Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

luận văn thạc sĩ thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã bắc phong, huyện cao phong, hòa bình năm 2020 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.14 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

BÙI XUÂN TIẾN

THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ BẮC PHONG,
HUYỆN CAO PHONG, HỊA BÌNH NĂM 2020
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG

BÙI XUÂN TIẾN

THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ BẮC PHONG,
HUYỆN CAO PHONG, HỊA BÌNH NĂM 2020
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 8720701


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Nguyễn Đức Sơn

Hà Nội – Năm 2020

Thang Long University Library


i

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của q
Thầy Cơ, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời
gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Nguyễn Đức Sơn và
Thầy PGS.TS Đào Xuân Vinh người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tơi hồn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến
tồn thể quý thầy cô trong khoa Y tế công cộng và khoa sau đại học Đại học
Thăng Long đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho
đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến UBND xã Bắc Phong, Trung tâm
Y tế huyện Cao Phong đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Học viên thực hiện


Bùi Xuân Tiến


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các
kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Học viên thực hiện

Bùi Xuân Tiến


Thang Long University Library
BKLN
BMI:
ĐTĐ
ĐV:
HA:
HAMT:
HATB:
HATT:
HATTr: Huyết áp tâm trương
ISH:
NCD

NMCT: Nhồi máu cơ tim
QALY
TGMB:
THA:
THCS:
THPT:
TTYT:
TYT:
WHO:
YTLQ
YTNC:


iv

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN................................................................................... 3
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm..................................................................3
1.1.1. Huyết áp và Huyết áp động mạch.........................................................3
1.1.2. Tăng huyết áp....................................................................................... 3
1.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam...................14
1.2.1. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới...............................................14
1.2.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Việt Nam..........17
1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp............................................20
1.3.1. Tuổi..................................................................................................... 20
1.3.2. Giới.....................................................................................................21
1.3.3. Béo phì................................................................................................21
1.3.4. Ăn nhiều muối.....................................................................................22
1.3.5. Ăn nhiều chất béo............................................................................... 23

1.3.6. Ăn thiếu chất xơ..................................................................................23
1.3.7. Hút thuốc lá........................................................................................ 24
1.3.8. Thói quen uống rượu.......................................................................... 25
1.3.9. Ít hoạt động thể lực.............................................................................26
1.3.10. Trình độ học vấn............................................................................... 27
1.4. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu.................................................................28
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu......................................................................30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................31
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................... 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................31
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu...........................................................................31
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:.........................................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................31

Thang Long University Library


v

2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu..................................................................31
2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá...................................32
2.3.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu....................................................... 32
2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá............................................................................34
2.4. Phương pháp thu thập thông tin................................................................36
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin................................................................. 36
2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin................................................................. 36
2.4.3. Quy trình thu thập thơng tin và sơ đồ nghiên cứu..............................38
2.5. Phân tích và xử lý số liệu..........................................................................41
2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số........................................................41

2.6.1. Sai số...................................................................................................41
2.6.2. Biện pháp khống chế sai số................................................................ 41
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu.........................................................................42
2.8. Hạn chế của đề tài.....................................................................................42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 43
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.............................................. 43
3.2. Thực trạng THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong.................................48
3.3. Một số yếu tố liên quan đến THA.............................................................53
Chương 4: BÀN LUẬN.....................................................................................59
4.1. Về thực trạng bệnh THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong huyện Cao
phong tỉnh Hịa Bình năm 2020.......................................................................59
4.2. Một số yếu tố liên quan đến THA.............................................................63
KẾT LUẬN........................................................................................................ 70
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 73
PHỤ LỤC 1:.......................................................................................................79
PHỤ LỤC 2........................................................................................................85


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI....................................................4
Bảng 1.2. Phân loại tăng huyết áp theo WHO/ISH 1999......................................4
Bảng 2. 1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.......................................................32
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi (n=460).....................43
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc (n=460)..........................44
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp trước khi nghỉ hưu
(n=460)................................................................................................................44
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo công việc hiện tại (n=460).........45

Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n=460)...........45
Bảng 3.6. Phân bố chỉ số BMI theo giới tính (n=460)........................................ 46
Bảng 3.7. Phân bố chỉ số BMI theo nhóm tuổi (n=460)..................................... 46
Bảng 3.8. Phân bố tỷ số VB/VM (WHR) theo giới (n=460)...............................47
Bảng 3.9. Phân bố tỷ số VB/VM (WHR) theo nhóm tuổi (n=460).....................47
Bảng 3.10. Phân bố đối tượng theo chỉ số nhân trắc và giới tính (n=460)..........48
Bảng 3.11. Thực trạng THA ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong (n=460)...........48
Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ THA theo giới tính (n=460)........................................49
Bảng 3.13. Phân bố đặc điểm tăng huyết áp theo giới tính (n=460)...................50
Bảng 3.14. Phân bố THA theo nhóm tuổi (n = 460) (n=460)..............................50
Bảng 3.15. Phân bố THA theo nghề nghiệp trước khi nghỉ hưu (n=460)...........51
Bảng 3.16. Phân bố THA theo công việc hiện tại (n= 460)................................ 51
Bảng 3.17. Phân bố THA theo trình độ học vấn (n = 460)..................................52
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa giới tính và tình trạng bệnh tăng huyết áp của đối
tượng nghiên cứu (n=460)...................................................................................53
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với THA (n=460)..............................54
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tình trạng bệnh tăng huyết áp của
đối tượng nghiên cứu (n=460).............................................................................54
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa chỉ số BMI với tình trạng huyết áp (n=460)......55

