Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng ứng phó tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.46 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
--------------------------------------

HỒNG ANH HUY

Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu,
nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng ứng phó tại
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Chun ngành: Mơi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)
TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - Năm 2012

1


Cơng trình được hồn thành tại:
Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TSKH Trương Quang Học
2. PGS. TS Trần Hồng Thái

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án


tiến sĩ họp tại
Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng hiện nay, là thách thức
nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. BĐKH tác động trực tiếp tới các mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ và được coi là thách thức lớn cho phát triển bền vững (PTBV) [IPCC, 2007].
Việt Nam được đánh giá là một trong số rất ít các quốc gia bị tác động nặng nề nhất của BĐKH, đặc
biệt, đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển
dâng [WB, 2007; Bộ TN&MT, 2008, 2009, 2011].
Quy Nhơn là thành phố ven biển duyên hải miền Trung, có địa hình đa dạng: miền núi, đồng bằng, cồn
cát ven biển, hải đảo và Quy Nhơn hội đủ các loại hình thiên tai có ở Bình Định. Trong bối cảnh BĐKH hiện
nay, những hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, bão và áp thấp

nhiệt đới… ở địa bàn miền Trung nói chung và thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng xuất hiện ngày
càng phức tạp và gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.
Hiện nay trên phạm vi cả nước, các Bộ, ngành và các địa phương đang xây dựng và triển khai các kế
hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (phê duyệt năm 2008)
và Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu (phê duyệt năm 2011). Trong bối cảnh đó, đề tài của luận án được
xác định là: “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng
ứng phó tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là:
- Xác định được các biểu hiện và xu hướng BĐKH tai địa bàn nghiên cứu;
- Đánh giá được tác động của BĐKH và nguy cơ tổn thương do BĐKH đối với các lĩnh vực và khu vực;
- Trên cơ sở đó đề xuất được các định hướng ứng phó với BĐKH cho thành phố Quy Nhơn, góp phần thực
hiện Kế hoạch hành động của tỉnh Bình Định.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố khí hậu và các lĩnh vực chịu tác động của BĐKH, bao
gồm một số ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Tài nguyên nước, Đa dạng sinh học, Thủy sản, Giao
thông vận tải, Du lịch…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi thời gian

3


Luận án được tiến hành từ năm 2008 đến 2012. Đối với các số liệu đánh giá diễn biến khí hậu, thiên
tai/các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng tại thành phố Quy Nhơn được phân tích trong thời gian
từ năm 1957 đến năm 2020.
3.2.2. Phạm vi không gian

Phạm vi không gian của nghiên cứu là thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án đã đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về biểu hiện, diễn biến, tác động của
BĐKH và nguy cơ tổn thương do BĐKH tới các lĩnh vực, khu vực và đề xuất các định hướng ứng phó với
BĐKH trên địa bàn nghiên cứu, đóng góp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động
ứng phó với BĐKH của tỉnh Bình Định
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết qủa của Luận án có thể được sử dụng như cơ sở khoa học và thực tiến cho việc hoạch định các
chính sách liên quan tới BĐKH và cho các hoạt động quản lý, thích ứng và giảm nhẹ BĐKH của chính quyền và
cơng đồng địa phương.
5. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm những phần chính như sau:
Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài, Mục tiêu, Đối tượng, Phạm vi và Ý nghĩa của đề tài
Chương 1: Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu
Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết luận và khuyến nghị
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Khí hậu đang biến đổi – đây là điều khơng cịn phải bàn cãi. Giới khoa học đã đi đến sự đồng thuận rằng
thế giới đang trở nên ấm hơn, chủ yếu là do các hoạt động của con người. Theo tuyên bố của Ủy ban Liên chính
phủ về Biến đổi khí hậu trong báo cáo đánh giá lần thứ tư “Sự ấm lên của hệ khí hậu là điều khơng cịn phải hồi
nghi” [IPCC, 2007].
BĐKH, tác động và ứng phó với nó là một q trình phức tạp và được chia thành 7 pha (phase) kế tiếp
nhau bao gồm: i) Pha 1: Hoạt động kinh tế xã hội và phát thải khí nhà kính; Pha 2: Chu kỳ cácbon và nồng độ
cácbon trong khí quyển; Pha 3: Ấm lên tồn cầu; Pha 4: Tác động tới các HST và xã hội; Pha 5: Thích ứng; Pha

4



6: Giảm nhẹ; và Pha 7: Hệ thống xã hội. Cơ sở khoa học để hiểu biết tường tận các pha này, nhất là pha 4, 5, 6
và 7 còn rất hạn chế [IPCC, 2007; Sumi và nnk., 2011].

Nguồn: IPCC, 2007.
Hình 1.1. Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh thái-nhân văn(A);
và Khung các vấn đề của BĐKH (B)
Vì vậy, nghiên cứu-triển khai về BĐKH cần phải đặt dưới sự liên kết của nhiều ngành khoa học khác
nhau nhằm hướng tới ba mục tiêu chính: Một là, đánh giá BĐKH cả về bản chất, nguyên nhân và cơ chế vật lý;
Hai là, đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thương do BĐKH và giải pháp thích ứng; Và ba là, đề xuất
kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu BĐKH. Ba nhiệm vụ này là một q trình logic khơng đồng thời và phải
được thực hiện một cách tuần tự.
Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - địa bàn nghiên cứu của luận án, BĐKH và nước biển dâng đã có
những tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, mơi trường. Với mục đích làm rõ được vấn
đề khí hậu đã và sẽ biến đổi như thế nào, từ đó đánh giá được tác động của BĐKH làm cơ sở cho việc đề xuất kế
hoạch thích ứng với BĐKH và giảm thiểu BĐKH sẽ góp phần phục vụ phát triển bền vững thành phố Quy Nhơn
nói riêng và cả nước nói chung.
1.2. Những khái niệm
Biến đổi khí hậu (Climate Change), theo IPCC (2007), là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu,
có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong
một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các q trình tự nhiên bên trong hệ
thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành
phần cấu tạo của khí quyển.
Kịch bản Biến đổi khí hậu (Scenario), theo IPCC, kịch bản BĐKH là bức tranh toàn cảnh của khí hậu
trong tương lai dựa trên một tập hợp các mối quan hệ khí hậu, được xây dựng để sử dụng trong nghiên cứu

5



những hậu quả của BĐKH do con người gây ra và thường được dùng như là đầu vào cho các quy mơ đánh giá
tác động.
Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability) là mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống;
khi đó tính dễ bị tổn thương không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy của hệ thống mà cịn phụ thuộc vào khả năng
thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu mới [IPCC,1996].
Ứng phó với biến đổi khí hậu (Response) là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ
BĐKH. Như vậy ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH.
Thích ứng (adaptation) với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc KT - XH đối với hoàn cảnh hoặc mơi
trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và
tận dụng các cơ hội do nó mang lại. Giảm nhẹ (mitigation) BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc
cường độ phát thải KNK.
Xây dựng năng lực (capacity building) trong bối cảnh BĐKH là quá trình phát triển các kỹ năng cơng
nghệ và những năng lực thể chế ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi để giúp họ có thể tham
gia vào tất cả các lĩnh vực: thích ứng, giảm nhẹ và nghiên cứu về BĐKH nhằm thực hiện Công ước Khung của
Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto [Trương Quang Học, 2011].
1.3. Biến đổi khí hậu: lịch sử, nguyên nhân, biểu hiện, tác động và ứng phó
Khí hậu trái đất đã nhiều lần biến đổi do tự nhiên những thời kỳ băng hà xen lẫn những thời kỳ ấm lên
của trái đất đã từng xảy ra cách đây hàng triệu năm. Và từ năm 1750 đến nay trái đất đang nóng lên với một tốc
độ rất nhanh tạo ra những thay đổi đáng kể trong hệ thống khí hậu mà hiện chúng ta gọi là BĐKH.
Nguyên nhân của BĐKH được các nhà khoa học nhận định chủ yếu là do những hoạt động phát triển KT
- XH đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, H2S, các khí CFCs và nhất là CO2) trong
khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới mơi trường tồn cầu.
Các biểu hiện chính của BĐKH là: 1) Trời nóng hơn, thời tiết bất thường hơn; 2) NBD cao và xâm nhập
mặn tăng cường; 3) Các dạng thiên tai như bão lũ, hạn hán, nắng nóng, rét hại… có xu hướng bất thường và
khốc liệt hơn… [Trương Quang Học, 2011]
BĐKH tác động lên tất cả các thành phần môi trường bao gồm cả các lĩnh vực của môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội và sức khoẻ con người trên phạm vi toàn cầu. Các tác động này là thách thức đối với các quốc
gia trên toàn thế giới.
1.4. Tổng quan tài liệu
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới

