Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan B trên phụ nữ mang thai có HBV tại Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.13 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG
LONG

PHẠM QUỐC HUY

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRONG PHÒNG, CHỐNG LÂY TRUYỀN VI RÚT VIÊM GAN B
TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI CÓ HBV TẠI
ĐỒNG THÁP VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG
LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC
KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG
CỘNG

PHẠM QUỐC HUY – C01459

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRONG PHÒNG, CHỐNG LÂY TRUYỀN VI RÚT VIÊM GAN B
TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI CÓ HBV TẠI
ĐỒNG THÁP VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG
CỘNG Mã số: 8720710



LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BS. HOÀNG QUỐC CƯỜNG

Hà Nội - 2020


Thang Long University Library


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên tôi muốn gửi lời cám ơn tới Ban Giám hiệu và Quý Thầy cô
trường Đại học Thăng Long đã dùng tri thức cùng với tâm huyết và thời gian
quý báu của mình để trang bị kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu tại Trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. BS.
Hoàng Quốc Cường, người đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu
cùng với sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình tơi hồn thành tốt luận văn tốt
nghiệp.
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, tập thể lãnh đạo của Viện Pasteur
TP. HCM, Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viên đa khoa Đồng Tháp đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi trong q trình thu thập số liệu và cung cấp các tài liệu liên
quan đến luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cám ơn tới những người thân trong gia đình và bạn
bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, khuyến khích và giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN


Phạm Quốc Huy


Tôi xin cam đoan luận văn này là một phần số liệu trong đề tài nghiên cứu
cấp Bộ có tên “Nghiên cứu tình trạng nhiễm HBV ở trẻ em sinh ra từ mẹ có
HBV và các yếu tố liên quan đến khoảng trống miễn dịch ở các đối tượng này”
với cơ quan chủ trì đề tài là Viện Pasteur TP. HCM. Kết quả đề tài này là
thành quả nghiên cứu của tập thể mà tơi là một thành viên chính. Tơi đã được
Chủ nhiệm đề tài và tồn bộ các thành viên trong nhóm nghiên cứu đồng ý cho
phép sử dụng số liệu, kết quả của đề tài này vào luận văn để bảo vệ lấy bằng
Thạc sĩ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất cứ đề tài nào khác. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM QUỐC HUY


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM GAN B.............................................. 3
1.1.1. Tình hình phân bố viêm gan B theo địa lý..........................................3
1.1.2. Đặc điểm của Vi rút viêm gan B......................................................... 8
1.1.3. Khả năng gây bệnh của vi rút viêm gan B........................................ 10
1.1.4. Lây truyền Vi rút viêm gan B............................................................12
1.1.5. Các biện pháp phòng, chống............................................................. 13
1.1.6. Tiêm vắc xin viêm gan B trên trẻ được sinh ra từ mẹ có HBV.........16
1.1.7. Hiệu quả của tiêm chủng vắc xin VGB trong chương trình TCMR . 23

1.2. TÌNH HÌNH VÀ LUẬN GIẢI MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............25
1.2.1. Đánh giá tổng quan........................................................................... 25
1.2.2. Luận giải............................................................................................28
1.3. KHUNG LÝ THUYẾT..........................................................................30
1.4. GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.......................................... 30
1.4.1. Bệnh viện Từ Dũ...............................................................................30
1.4.2. Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.........................................................30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............32
2.1. ĐỐI TƯỢNG. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...........32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 32
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................32
2.1.3. Thời gian nghiên cứu........................................................................ 32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................32
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu................................................................ 33


2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá........................... 34
2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu.............................................................34
2.3.2. Tiêu chí đánh giá...............................................................................37
2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THƠNG TIN......................................38
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin................................................................ 38
2.4.2. Các kỹ thuật thu thập thơng tin..........................................................38
2.4.3. Quy trình thu tuyển........................................................................... 38
2.5. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU..................................................... 40
2.6. SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ...............................40
2.6.1. Sai số................................................................................................. 40
2.6.2. Biện pháp khắc phục......................................................................... 41
2.7. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU...................................................41
2.8. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI...................................................................... 42