Thang Long University Library


vii

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc với tình trạng huyết áp (n=460)

55
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn với THA (n=460)..................56
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa thói quen thường xuyên uống rượu bia với THA

(n=460)................................................................................................................56
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thói quen ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật với
THA (n=460).......................................................................................................57
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thói quen thường xuyên vận động thể lực với THA

(n=460)................................................................................................................57
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với THA (n=460)..................... 58

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................... 40
Biểu đồ 2.2. Phố bố đối tượng nghiên cứu theo phân độ THA……………….. 49
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố nguy cơ THA……53


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài thập niên gần đây, cùng với sự tiến bộ vượt bậc về khoa học
trên nhiều lĩnh vực, người ta đã chứng kiến sự gia tăng nhanh dân số già do tuổi
thọ ngày càng cao. Sự gia tăng nhanh dân số già là mối quan tâm chung của các
nước phát triển và các nước đang phá triển vì nó đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải
quyết thuộc nhiều lĩnh vực như xã hội, kinh tế, y tế … .
Người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên. Người cao tuổi thường có bệnh
mạn tính, trong đó tăng huyết áp là bệnh mạn tính phổ biến nhất. trên thế giới, tỷ
lệ mắc bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó Việt Nam là một trong
số những quốc gia già hóa dân số nhanh nhất trong khu vực. Trong năm 2013 tỷ
lệ người cao tuổi đã lên tới 10,5% tổng dân số [12]. Các nghiên cứu trên thế giới
và tại Việt Nam cho thấy tình hình tăng huyết áp ở người cao tuổi đang là vấn đề
sức khỏe đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi.

Theo Nghiên cứu của Hoàng Phương Thủy năm 2016 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
tăng huyết áp ở người cao tuổi (≥ 60 tuổi) chiếm 51,29 % [34], Nguyễn Thanh
Ngọc năm 2007 cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi chiếm 37,6% trong
đó nam giới cao tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn nữ giới cao tuổi [19].
Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam năm 2008, ở người lớn (≥60
tuổi) tại 8 tỉnh, thành phố của Việt Nam tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 47,8%
nghĩa là cứ 2 người cao tuổi ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp; năm 2012 tỷ
lệ tăng huyết áp ở người >75 tuổi là 69.8%, trong đó nam là 70,5% và nữ là 68,8%
[40]. Đến điều tra mới 2015-2016, có đến 47,3% người dân từ 25 tuổi trở lên bị
tăng huyết áp. Tuy nhiên, số ca tăng huyết áp được phát hiện đã tăng từ 48,4% lên
60,9%. Còn người tăng huyết áp được điều trị tăng từ 61,1% lên 92,8%. Như vậy,
với dân số gần 100 triệu người thì số người tăng huyết áp từ 25 tuổi trở lên ở Việt
Nam ước tính khoảng 17,1 triệu người. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết
áp, có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp;

Thang Long University Library


2

có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp khơng được điều trị; có 69,0% (8,1%
triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được [41].
Xã Bắc Phong là một xã thuộc huyện miền núi Cao Phong, tỉnh Hịa Bình.
Tại đây đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, các chương trình
thực hiện phịng chống Tăng huyết áp đã được triển khai song hiệu quả còn chưa
cao. Vì vậy, một số câu hỏi như Thực trạng bệnh tăng huyết áp của người cao tuổi
tại xã Bắc Phong huyện Cao Phong tỉnh Hịa Bình như thế nào? Có những yếu tố
nào liên quan đến bệnh tăng huyết áp của người dân ở đây?…Để trả lời các câu hỏi
đó và nhằm cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý y tế ở địa phương về thực
trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi và đưa ra những khuyến cáo ban đầu trong

việc kiểm soát huyết áp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về: “Thực trạng bệnh tăng
huyết áp ở người cao tuổi tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình năm
2020 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu:

Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng bệnh Tăng huyết áp của người cao tuổi tại xã
Bắc Phong - Huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2020.
Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp của nhóm
đối tượng nghiên cứu.