Vấn đề BĐKH đã được Arrhenius, một nhà khoa học người Thụy Điển, đề cập đến lần đầu tiên năm
1896. Đến cuối thập niên 1980, khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên, các nghiên cứu về hiện tượng nóng lên tồn cầu
được các nhà khoa học bắt đầu quan tâm nhiều hơn.
Năm 1988, Tổ chức liên Chính phủ về BĐKH của Liên hiệp quốc (IPCC) ra đời đã đánh dấu bước quan
trọng về nhận thức và hành động của toàn thế giới trước thảm họa BĐKH toàn cầu. Các báo cáo của IPCC là cơ

6


sở cho các hội nghị toàn cầu về BĐKH như Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ về Môi trường và Phát triển ở Rio
de Janeiro,1992; Hội nghị các bên nước tham gia Công ước khung của LHQ về BĐKH (từ COP 1 đến COP 18)
và của các Hiệp ước quốc tế như UNFCCC, KP…...
Trong phạm vi các nước Đông Nam Á cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu như của Manton và cs
(2001) đã xem xét xu thế giáng thủy ngày cực đại từ năm 1961 đến năm 1998 cho khu vực Đơng Nam Á và nam
Thái Bình Dương. Đánh giá tác động và những tổn thương của BĐKH đến khu vực đơ thị có Satterthwaite
(2009).
Có lẽ chi tiết nhất về các nhân tố khí hậu và các dạng hạ tầng chịu tác động của BĐKH được nêu trong
nghiên cứu của Hayes (2008).
Đánh giá tác động của BĐKH đến riêng từng đối tượng hạ tầng đô thị cũng được thực hiện khá nhiều
trong những năm gần đây như đối với hệ thống cấp-thoát nước [Watt, 2003; Denault và nnk., 2002] mạng lưới
giao thông vận tải đô thị [Brennan và nnk., 2008; Inturri và Ignaccolo, 2009] các cơng trình nhà ở [UN Habitat,
2009; Lippke, 2006; Riedy, 2008] trung tâm thương mại [Diana Ürge - Vorsatz, 2007], các cơng trình ngầm
[Bobylev và nnk., 2008].
Laboyrie (2010) trong cơng trình ”Những biện pháp thích ứng với BĐKH ở Hà Lan” để ứng phó và
thích ứng với BĐKH đã đề xuất xây dựng hệ thống cơng trình chống lũ Delta Work dọc bờ biển và cải tạo hệ
thống đê.
Như vậy, hiện nay việc nghiên cứu, đánh giá BĐKH, tác động của BĐKH cũng như đề xuất các giải
pháp, chiến lược và kế hoạch ứng phó với BĐKH đã trở thành vấn đề mang tính tồn cầu. Tuy vậy, vẫn cịn
nhiều vấn đề cần được thảo luận. Thêm vào đó các nghiên cứu dựa vào cộng đồng (community-based) đã không
được chú trọng [Reidlinger and Berkes, 2001] và các sản phẩm của mơ hình khí hậu tồn cầu và các kịch bản là

q thiếu các thơng tin chi tiết phục vụ quy hoạch có hiệu quả và các biện pháp thích ứng ở quy mơ địa phương
[Jones, 2001; Dolan và Walker, 2004].
1.4.2. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành từ những thập niên 90 của thế kỷ XX. Năm 1992,
các nhà khoa học đã thực hiện và công bố báo cáo “BĐKH và tác động của chúng ở Việt Nam”.
Về BĐKH, ở Việt Nam đến nay đã có nhiều cơng trình được cơng bố như các cơng trình của Nguyễn Đức
Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (1991), Nguyễn Đức Ngữ và cs. (2008). Liên quan đến vấn đề thích ứng với BĐKH
trong lĩnh vực tài nguyên nước và phòng chống thiên tai lũ lụt trong các công bố của Trần Thục (2001) Trần
Hồng Thái (2009), Nguyễn Thanh Sơn (2011)... Từ năm 1994 đến 1998, Nguyễn Đức Ngữ và nnk. đã hoàn
thành kiểm kê quốc gia KNK đến năm 1993, xây dựng các phương án giảm KNK ở Việt Nam, đánh giá tác động
của BĐKH đến các lĩnh vực KT - XH, xây dựng kịch bản BĐKH ở Việt Nam cho các năm 2020, 2050, 2070.
Ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ–TTg phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH (NTP-RCC). Kể từ đó, nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng dụng đã
được triển khai. Một số cơ quan, ban, ngành chuyên phụ trách về vấn đề BĐKH cũng đã được thành lập nhằm
nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH và tác động của nó. Nhiều dự án do nước ngồi tài trợ đã được

7


triển khai nhằm đánh giá tác động của BĐKH và năng cường năng lực, tăng cường khả năng chống chịu của
cộng đồng trước những tác động của BĐKH.
Về đánh giá tổn thương, Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2002, 2005, 2009) đã nghiên cứu đánh giá tính
dễ bị tổn thương về môi trường, vùng ven biển Việt Nam, đới duyên hải Nam Trung Bộ, đới ven biển Phan Thiết
- Hồ Tràm, tài nguyên địa chất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Cũng theo hướng nghiên cứu này, Thái Thành Lượm và
nnk (2008) đã đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên kinh tế - xã hội vùng biển Hà Tiên - vịnh Cây
Dương (Kiên Giang). Nguyễn Kim Lợi (2012) đã nghiên cứu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do trượt lở đất ở
Việt Nam.. Võ Hồng Tú và nnk (2012) đã đánh giá tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang
và các giải pháp ứng phó. Thiên về hướng rủi ro kinh tế Tô Ngọc Thúy và nnk (2010) đã nghiên cứu đánh giá
tổn thương do nước biển dâng đến từng ngành kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế...
Và đáng chú ý trong thời gian này phải kể đến những nghiên cứu của Trương Quang Học theo hướng

tiếp cận xuyên ngành trong ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững – một vấn đề mang tính liên ngành trong
bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa hiện nay [Trương Quang Học, 2010, 2012].
Qua kết quả tổng hợp nêu trên cho thấy, ở Việt Nam bước đầu đã có những nghiên cứu về vấn đề
BĐKH. Tuy nhiên, chúng ta chưa có những nghiên cứu chuyên sâu đánh giá toàn diện tác động của BĐKH đến
tất cả các lĩnh vực tự nhiên và KT - XH của Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu đánh giá tổn thương do tác động
của BĐKH đến Việt Nam nói chung và những khu vực, địa phương cụ thể cũng chưa được thực hiện đầy đủ. Vì
vậy, hướng nghiên cứu này trong thời gian tới cần phải được tiếp tục triển khai.
Chương 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn bao gồm toàn bộ thành phố Quy Nhơn (gồm 16 phường và 5 xã).
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến 2012
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận
Tiếp cận hệ thống và liên ngành – dựa trên HST là cách tiếp cận chủ đạo cho nghiên cứu thực hiện luận án.
BĐKH mang tính hệ thống vùng, quốc gia và toàn cầu. Mối quan hệ giữa các yếu tố BĐKH với các lĩnh
vực khác nhau, các thành phần môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà nó tác động và tính chống chịuthich ứng của các hệ thống này trong một vùng địa lý cụ thể là một thể thống nhất, có mối quan hệ rất chặt chẽ
với nhau trong từng hệ thống: hệ thống tự nhiên, hệ thống xã hội và tổng hòa là hệ thống hệ sinh thái – xã hội.
Con người, theo quan niệm hiện đại, đã trở thành trung tâm của HST (hệ sinh thái xã hội), với hai nghĩa:
i) Con người là nhân tố tác động vào HST một cách mạnh mẽ nhất, và ii) Các hoạt động bảo tồn HST cuối cùng
vẫn phải hướng tới và đem lại phúc lợi cho con người [MEA, 2005]. Vì vậy, cách tiếp cận hệ sinh thái/dựa trên
hệ sinh thái (do Công ước Đa dạng sinh học đề xuất) là một chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên
(đất, nước và sinh vật); và gần đây, đã được áp dụng rộng rãi trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi

8


khí hậu. Cách tiếp cận dựa vào HST trong giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH nhằm mang đến những giải pháp
ứng phó có tính bền vững và thích hợp cho từng khu vực, từng quốc gia cụ thể.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong Luận án là các phương pháp được dùng phổ biến hiện
nay trong nghiên cứu-triển khai về BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam. Gồm:
2.3.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu (số liệu thứ cấp)
2.3.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa (thu thập số liệu sơ cấp)
2.3.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh nông thơn có sự tham gia (PRA)
2.3.2.4. Các phương pháp đánh giá nguy cơ tổn thương và khả năng thích ứng
2.3.2.5. Phương pháp xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cấp địa phương
2.3.2.6. Phương pháp xây dựng kịch bản nước biển dâng cấp địa phương
2.3.2.7. Phương pháp xây dựng bản đồ nguy cơ tổn thương

