Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại các trường trung học cơ sở thành phố pleiku tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.76 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG THÚY NGẦN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƢỚNG TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ PLEIKU
TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

\
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

ĐÀ NẴNG - NĂM 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG THÚY NGẦN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƢỚNG TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ PLEIKU
TỈNH GIA LAI


Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN XUÂN BÁCH

ĐÀ NẴNG - NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả khảo sát, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công
bố trong bất cứ công trình nào khác. Luận văn này cho đến nay chƣa từng đƣợc bảo vệ
tại bất kỳ hội đồng bảo vệ luận văn nào trên toàn quốc và cho đến nay chƣa hề đƣợc
công bố trên bất kỳ phƣơng tiện thông tin nào. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về
những gì mà tơi cam đoan ở trên.
Tác giả

Hồng Thúy Ngần


ii
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
THEO HƢỚNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TẠI CÁC TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ PLEIKU TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Họ tên học viên: Hoàng Thúy Ngần

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Xuân Bách
Cơ sở đào tạo: Trƣờng Đại học Sƣ phạm- Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt:
1. Những kết quả chính của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cốt lõi về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp theo hƣớng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để làm cơ sở đó khảo sát thực trạng tại các trƣờng
Trung học cơ sở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai. Luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại các trƣờng Trung học cơ
sở trên địa bàn thành phố Pleiku nhƣ sau: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh
và các lực lƣợng ngoài xã hội; Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục; Sử dụng hiệu quả cơ
sở vật chất; Phối hợp các lực lƣợng giáo dục tham gia; Bồi dƣỡng năng lực, nghiệp vụ thực hiện; Quản
lý học sinh tham gia hoạt động giáo dục; Kiểm tra, đánh giá thực hiện chƣơng trình hoạt động giáo
dục; Xây dựng môi trƣờng thuận lợi để thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải
nghiệm tại các trƣờng THCS thành phố Pleiku. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đƣợc đề xuất là
có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, hệ thống hóa các nghiên cứu trong nƣớc và
ngoài nƣớc, xác định đƣợc các khái niệm làm cơ sở cho nghiên cứu lý luận, chỉ ra đƣợc nội dung lý
luận và khảo sát thực trạng từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác quản lý
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng Trung học cơ sở thành phố
Pleiku trong thời gian tới.
3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng Trung học cơ sở thành phố Pleiku.
Từ khóa: Quản lý; Quản lý giáo dục, Hoạt động; Trải nghiệm; Ngoài giờ lên lớp.
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

PGS. TS.Trần Xuân Bách

Ngƣời thực hiện đề tài


Hoàng Thúy Ngần


iii
MANAGEMENT OF EXTRACURRICULAR EDUCATIONAL ACTIVITIES
IN THE DIRECTION OF EXPERIENCE AT SECONDARY SCHOOLS IN
PLEIKU CITY GIA LAI PROVINCE
Major: Educational management
Candidate: Hoang Thuy Ngan
Supervisor: Assoc.Prof. Dr. Tran Xuan Bach
Training Institute: The University of Danang- University of Science and Education
Abstract:
1. The main results of the thesis
The thesis has codified the core issues of managing the extracurricular educational activities
towards organizing experiential activities in secondary schools in Pleiku city, Gia Lai province. The
thesis has proposed measures to manage the extracurricular educational activities towards organizing
experiential activities in secondary schools in Pleiku city as follows: Raising awareness for cadres,
teachers, students' parents and social forces; Developing a plan to implement extracurricular
educational activities in the direction of experience; Effectively using facilities; Coordinating the
educational forces; Fostering competence and professional skills to perform; Managing students
participating in educational activities; Examining and evaluating the implementation of extracurricular
educational activities program; Building a favorable environment for carrying out extracurricular
educational activities in the direction of experience at secondary schools in Pleiku city.
Each measure has a certain position, importance and scope of impact; Each measure is a
component of a unified, organic relationship with each other and can interact with each other to
promote the process of improving the effectiveness of the management of extracurricular educational
activities towards organizing experiential activities in the local secondary schools. This measure is the
premise and condition to implement the another and vice versa. The results of exploration of the
urgency and feasibility of the proposed measures are quite high so the proposed measures can be

applied to management practices.
2. The scientific and practical significance of the thesis
The thesis has contributed to elucidating the theoretical basis, systematizing domestic and
foreign studies, identifying concepts as the basis for theoretical research, pointing out the content of
theory and survey. From there, the situation has proposed specific measures to improve the
effectiveness of the management of extracurricular educational activities in the direction of experience
in Pleiku City Secondary School in the future.
3. Further research direction of the topic
Research results of the thesis can be applied in the management of extracurricular educational
activities towards organizing experiential activities in secondary schools in Pleiku city .
Keywords:Manage;Educational Management, activities, Experience; Extracurricular
educational activities
Supervisor’s confirmation

PGS. TS. Trần Xuân Bách

Student

Hoàng Thúy Ngần


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TÓM TẮT .................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... ix
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................4
4. Giả thuyết khoa học nghiên cứu ...........................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................5
8. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................................5
9. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƢỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ..........................................................7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................7
1.1.1. Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới................................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc .................................................... 8
1.2. Các khái niệm chính của đề tài .................................................................................9
1.2.1. Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trƣờng ............................................. 9
1.2.2. Hoạt động; Hoạt động giáo dục; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .............................................................. 10
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm; Quản lý hoạt động trải nghiệm ............................... 12
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt
động trải nghiệm ............................................................................................................ 12
1.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng THCS ..........................................13
1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................................ 13
1.3.2. Vị trí, chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng trung
học sơ sở ........................................................................................................................ 14
1.3.3. Nội dung, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng THCS . 15


v

1.3.4. Các phƣơng pháp và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trƣờng ............................................................................................................................ 16
1.4. Hoạt động trải nghiệm ở trƣờng THCS ..................................................................16
1.4.1. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm ............................................................ 16
1.4.2. Hoạt động trải nghiệm trong chƣơng trình giáo dục trung học cơ sở ........... 17
1.5. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng THCS .............................17
1.5.1. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng trung
học cơ sở ........................................................................................................................ 17
1.5.2. Nội dung quản lý chƣơng trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ......... 18
1.5.3. Vai trò của Hiệu trƣởng trong tổ chức chỉ đạo Quản lý thực hiện hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp .................................................................................... 18
1.6. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động
trải nghiệm ở trƣờng THCS ...........................................................................................19
1.6.1. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ
chức hoạt động trải nghiệm ở trƣờng trung học cơ sở .................................................. 19
1.6.2. Nội dung quản lý chƣơng trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo
hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trƣờng trung học cơ sở ................................... 19
1.6.3. Ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng THCS và công tác quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm........................................ 20
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................21
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP THEO HƢỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI........22
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục thành phố
Pleiku .............................................................................................................................22
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên và dân cƣ.................................................................... 22
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội .......................................................................... 23
2.1.3. Tình hình giáo dục và đào tạo của thành phố Pleiku tỉnh Gia lai ................. 24
2.1.4. Tình hình phát triển giáo dục THCS thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai ............ 25
2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng..................................................................28

