo nguyên thủy xuất phát từ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị,


xã hội, tư tưởng tôn giáo và tinh thần từ bi – trí tuệ của Đức Phật.
Chương 2: Nội dung chính của cơng trình nghiên cứu này tập trung tìm hiểu và làm rõ
những giá trị tư tưởng nhân văn của Đức Phật qua các khía cạnh đạo đức, xã hội và chính trị.
Trong lĩnh vực đạo đức trình bày các quan điểm và phương pháp thực hành để xây dựng con
người hoàn thiện về nhân cách đạo đức. Thứ đến là giải quyết các vấn đề về xã hội trong những
lĩnh vực như giáo dục, kinh tế, văn hóa ứng xử trong xã hội và môi trường sinh thái. Sau cùng
là trình bày tư tưởng nhân văn của Phật giáo nguyên thủy trong lĩnh vực chính trị như nguồn
gốc nhà nước, đường lối trị nước kết hợp giữ đức trị và pháp trị, sự phân ly tôn giáo và nhà
nước, các quyền của con người, bình đẳng giai cấp, đề cao tinh thần hịa bình và bất bạo động.
Tư tưởng nhân văn trong Phật giáo nguyên thủy đã góp phần khẳng định giá trị con
người, vì đã trao cho con người quyền làm chủ và chịu trách nhiệm với những hành động của
mình. Con người là chủ thể của vũ trụ và xã hội hiện thực, tuyệt khơng có sự chi phối của các
thế lực siêu nhiên. Chính các giá trị của tư tưởng nhân văn trong Phật giáo nguyên thủy là động
lực nhằm giải phóng con người khỏi áp bức của xã hội hiện thực, đạt tự do về mặt tư tưởng và
hoàn thiện nhân cách đạo đức để xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1
Chương 1. TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN TRONG TRIẾT
HỌC PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY .......................................................................................................... 8
1.1.

Khái niệm nhân văn, tư tưởng nhân văn Phật giáo nguyên thủy .................................................. 8

1.1.

Điều kiện hình thành tư tưởng nhân văn trong triết học Phật giáo nguyên thủy......................... 15

1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng tôn giáo ........................................... 15

1.2.2. Đức Phật - một nhà tư tưởng nhân văn ..................................................................................... 21
Chương 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO NGUYÊN
THỦY ......................................................................................................................................................... 27
1.Tư tưởng nhân văn trong đạo đức của Phật giáo nguyên thủy............................................................. 34
2.Tư tưởng nhân văn qua quan điểm Phật giáo nguyên thủy về xã hội .................................................. 47
3.Tư tưởng nhân văn trong quan điểm Phật giáo nguyên thủy về chính trị ............................................ 68
KẾT LUẬN................................................................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 90


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, con người sống dưới thể chế chính trị hà khắc, chế độ
đẳng cấp đầy bất cơng. Chính vì thế, con người lúc bây giờ đã đi tìm những tư tưởng tiến
bộ nhằm tạo ra cuộc cách mạng để mở ra lối đi mới giúp thoát khỏi sự khổ đau do có sự
mâu thuẫn gay gắt giữ giai cấp thống trị gồm Sát-đế-lợi (Khattiya), Bà-la-môn
(Bràhmana) và giai cấp bị trị gồm Thương-gia (Vessa) và Nơ-lệ (Sudda) có cơ sở từ học
thuyết Bà La Môn. Phật giáo được coi là dòng tư tưởng chủ đạo chống lại những quan
điểm sai lầm gây nên những bất công trong xã hội, thủ tiêu sự phát triển của con người
trong học thuyết Bà-la-mơn là hệ thống tư tưởng triết học chính thống đương thời. Từ đó,
Đức Phật đã đưa ra những tư tưởng đạo đức, quan điểm về chính trị và xã hội tiến bộ
giúp tạo sự bình đẳng cho con người nhằm xóa bỏ những bất cơng, mâu thuẫn tranh chấp
trong xã hội như một giải pháp cấp thiết cho con người lúc bấy giờ. Tư tưởng của Đức
Phật đã giúp con người phát huy những năng lượng có trong bản thân mỗi người và giải
quyết các vấn đề thực tế cuộc sống. Chính những quan điểm tiến bộ về nhân sinh đạo đức

trong triết học Phật giáo đã và đang góp phần khẳng định giá trị của con người. Vì vậy,
học thuyết của Đức Phật là phương pháp giúp con người chuyển hóa những sai lầm và
khổ đau, trả cho con người quyền làm chủ bản thân - làm chủ cuộc đời mình. Con người
phải tự hồn thiện bản thân nhân cách của chính mình bằng việc phải tự mình thực hành
và không lệ thuộc vào tự nhiên thần thánh.
Từ rất sớm, nước Việt Nam nằm ở vị trí địa lý thuận lợi đã được tiếp thu các
truyền thống văn hóa của Đơng - Tây và nhất là văn hóa Ấn Độ, trong đó, đặc biệt là tư
tưởng Phật giáo. Cho nên những tư tưởng Phật học đã đi vào đời sống tinh thần của
người dân Việt từ rất sớm được ghi nhận trong các câu chuyện cổ tích dân gian như Tấm
Cám, Quan Âm Thị Kính,… cùng những lễ hội dân gian như chùa Dâu, chùa Yên Tử,
chùa Thầy,... Những triết lý nhân sinh đạo đức đã góp phần huân đúc, tạo nên những giá
trị văn hóa tâm linh mang đậm bản sắc dân tộc. Vào thời Lý – Trần, các vị vua đã vận


2

dụng một cách tài tình những lời dạy của Đức Phật để làm chất keo cho sự đoàn kết dân
tộc và tư tưởng Phật học đã làm cơ sở, nền tảng cho một xã hội hịa bình, một đất nước
thịnh trị. Phật giáo đã cùng với Nho giáo và Đạo giáo chung sống hịa bình tạo nên một
thời kỳ gọi là “Tam giáo đồng nguyên”. Và cho đến nay, những tư tưởng nhân văn của
Phật giáo vẫn tiếp tục góp phần phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, giúp hoàn
thiện nhân cách con người, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình xây dựng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Do đó, Đảng
đã xác định lấy mục tiêu phát triển con người, hoàn thiện nhân cách tư tưởng con người
làm trung tâm. Mặt khác, chúng ta không ngừng phát huy một nền văn hóa đậm đà bản
sắc dân tộc, trong đó, phải liên tục bổ sung tiếp thu các giá trị văn hóa tốt đẹp và các
thành tựu khoa học tiên tiến nhất nhằm đi tắt, đón đầu trong mọi lĩnh vực để tạo ra những
tiền đề, nền tảng vững chắc để phát triển đất nước. Nên việc tìm hiểu và nghiên cứu
những chất liệu để tạo nên những giá trị ưu việt về tinh thần, tư tưởng và văn hóa của con

người Ấn Độ, đặc biệt là tư tưởng nhân văn trong những lời dạy của Đức Phật. Từ đó, rút
ra những bài học lịch sử nhất định góp phần xác định được hệ giá trị để đào tạo ra những
con người “chân - thiện - mỹ”. Như Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng mong muốn xây dựng
nên những con người vừa hồng lại vừa chuyên.
Các vấn nạn mà tất cả các nước trên thế giới đang đặt ra trong kỷ nguyên này là
những mặt trái của tồn cầu hóa như vấn đề con người cảm thấy mất an toàn, khủng
hoảng lý tưởng sống, sự phân biệt về giàu nghèo và nhất là vấn nạn về môi trường dẫn
đến các hệ lụy về thiên tai, dịch bệnh. Mặc dù, nền văn minh kỹ - nghệ1 đã đạt đến đỉnh
cao giúp con người thỏa mãn những nhu cầu cùng những sở thích, các giác quan được nối
dài nên con người được gần nhau hơn và biết nhiều hơn về thế giới. Nhưng hiện nay,
chính các nhà cầm quyền sáng suốt, giới quan sát phê bình và các khoa học gia là cha đẻ
trực tiếp hay gián tiếp của các sản phẩm của khoa học kỹ thuật, cho rằng có gì đó nguy
1

Khoa học kỹ thuật và cơng nghệ thông tin.