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Bình Định, có chiều dài bờ biển hơn 40 km, diện tích
tự nhiên khoảng 284 km2, dân số 282.600 người, được chia thành 21 đơn vị hành chính (16 phường và 5 xã)
trong đó có 04 xã đảo, bán đảo và 1 xã miền núi, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của cả tỉnh Bình
Định. Hai mặt tây và bắc thành phố giáp và phân cách với huyện Tuy Phước bởi sơng Hà Thanh, phía nam giáp
và phân cách với tỉnh Phú Yên bởi dãy núi Cù Mông ăn lan ra biển, phía đơng là biển Đơng.
Quy Nhơn có 10 xã phường nằm sát mép biển và một xã đảo Nhơn Châu. Địa hình thành phố đa dạng:
miền núi, đồng bằng, cồn cát ven biển, và hải đảo, rất thuận lợi cho việc đón các hồn lưu khí quyển từ biển tràn
vào gây mưa to, gió lớn, ngập lụt; Mặt khác do địa hình vùng núi rất ngắn và dốc khơng có khả năng điều tiết lũ
nên dịng chảy lũ rất lớn, dễ gây sạt lở. Tuy nhiên khi hết mưa là hết nước, nắng nóng triền miên bởi vậy Quy
Nhơn hội đủ các loại hình thiên tai có ở Bình Định.
Những năm gần đây, nét nổi bật nhất trong quá trình phát triển thành phố Quy Nhơn là tốc độ đơ thị hóa
và cơng nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng. Năm 2005, tỷ trọng cơ cấu kinh tế trong GDP như sau: nông, lâm, thủy
sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ lần lượt đạt: 8,9% - 46,7% - 44,4%. Đến cuối năm 2007, tỷ lệ này là:
7,2% – 49,5% – 43,3%. Năm 2010 là: 5% - 50% - 45%. Đến năm 2013 tỷ lệ này là: 3% - 52%- 45%. Như vậy
trong tương lai, Quy Nhơn sẽ trở thành thành phố Công nghiệp và dịch vụ.
Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015: Tổng sản phẩm địa phương
(GDP) tăng bình quân hằng năm 13%-14%; GDP bình quân đầu người năm 2015 trên 2000 USD. Tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm bình qn hằng năm các ngành: nơng lâm – ngư nghiệp tăng 6,5%; công nghiệp xây

dựng tăng 19,6% (Riêng giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 20,7%); dịch vụ tăng 12,7%. Cơ cấu kinh

9


tế (năm 2015): nông – lâm – ngư nghiệp 26,2%, công nghiệp và xây dựng 36,1%, dịch vụ tăng 37,7%. 100%
rác thải sinh hoạt ở thành phố Quy Nhơn và 70% các đô thị, 100% chất thải công nghiệp, chất thải y tế được
thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Về định hướng phát triển địa giới hành chính thành phố, dự kiến đến năm 2020 Quy Nhơn sẽ có 7 quận
gồm 30 phường, xã với diện tích lên đến 335 km2 tương ứng với quy mô dân số 500 nghìn người. Thành phố sẽ
phát triển về hướng Bắc, Tây Bắc gồm: thị trấn Diêu Trì, một phần các xã Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Hải – huyện
Phù Cát và các xã Phước An, Phước Thành, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng – huyện Tuy
Phước [Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Quy Nhơn đến năm 2020].
3.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
3.2.1. Diễn biến khí hậu trong thời gian qua và tình hình hiện nay
3.2.1.1. Xu thế biến đổi nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình nhiều năm ở Quy Nhơn vào khoảng 27.20C. Trong xu thế biến đổi khí hậu chung của
tồn cầu nhiệt độ ở Quy Nhơn có sự thay đổi đáng kể, đó là sự gia tăng của nhiệt độ đặc biệt trong vài thập kỷ
gần đây. Nhiệt độ trung bình năm ở Quy Nhơn từ 1979 đến 2010 có xu thế tăng, mức tăng trung bình là
0.007oC/năm.
3.2.1.2. Xu thế biến đổi mưa
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu nên lượng mưa ở Quy Nhơn có
những thay đổi đáng kể, trong chuỗi số liệu từ năm 1979 đến 2010 lượng mưa ở Quy Nhơn có xu hướng tăng với
tốc độ 16.459mm/năm.
3.2.1.3. Xu thế dâng lên của mực nước
Tốc độ biến đổi của mực nước trung bình năm tại trạm Quy Nhơn giảm khoảng -0.165cm/năm, trong khi
mực nước tối cao dâng lên khoảng 0.095 cm/năm và mực nước tối thấp hạ xuống khoảng -0.6cm/năm. Giá trị
cực đại của trạm Quy Nhơn khơng tăng liên tục, có năm tăng có năm giảm nhưng nhìn chung xu thế trong nhiều
năm thì lại tăng, còn xu thế của giá trị mực nước trung bình và mực nước cực tiểu lại giảm.
3.2.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.2.1. Gió tây khơ nóng
Hạn hán và gió Tây khơ nóng hồnh hành sớm từ đầu tháng 5 và kéo dài theo từng đợt từ 7 - 9 ngày, có
năm hiện tượng nắng kéo dài suốt cả tháng (28 ngày của tháng 5/2005).
3.2.2.2. Bão và áp thấp nhiệt đới
Mùa bão ở thành phố Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung được xác định từ tháng IX đến
tháng XII hàng năm, nhiều nhất là tháng X và tháng XI, nhưng cũng có năm từ giữa tháng VI đã có bão đổ bộ
(bão số 2 ngày 12/VI/2004, bão số 2 ngày 30/VI/1978 đều đổ bộ vào Bình Định). Theo số liệu thống kê từ năm
1998 đến năm 2011, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ và gây ảnh hưởng rất lớn đến tỉnh Bình Định.
3.2.2.3. Mưa lớn
Đây là dạng đặc thù thiên tai nguy hiểm thứ hai cho Quy Nhơn (sau bão), một năm trung bình có tới 137
ngày mưa, lượng mưa năm trung bình lớn nhất của Quy Nhơn xuất hiện vào năm 1998 đạt 2.889mm. Bên cạnh

10


đó cịn có các tác động đáng kể như xói lở, sạt lở bờ biển và ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh bắt thủy
sản, tiêu thoát nước, giao thông, thủy lợi. Mưa lớn cũng xảy ra bất thường trong 3 năm gần đây.
3.2.2.4. Lũ, lụt
Diện tích chịu ngập lũ hàng năm ước tính chiếm 30% diện tích tự nhiên của thành phố Quy Nhơn. Vùng
thường xuyên ngập vào mùa lũ thuộc hạ lưu các sông và ven đầm Thị Nại bao gồm Phường Nhơn Bình , Nhơn
Phú, Trần Quang Diệu.
3.2.2.5. Hạn hán
Nắng nóng gió Tây trong mùa khơ, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn kéo dài và thêm vào đó là địa hình
dốc, ngắn các lưu vực sông nên các con sông không trữ được nước trong mùa mưa gây nên tình trạng hạn hán rất
nghiêm trọng tại Quy Nhơn. Mùa khô kéo dài 8 tháng, hàng năm thường bị hạn hán xảy ra vào vụ hè thu và vụ
mùa.
3.2.2.6. Nước biển dâng
Phân tích hiện trạng tại xã bán đảo Nhơn Lý (Thành phố Quy Nhơn) cho thấy: So với 15-20 năm trở về
trước trình trạng triều cường ngày một dâng cao sát vào nhà dân. Cách đây 20 năm các hộ dân sống ở vùng sát
biển cách xa mặt nước biển khoảng chừng 500m, mặt nước thấp hơn khoảng 2-3m so với hiện nay. Hiện tượng

xâm thực của thuỷ triều đã tàn phá khoảng 3 lớp nhà và một số cơng trình cơng cộng.
3.2.3. Kịch bản biến đổi khí hậu của thành phố Quy Nhơn
3.2.3.1. Kịch bản về nhiệt độ
Từ kết quả tính tốn kịch bản nhiệt độ khơng khí bề mặt trung bình theo các kịch bản phát thải khác nhau.
Kết quả chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định trong thế kỷ 21 có xu hướng tăng dần
theo thời gian, với mức tăng trong mùa tháng III – V cao hơn so với các mùa khác trong năm, thấp nhất là mùa tháng
VI – VIII. Vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm theo các kịch bản phát thải cao (A1FI) , trung bình (B2) và
thấp (B1) có khả năng tăng khoảng 1,30C, 1,20C và 1,10C. Đến cuối thế kỷ 21, mức tăng của nhiệt độ trung bình năm
theo các kịch bản là 2,90C, 2,30C và 1,50C.
3.2.3.2. Kịch bản Lượng mưa
Lượng mưa qua các thập kỷ ở Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng, trong mùa khơ có
xu hướng giảm, mùa mưa có xu hướng tăng, trong đó tốc độ tăng ở mùa mưa nhanh hơn so với mức giảm vào
mùa khô. Vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa năm theo kịch bản phát thải cao (A1FI) là 3,8%, kịch bản phát thải
trung bình (B2) là 3,6 và kịch bản thấp (B1) là 3,4%. Đến cuối thế kỷ, mức tăng lượng mưa theo các kịch bản
này là 8,9%, 7,0% và 4,6%.