2.2.1. Mục tiêu khảo sát .......................................................................................... 28
2.2.2. Nội dung khảo sát ......................................................................................... 28
2.2.3. Đối tƣợng khảo sát ........................................................................................ 28
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát ................................................................................... 29
2.2.5. Tiến trình và thời gian khảo sát .................................................................... 30


vi
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng THCS thành phố
Pleiku tỉnh Gia Lai.........................................................................................................30
2.3.1. Khái qt tình hình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở các trƣờng
THCS thành phố Pleiku ................................................................................................. 30
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trong hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ..................................................................................................... 31
2.3.3. Thực trạng về hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ..................................................................................................... 33
2.3.4. Nhận xét chung về thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo
hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ............................................................................ 34
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức
hoạt động trải nghiệm ở trƣờng trung học cơ sở thành phố Pleiku ...............................35
2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm........................................ 35
2.4.2. Thực trạng quản lý việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các điều
kiện thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động
trải nghiệm ..................................................................................................................... 36
2.4.3. Thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lƣợng giáo dục tham gia vào
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ........ 37
2.4.4. Thực trạng quản lý công tác bồi dƣỡng năng lực, nghiệp vụ thực hiện
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ........ 39
2.4.5. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực hiện chƣơng trình hoạt

động giáo dục ngồi giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ................ 40
2.4.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trƣờng THCS. ...................... 41
2.5. Nhận xét, đánh giá chung .......................................................................................44
2.5.1. Những điểm mạnh......................................................................................... 44
2.5.2. Những điểm yếu ............................................................................................ 44
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................46
CHƢƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP THEO HƢỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI........47
3.1. Các nguyên tắc xác định các biện pháp ..................................................................47
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu .................................................................................. 47
3.1.2. Phù hợp với thực tiễn quản lý nhà trƣờng .................................................... 47


vii
3.1.3. Phù hợp với đặc điểm tâm lí và phát huy tính chủ động tích cực, sáng
tạo, linh hoạt của cán bộ, giáo viên và học sinh ............................................................ 47
3.1.4. Đảm bảo sự phối hợp thống nhất giữa các lực lƣợng giáo dục .................... 48
3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống, phổ quát và đồng bộ các biện pháp ........................ 48
3.2. Các biện pháp Quản lý hoạt động hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo
hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trƣờng THCS thành phố Pleiku, tỉnh
Gia Lai ...........................................................................................................................49
3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ HS và
các lực lƣợng ngoài xã hội về tầm quan trọng của hoạt động hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm........................................ 49
3.2.2. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ................................................. 53
3.2.3. Chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các điều kiện thực
hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải

nghiệm ........................................................................................................................... 56
3.2.4. Tăng cƣờng công tác phối hợp các lực lƣợng giáo dục tham gia vào hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ................ 58
3.2.5. Đổi mới công tác bồi dƣỡng năng lực, nghiệp vụ thực hiện hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ......................... 60
3.2.6. Tăng cƣờng quản lý học sinh trong việc tham gia các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm........................................ 62
3.2.7. Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá thực hiện chƣơng trình hoạt động giáo
dục ngồi giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ................................. 64
3.2.8. Xây dựng môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trƣờng trung học cơ sở ........................... 66
3.2.9. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................... 68
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ......................................69
3.3.1. Mục đích, nội dung và đối tƣợng khảo nghiệm ............................................ 69
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm .................................................................................... 70
3.3.3. Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất ...................................................... 70
3.3.4. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất ......................................................... 73
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................81
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCH
BGH
CBGVNV

CBQL
ĐHSP
GD&ĐT
GV
GVCN
HCM
HĐGDNGLL
HĐTNST
HS
KHGD
NXB
PH
QLGD
TH
THCS
THPT
TPĐN
TTGD
UBND
VNAH
XHCN
XHH

: Ban chỉ huy
: Ban chấp hành
: Cán bộ giáo viên nhân viên
: Cán bộ quản lý
: Đại học Sƣ phạm
: Giáo dục và Đào tạo
: Giáo viên

: Giáo viên chủ nhiệm
: Hồ Chí Minh
: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
: Học sinh
: Khoa học Giáo dục
: Nhà xuất bản
: Phụ huynh
: Quản lý giáo dục
: Tiểu học
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Thành phố Đà Nẵng
: Trung tâm Giáo dục
: Ủy ban Nhân dân
: Việt Nam Anh hùng
: Xã hội Chủ nghĩa
: Xã hội hóa


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.

2.4.


2.5.

2.6.
2.7.

2.8.

2.9.

3.1.

3.2.

3.3.