3

hại tạo ra bất an tiềm ẩn đang đe dọa đến sự sống nhân loại. Nghĩa là, khoa học kỹ thuật
khơng phải là phương thuốc vạn năng có thể trị tận căn nguyên của cuộc khủng hoảng.
Hầu hết các học giả chấp nhận, nguyên nhân chính là cuộc sống thực dụng bắt nguồn từ
lối sống mất cân đối nên phát sinh tâm lý phiền muộn bực dọc, khổ đau vì kiểu sống máy
móc. Nói cách khác là nhân loại đang thăng hoa về phương diện vật chất nhưng lại suy
thoái về phương diện tinh thần; cũng chính là cuộc khủng hoảng về văn hóa mà khơng
phải là cuộc khủng hoảng về sinh học2. Các vấn đề thiếu sót cơ bản của con người hiện
đại là đánh mất con người thật của chính mình. Hiện tại, chúng ta chạy theo những cái Ta
giả danh, với những khao khát dục vọng, ham muốn cuồng loạn và không bao giờ cảm
thấy thỏa mãn. Với nền văn minh khoa học hiện đại, mỗi cá nhân sống cùng tận hưởng
một đời sống vật chất phong phú và đầy đủ nhưng ngược lại con người càng cảm thấy

mất cảm giác an toàn, tâm lý bị dao động nhất là sự mất thăng bằng trong cuộc sống và
tâm lý luôn cảm thấy những ước nguyện không thỏa mãn. Với một trạng thái tâm lý, tình
cảm như vậy rất dễ dẫn dắt con người đi đến các tệ nạn như ma túy, đập đá, các loại bệnh
tâm thần nhất là vấn đề tự sát trong các nước công nghiệp phát triển3. Từ đó, việc tìm
hiểu những giá trị nhân văn trong triết học Phật giáo Nguyên thủy chính là tìm hiểu
những chất liệu, phương pháp để góp phần giải quyết các vấn nạn về tâm lý, suy thoái về
đạo đức và văn hóa. Chính vì những lí do trên đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài: “Tư tưởng
nhân văn trong triết học Phật giáo Nguyên thủy” làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh
viên cấp trường của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Phật giáo một tơn giáo lớn, với hệ thống tư tưởng triết học độc đáo cùng các
phương pháp thực tập thiền quán mang đậm tính nhân văn là đề tài được các nhà nghiên
cứu khắp nơi trên thế giới quan tâm và tìm hiểu. Qua đó đã thu được những kết quả hết
sức to lớn với các cơng trình nghiên cứu, khảo cứu, dịch và chú giải kinh điển - thư tịch
cổ về lời dạy của Đức Phật và các đệ tử. Trong những công trình này, nói về tư tưởng
2
3

Tham khảo: Viên Trí, Khái niệm về Bồ tát Quán thế Âm, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2003, tr.13-30.
Tham khảo: Thích Minh Châu, Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Nxb. Tổng hợp Tp. HCM, 2012, tr. 279-280.


4

nhân văn trong triết học Phật giáo Nguyên thủy, sẽ nêu ra dưới đây là những tài liệu được
dẫn chứng và làm tiền đề cho đề tài hoàn thành. Các cơng trình khảo cứu, tìm hiểu theo
các khuynh hướng nghiên cứu như sau:

Tài liệu gốc chính là gồm Kinh và Luật tạng. Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh
Trường Bộ - Kinh Trung Bộ - Kinh Tăng Chi - Tương Ưng bộ - Tiểu Bộ Kinh (HT. Thích
Minh Châu dịch), Nxb. Tôn Giáo, 1994-1996; Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Trường A
Hàm - Trung A Hàm - Tăng Nhất A Hàm - Tạp A Hàm (Tuệ Sỹ dịch), Nxb. Tôn Giáo,
2002 - 2008; Luật Ma Ha Tăng Kỳ (Thích Phước Sơn dịch) - Đại Phẩm Luật (Tỳ Kheo
Indacanda dịch). Đây là toàn bộ kinh cốt yếu của Phật giáo Nguyên thủy đã được dịch ra
tiếng Việt. Đồng thời là tài liệu vô cùng quan trọng cung cấp tư tưởng cốt lõi, nền tảng
được giới nghiên cứu cho là những tư tưởng, lời dạy từ chính Đức Phật và các đệ tử lúc
đương thời. Nên người viết lấy năm bộ Nikaya và bốn bộ A Hàm, các bộ Luật tạng khác
sẽ làm căn bản triển khai trong bài nghiên cứu này.
Khuynh hướng thứ nhất trong việc nghiên cứu đó là tìm hiểu lịch sử Đức Phật,
Phật giáo qua các thời kỳ gồm có: H.W. Shumann, Đức Phật lịch sử (Trần Phương Lan
dịch), Nxb. Tp Hồ Chí Minh, 2000 ; Thích Minh Châu, Lịch sử Đức Phật Thích Ca, Nxb.
Trường cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở II, Hồ Chí Minh, 1989,…: Các tác phẩm này là
sử liệu nói về cuộc đời của Đức Phật, có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, dựa
trên chính sử về cuộc đời Phật Thích Ca. Tác giả sẽ đưa ra những mệnh đề để khảo sát,
nghiên cứu về tính nhân văn dựa trên tác phẩm này. Thích Minh Tuệ , Phật và Thánh
chúng, Nxb. Tơn giáo, Hà Nội, 2005 ; Thích Chơn Thiện, Tăng già thời Đức Phật, Nxb.
Tơn giáo, Hồ Chí Minh, 2008,…: Cuộc đời và sự nghiệp hoằng hóa, dạy dỗ đệ tử được
thể hiện bằng lịch sử và các mẫu chuyện chuyển tải được tinh thần giáo dục nhân văn của
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nói lên hồn cảnh sinh hoạt của Đức Phật và đệ tử của Phật,
cho ta cái nhìn tổng quan về xã hội Ấn Độ và những lời dạy của Phật đối với Tăng chúng.
Đây là một tài liệu có nhiều ý nghĩa quan trọng thể hiện rõ tinh thần học thuyết của Phật
trong đời sống bình nhật. Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật Giáo Ấn Độ, Nxb. Vạn Hạnh,
Sài Gịn, 1963 ; Viên Trí, Ấn Độ Phật giáo sử luận, Nxb. Phương Đông, 2009,… Tập


5

sách cho ta biết quá trình hình thành, phát triển, suy vong của Phật giáo Ấn Độ qua từng

thời kỳ. Ở đề tài này, chủ yếu khai thác phần hình thành tư tưởng, triết học, cuộc đời Đức
Phật và Tăng đồn thời kỳ Đức Phật cịn tại thế.
Khuynh hướng tiếp cận thứ hai là các cơng trình nghiên cứu văn hóa và lịch sử của
Ấn Độ gồm: Almanach, Những nền văn minh thế giới, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội,
t.1 - 2 - 3, 2006; Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê sử học (Nguyễn Quang Thắng sưu tầm),
Nxb. văn học, T.2, 2006 ; Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, Nxb. Giáo Dục, Hà
Nội, 2008,… Tác phẩm này cho ta thấy được tổng quan về các nền văn minh lớn trên thế
giới, có một cái nhìn xun suốt thống nhất về chiều dài lịch sử của nhân loại. Tác giả
cho ta những giới thiệu về các tôn giáo, nền văn hóa, chữ viết,… Thơng qua lịch sử hình
thành, phát triển, suy vong, ta thấy được vị trí của đạo Phật trong nền văn minh Ấn Độ và
những ảnh hưởng của chúng đến các nước trong khu vực và trên thế giới.
Và khuynh hướng nghiên cứu về tư tưởng triết học và chính trị xã hội Phật giáo
gồm: Junjiro Takakusa, Tinh hoa triết học Phật giáo, Nxb. Phương Đông, 2011 ; O.O.
Rozenberg, Phật giáo những vấn đề triết học, Nxb. Trung tâm tư liệu Phật học, Hà Nội,
1990; Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, Nxb. Phương Đông, Hồ Chí Minh, 2009;
Bhikkhu Quảng Liên, Tư Tưởng Phật giáo, Nxb. Phật học đường Nam Việt, 1957…: Các
học thuyết triết học, tư tưởng, giáo lý và những lời dạy căn bản của Đức Phật được giảng
giải một cách khoa học bởi nhà Phật học uyên thâm, có liên quan rất mật thiết với đề tài
cần nghiên cứu vì tính nhân văn được thể hiện qua triết học Phật giáo. Dỗn Chính (chủ
biên), Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012; M.T.
Stepaniants, Triết học phương Đông (Trần Nguyên Việt dịch), Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2003; Hòa Thượng Quảng Liên, Sử cương triết học Ấn Độ, Nxb. Tôn giáo, 2006;
Chandradhar Sharma PH.D, Triết học Ấn Độ, Nxb. Tổng Hợp, TP. Hồ Chí Minh, 2005…
Cho cái nhìn được tổng quan triết học Ấn Độ, quá trình hình thành học thuyết, tư tưởng
của Đức Phật và những ảnh hưởng của các học thuyết tôn giáo, trường phái triết học khác
đối với Đức Phật và đạo Phật với các trường phái triết học, nhân dân Ấn Độ thời bây giờ.