3.2.3.3. Nước biển dâng
Theo kết quả tính tốn, mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu cao nhất vào năm 2100 cho khu vực
Bình Định khoảng 83 - 97 cm đối với kịch bản cao(A1FI) và 52 - 65 cm đối với kịch bản thấp (B1) , đối với kịch
bản trung bình (B2) , mực nước dâng 61 -74 cm. Trong 50 năm đầu của thế kỉ, mực nước biển dâng với tốc độ
chậm hơn (chỉ khoảng 15-20 cm/50 năm) so với 50 năm sau của thế kỷ.

11


3.3. Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu
3.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu
3.3.1.1. Đánh giá chung
Kết quả nghiên cứu, phân tích từ các số liệu về nguy cơ tổn thương do BĐKH gây ra đối với thành phố
Quy Nhơn cho thấy có 6 loại thiên tai chính (Bảng 3.11).

Bảng 3.11. Ma trận đánh giá tính dễ bị tổn thương cho thành phố Quy Nhơn

Loại thiên
Tác động
tai chính

Địa điểm tác động

- Các xã: Nhơn Lý,
Nhơn Hải,Nhơn
Châu
- Các phường: Hải
Cảng, Ghềnh Ráng,
Xói lở bờ biển Trần Phú

Các phường: Nhơn
Bình, Nhơn Phú,
Đống Đa, Trần
Quang Diệu, Bùi Thị
Xuân, Quang Trung,
Trần Hưng Đạo, Thị
Nại, Trần Phú.
Các xã: Nhơn Hội,
Phước Mỹ, Nhơn
Lý.

Bão

Nhóm dễ bị tổn
thương


Tác động đối với
tính mạng con
Tác động đối với
người/ sinh kế/thu cơ sở hạ tầng
nhập

- Những người
- Đổ nhà cửa, mất
nghèo, ngư dân
tài sản
sống trong khu vực, - Mất diện tích,
canh tác, NTTS
- Giảm sản lượng,
thu nhập
- Du lịch: giảm
nguồn thu từ du
lịch (phường
Ghềng Ráng)

- Sạt lở đường ven
biển.
- Trôi bãi thể thao
(Nhơn Hải)
- Sạt lở hệ thống đê
biển (đê Đông)
- Sạt lở cảng cá.
(Cảng cá Cù Lao
Xanh, Xã Nhơn
Châu)


- Người nghèo
- Người già, trẻ em,
người tàn tật
- Nhóm lao động tự
do, nhập cư khơng
hợp pháp
- Nhóm diêm dân

- Giao thơng: Sạt lở,
mất một số đoạn
đường, phá hủy bề
mặt, ta luy đường
(phường Nhơn
Bình); bồi lấp các
âu tàu.
- Điện: đổ cột, đứt
dây, hư hỏng TBA
- Thông tin liên lạc:
gãy trụ ăng ten
(Nhơn Hội)
- Thủy lợi: sạt lở đê
sông, đê biển (Nhơn
Phú); sạt lở kênh
(Phước Mỹ); sạt lở
mặt đê hồ Phú Hịa;
- Hệ thống thốt
nước: mất nắp cống,
(phường Quang
Trung)

- Trường học, bệnh,
chợ viện bị hư hỏng

Mưa, gió lớn
gây ngập lụt,
lũ quét

12

- Đổ nhà cửa gây
chết người (2008).
- Thiệt hại hoa
màu,
- Sập các chuồng
chăn nuôi (P. Trần
Hưng Đạo)
- NTTS: Vỡ các ao,
đầm ni (phường
Đống Đa, xã Hồi
Nhơn)
- Mất tài sản: tàu
bè đánh cá, phụ nữ
bị mất việc làm,
ảnh hưởng thu
nhập của cả gia
đình…
- Du lịch: giảm
lượng khách du
lịch



- Các cảng cá, khu
neo đậu tránh bão,
trên địa bản TP Quy
Nhơn đều bị tác
động.

Ơ nhiễm mơi
trường

Triều
cường gây
ngập lụt

Xói, sạt lở bờ
biển

Phường Nhơn Bình,
Nhơn Phú, Đống Đa,
Trần Quang Diệu,
Bùi Thị Xuân,
Quang Trung, Trần
Hưng Đạo, Xã Nhơn
Hội, xã Phước Mỹ,
Nhơn Lý, Nhơn
Châu, Nhơn Hải.

- Trẻ em, người già
- Nhóm lao động tự
do, nhập cư khơng

hợp pháp
- Nhóm dân sống ở
gần khu vực tiêu
thốt nước (hồ Bàu
Sen, Hồ Phú
Hịa…)

- Dịch bệnh, sức
- Ăn mịn các cơng
khỏe
trình cấp, thốt
- Tăng chi phí
nước.
chăm sóc sức khỏe,
vệ sinh môi trường
- Giảm năng suất
lao động
- Chi phí quản lý,
vận hành các hệ
thống tiêu thốt
nước tăng
- Giảm nguồn hải
sản đánh bắt

Các phường xã trực
tiếp với biển như P.
Nguyễn Văn Cừ,
Ghềnh Ráng, Trần
Phú, Hải Cảng,
Nhơn Hải, Nhơn Lý,

Nhơn Châu

- Những người
nghèo, ngư dân
sống trong khu vực
- Người già, trẻ em,
người tàn tật
- Nhóm lao động tự
do, nhập cư khơng
hợp pháp

- Đổ nhà cửa.
- Mất đất do bị xói
lở,
- Thiệt hại hoa
màu,
- Mất tài sản: tàu
bè đánh cá,
- Du lịch: giảm
lượng khách du
lịch

- Xã Nhơn Lý
- Xã Nhơn Hải
- Xã Nhơn Châu
- P. Hải Cảng
- Phường Ghềnh
Ráng
- Trần Phú


Những người
- Đổ nhà cửa, mất
nghèo, ngư dân
tài sản (chìm tàu,
sống trong khu vực thuyền..)
- Giảm diện tích:
canh tác, NTTS,
làm muối
- Mất giống do lụt
tiểu mãn;
- Giảm sản lượng,
thu nhập
- Du lịch: giảm
nguồn thu từ du
lịch (phường
Ghềng Ráng)

- Giao thông: sạt lở
đường ven biển.
- Thủy lợi: sạt lở hệ
thống đê biển (đê
Đơng), cơng trình
dưới đê

Phường Nhơn Bình,
Nhơn Phú, Đống Đa,
Trần Quang Diệu,
Bùi Thị Xuân,
Quang Trung, Trần


- Ngư dân
- Người nghèo
- Diêm dân
- Dân sống vùng
trũng

- Giao thông: phá
hủy bề mặt, ta luy
đường
- Thủy lợi: sạt lở đê
sông, đê biển, sạt lở

Mưa lớn

Tác động trực
tiếp đến các
ngành đánh
bắt Thủy sản,
tiêu thoát

13

- Thiệt hại hoa
màu;
- Giảm sản lượng
đánh bắt
- Tăng chi phí vận


nước, giao

Hưng Đạo, Xã Nhơn
thông, thủy lợi Hội, xã Phước Mỹ

Ngập lụt

Xâm nhập
mặn

kênh;
- Xâm thực cơng
trình xây dựng: hệ
thống thốt nước,
thủy lợi
- Sạt lở đường giao
thông.
- Giảm tuổi thọ các
công trình xây dựng

Nhơn Bình, Nhơn
Phú, Đống Đa, Trần
Quang Diệu, Quang
Trung, Trần Hưng
Đạo, Nhân Hội,
Phước Mỹ, Nhơn
Lý.

- Người nghèo
- Người tàn tật
- Người già, trẻ em.
- Nơng dân, diêm

dân (Nhơn Bình,
Đống Đa)

- Thiệt hại về hoa
màu.
- Giảm năng suất,
sản lượng nông
nghiệp, NTTS, làm
muối.
- Vỡ chuồng, đầm
ni.
- Giảm lượng
khách du lịch.
- Đình trệ sản xuất.
- Tăng chi phí vận
hành tiêu thốt
nước

Các vùng cửa sông
của các xã ven biển:
Nhơn Lý, Nhơn Hải,
Nhơn Châu, Hải
Cảng, Ghềnh Ráng ,
khu vực 2 Tuy Hòa

- Các hộ dân sản
xuất nông nghiệp,
NTTS
- Các hộ dân khai
thác sử dụng nước

ngầm từ giếng khơi,
giếng khoan

- Giảm sản lượng
cây trồng
- Thiếu nước sinh
hoạt phát sinh các
bệnh liên quan đến
nguồn nước.