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................43
3.1. THỜI GIAN THU TUYỂN...................................................................43
3.2. THÔNG TIN CHUNG.......................................................................... 43
3.3. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG LÂY TRUYỀN
VI RÚT VIÊM GAN B CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............49
3.3.1. Kiến thức về phòng, chống lây truyền vi rút VGB........................... 49
3.3.2. Thực hành phòng, chống lây truyền VGB của thai phụ....................57
3.4. YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH........57
3.4.1. Yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng, chống lây truyền vi rút
VGB của thai phụ có HBV................................................................57
3.4.2. Yếu tố liên quan đến thực hành của thai phụ có HBV......................66
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.................................................................................70
4.1. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG LÂY
TRUYỀN VI RÚT VIÊM GAN B CỦA THAI PHỤ CĨ HBV..................70
4.1.1. Kiến thức của thai phụ có HBV về đường lây truyền vi rút VGB....70


4.1.2. Thực hành của thai phụ có HBV....................................................... 75
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÒNG, CHỐNG LÂY TUYỀN VI RÚT VIÊM GAN B CỦA ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................ 77
KẾT LUẬN.........................................................................................................86
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 89


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADN

: Acid Desoxyribonucleic


ARN

: Acid Ribonucleic

ALT

: Aspartate aminotransferase

enzyme AST : Alanine aminotransferase enzyme
Anti-HBs

: Antibody against Hepatitis B surface antigen (Kháng thể chống
lại kháng nguyên bề mặt của vi rút VGB)

Anti-HBe

: Antibody against Hepatitis B envelop antigen (Kháng thể chống
lại kháng nguyên vỏ của vi rút VGB)

Anti-HBc

: Antibody against Hepatitis B core antigen (Kháng thể chống lại
kháng nguyên lõi của vi rút VGB)

BCG: Bacillus Calmette Guérin (

Vắcxin BCG phòng bệnh

lao) BVĐK : Bệnh viện Đa khoa

CDC : The Centers for Disease Control Prevention (Trung tâm kiểm
soát bệnh tật Hoa Kỳ)
cccADN

: Convalently closed circular DNA (ADN vịng đóng tương đương)

CI

: Confidence Interval (Khoảng tin cậy)

DPT

: Diphtheria- Tetanus-Pertussis Vaccine (Vắc xin bạch hầu - ho gà
- uốn ván)
GAVI
: Global Alliance for Vaccine and Immunization (Liên minh toàn
cầu về vắcxin và tiêm chủng)
HBIg
: Hepatitis B immunoglobulin (Kháng thể kháng VGB)
HBsAg
: Hepatitis B surface Antigen (Kháng nguyên bề mặt của vi rút
viêm gan B)
HBeAg : Hepatitis B e Antigen (Kháng nguyên vỏ của vi rút
VGB) HBV : Hepatitis B virus (Vi rút VGB)
HCC : Hepatocellular carcinoma (Ung thư gan nguyên phát)


HIV

: Human immunodeficiency virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch

ở người)

HCV

: Hepatitis C virus (Vi rút viêm gan C)

IU

: International Unit (Đơn vị quốc tế)

OPV : Oral Poliomyelitis Vaccine (

Vắcxin bại liệt uống)

Odds : Tỷ số của hai xác suất
OR

: Odds Ratio (Tỷ suất chênh)

PARA

: Prity (tiền sử thai của sản phụ)

SHBs : Small Hepatitis B surface Protein (Protein

bề mặt loại nhỏ của

vi rút VGB)
TCMR : Tiêm chủng mở rộng
PTCS


: Phổ thông cơ sở (cấp 2)

PTTH

: Phổ thông trung học (cấp 3)

VGB0

: Mũi vắc xin VGB trong thời kỳ sơ sinh

VGB1

: Mũi vắc xin VGB thứ

nhất VGB2 : Mũi v ắc xin VGB thứ hai
VGB3 : Mũi v
VGB

ắc xin VGB thứ ba

: Viêm gan B

WHO : World Health Organization ( Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Một số nghiên cứu nhiễm HBsAg(+)...........................................5
Bảng 1. 2: Một số nghiên cứu nhiễm HBsAg(+) trên phụ nữ có thai............6
Bảng 1. 3: Lịch tiêm vắc xin VGB: chương trình TCMR...........................18