6


Trong những tác phẩm này đã trình bày khá khái quát về tư tưởng nhân văn trong
triết Phật giáo Nguyên thủy. Ngoài các tác phẩm Kinh, Luật và Luận thời Ngun thủy
được dịch thì cịn lại các cơng trình nghiên cứu và tìm hiểu Phật học trên chủ yếu tập
trung theo các hướng nghiên cứu như: lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo, cuộc
đời Đức Phật, nghiên cứu tư tưởng triết học, chính trị - xã hội, đạo Đức Phật giáo và ảnh
hưởng của giáo lý Phật giáo đến cuộc sống con người,... Mặc dù đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu đề cập tới vấn đề này nhưng nhìn chung cịn khá tản mạn, sơ khởi. Phải nói
rằng, tất cả các tác phẩm nghiên cứu trên là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để người thực
hiện đề tài có thể kế thừa và tiếp tục phát triển. Trong đó, nhất là tam tạng kinh điển của
Phật giáo là kho tàng tri thức vô giá hàm chứa các giá trị nhân văn sâu sắc sẽ được tác giả
khai thác và hệ thống lại theo từng chủ đề nghiên cứu.
3.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của đề tài là tìm hiểu lý thuyết và phương pháp thực hành những tư
tưởng nhân văn trong triết học Phật giáo Nguyên thủy, nghĩa là làm rõ nội dung tư tưởng
nhân văn trong hệ thống các quan điểm triết học của Phật giáo Nguyên thủy.
Với mục đích như vậy, đề tài phải thực hiện nhiệm vụ là: Định nghĩa được tư
tưởng nhân văn và những điều kiện tiền đề hình thành tư tưởng nhân nhân văn trong triết
học Phật giáo Ngun thủy. Trình bày và phân tích những nội dung cơ bản về tư tưởng
nhân văn của triết học Phật giáo thời kỳ Nguyên thủy (Khoảng TK VI - III TCN).
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong phần tổng quan nghiên cứu đã nói, Phật giáo được nghiên cứu dưới nhiều
góc độ, khuynh hướng khác nhau. Tư tưởng nhân văn đã được trình bày, ghi lại trong tam
tạng kinh điển và cịn có các cơng trình nghiên cứu về Phật học cũng đã có những khai
thác dù trực tiếp hay gián tiếp nhưng vẫn còn tảng mạn và chưa có tính hệ thống. Trong

khn khổ của đề tài, người viết dừng lại ở việc tìm hiểu và hệ thống những tư tưởng
nhân văn trong những lời dạy của đức Phật và các đệ tử được ghi lại trong Kinh, Luật và
Luận vào thời kỳ Nguyên thủy.


7

5.

Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ nội dung cũng như mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, trong quá
trình nghiên cứu người viết đã dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu thực hiện đề tài.
Cùng lúc, người thực hiện còn sử dụng các phương pháp như logic và lịch sử, tổng hợp
và phân tích, quy nạp và diễn dịch.
6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài góp phần hệ thống hóa, bổ sung và làm sáng tỏ hơn nội dung tư tưởng nhân
văn trong lịch sử triết học Ấn Độ và của Phật giáo, từ đó rút ra ý nghĩa của việc nghiên
cứu vấn đề này, để có cái nhìn tồn diện về ý nghĩa tư tưởng và giá trị tư tưởng nhân văn
trong triết học Phật giáo đối với việc phát triển đời sống xã hội và con người trong công
cuộc xây dựng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, giúp con người ứng
dụng vào thực tế cho cuộc sống tốt đẹp.
Đề tài cịn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên nghành triết học và
những ai muốn tìm hiểu tư tưởng Phật học.
7.


Kết cấu đề tài

Đề tài được thực hiện gồm: phần mở đầu, nội dung với 2 chương, 5 tiết, phần kết
luận, tài liệu tham khảo.


8

Chương 1. TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÂN
VĂN TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
1.1.

Khái niệm nhân văn, tư tưởng nhân văn Phật giáo nguyên thủy

Trong khi tìm hiểu về thuật ngữ “Nhân văn”, thì thuật ngữ này được định nghĩa
theo nhiều cách khác nhau và ý nghĩa từ “nhân văn” cũng đã thay đổi theo từng thời gian.
Trong từ điển Tiếng Việt “Nhân văn” được định nghĩa như sau: “Nhân văn là văn minh
loài người, chủ nghĩa lấy văn minh lồi người làm chính và tin tưởng rằng sự giải thoát
con người là do con người tự tạo lấy4. Các định nghĩa của từ điển tiếng Việt chỉ giải thích
khái lược đơn giản là văn minh hay văn hóa của con người. Trong khi đó, từ điển Hán
Việt định nghĩa từ Nhân văn: Nhân là con người5; Văn: là dấu vết của đạo đức lễ nhạc để
lại trong q trình giáo hóa con người, tạo nên vẻ đẹp rõ rệt là văn vẻ, văn minh6. Nhân
văn là văn hóa lồi người, nhân văn chủ nghĩa là chủ nghĩa chủ trương phục hưng tinh
thần văn minh cổ đại, đề xướng tư tưởng tự do7. Nhân văn được hiểu là những giá trị đẹp
đẽ của con người. Nhân văn là mang những nét đặc trưng thuộc bản chất, phẩm chất của
con người kết hợp với nó là có tri thức văn hóa, văn minh để phục vụ cho đời sống hạnh
phúc cho con người.
Thuật ngữ “nhân văn” gắn liền với dấu ấn thời đại Trung đại ở phương Tây chịu
ảnh hưởng bởi tư tưởng nhân văn của các triết gia thời cổ đại của Hy-Lạp. Vào thời Hy
Lạp - La Mã cổ đại, tư tưởng nhân văn được thể hiện ở sự quan tâm đến con người qua

lời tuyên bố này của Protagoras: “Con người – thước đo của vạn vật”. Triết gia Socrates
đã khẳng định lại vị trí xứng đáng của con người trong thế giới:“Hãy nhận biết chính
mình”. Socrates đã đưa con người về vị trí xứng đang của mình và từ đó chủ đề tài tranh
luận triết học là giải quyết những vấn đề con người. Chính con người vừa là chủ thể, vừa
là đối tượng nghiên cứu. Platon - Aristoteles đã thiết lập những chuẩn mực, khuôn mẫu
đạo đức cho con người như về đức hạnh, trung dung và nhất là Aristoteles đã xác định
4

Thanh Nghị, Việt Nam tân từ điển minh họa, Nhà sách Khai Trí, Sài gịn, 1967, tr.1005.
Trần Văn Chánh, Từ điển Hán Việt Hán ngữ cổ đại và hiện đại, Nxb. Trẻ Tp. HCM, 2001, tr.114-115.
6
Trần Văn Chánh, Từ điển Hán Việt Hán ngữ cổ đại và hiện đại, Nxb. Trẻ Tp. HCM, 2001, tr.953-954.
Hanosoft Dictionary
7
Nguyễn Văn Khôi, Từ điển Hán Việt, Nxb Khai Trí, 1960, tr.664.
5


9

mục đích sống của con người là hạnh phúc. Xác lập thiết chế chính trị lý tưởng dành cho
con người. Socrates đã tranh luận về thể chế chính trị, hình thức nhà nước tốt đẹp đảm
bảo được các tiêu chí dân chủ, cơng bằng, lợi ích, phân quyền và đầy ý nghĩa8. Chính vì
những quan điểm tiến bộ về giải phóng con người đã làm tiền đề cho các triết gia thời
Phục Hưng phát triển tư tưởng nhân văn lên một tầm cao mới. Đây là trào lưu xuyên suốt
trong triết học Phục Hưng đã có tác động tích cực đến các lĩnh vực của nhận thức và họat
động xã hội như văn chương, nghệ thuật, khoa học, kề cả tơn giáo, vốn là lĩnh vực ít chịu
thay đổi nhất. Với tuyên bố “con người là trung tâm vũ trụ”, các nhà nhân văn đã tiến
đến việc xây dựng một thiết chế xã hội lý tưởng nhằm phục vụ con người và đã đưa ra
các phương án cải cách đời sống xã hội mang tính chất định hình, nguồn ý tưởng cho đời

sau9. Nên chủ nghĩa nhân văn với mục đích bài xích cái khơng tưởng của Kitơ giáo và lấy
nhân loại làm đối tượng nghiên cứu10. Thuật ngữ này đã được sử dụng để phân biệt giữa
những nghiên cứu gắn liền với con người và những nghiên cứu gắn liền với thần thánh.
Nhân văn là ngành học nghiên cứu về văn hóa nhân loại. Nhân văn nghiên cứu các ngôn
ngữ cổ đại và hiện đại, văn học, triết học, tơn giáo, nghệ thuật tạo hình và biểu diễn như
âm nhạc và sân khấu. Đôi khi nhân văn được coi như là khoa học xã hội bao gồm lịch sử,
nhân học, nghiên cứu khu vực, nghiên cứu truyền thông, nghiên cứu văn hóa, pháp luật
và ngơn ngữ học.11 Vào thời gian này đã xuất hiện một trào lưu gọi là chủ nghĩa Phục
Hưng12, tập trung vào nghiên cứu khoa học, nghệ thuật…để phục vụ con người hướng
đến hoàn thiện nhân cách phẩm hạnh của con người và tạo ra một xã hội hiện thực tốt đẹp
(như thời Hy-Lạp cổ đại). Vậy nên, cũng trong thời này nghệ thuật được coi là đỉnh cao
và đồng hóa nó với nhân văn. “Nhân văn nghĩa là nghiên cứu về cách con người đã thể
hiện bản thân thông qua nghệ thuật trong suốt quá trình lịch sử. Thể hiện bản thân thơng
8

Tham khảo: Đinh Ngọc Thạnh, Lịch sử triết học phương tây cổ đại, Nxb chính trị quốc gia, tr.70-79.
PGS.TS Dỗn Chính - PGS.TS Đinh Ngọc Thạch, Triết học trung cổ Tây Âu, Nxb chính trị quốc gia, tr.350.
10
Tham khảo: Đào Duy Anh, Hán Việt Từ điển, Nxb Minh Tân, Paris, Q. Hạ, tr.66.
11
Nguyên văn: “The humanities are academic disciplines that study human culture. The humanities include ancient
and modern languages, literature, philosophy, religion, and visual and performing arts such as music and theatre.
The humanities that are also sometimes regarded as social sciences include history, anthropology, area studies,
communication studies, cultural studies, law and linguistics. -: />9

12

Rinascimento (ý), from rinascere "to be reborn": Phục hưng nghĩa là sinh ra một lần nữa (trở về tư tưởng nhân văn
thời Hy -La cổ đại) - Online Etymology Dictionary: "Renaissance", Etymonline.com, Retrieved 2009-07-31.