Toàn thành phố

- Người già,
- Trẻ em,
- Người nghèo,
- Người tàn tật,
- Người dễ bị mắc
bệnh tim mạch;
- Người nuôi trồng
thủy sản

- Chi phí khám
chữa bệnh tăng;
- Giảm sản lượng
ni trồng thủy
sản;
- Tăng chi phí quản
lý vận hành các hệ
thống cơng trình
thủy lợi;


- Nhơn Hội
- Nhơn Bình
- Phước Mỹ,
- Nhơn Phú,
- Trần Quang Diệu,
- Bùi Thị Xuân

- Người nghèo;
- Nông dân;

- Giảm năng suất
cây trồng, nuôi
trồng thủy sản
nước ngọt;
- Nước sinh hoạt
nhiễm mặn;
- Thiếu nước cho
người và vật nuôi;
- Kết hợp với nhiệt
độ cao dễ nhiễm
các loại dịch bệnh.

Nhiệt độ
tăng

Hạn hán

hành tiêu thốt
nước


- Các cơng trình xây
dựng cho tất cả các
ngành: giảm tuổi
thọ.
- Nhu cầu về điện
tăng làm tăng áp lực
đối ngành điện

(Nguồn: Số liệu thực tế và tham khảo Challenge to Change, 2009)

14


3.3.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực
a. Tác động đến tài nguyên Nước
i) Nhiễm mặn nguồn nước ngầm
Nguyên nhân của sự nhiễm mặn tầng nước ngầm ở Quy Nhơn không phải từ các lớp đất nằm trên tầng
nước ngầm mà do quá trình xâm nhập mặn từ biển, khi cột thuỷ áp của nước ngầm hạ thấp xuống dưới mực
nước biển, hiện tượng này xảy ra khi có sự thay đổi về điều kiện cân bằng nước ngầm tự nhiên hay do quá trình
khai thác sử dụng nước ngầm quá mức khiến cho mực nước ngầm hạ thấp, dẫn đến sự dịch chuyển của biển mặn
về phía đất liền.
ii) Nhiễm mặn nước sơng, hồ, đầm ven biển
Sông Hà Thanh, về mùa mưa, hầu hết nước sông không bị mặn; song về mùa khô ranh giới mặn chuyển
sâu vào đất liền, cách cửa sông khoảng 4,15 km. Sông Hà Thanh bị xâm nhập mặn từ thuỷ triều, tại sông Hà
Thanh, cách biển khoảng 1.5 – 2 km nước sơng đã bị nhiễm mặn hồn tồn.
b. Tác động đến hệ sinh thái
Đã xuất hiện sự tẩy trắng san hơ ở đảo Cù Lao Xanh, đảo Hịn Đất và Nhơn Lý (thuộc bán đảo Phương
Mai). Sự ấm lên của khí hậu đi kèm các hiện tượng Enso làm nước biển tăng nhiệt độ nhanh, kèm theo là sự suy
thối tầng Ozon làm gia tăng bức xạ cực tím xuống mặt đất và axit hoá nước biển do nồng độ cao của khí CO2 loại khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chính của việc xuất hiện hiện tượng tẩy trắng san hô

trên quy mơ rộng.
c. Tác động đến nơng nghiệp
Nắng nóng bất thường với nhiệt độ cao, thời gian nắng nóng kéo dài trong mùa khô (từ tháng 5 – 8) đã thể hiện
trong 3 vụ hè thu và vụ mùa của 3 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011 vừa qua đã gây tác động bất lợi đến sản xuất các
loại cây trồng: lúa, lạc, rau màu, sắn… làm chết cây, giảm năng suất.
Những đợt mưa lũ bất thường ở vụ đông xuân 2009 – 2010, đông xuân 2010 – 2011 đã làm trôi dạt, mất giống
hàng trăm ha lúa mới gieo sạ. Triều cường gia tăng cũng tạo nên những tác động bất lợi như: nước biển xâm nhập vào đồng
ruộng làm tăng diên tích canh tác lúa bi nhiễm mặn, năng suất lúa cũng bị giảm do đất và nước bị nhiễm mặn.
d. Tác động đến thủy sản
Quy Nhơn là một thành phố có bờ biển dài gần các ngư trường đánh bắt dồi dào nên BĐKH sẻ ảnh hưởng
đến sản lượng nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. BĐKH tác động đến các hệ sinh thái ven biển, làm biến động
đến nguồn lợi cá biển. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến đến cộng đồng ngư dân ven biển. Ngoài ra, nguy cơ chịu
ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nhiều hơn.
e. Tác động đến giao thông vận tải
Xói lở bờ biển tăng cùng với nước biển dâng sẽ tác động đến các cơng trình giao thơng, ...Trên địa bàn
thành phố Quy Nhơn, bão, lũ lụt đã gây thiệt hại về giao thông rất lớn trong thời gian qua.

15


f. Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Tác động của BĐKH đến sức khỏe con người diễn ra khá phức tạp. Nó có thể hiện tác động tổng hợp,
đồng thời của nhiều yếu tố khác nhau. Có những tác động trực tiếp thơng qua các q trình trao đổi trực tiếp giữa
môi trường xung quanh với cơ thể gây nên: bệnh tật, tử vong do nhiệt; các bệnh liên quan đến nước và thực
phẩm; các bệnh do vectơ; các ảnh hưởng đến sức khỏe do các hiện tượng thời tiết cực đoan; thiếu dinh dưỡng và
các ảnh hưởng khác. Cũng có những tác động gián tiếp, thơng qua các nhân tố khác như: nhà ở, các côn trùng,
vật chủ mang bệnh….
Ở tỉnh Bình Định, bệnh Sốt Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue trong những năm qua có diễn biến hết sức
phức tạp, số cas mắc vẫn tăng cao đột biến so với các năm trước (3.935ca, tập trung ở các địa bàn Quy Nhơn:
1.182).

g. Tác động đến cơ sở hạ tầng
Quy Nhơn có các cơng trình ven biển: cụm Cảng biển Quy Nhơn, Nhơn Hội, cảng cá và khu hậu cần
nghề cá, nhà máy chế biến thuỷ sản, xí nghiệp sửa chữa tàu đánh cá, trạm bơm xăng dầu, … Xói lở bờ biển tăng
cùng với nước biển dâng tác động đến các đô thị, vùng dân cư, công nghiệp, công trình tiêu thốt nước,...
h. Tác động đến dân cư
Việc gia tăng dân số cũng ảnh hưởng đến diện tích cư trú của cịn người trong tình hình mưa bão ngày
càng phức tạp cũng như tình trạng nước biển dâng. Hiện tượng nước biển dâng, xói lở bờ biển có ảnh hưởng lớn
đến các khu dân cư ven biển. Từ đó, sẽ gây khó khăn về việc tái định cư (quỹ đất, cơ sở hạ tầng, ….) cho những
cư dân này nếu biến đổi khí hậu tác động mạnh.
i. Tác động đến du lịch
Biến đổi khí hậu cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động văn hóa, dịch vụ du lịch. Chẳng
hạn, biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng và nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, nhiều bãi tắm
đẹp có thể bị mất đi, một số khác bị đẩy sâu hơn vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác. Các khu du lịch sinh
thái và các cơng trình hạ tầng cùng các khu resort và khách sạn lớn đều ở các vùng thấp ven biển có thể bị ngập,
buộc phải di chuyển, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ.
3.3.2. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu
Qua các kết quả nghiên cứu và phân tích ở các phần trên chúng tôi tổng kết lại các tác động tiềm tàng
đối với thành phố Quy Nhơn do bị tác động của BĐKH (Bảng 3.29).
Bảng 3.29. Các vấn đề trong tương lai đến năm 2020 do tác động của BĐKH của thành phố Quy Nhơn
Vấn đề

Đối tượng bị ảnh

Vị trí

Mơ tả vấn đề

hưởng
1. Ngập lụt tại


Các hộ nghèo ven đơ

Nhơn Bình, Nhơn

Ngập lụt có xu hướng tăng tần suất xuất hiện, kết hợp

cửa sông

đặc biệt là nông dân

Phú, 4 xã huyện Tuy

với mực nước biển dâng sẽ làm ngập sâu, lâu hơn.

Kơn/Hà

và ngư dân.

Phước dự kiến về

- Đe dọa đến tính mạng (đặc biệt là trẻ em).

TP.

- Tác động đối với sinh kế: vỡ ao nuôi thủy sản; thay

Thanh

đổi mùa vụ cây trồng; giảm lượng khách du lịch….