Bảng 2. 1: Biến số và chỉ số nghiên cứu......................................................34
Bảng 2. 2: Tính điểm kiến thức của thai phụ có HBV.................................37
Bảng 2. 3: Thực hành đối với thai phụ có HBV..........................................38
Bảng 3. 1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên cứu...44
Bảng 3. 2: Kiến thức của thai phụ có HBV về đường lây truyền................50
Bảng 3. 3: Kiến thức của thai phụ có HBV vềcách phòng, chống lây truyền
vi rút VGB tốt nhất cho trẻ..................................................................................51
Bảng 3. 4: Kiến thức của thai phụ có HBV về tiêm phòng vắc xin VGB cho
trẻ.........................................................................................................................52
Bảng 3. 5: Nguồn tìm hiểu kiến thức VGB của thai phụ có HBV...............54
Bảng 3. 6: Kiến thức đúng về phòng, chống lây truyền vi rút viên van B của
thai phụ có HBV..................................................................................................55
Bảng 3. 7: Thực hành của thai phụ có HBV................................................57
Bảng 3. 8: Yếu tố liên quan đến kiến thức đường lây truyền qua đường tình
dục........................................................................................................................58
Bảng 3. 9: Yếu tố liên quan đến kiến thức về đường lây truyền từ mẹ sang
con........................................................................................................................59
Bảng 3. 10: Yếu tố liên quan đến kiến thức về cách phịng, chống lây truyền
vi rút VGB của thai phụ có HBV.........................................................................60
Bảng 3. 11: Các yếu tố liên quan đến kiến thức về đối tượng tiêm phòng
vắc xin của thai phụ có HBV...............................................................................61


Bảng 3. 12: Yếu tố liên quan đến kiến thức về số mũi tiêm đủ liều đối với
trẻ dưới 12 tháng tuổi...........................................................................................62
Bảng 3. 13: Yếu tố liên quan đến kiến thức về thời điểm tiêm tốt nhất cho
trẻ dưới 12 tháng tuổi...........................................................................................63
Bảng 3. 14: Yếu tố liên quan đến kiến thức về thời gian bảo vệ của vắc xin
..........................................................................................................................


64

Bảng 3. 15: Yếu tố liên quan đến điểm kiến thức chung............................65
Bảng 3. 16: Yếu tố liên quan đến thực hành của thai phụ...........................66
Bảng 3. 17: Mối liên quan giữa kiến thức và nguồn tìm hiểu kiến thức của
thai phụ có HBV..................................................................................................68
Bảng 3. 18: Mối liên quan giữa điểm kiến thức và thực hành của thai phụ có
HBV.....................................................................................................................68
Bảng 3. 19: Mối liên quan giữa thực hành của thai phụ và thực hành của
người chồng.........................................................................................................68


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Bản đồ phân bố nhiễm viêm gan B trên thếgiới..........................5
Hình 1. 2: Cấu trúc của Vi rút viêm gan B..................................................10


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ thu tuyển đối tượng nghiên cứu theo tháng..................43
Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ thu tuyển đối tượng nghiên cứu tại hai Bệnh viện........45
Biểu đồ 3.3: Phân bố về tuổi của thai phụ có HBV.....................................46
Biểu đồ 3. 4: Học vấn của thai phụ có HBV...............................................47
Biểu đồ 3. 5: Phân bố nghề nghiệp của thai phụ có HBV...........................48
Biểu đồ 3. 6: Kiến thức chung của đối tương nghiên cứu...........................49
Biểu đồ 3. 7: Phân bổ về điểm kiến thức của thai phụ có HBV..................56


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. 1: Khung lý thuyết của nghiên cứu................................................30
Sơ đồ 2. 1: Quy trình thu tuyển....................................................................39