3

Chương 1:
TỔNG QUAN
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm
1.1.1. Huyết áp và Huyết áp động mạch
* Huyết áp: Là áp lực máu cần thiết làm máu lưu thông trong hệ tuần
hồn, đưa máu đến các mơ trong cơ thể. Trong hệ mạch máu có huyết áp động
mạch, huyết áp tĩnh mạch, huyết áp mao mạch.
Huyết áp động mạch gồm có:
- Huyết áp tâm thu (cịn gọi là huyết áp tối đa) là trị số huyết áp cao nhất
đo được trong chu kỳ tim. Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên thành động
mạch khi tim co (tim ở trạng thái co bóp). Huyết áp tâm thu thay đổi theo tuổi,
giới, trạng thái hoạt động của cơ thể. Trị số bình thường ở người trưởng thành là
90 - 140 mmHg [9].
-

Huyết áp tâm trương (còn gọi là huyết áp tối thiểu) là trị số huyết áp

thấp nhất đo được trong chu kỳ tim, đo được lúc tim giãn (tâm trương), do lực

đàn hồi của động mạch tác động lên máu trong động mạch. Huyết áp tâm trương
thay đổi theo tình trạng của thành động mạch. Trị số bình thường dao động trong
khoảng từ 50 đến 90 mmHg [9].
1.1.2. Tăng huyết áp
1.1.2.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người được gọi là tăng huyết áp (THA)

khi có một trong hai hoặc cả hai trị số tăng cao hơn giá trị bình thường:
Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối
thiểu (huyết áp tâm trương) ≥ 90 mmHg. Trị số được tính trung bình cộng của ít
nhất 2 lần đo liên tiếp với cách đo chuẩn [49].

Thang Long University Library


4

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm tăng huyết áp của Tổ
chức Y tế thế giới được trình bày ở trên. Khái niệm này cũng trùng hợp với khái
niệm mà Bộ y tế và các chương trình y tế tại Việt Nam đang sử dụng [38].
1.1.2.2. Phân loại và các giai đoạn của THA
Các giai đoạn của THA phân loại như sau:
Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI
Mức độ
Tối ưu
Bình thường
Bình thường cao
THA giai đoạn I
THA giai đoạn II
THA giai đoạn III

Nguồn : JNC VI [9]
Với 2 lần đo, khi huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương cho các giá trị
khác nhau thì mức độ tăng huyết áp được xác định ở kết quả đo cao nhất [9].
Đến năm 1999, để hòa hợp với phân loại của JNC VI, Hội tăng huyết áp
thế giới ISH (Internationnal Society ofHypertension) đã đưa ra cách phân loại
tăng huyết áp mới: dùng từ “độ” thay cho “ giai đoạn” vì từ giai đoạn chỉ sự tiến
triển theo thời gian, do đó khơng phù hợp cho phân độ.
Bảng 1.2. Phân loại tăng huyết áp theo WHO/ISH 1999
Loại
Tối ưu
Bình thường


5

Bình thường cao
THA độ I
THA độ II
THA độ III
THATT đơn thuần
Phân nhóm giới hạn
Phân nhóm giới hạn
Nguồn WHO/ISH 1999 [21].
Khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cho các giá trị khác nhau thì
loại tăng huyết áp được xác định ở kết quả đo cao nhất [9].
Ví dụ: Huyết áp đo được 160/92mmHg là THA độ II.
Huyết áp đo được 170/120mmHg là THA độ III.
* Cách phân loại tăng huyết áp ở Việt Nam [9]:
Theo đề nghị của Phạm Gia Khải và các cộng sự thì ở Việt Nam cả hai
cách đều có thể áp dụng và khi dùng cách nào chúng ta phải ghi rõ. Tuy nhiên

JNC VI ngày càng có giá trị thực tế khi các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tăng
huyết áp đang gia tăng. Xơ vữa động mạch, tiểu đường, hút thuốc lá, tuổi đời
kéo dài... và khả năng chẩn đoán các tổn thương ở các cơ quan đích, xác định
các yếu tố nguy cơ được cải thiện hơn.
1.1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp
Các bệnh không lây nhiễm thường không xác định được nguyên nhân cụ thể
mà chỉ có các yếu tố góp phần làm bệnh phát triển gọi là yếu tố liên quan (YTLQ).
Theo Tổ chức Y tế thế giới, yếu tố liên quan là bất cứ thuộc tính, đặc điểm nào làm
tăng khả năng mắc bệnh không lây nhiễm. Các yếu tố liên quan của bệnh không lây
nhiễm gồm: Hành vi lối sống, môi trường và các yếu tố sinh học

Thang Long University Library


6
[33].

Khi các cá thể phơi nhiễm với các YTLQ một thời gian dài (thường là hàng

chục năm) sẽ dẫn tới nguy cơ trung gian hay cịn gọi là tình trạng tiền bệnh. Nếu
khơng có các giải pháp ngăn ngừa các nguy cơ trung gian mà vẫn tiếp tục phơi
nhiễm với các YTLQ sẽ dẫn tới các BKLN như tim mạch, đái tháo đường, ung
thư và bệnh phổi mạn tính. Và hậu quả tất yếu của những bệnh này là tử vong và
tàn tật [34].
-

Một số yếu tố hành vi lối sống

Các YTLQ thuộc về hành vi lối sống vô cùng quan trọng trong BKLN. Một
số nước, ví dụ như Nhật Bản gọi BKLN là những bệnh liên quan đến lối sống.