Tên bảng
Thực trạng nhận thức của CBQL về hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động của cán bộ quản lý, giáo
viên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng xây dựng kế hoạch
hoạt động giáo dục NGLL theo hƣớng tổ chức trải nghiệm
Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý việc sử dụng
có hiệu quả cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện
HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý việc phối hợp
các lực lƣợng giáo dục tham gia vào HĐGDNGLL theo hƣớng tổ
chức hoạt động trải nghiệm
Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng chỉ đạo đẩy hoạt động

NGLL theo hƣớng tổ chức trải nghiệm
Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng kiểm tra, đánh giá
hoạt động NGLL theo hƣớng tổ chức trải nghiệm
Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt
động trải nghiệm ở trƣờng THCS
Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến hiệu quả quản
lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt
động trải nghiệm ở trƣờng THCS
Mẫu khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tích
hợp các mơn khoa học tự nhiên
Kết quả khảo nghiệm về sự cấp thiết của các biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt
động trải nghiệm ở trƣờng THCS ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Kết quả khảo nghiệm về nhận thức tính khả thi của biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ
chức hoạt động trải nghiệm ở trƣờng THCS ở thành phố Pleiku,
tỉnh Gia Lai

Trang
32
33
35

36

38

39
40


42

43

70

71

73


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển xã hội loài ngƣời đã chứng minh một dân tộc dốt thì sẽ khơng
thể phát triển nhanh và bền vững đƣợc. Năm 1442, trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng
tại Văn Miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội, cha ông ta đã khẳng định: ''Hiền tài là nguyên
khí quốc gia. Ngun khí thịnh thì thế nƣớc mạnh mà hƣng thịnh. Ngun khí suy thì
thế nƣớc yếu và thấp kém''. Sớm nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục, ngay từ
những ngày đầu giành đƣợc độc lập, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ lâm thời
nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ( nay là nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam )
ngày 03 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu”. Tƣ tƣởng đó của Ngƣời sẽ mãi là chân lý của thời đại, chính vì thế
khơng chỉ ở Việt Nam mà nhiều nƣớc trên thế giới đã đặt giáo dục vào vị trí “ Quốc
sách hàng đầu”. Mục tiêu phát triển của nƣớc ta đến năm 2020 là trở thành một nƣớc
công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Để đáp ứng mục tiêu phát triển của đất nƣớc, đòi hỏi
phải đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT là “Đổi
mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu,

nội dung phương pháp, cơ chế chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở
GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi
mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.
Nghị quyết 29-NQ/TW khẳng định: “Giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển
toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia
đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” và đƣợc cụ thể hóa
trong chƣơng trình giáo dục tổng thể: “Chƣơng trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát
triển phẩm chất và năng lực ngƣời học thông qua nội dung giáo dục với những kiến
thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận
dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống”. Nhƣ vậy quá trình dạy
học và quá trình GD ln phải đan xen với nhau. Hai q trình này bổ sung kiến thức
cho nhau, bổ trợ nhau nhằm giúp HS phát triển tồn diện về nhân cách. Q trình dạy
học không những giúp ngƣời học lĩnh hội kiến thức khoa học một cách hệ thống mà
cịn nhằm hình thành nhân cách tồn diện thơng qua các mơn học cụ thể trong chƣơng
trình, đồng thời tạo cơ sở cho tồn bộ quá trình GD đạt hiệu quả. Quá trình GD đƣợc
tổ chức giúp ngƣời học nắm đƣợc nội dung: hệ thống trí thức, thái độ, kĩ năng, hành vi
ứng xử và thói quen hành vi thể hiện trong cuộc sống cộng đồng, xã hội, tâm lí, thể
chất, cách ứng xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong
nhóm, trong các HĐ học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, trải


2
nghiệm thực tế và các HĐ xã hội khác.
Sự hình thành và phát triển nhân cách là do hai nhân tố quyết định: nhân tố bên
ngoài - những yếu tố xã hội, tính quyết định xã hội và nhân tố bên trong - tính tích cực
của chính cá nhân. Nhƣ vậy đối với HS nhân cách đƣợc hình thành và phát triển thông
qua hoạt đông giáo dục trên lớp và HĐGDNGLL. HĐGDNGLL là một HĐ quan
trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng GD toàn diện, thực hiện mục tiêu GD của
nhà trƣờng. Chính từ những HĐ nhƣ: lao động, sinh hoạt tập thể, HĐ xã hội đã góp

phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của HS. Giúp các em biết tự GD, tự rèn
luyện, tự hồn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các HĐGDNGLL là xây dựng cho
các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có
nội dung và phƣơng pháp nhất định, gắn GD với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong
mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản
thân HS. Chính trong q trình sống, học tập, lao động, giao lƣu, vui chơi giải
trí… con ngƣời đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế,
HĐGDNGLL có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tƣ tƣởng, tình cảm, năng lực
nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của HS. Do vậy, cấp thiết phải kết hợp việc học
tập trên lớp với việc rèn luyện kĩ năng thực hành theo hƣớng tổ chức các HĐTN sẽ
giúp HS hiểu sâu hơn và nắm bản chất của sự vật hiện tƣợng, tạo niềm tin và óc
sáng tạo cho HS, giải quyết mối quan hệ giữa học và chơi - chơi và học nhằm đáp ứng
nhu cầu tâm lý lứa tuổi HSTH.
HĐGDNGLL đƣợc quy định cụ thể tại khoản 3 điều 26 thông tƣ 12/2011/TTBGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trƣờng THCS,
trƣờng THPT và trƣờng PTCNCH: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm
các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an tồn
giao thơng, phịng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục
hƣớng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dƣỡng năng
khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lƣu văn hố, giáo dục mơi
trƣờng; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi học sinh”.
Những năm gần đây, hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trƣờng trung học cơ sở
trên địa bàn thành phố Pleiku đã đƣợc quan tâm tổ chức tƣơng đối tốt; song cũng có
nhiều trƣờng chƣa đầu tƣ đúng mức đến các hoạt động này nên cơng tác quản lý cịn
mang tính hình thức đối phó với sự kiểm tra của cấp trên. Chính vì vậy, vai trị của
hoạt động ngồi giờ lên lớp chƣa đƣợc phát huy tối ƣu, tác dụng giáo dục chƣa đạt
hiệu quả cao. Hạn chế này chủ yếu do các nhà quản lý giáo dục chƣa có các biện pháp
quản lý, điều phối các hoạt động của nhà trƣờng một cách hợp lý. Ngoài ra do ảnh