10

qua nghệ thuật là một trong những hoạt động của con người xuất hiện sớm nhất và cơ
bản nhất. Đó là một cách thức quan trọng mà con người đã cho thấy giá trị, sự hiểu biết
sâu sắc, và những ưu tiên của họ”13. Nghệ thuật là một thuộc tính bản chất của con
người, nghệ thuật giúp khẳng định tính chất của một con người nên được coi như một yếu
tố đánh giá giá trị nhân văn. Bởi khi sáng tạo nghệ thuật theo quy luật cái đẹp đã hoàn
thiện, thổi hồn vào thiên nhiên cái mà thượng đế đã tạo ra. Thế nên, nghệ thuật đã đưa
con người vượt lên trên đấng sáng tạo trong việc cho sự vật một ý nghĩa. Và đến thời khai
sáng cận đại thì “tính nhân văn” giúp xác định vị trí của con người, nhân văn như một
thuộc tính đặc biệt của con người giúp biểu hiện được sự khác biệt giữ con người và các
loài động vật. Theo triết gia người Đức Immanuel Kant14: Tính nhân văn để xác định con
người khác thú vật ở chỗ có năng lực tự đặt ra các mục đích cho bản thân, cũng như
năng lực đào luyện cho việc này15. Các xung lực nơi thú vật đều nhắm hướng tới sự tự
bảo tồn, bảo tồn nòi giống, và bảo tồn năng lực hưởng thụ cuộc sống. Phẩm giá con
người gắn liền chặt chẽ với ý tưởng về tính nhân văn, với nhân loại xét như những gì
phải là - tức như những hữu thể có lý tính, tự do và đầy tiềm năng - chứ khơng phải xét
như những gì đang là. Kant cho rằng sự tự do hay “việc không phụ thuộc vào sự áp đặt
đến từ chọn lựa của kẻ khác” là “quyền nguyên thủy duy nhất, nhờ vào tính nhân văn
của mình, mà ai ai cũng sở hữu (ĐLPĐ tr. 237, tr.63)”16. Đến thời khai sáng con người
đã bắt đầu vượt thoát khỏi Thần học. Con người được nghiên cứu, xác định những giá trị
và quyền tự nhiên của con người như nhân phẩm, tự do sở hữu. Qua thời gian thì đến
hiện nay thì từ điển The Oxford Dictionary of English:17 Chủ nghĩa nhân văn là một hệ
thống tư tưởng mà ở đó việc quan trọng nhất là giải quyết vấn đề con người bằng chính
những nguyên nhân nội tại hơn là niềm tin tơn giáo. Nó muốn nhấn mạnh rằng bản chất
con người là hoàn thiện. Và một định nghĩa của Bách khoa từ điển: Chủ nghĩa nhân văn
13

Humanities as the study of how humans have expressed themselves through the arts throughout history.

Expressing oneself through the arts is one of the earliest and most basic human activities. It is one very important
way that humans reveal their values, insights, and priorities.”
14
Howard Caygill, Từ điển triết học Kant (Tập thể dich), Nxb.Tri thức, 2013, tr.315-316.
15
Thử du nhập Khái niệm về đại lượng phủ định vào trong Triết học, 1763b, tr.392, tr.195
16
Đặt cơ sở cho Siêu hình học về Đức lý, 1785e, tr.429, tr.36.
17
Humanism a system of thought that considers that solving human problems with the help of reason is more
important than religious beliefs. it emphasizes the fact that the basic nature of human is good. Sđd, Tr.733


11

là tập hợp các triết lý và quan điểm đạo đức mà tại đó nhấn mạnh giá trị và mối quan hệ
trong xã hội loài người, cá nhân và tập thể, thường đề cập đến ý nghĩ cá nhân và chứng
cứ cụ thể (chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa kinh nghiệm) hơn là học thuyết đã được thành lập
sẵn hay đức tin thuần túy.18 Trong triết học và khoa học xã hội, chủ nghĩa nhân văn đã đề
cập đến quan điểm mà khẳng định một số khái niệm về "bản chất con người" (tương phản
với chủ nghĩa đối kháng chủ nghĩa nhân văn). Trong thời hiện đại, nhiều phong trào nhân
bản đã được thế tục hóa, bởi thuật ngữ “chủ nghĩa nhân văn” thường được sử dụng với ý
tưởng, ý nghĩa và mục đích là niềm tin vơ thần. Với một nền văn minh mới ra đời như
nước Mỹ thì chủ nghĩa nhân văn được hiểu và sử dụng như sau: “Chủ nghĩa nhân văn là
một triết lý tiến bộ của cuộc sống. Ở đó, khơng tồn tại bất kì chủ thuyết hữu thần hay tín
ngưỡng siêu nhiên nào khác. Chủ nghĩa nhân văn khẳng định khả năng và trách nhiệm
của chúng ta để sống một cuộc sống đạo đức, thực hiện khao khát đối với một thế giới tốt
đẹp hơn”.19
Ở phương Đông, tư tưởng triết học Trung Quốc thời cổ đại đã đề cập đến nhân
văn, trong Bách khoa tồn thư Trung Hoa thì chủ nghĩa Nhân văn được Giáo sư Cao Hoài

Dân định nghĩa: “Quẻ trong kinh Dịch truyền rằng: “ Quán sát tiến triển văn minh của
nhân loại để rồi có thể dùng tinh thần nhân văn ấy giáo hóa thiên hạ”. Con người là sinh
vật khơn ngoan trong vạn vật, nên đã dồn sức cho sự tiến bộ của nền văn minh, nêu cao
tính người, phát huy nhân lực, ủng hộ nhân quyền, giáo dục nhân cách. Chủ nghĩa nhân
văn của Trung Quốc là sự kế thừa học thuyết của Khổng Tử, triển khai cái tinh yếu, cốt
lõi trong lời ngay nghĩa thực của triết học Khổng Tử là: “ Khổng Tử đầu tiên khẳng định
con người là vật cao quí nhất trong vũ trụ. Ta là người, chỉ có người mới có thèm khát về
cảm giác của cái tôi. Cái tinh nghĩa ở đây muốn đặc biệt đề cập đến là chữ Nhân làm cơ
18

Nguyên văn: “Humanism is a group of philosophies and ethical perspectives which emphasize the value and
agency of human beings, individually and collectively, and generally prefers individual thought and evidence
(rationalism, empiricism) over established doctrine or faith (fideism). - />19

Nguyên văn: “Humanism is a progressive philosophy of life that, without theism and other supernatural beliefs,
affirms our ability and responsibility to lead ethical lives of personal fulfillment that aspire to the greater good of
humanity”.
- />

12

sở quy phạm thiết lập nên luân lý và đạo đức con người. Cho nên nói đức nhân là người,
người có nhân đức ln ln có lịng u thương con người, con người không thể sống
cùng bầy đàn với cầm thú nhưng không thể không sống cùng con người. Phàm tất cả
những phương pháp gì có thể khiến con người trở nên hoàn mỹ đều là chủ nghĩa nhân
văn; thảo luận khiến tư duy con người thành ra hoàn mỹ, đó là tư tưởng nhân văn.”20
Như vậy, tuy có sự khác biệt nhất định khi đưa ra các khái niệm “Nhân văn”
nhưng nhìn chung các quan điểm đều cho rằng: tư tưởng nhân văn là hệ thống tư tưởng
đã đánh giá, nêu ra, thể hiện những giá trị và đề cao phẩm hạnh của con người. Tư tưởng
thể hiện con người với những nét đẹp của nó, đặc biệt là những giá trị tinh thần tốt đẹp

như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm cách, hướng đến sự khẳng định và nêu cao vẻ đẹp
của con người. Nhân văn chính là hướng đến khẳng định đề cao vẻ đẹp, giá trị văn hóa
vật chất và tinh thần của con người. Nhất là tư tưởng nhân văn đem lại sự lợi ích cho con
người về vật chất lẫn tinh thần, giúp giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống đặt ra bằng
chính nguyên nhân nội tại và năng lực của con người chứ không phải thần thánh. Nhân
văn là thước đo giá trị tư tưởng học thuyết của con người ở mọi thời đại nó được thể hiện
trong mọi lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, triết học, tơn giáo. Những thuộc tính của nhân
văn là có ý thức - tri thức và khát vọng vươn lên về trí thức nhằm hoàn thiện tư cách đạo
đức người để phân biệt với thú tính của lồi vật. Tư tưởng nhân văn nhằm phát triển tình
yêu thương con người hiểu biết quý trọng bản thân, con người và cả giới tự nhiên được
biểu hiện ở đỉnh cao là lòng từ bi, bác ái.
Tại Ấn Độ vào thời cổ đại, có một hệ thống quan điểm của đức Phật mang tính
chất cách mạng, tiến bộ mang đậm tinh thần nhân văn sâu sắc. Vì hệ tư tưởng của đức
20