Kiểm soát tốt các YTLQ này là cách hiệu quả nhất trong phòng bệnh BKLN. Theo
WHO, 80% bệnh tim mạch, đái tháo đường có thể phịng được thơng qua thực hiện
lối sống lành mạnh loại bỏ các YTLQ hành vi [35]. Theo khảo sát quốc gia về các
yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam của Bùi Văn Tân và cộng sự năm
2016 cho thấy, tỷ lệ những người hút thuốc hiện tại (nam 57,7%, nữ 1,7 %), và
người uống rượu (nam 25,11%, nữ 0,63%) và ở các khu vực có sự khác biệt về chế
độ ăn uống, tỷ lệ dân số đơ thị có chỉ số BMI trung bình cao hơn và tỷ lệ hoạt động
thấp hơn[35]. Theo nghiên cứu của tác giả Hồng Mùng Hai (2014), các yếu tố như
chỉ số khối lượng cơ thể, tỷ số vịng eo/vịng mơng, béo bụng và ăn mặn đều có liên
quan đến tăng huyết áp [25]. Tác giả Élodie Giroux (2013), thực hiện nghiên cứu
Framingham về tim (được gọi tắt là nghiên cứu Framingham), là một nghiên cứu
dài hạn về hệ tim mạch tiến hành trên các cư dân thị trấn Framingham, bang
Massachusetts, Mỹ. Kết quả tìm thấy từ nghiên cứu Bramingham đã giúp xác định
được các 06 yếu tố liên quan chính của các bệnh tim mạch, bao gồm: Tăng huyết
áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường và lối sống ít vận
động . Tại Trung Quốc có một nghiên cứu thuần tập trên quy mô lớn (Chinese
Multi-provincial Cohort Study - CMCS) thực hiện trên 16.552 người sống ở 11 tỉnh
và 3.118 người sống ở Bắc Ninh, tuổi từ 5 đến 64, khơng có bệnh 13 mạch vành,
được theo dõi từ 1992 đến 2002. Vào lúc kết


7

thúc nghiên cứu có 191 ca mắc bệnh mạch vành và 625 ca chết [36]. Nghiên cứu
dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch tại Việt Nam (2001 2009) của tác giả Nguyễn Lân Việt cho thấy, các yếu tố nguy cơ tim mạch chính
khá phổ biến trong cộng đồng người trưởng thành ở Việt Nam, đa số các yếu tố
nguy cơ này là đi với nhau thành chùm. Do đó, việc kiểm sốt từng yếu tố nguy
cơ riêng rẽ sẽ thu được lợi ích không nhiều so với việc can thiệp tác động đồng
thời lên nhiều yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối tương quan
“kiểu chữ U” giữa số huyết áp và BMI, điều này cho thấy gánh nặng THA khá

nổi cộm ngay cả trên người gầy, đối tượng thường bị xem nhẹ trong các chương
trình bệnh lý tim mạch. Đỗ Thái Hoà và cộng sự, nghiên cứu trên 1.200 đối
tượng trung niên (40 - 59 tuổi), thuộc 4 xã thuần nơng của huyện Đơng Sơn, tỉnh
Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu xác định được mối liên quan giữa tỷ lệ tăng
huyết áp và nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chỉ số BMI, số đo vịng mơng với
các OR từ 1,84 - 2,24, p< 0,05 [26].
Hút thuốc (lá, lào): Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch
vành gấp 2 - 4 lần và tử vong nhiều hơn khoảng 70% do bệnh này. Tác giả
Aurelio Leone nghiên cứu về hút thuốc và tăng huyết áp, cho thấy có bằng
chứng có sự kết hợp của hút thuốc với tăng huyết áp theo cấp số nhân làm tăng
nguy cơ tim mạch [37]. Nghiên cứu của Trương Thị Thùy Dương cho thấy có
mối liên quan giữa hút thuốc với THA (p < 0,05) [38]. Tác giả A Stallones Reuel
(2015), nghiên cứu mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch vành, cho
thấy hút thuốc là liên quan đến nguyên nhân của bệnh tim mạch.
Lạm dụng rượu, bia: Theo quy chuẩn của WHO, lượng rượu, bia uống trung
bình trên ngày trên 4 đơn vị chuẩn đối với phụ nữ và trên 5 đơn vị 14 chuẩn đối với
nam được coi là lạm dụng rượu bia [29]. Theo tác giả Phan Thị Kim Liên, uống
nhiều rượu (> 3 xuất/ngày, mỗi suất khoảng 148 ml rượu vang hay 1 lon bia) có
nguy cơ THA gấp 2 - 3 lần bình thường [39]. Nghiên cứu của Trương Thị Thùy

Thang Long University Library


8

Dương, Lê Thị Hương, Nguyễn Văn Hiến (2013) tại Hà Nam cũng cho thấy
uống rượu có mối liên quan với THA (OR = 1,19; CI95%: 0,85-1,67) [38].
Ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều muối: Phân tích gộp của Feng JoHe và
cộng sự (2004) cho thấy, có mối liên quan chặt chẽ giữa mức độ giảm muối và mức
độ giảm huyết áp, so với điều trị thông thường, chế độ ăn giảm muối làm giảm

huyết áp 2,6/1,1 mmHg [40]. Nhiều nghiên cứu dịch tễ và thử nghiệm lâm sàng cho
thấy có mối liên quan giữa chế độ ăn giảm muối và con số huyết áp. Theo khuyến
cáo của Tổ chức Y tế thế giới, người bình thường chỉ nên tiêu thụ dưới 5g
muối/người/ngày [33][39][34]. Lê Đức Hạnh và cộng sự (2013), nghiên cứu trên
115 bệnh nhân có tăng huyết áp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả,
những yếu tố nguy cơ chính của THA nguyên phát lần lượt là: tuổi cao
>