3
hƣởng của tâm lý “ưu tiên” các hoạt động dạy văn hóa trên lớp hơn là các hoạt động
ngồi giờ lên lớp nên vẫn còn một số trƣờng trung học cơ sở chƣa chú trọng nhiều đến
công tác quản lý các hoạt động ngồi giờ lên lớp; hoặc nếu có, việc quản lý nhà trƣờng
vẫn còn thiên về tƣ duy “hành chính”, giới hạn các hoạt động ngồi giờ lên lớp trong
nội dung của chƣơng trình chính khóa với các hình thức tổ chức trong phạm vi nhà
trƣờng. HĐGDNGLL cho học sinh tại các trƣờng THCS theo hƣớng tổ chức HĐTN
hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện và nếu có thực hiện cũng rất hạn chế. Đa số các trƣờng
THCS đều tổ chức HĐNGLL theo kiểu cũ, hình thức rập khn từ năm học này sang
năm học khác, chƣa thể hiện sự sáng tạo trong công tác này. Thực tế cho thấy hiện tại
ngoại trừ các giờ học chính khóa trên lớp, hầu hết học sinh THCS ở thành phố Pleiku
không cịn hoạt động nào khác ngồi việc miệt mài ở các lớp học thêm hoặc chìm sâu
trong các trị chơi điện tử trên máy tính, “ tuổi thơ bị đánh mất”, trách nhiệm đó thuộc
về ai? Việc tạo sân chơi cho học sinh phải chăng là trọng trách lớn của mỗi nhà
trƣờng, nơi mà các em đến hàng ngày, nơi mà các em có mơi trƣờng tiếp xúc nhiều
nhất ? Tổ chức các HĐNGLL theo hƣớng HĐTN là điều chúng ta phải làm để với học
trò “ Mỗi ngày đến trƣờng” sẽ và luôn luôn mãi “ là một ngày vui”. Tổ chức tốt các
HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN chắc chắn sẽ tạo đƣợc sân chơi cho các em,
qua đó các em sẽ đƣợc học tập dƣới những hình thức đa dạng, hiệu quả hơn. HĐNGLL
theo hƣớng tổ chức HĐTN tạo cơ hội cho HS đƣợc thực hành, trải nghiệm các kiến
thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh mở rộng, nâng cao kiến thức;
hƣớng hứng thú vào các hoạt động bổ ích, làm giảm thiểu tình trạng yếu kém về đạo
đức của HS; giúp cho các nhà GD phát hiện năng khiếu của HS, HĐTN tạo sự gắn bó,
đồn kết trong tập thể đồng thời là con đƣờng quan trọng để hình thành và phát triển
nhân cách cho HS.
Để khắc phục cách tổ chức qua loa, chiếu lệ, làm theo phong trào, việc quản lý
hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức các HĐTN cần đƣợc đổi mới từ trong
tƣ duy đến cách thức thực hiện. Thực tế, ở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, công tác QL
các HĐNGLL cho HSTHCS tổ chức theo hƣớng HĐTN đã đƣợc một số trƣờng thực
hiện nhƣng chƣa đồng đều, chƣa có định hƣớng, tổ chức chƣa khoa học, còn nhiều bất

cập, chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong đợi.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tơi lựa chọn đề tài “Quản lí hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các trường
THCS thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai” cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình với
mong muốn góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho các trƣờng THCS trên
địa bàn thành phố Pleiku nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung trong giai đoạn hiện nay.


4
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng THCS thành phố Pleiku tỉnh Gia
Lai theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng Trung học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng THCS thành phố
Pleiku tỉnh Gia Lai theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm.
4. Giả thuyết khoa học nghiên cứu
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng Trung học cơ sở trên địa bàn
thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, trong những năm gần đây đã đạt đƣợc những thành
công nhất định nhƣng cũng bộc lộ nhiều bất cập, chƣa phát huy đƣợc hết vai trò của
hoạt động này trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Nguyên nhân chủ yếu của sự yếu
kém bất cập là do các trƣờng chƣa có các biện pháp quản lý phù hợp với sự thay đổi
trong tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay. Nếu xác lập và thực hiện
đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngƣời giờ lên lớp theo hƣớng tổ
chức hoạt động trải nghiệm phù hợp với lý luận và thực tiễn thì chất lƣợng giáo dục
toàn diện ở các trƣờng Trung học cơ sở thành phố Pleiku có thể đƣợc nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hƣớng
tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trƣờng Trung học cơ sở.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt
động ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trƣờng Trung học
cơ sở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ
chức hoạt động trải nghiệm ở trƣờng Trung học cơ sở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai và
khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu cơng tác quản lý hoạt động ngồi
giờ lên lớp của ban giám hiệu các trƣờng trung học cơ sở ở thành phố Pleiku.
6.2. Về địa bàn khảo sát: khảo sát tại 3 trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn
thành phố Pleiku.
6.3. Thời gian khảo sát: năm học 2018- 2019


5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận triết học Mác-Lênin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh; các quan điểm đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc; chiến
lƣợc phát triển và định hƣớng Giáo dục đào tạo đến năm 2020; có kế thừa và phát triển
có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nƣớc và ngoài nƣớc
về những vấn đề liên quan đến hoạt động ngoài giờ lên lớp, lý luận về quản lý, lý luận
về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp để xây dựng khung lý luận về quản lý hoạt
động ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trƣờng trung học
cơ sở. Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống
hóa các kết quả nghiên cứu
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm tổng hợp các tài liệu khoa học chuyên môn

trong nƣớc và các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc, các quy định quy chế
của Bộ Giáo dục - Đào tạo để tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý có liên quan đến
hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng về quản lý hoạt
động ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng trung học cơ sở; sử dụng phiếu hỏi để trƣng cầu ý
kiến của nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, các tổ chức đoàn thể ở một số
trƣờng trung học cơ sở, cha mẹ học sinh, các lực lƣợng xã hội khác có liên quan để
đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một số trƣờng trung học cơ
sở thành phố Pleiku; đồng thời để kiểm định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp đã đề xuất.
Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một
số trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Pleiku. Thu thập và tổng hợp thêm
các kết quả có từ các báo cáo khoa học; khái qt những kinh nghiệm thực tế từ các
cơng trình nghiên cứu ở các trƣờng trung học cơ sở và các cơ sở giáo dục có liên quan
đến đề tài.
7.3. Phương pháp toán học
Phƣơng pháp thống kê toán học sử dụng để xử lý các số liệu, kết quả nghiên
cứu thu thập đƣợc trong q trình nghiên cứu.
8. Đóng góp mới của luận văn
8.1. Về lý luận
Hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của trƣờng trung
học cơ sở theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hình thành khung lý thuyết về