16

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan B (VGB) là bệnh nhiễm trùng gan có khả năng đe dọa đến tính
mạng. Nhiễm vi rút viêm gan B là một vấn đề có tính chất tồn cầu. Theo báo
cáo của WHO năm 2002, thì có hơn 2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm vi rút viêm
gan B, trong đó có 350 triệu người mang vi rút viêm gan B mạn tính. Hàng năm,
hơn 4 triệu ca lâm sàng liên quan đến vi rút viêm gan B và 25% trong số đó mang
bệnh, ước tính trên thế giới có tới một triệu người mang vi rút viêm gan B mạn
tính chết vì ung thư gan nguyên phát và xơ gan [73].
Bệnh viêm gan B có thể phịng, chống được nếu sử dụng vắc xin sớm và
tuân thủ điều trị. WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin viêm gan B trong chương
trình tiêm chủng mở rộng để tiêm chủng cho trẻ ở tất cả các quốc gia [71].
Vi rút viêm gan B tồn tại trong máu và dịch thể, có thể lây truyền theo 3
đường: Từ mẹ sang con, qua đường máu và quan hệ tình dục khơng sử dụng bao
cao su. Ở Việt Nam, đường phổ biến nhất là lây truyền từ mẹ sang con và cũng
là nguyên nhân thường gặp nhất. Nhiều thai phụ khơng biết mình bị nhiễm vi rút
viêm gan B do khơng có triệu chứng và khơng được xét nghiệm [26].
Mặc dù bệnh VGB có thể dự phịng được, tỷ lệ bao phủ vắc xin VGB trên
toàn cầu mới đạt 75% thấp hơn nhiều so với mục tiêu cần đạt là 90%. Trong đó
tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh (trong vòng 24 giờ đầu) mới đạt 27% [28].
Việc tiêm vắc xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm
trong 24 giờ kết hợp với tiêm đủ 3 liều vắc xin, thì khả năng phòng được 85-90%
các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con [28].
Trên thực tế, nhiều trẻ sinh ra từ mẹ có vi rút viêm gan B dương tính vẫn bị
nhiễm bệnh viêm gan B sau khi sinh, mặc dù đã được tiêm vắc xin viêm gan B.



1
7
Lây truyền viêm gan B trong quá trình chuyển dạ và khi đẻ là nguyên nhân phổ
biến trong cơ chế lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con[28].
Trung tâm gan Á Châu – Trường đại học Stanford cho rằng viêm gan B là
“kẻ giết người thầm lặng”. Khi có các biểu hiện lâm sàng thì thường bệnh đã ở
giai đoạn muộn. Và VGB là nguyên nhân chính gây ung thư gan, là nguyên nhân
của 37% các trường hợp tử vong do ung thư gan trên thế giới. Người mắc viêm
gan B mạn có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc[26].
Trẻ sơ sinh có nguy cơ tiến triển thành viên gan B mạn cao nhất. Trên 90%
trẻ sinh từ mẹ nhiễm viêm gan B sẽ mắc viêm gan B mạn nếu khơng được tiêm
vắc xin và điều trị dự phịng [26].
Mặc dù Bộ Y tế Việt Nam đã rất quan tâm đến việc kiểm sốt bệnh. Nhưng
khơng có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng, chống lây truyền vi
rút viêm gan B tại Việt Nam, đặc biệt là trên đối tượng thai phụ có vi rút viêm
gan B. Vì vậy nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu với mục đích chính là
khảo sát nhận thức việc phòng, chống lây truyền vi rút VGB của các bà mẹ
mang thai có HBV tại 2 địa điểm: Bệnh viện Từ Dũ – TP. HCM và bệnh viện đa
khoa Đồng Tháp từ đề tài cấp Bộ mà cơ quan chủ trì nghiên cứu là Viện Pasteur
Thành Phố Hồ Chí Minh với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Đánh giá kiến thức và thực hành phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan
B
của thai phụ có HBV tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp và Bệnh viện Từ Dũ
– TP. HCM năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng, chống
lây truyền vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM GAN B

1.1.1. Tình hình phân bố viêm gan B theo địa lý
1.1.1.1. Trên thế giới
Theo báo cáo của WHO năm 2002, thì có hơn 2 tỷ người trên thế giới bị
nhiễm HBV, trong đó có 350 triệu người mang vi rút VGB mạn tính. Hàng năm,
hơn 4 triệu ca lâm sàng liên quan đến HBV và 25% trong số đó mang bệnh, ước
tính trên thế giới có tới một triệu người mang vi rút VGB mạn tính chết vì ung
thư gan nguyên phát và xơ gan [73].
Phân bổ VGB trên toàn cầu được xem xét tốt nhất theo 6 khu vực được
quản lý của WHO, bao gồm: Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Đông Địa Trung
Hải và Tây Thái Bình Dương. Theo một nghiên cứu của Cheung R Hwang EW
(2011) [48], mỗi khu vực địa lý như vậy có tỷ lệ nhiễm và cách thức lây truyền
có sự khác biệt rõ rệt, quan sát được xác định bởi sự phổ biến của kháng nguyên
bề mặt vi rút VGB (HbsAg) trên quần thể nói chung. Tùy theo tỷ lệ người có
HBV, có 3 khu vực chính:
Vùng lưu hành bệnh cao: có tỷ lệ HBsAg(+) > 8%. Chiếm khoảng 45% dân
số của thế giới, bao gồm khu vực Châu Phi, các quốc gia Châu Á, lưu vực sông
Amazon và các khu vực miền Trung Đông, được cho là sống trong các khu vực
độ đặc hiệu cao với người đã từng phơi nhiễm vi rút VGB trên 60%. Phương
thức lây truyền thông thường là dọc tại thời điểm sinh ra từ một người mẹ bị
nhiễm bệnh mạn tính hoặc ngay trong thời thơ ấu do bị cắn, tổn thương da hoặc
thói quen vệ sinh, chính vì vậy tuổi bị nhiễm rất sớm như ở trẻ sơ sinh [48].
Vùng lưu hành bệnh trung bình: có tỷ lệ HBsAg (+) từ 2-7%, ở các quốc
gia ở miền Nam châu Âu (Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp) và Đông Âu,