60 chiếm 57,39%; rối loạn lipid máu 88,69%; đái tháo đường 33,91%; ăn mặn

21,74%. Tỷ lệ bệnh nhân khơng biết mình bị THA chiếm tỷ lệ cao 33,04%; tỷ lệ
người biết mình bị THA mà khơng điều trị cũng cao 30,04%; tỷ lệ bệnh nhân
kiểm soát được huyết áp mục tiêu chỉ đạt 21,74% [41]. Tác giả Hồng Mùng Hai
(2014), nghiên cứu tình hình tăng huyết áp tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau cho
thấy, ăn mặn có nguy cơ tăng huyết áp gấp 1,1 lần [25].
Ăn ít rau quả: Khoảng 2,7 triệu người trên thế giới được cứu sống nếu
khẩu phần ăn có đủ rau xanh; 26,7 triệu (1,8%) DALY tồn cầu là do khẩu phần
ăn khơng có đủ rau xanh [42]. Trong tổng số gánh nặng bệnh tật do ăn thiếu rau
xanh gây ra thì bệnh tim mạch chiếm 85%, ung thư 15%. WHO khuyến nghị ăn
ít nhất 400g rau, quả/ngày, dung mơi hịa tan vitamin (A, D, 15 E, K), tạo năng
lượng… Sử dụng nhiều chất béo gây thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu, hội
chứng chuyển hóa và NCD. Tăng cholesterol máu ước tính gây ra 56% bệnh
mạch vành tồn cầu, tương đương 4,4 triệu tử vong (7,9%), 40,4 triệu DALY
(2,8%). Thay thế việc sử dụng nhiều chất béo no nguồn gốc động vật bằng chất
béo không no nguồn gốc thực vật được chứng minh giảm nguy cơ ĐTĐ týp 2 và
bệnh mạch vành [34][39].


9


Ít hoạt động thể lực: Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, do kinh tế phát
triển, cuộc sống có đầy đủ điều kiện vật chất hơn làm cho con người dễ sa vào
lối sống ít vận động thể lực, bên cạnh đó một chế độ ăn uống khơng hợp lý (quá
nhiều calo, nhiều mỡ động vật, nhiều chất ngọt...), lối sống luôn căng thẳng nhất
là ở các thành phố lớn tạo điều kiện cho bệnh tim mạch phát triển, trong đó THA
chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ [33][13].
-

Một số yếu tố sinh học:

Tỷ lệ THA tăng theo tuổi, có hơn một nửa số người ở độ tuổi 60 - 90 và ba
phần tư số người 70 tuổi trở lên bị THA. Nghiên cứu của Élodie Giroux và cộng sự
(2013) sử dụng mơ hình Bramingham đã đưa ra nguy cơ trong toàn bộ cuộc đời,
THA là gần 90% cho cả nam và nữ, những người chưa bị THA ở tuổi 55 hoặc
65

và sống tới độ tuổi 80 - 85. Kể cả sau khi đã hiệu chỉnh cho các nguyên nhân

tử vong, nguy cơ THA trong tồn bộ cuộc đời cịn lại vẫn là 86 - 90% với nữ và
81

- 86 % đối với nam. Tỷ lệ tiến triển thành THA trong 4 năm là 50% ở nhóm

65

tuổi trở lên và có huyết áp ở mức 130-139/85-89 mmHg, 26% ở những người có

HA trong khoảng 120-129/80-84 mmHg [43]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có
mối liên quan chặt chẽ giữa cân nặng cơ thể và huyết áp động mạch. Với những


người có cân nặng cao, nếu giảm bớt cân nặng, huyết áp động mạch cũng giảm.
Theo nghiên cứu của Đào Thu Giang cho thấy BMI và béo bụng có liên quan
khá chặt chẽ với THA nguyên phát [44]. Yếu tố nguy cơ THA nguyên phát ở
những bệnh nhân thừa 16 cân và béo phì cao hơn rõ rệt so với nhóm khơng thừa
cân. Chỉ số khối cơ thể (BMI) và tỷ lệ phần trăm mỡ ở nữ cao hơn so với nam
giới. Có một mối tương quan dương đáng kể giữa BMI, tỷ lệ phần trăm chất béo
và huyết áp cả tâm thu lẫn tâm trương. Các đối tượng thừa cân, béo phì có nhiều
khả năng bị tăng huyết áp hơn những người có chỉ số BMI bình thường [45][19].
Đỗ Thái Hòa, Trương Việt Dũng và cộng sự (2013), xác định có mối liên quan
giữa tỷ lệ THA và nhóm tuổi, giới tính, chỉ số BMI, số đo vịng mơng [26]. Theo
Ngơ Trí Tuấn, Hồng Văn Minh, tuổi càng cao nguy cơ mắc THA càng cao [27]

