Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.59 KB, 1 trang )
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động:
- Giải toả những bất đồng trong quá trình giải quyết nhưng vẫn đảm bảo được quyền và
lợi ích của mỗi bên tham gia tranh chấp.
- Đảm bảo tối đa cho việc ổn định các mối quan hệ lao động.
- Khi xảy ra tranh chấp các bên phải thương lượng trực tiếp, tự giàn xếp tranh chấp.
- Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn
trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật.
- Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời nhanh chóng, đúng pháp luật.
- Có sự tham gia của công đoàn và đại diện của người sử dụng lao động trong quá trình
giải quyết tranh chấp.
2. Trình tự giải quyết:
- Họp hoà giải do Hội đồng hoà giải chủ trì, tại phiên họp phải có mặt hai bên tranh chấp
hoặc đại diện được họ uỷ quyền.
- Hội đồng hoà giải đưa ra phương án hoà giải, nếu hai bên chấp nhận thì ký vào biên
bản và có trách nhiệm chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.
- Nếu hoà giải không thành, hội đồng hoà giải lập biên bản gởi lại cho các bên tranh
chấp. Mỗi bên có quyền yêu cầu Toà án xét xử tranh chấp.
3. Những điều nên làm:
- Nói chuyện với nhân viên vễ những điều phàn nàn, khiếu nại của họ. Giải quyết đầy
đủ, hợp lý các vấn đề.
- Yêu cầu công đoàn xác định cụ thể những vấn đề bị vi phạm.
- Xem xét kỹ nơi làm việc, hoặc bộ phận xảy ra tranh chấp.
- Xác định xem có ai là người làm chứng không?
- Kiểm tra lại hành vi, kết quả thực hiện công viêc của người khiếu nại.
- Đối xử đại diện công đoàn nganh nhà quản trị.
- Thông báo đầy đủ cho lãnh đạo cấp trên về các tranh chấp khiếu tố.
4. Những đìêu không nên làm:
- Đưa ra sự thoả thuận, giàn xếp không đúng với quy định trong thoả ước tâp thể với các
nhân viên riêng lẻ.
- Chấp nhận sự tác động của những điều ràng buộc trong quá khứ.