1
9
Nga, Nam Mỹ. Ở khu vực này kiểu lây truyền chủ yếu là qua đường quan hệ tình
dục [48].
Vùng lưu hành bệnh thấp: Chỉ khoảng 12% dân số thế giới, có tỷ lệ

HBsAg(+) < 2% như ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc. Đường lây truyền chủ yếu ở khu
vực này là lây truyền hàng ngang ở các đối tượng nguy cơ cao: nghiện ma túy,
gái mại dâm, nhân viên y tế, bệnh nhân bị bệnh huyết hữu (bệnh ưa chảy máu),
bệnh nhân ghép tạng [48].
Đặc biệt khu vực Châu Á Thái Bình Dương đại diện cho 3/4 bệnh nhân
HBV mạn tính trên tồn thế giới. Cụ thể, khu vực Tây Thái Bình Dương bao
gồm các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và
Việt Nam chiếm 50% số người có HBV mạn tính trên thế giới. Một phần ba các
trường hợp xơ gan và hơn một nửa số trường hợp ung thư gan nguyên phát ở khu
vực châu Á là do HBV. Trước khi thực hiện chương trình tiêm chủng HBV, khu
vực Châu Á Thái Bình Dương được chia thành ba loại về tỷ lệ lưu hành. Các khu
vực có tỷ lệ mắc cao (> 8%) bao gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông. Đài
Loan, Hàn Quốc. Mông Cổ, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và các đảo phía nam
Thái Bình Dương. Tỷ lệ lưu hành trung bình (2-8%) bao gồm Trung Á, Ấn Độ,
Indonesia, Malaysia và Singapore. Tỷ lệ lưu hành thấp (<2%) bao gồm Úc và
New Zealand, mặc dù điều này đã tăng lên trong những năm gần đây do di cư từ
các quốc gia có tỷ lệ nhiễm cao [64].


Hình 1. 1: Bản đồ phân bố nhiễm viêm gan B trên thế giới. Nguồn: CDC [33]

1.1.1.2. Ở Việt Nam
Theo thống kê của WHO, Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành bệnh cao,
qua nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước chúng ta biết rằng tỷ lệ nhiễm
HBV ở Việt Nam trung bình vào khoảng 15%, như vậy tính ra có khoảng 10-12
triệu người đang mang mầm bệnh. Trong khu vực lây truyền cao như nước ta thì
lây truyền chủ yếu là lây truyền dọc, từ mẹ truyền sang con [64].
Bảng 1. 1: Một số nghiên cứu nhiễm HBsAg(+)

Địa phương Tác giả -Thời điểm nghiên

cứu
Hà Nội Trần Thị Chính-1996 [1]
Thái Nguyên

257/1780

Duong TH. Nguyen Ph -2009 [43]

Số mắc/

Tỷ lệ

Tổng số

%

14,4
34/383

8,8


2
1

Địa phương Tác giả -Thời điểm nghiên
cứu

Số mắc/


Tỷ lệ

Tổng số

%

Thái Bình

Nguyen VT. McLaws ML-2007 [57]

159/837

19,0

Bát Xát – Lào

Bùi Xuân Trường. Nguyễn Văn Bàng 107/683

15,7

Cai

-2009 [34]

Tỉnh Quảng Bình Nguyễn Đức Cường – 2017 [2]
Xã Phú cường – Ngô Thị Quỳnh Trang – 2011 [32]