Thang Long University Library


10

1.1.2.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và hậu quả của THA
Trong hơn 40 năm gần đây hầu như các nhà sinh lý và lâm sàng tim mạch
đã rất cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu để giải thích cơ chế tăng huyết áp. Có một
số vấn đề đã được xác định, song còn nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ. Dưới đây
là một số cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng huyết áp đã được công nhận [4].
*

Tăng huyết áp nguyên phát: chiếm 95% tổng số bệnh nhân tăng huyết áp,

cơ chế bệnh sinh đến nay chưa được rõ ràng, người ta cho rằng một số yêu tố
sau có thể gây tăng huyết áp.
- Tăng hoạt động thần kinh giao cảm:
Trường hợp này thường gặp ở người trẻ tuổi, khi tăng hoạt động hệ thần

kinh giao cảm sẽ làm tăng hoạt động của cơ tim dẫn đến tăng cung lượng tim.
Hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt làm tăng sức cản
ngoại vị để dẫn đến hậu quả tăng huyết áp.
- Vai trò của Renin – Angiotensin – Aldosteron (RAA):
Renin là một enzym được các tế bào quanh thận và một số tổ chức khác
tiết ra khi có yếu tố kích thích. Các tế bào cơ trơn trên thành mao động mạch đến
của tiểu cầu thận nhận trách nhiệm nhận cảm áp lực của động mạch tiểu cầu
thận, kích thích các tế bào cạnh tiểu cầu thận tiết ra renin để điều hòa huyết áp,
duy trì áp lực lọc ở tiểu cầu thận. Yếu tố kích thích tiết renin là nồng độ muối
trong huyết tương và khích thích thụ cảm thể beta adrenecgic.
-

Vai trị của natri trong cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp [4]:

Đã từ lâu người ta biết vai trò của natri trong tăng huyết áp có thực
nghiệm và điều trị theo Tubian (1954): Lượng natri và nước có trong vách động
mạch cao hơn một cách rõ rệt ở người và xúc vật có tăng huyết áp.
Theo Braun Wald (1954): Vai trị của natri trong cơ chế bệnh sinh của tăng
huyết áp tiên phát thực hiện ở hai vị trí:


11

+ Stress (tác nhân gây bệnh): Ở những người ăn nhiều natri (do thói quen
trong gia đình), khả năng lọc của thận tăng nhưng cũng tăng tái hấp thu nước
làm thể tích máu tăng.
+

Màng tế bào có sự tăng thẩm thấu di truyền đối với natri, calci vào trong


tế bào của cơ trơn mạch máu, dẫn đến tăng tính co mạch, tăng sức cản ngoại vi
gây tăng huyết áp.
- Giảm chất điều hòa huyết áp:
Postaglandin E2 và kalikrein ở thận có chức năng sinh lý điều hịa huyết
áp, hạ calci máu tăng calci niệu. Khi các chất này thiếu hoặc bị ức chê gây nên
tăng huyết áp.
- Một số yếu tố tác động làm bệnh tăng huyết áp nặng lên:
+

Yếu tố di truyền và tính gia đình: Người da đen có tỷ lệ tăng huyết áp

cao và nặng hơn các chủng tộc khác.
+

Chế độ và tập quán ăn mặn đều liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp.

+

Béo: Người béo dễ bị tăng huyết áp, để đánh giá về béo người ta dựa

vào chỉ khối cơ thể [13].
Bình thường BMI = 18,5 – 25 kg/m2. Khi BMI > 25 là béo phì.
+ Hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày và uống rượu trên 100ml/ngày liên tục
trong 3 năm là những nguy cơ gây tăng huyết áp.
+

Rối loạn chuyển hóa lipit máu là nguy cơ quan trọng gây tăng huyết áp,

đặc biệt là người có “tâm chướng lipit”.
*


Tăng huyết áp thứ phát: Khoảng 5% tăng huyết áp có nguyên nhân rõ

ràng đó là:
-

Bệnh thận: Các bệnh của nhu mô thận đều gây tăng huyết áp thứ phát. Cơ

chế do tăng thể tích trong lòng mạch hoặc tăng hoạt độ của renin – angiotensin –
aldosteron. Tăng huyết áp do thận ở trẻ em chiếm một tỷ lệ rất cao [4].

Thang Long University Library


12
-

Tăng huyết áp do dị dạng mạch máu thận: Hẹp động mạch thận chiếm 1

– 2% tổng số bệnh nhân tăng huyết áp.
-

Cường aldosteron: Tổn thương thường thấy là u tuyến thượng thận.

-

U tủy thượng thận: Chiếm 1 – 2% tổng số bệnh nhân THA.