16


- Thiệt hại về kinh tế: thiệt hại hoa màu, ngừng trệ sản
xuất nơng nghiệp, chí phí khắc phục hậu quả do lũ lụt;
kinh phí nâng cấp mặt đường giao thơng, nâng cốt
nhà; tăng chi phí vận hành hệ thống tiêu cho sản xuất
nông nghiệp.
- Vấn đề môi trường, sức khỏe cộng đồng: ô nhiễm
môi trường do xác cây cối, động vật thối rữa; nước
thải từ hệ thống thoát nước,…; dịch bệnh phát sinh.
- Các ngành dễ bị thiệt hại nhất do ngập lụt: sản xuất
nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thủy lợi, thủy sản.
2. Xói lở bờ biển

- Hộ dân sống ven

Nhơn Hội, Nhơn Lý,

Nước biển dâng, gia tăng cường độ và tần suất cuả

biển,

Nhơn Hải, Nhơn

bão kết hợp triều cường làm tăng nguy cơ xói lở bờ

- Các khu du lịch ven

Châu, Hải Cảng,


biển ảnh hưởng đến các hộ dân và các khu du lịch sát

biển.

Ghềnh Ráng

bờ biển, các tác động như sau:
- Sinh kế: Mất đất xây dựng khu du lịch, đất sản xuất,
mất chỗ neo đậu tàu bè đánh cá.
- Kinh tế: Mất nhà cửa, cơ sở hạ tầng du lịch, giảm
nguồn thu từ du lịch, chi phí nghiên cứu (trạng thái ổn
định đường bờ tại các khu vực xói lở), xây dựng cơ sở
hạ tầng để ổn định bờ biển.
- Xã hội: Tái định cư cho người mất nhà, đất; mất việc
làm hoặc chuyển đổi nghề….
- Các ngành bị tổn thương nhất: du lịch, nông nghiệp,
đánh bắt thủy sản.

Người dân sử dụng

Nhơn Lý, Nhơn Hải,

BĐKH làm giảm lượng mưa trong mùa khô, nước

(đối với vùng

nước ngầm cho sinh

Nhơn Bình, Nhơn


biển dâng cùng với các hoạt động khai thác sử dụng

cửa sông Hà

hoạt. Nông dân và

Phú, Nhơn Hội và 4

nước đầu nguồn làm giảm lượng nước chảy về hạ du

Thanh/Kon và

ngư dân và các hộ

xã phía Đông thuộc

làm gia tăng hiện tượng xâm nhập mặn:

bán đảo

nuôi trồng thủy sản.

huyện Tuy Phước dự - Tác động đến nguồn nước tưới, nuôi trồng thủy sản;

3. Nhiễm mặn

kiến về TP.

Phương Mai)


- Thay đổi chất lượng đất, nước;
- Thay đổi tập quán cánh tác, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất.

4. Tác động của
bão đối với
ngư dân

Các hộ đánh bắt thuỷ

Nhơn Bình, Nhơn

Bão có xu hướng tăng lên về cường độ và tần suất

sản

Lý, Nhơn Hội Trần

xuất hiện, khó dự báo vì thế các vấn đề sau đây vẫn sẽ

phú, Đống Đa, Nhơn

xảy ra nhưng mức độ nghiêm trọng hơn:

Hải, Nhơn Châu,

- Thiệt hại về tính mạng;

Ghềnh Ráng và một


- Tác động tới sinh kế: mất phương tiện đánh bắt TS;

17


số vùng khác thuộc

giảm sản lượng đánh bắt; khả năng phục hồi kinh tế

trung tâm thành phố.

sau bão kém đối với ngư dân nghèo.
- Vấn đề xã hội: tổn thương về tinh thần sau bão; giải
quyết việc làm do mất sinh kế.
- Hệ thống cảnh báo và dự báo bão, thơng tin: khó dự
báo, thiếu chính xác, tập qn ngư dân khơng muốn
chia sẻ thơng tin với chính quyền do sợ lộ ngư trường
làm cho chính quyền khó liên lạc để thơng báo, cảnh
báo bão, xác định vị trí để ứng cứu khi ra khơi gặp
bão.

5. Tái định cư

Các hộ phải di

Nhơn Lý, Nhơn Hải,

Do tác động của nước biển dâng, bão, mưa gây xói lở


chuyển do xói lở bờ

4 xã phía Đơng

bờ biển vùng dân cư ven biển và gây ngập lụt trầm

biển, ngập lụt

huyện Tuy Phước

trọng hơn tại các vùng hiện đang bị ngập lụt (4 xã
phía Đơng huyện Tuy Phước). Các hộ này sẽ phải di
dời tới nơi ở mới. Một số vấn đề cần quan tâm khi
thực hiện di dân như sau:
- Sinh kế: chưa bảo đảm sinh kế bền vững tại nơi ở
mới cho người dân;
- Kinh tế: Đền bù chưa thỏa đáng, chi phí xây dựng cơ
sở hạ tầng khu ở mới;
- Xã hội: Chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc
làm, sự hòa nhập với cộng đồng khu ở mới, tập quán
sinh sống, tập quán canh tác.
- Quy hoạch, xây dựng: xem xét đến các vùng di
chuyển đến có bị ảnh hưởng bởi BĐKH hay khơng?
Thiết kế có phù hợp với tập qn sinh hoạt của người
dân hay không? Đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng nhà ở
không?....
- Tham gia: người dân cần được tham gia trong quá
trình từ lập kế hoạch đến ổn định đời sống nơi ở mới.

6. Cháy rừng


Người dân có đất

Các xã, phường:

Trong tương lai, BĐKH làm nhiệt độ tăng, hạn hán

rừng

Phước Mỹ, Ghềnh

trầm trọng hơn do mưa ít đi trong mùa khô sẽ làm

Ráng, Trần Quang

tăng nguy cơ cháy rừng (bao gồm cả rừng ngoài thành

Diệu, Nhơn Hải,

phố). Cháy rừng sẽ làm giảm diện tích của các thảm

Nhơn Châu

phủ thực vật trên các lưu vực làm tăng nguy cơ thiệt
hại khi xảy ra các loại thiên tai như: lũ quét, hạn hán,
lũ lụt…..

7. Di chuyển cát

Các xã, huyện đảo và


Nhơn Hội

Các hoạt động xây dựng tại khi khu kinh tế Nhơn Hội

18


vùng kinh tế

đã, đang và sẽ phá vỡ tính ổn định của các đồi cát vốn
đã được che phủ bởi thảm thực vật, gây ra hiện tượng
di chuyển cát trong mùa khơ khi có gió và nắng khơ
nóng kéo dài.
Hiện tượng này làm thay đổi cao độ các khu xây
dựng, có năm từ 2-4m và gây ảnh hưởng lớn đến cơng
tác xây dựng cũng như phá hủy, bào mịn các thiết bị,
máy móc.
Trong tương lai xa (đến năm 2050), gia tăng nhiệt độ
và hạn hán kéo dài vào mùa khô do BĐKH sẽ làm
trầm trọng hơn hiện tượng này. Tuy nhiên, khi hồn
chỉnh xây dựng, do một phần diện tích các đụn cát
trống sẽ được che phủ bởi các công trình cơ sở hạ
tầng nên hiện tượng di chuyển cát cũng sẽ được giảm
bớt. Tuy nhiên vẫn cần có biện pháp bảo vệ thảm thực
vật trên các đồi cát còn lại.

8. Thiếu cơ chế

Tất cả


Thiếu thông tin, thông tin không được chia sẻ, vai trị

phối hợp cho

và trách nhiệm khơng rõ ràng và minh bạch làm tăng

việc lập kế

tính DBTT và sẽ khó khăn hơn trong việc đáp ứng

hoạch giữa các

những thay đổi khơng mong muốn diễn ra nhanh. Có

ngành

nhiều các biện pháp thích ứng cần được chia sẽ giữa
các ngành cũng như các cải thiện các cơ chế phối hợp.