6
quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở
trƣờng trung học cơ sở.
8.2. Về thực tiễn
Mơ tả sát thực, cụ thể, tồn diện thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp
theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm của các trƣờng Trung học cơ sở thành phố

Pleiku tỉnh Gia Lai.
Đề xuất đƣợc một số biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các
trƣờng trung học cơ sở, khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp thơng
qua thăm dị ý kiến chun gia.
9. Cấu trúc luận văn
- Mở đầu
- Nội dung
+ Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hƣớng
tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trƣờng Trung học cơ sở.
+ Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ
chức hoạt động trải nghiệm ở các trƣờng Trung học cơ sở thành phố Pleiku, tỉnh Gia
Lai.
+ Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ
chức hoạt động trải nghiệm ở các trƣờng Trung học cơ sở thành phố Pleiku tỉnh Gia
Lai.
- Kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo và Phụ lục


7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƢỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới
Với mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh thì ngồi các giờ học chính khóa bó
hẹp trong khn viên lớp học, việc quản lý các hình thức giáo dục ngoài giờ học trên
lớp và ngoài nhà trƣờng – gọi chung là HĐGDNGLL theo hƣớng HĐTN; đƣợc xem là

rất quan trọng trong nhà trƣờng, thể hiện qua các quan điểm từ trƣớc đến nay nhƣ sau:
Rabơle (1494-1553), một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân đạo
Pháp, đã có sáng kiến quản lý các hình thức giáo dục có nội dung “trí dục, đạo đức, thể
chất và thẩm mĩ” ngoài giờ học ở lớp bằng việc tổ chức các buổi tham quan xƣởng
thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần
thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày để trải nghiệm thực tiễn cuộc sống [7].
- John Locke (1632-1704), nhà triết học Anh thế kỉ XVII đã đánh giá rất cao
ảnh hƣởng của môi trƣờng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ; vì vậy quản lý các
hoạt động bên ngồi lớp học là hết sức cần thiết để định hƣớng trẻ trong quá trình trải
nghiệm thực tiễn của chúng với môi trƣờng xung quanh [7].
- C. Mác (1818 – 1883) và Ph. Ăng-ghen (1820 – 1895) đã xác định mục đích
của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là đào tạo ra “con ngƣời phát triển toàn diện”. Muốn
vậy, phải quản lý đƣợc phƣơng thức giáo dục hiện đại là quản lý các HĐGD kết hợp
với lao động sản xuất” [33].
- A. X. Macarenco (1888 – 1939) đã chứng minh đƣợc: một trong những logic
của quá trình sƣ phạm là quá trình quản lý, tổ chức hợp lý các hoạt động tham gia vào
cách mạng xã hội, lao động sản xuất, các hoạt động tập thể nhƣ vui chơi, thể dục thể
thao (TDTT), tham quan du lịch, văn hoá nghệ thuật cho học sinh [33].
Cai-Rôp - Nhà GD học ngƣời Nga đã viết: “Khi đặt kế hoạch công tác giảng
dạy chung cho cả năm học mới, ngƣời hiệu trƣởng phải xét kết quả HĐNGLL năm học
trƣớc và nhằm mục đích nâng cao thành tích của HS, củng cố kỉ luật và nâng cao chất
lƣợng giảng dạy của nhà trƣờng, mà quyết định nhiệm vụ HĐNGLL cho năm học sắp
tới. Trong kế hoạch cơng tác của nhà trƣờng có dành một mục riêng cho HĐNGLL.
Mục đích đó gồm mấy yếu tố sau: Xây dựng điều kiện và cơ sở vật chất cho HĐNGLL
năm tới, các HĐNGLL của nhà trƣờng và của lớp, phân phối lực lƣợng và định kì cho


8
kế hoạch. Về kế hoạch phải tỉ mỉ, cụ thể về cách tổ chức các HĐ quần chúng đặc biệt,
hoặc các ngày nghỉ… thì ngƣời phụ trách tổ chức và ngƣời chỉ đạo sẽ quyết định riêng

và bổ sung cho kế hoạch toàn năm. Những ngƣời phụ trách tổ chức và ngƣời chỉ đạo
ấy chính là những ngƣời đƣợc uỷ nhiệm thi hành những điều khoản bổ sung kia”.[8]
Nhƣ vậy, các cơng trình nghiên cứu này đã khẳng định tầm quan trọng của các
HĐNGLL và chỉ ra một số biện pháp cần thiết cho ngƣời hiệu trƣởng phải làm gì để tổ
chức và Quản lý tốt các HĐ này nhằm nâng cao chất lƣợng GD.
1.1.2. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước
Ở nƣớc ta, từ trƣớc cuộc cách mạng giáo dục lần thứ ba (1979), HĐGDNGLL
chƣa đƣợc cụ thể và có tên gọi nhƣ ngày nay. Tuy nhiên, trong thƣ gửi học sinh nhân
dịp khai trƣờng năm học 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Nhƣng các em cũng nên,
ngoài giờ học ở trƣờng, tham gia vào các hội cứu quốc để tập luyện cho quen với đời
sống chiến sĩ và giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nƣớc” [24].
Mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (1979) là thực hiện tốt hơn nữa
nguyên lý giáo dục “ Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, với
đào tạo nghề và nghiên cứu thực nghiệm khoa học [13].
Sau cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba thì tên gọi HĐGDNGLL mới chính thức
xuất hiện và có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhƣ:
Tác giả Phạm Lăng trong bài viết “HĐGDNGLL ở trƣờng THPT Chu Văn An,
Hà Nội”, tạp chí GD 12 - 1984 [17] đã xác định nhiều hình thức HĐGDNGLL và nhấn
mạnh: nếu tổ chức HĐ này một cách khoa học sẽ không làm giảm đi chất lƣợng các
môn học.
Tác giả Nguyễn Văn Thiềm trong bài “Mấy biện pháp GD HS ngoài giờ lên
lớp theo địa bàn dân cƣ” cho rằng chất lƣợng GD HS ở nhà trƣờng giảm sút
có nguyên nhân từ việc tổ chức các HĐGDNGLL bị buông lỏng. [31]
Tác giả Hà Thế Ngữ trong cuốn “GD học một số vấn đề về lý luận và thực tiễn”
[23] cũng nhấn mạnh vai trị và tác dụng của hình thức HĐ ngoại khóa, coi đây là một
trong những hình thức dạy học có khả năng tạo hứng thú cho HS, giúp các em mở
rộng, nâng cao, khắc sâu kiến thức đƣợc tốt hơn.
Nhƣ đã trình bày, khơng chỉ trong thời gian gần đây mà đã từ rất lâu, trong các
công trình nghiên cứu của mình các tác giả trên thế giới và trong nƣớc đều đề cao vai
trò và tác dụng của HĐGDNGLL trong quá trình GD HS, xem HĐGDNGLL là một