-


Hẹp eo động mạch chủ: Tăng ở phần trước chỗ hẹp và giảm ở phần sau

chỗ hẹp.
-

Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai: Bệnh tăng huyết áp xuất hiện hoặc

nặng lên khi có thai là một trong những nguyên nhân gây tử vong của người mẹ
cũng như thai nhi. Tỷ lệ tử vong của mẹ là 10%, của con là 33% [30].
-

Sử dụng Oestrogen: Sử dụng kéo dài sẽ gây tăng huyết áp vì oestrogen

gây tăng tổng hợp tiền chất renin. Đây cũng là dạng phổ biến nhất của tăng
huyết áp thứ phát. Cơ chế do tăng hoạt động của R.A.A do oestrogen kích thích
tổng hợp angiotensin và làm tăng angiotensin II làm cường aldosteron thứ phát.
Trong trường hợp này chỉ xảy ra ở 5% phụ nữ sử dụng thuốc và huyết áp ở trở
lại bình thường sau 6 tháng dừng thuốc [4].
-

Ngồi ra dùng corticoid kéo dài, cường tuyến giáp cũng gây THA.

-

Các nguyên nhân khác: Tăng huyết áp kết hợp với tăng kali máu, bệnh to

đầu chi, tăng can xi máu do cường tuyến cận giáp.
1.1.2.5. Các nguyên tắc điều trị
* Nguyên tắc chung
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ

hàng ngày, điều trị lâu dài.
Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim
mạch”. “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người
bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp
mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần


13

tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ
để điều chỉnh kịp thời.
Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích.
Khơng nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan
đích, trừ tình huống cấp cứu [36].
* Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống:
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Chương trình phịng chống
tăng huyết áp Quốc gia và Phân Hội Tăng huyết áp Việt Nam áp dụng cho mọi
bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần
dùng, bao gồm:
-

Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:

+

Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).

+

Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.


+

Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no.

-

Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số

khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.
-

Cố gắng duy trì vịng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.

-

Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn

2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc
chuẩn/tuần (nữ). Một cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia
hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.
-

Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

-

Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc

vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

-

Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh: cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi

hợp lý.

Thang Long University Library


14
-

Tránh bị lạnh đột ngột.

-

Những khuyến cáo trên được đưa ra dựa trên những bằng chứng nghiên

cứu các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và tử vong đối với người tăng huyết áp và cần
được áp dụng tối đa trên người bệnh để tăng cường hiệu quả điều trị tăng huyết

áp [37].
1.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay bệnh tim mạch
đang là nguyên nhân hàng đầu của tử vong không những ở các quốc gia đã phát
triển mà ngay cả quốc gia đang phát triển. Tử vong do bệnh tim mạch chiếm 1/3
tử vong chung của toàn thế giới (17/50 triệu ca tử vong) trong đó 80% tập trung
ở các quốc gia đang phát triển. Một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch chính
đã được khẳng định là THA, tỷ lệ THA trên thế giới từ 10- 20% đối với người

trên 18 tuổi. Tăng huyết áp đã ảnh hưởng đến một tỷ người trên toàn thế giới,
dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng huyết áp
tăng lên hiện nay giết chết khoảng 9,4 triệu người mỗi năm [11]. Trước sự gia
tăng và tác động to lớn của THA, WHO (2001) đã có báo cáo toàn cầu về tăng
huyết áp: “kẻ sát nhân thầm lặng, cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng toàn
cầu”. Theo đó, người lớn trên thế giới có tỷ lệ THA là 28,5% (27,3- 29,7%) ở
các nước thu nhập cao và 31,5% (30,2 - 32,9%) ở các nước thu nhập thấp và
trung bình. Từ năm 2000 đến 2010, tỷ lệ THA chuẩn hóa theo tuổi đã giảm 2,6%


các nước có thu nhập cao nhưng tăng 7,7% ở các nước thu nhập thấp và trung

bình. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ nhận thức (58,2% so với 67,0%), điều trị (44,5%
so với 55,6%), và kiểm soát (17,9% so với 28,4%) tăng đáng kể ở các nước thu
nhập cao, trong khi nhận thức (32,3% so với 37,9%) và điều trị (24,9% so với
29,0%) tăng ít hơn, và kiểm soát (8,4% so với 7,7%) thậm chí giảm nhẹ ở các
nước thu nhập thấp và trung bình [11]. Tài liệu này cũng hướng dẫn để bệnh
nhân THA có thể phịng ngừa và điều trị được và làm thế nào để các chính phủ,


15

nhân viên y tế, khu vực tư nhân, gia đình và cá nhân cùng hợp sức để giảm sự
tăng huyết áp và tác động của nó.
Dữ liệu từ các cuộc điều tra quốc gia và khu vực khác nhau cho thấy THA là
phổ biến ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực đô thị. Một số yếu tố
nguy cơ THA dường như phổ biến hơn ở các nước đang phát triển so với các nước
phát triển [13]. Theo Norm R. Campbell, Tej Khalsa và cộng sự (2016), THA là yếu
tố nguy cơ hàng đầu đối với tử vong và tàn tật trên toàn cầu, là nguyên nhân gây ra
khoảng 10,3 triệu người chết và 208 triệu người tàn tật năm 2001. Cứ 10 người lớn