Đại học Văn Hóa chủ biên, Từ điển Bách Khoa toàn thư Trung Quốc, Nguyên văn:
周易賁卦彖傳:「觀乎人文以化成天下。」人為萬物之靈,應致力於文明的進步,發揚人性,發揮人力,
擁護人權,培養人格。中國之人文主義,應推孔子之學說,張其昀孔學今義中言之最精要:「孔子首先肯
定人在宇宙中最高貴的東西。我是人,惟有人饞有『我』的自覺。…其精義所在,則為特別提出一個『仁
』字,作為奠定人倫基礎和道德規範,故曰『仁者人也』,『仁者愛人』『鳥獸不可與同群,吾非斯人之
徒與而誰與?』』。舉凡一切可以使人成為更完美的說法,便是人文主義;討論使人成為更完美的思想,
便是人文思想。」(高懷民)- />

13

Phật (tư tưởng Phật giáo nguyên thủy) đã đứng lên chống lại sự bất hợp lý của tư tưởng
“Phạm ngã đồng nhất” của Upanisad, chế độ phân chia đẳng cấp của Bà-la-mơn, bất ổn
về chính trị và những chủ trương sa đọa vô đạo đức của 6 phái ngoại đạo21. Từ nguồn gốc
ban đầu đó, hệ thống tư tưởng Phật giáo Ấn Độ trải qua ba thời kỳ theo một trình tự,
trước sau và thứ lớp từ Phật giáo nguyên thủy, đến thời kỳ Phật giáo bộ phái22, và thời kỳ

Phật giáo phát triển23 (Đại thừa)24. Quá trình phát triển tư tưởng của Phật giáo tại Ấn Độ
đã nói lên tính thích nghi cao độ của đạo Phật. Tính đặc thù về giáo nghĩa, tư tưởng triết
học của mỗi giai đoạn Phật giáo là sự phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp của xã hội, nhằm
đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội25. Sự chuyển đổi và phát triển các tư tưởng
triết học để phù hợp với lịch sử là một tất yếu, nhưng ln có bảo lưu và kế thừa theo
quan hệ nhân quả26. Cho nên, toàn bộ dòng chảy tư tưởng của Phật giáo tại Ấn Độ được
coi như cái cây có ba phần, trong đó phần gốc là Phật giáo nguyên thủy, phần thân cây là
Phật giáo bộ phái và cuối cùng Phật giáo phát triển là cành, lá, hoa và trái ngọt27. Thế
nên, muốn hiểu đúng bản chất tư tưởng Phật học thì trước tiên phải hiểu chính xác những
lời dạy căn bản của Đức Phật (Phật giáo nguyên thủy), tiếp đến mới có khẳ năng hiểu
đúng tư tưởng của Phật giáo bộ phái và cuối cùng mới mong hiểu được giá trị của hệ
thống triết học Phật giáo đại thừa. Tuy trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, tư tưởng
Phật giáo cũng có những chuyển biến, thay đổi nhất định để phù hợp với xã hội hiện thực
nhưng vẫn giữ vững những tư tưởng cốt lõi, căn bản mang đậm giá trị nhân văn cùng tiến

21

Thích Hạnh Bình, Tìm Hiểu Giáo Lý Phật Giáo Nguyên Thủy, Nxb. Phương Đông, 2007, tr. 30.
Thời kỳ Phật giáo bộ phái (400 năm: 489-089 trước Công nguyên) là thể hiện sự phân hóa giáo hội Tăng già thành
nhiều tơng phái có mặt khắp lãnh thổ Ấn Ðộ, mỗi tơng phái phát triển riêng biệt và có hệ thống tư tưởng riêng. Do
nhu cầu tiếp biến văn hóa gia tăng, thúc đẩy nhu cầu cải cách tư tưởng giáo nghĩa cho phù hợp với điều kiện kinh tế,
chính trị - xã hội. Nhưng sự phân chia bộ phái cũng chứng tỏ sự chú tâm đặc biệt của các đệ tử, cố gắng xác định thế
nào là lời dạy chân chính của đức Phật. Ðây cũng là sự cố gắng để giải thích những lời dạy của Đức Phật để hợp với
từng giai đoạn lịch sử.
23
Thời kỳ Phật giáo phát triển chính thức ra đời là vào khoảng 100 trước Công nguyên đến khi Phật giáo suy tàn tại
Ấn Độ. Các nhà Đại thừa ảnh hưởng từ Đại Chúng Bộ (200 năm sau Phật Niết Bàn) vì thống về giới luật và có tư
tưởng cải cách để đại chúng hóa đạo Phật, đối kháng lại đường lối thủ cựu, giáo điều. Các Tổ sư Mã Minh, Long
Thọ, Long Trí, Đề Bà, Vơ Trước, Thế Thân, Trần Na… được coi là những người có cơng làm Đại thừa phát triển
tồn Ấn Độ. Các vị là những người có cơng chuẩn hóa và hồn thiện triết học Phật giáo ở đỉnh cao với sự ra đời của

các trường phái: Trung Quán, Du Già hành tông, Nhân minh luận (luận lý – Logic Phật giáo) và Mật tông.
24
Edward Conze, Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ (Hạnh Viên dịch), Nxb.Phương Đông, 2011, tr.7.
25
Thích Hạnh Bình, Đạo Phật xưa và nay, Nxb. Tơn Giáo, 2006, tr. 135.
26
Thích Hạnh Bình, Đạo Phật xưa và nay, Nxb. Tôn Giáo, 2006, tr.8.
27
Tham khảo: Kimura Taiken, Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, Nxb. Tôn giáo, 2012, tr.5.
22


14

bộ của đức Phật. Bởi suy cho cùng, các thời kỳ Phật giáo bộ phái và Phật giáo phát triển
nói cho cùng là sự chú thích và hệ thống hóa tư tưởng của Đức Phật nhằm hoàn thiện tư
tưởng Phật học ở trình độ mới. Vì vậy, muốn tìm hiểu giá trị nhân văn trong Phật giáo thì
phải tìm hiểu những tư tưởng cội gốc của Phật giáo thời kỳ nguyên thủy. Tư tưởng Phật
giáo nguyên thủy chính là những lời giảng dạy của Đức Phật cho mọi tầng lớp xã hội đã
được ghi lại trong năm bộ Nikaya và giới luật. Thế nên, việc tập trung tìm hiểu những tư
tưởng của Đức Phật về đạo đức, xã hội và chính trị là cần thiết để hiểu được giá trị nhân
văn của toàn bộ tư tưởng Phật học.
Tư tưởng nhân văn Phật giáo là hệ thống tư tưởng nhằm khẳng định giá trị con
người, tôn vinh những phẩm hạnh tốt đẹp của con người. Qua các quan điểm về đạo đức,
xã hội và chính trị giúp con người đạt đến giải thốt28, phát triển hồn thiện nhân tính,
khẳng định vẻ đẹp về tâm hồn, giá trị văn hóa văn hóa ứng xử và tinh thần của con người.
Tư tưởng nhân văn trong Phật giáo Nguyên thủy dựa trên nguyên lý duyên khởi để khẳng
định khả năng và trách nhiệm của con người để có một cuộc sống hạnh phúc qua việc
thực hiện hướng đến một xã hội tốt đẹp và một nền chính trị tốt đẹp. Nhưng tư tưởng của
đức Phật về đạo đức, xã hội và chính trị đã trở thành những yếu tố văn hóa, giá trị đạo

đức tốt đẹp cho các cộng đồng dân tộc ở phương Đông. Các tư tưởng nhân văn Phật giáo
được thể hiện trong hệ thống các quan điểm về đạo đức của đức Phật. Trong các vấn đề
xã hội, đức Phật đã đưa ra các quan điểm tiến bộ về giáo dục, kinh tế, văn hóa ứng xử
trong xã hội và vấn đề ứng xử với mơi trường. Ngồi ra, các vấn đề về chính trị đức Phật
khơng trực tiếp tham chính nhưng cũng đã có một số lời dạy và khuyên bảo các nhà lãnh
đạo về tư đức, pháp trị, gìn giữ quyền lực và bảo vệ đất nước. Trong khi giải quyết các
vấn đề thực tiễn đặt ra trên ba phương diện đạo đức, xã hội và chính trị đã hình thành nên
một giá trị nhân văn sâu sắc. Vậy nên, tư tưởng nhân văn Phật giáo nguyên thủy là hệ
thống tư tưởng của đức Phật Thích Ca về đạo đức, xã hội và chính trị giúp con người đạt
đến giải thốt, phát triển hồn thiện nhân tính, khẳng định vẻ đẹp về tâm hồn, giá trị văn
hóa và tinh thần của con người.
28

Thuật ngữ “giải thoát” được dùng trong đề tài này được hiểu theo nghĩa tương đương phương tây là giải phóng và
tự do. Con người được giải phóng khỏi áp bức của xã hội hiện thực và tự do về mặt tư tưởng.