240/2019
66/375


11,89
17,6

Hưng Yên
Thừa Thiên Huế Ngô Viết Lộc – 2012 [15]
Huyện Tân Châu Châu Hữu Hầu-1995 [10]

413/2525

16,36

199/1801

11,0

62/548

11,3

(An Giang)
Thành phố Hồ Trương Thị Xuân Liên-1994 [14]
Chí Minh
Từ 1996 – 2017, tìm hiểu một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm vi rút
VGB (HbsAg(+)) ở cộng đồng dân cư ở các tỉnh thành trên cả nước dao động từ
8,8%- 19%.
Bảng 1. 2: Một số nghiên cứu nhiễm HBsAg(+) trên phụ nữ có
thai

Địa phương Tác giả - Thời điểm nghiên cứu


Số mắc/

Tỷ lệ
%

Tổng số

Hà Nội Vũ Thi Tường Vân - 1996 [35]
412/3185
12,9
Chu Thị Thu Hà- 2006 [6]
163/1300
12,5
Hải Phòng Nguyễn Tuyết Nga –1996 [18]
204/1651
12,36
Nguyen CH, Azumi Ishizaki, et al36/200
18,0
2011[56]
Thái Bình Phí Đức Long – 2009 [16]
60/476
12,6
Bình Dương Đào Thị Mỹ Phượng. Võ Minh Tu ấn – 106/1010
10,5
2014


Địa phương Tác giả - Thời điểm nghiên cứu

Số mắc/

Tổng số
12/100
76/601

Tỷ lệ
%
12,0
12,6

TP.HCM Trương Thị Xuân Liên-1994 [14]
Lê Đình Vĩnh Phúc 2015[22]
Từ 1994-2015, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thai phụ có HBV được cho là
cao trong khu vực dao động từ 10,5%- 18%. Do vậy lây truyền dọc từ mẹ sang
con được cho là một trong những đường lây truyền rất phổ biến và quan trọng ở
Việt Nam [7, 18, 35, 56].
Tình hình nhiễm HBV cao ở các thể bệnh của gan như:
• Trong viêm gan siêu vi B cấp là 40-50% (tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới)
• Trong bệnh xơ gan là 37,8% (tại Bệnh viện Truyền máu Huyết Học
TP. HCM)
• Trong bệnh ung thư gan nguyên phát là 70,7% so với nhóm ung thư
và bướu lành khác là 13,2% với p< 0,001 (tại trung tâm ung bướu
TP. HCM).
Theo báo cáo của tác giả Đinh Văn Phương và cộng sự năm 2008-2009 tại
Bệnh viện Long Thành – Đồng Nai, tỷ lệ HBV-DNA (+) của thai phụ có HBV là
62%, 74% tại báo cáo của nhóm tác giả Bùi Hữu Hoàng khảo sát tại Bệnh viện
Nhân Dân Gia Định năm 2013, tuy nhiên một nghiên cứu khác tại Bình Dương
của nhóm tác giả Đào Thị Mỹ Phượng và Võ Minh Tuấn thì tỷ lệ này là 44,6%
[24] [19, 23].
Các nghiên cứu đã cơng bố ở trong và ngồi nước cho thấy:
Tỷ lệ người có HBV từ 10-25% tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh

nghiên cứu. Với dân số hơn 84 triệu dân (ước tính năm 2006) và tỷ lệ người có
HBV cao, các bệnh lý về gan do HBV vẫn sẽ là một gánh nặng cho ngành y tế
[6, 10, 14, 34, 35].