9. Lập kế hoạch

Tất cả

Do tính bất định của các dự báo, cảnh báo, các kịch

đối với các vấn

bản về BĐKH tương đối cao nên công tác lập kế


đề không chắc

hoạch, quy hoạch cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều

chắn.

này có thể làm tăng tính DBTT. Q trình lập kế
hoạch nên được thực hiện cho các giai đoạn trung hạn
và dài hạn ( ví dụ sử dụng các cơng cụ kịch bản)

10.Sự tham gia

Tất cả

Các giải pháp được chính quyền đưa ra không phù

của người dân

hợp với nhu cầu của địa phương và người dân do

trong các giải

thiếu sự tham vấn, tham gia của cộng đồng và các bên

pháp thích

liên quan cũng làm tăng tính DBTT. ( ví dụ các công

ứng.


tác tái định cư không hiệu quả hay thiết bị cảnh báo
cho ngư dân đã không được quan tâm đến tập quán
của họ)
Kết quả đánh giá mức độ nguy cơ tổn thương do nước biển dâng được trình bày trong Bảng 3.30

19


Bảng 3.30. Tiêu chí đánh giá các mức độ nguy cơ tổn thương do nước biển dâng
TT

Mức độ

1

Cao

2

Trung bình

3

Thấp

Tiêu chí
- Vùng ven biển
- Vùng có HST nhạy cảm
- Ni trồng thủy sản
- Bãi triều

- Vùng trũng
- Nơi cư trú
- Vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao
- Xâm nhập mặn
- Vùng bị tác động nhiều bởi thiên tai
- Quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước (Tài nguyên nước)
- Du lịch, thương mại và dịch vụ
- Nông nghiệp, công nghiệp và an ninh lương thực
- Xây dựng, giao thông vận tải
-

Sức khỏe ,Y tế, sức khỏe cộng đồng
Giáo dục, nâng cao nhận thức
Đa dạng sinh học
Năng lượng
Khu vực địa hình cao
Hạ tầng cơ sở tốt
Kinh tế-xã hội phát triển
Có hệ thống: rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng phòng hộ đầu nguồn,
rừng đặc dụng, rừng sản xuất

Trong đó:
Cao: Là khu vực chịu tác động ở mức độ cao do nước biển dâng (chịu tác động trực tiếp và bị ảnh hưởng
trực tiếp, như khu vực ven biển, ni trồng thủy sản, có tỷ lệ hộ nghèo cao…)
Trung bình: Là khu vực chịu tác động ở mức độ trung bình do nước biển dâng (có địa hình tương đối
cao, chịu tác động khơng đáng kể do nước biển dâng)
Thấp: Là khu vực chịu tác động ở mức độ thấp do nước biển dâng (có địa hình cao, bị tác động/ảnh
hưởng gián tiếp khơng đáng kể)
Dựa vào số liệu và các bản đồ nguy cơ ngập lụt cho thành phố Quy Nhơn theo 3 kịch bản cao (A1F1),
trung bình (B2) và thấp (B1) chúng tôi đã đưa ra mức độ nguy cơ tổn thương cho các xã/phường của thành phố

Quy Nhơn (Bảng 3.31 )
Bảng 3.31. Đánh giá mức độ nguy cơ tổn thương do nước biển dâng đến các xã/phường thành phố Quy Nhơn

Kịch
Năm bản

Mực
nước
biển
dâng

Mức độ
Cao

Trung bình

Thấp

Phường: Lê Lợi,

Phường: Trần

Phường Lê

20


Kịch
Năm bản


Mực
nước
biển
dâng

A1FI
2020

B2

8-9 cm

B1

Mức độ
Cao

Trung bình

Thấp

Lý Thường Kiệt,
Nguyễn Văn Cừ,
Đống Đa, Thị Nại,
Hải Cảng, Ghềnh
Ráng; Xã: Nhơn
Lý, Nhơn Hội,
Nhơn Hải.

Hưng Đạo, Trần

Phú, Ngơ Mây,
Nhơn Bình, Trần
Quang Diệu.

Hồng Phong,
Quang Trung
Nhơn Phú, Bùi
Thị Xuân; Xã:
Nhơn Châu, và
Phước Mỹ.

3.4. Năng lực và các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Quy Nhơn
3.4.1. Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu
3.4.1.1. Thể chế, chính sách
a. Về biến đổi khí hậu
i) Về chính sách:
Hàng năm, thành phố đã có phân bổ nguồn kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai. Trong điều kiện
BBĐKH, thành phố cần phải có nguồn kinh phí riêng để thực hiện các dự án nhằm nâng cao khả năng thích ứng
hoặc ứng phó với BĐKH trong đó bao gồm cả các dự án khắc phục hậu quả thiên tai. Vì vậy, cần có cơ chế tài
chính rõ ràng hợp lý cho cơng tác ứng phó với BĐKH.
ii) Tổ chức thực hiện:
Hiện nay, tỉnh Bình Định đã hình thành bộ máy tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt
động về BĐKH trên phạm vi toàn tỉnh như sau:
- Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Định
(NTPRCC)
- Văn phịng Điều phối về BĐKH tỉnh Bình Định (CCCO Bình Định)
- Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu tỉnh Bình Định .
Tuy nhiên, cơng tác triển khai ứng phó với BĐKH của tỉnh Bình Định nói chung cịn gặp phải một số khó
khăn như sau:

- Dữ liệu nền chưa có nên khó khăn trong việc đánh giá tác động làm cơ sở cho việc xây dựng KHHĐ;
- Thiếu nhân lực am hiểu về BĐKH, kiến thức về BĐKH của cán bộ ngành chưa sâu nên còn gặp khó
khăn trong việc triển khai tích hợp BĐKH vào cơng việc chun mơn;
- Hiện chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các sở, ban ngành, lĩnh vực nên KHHĐ chưa đạt được kết
quả tốt.
b. Về phòng chống thiên tai

21


i) Về chính sách:
Hàng năm thành phố Quy Nhơn bám sát chương trình kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc
gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và Phương hướng, nhiệm vụ công tác PCLB và TKCN của tỉnh, để xây
dựng và thực hiện phương án, kế hoạch phù hợp với đặc thù riêng của mình. Tuy nhiên, vẫn chưa có các chính
sách riêng hoặc lồng ghép với BĐKH
ii) Tổ chức thực hiện:
Các Ban Chỉ huy các cấp đều do Lãnh đạo UBND chính quyền trực tiếp làm trưởng Ban với sự tham gia
của tất cả các cơ quan Sở, ban, ngành liên quan. Chủ tịch UBND địa phương là người chỉ huy cao nhất trong
việc ứng phó và chịu trách nhiệm cá nhân với cấp trên về cơng tác phịng chống thiên tai.
3.4.1.2. Cơ sở hại tầng và trang thiết bị
a. Cơ sở hạ tầng
Trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn hiện có 10,9 km đê sơng, 11,59 km đê biển, trong đó 25-35% tương
đối hồn chỉnh, số còn lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố. Các yếu tố BĐKH vẫn chưa được lồng ghép trong các kế
hoạch phát triển giao thơng. Vì vậy, khả năng chống chọi với thiên tai do BĐKH gây ra của hệ thống giao thông
trong tương lai sẽ rất hạn chế.
b. Trang thiết bị
Công tác dự báo mưa, bão đã được cập nhật thường xuyên bởi Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như TV, radio. Tuy nhiên, tỉnh Bình Định nói chung và thành phố
Quy Nhơn nói riêng vẫn chưa có hệ thống cảnh báo lũ . Thêm vào đó, do các ngư dân không sử dụng bộ đàm
được cấp phát nên các rủi ro khi có bão lũ xảy ra vẫn là rất lớn.

3.4.2. Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Quy Nhơn
3.4.2.1. Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH
i) Xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Bình Định (2011).
ii) Dự án hỗ trợ thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH (2011).
3.4.2.2. Vận động tài trợ quốc tế, thực hiện các dự án do các Tổ chức phi chính phủ tài trợ về ứng phó với
BĐKH
Các cơng việc đã thực hiện:
- Tham gia Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH (ACCCRN) do Quỹ
Rockefeller tài trợ, triển khai trên địa bàn thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định từ năm 2009 đến nay.
- Triển khai dự án Thích ứng với BĐKH và nước biển dâng tại khu vực ven biển và đảo Việt Nam, triển khai thí
điểm tại xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước. Dự án này do Quỹ Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) tài trợ thơng
qua Tổ chức Úc vì nhân dân Châu Á – Thái Bình Dương (AFAP) năm 2010.
- Phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) thực hiện dự án “Diễn đàn
tri thức về Thích ứng với Biến đổi khí hậu của Châu Á”- Hợp phần tỉnh Bình Định (2010).

22


3.5. Định hướng các giải pháp ứng phó với tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu tại thành phố Quy
Nhơn
Trên cơ sở tác động, tác động tiềm tàng của BĐKH và kịch bản ngập lụt đến thành phố Quy Nhơn,
chúng tôi đưa ra một số đề xuất định hướng ứng phó với BĐKH cho thành phố Quy Nhơn như sau:


Đối với vấn đề ngập lụt tại cửa sông Kơn/Hà Thanh (các xã Nhơn Bình, Nhơn Phú): Cần phải nâng

cấp hệ thống đê, nâng cấp mặt đường giao thông, nâng cốt nhà; tăng chi phí vận hành hệ thống tiêu cho sản xuất
nơng nghiệp.



Đối với vấn đề xói lở bờ biển (các xã/phường: Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu, Hải Cảng,

Ghềnh Ráng): Cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng để ổn định bờ biển. Tái định cư cho người mất nhà, đất; mất việc
làm hoặc chuyển đổi nghề


Đối với vấn đề nhiễm mặn (vùng cửa sông Hà Thanh/Kon và bán đảo Phương Mai, gồm các

xã/phường: Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Nhơn Hội): Cần thay đổi tập quán cánh tác, chuyển đổi
mục đích sử dụng đất hợp lý.