15

1.1.

Điều kiện hình thành tư tưởng nhân văn trong triết học Phật

giáo nguyên thủy
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng tơn giáo

Ở phương Đơng cùng với Babilon và Trung Hoa thì Ấn Độ là cái nôi của văn
minh nhân loại thời cổ đại nên hệ thống tư tưởng tôn giáo triết học, văn hóa xã hội hình
thành rất sớm. Cũng giống như các nền văn minh khác, các hệ thống tư tưởng tôn giáo
triết học Ấn Độ cổ đại rất quan tâm đến vấn đề con người và đi tìm kiếm những phương

pháp để giải quyết những vấn đề của con người. Đặc biệt, triết học Phật giáo nguyên thủy
đã khẳng định được giá trị và vị thế của con người trước thần linh và tự nhiên, từ đó đi
sâu vào tìm kiếm bản chất tâm linh mầu nhiệm của mổi cá nhân và đã tìm kiếm cách thức
giải quyết các vấn đề của xã hội con người, chính là chú trọng việc mổi cá nhân đều được
giải phóng và tự do. Vậy nên, triết học Phật giáo là một hệ thống triết lý đạo đức nhân
sinh vô cùng uyên thâm sâu sắc. Chính do mang tư tưởng nhân văn như vậy nên triết học
Phật giáo đã xâm nhập vào tinh thần và văn hóa của con người Ấn Độ dù tư tưởng Phật
giáo đã bị Hindu hóa vào thế kỷ VI và tuyệt diệt tại chính nơi đã sản sinh ra nó (TK XII),
nên G.Nêru đã tuyên bố: “mọi người dân Ấn phải cảm ơn đức Phật đã nên cao tư tưởng
bình đẳng và yêu thương”. Nhưng tại vì sao tư tưởng Phật học lại đi tìm hiểu, nghiên cứu
và đi đến khẳng định giá trị của con người, đặc biệt tư tưởng Phật giáo thời nguyên thủy
lại mang đậm tính nhân văn, để đi tìm câu trả lời cho vấn đề này chúng ta phải tìm hiểu
những điều kiện làm tiền đề cho tư tưởng Phật giáo phát sinh đó là giới tự nhiên, đời sống
kinh tế chính trị và xã hội.


Về điều kiện tự nhiên

Ấn Độ29 là một quốc gia Nam Á được gọi là một “tiểu lục địa”, vốn là nền văn
minh sớm nhất trên Trái Đất. Hiện nay, Ấn Độ là nước đơng dân thứ nhì trên thế giới30,
với dân số trên một tỉ người và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích, có điều kiện tự nhiên

Tiếng Anh: India; tiếng Hindi: रत “Bharat”; xưa Trung Quốc gọi là: Thiên Trúc “天竺”. Ngày nay, Ấn Độ có
ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan.
30
Nguồn Wikipedia:1.057 tỉ người năm 2002; 2012 ước tính là: 1.205.073.612
29


16


và điều kiện địa lý hết sức đa dạng nhưng cũng vơ cùng khắc nghiệt nóng như thiêu như
đốt, lạnh thì cắt da, chênh lệch nhiệt độ khá cao. Phía bắc và đông bắc Ấn Độ nằm một
phần trên dãy Himalaya quanh năm tuyết phủ cùng rừng rậm âm u tịch tỉnh. Phần cịn lại
ở phía bắc, trung và đơng Ấn gồm với những con sông lớn và đồng bằng Ấn-Hằng vơ
cùng trù phú, phì nhiêu. Ở phía tây, biên giới phía đơng nam Pakistan, là Sa mạc Thar.
Miền nam Ấn Độ gồm toàn bộ cao nguyên Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi ven
biển, Ghat Tây và Ghat Đơng. Bán đảo Ấn Độ giống như một hình tam giác khổng lồ,
phía Nam nhọn lồi ra biển, phía Bắc dài rộng. Địa hình phức tạp, nhiều vùng sa mạc khơ
cằn. Chính với một điều kiện địa lý, tự nhiên vô cùng đa dạng và phức tạp như vậy đã tạo
những tiền đề cho con người Ấn Độ có một nền văn hóa đặc thù, đầy màu sắc huyền bí
và mang màu sắc tâm linh tôn giáo. Đúng như Will Durant đánh giá: “Địa lý tự nó khơng
đủ tạo ra được văn minh, nhưng trong hoàn cảnh thuận lợi ấy giúp cho văn minh dễ phát
triển mạnh mẽ”31.
Đất nước Ấn Độ có nhiều chủng tộc, đa dạng về văn hóa, tơn giáo. Hiện nay, Ấn
Độ có số ngơn ngữ mẹ đẻ lên tới 1.65232, thể hiện được sự phong phú trong ngơn ngữ và
văn hóa nhưng bên cạnh đó cũng thường xuyên xảy ra những cuộc đụng độ đổ máu vì
mâu thuẫn sắc tộc, tơn giáo. Do điều kiện tự nhiên vơ cùng phức tạp và văn hóa đa dạng
đã ảnh hưởng đến sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần, nhất là phong tục tập quán, tâm
lý, tín ngưỡng tôn giáo và phong cách tư duy độc đáo đầy thâm trầm có tính trừu tượng
cao siêu của con người Ấn Độ. Tư tưởng triết học tôn giáo của Ấn Độ thời cổ đại đã chịu
sự ảnh hưởng của môi trường sống, sự chi phối sâu sắc bởi chế độ xã hội nô lệ, sự kiềm
kẹp của chế độ công xã nông thôn và chế độ phân biệt chủng tộc đầy nghiệt ngã33.


Những điều kiện về kinh tế chính trị và xã hội

Vào khoảng năm 3000 đến 2700 Tr.CN, văn hóa Ấn Độ đã hình thành và có
những phát triển tới một trình độ khá cao. Văn minh sống Ấn là nền văn minh nông
nghiệp thuộc thời đại đồ đồng, khai thác nông nghiệp và sinh hoạt của con người xung

31

Will Durant, Nguồn gốc văn minh, Nguyễn Hiến Lê dịch, Nxb tổng hợp Tp.HCM, 2013, tr.7
Matthew K.M, Malaya Manorama, Manorama Yearbook, 2006, P. 507.
33
PGS.TS. Dỗn Chính chủ biên, Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.19-20.
32


17

quanh thung lũng sơng Hằng Hà có hai thành phố lớn đương thời là Harappà và
Mohenjo Dàro34. Người Aryan ở phương Bắc đã di dân và nhập cư vào lưu vực sơng
Ấn - Hằng một cách hịa bình dẫn theo nhiều loại súc vật, thú nuôi. Bởi người Aryan là
dân du mục rất mạnh mẽ, sức khỏe tốt, anh dũng và rất thiện chiến. Sau một thời gian
cư trú đã nổ ra xung đột, mâu thuẫn sâu sắc giữa các dân tộc bản địa và người người
Aryan. Người Aryan đã nhanh chóng làm chủ cả miền Bắc Ấn và đã xâm chiếm về phía
Đơng dọc Sơng Ấn Hằng, đến khi chiếm tồn bộ vùng Hindustan. Sau đó người Aryan
đã áp đặt ách thống trị lên người bản địa và đã xảy ra sự đồng hóa, dung hợp tư tưởng
văn hóa đem lại nhiều bước tiến vượt bậc trong văn hóa xã hội lúc bây giờ 35. Dân tộc
Aryan ở Ấn Độ cư trú tại vùng Panjab, ngày một phồn thịnh, nhất là phát triển về mặt
tư tưởng, văn hóa. Nhưng thời kỳ này con người dựa vào tự nhiên nhiều mặt, chịu sự
chi phối nặng nề bởi tự nhiên, trình độ nhận thức thấp nên con người thường lấy các
hiện tượng tự nhiên làm đối tượng để tín ngưỡng, thờ cúng, lễ bái. Các vị Thần có
quyền uy tối thượng. Trong đó, những lời khai thị của thiên thần được xem là thánh
điển trong tôn giáo và làm nhiệm vụ giải thích các hiện tượng trong vũ trụ và nhân
sanh. Nên nghi lễ tế tự là cầu nối giữa con người và chư thần. Người dân Ấn độ cổ có
niềm tin sâu sắc rằng nhờ nghi thức tế tự mà họ có thể hội thơng, liên lạc với tổ tiên của
mình cũng nhờ do tế lễ đúng nghi thức nên tổ tiên của họ được sanh vào nơi các cõi
trời, thiện xứ. Vì thế nên dân tộc Aryan kết hợp với người Dravidan đã sáng tác các bộ

kinh điển đầu tiên mang đậm chất tơn giáo nhưng cũng có nhiều giá trị về tư tưởng, văn
hóa, nghệ thuật. Văn học Veda chia làm 4 thời kỳ : Giai đoạn I từ 2000-1100 Tr.CN ;
Giai đoạn II từ 1100-800 Tc.CN ; Giai đoạn III từ 800-500 Tr.CN ; Giai đoạn IV từ 500
Tr.Cn trở về sau36.
Bộ Rig - Veda: là bộ kinh ra đời sớm nhất và rất quan trọng của nền văn hoá ấn
độ bao gồm 1028 bài Thánh ca (hymns), bao gồm 10 tập sách được sáng tác vào thời kỳ
của đế chế Paurava, chứa đựng các tư tưởng Thần khải, cúng tế và hi sinh.