trong những hình thức tổ chức dạy học quan trọng, khơng thể thiếu trong q trình dạy
học và giáo dục. Tuy nhiên bên cạnh việc khẳng định tính cần thiết của việc tổ chức
HĐGDNGLL, những cơng trình nghiên cứu này chƣa chỉ ra một cách cụ thể việc cần
tổ chức và QL HĐGDNGLL ra sao? Làm thế nào để HĐGDNGLL trong nhà trƣờng


9
thực sự là một HĐ thƣờng xuyên có kết quả tốt ? Hơn thế nữa việc nghiên cứu quản lý
HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN vẫn còn là một lĩnh vực chƣa đƣợc quan
tâm, dù rằng Hoạt động trải nghiệm là hoạt động GD bắt buộc đƣợc thực hiện từ lớp 112, là điểm mới đầu tiên của chƣơng trình giáo dục mới nhằm thực hiện trọng trách
hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cho học sinh. Qua tìm hiểu,
chúng tơi nhận thấy trên địa bàn thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai chƣa có tác giả nào
nghiên cứu về cách quản lý HĐNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN trong các trƣờng
THCS. Chính vì vậy việc lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các trường THCS thành phố
Pleiku tỉnh Gia Lai” là cấp thiết và phù hợp với công tác quản lý giáo dục, giúp nhà
QL ở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai có cơ sở điều hành cơng tác chun mơn của nhà
trƣờng nói chung, HĐGDNGLL nói riêng đạt kết quả tốt hơn.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường
a. Quản lý
Quản lý tồn tại nhƣ một tất yếu khách quan từ khi loài ngƣời xuất hiện và ngày
nay đã trở thành một khoa học, có vai trị quyết định đến sự thành công hay thất bại ở
mọi lĩnh vực nhƣ chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục,...; Quản lý đƣợc thể hiện ở
nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt”: QL là tổ chức, điều khiển HĐ của một số đơn
vị, một cơ quan, ví dụ nhƣ: QL lao động. QL là trông coi, giữ gìn và theo dõi việc gì
đó. [36]. Theo “Từ điển GD học”: QL là HĐ hay tác động có định hƣớng có chủ đích
của chủ thể QL (ngƣời QL) đến khách thể QL (ngƣời bị QL) trong một tổ chức nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức. Các hình thức chức năng

QL bao gồm chủ yếu: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. GD là một hệ thống
tổ chức HĐ phức tạp, do đó rất cần đƣợc Quản lý chặt chẽ.[16]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: QL là giữ gìn và phát triển một vấn đề nào đó
theo định hƣớng nhất định [3].
Theo tác giả Lê Quang Sơn: QL là q trình thực hiện các cơng việc xây dựng
kế hoạch hành động (bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy
định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp
nhân sự, phân công công việc, điều phối nguồn lực tài chính và kĩ thuật …), chỉ đạo,
điều hành, kiểm soát và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để bảo đảm hồn
thành mục tiêu của tổ chức đã đề ra. [29]
Từ những điểm chung của các định nghĩa, có thể hiểu: QL là sự tác động có tổ
chức, có hƣớng đích của chủ thể QL lên đối tƣợng QL và khách thể QL nhằm sử dụng


10
có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu đề ra
trong điều kiện biến động của môi trƣờng
b. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một bộ phận quan trọng của xã hội, vì vậy QLGD là một bộ phận
khơng thể tách rời của hệ thống quản lý xã hội.
Theo nghĩa rộng: QLGD là thực hiện việc QL trong lĩnh vực GD. Ngày nay,
lĩnh vực GD mở rộng hơn nhiều so với trƣớc, do chỗ mở rộng GD từ thế hệ trẻ sang
ngƣời lớn và toàn xã hội. Tuy nhiên, GD thế hệ trẻ vẫn là bộ phận nòng cốt của lĩnh
vực GD cho toàn xã hội [3].
Theo nghĩa hẹp: QLGD chủ yếu là QLGD thế hệ trẻ, GD nhà trƣờng, GD trong
hệ thống GD quốc dân. QLGD gồm hai mặt lớn là Quản lý nhà nƣớc về GD và Quản
lý nhà trƣờng và các cơ sở GD khác. QLGD là việc thực hiện và giám sát những chính
sách GD, đào tạo trên cấp độ quốc gia, vùng, địa phƣơng và cơ sở [3].
QL nhà nƣớc về GD là thực hiện công quyền để QL các HĐGD trong phạm vi
toàn xã hội [11].

Vậy, QLGD cịn là một ngành, một bộ mơn khoa học có tính liên ngành nhằm
vận dụng những khoa học quản lý sao cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của hệ
thống GD.
c. Quản lý nhà trường
QL nhà trƣờng là thực hiện HĐ QLGD trong tổ chức nhà trƣờng. HĐ QL nhà
trƣờng do chủ thể QL nhà trƣờng hiện bao gồm các HĐ QL bên trong nhà trƣờng nhƣ:
QL GV, QL HS, QL quá trình dạy học, GD, QL cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng
học, QL tài chính trong nhà trƣờng, QL lớp học, QL quan hệ giữa nhà trƣờng và cộng
đồng xã hội. HĐQL nhà trƣờng chịu sự tác động của những chủ thể QL bên trên nhà
trƣờng (các cơ quan QLGD cấp trên) nhằm hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho HĐ của
nhà trƣờng và bên ngoài nhà trƣờng, các thực thể bên ngoài nhà trƣờng, cộng đồng
nhằm xây dựng những định hƣớng về sự phát triển của nhà trƣờng và hỗ trợ, tạo điều
kiện cho nhà trƣờng phát triển [3].
1.2.2. Hoạt động; Hoạt động giáo dục; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
a. Hoạt động
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt”: HĐ là làm những việc khác nhau với những
mục đích nhất định trong đời sống xã hội. HĐ là vận động, không chịu ngồi im. HĐ là
vận động, vận hành để thực hiện chức năng hoặc gây tác động nào đó. HĐ là hình thức
biểu hiện quan trọng nhất của mối quan hệ tích cực, chủ động của con ngƣời đối với
thực tiễn xung quanh. Cịn đối với từng khía cạnh của thực tiễn, HĐ là quá trình diễn