Tác động của bão đối với ngư dân (gồm các xã phường: Nhơn Bình, Nhơn Lý, Nhơn Hội Trần phú,

Đống Đa, Nhơn Hải, Nhơn Châu, Ghềnh Ráng và một số vùng khác thuộc trung tâm thành phố): Tăng cường hệ
thống cảnh báo và dự báo bão, cảnh báo bão, xác định vị trí đánh bắt của ngư dân để ứng cứu khi ra khơi gặp
bão.


Đối với vấn đề tái định cư (gồm các xã: Nhơn Lý, Nhơn Hải): Một số vấn đề cần quan tâm khi thực

hiện di dân như sau:
- Sinh kế: Bảo đảm sinh kế bền vững tại nơi ở mới cho người dân;
- Kinh tế: Đền bù thỏa đáng, xây dựng cơ sở hạ tầng khu ở mới;
- Xã hội: Chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm, sự hòa nhập với cộng đồng khu ở mới, tập quán
sinh sống, tập quán canh tác.
- Quy hoạch, xây dựng: xem xét đến các vùng di chuyển đến có bị ảnh hưởng bởi BĐKH hay khơng?
Thiết kế có phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân hay không? Đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng nhà ở
không?....
- Tham gia: người dân cần được tham gia trong quá trình từ lập kế hoạch đến ổn định đời sống nơi ở mới.

 Về vấn đề di chuyển cát (khu kinh tế Nhơn Hội): Các đụn cát trống cần phải được che phủ bởi lớp phủ
thực vật nhằm làm hạn chế hiện tượng di chuyển cát. Và đồng thời cần có biện pháp bảo vệ thảm thực vật trên
các đồi cát còn lại.


Về cơ chế giám sát, đánh giá

Các khu vực cần giám sát, đánh giá (bảng 3.32).
Bảng 3.32. Các khu vực và các chỉ tiêu giám sát, đánh giá
Khu vực

Chỉ tiêu giám sát

T
Các xã, phường ven đầm Thị Nại gồm các phường - Ngập lụt
của thành phố quy nhơn hiện tại: Nhơn Bình, Trần

23


Phú, Đống Đa, Hải Cảng, Nhơn Hội và 4 xã của - Hạn hán
huyện Tuy Phước dự kiến sẽ sáp nhập vào thành phố:

- Xâm nhập mặn

Phước Thắng, Phước Hòa, Phươc Sơn, Phước Thuận
Các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu, Nhơn Hội, - Xói lở
các phường Trần Phú, Hải Cảng, Ghềnh Ráng.

- Xâm nhập mặn

- Triều cường nước dâng

Các xã Nhơn Bình, Nhơn Lý, Nhơn Hội

- Các hoạt động đánh bắt thủy sản

Các xã, phường: Phước Mỹ, Ghềnh Ráng, Trần - Cháy rừng do nhiệt độ tăng và
Quang Diệu, Nhơn Hải, Nhơn Châu

hạn hán kéo dài

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Thông qua các kết quả nghiên cứu cụ thể trong chương 1, chương 2 và chương 3 luận án đi đến một số
kết luận và khuyến nghị sau đây:
KẾT LUẬN
1. BĐKH đã và đang hiện hữu rõ ràng tại thành phố Quy Nhơn:
- Xu thế biến đổi nhiệt độ có xu hướng tăng, trung bình 0.0070C/năm.
- Lượng mưa có xu hướng tăng với tốc độ 16.459mm/năm.
- Nước biển dâng xu thế tăng.
Vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm theo các kịch bản phát thải cao(A1FI), trung bình (B2) và thấp
(B1) có khả năng tăng khoảng 1,30C, 1,20C và 1,10C. Đến cuối thế kỷ 21, mức tăng của nhiệt độ trung bình năm theo
các kịch bản là 2,90C, 2,30C và 1,50C.
Vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa năm theo kịch bản phát thải cao (A1FI) là 3,8%, kịch bản phát thải trung
bình (B2) là 3,6 và kịch bản thấp (B1) là 3,4%. Đến cuối thế kỷ, mức tăng lượng mưa theo các kịch bản này là
8,9%, 7,0% và 4,6%.
Mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu cao nhất vào năm 2100 cho khu vực Bình Định khoảng 83 - 97
cm đối với kịch bản cao và 52 - 65 cm đối với kịch bản thấp, đối với kịch bản trung bình, mực nước dâng 61 -74
cm.
2. Sự gia tăng thiên tai là biểu hiện rõ rệt nhất và gây tác hại nghiêm trọng nhất của BĐKH tại Thành phố Quy
Nhơn.

i) Các thiên tai chính sau đây sẽ trở thành mối hiểm họa cho thành phố Quy Nhơn trong tương lai:


Bão gây ra các tác động thứ cấp gồm: xói lở bờ biển; gió kết hợp mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét; và ô
nhiễm môi trường sau bão.



Mưa lớn gây các tác động thứ cấp gồm: xói, sạt lở bờ biển; ngập lụt.



Triều cường gây ngập lụt;

24




Xâm nhập mặn;



Nhiệt độ tăng, kéo dài;



Hạn hán.

ii) Hầu hết các vùng trong thành phố sẽ bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều trong số các dạng thiên tai trên. Tuy

nhiên, một số vùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng/dễ bị tổn thương nhất, bao gồm:


Các xã, phường ven đầm Thị Nại chủ yếu bị ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, bao gồm: 4 xã phía đơng
huyện Tuy Phước dự kiến sẽ sáp nhập vào thành phố (Phước Thắng, Phước Hòa, Phươc Sơn, Phước
Thuận) các xã, phường thành phố Quy Nhơn hiện nay (Nhơn Bình, Trần Phú, Đống Đa, Hải Cảng, Nhơn
Hội);



Các xã, phường ven biển chủ yếu sẽ bị ảnh hưởng bởi xói lở bờ biển, nhiễm mặn, ngập lụt do triều
cường, bao gồm: Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu, Nhơn Hội, Trần Phú, Hải Cảng, Ghềnh Ráng.



Các xã, phường có ngư dân đánh bắt cá ngồi khơi bị ảnh hưởng của bão gồm: Nhơn Bình, Nhơn Lý,
Nhơn Hội và một số phường thuộc trung tâm thành phố hiện nay.



Các xã, phường có rừng, nguy cơ sẽ bị cháy rừng do hạn hán kéo dài và nhiệt độ tăng cao, bao gồm:
Phước Mỹ, Ghềnh Ráng, Trần Quang Diệu, Nhơn Hải, Nhơn Châu.

3. Đối tượng dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: Các hộ nghèo như nông dân, ngư dân, các hộ dân ven biển và
ven đầm Thị Nại sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt, các hộ NTTS, hộ dân có đất rừng và đặc biệt là nhóm
người di dân tự do, nhập cư khơng hợp pháp từ nông thôn ra thành phố làm thuê.
4. Các ngành dễ bị tác động nhất do BĐKH gồm: nông nghiệp, ngư nghiệp (cả nuôi trồng và đánh bắt), lâm
nghiệp, giao thông, thủy lợi, du lịch, cấp nước, điện.
5. Tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng chưa có sự lồng ghép thích ứng BĐKH và quản
lý rủi ro thiên tai một cách đầy đủ vào kế hoạch phát triển KT – XH, chưa có chủ trương chung về chương trình

lồng ghép BĐKH.
6. Đã đề xuất hướng giải pháp ứng phó với BĐKH cho thành phố Quy Nhơn.
KHUYẾN NGHỊ
Trên cơ sở các kết luận nêu trên, luận án đề xuất một số khuyến nghị cho việc lập kế hoạch ứng phó với
BĐKH cho thành Quy Nhơn trong tương lai gần:
i) Nghiên cứu sâu đối với các xã/phường ven biển của thành phố Quy Nhơn về tính dễ bị tổn thương do BĐKH
và các hướng dẫn lập kế hoạch phát triển đô thị, xây dựng, CSHT và nông nghiệp.
ii) Xây dựng các hướng dẫn và thủ tục mới cho quá trình tái định cư;
iii) Hỗ trợ thay đổi sinh kế cho các hộ gia đình đánh bắt hải sản dễ bị tổn thương do BĐKH.
iv) Cải thiện năng lực, tổ chức và thiết bị cho Ủy ban Phịng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn.
v) Chương trình nâng cao nhận thức, các chỉ dẫn, biển cảnh báo cho cộng đồng có nguy cơ dễ bị lũ lụt.
vi) Đầu tư nghiên cứu thiết kế, sửa chữa và nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển để không chỉ làm vững chắc mà
cịn bảo đảm an tồn trong điều kiện cực đoan trong tương lai.

25


×