34

Nay là Panjab và Sindh
Viên Trí, Ấn Độ Phật giáo sử luận, Nxb phương Đơng, 2009, tr.13-15.
36
Viên Trí, Ấn Độ Phật giáo sử luận, Nxb phương Đông, 2009, tr.17-18.
35


18

Bộ Sama - Veda: gồm 1549 bài ca vịnh những bài thánh ca hát kèm với âm nhạc,
nói về các phương pháp ca vịnh khi hành lễ.
Bộ Yajur - Veda: Ngồi việc ca vịnh, các nhà tế lễ cịn phải niệm thần chú kèm
theo mỗi động tác lễ. Yajur có nghĩa là thần chú hay sách cầu nguyện. Trình bày về các
lời khấn tế, những công thức, nghi lễ khấn bái trong hiến tế.
Atharva - Veda: nghĩa là sự hiểu biết về phù chú và ma thuật, gồm 731 bài tụng
ca, hàm xúc phương pháp bói quẻ, những lời khấn bái mang tính bùa chú, ma thuật
nhằm đem lại những điều tốt lành cho bản thân và người thân, gây tai họa cho kẻ thù37.
Từ 1100-800 Tc.CN, Bràhmanas38 được viết bằng văn xuôi, phản ánh tư tưởng
của thời đại, tất cả các hình thức sinh hoạt cúng tế được miêu tả một cách sinh động.
Trong hệ tư tưởng Bràhmanas, xã hội Ấn Độ đã xuất hiện chế độ phân chia Varna39 góp

phần quy định cơ cấu xã hội và ảnh hưởng đến hệ tư tưởng tôn giáo của ấn độ cổ đại.
Chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dịng dõi, nghề nghiệp, tơn
giáo...được hình thành trong thời kỳ người Aryan chinh phục, thống trị người Dravidan,
cũng như trong cả q trình phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc và thường
dân Aryan. Trong các bộ kinh Veda và bộ luật Manu, xã hội ấn độ cổ đại chia thành
bốn đẳng cấp đều được sinh ra từ một nguồn, từ trên cùng cơ thể của con người sơ
thủy (Purusa): Brahmana (Bàlamôn) là đẳng cấp tăng lữ, lễ sư được sinh ra từ miệng;
Kshatriya (võ sĩ) là đẳng cấp vương công, vua chúa, tướng lĩnh được sinh ra từ tay;
Vaishya là đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân Arya được sinh ra từ bắp vế;
Shudra là đẳng cấp tiện dân và nơ lệ được sinh ra từ chân. Ngồi bốn đẳng cấp trên cịn
có những người bị coi là ngồi lề đẳng cấp xã hội, là tầng lớp người cùng đinh, hạ đẳng
(Paria) như người Chandala.
Vào thời kỳ thứ ba (trong khoảng 800 – 600 BC) của Bà La Môn giáo nguồn tư
tưởng là triết học Upanishad40 (Áo nghĩa thư) được thành hình. Nội dung tư tưởng triết
học Upanishad đã chủ trương thuyết PHẠM NGÃ ĐỒNG NHẤT (Bràhman, Àtman
37

HT. Quảng Liên, Sử cương triết học Ấn Độ, Nxb tôn giáo, 2006, tr.34.
Phạm Thư: sự giải thích, sự biểu lộ của tu sĩ thông thái, tập hợp các ý kiến tuyên bố của giới tu sĩ về nghành khoa
học cúng tế.
39
Đẳng cấp (caste): màu sắc, chủng tính, đặc điểm phân biệt chủng tộc của Ấn Độ.
40
Bí mật thụ truyền cịn gọi là Mật Thư.
38


19

ailkyam), và lý tưởng giải thoát41. Upanishad là một tuyển tập triết học chứa đựng vô số

bài học quý báu, cung cấp cho con người các tư tưởng, tri thức tình cảm khác nhau.
Vào thời thế kỷ thứ VI Tr.CN, tư tưởng gia, triết gia, giáo chủ các tôn giáo lớn
xuất hiện khắp nơi cả phương Tây lẫn phương Đông và Ấn Độ cũng vậy đã có những
bước chuyển biến vô cùng quan trọng, đánh dấu bước ngoặc phát triển trong tư tưởng
của nhân loại. Ngay trong sự phát triển ở cấp độ cao của tri thức và cộng với sự rối loạn
của xã hội, hệ tư tưởng cũ không đủ khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Hệ
thống tư tưởng triết học mới ra đời thay thế cái cũ là điều tất yếu để giúp xã hội hướng
đến sự ổn định và phát triển. Những con người vĩ đại có tâm huyết tìm phương pháp,
cách thức giải quyết vấn đề xã hội và thực tế đặt ra. Những học thuyết, giải pháp này
giải pháp khác được thành lập. Từ đó, sáu phái triết học mới phát sinh thì đều chịu ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của ba thời kỳ Rg Veda, Bràhmana và Upanishad. Sáu
phái triết học chính thống như sau:


Phái Nyàya (Chính lý phái).



Phái Vaisésika (Thắng luận phái).



Phái Sàmkhya (Số luận phái).



Phái Yoga (Du già phái).




Phái Mimàmsà (Nhĩ Man Tát phái).



Phái Vedànta (Phệ Đàn Đa phái).

Tư tưởng khơng truyền thống (Nastik) gồm có: Phật giáo, Kì na giáo (Jainism),
trường phái triết học duy vật Lokayata. Hệ thống tư tưởng khơng chính thống là luồng
gió mới trong đời sống của xã hội Ấn Độ đương thời. Họ đã vượt qua, thoát khỏi sự kiềm
kẹp và chi phối của tư tưởng văn hóa cổ truyền, cật lực phê phán phản đối chế độ phân
biệt đẳng cấp. Có thể nói thời kỳ 3 trường phái này xuất hiện là thời kỳ diễn ra quá trình
đấu tranh, tranh luận triết lý sôi nỗi, gay gắt giữ các trường phái triết học chống duy tâm
tôn giáo, phủ nhận quan điểm suy tôn Thượng Đế, Phạm Thiên hay Brahman (tinh thần
sáng tạo vũ trụ tối cao).

41

HT. Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn độ, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2011, tr. 19-20.


20

Về thời kỳ Phật Thích Ca ra đời là thời kỳ chế độ nô lệ và chế độ công xã nông
thôn. Lúc bây giờ dân tộc Ấn Độ tổ chức guồng máy chính trị theo chính thể Quân chủ
chuyên chế. Lúc này, lãnh thổ Ấn Độ chia làm 16 quốc gia, gồm 4 vương quốc lớn và 12
tiểu quốc với hai hệ thống hành chính là quân chủ và cộng hòa. Bốn nước lớn là Magadha
(Ma-kiệt-đà) do vua Bimbisara (Tần-bà-sa-la) và con là Ajatasattu (A-xà-thế) trị vì;
Kosala (Kiều-tát-la) do vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) trị vì; Vatsas do vua Udena và con là
Parantapa trị vì, Avanti của vua Pojjota trị vì. 12 nước nhỏ gồm: Anga, Kasi, Vajji,
Malla, Maccha, Gandhara, Ceti, Suransena, Kuru, Pancala, Asssaka, Kamboja. Duy có