11
ra một loạt hành động có liên quan chặt chẽ với nhau tác động vào đối tƣợng nhằm đạt
đƣợc mục đích nhất định trong đời sống xã hội. HĐ của con ngƣời luôn luôn xuất phát
từ những động cơ nhất định do có sự thơi thúc của nhu cầu, hứng thú, tình cảm, trách
nhiệm... Ngồi các yếu tố mục đích và động cơ nêu trên, HĐ cịn có đặc trƣng là phải
biết sử dụng các phƣơng tiện nhất định mới thực hiện đƣợc nhƣ: công cụ và cách sử
dụng công cụ, phƣơng tiện ngôn ngữ và các tri thức chứa đựng trong ngơn ngữ, cách

thức làm việc bằng trí óc và chân tay, nghĩa là HĐ địi hỏi phải có các kĩ năng và kĩ
xảo sử dụng các phƣơng tiện. Để có thể tham gia vào các HĐ sản xuất vật chất và tinh
thần, mỗi cá nhân con ngƣời cần phải có một năng lực HĐ nhất định. Năng lực cần có
ấy phụ thuộc vào tố chất bẩm sinh của từng ngƣời, nhƣng chủ yếu phụ thuộc vào các
điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn từng ngày, từng giờ tác động vào một cách tự nhiên, tự
phát, vô ý thức, nhƣng chủ yếu là bằng cách có ý thức, có chọn lọc, có hệ thống, có
phƣơng pháp.
b. Hoạt động giáo dục
HĐGD (theo nghĩa hẹp): HĐGD của nhà giáo dục đƣợc tổ chức theo kế hoạch
chƣơng trình nhằm hình thành nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức, đồng thời bồi
dƣỡng thị hiếu thẩm mĩ và phát triển thể chất của học sinh thông qua hệ thống tác
động sƣ phạm tới tƣ tƣởng, tình cảm, lối sống của các em kết hợp với các biện pháp
giáo dục gia đình và xã hội, phát huy mặt tốt, khắc phục mặt hạn chế, tiêu cực trong
suy nghĩ và hành động của các em.
c. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL là hoạt động tổ chức ngồi giờ học của các mơn học trên lớp
nhằm tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, tạo sự thống nhất
giữa giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, giữa thời gian trong năm học và thời gian hè
nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp
ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội [43]. HĐGDNGLL bao gồm các HĐNK về
khoa học, văn học, nghệ thuật, TDTT, an tồn giao thơng, phịng chống tệ nạn xã hội,
giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hƣớng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống
nhằm phát triển toàn diện và bồi dƣỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham
quan, du lịch, giao lƣu văn hoá, giáo dục môi trƣờng; hoạt động từ thiện và các hoạt
động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh” [1].
d. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Quản lý HĐGDNGLL là HĐ của nhà QL tác động đến tập thể GV và HS
NGLL nhằm tổ chức, điều hành để đƣa HĐ này thành nền nếp, phục vụ cho việc thực
hiện mục tiêu ĐT nhân cách ngƣời HS trong nhà trƣờng. HĐ này đƣợc tiến hành xen
kẽ hoặc nối tiếp chƣơng trình dạy học trong phạm vi nhà trƣờng hoặc trong đời sống



12
xã hội do nhà trƣờng QL. Nó diễn ra trong suốt năm học. Nhà QL vừa phải kiểm soát
đƣợc mục tiêu, vừa có các biện pháp QL kế hoạch tổ chức các HĐ, vừa nắm chắc các
điều kiện cần thiết trong quá trình tổ chức, lại vừa hƣớng dẫn CB, GV thực hiện sao
cho có hiệu quả. [18]
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm; Quản lý hoạt động trải nghiệm
a. Hoạt động trải nghiệm
Cụm từ “hoạt động trải nghiệm” là một thuật ngữ mới trong dự thảo Chƣơng
trình giáo dục phổ thơng tổng thể trong chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới năm
2015. Có thể hiểu: một hoạt động có giáo dục có mục đích, đƣợc tổ chức nhằm hình
thành phẩm chất, năng lực cho ngƣời học, dành cho học sinh và phải đảm bảo 3 yếu tố:
Hoạt động – Trải nghiệm – Sáng tạo.
Trong Dự thảo, thuật ngữ HĐTN đƣợc định nghĩa: là hoạt động giáo dục trong
đó từng học sinh đƣợc trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trƣờng hoặc xã hội dƣới
sự hƣớng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ
năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. HĐTN có vai trị quan trọng trong
chƣơng trình giáo dục; ngoại trừ lớp 10 HĐTN dự kiến 70 tiết/năm học, còn các lớp
khác từ 1 đến 12 đều đƣợc phân bổ 105 tiết/năm học.
b. Quản lý hoạt động trải nghiệm
Quản lý HĐTN là hình thức quản lý các hoạt động đa dạng, mang tính tích hợp,
tổng hợp kiến thức , kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực giáo dục, là hình thức
quản lý có vai trị định hƣớng, chỉ đạo, quản lý các hoạt động mà trong đó ngƣời học
vận dụng những kiến thức học đƣợc vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn
cũng nhƣ phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Có nhiều hình thức HĐTN: Hình
thức có tính khám phá (thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại); hình thức có tính triển
khai (dự án và nghiên cứu khoa học, hội thảo, câu lạc bộ); hình thức có tính trình diễn
(diễn đàn, giao lƣu, sân khấu hóa); hình thức có tính cống hiến, tn thủ (thực hành lao
động việc nhà, việc trƣờng, hoạt động xã hội – tình nguyện). Cho dù ở hình thức nào

thì nhà quản lý cũng cần phải vận dụng các nguyên tắc quản lý một cách linh hoạt, có
kế hoạch cụ thể, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra chặt chẽ để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất
trong việc hình thành và phát triển nhân cách của ngƣời học.
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tổ chức hoạt
động trải nghiệm
Về hình thức HĐTN là tên gọi mới của HĐNGLL nhƣng phƣơng thức và mục
tiêu giáo dục rất rõ ràng, khẳng định là hoạt động quan trọng, có tính “chính thống”,
khơng gây hiểu nhầm nhƣ “hoạt động ngoài giờ”. Quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng tổ
chức HĐTN có thể đƣợc xác định là quá trình tác động của ngƣời quản lý tới giáo