2
3
Tỷ lệ thai phụ có HBV là 12- 18%, trong số đó có khoảng 30-40% mang đồng
thời cả HBsAg và HBeAg do vậy lây truyền dọc từ mẹ sang con là một con
đường lây truyền rất quan trọng ở Việt Nam [6, 18, 35, 56].
Khoảng 50% các trường hợp viêm gan có HBsAg(+), tỷ lệ có HBV ở các
bệnh nhân HCC hoặc xơ gan là 50- 85% [4, 20, 30, 57].
Tỷ lệ có HBV ở người có kháng nguyên bề mặt HBsAg(-) (nhiễm HBV ẩn:
occult HBV) theo một nghiên cứu ban đầu là rất cao 91,3% (73/80) do vậy trong
tương lai cần phải có những nghiên cứu có quy mơ lớn hơn để đánh giá về tỷ lệ
cũng như tác động của có HBV ẩn đối với người Việt Nam [33].
1.1.2. Đặc điểm của Vi rút viêm gan B
Vi rút viêm gan B (tiếng Anh: Hepatitis B virus, viết tắt: HBV) là một vi rút
có vỏ, bao bọc lỏi AND sợi kép, thuộc họ Hepadnaviridae. Trong huyết thanh
của bệnh nhân ở giai đoạn hoạt động nhân lên của siêu vi người ta tìm thấy ba
kiểu cấu trúc [12]:
−Hạt tử Dane hay virion hồn chỉnh, có đường kính 42nm, gồm lớp vỏ bọc
bên ngoài là kháng nguyên bề mặt (HBsAg) và phần lõi bên trong là một
nucleocapside được cấu tạo từ kháng nguyên lõi (HbcAg). Bên trong lõi
có chứa cấu trúc ADN chuỗi đôi và các men như ADN polymeraza,
protein kinaza.
−Các cấu trúc hình cầu đường kính 22nm.
−Các cấu trúc hình ống cũng có đường kính 22nm nhưng chiều dài thay đổi.
Các cấu trúc này có thể do các cấu trúc hình cầu chồng chất lên nhau mà
tạo thành.



Hai cấu trúc hình cầu và hình ống chính là phần kháng nguyên bề mặt của
vi rút được sản xuất dư thừa tại bào tương của tế bào gan, cho nên cũng mang
các đặc tính như HBsAg.
HBV là vi rút có lõi ADN nhỏ nhất được biết đến bao gồm 3200 cặp gen,
hai sợi ADN của vi rút không giống hệt nhau. Chuỗi dài nằm ngồi có cực tính
âm tạo nên một vịng trịn liên tục có chiều dài 3,2kb và mã hóa cho các thơng tin di
truyền của siêu vi. Chuỗi ngắn nằm trong có cực tính dương chiều dài thay đổi từ
50- 100% chiều dài bộ gen. Vỏ bao ngồi có chứa kháng ngun bề mặt vi rút
VGB (HBsAg) lưu hành trong máu và là các hạt hình ống hoặc hình cầu có
đường kính 22nm. Lõi bên trong của vi rút có chứa kháng nguyên lõi của vi rút
VGB (HBcAg), kháng nguyên e của vi rút (HBeAg), một phân tử ADN có một
phần sợi kép và ADN polymeraze phụ thuộc ADN [11].
Sau khi xâm nhập vào trong tế bào gan nhờ cơ chế nhập bào, vi rút phóng
thích phần vỏ bọc, chỉ cịn phần lõi có chứa phân tử ADN để đi vào trong nhân
tế bào. Lúc đầu, cấu trúc ADN có chuỗi trong ngắn hơn chuỗi ngồi. Nhờ men
ADN polymeraze sẽ bổ sung cho chiều dài của chuỗi để tạo nên một ADN vịng
khép kín với hai chuỗi dài bằng nhau và bị xoắn cuộn lại nhờ các liên kết đồng
hóa trị. ADN này viết tắt là ccc-DNA. Sự hiện diện của dạng ccc-DNA trong tế
bào gan bị nhiễm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì tình trạng mạn tính
của nhiễm HBV.


25

Hình 1. 2: Cấu trúc của Vi rút viêm gan B [4]

1.1.3. Khả năng gây bệnh của vi rút viêm gan B
1.1.3.1. Nhiễm vi rút VGB cấp tính.

Thời gian ủ bệnh từ 6 tuần đến 6 tháng và các biểu hiện khi phát bệnh tùy
thuộc rất nhiều vào tuổi của người bị nhiễm vi rút. Ở trẻ sơ sinh nói chung không
hề thấy các biểu hiện lâm sàng, các biểu hiện điển hình của bệnh thấy ở 5-15%
trẻ từ 1 đến 5 tuổi. Chỉ 33-50% các trường hợp có HBV ở người lớn và trẻ lớn có
biểu hiện lâm sàng. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt nhẹ, mệt mỏi,
chán ăn, buồn nôn và nôn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu,
đau bụng. Đôi khi có các biểu hiện ngồi gan như phát ban trên da, đau khớp và
viêm khớp. Viêm gan tối cấp khoảng 1-2% số bệnh nhân viêm gan cấp và tỷ lệ tử
vong do hôn mê gan là 63-93%[45].
1.1.3.2. Nhiễm vi rút VGB mạn tính


×