hai nước là Magadha (Ma Kiệt Đà) và Kosala (Kiều Tát La) là chế độ Cộng hịa. Nước
Magadha ở phía Nam sơng Hằng Hà, đơ thị của nước này là Rajagrha (Vương Xá thành).
Nước Kosala ở phía Bắc Ấn Độ, đơ thị của nước này là Sravasti (Xá Vệ thành). Hai nước
này là trung điểm cho nền văn minh Ấn Độ lúc đương thời và rất có quan hệ mật thiết với
Phật giáo. Phía Đơng bắc nước Ma Kiệt Đà có dịng họ Anga (Ương Già tộc) đóng đơ ở
thành Campà (Chiêm Ba); đối diện với nước này có dịng họ Licchavi (Ly Xa Tỳ tộc)
đóng đơ ở thành Vesalì (Phệ Xá Ly). Dịng họ của Đức Phật là Sàk (tộc Thích Ca)
đóng đơ ở thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ), nước Sakya Republic (nước cộng hịa Thích
Ca) ở phương Bắc nước Kosala thuộc Trung Ấn Độ42.
Về kinh tế, do cải tiến phương tiện sản xuất chính là do sư ra đời của đồ sắt, nâng
cao năng xuất lao động, tăng diện tích canh tác do hệ thống tưới tiêu được cải thiện mở
mang. Nên ngành kinh tế nông nghiệp phát triển, sản lượng lương thực bắt đầu dư thừa.
Việc khai khẩn đất hoang nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp được chú trọng nên tư
tưởng sở hữu bất động sản xuất hiện, tầng lớp mới xuất hiện là điền chủ. Sự phát triển
của sản xuất đã giúp thợ thủ công tách khỏi nông nghiệp dẫn đến việc hình thành phường
hội thủ cơng. Trình độ chun mơn hóa đã được áp dụng rộng rãi nên đã hình thành các
trung tâm sầm uất, có sự giao lưu bn bán hàng hóa giữa các nước, dẫn đến việc truyền
bá tư tưởng triết học văn hóa của Ấn ra nước ngoài. Xã hội Ấn Độ chịu sự chi phối nặng
nề của chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức khắc nghiệt. Tất cả các quyền lợi đều nằm trong
tay quý tộc, tăng lữ Bà La Môn. Các đẳng cấp bề lề xã hội như tiện dân, nô lệ đều bị
42

Viên Trí, Ấn Độ Phật giáo sử luận, Nxb phương Đông, 2009, tr.34


21

khinh rẻ và đói khổ. Xã hội Ấn Độ được quản lý theo nguyên tắc cổ truyền, thô sơ, lạc
hâu nên dẫn đến một nền kinh tế tự cung tự cấp, đời sống xã hội trở nên bảo thủ, trì trệ.
Từ đây, làn song đấu tranh giai cấp, kiếm tầm trật tự mới cho xã hội được manh nha và

phát triển khơng ngừng43.
Các chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa là nguyên nhân hệ quả từ
cuộc cách mạng tư tưởng trong xã hội. Sự phong phú đa dạng của các hệ thống Triết
học và tôn giáo, các nhà tư tưởng thời kỳ Đức Phật có đến 62 luận thuyết và tơn giáo
khác nhau44. Nó thực sự trở thành điểm đỉnh của toàn bộ cuộc sống văn hóa tinh thần
của xã hội Ấn Độ cổ đại, như một cái mốc son chói lọi trong lịch sử văn hóa phương
Đơng. Các trường phái triết học đó là đại biểu cho thế giới quan và lợi ích của các tầng
lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội, đã đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt, tạo nên
khơng khí sơi động trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội Ấn Độ cổ đại.
Tóm lại, trên phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thời đại Đức Phật
có rất nhiều biến động lớn và phức tạp. Tổ chức xã hội quá bất công, gây ra mâu thuẫn
nội tại trong xã hội. Vì thế lúc bấy giờ, người dân lao động, giai cấp cùng khổ luôn
hằng khát vọng có bậc thánh nhân hay một nhà cách mạng xuất hiện đem lại sự cơng
bằng, bình đẳng và hạnh phúc cho họ. Phật giáo xuất hiện như là một điều tất yếu để
giải quyết những mâu thuẫn, bất công của xã hội đương thời mà tư tưởng của Bà-lamôn khơng cịn kham nhẫn được vai trị lãnh đạo trong xã hội. Tất cả những tư tưởng
triết học, tôn giáo, văn hóa, chính trị có những ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng triết lý
và giáo nghĩa của Phật giáo sau này.
1.2.2. Đức Phật - một nhà tư tưởng nhân văn

Triết học Phật giáo Nguyên thủy45 là hệ thống tư tưởng của Đức Phật về các vấn
đề thế giới quan và nhân sinh quan46. Hệ thống các quan điểm được truyền lại chưa có sự

43

PGS.TS. Dỗn Chính chủ biên, Sđd, tr.98-99.
Thích Minh Châu dịch, Kinh Trường Bộ - Kinh số 1 Phạm Võng, Nxb. tơn giáo, 2013, tr.15-54.
45
Thích Hạnh Bình, Chú giải dị bộ tông luân luận, Nxb phương đông, 2011, tr.14-15: Thời kỳ gọi là Nguyên thủy
Phật giáo được tính từ khi đức Phật thành đạo dưới cây bồ đề, cho đến khi Phật giáo phân phái. Nếu Phật nhập diệt
năm 486 TCN, cộng thêm 80 năm tuổi đời, từ Ngài sinh 565 TCN, thành đạo vào năm 35 tuổi là vào năm 530 TCN.

Phật giáo phân chia bộ phái sau Phật nhập Niết Bàn hơn 100 năm. Như vậy Phật giáo Nguyên thủy được tính từ 530
~ 370 TCN.
44


22

pha trộn và phát triển về mặt học thuyết, giáo nghĩa của các luận sư thời sau. Vậy nên tìm
hiểu giá trị, vị trí tính nhân văn trong triết học Phật giáo thuở ban đầu, chính là tìm hiểu
về cuộc đời của Đức Phật và tư tưởng (Dhamma - Pháp) của Đức Phật. Chính cuộc đời
Đức Phật đem lại sự nổi bật yếu tố triết học “giải thoát” trong tâm thức được biểu hiện
ngay nơi hành động, sinh hoạt hằng ngày qua hành vi của thân thể - lời nói.
Đức phật là một con người được sinh ra, lớn lên có cuộc sống như tất cả mọi
người và phải trải qua quá trình tự rèn luyện, tu học cùng thiền định nên đạt sự giác ngộ.
Từ sự kiện một con người tự thân tu tập và đạt giác ngộ rồi đưa ra những kỷ thuật,
phương pháp giúp con người vượt thốt nỗi khổ đạt giải thốt. Vì vậy nên Đức Phật được
gọi là một nhà nhân văn. Đức Phật tên thật là Siddhārtha47, con của vua Sudhodana (Tịnh
Phạn) và hoàng hậu Maya (Ma - da). Siddhārtha sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak48
năm 624 Tr.CN, dòng họ của thái tử là Sàk (Thích - ca) đóng đơ ở thành Kapilavastu
(Ca Tỳ La Vệ), nước Sakya Republic (nước cộng hịa Thích - ca) ở phương Bắc nước
Kosala thuộc Trung Ấn Độ. Qua đó ta thấy, Siddhartha là con người lịch sử có cha mẹ,
người thân, dịng họ, được sinh ra và lớn lên bằng "chín tháng cưu mang ba năm nhủ bộ"
sống cuộc sống như bao người bình thường. Việc ngài được sinh ra, lớn lên trong môi
trường thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần, nên được giáo dục bởi các người thầy giỏi
nhất, trong môi trường tốt nhất và cộng với bản tính mẫn tuệ, đã nhanh chóng thông hiểu
bốn bộ thánh điển Veda và giỏi về năm mơn học49 được coi là tiền đề hình thành những
tư tưởng tiến bộ sau này. Về mặt tâm sinh lý của thái tử hoạt động như tất cả mọi con
người bình thường, ln biến chuyển theo từng hồn cảnh và thời gian. Khi trưởng thành
thì cưới vợ là cơng chúa Yasodhara và kết tinh của cuộc hôn nhân là người con trai duy
nhất tên là Ràhula (La - hầu - la). Thái tử đã tự thân trải nghiệm các cảm giác khoái lạc

46

Tham khảo: Kimura Taiken, Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, Nxb.Tôn giáo, 2012, tr.79: “Giáo lý của Phật
Giáo nguyên thủy chính đã được biểu hiện trong suốt 45 năm truyền bá này, và giáo lý ấy bao gồm tất cả thế giới
quan, nhân sinh quan, lý tưởng quan và thực tiễn quan của Phật”.
47
Siddhartha có nghĩa là con người toại nguyện có đầy đủ phước đức và trí tuệ
48
Khoảng tháng 15/4 âm lịch tương đương trung tuần tháng 5 dương lịch.
49
Thanh minh, là khả năng thông thạo về ngôn ngữ, văn từ. Công xảo minh là khả năng thơng thạo về nghề nghiệp,
tốn học, khoa học, văn chương, triết lý thuộc ngoại điển. Y phương minh là khả năng hiểu biết về y lý, thuốc men,
trị bệnh. Nhân minh là khả năng thông thạo về chánh, tà, đúng, sai... là khả năng luận lý, lý giải. Nội minh là kiến
thức thông rõ (gồm cả kinh nghiệm tu tập) các bộ luận thư, triết thuyết.


×