13
viên, học sinh và các bên liên quan. Triển khai, tổ chức các hoạt động dạy học trong
môi trƣờng thực tế hoặc môi trƣờng giả định để học sinh vận dụng linh hoạt các kiến
thức và kinh nghiệm đã có vào giải quyết các nhiệm vụ bằng các thao tác trí tuệ và
hành động cơ thể nhằm lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ tích
cực, phát triển năng lực bản thân, qua đó đạt đƣợc mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng.
Nói cách khác, quản lý HĐNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN là quá trình nhà quản lý
thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động ngồi
giờ học chính khóa, đảm bảo các HĐNGLL có tính chính thống, khơng phải là hoạt
động phụ mà là hoạt động đƣợc thực hiện song song, đồng hành cùng với hoạt động
dạy học chính khóa nhằm đạt mục tiêu giáo dục HS thành những con ngƣời năng
động, có nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và kiến
thiết nƣớc nhà.
Quản lý HĐGDNGLL theo hƣớng trải nghiệm là quản lý về mục tiêu, quản lý
nội dung chƣơng trình, quản lý kế hoạch, phƣơng pháp và hình thức tổ chức thực hiện,
quản lý việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất , sự phối hợp các lƣc lƣợng tham gia,
công tác bồi dƣỡng năng lực, nghiệp vụ và quản lý công tác đánh giá kết quả thực
hiện. Nhìn chung HĐGDNGLL và HĐTN có vị trí, vai trị và hình thức tổ chức khá
thống nhất tuy nhiên sự khác nhau cơ bản ở chỗ là trong HĐTN mực tiêu đƣợc diễn

đạt dƣới dạng năng lực và các năng lực này đƣợc đánh giá thông qua phƣơng pháp và
công cụ chuyên biệt; cách thức tổ chức hoạt động phải làm sao để 100% học sinh tham
gia các hoạt động bắt buộc và đƣợc tự chọn tham gia những nội dung mình u thích;
từng cá nhân phải đƣợc đánh giá và xếp laoij với minh chứng là hồ sơ về quá trình
hoạt động ( giống nhƣ kết quả học tập ) và kết quả đánh giá đƣợc sử dụng cho việc xếp
loại hay xét tuyển
1.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng THCS
1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thể hiện mục tiêu sau đây:
- Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã đƣợc học qua các môn học ở trên lớp;
Phát triển sự hiểu biết của HS trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó
làm phong phú thêm vốn tri thức của các em;
- Hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng ban đầu, cơ bản cần thiết phù hợp
với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập
thể, kĩ năng nhận thức,…);
- Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho HS trong việc
tham gia vào các HĐ chính trị- xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dƣỡng cho học sinh thái độ


14
đúng đắn với các hiện tƣợng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với cơng
việc chung.
1.3.2. Vị trí, chức năng của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường
trung học sơ sở
a. Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
HĐGDNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trƣờng và xã hội.
Thơng qua đó, nhà trƣờng có điều kiện phát huy vai trị tích cực của mình với xã hội,
mở ra khả năng thuận lợi để gắn học với hành, nhà trƣờng với xã hội thơng qua việc
đƣa thầy và trị tham gia các HĐ cộng đồng. Bằng việc đóng góp sức ngƣời, sức của
của cộng đồng để tổ chức các HĐGD. HĐGDNGLL là điều kiện và phƣơng tiện để

huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình ĐT thế hệ trẻ, vào sự phát triển
nhà trƣờng. Thơng qua các hình thức HĐ cụ thể, HS có dịp củng cố tri thức đã học
trên lớp, biến tri thức thành niềm tin, để đối chiếu, kiểm nghiệm tri thức đã học, làm
cho những tri thức đó trở thành của chính các em. HĐGDNGLL là sự tiếp nối HĐ dạy
học, thu hút và phát huy đƣợc tiềm năng của các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà
trƣờng để nâng cao hiệu quả GDHS. HĐGDNGLL cịn phát huy cao độ tính chủ thể,
tính chủ động, tích cực của HS.
b. Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
Củng cố mở rộng, khơi sâu năng lực nhận thức các bộ môn văn hóa, khoa học
cho HS. Trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tính cách, tài năng và thiên hƣớng
nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con ngƣời với đời sống xã hội,
con ngƣời với thiên nhiên, với môi trƣờng sống. Tạo điều kiện cho HS hòa nhập vào
cuộc sống cộng đồng. Phát huy tác dụng của nhà trƣờng đối với đời sống, tạo điều kiện
để huy động cộng đồng tham gia xây dựng trƣờng học và phát huy tác dụng trong công
tác GD [6].
c. Cơ sở tâm lí học của việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Lứa tuổi HS THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, đây là lứa
tuổi thiếu niên và nó có vị trí đặc biệt trong q trình phát triển của cả đời ngƣời bởi
đây là thời kì quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trƣởng thành, thời kì trẻ ở “ngã ba đƣờng”
của sự phát triển. Trong đó có rât nhiều khả năng , nhiều phƣơng án, nhiều con đuồng
để mỗi đứa trẻ trở thành một cá nhân. Trong thời kì này, nếu sự phát triển đƣợc định
hƣớng đúng, đƣợc tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ trở thành cá nhân thành đạt, công dân tốt
và ngƣợc lại. Đây cũng là thời kì mà tính tích cực xã hội của trẻ đƣợc phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với ngƣời lớn và bạn ngang
hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tƣơng lai của mình
và những kế hoạch hành động cá nhân tƣơng ứng. Thời kì này diễn ra sự cấu tạo lại,


×