trên 25 tuổi thì có khoảng 4 người mắc THA, và ước tính 9 trong số 10 người lớn
sống đến 80 tuổi sẽ bị THA. Hai phần ba số người bị THA là ở các nước đang phát
triển [14]. Tara Kessaram, Jeanie McKenzie và cộng sự (năm 2015) nghiên cứu về
các bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ ở quần thể người lớn ở một số
quần đảo thuộc Thái Bình Dương: kết quả từ phương pháp tiếp cận theo phương
pháp của WHO về giám sát, cho thấy tỷ lệ THA đã vượt quá 25% ở một số quần
thể. Ở Ấn Độ (năm 2014), tác giả Anchala, Raghupathy và cộng sự tiến hành một
tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp về sự phổ biến, nâng cao nhận thức và
kiểm soát tăng huyết áp đối với người lớn (≥18 tuổi) tại một số vùng nông thôn và
thành thị của Ấn độ. Qua tổng hợp 142 bài viết trong tổng số 3.047 bài viết, kết quả
cho thấy tỷ lệ THA chung của Ấn Độ là 29%, nông thôn 25% và thành thị là 33%.
Trong số này, 25% người dân ở nông thôn và 42% người dân ở đô thị nhận thức
được tình trạng THA của họ. Chỉ có 25% người THA ở nông thôn và 8% người
THA ở đô thị đang được điều trị THA. Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu ở người THA
thuộc khu vực nông thôn và khu vực đô thị lần lượt là 10% và 20% [16]. Một điều
tra về sự phổ biến, nâng cao nhận thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp và các
yếu tố nguy cơ liên quan trong dân số trưởng thành ở Bangladesh (2011) trên mẫu
đại diện là 7.876 người tuổi từ 35 tuổi trở lên, sử dụng mơ hình hồi quy logistic để
xác định các yếu tố nguy cơ đối với nhận thức, điều trị và kiểm soát THA. Kết quả:
Nhìn chung, tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi của tiền THA và THA lần lượt là 27,1% và

Thang Long University Library


16

24,4%. Trong số những bệnh nhân bị tăng huyết áp thì chỉ có 50,1% biết về tình
trạng HA của họ, 41,2% là trong điều trị, nhưng chỉ có 1,4% đạt huyết áp mục
tiêu[17]. Tại Rumani các tác giả tổ chức hai (02) cuộc điều tra cắt ngang cách 7
nhau 7 năm, cuộc thứ nhất với 2.017 cá nhân tuổi từ 18-85, tỷ lệ tham gia nghiên

cứu 45%, cuộc thứ hai với 1.975 cá nhân tuổi từ 18-80, tỷ lệ tham gia nghiên
cứu 69%, bằng cách phỏng vấn theo bộ câu hỏi, đo huyết áp và các số đo nhân
trắc học trong hai nghiên cứu. Tỷ lệ THA ở Rumani là 40,41%, nhận thức đúng
về THA là 69,55%, trong đó với 59,15% cá nhân THA được điều trị, tỷ lệ kiểm
soát được HA là 25%. Qua 7 năm, đã giảm 10,7% về tỷ lệ THA, gia tăng 57%
trong nhận thức của THA và tăng 52% trong điều trị tăng huyết áp, dẫn đến gần
như tăng gấp đơi tỷ lệ kiểm sốt của THA [18]. Một nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ
(2012), các tác giả tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá dịch tễ học hiện tại của
tăng huyết áp, bao gồm mức độ phổ biến của nó, nhận thức, điều trị và kiểm soát
huyết áp để đánh giá những thay đổi trong các yếu tố này trong 10 năm qua bằng
cách so sánh kết quả với sự phổ biến, nâng cao nhận thức, điều trị và kiểm soát
tăng huyết áp ở Thổ Nhĩ Kỳ từ dữ liệu nghiên cứu năm 2000, cũng như đánh giá
các thông số ảnh hưởng đến nhận thức và kiểm soát huyết áp. Kết quả: Mặc dù
tỷ lệ THA ở 2 cuộc điều tra đã ổn định ở mức khoảng 30%, song nhận thức về
THA, điều trị và tỷ lệ kiểm soát THA đã được cải thiện ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhìn
chung, 54,7% bệnh nhân THA đã nhận thức đúng về bệnh của họ trong năm
2012 so với 40,7% trong năm 2000. Tỷ lệ điều trị tăng huyết áp tăng từ 1,1%
năm 2000 lên 47,4% vào năm 2012, và tỷ lệ kiểm soát ở bệnh nhân THA tăng từ
8,1% năm 2000 lên 28,7% trong năm 2012. Tỷ lệ kiểm soát THA ở bệnh nhân
điều trị được cải thiện giữa năm 2000 (20,7%) và năm 2012 (5,9%). Qua các số
liệu nêu trên đây đã cho thấy, vẫn còn một số lượng lớn của THA không được
điều trị hoặc điều trị không đầy đủ ở Thổ Nhĩ Kỳ[19]. Nghiên cứu của các tác
giả Norm Campbell, Pedro Ordunez và cộng sự (2017): Thực hiện các chỉ số
hiệu suất được chuẩn hóa để cải thiện kiểm sốt huyết áp ở cả cấp độ dân cư và
tổ chức chăm sóc sức khoẻ, các tác giả đã đưa 8 ra các khuyến nghị sửa đổi từ


×